Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Giải pháp phát triển vùng nuôi trồng thuỷ sản bền vững tại xã tam đa, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.56 MB, 90 trang )

Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Các đề tài nghiên cứu của Bộ thuỷ sản (nay là Bộ nông nghiệp &
PTNT), Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, các mô hình khuyến ngư và
thực tế các hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã đem lại hiệu
quả kinh tế. Thực tế đó đã khẳng định điều kiện tự nhiên, kinh tế của tỉnh Bắc
Ninh nói chung và các trang trại nuôi trồng thuỷ sản và các địa phương có
nghề nuôi trồng thuỷ sản rất phù hợp cho nhiều loài thuỷ sản sinh trưởng và
phát triển.
Xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là một xã cũng có nhiều
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội phù hợp cho việc phát triển ngành nuôi
trồng thuỷ sản, và thực tế trên địa bàn xã đã hình thành được một số vùng
nuôi trồng thuỷ sản tập trung.
Tuy nhiên, Việc nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Bắc Ninh nói chung và
của xã Tam Đa nói riêng hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm sản xuất
của người nuôi, phương thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến, được nuôi
bằng các giống truyền thống nên thời gian nuôi và chăm sóc kéo dài, cộng
thêm dịch bệnh cho các loài thuỷ sản. Bên cạnh đó còn có những khó khăn về
kỹ thuật, về thức ăn, vốn, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản, về
khuyến ngư…Nên năng suất và hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản tại tỉnh Bắc
Ninh nói chung và tại xã Tam Đa nói riêng là chưa cao.
Thực hiện chương trình hành động số 53-CTr/TU, ngày 09/10/2008
của BCH Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Việc đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại xã Tam Đa của tỉnh Bắc Ninh là
một hướng đi đúng đắn và phù hợp với một nền sản xuất hàng hoá tập trung,
cung cấp sản phẩm chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho
người dân trong xã Tam Đa, trong toàn tỉnh Bắc Ninh và cả người dân ngoài


tỉnh. Từ đó sẽ khai thác có hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước hiện có,

1


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trong xã Tam Đa. Bên cạnh đó
còn góp phần cải tạo môi trường và phát triển môi trường theo hướng tốt hơn,
giảm được ô nhiễm môi trường nước nói riêng và môi trường trong toàn xã
nói chung.
Vì vậy để thấy được thực trạng hoạt động của ngành nuôi trồng thuỷ
sản từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ
sản bền vững tại xã Tam Đa tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát
triển vùng nuôi trồng thuỷ sản bền vững tại xã Tam Đa, huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Xây dựng được vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, có môi trường phát
triển bền vững, nhằm tăng năng suất và giá trị kinh tế trên một đơn vị diện
tích nuôi trồng thuỷ sản, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực
phẩm.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển ngành
NTTS
- Đánh giá đúng thực trạng NTTS của Xã Tam Đa, huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành NTTS bền vững trên

địa bàn xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ nuôi trồng thuỷ sản tại ba vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung
của xã đó là Thọ Đức, Đại Lâm và Phấn Đông.

2


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn
xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian:
+ Những số liệu đã được công bố thu thập trong ba năm gần đây(20072009)
+ Những số liệu chưa công bố thu thập được
+ Đề tài được tiến hành từ 23/1/2010 đến ngày 26/5/2010

3


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm phát triển
- Phát triển: Là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh
thần của con người bằng mở rộng sản xuất (Mô hình hệ kinh tế, sinh thái
phục vụ phát triển nông thôn bền vững. Nhà xuất bản Nông nghiệp- Hà Nội
1999)
+ Theo GS. Dudley seer, phát triển phải giải quyết được ba vấn đề:
Nghèo đói, thất nghiệp và bất bình đẳng: “Điều gì đang xảy ra với sự nghèo
khổ; đã và đang xảy ra đối với sự thất nghiệp; đã và đang xảy ra với đối với
sự bất bình đẳng? Nếu cả ba vấn đề này trở nên ít nghiêm trọng hơn thì
không có gì đáng nghi ngờ rằng nước đang xem xét đang trải qua một thời kỳ
phát triển. Nhưng nếu một hoặc hai trong các vấn đề trung tâm này đang trở
nên xấu đi, đặc biệt nếu cả ba xấu đi thì việc kêu gọi kết quả đó là “phát
triển” thì thật là lạnh lùng, ngay cả khi thu nhập bình quân đầu người tăng
đáng kể” [Nguyễn Thị Minh Hiền, 2006]. Dưới góc độ kinh tế, phát triển là
sự tăng trưởng kinh tế đi kèm với sự cải thiện về giáo dục, y tế, môi trường…
Trong đó tăng trưởng kinh tế là trọng tâm.
- Phát triển kinh tế: Là một khái niệm chung nhất về sự chuyển biến
của nền kinh tế, từ một trạng thái thấp lên một trạng thái cao hơn. Có rất
nhiều khái niệm về phát triển kinh tế do các nhà tổ chức và các nhà kinh tế
đưa ra.
+ Theo Ngân hàng thế giới, phát triển kinh tế trước hết là sự tăng
trưởng kinh tế nhưng còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên
quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các
quyền tự do của con người.
+ Theo Malcom Gillis cho rằng phát triển kinh tế, bên cạnh sự tăng thu
nhập bình quân đầu người còn bao gồm sự thay đổi cơ bản cơ cấu nền kinh

4



Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

tế.Hiện nay, xuất hiện tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai
thác cạn kiệt nên phát triển còn phải đi đôi với khái niệm phát triển bền vững.
-Phát triển bền vững theo Uỷ ban thế giới về môi trường và phát
triển(1987): “Sự phát triển là thoả mãn được các nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng của thế hệ tương lai trong việc thoả mãn nhu
cầu của họ”.
Cũng theo Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn
những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ tương lai. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn
tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng
sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con
người, động vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này
tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh
thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng
giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ. Thậm chí nó còn bao
hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải
phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững ..
Phát triển bền vững(PTBV) là quan niệm mới của phát triển, nhận thức
về PTBV xuất hiện từ khá sớm, gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường và
sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, khái niệm PTBV theo đúng nghĩa
của nó chính thức được đề xuất năm 1987 trong báo cáo “Tương lai chung
của chúng ta” và từng bước được khẳng định tại các hội nghị thượng đỉnh về
môi trường và phát triển tại Riodejaneiro (1992) và ở Johannesburg (2002).
Khi loài người đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ sự suy thoái về môi
trường và cạn kiệt tài nguyên. Các thế hệ hiện tại khi sử dụng tài nguyên
không thể để thế hệ tương lai phải gánh chịu hậu quả. Mà thế hệ tương lai cần

được hưởng thành quả của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục, y tế, khoa học
kỹ thuật và các nguồn lợi khác ngày càng được tăng cường. Như vậy, về bản

5


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

chất, PTBV trước hết là một quá trình phát triển, trong đó quan hệ không gian
giữa ba mảng phúc lợi- kinh tế, xã hội và môi trường luôn được điều chỉnh
tối ưu, cũng như mối quan hệ theo trục thời gian về nhu cầu và lợi ích giữa
các thế hệ được giải quyết hài hoà.
Do vậy sự tăng trưởng kinh tế cần đặc biệt coi trọng vấn đề môi trường
và khoảng cách giàu nghèo. Khi môi trường ô nhiễm, nhìn nhận dưới góc độ
sản xuất thì nông nghiệp chịu tác động đầu tiên, vì đối tượng sản xuất là vật
thể sống luôn gắn liền với đất, nước, khí hậu. Các nước tư bản đi trước, ban
đầu họ chấp nhận sự hy sinh nông nghiệp để phát triển công nghiệp, và sau
đó họ quay trở lại cải thiện môi trường, trợ cấp nhiều hơn cho nông nghiệp.
Đối với các nước đang phát triển như nước ta hiện nay, thì không thể đi theo
con đường đó mà cần phải coi trọng vấn đề PTBV.
Trong bối cảnh của một nước đang phát triển, với quy mô của một
ngành kinh tế còn nhỏ bé, cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội còn thấp kém, cuộc
sống cộng đồng dân cư còn nghèo, thì PTBV ngành thuỷ sản là: Tăng trưởng
kinh tế nhanh và ổn định, thay đổi mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, an
sinh xã hội và an toàn sinh thái. PTBV ngành thuỷ sản trên cơ sở phát triển
đồng bộ ba mảng vấn đề: Ngư dân, ngư nghiệp và ngư trường, phải dựa trên
việc tuân thủ các nguyên tắc: Thứ nhất, đảm bảo cân bằng, sử dụng hợp lý và

bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng đối với phát triển ngành kinh tế thuỷ sản.
Coi trọng phục hồi và bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản; Thứ hai, ứng dụng các tiến
bộ khoa học công nghệ tiên tiến nhất trong tất cả các khâu của quá trình sản
xuất, phát triển và bảo vệ các nguồn lợi thuỷ sản, khuyến khích và mở rộng
hình thức nuôi sinh thái, thân thiện với môi trường; Thứ ba, bảo đảm vệ sinh
môi trường trong tất cả các khâu của quá trình hoạt động sản xuất thuỷ sản,
đảm bảo các mặt hàng thuỷ sản sạch, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc
gia và quốc tế; Thứ tư, nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo điều kiện để cộng

6


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

đồng tham gia sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản. Áp dụng mô
hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và các hoạt động sản xuất
của ngành thuỷ sản theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm; Thứ năm,
tăng cường năng lực thể chế và chính sách quản lý hiệu quả, bền vững ngành
và liên ngành; Thứ sáu, lồng ghép các vấn đề môi trường vào kế hoạch phát
triển kinh tế văn hoá xã hội của ngành và địa phương trong các bước của quy
hoạch, trong các dự án đầu tư. Mục tiêu PTBV của ngành là: Nguồn lơi thuỷ
sản phải được sử dụng dài lâu để vừa thoả mãn nhu cầu tăng thị phần xuất
khẩu và mức tiêu thụ thuỷ sản nội địa trước mắt, vừa duy trì nguồn lợi cho
các kế hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản trong tương lai và cho thế hệ mai sau
[Ban chỉ đạo chương trình PTBV ngành thuỷ sản, 2006].
2.1.2 Khái niệm về nuôi trồng thuỷ sản
Theo định nghĩa của FAO(1992), nuôi trồng thuỷ sản(NTTS) là các
hoạt động canh tác trên đối tượng sinh vật thuỷ sinh như cá, nhuyễn thể, giáp

xác, thực vật thuỷ sinh…Quá trình này bắt đầu từ thả giống, chăm sóc, nuôi
lớn cho tới khi thu hoạch xong. Có thể nuôi theo từng cá thể hay cả quần thể
với nhiều hình thức quảng canh, bán thâm canh và thâm canh.
NTTS là tác động của con người vào ít nhất một giai đoạn trong chu kỳ
sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi trồng nhằm tăng tỷ lệ sống, tốc độ
sinh trưởng cho chúng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong thời
gian ngắn nhất(Võ Quý Hoan, 2000)
NTTS là mô hình sản xuất và có thể hiểu là một hình thức tổ chức sản
xuất trong ngư nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất sản phẩm thuỷ sản
hàng hoá để bán ra thị trường có sự tập trung mặt nước- tư liệu sản xuất của
một địa bàn nhất định.(Vũ Đình Thắng, 2005).
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến)
về mọi mặt của nuôi trồng thuỷ sản trong một thời kỳ nhất định. Trong đó
bao gồm cả sự tăng trưởng thêm về quy mô sản lượng(tăng trưởng) và sự tiến
bộ về cơ cấu sản xuất nuôi trồng thuỷ sản.
7


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững: Là sự đáp ứng ngày càng tốt
hơn nuôi thuỷ sản hiện tại nhưng không làm mất đi khả năng đáp ứng ngày
càng cao về phát triển nuôi trồng thuỷ sản của thế hệ tương lai.
2.1.3 Đặc điểm ngành nuôi trồng thuỷ sản
NTTS là quá trình khai thác khả năng sinh trưởng của các loài sinh vật,
dưới tác động hỗn hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như: đất đai, nguồn nước,
lượng mưa, độ mặn, độ pH, nhiệt độ…Các yếu tố này phải luôn ổn định, đòi
hỏi phải có môi trường nuôi khắt khe, nếu một trong các yếu tố nào đó dao

động mạnh sẽ làm cho vật nuôi bị sốc và chết hàng loạt, ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế.
Thời gian nuôi giữa các loài không đồng nhất. Với các hình thức nuôi
quảng canh hay bán thâm canh, trên một diện tích nhất định thường nuôi
nhiều loài thuỷ sản, mỗi loại có thời gian sinh trưởng và phát triển khác nhau.
Do đó việc làm thế nào để có được mô hình nuôi trồng hợp lý, tận dụng được
đặc điểm sinh trưởng và phát triển là việc làm rất khó.
Khả năng lan truyền dịch bệnh nhanh: NTTS thường trong môi trường
nước rộng, thường xuyên thay nước trong đầm nuôi, trong khi đó khả năng
chữa bệnh cho các loài rất khó và kém hiệu quả, chủ yếu lấy phòng bệnh là
chính. Nên khi có dịch bệnh xảy ra, khả năng lan truyền dịch bệnh là rất
nhanh và khó có thể kiểm soát được, làm ảnh hưởng đến khả năng nuôi trồng
của một vùng rộng lớn.
Chịu tác động lớn của môi trường phía ngoài: Vị trí các ao nuôi chủ
yếu ở cánh đồng và ngoài đê (ven sông) nên thường bị ảnh hưởng do môi
trường nước ô nhiễm từ sông chảy ra. Điều đó cho thấy việc kiểm soát các
yếu tố gây bệnh và truyền bệnh trong NTTS là rất cần thiết.
NTTS đòi hỏi các dịch vụ phụ trợ lớn đặc biệt là các ngành dịch vụ về
giống, thức ăn, hệ thống khuyến ngư và thị trường tiêu thụ. Trong NTTS tỷ lệ
sống của vật nuôi cao hay thấp là phụ thuộc hoàn toàn vào giống và môi
trường nước.
8


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

Sản phẩm của ngành NTTS có tính chất khó bảo quản, dễ hư hại do
chúng có hàm lượng nước và hàm lượng dinh dưỡng cao, đó là môi trường

thuận lợi cho các vi khuẩn dễ xâm nhập và phá huỷ sản phẩm. Do đó đi đôi
với việc phân bổ và phát triển ngành NTTS phải giải quyết tốt khâu tiêu thụ,
bảo quản và chế biến sản phẩm của ngành.
Sản phẩm của ngành NTTS có giá trị kinh tế cao. Do giá trị dinh
dưỡng của các loại thuỷ sản rất cao nên được đông đảo người tiêu dùng ưa
chuộng. Phần lớn các nước phát triển trên thế giới đều có nhu cầu rất cao về
tiêu thụ thuỷ sản.
2.1.4 Các phương thức nuôi trồng thuỷ sản hiện nay
- Nuôi quảng canh truyền thống(QCTT): là hình thức nuôi dựa hoàn
toàn vào tự nhiên về con giống, thức ăn…điều kiện tự nhiên khác nhau thì sẽ
có những loài thuỷ hải sản khác nhau, thường có những loài tôm, cá, cua…
mật độ nuôi thường thấp do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên về nguồn
giống, nguồn thức ăn, diện tích đầm nuôi lớn. Việc nuôi trồng cũng như đánh
bắt dựa vào chế độ thuỷ triều, hoặc chế độ nước lên xuống của những vùng
ven sông, cho đến nay mô hình nuôi này hạn chế nhiều đã chuyển sang
phương thức nuôi tiến bộ hơn do phương thức nuôi cũ khó quản lý, giá đắt,
công lao động tăng.
- Nuôi quảng canh cải tiến (QCCT): là phương thức nuôi dựa trên nền
tảng của nuôi quảng canh truyền thống nhưng có những bổ sung thêm nguồn
giống và thức ăn. Việc thay nước cho đầm nuôi vẫn dựa vào chế độ nước tự
nhiên là chủ yếu nhưng cũng đã được người nuôi trồng thuỷ sản trang bị thêm
máy bơm để chủ động hơn. Do có sự đầu tư thêm trong quá trình nuôi trồng
mà đầm nuôi được quy hoạch cụ thể, diện tích đầm nuôi nhỏ hơn. Có sự bổ
sung về giống lớn để tránh hao hụt do dịch hại, và bổ sung thêm thức ăn. Tuy
nhiên năng suất và lợi nhuận thu được vẫn còn thấp chưa đáp ứng được nhu
cầu ngày càng cao của con người.

9



Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

- Nuôi bán thâm canh: là hình thức nuôi áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong
quá trình sản xuất con giống, sản xuất thức ăn cũng như quản lý và chăm sóc
hàng ngày, mật độ nuôi thả cao hơn so với nuôi quảng canh truyền thống và
nuôi quảng canh cải tiến. Sự chuyển dịch sang phương thức nuôi này đã bắt
đầu hình thành nuôi chuyên canh một loại thuỷ sản nhất định. Mô hình nuôi
này đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta hiện nay, nó phù hợp với khả năng
đầu tư cũng như kiến thức nuôi trồng ngày càng tiến bộ của ngư dân.
- Nuôi thâm canh hay còn gọi là nuôi công nghiệp: là hình thức nuôi
trong đó con người chủ động hoàn toàn về số lượng và chất lượng con giống,
dùng thức ăn nhân tạo, mật độ thả cao, diện tích đầm nuôi thường nhỏ hơn.
Đầm xây dựng hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước hoàn toàn chủ động, có trang bị
đầy đủ về máy móc. Mô hình nuôi này đòi hỏi đầu tư lớn về vốn và kiến
thức, đây là hình thức nuôi độc canh.
2.1.5 Hình thức nuôi trồng thuỷ sản hiện nay tại xã Tam Đa hiện nay
2.1.5.1 Hình thức nuôi theo VAC
- VAC là mô hình của nền nông nghiệp đa dạng, gồm các sản phẩm
của trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đây là mô hình của nền
nông nghiệp sạch, bền vững vì tất cả các phế thải đều được sử dụng, đất đai,
mặt nước không bị nghèo kiệt đi mà ngày thêm màu mỡ. Trong đó:
- A (Ao): không chỉ nuôi cá mà còn thả bèo, thả rau để làm thức ăn hỗ
trợ cho chăn nuôi. Chất thải của ao như cá tạp, đầu cá, ruột cá...dùng để nuôi
gia súc, vệ sinh cho chuồng trại.
- C(Chuồng): cung cấp phân, nước thải (trâu, bò, ngựa), nước rửa
chuồng, thức ăn thừa (lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng) được làm thức ăn cho cá
dưới ao. Mối quan hệ hai chiều này giúp cho A và C cùng phát huy hiệu quả,
làm tăng năng suất nuôi cá- chăn nuôi và làm sạch môi sinh.

- C phát triển dựa vào sản phẩm của vườn (V) là rau xanh, cỏ, lá và
chất bột ngô, khoai, sắn....

10


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

- V (Vườn): trồng cây trên đất đai màu mỡ nhờ bón phân của vật nuôi
thải ra từ Chuồng, đồng thời nước của Ao tưới cho Vườn giữ ẩm cho đất và
hàng năm bùn của Ao được vét lên làm sạch cho Ao vừa đắp lên cây làm cho
cây cối thêm tươi tốt.
Nuôi theo mô hình này tại xã Tam Đa điển hình là trang trại của gia
đình anh Ngô Văn Họp, thôn Đại Lâm (Tam Đa). Bước ngoặt trong phát triển
kinh tế gia đình anh là từ khi chuyển đổi sang mô hình làm V.A.C…”. Năm
2002, anh Họp nhận thầu 6 mẫu ruộng trũng của Hợp tác xã, tiến hành cải tạo
thành ao thả cá, trên bờ xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm kết
hợp trồng cây ăn quả, theo phương thức lấy ngắn nuôi dài. Năm đầu, do ít
kiến thức về kỹ thuật chăn thả, anh chỉ nuôi lợn với số lượng hạn chế, thả
những giống cá truyền thống, cũng cho thu nhập nhưng hiệu quả kinh tế
không cao. Dần dần tích luỹ được kinh nghiệm, lại có thêm nguồn vốn anh
tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại. Hiện nay, ngoài nuôi cá thương phẩm
anh còn phát triển thêm ao thả cá giống, đồng thời tận dụng mặt nước thả
hàng trăm con gia cầm. Trong chuồng thường xuyên nuôi 30- 40 đầu lợn, mỗi
năm cho xuất chuồng 3 lứa. Từ mô hình này, hàng năm anh thu về trên 100
triệu đồng, góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho nhiều lao động.
2.1.5.2 Hình thức nuôi chuyên cá
Trong 3 năm trở lại đây, mô hình thâm canh cá ao do Trung tâm

khuyến nông tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo, giúp đỡ thực hiện ở các địa phương đã
thu được hiệu quả kinh tế, cho mức doanh thu bình quân trên 1 ha từ 70 đến
75 triệu đồng/ năm. Tại 6 huyện, thành phố trong đó có Yên Phong với việc
thí điểm trên diện tích 1 ha nuôi thả giống cá rô phi đơn tính, kết hợp với một
số giống cá khác, bằng mật độ 2 con/ m 2, bà con nông dân đã nuôi thả trên
100.000 con cá rô phi lai, thực hiện qui trình chăm sóc, bảo vệ, đạt năng suất
từ 5,8 tấn đến 6,4 tấn/ ha/ vụ, cao hơn từ 1 đến 2 tấn/ vụ so với nuôi thả các
giống cá truyền thống trước đây. Ở nhiều địa điểm nuôi thả như thị trấn Chờ

11


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

( Yên Phong ), xã Phú Hoà ( Lương Tài ), phường Võ Cường ( thành phố Bắc
Ninh ), xã Việt Hùng ( Quế Võ )...các hộ nông dân nuôi được Trung tâm
khuyến nông trợ giá giống và trợ giá 10 % chi phí về thức ăn nên đều có thu
hoạch tốt, có nguồn lãi cao so với thời gian nhiều năm trước đây. Hiện tại, từ
kết quả của mô hình này, Trung tâm khuyến nông tỉnh đã tổng kết thực tiễn,
đúc rút ra công thức thâm canh, phổ biến ra diện rộng trên những địa bàn có
điều kiện phù hợp để bà con nông dân áp dụng vào thực tế sản xuất, tạo điều
kiện có thêm nguồn thu trong quá trình phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ
sản theo hướng hàng hoá.
2.1.5.3 Hình thức nuôi cá - lúa
Cá và lúa sống chung nhau trong ruộng lúa không có sự cạnh tranh về
thức ăn, ngược lại chúng có sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.
Ruộng lúa cung cấp thức ăn cho cá: các loài cỏ dại, rơm rạ mục, thóc
rụng, hạt cỏ, sâu bọ, các loài động vật sống trong ruộng lúa đều có thể là thức

ăn cho các loài cá. Nhờ hệ thống thức ăn này, nông dân đã tiết kiệm được chi
phí thức ăn cho cá.
Cá cải tạo điều kiện sống cho cây lúa: các loại chất thải của cá tích tụ
có tác dụng như một phần phân bón làm tăng độ mùn, độ xốp cho ruộng lúa.
Cá thường xuyên kiếm thức ăn bằng cách sục bùn, làm cho ruộng lúa thoáng
khí, tầng oxi hoá hoạt động mạnh tạo điều cho cây lúa sinh trưởng phát triển
tốt. Cá ăn các loài sâu bọ, côn trùng làm giảm dịch hại cho ruộng lúa. Nuôi cá
kết hợp trong ruộng lúa giúp người nông dân giảm được chi phí nhân công
làm cỏ, giảm chí phí bảo vệ thực vật, giảm chi phí đầu tư thức ăn cho cá và
kết quả sau cùng là tăng lợi nhuận/đồng vốn bỏ ra của nông dân.
Đặc điểm môi trường ruộng lúa: Mực nước cạn 5 – 30cm, nước rất
giàu oxi hòa tan. Tuy nhiên, nhiệt độ nước rất dễ bị biến động do sự đốt nóng
của ánh sáng mặt trời trong mùa hè. Thời gian hiện diện của nước trên mặt
ruộng phụ thuộc vào chế độ canh tác lúa, nên chọn giống loài cá nuôi phù

12


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

hợp với điều kiện canh tác lúa cũng như chuẩn bị cá giống để thả vào thời
điểm thích hợp. Đáy ao có chất dinh dưỡng cao, hàm lượng N, P, K trong
ruộng lúa rất phong phú, tạo cơ sở thức ăn tự nhiên dồi dào cho cá. Cá sống
trong ruộng lúa cũng cần một nguồn nước dồi dào, môi trường trong sạch.
Mặt khác, lại phụ thuộc vào chế độ canh tác lúa do đó phải phối kỹ thuật
canh tác lúa và nuôi cá một cách nhịp nhàng để hai đối tượng lúa và cá không
kìm hãm sự phát triển lẫn nhau mà còn bổ sung, hỗ trợ cho nhau
Lựa chọn loài cá nuôi: Loài cá nuôi cần có thời gian sinh trưởng ngắn,

phù hợp với các điều kiện canh tác của ruộng lúa. Đặc điểm loài cá sống phù
hợp với môi trường của ruộng lúa. Đối với hệ thống lúa cá, trong đó lúa từ 2
– 3 vụ thì cần lưu ý chuẩn bị con giống và thời điểm thả cá thích hợp, cá chép
giống là phù hợp. Đối với ruộng lúa một vụ, thời gian ngập nước, môi trường
trong ruộng lúa rộng rãi, thoáng, chọn nuôi các loài cá mè, trôi, trắm, chép, rô
phi, cá chim…thương phẩm.
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản
2.1.6.1 Các yếu tố tự nhiên
a) Yếu tố nhiệt độ
Cá là loài động vật thuỷ sinh biến nhiệt (động vật máu lạnh), nghĩa là
nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ của môi trường sống. Nhiệt độ cuả
nước trong ao nuôi ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến quá trình trao đổi chất
và bắt mồi của cá.
Nhiệt độ nước trong ao nuôi thay đổi theo ngày đêm, theo mùa và phụ
thuộc vào độ nông, sâu của ao nuôi. Nhiệt độ nước thích hợp đối với cá nuôi
từ 20 – 30oC. Khi nhiệt độ nước giảm xuống đến 10 oC các loài cá ngừng bắt
mồi, nếu ở 8oC kéo dài một số loài cá bị chết cóng. Các loài cá có nguồn gốc
ở vùng nhiệt đới (như cá Chim trắng, cá Rô phi), nhiệt độ trên 32 oC cá bỏ ăn,
không phát triển, nhiệt độ trên 360C cá có thể chết hàng loạt.
b)Độ pH

13


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

Độ pH là đại lượng biểu thị tính chất chua hay kiềm của vùng nước. Độ
pH có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cá, độ pH thích hợp trong ao nuôi

cá là 6,5 - 8,5. Nếu pH dưới 6,5 hoặc cao hơn 8,5 cá phát triển chậm.
Trong các ao nuôi bón nhiều phân hoặc có quá nhiều mùn bã hữu cơ, khi
nhiệt độ tăng cao sự phân huỷ xảy ra mạnh làm cho môi trường có tính axit.
Sau các trận mưa rào có sấm chớp, lượng nước mưa chảy vào ao thường có
độ pH thấp. Đối với các ao mới đào đắp, đáy ao và bờ ao là đất sét có độ pH
thấp cũng làm ảnh hưởng đến độ pH trong nước ao nuôi cá.
Muốn cải tạo ao có độ pH thấp phải rắc vôi bột để tăng độ kiềm cho ao.
Đối với ao có độ kiềm cao (trong tự nhiên thường ít gặp) cần tháo, thay nước
sạch trung tính, bón lá phân xanh để cải tạo.
c) Các muối hoà tan
95% các muối hoà tan trong nước tồn tại ở dạng: CL -, SO2-, CO32-,
HCO3-, Ca2+, Mg2+, Na+, K+. Các iôn đó hình thành 3 đặc tính quan trọng của
nước là độ cứng, mặn, và độ kiềm các chất hoà tan ở dạng vi lượng.
d) Các chất khí hoà tan: Gồm 3 chất chính là: O2, CO2, N2
Dưỡng khí O2 Tôm, cua, cá có khả năng tự điều chỉnh phụ thuộc vào
lượng O2 hoà tan vào trong nước. Thông qua việc kiểm soát hooc-mon, trong
trạng thái ít hoạt động hoặc nhu cầu dưỡng khí thấp Tôm, Cua, Cá…có khả
năng giảm lượng máu qua mang, giảm lượng nước di chuyển qua mang thông
qua hệ điều chỉnh các hooc-mon. Vì vậy dưỡng khí xuống quá mức chịu
đựng sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, sinh sản và thuỷ sản dễ bị mầm bệnh
tấn công.
Khí CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp của thuỷ sản. Các loại thuỷ
sản bắt đầu bị sốc khi hàm lượng CO2 vượt quá mức 20mg/lít.
Amoniac, nitric, nitrat
+ Amoniac là sản phẩm của các quá trình tiêu hoá prôtêin với nồng độ
NH3 tự do là 0,06mg/lít đã làm chậm chức năng tăng trưởng và lớp mô bên

14



Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

ngoài cơ thể các loại thuỷ sản bị phá huỷ, làm rối loạn chức năng điều hoà áp
suất thẩm thấu, phá huỷ lớp màng nhầy bên trong mang.
+ Nitric và Nitrat được hình thành do sự ôxi hoá của amoniac khi hàm
lượng là 0,6mg/lít gây sốc cho tôm làm máu không có khả năng vận chuyển
ôxi đến các mô.
+ Khí H2S gây độc hại cho các loại thuỷ sản, tồn tại nhiều trong môi
trường khi nước độ pH xuống dưới 6,5.
e) Các yếu tố dinh dưỡng
Đây là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự tăng trưởng cũng như chất
lượng của các sản phẩm NTTS, nó là nguồn thức ăn của thuỷ sản. Các yếu tố
dinh dưỡng trong nước là hàm lượng đạm, lân, và lượng tiêu hao ôxi của các
hợp chất hữu cơ trong nước.
f) Độ trong của ao nuôi
Thông qua độ trong của ao nuôi, người ta có thể đánh giá được ao, hồ,
đầm nuôi để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. Nếu ao, đầm quá đục do tảo
phát triển sẽ tạo ra vấn đề thiếu dưỡng khí nhất là vào buổi sáng. Nếu ao, đầm
đục do các chất lơ lửng thì năng suất nuôi sẽ không cao.
g) Quản lý đáy
Một trong những nguyên nhân làm thuỷ sản tăng trưởng chậm, giảm
sức đề kháng, thuỷ sản dễ bị dịch bệnh tấn công là do ảnh hưởng nhiều của
lớp mùn cặn bã hữu cơ dơ bẩn do tích tụ lâu ngày ở bề mặt đáy ao nuôi, lớp
mùn này bắt nguồn từ lượng thức ăn dư thừa, chất thải của thuỷ sản…Chính
lớp dơ bẩn này là nơi chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh và khí độc, lớp mùn bã
nhiều hữu cơ này càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Do vậy, trong quá trình nuôi, ngoài việc hạn chế lớp mùn bã hữu cơ
thông qua cho ăn thích hợp, quản lý màu nước thì việc loại bớt lượng mùn bã

hữu cơ ra khỏi ao hồ nuôi là điều cần thiết để đảm bảo môi trường nuôi trong
sạch hơn.

15


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

Thông qua các yếu tố chính của môi trường ao, hồ nuôi trồng thuỷ sản,
cần quan tâm đến một số yếu tố chính trong điều kiện khả năng có thể làm
được, đó là độ phèn, độ mặn, độ trong, độ kiềm. Đây là hữu cơ cần thiết duy
trì môi trường nhằm ổn định, không gây sốc đối với các loại thuỷ sản, nhằm
hạn chế việc các loài thuỷ sản phát sinh dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế cho
ngành nuôi trồng thuỷ sản.
2.1.6.2 Các yếu tố về kinh tế- xã hội và kỹ thuật
a) Nhóm các yếu tố bên trong hộ
- Kinh nghiệm NTTS: Đây là sự đúc kết qua các năm NTTS, phụ thuộc
vào số năm mà gia đình bắt đầu nuôi, những hộ NTTS lâu năm hơn thường
có kinh nghiệm nhiều hơn với quy mô tương ứng. Ngoài việc tự đúc kết, hộ
còn học hỏi cách làm hiệu quả của các hộ khác để tích luỹ cho gia đình mình.
- Đầu tư cho NTTS: Quyết định sản xuất đầu tư như thế nào với số vốn
đó( gồm cả vốn đi vay) làm sao cho hiệu quả nhất, không phải hộ nào cũng
làm tốt được. Có những hộ mạnh dạn đầu tư, đưa con giống mới, sử dụng
thức ăn tổng hợp ngay cả khi hộ không có nhiều tiền, chấp nhận rủi ro, mua
chịu với lãi suất cao, và từ đó sản lượng thu được cao hơn, thời gian nuôi
ngắn hơn. Cùng với kinh nghiệm thì việc đầu tư cho con giống nào cho năng
suất cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường cũng là yêu cầu cho sự phát triển
NTTS.

- Lao động: Lao động gia đình, gồm cả số lượng và trình độ lao động,
trong đó trình độ người lao động có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc tiếp thu
các thông tin kinh tế, thị trường và mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học
kỹ thuật mới vào trong quá trình tổ chức sản xuất và quản lý NTTS.
- Quy mô diện tích NTTS của hộ: Với quy mô càng lớn thì việc áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật dễ dàng hơn, và mang lại hiệu quả cao
hơn.
b) Nhóm các yếu tố bên ngoài hộ

16


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

- Thị trường giá cả: Thị trường tiêu thụ là yếu tố hết sức quan trọng
quyết định cho sự tồn tại và phát triển của ngành kinh tế nói chung và ngành
NTTS nói riêng. Đặc điểm trong xu thế hiện nay, việc nuôi con gì, nuôi như
thế nào…đều phải cân nhắc tới đầu ra cho sản phẩm, với nhu cầu tiêu dùng
thuỷ sản ngày càng tăng cả trong và ngoài nước, với yêu cầu ngày càng cao
về chất lượng, chủng loại, giá cả và độ an toàn. Yếu tố thị trường là yếu tố
quyết định đến hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh cho các yếu tố đầu vào
và sản phẩm đầu ra của ngành NTTS.
- Khoa học kỹ thuật: Ngày nay, do sự phát triển của tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong sinh sản nhân tạo, đã tạo nhiều giống mới cho năng suất cao và
phẩm chất tốt. Bên cạnh đó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả, hiệu quả
sản xuất, nhưng các chính sách sẽ tạo ra môi trường kinh tế, xã hội thuận lợi
cho ngành NTTS phát triển. Các chính sách ảnh hưởng nhiều nhất là chính
sách mở cửa thị trường và chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn,

bên cạnh đó còn có những chính sách hỗ trợ về con giống, vốn vay, khuyến
ngư, quy hoạch…mặc dù vậy, việc triển khai các chính sách này vẫn còn
nhiều hạn chế và khó khăn.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới
Nuôi trồng thuỷ sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt
động kinh tế thế giới, đặc biệt ở các nước nghèo, nơi mà nông nghiệp đóng
vai trò chính trong nền kinh tế quốc dân. Sản lượng NTTS của các nước đang
phát triển chiếm tới 91,2%, cụ thể là trong năm 2001 các nước nghèo đã sản
xuất tới 40.515.504 tấn thuỷ sản. Thành tựu trong NTTS đã góp phần đáng kể
trong việc tăng thu nhập cho dân cư ở những nước nghèo.
Tỷ lệ tăng trung bình hằng năm của NTTS tính từ 1970 tới nay là
8,9%, trong khi đó tỷ lệ tăng của thuỷ sản khai thác là 1,4% và của sản phẩm
thịt gia súc chăn nuôi là 2,8%.[http:// www.fistenet.gov.vn]

17


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

Tổng sản lượng NTTS thế giới năm 2000 đạt 45,71 triệu tấn (tăng
6,3% so với năm 1999), giá trị 56,470 tỷ USD (tăng 4,8% so với năm 1999).
Sản lượng NTTS thế giới năm 2001 đạt 48,42 triệu tấn, trong đó động vật
thuỷ sinh đạt 10,56 triệu tấn. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng chung của NTTS là
khá vững chắc, từ năm 1999 đến 2000 đạt 10,5%/năm, nhưng sự tăng trưởng
không đồng đều giữa các nhóm loài và qua từng thời kỳ. Nuôi Tôm luôn
chiếm ưu thế trong nuôi giáp xác và trong NTTS, sản lượng nuôi tôm năm
2000 của thế giới là 1.087.111 tấn, chiếm 66,0% giáp xác nuôi, trị giá 6,880

tỷ USD, chiếm 73,4% giá trị trong nuôi giáp xác. Năm 2001, sản lượng đạt
1.270.875 tấn, trị giá 8,432 tỷ USD. Theo tính toán, sản lượng nuôi tôm hiện
nay chiếm ¼ sản lượng tôm nói chung của thế giới.
Hiện nay các nước đang phát triển sản xuất 91,2% sản lượng NTTS
của thế giới, đặc biệt là trong thờ gian từ 1970 đến nay sản lượng đã tăng
nhanh hơn so với các nước phát triển tới 7 lần. Sản lượng thuỷ sản năm 2001
của các nước nghèo là 40,515 triệu tấn, chiếm 83,86%(sản lượng thuỷ sản
của cả thế giới là 48,42 triệu tấn). Sản lượng thuỷ sản của một số khu vực
như sau:
- Châu Á: 41,72 triệu tấn, chiếm 91,3% sản lượng của toàn thế giới
- Châu Âu: 2,03 triệu tấn chiếm 4,4%
- Châu Mỹ la tinh và Caribê: 0,87 triệu tấn, chiếm 1,1%
- Bắc Mỹ: 0,55 triệu tấn, chiếm 0,9%
- Châu đại dương: 0,4 triệu tấn, chiếm 0,3%
Một số nước đứng đầu thế giới về sản lượng thuỷ sản của thế giới của
năm 200: Trung Quốc (32.444.211 triệu tấn, chiếm 71%), Ấn Độ (2.095.072
triệu tấn, chiếm 5%), Nhật Bản (1.291.705 triệu tấn, chiếm 4%), Philippin
(1.044.311 triệu tấn, chiếm 2,5%).
Riêng ở châu Á có tới 42 nước phát triển nghề NTTS. So với năm
1970, sản lượng NTTS năm 2000 của Châu Á đã tăng gấp 14 lần(từ

18


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

2.811.549 tấn lên 41.724.469 triệu tấn). Mức tăng trưởng qua các thời kỳ
là(giai đoạn 1970 – 1980 đạt 8,2%/năm, giai đoạn 1980 – 1990 tăng

8,9%/năm, giai đoạn 1990 – 2000 tăng 11,1%/năm. Số loài nuôi cũng tăng
lên từ 55 loài năm 1970 đến 107 loài năm 2000. Vì vậy mà không có gì ngạc
nhiên khi trong 10 nước đứng đầu thế giới thì có 9 nước thuộc Châu Á.
Thứ tự 10 nước và vùng lãnh thổ ở Châu Á đứng đầu giá trị NTTS năm
2000 như sau:
- Trung Quốc: 28,1 tỷ USD chiếm 60,7%
- Nhật Bản: 4,4 tỷ USD, chiếm 9,6%
- Thái Lan: 2,4 tỷ USD, chiếm 5,2%
- Inđônêxia: 2,3 tỷ USD, chiếm 4,9%
- Ấn Độ: 2,2 tỷ USD, chiếm 4,7%
- Bănglađet: 1,2 tỷ USD, chiếm 2,5%
- Việt Nam: 1,1 tỷ USD, chiếm 2,4%
- Đài Loan: 0,85 tỷ USD, chiếm 1,8%
- Mianma: 0,81 tỷ USD, chiếm 1,7%
2.2.2 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, GDP của ngành thuỷ sản giai
đoạn 1995 – 2003 tăng từ 6664 tỷ đồng lên 24125 tỷ đồng. Trong các hoạt
động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai
thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân
hàng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 -1995) và 10% (giai đoạn 1996
-2003). Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai
thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản
xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất – ưu tiên phát
triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp
mọi miền đất nước kể cả nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm

19



Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

2003, nước ta đã sử dụng 612778 ha nước mặn, lợ và 254835 ha nước ngọt
để nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích
580465 ha.
Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng
mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật
liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá,
chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả
sang nuôi trồng thuỷ sản…Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành thuỷ
sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loại Tôm Hùm, Cá Giò, Cá
Mú, Cá Tráp, Trai Ngọc…với các hình thức nuôi lồng, bè. Nuôi nước ngọt
đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá
lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá Tra, cá Ba Sa xuất khẩu đem lại giá
trị kinh tế cao; Nuôi đặc sản được mở rộng; Sự xuất hiện hàng loạt các trang
trại nuôi chuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản
làm hạt nhân) chuyên đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến
sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh
tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong toàn quốc liên tục tăng, từ
2,9%(năm 1995) lên 3,4%(năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003.

20


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng


Lớp: KT51C

Bảng 2.1 Tổng lượng thuỷ sản của Việt Nam tính đến năm 2000
Chỉ tiêu

Đơn vị

Kế hoạch

Thực hiện

Tổng sản lượng thuỷ sản
Trong đó:
- Sản lượng khai thác
- Sản lượng nuôi trồng

Tấn

1.600.000

2.174.784

1000.000
600.000

1.454.784
720.000

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản


Triệu
USD
Nghìn
người

900 - 1000

1.478,6

3000

3.400

Thu hút lao động thuỷ sản

(Nguồn:Thống kê của FAO)
Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2000, ngành thuỷ sản đã có những bước
tiến không ngừng. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược Phát triển kinh
tế- xã hội ngành Thuỷ Sản thời kỳ 1991 – 2000 đã được hoàn thành vượt
mức.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang
dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh
doanh theo hướng công nghiệp hoá.
Năm 2009, thủy sản Việt Nam phải đối mặt với không ít khó khăn,
song với sự nỗ lực không ngừng ngành thủy sản vẫn trụ vững và đạt được
những bước tiến đáng ghi nhận . Kết thúc năm 2009, sản lượng thuỷ sản đạt
4847,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2008, trong đó cá đạt 3654,1 nghìn
tấn, tăng 5,3%; tôm 537,7 nghìn tấn, tăng 7,2%...
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2009 ước tính đạt 2569,9 nghìn tấn,

tăng 4,2% so với năm trước, chủ yếu do các địa phương tiếp tục chuyển đổi
và mở rộng diện tích nuôi trồng theo hướng kết hợp đa canh, đa con. Bên
cạnh đó, mô hình nuôi thuỷ sản lồng, bè tiếp tục phát triển, đặc biệt là nuôi
lồng, bè trên biển ở các tỉnh: Kiên Giang, Quảng Nam, Ninh Thuận, Phú

21


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

Yên, Hải Phòng. Tính chung số lồng bè nuôi thuỷ sản năm 2009 của cả nước
đạt 98,4 nghìn chiếc, tăng 12,6 nghìn chiếc (tăng 14,7%) so với năm 2008.
Diện tích nuôi tôm sú năm 2009 ước tính đạt 549,1 nghìn ha, giảm
10,7% so với năm trước, chủ yếu do sức mua của những thị trường tiêu thụ
tôm sú nhiều là Mỹ và Nhật Bản giảm mạnh; đồng thời một số diện tích nuôi
tôm sú đã chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng cho năng suất và thu nhập
cao hơn. Đến nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng năm nay ước tính đạt 13,5
nghìn ha, tăng 75,5% so với năm 2008; sản lượng đạt 63 nghìn tấn, gấp trên 2
lần.
Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2009 ước tính đạt 2277,7 nghìn tấn,
tăng 6,6% so với năm trước (tốc độ tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây),
trong đó khai thác biển đạt 2086,7 nghìn tấn, tăng 7,2%. Khai thác thuỷ sản
tăng cao là do các loại cá cơm, các trác, cá hố, các nục, cá ngừ xuất hiện trên
ngư trường với mật độ cao và thời gian kéo dài. Đồng thời chính sách hỗ trợ
ngư dân mua mới, đóng mới tàu có công suất lớn đã tăng năng lực khai thác
hải sản xa bờ. Ngoài ra, dịch vụ nghề cá được cải tiến hợp lý và hiệu quả hơn
đã tạo điều kiện cho các tàu thuyền tăng thêm số ngày đánh bắt trên biển.
Cũng trong năm 2009, xuất khẩu thủy sản tiếp tục đạt được những

bước tiến đáng ghi nhận, nhìn chung, từ đầu năm đến hết tháng 6/2009 xuất
khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn, đến tháng 7, các chủ trương kích cầu của
Chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng, ngành nông lâm thủy sản thông qua
nhiều hướng đi mới để khắc phục, tình hình có chuyển biến tích cực, góp
phần đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 4,3 tỷ USD.
Về thị trường xuất khẩu năm 2009 vẫn chủ yếu là những thị trường
truyền thống: EU, Mỹ, Nhật, Nga và một số thị trường mới là Trung Đông và
Nam Mỹ.
Nét mới trong xuất khẩu thủy sản năm 2009 là Việt Nam đã và đang
tiến hành đàm phán hiệp định với Nhật Bản về xuất nhập khẩu thủy sản. Từ

22


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

năm 2010 này, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) được triển
khai đồng bộ, sẽ có trên 800 dòng sản phẩm nông sản và thủy sản Việt Nam
vào Nhật với thuế suất 0%. Điều này đang mở ra những cơ hội lớn cho các
doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản. Đối với mặt hàng thủy sản, trong số
330 mặt hàng, đã có 64 mặt hàng được giảm thuế ngay khi hiệp định được
thực thi, chiếm tới 71% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản.
Riêng tôm Việt Nam vào Nhật Bản có thể được hưởng thuế 0%. Năm 2010,
tôm Việt Nam sẽ là lựa chọn ưu tiên của các nhà nhập khẩu.
Năm 2010, xuất khẩu thủy sản dự kiến tăng trưởng 10%, để tiếp tục tạo
đà cho thủy sản Việt Nam phát triển mạnh trong năm 2010 cũng như trong
những năm tiếp theo sau, đặc biệt là đối với lĩnh vực xuất khẩu, ngành thủy
sản cần tiếp tục đầu tư cho sản xuất nguyên liệu, ưu tiên đầu tư các sản phẩm

chủ lực như: tôm, cá tra, cá ngừ, nhuyễn thể…Cùng với đó, ngành Thủy sản
cần có giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật, tổ chức sản xuất và tín dụng, tăng cường
kiểm tra giám sát chất lượng và an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu cung cấp
giống và thức ăn, nuôi thuỷ sản, thu hoạch, xử lý, chế biến và phân phối sản
phẩm.
Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình xúc tiến thương
mại, tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại
nước ngoài với nội dung và hình thức đổi mới. Tăng cường hoạt động xúc
tiến thương mại, dự báo thị trường, mối liên kết trong nuôi trồng thủy sản,
quan tâm công tác quản lý Nhà nước về kiểm soát dịch bệnh và thú y thủy
sản, an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.2.3 Vai trò của ngành Nuôi trồng thuỷ sản
Việt Nam là một nước Nông nghiệp, vì vậy sự phát triển của sản xuất
Nông nghiệp luôn thu hút được sự quan tâm chú ý của Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta. Ngành NTTS mặc dù ra đời muộn hơn so với nhiều ngành khác,
nhưng trong những năm gần đây đang phát triển mạnh và đóng góp rất lớn

23


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C

trong việc tăng tổng thu nhập quốc dân và trong việc phát triển kinh tế của
đất nước.
NTTS giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Sản phẩm của ngành
NTTS có giá trị kinh tế cao, không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà nó
còn cung cấp nguồn hàng xuất khẩu lớn cho đất nước. Giá trị mà ngành mang
lại đã đóng góp rất lớn vào tổng thu nhập quốc dân cũng như mang lại nguồn

thu nhập cao, ổn định cho người nuôi.
NTTS giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hiện nay dân số
đang tăng nhanh trong khi đất sản xuất ngày một giảm. Vấn đề tạo công ăn
việc làm cho người lao động đang là một vấn đề khó khăn nhất là đối với
những lao động nông thôn, rất đông nhưng có trình độ thấp. Phát triển ngành
NTTS đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, bao gồm cả
những lao động trực tiếp trong lĩnh vực NTTS và những lao động trong lĩnh
vực dịch vụ có liên quan như cung cấp giống, thức ăn, người buôn bán...Từ
đó giảm được tệ nạn xã hội do nhàn rỗi thất nghiệp gây ra.
NTTS cung cấp nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cho đất nước. Trong
nhiều năm qua NTTS đã cung cấp một lượng lớn thuỷ sản xuất khẩu cho đất
nước với nhiều chủng loại như cá Tra, cá Basa, tôm sú, tôm càng xanh, cua
biển...góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu.
NTTS góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Ở các vùng
nông thôn cũng như các vùng ven biển lĩnh vực sản xuất chính vẫn là sản
xuất nông nghiệp. NTTS phát triên kéo theo sự phát triển của nhiều ngành
dịch vụ phát triển theo về giống, thức ăn, thuốc thú y, chế biến thuỷ sản...góp
phần quan trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giảm tỷ trọng
thuần nông sang tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp.
Nước ta có đường bờ biển dài hơn 3000km nên có tiềm năng rất lớn
trong việc phát triển biển, tuy nhiên trong những năm gần đây do nguồn lợi
thuỷ sản đang cạn kiệt, việc đánh bắt thuỷ hải sản sẽ gặp khó khăn, vì vậy

24


Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT51C


việc phát triển NTTS đang là một vấn đề chiến lược, góp phần chuyển dịch
nguồn lao động từ đánh bắt sang nuôi trồng. Từ đó, hạn chế được việc khai
thác bừa bãi nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên, tạo công ăn việc làm cho ngư dân.
2.2.4 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nuôi trồng thuỷ
sản
Với những điều kiện thuận lợi cho việc NTTS, từ năm 1993, Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm khoá VII đã xác định xây dựng
ngành thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Ngày 08/12/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
244/1999/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ
sản thời kỳ 1999 - 2010. Với mục tiêu phát triển NTTS nhằm đảm bảo an
ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu. Phấn đấu
đến năm 2010, tổng sản lượng NTTS đạt trên 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch
xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu
người.
Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/08/2000 của Thủ tướng
Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản,
nhằm tạo ra nhiều giồng có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao
phục vụ tốt cho sản xuất.
Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát
triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Mục tiêu
ngành thuỷ sản là phải phấn đấu trở thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn,
sản phẩm thuỷ sản phải có sức cạnh tranh cao trên thị trường để tiếp tục phát
triển nhanh và bền vững.
Quyết định số 1031/QĐ-BTS ngày 30/7/2007 của Bộ thuỷ sản về việc
phê duyệt "Chương trình hành động của ngành thuỷ sản thực hiện nghị quyết
số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước".

25



×