Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

thực trạng bạo lực thể xác trong gia đình tại xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.89 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người về
cả vật chất lẫn tinh thần. ở nơi ấy, chúng ta được thương yêu, đùm bọc, được
chia sẻ, rèn luyện về đạo đức làm người. Từ những gia đình tưởng như nhỏ
bé ấy đã cống hiến biết bao tài năng, biết bao người giàu có về tri thức cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại
ngày nay, cùng với sự xâm nhậph sâu rộng của những lối sống mới cũng như
những nhu cầu, đồi hỏi của con người trong cuộc sống ngày càng nhiều hơn
thì ngay trong chính cái nôi ấm áp ấy cũng đang nảy sinh nhiều vấn đề. Một
trong những vấn đề khá phổ biến và nghiêm trọng trong các gia đình Việt
Nam hiện nay là bạo lực gia đình. Không còn những nụ cười trẻ thơ quen
thuộc, không còn những vòng tray che chở, bao dung, sẵn sàng đón người
thân của mình trở về sau mỗi lần vấp ngã, giờ đây cũng vắng đi hình ảnh vợ
chồng con cái cùng nhau cười nói trong bữa cơm gia đình thân mật. những
điều tưởng như giản đơn ấy nhưng giờ đây lại khó khăn vô cùng. Tại sao ư?
Những khúc mắc, những bất đồng thậm chí là những sai lầm trong lối sống
không giẩi quyết được đã gây nên sự bế tắc. mọi thứ lại dồn về hai chữ “bạo
lực”. Trong xã hội hiện nay bạo lực gia đình không chỉ đơn giản là những
hành vi gây tổn thương về thể xác mà nó còn tồn tại ở nhiều hình thức khác
nhau gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Những nghiên cứu về
thực trạng bạo lực thể xác trong gia đình tại xã Trung Nghĩa, huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Do còn thiếu kinh nghiệm nên bài viết còn nhiều hạn chế. Rất mong
quý rhầy cô và các bạn tham khảo và đóng góp ý kiến
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận .
1.1. Các khái niệm
_ Khái niệm bạo lực trong gia đình: là sự ngược đãi về tinh thần,
thể xác hay tình dục đối với một thành viên trong gia đình bởi một


thành viên khác trong gia đình gây nên. Mục đích của kẻ dùng bạo lực
gia đình là nhằm kiểm soát và khống chế nạn nhân. Như vậy, bạo lực
gia đình là hiện tượng không bình thường trong các mối quan hệ giữa
các thành viên trong gia đình với nhau.
_ Khái niệm bạo lực gia đình đối với người phụ nữ: là tất cả các hành
động bạo lực , kể cả sự đe doạ, dẫn đến hoặc có khả năng gây ra những tổn
hại về tinh thần, thân thể và tình dục, hay sự ép buộc, xâm phạm quyền tự do
của phụ nữ, dù xảy ra trong cuộc sống riêng tư hay ở nơi công cộng .
( Dựa trên tuyên bố của Liên hợp quốc về bạo lực đối với phụ nữ ,
1993 )
1.2 Các hình thức bạo lực gia đình .
Trong bộ luật của Liên Hợp Quốc về bạo lực gia đình đã xác định:
+ Bạo lực về thể chất: đây là hình thức bạo lực bao gồm bất cứ hành
vi bạo lực thể chất gây ra thương tích về thể chất hoặc tổn thương thân thể ở
bất kỳ mức độ nào.
+ Bạo lực tình cảm/tâm lý (tinh thần): là việc thường xuyên đe dọa
nạn nhân hoặc có hành vi lăng nhục, hạ thấp nhân phẩm đối với nạn nhân.
Thường xuyên ghen tuông có hành vi cưỡng bức hoặc kiểm soát nạn nhân,
cách ly nạn nhân với gia đình, bạn bè và các thành viên khác trong cộng
đồng.
+ Bạo lực về kinh tế: là hành vi làm cho hoặc có ý đồ làm cho nạn
nhân phải phụ thuộc vào thủ phạm về mặt kinh tế, bao gồm cả việc ngăn cản
nạn nhân có nghề nghiệp hợp pháp, kiểm soát tiền và tài sản trong gia đinh,
cố ý phá hoại hoặc hủy hoại tài sản.
+ Bạo lực tình dục nhìn chung là việc cưỡng bức giao cấu hoặc bất kỳ
hành vi nào xâm phạm tình dục đối với nạn nhân, bao gồm cả hiếp dâm và
các hành vi tình dục khác trái vơi ý muốn của nạn nhân.
1.3 Các biểu hiện của bạo lực thể chất đối với phụ nữ:
-Đánh đập , ngược đãi, cố ý gây thương tích , xâm hại sức khoẻ.
-Cấu véo,dùng vũ lực gây tổn thương về mặt thể chất đối với người

phụ nữ.
-Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức…
2. Cơ sở thực tiễn
Những năm gần đây, bạo lực gia đình đang là một trong ba vấn đề của
toàn cầu (nghèo đói, môi trường suy thoái, bạo lực). Bạo lực gia đình đã
vượt qua ranh giới văn hoá, giai cấp xã hội, trình độ, tuổi tác và thu thập, tác
động đến mọi thành viên trong gia đình đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người
già. Ở nước ta tình hình bạo lực gia đình cũng là một hiện tượng phổ biến và
diễn ra phức tạp từ trước đến nay với rất nhiều hình thức đang làm tổn hại
nghiêm trọng đến sức khoẻ và đời sống người phụ nữ.
Theo bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch thường trực TW Hội
LHPN VN cho biết, hiện nay nước ta chưa có số liệu chính xác, nhưng theo
kết quả khảo sát chọn mẫu ở 8 tỉnh, thành cho thấy có 23% gia đình có hành
vi bạo lực về thể chất, 25% có hành vi bạo lực tinh thần, 30% cặp vợ chồng
có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục. Theo thống kê trong năm 2005, có
gần 2.000 người đã tự tử vì nạn bạo lực trong gia đình.
Theo “điều tra Gia đình ở Việt Nam 2006” cho thấy khoảng 21,2%
các cặp vợ chồng đã kết hôn cho biết họ đã trải qua một trong các hành vi
bạo lực gia đình bao gồm bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần và bạo lực tình
dục; khoảng 26,2% người vợ thường “im lặng, giận dỗi” vài ngày so với tỷ
lệ này ở người chồng so với 16,7% trong 12 tháng qua. Ngoài ra, số liệu của
Bộ Công an cho thấy, toàn quốc cứ 2-3 ngày lại có 1 người bị giết có liên
quan đến bạo lực gia đình. (nguồn: laodong.com)
Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao trong 5 năm qua các Toà
án địa phương đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm trên 352.000 vụ việc về hôn
nhân và gia đình, trong đó có khoảng 186.000 vụ có hành vi đánh đập ngược
đãi chiếm 53,1% các nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Riêng năm 2005 có tới
39.730 vụ ly hôn trong tổng số 65.924 vụ án về hôn nhân và gia đình chiếm
tỷ lệ là 60,3%. Những thực trạng này đã trở thành vấn nạn gây mất ổn định
về mặt xã hội, cản trở quá trình xóa đói giảm nghèo và thực hiện các mục

tiêu phát triển. Quan trọng hơn, những nạn nhân của bạo lực gia đình đặc
biệt là người phụ nữ đã trực tiếp bị xâm phạm một cách nghiêm trọng về mặt
thể chất, tinh thần và nhân phẩm.
II. THỰC TRẠNG BẠO LỰC THỂ CHẤT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
TẠI XÃ TRUNG NGHĨA – HUYỆN YÊN PHONG – TỈNH BẮC
NINH.
1. Thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ ở xã Trung Nghĩa:
Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh,
trong 6 tháng đầu năm 2010 phát hiện 234 vụ bạo lực gia đình trong đó
170/234 nạn nhân là phụ nữ, còn lại là người già và trẻ em. Con số này mới
chỉ phản ảnh một phần rất nhỏ của thực trạng bạo lực gia đình bởi đa số nạn
nhân vẫn im lặng, không tố cáo tội phạm.
Trước tình hình đó, chúng em đã làm một cuộc điều tra về bạo
lực gia đình về thể chất đối với phụ nữ tại xã Trung Nghĩa, huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Để giúp việc thu thập những thông tin cần thiết cho việc điều
tra thực trạng bạo lực gia đình về thể chất đối với phụ nữ ở địa bàn, chúng
em tiến hành điều tra theo 3 hình thức đó là phỏng vấn sâu và điều tra bằng
phiếu hỏi và thu thập thông từ tài liệu.
* Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi:
Được sự giúp đỡ của bác Trần Thị Tuyết – Hôi trưởng hội phụ nữ
xã Trung Nghĩa, nhóm sinh viên đã có cơ hội tham gia vào buổi sinh hoạt
với chị em, cô, các bác phụ nữ của xã nhân kỷ niệm 20-10. Tại đây, nhóm
sinh viên đã thực hiện điều tra phát phiếu hỏi cho 20 người trong độ tuổi từ
15 - 45. Cụ thể:

Độ
tuổi
Số
phiếu phát

hỏi
Số
phiếu hỏi
nhận lại
15-25 8 8
26-35 7 7
36-45 5 5
Tổng 20 20
Các câu hỏi được sử dụng để hỏi như:
+ Chị có nghe, biết về bạo lực gia đình đối với phụ nữ như thế nào?
+ Chị có nghe, biết về luật phòng chống bạo lực gia đình chưa?
+ Ở địa phương đã có dịch vụ hỗ trợ nào cho phụ nữ khi bị bạo hành
về thể chất chưa?
+ Chị đã từng bị bạo lực gia đình chưa? Nếu bị bạo lực, chị thường bị
bạo lực dưới hình thức nào?
+ Khi xảy ra bạo lực, hình thức xử lý nào thường được áp dụng với
người bị bạo lực ?
Qua cuộc điều tra xã em đã tiến hành 20 phiếu hỏi đối với phụ nữ thì
có 10/20 phụ nữ trả lời là họ bị bạo lực gia đình chiếm 50% phiếu hỏi. Trong
đó có 75% phụ nữ ở đây là bị chồng đánh đập bằng các hình thức: tát, ném
đồ vật vào người.
Chúng em tiến hành phỏng vấn sâu 5 người trong đó có 3 người bị
chồng đánh đập và chửi mắng.
5/5 người đều trả lời do 2 nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình
chủ yếu là lô đề và không có việc làm dẫn đến tụ tập nhau uống rượu. Đó
cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình và thể chất
chiếm tỷ lệ cao ở đây.
* Kết quả điều tra phân theo độ tuổi phụ nữ bị bạo hành gia
đình.
Từ 15 đến 25 tuổi 4/10 phiếu chiếm 40 % tổng số phiếu.

Từ 26 đến 35 tuổi có 5/10 phiếu chiếm 50 % tổng số phiếu.
Từ 36 đến 45 tuổi có 1/10 phiếu chiếm 10 % tổng số phiếu.
* Kết quả điều tra phân theo trình độ phụ nữ bị bạo hành.
Trung học cơ sở: có 3/10 phiếu bị bạo hành gia đình chiếm 30
% tổng số phiếu, hình thức chủ yếu là mắng, tát, đập phá đồ đạc.
Trung học phổ thông: có 6/10 phiếu phụ nữ bị bạo hành gia
đình chiếm 60 % tổng số phiếu với các hình thức chủ yếu mắng, tát, phá đồ
đạc trong nhà.
Đại học. Có 1/10 phiếu ở trình độ này phụ nữ bị bạo hành gia
đình chiếm 10 % tổng số phiếu với hình thức bạo lực chủ yếu là tát và chửi
mắng.
Trên đại học: Có 0% số phiếu.
Thông qua những số liệu trên có thể thấy rằng tình hình phụ nữ bị bạo
hành ở địa phương vẫn diễn ra một cách thầm lặng và các nạn nhân không
có được sự bảo vệ của chính quyền địa phương. Điều này thể hiện rất rõ
ràng thông qua mức độ thương tật mà nạn nhân của bạo hành gia đình phải
chịu đựng. Những thương tật mà nạn nhân của bạo hành gia đình gặp phải
không có những cập nhật thường xuyên và không đầy đủ theo từng giai
đoạn, tuy nhiên, chúng tôi đã tổng hợp những số liệu thu thập được từ Sở
Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, bảng hỏi, phỏng vấn sâu… kết
quả thu được như sau:
-Tổn thương/khủng hoảng tâm lý:15%
-Stress kéo dài: 20%
-Thương tích trên cơ thể: 40%
-Mắc các bệnh nhiễm trùng:5%
-Suy nhược cơ thể:20%
Đại đa phần những nạn nhân của bạo hành đều có thể tiếp tục làm việc
và sinh hoạt bình thường, bởi những vết thương trên cơ thể đều ở những nơi
khó nhận biết và có sự che chắn của quần áo, những vết thương khác thì lại
được họ biện hộ bởi những lý do khách quan khác nhau. Sự tổn thương về

tâm lý và thể chất kéo dài gây nên những hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh
hưởng đến cuộc sống cá nhân và công việc chung.
Từ việc điều tra bằng phiếu hỏi cũng cho thấy bạo lực gia đình
về thể chất đối với phụ nữ trên địa bàn chủ yếu bằng các hình thức: đánh
bằng tay chân và ném đồ cật vào người, xô đẩy ngã.
Ngoài ra, nhóm sinh viên đã tiến hành phỏng vấn sâu với bác
Tuyết - Hội trưởng hôị phụ nữ xã Trung Nghĩa.
Phần phỏng vấn sâu bác Tuyết – Hội trưởng hội phụ nữ xã Trung
Nghĩa.
1. Tuổi : 48 tuổi.
2. Nghề nghiệp: Giáo viên mần non.
3. Chức vụ : Hội trưởng hội phụ nữ xã Trung Nghĩa.
Một số thông tin thu thập được thông qua bảng hỏi về vấn
bạo lực gia đình tại xã giữa nhóm sinh viên và bác Tuyết - Hội trưởng hôị
phụ nữ xã Trung Nghĩa.
Câu 1 ; Cháu chào bác. Thưa bác, bác có thể cho cháu biết tình hình
bạo lực gia đình ở địa phương hiện nay như thế nào không ạ?
Ít nghiêm trọng Nghiêm trọng Bình thường
Câu 2 : Các hình thức bạo lực về thể chất xảy ra ở địa phương ?
TT Hình thức Có Không
1 Đánh bằng tay chân
2 Ném đồ vật vào người
3 Đánh bằng roi vọt
4 Bắt nhịn đói
5 Bị cưỡng ép lao động quá
sức
6 Không cho ăn
7 Không cho ở, đuổi đi
8 Các hình thức khác…
Câu 3 : Theo bác, bạo lực gia đình sẽ gây ra hậu quả gì ?

1. Gia đình tan vỡ, bố mẹ không quan tâm con cái
2. Suy giảm về sức khoẻ
3. Khủng hoảng về tâm lý
Khác (ghi rõ)
Câu 4 : Theo bác, nguyên nhân của bạo lực gia đình là gì ?
1. Kinh tế khó khăn
2. Không có việc làm
3. Gia trưởng
4. Sinh con một bề( muốn có con trai )
5. Cho rằng đó là cách giáo dục
6. Nghiện rượu, cờ bạc, ma túy
7. Pháp luật chưa nghiêm minh
8. Ngoại tình
9. Nguyên nhân khác( ghi rõ)….
Câu 5 : Ở trong xã có dịch vụ nào dưới đây cho phụ nữ bị bạo hành
không bác?
Có Không
1. Hoà giải tại nhà do cán bộ phụ nữ
xã, thôn
2. Tư vấn tâm lý tại trung tâm
3. Nhà tạm lánh
4.Được đưa đến nơi tin cậy
5. Khác (ghi rõ)
Câu 6 : Thưa bác, theo bác thì bạo lực về thể chất của người phụ nữ
có nghiêm trọng không ạ?
Có Không
Câu 7: Cháu được biết mô hình nhà tạm lánh đang được áp dụng
nhiều ở các thành phố, bản thân bác đã biết tới mô hình này chưa ạ ?
Câu 8 : Theo bác, khi bị bạo lực họ thường tìm đến ai để trợ giúp ?
Có Không

1. Người thân trong gia đình
2. Hàng xóm
3. Cán bộ Hội Phụ Nữ
4. Công an, chính quyền
5. Người có uy tín
6. Tư vấn trung tâm/ đường dây
7. Nhà/ trung tâm tạm lánh
10. Khác
Câu 9 : Khi bị bạo lực họ đã được ai/ cơ quan, tổ chức nào can thiệp
trợ giúp?
Có Không
1. Can thiệp của gia đình, họ hàng
2. Can thiệp của tổ chức đoàn thể
3. Can thiệp của công an, chính quyền
địa phương, toà án
4. Can thiệp của cơ quan chuyên
môn( tư vấn tâm lý, nhà tạm lánh )
5. Khác
Câu 10 : Theo bác, những lý do gì cản trở việc can thiệp, khai báo khi
bị bạo lực trong gia đình ?
1.Tâm lý e ngại, e sợ “ vạch áo cho người xem lưng”
2.Bị chồng đe doạ, nguy hiểm đến tính mạng
3.Không nhận ra hành vi bạo lực
4.Sự nhẫn nhịn, cam chịu, không biết đến quyền lợi của mình
5. Khác( ghi rõ)
Câu 11 : Hiện nay ở trong xã đã có dịch vụ hỗ trợ nào dưới đây cho
phụ nữ khi bị bạo hành và bị bạo hành về thể chất?
1.Tư vấn tâm lý
2.Trung tâm tư vấn
3.Hoà giải tại nhà

4.Kiểm tra khám sức khoẻ
Câu 12 : Ở địa phương mình có thông tin tuyên truyền về bạo lực
không?
Có Không
Nếu có thì bằng cách nào ?
a. Trên ti vi
b. Đài báo
c. Bạn bè , người thân
Câu 13 : Bác có đề xuất gì để hạn chế bạo lực gia đình đối với phụ
nữ bị bạo hành về thể chất?
1. Tuyên truyền thông tin truyên truyền chính sách, dịch vụ trợ giúp
bạo lực thể chất với phụ nữ.

2. Tổ chức các cuộc thi, hội nghị lồng ghép nội dung phòng chống
BLGĐ với phụ nữ

3. Pháp luật nghiêm minh hơn với các hành vi vi phạm bạo lực gia
đình và bạo lực thể chất đối với phụ nữ.

Khác ( ghi rõ)…
Theo bác Tuyết nhiều người dân trong xã chưa biết đến có luật phòng
chống bạo lực gia đình.
+ Việc thực thi luật chưa đạt hiệu quả cao, cán bộ địa phương chưa
nắm vững luật.
+ Việc xử lý hành vi vi phạm bạo lực gia đình mới chỉ dừng lại ở
mức độ cảnh cáo, nhắc nhở
+ Việc giúp đỡ những người bị bạo lực gia đình chủ yếu là từ người
thân trong gia đình.
+ Trong xã cũng chưa có mô hình nhà tạm lánh.
+ Tại xã Trung Nghĩa chưa có nhiều các dịch vụ trợ giúp nạn nhân bị

bạo hành mà chỉ có sự can thiệp của tổ hoà giải địa phương, cơ quan đoàn
thể như : hội phụ nữ, đoàn thanh niên, công an xã
rất ít phụ nữ tìm đến dịch vụ trợ giúp .
Qua phỏng vấn sâu, chúng em được nghe kể những câu chuyện
như: Chị A có một người chồng thường xuyên say rượu, mỗi lần quá chén
anh lại kiếm cớ đánh đập vợ con đến thâm tím mặt mũi, nhưng nếu ai đó hỏi
thì chị lại đưa ra một lý do khác để giải thích cho tình trạng các vết thương
trên mặt, bởi chị rất ngại ngùng và xấu hổ nếu thú nhận rằng mình bị chồng
đánh. Chị C là cán bộ nhà nước, chồng chị là công nhân viên chức, kinh tế
gia đình chị rất khá giả, các con ngoan, học giỏi, mọi người luôn nhìn thấy
chị như một gia đình hạnh phúc nhưng trong mối quan hệ vợ chồng của chị
đã bị dạn nứt từ rất lâu, mỗi lần căng thẳng trong công việc là anh luôn đánh
đập chị, chị không đủ can đảm để tố cáo và ly hôn, chị cho rằng như vậy sẽ
bị cười chê nên chị luôn phải đóng kịch, một bi kịch mà đạo diễn là nhân vật
chính, chấp nhận khổ đau. Và có thể kể ra 1001 ví dụ về bạo lực gia đình
đang tồn tại xung quanh chúng ta, người ngoài cuộc thì thường không biết
nó đang tồn tại, chỉ những người trong cuộc thì họ biết nhưng họ nhất định
im lặng, những nạn nhân đó chỉ được phát hiện khi tình trạng bạo lực đã trở
lên quá trầm trọng thậm chí gây lên án mạng, thương vong nặng nề thì họ
mới chính thức lên tiếng tố cáo tội phạm, thường thì đều quá muộn.
Theo tài liệu của hội phụ nữ xã Trung Nghĩa, huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh cho thấy, trong năm 2009, trên địa bàn có hơn 45 vụ
bạo lực gia đình về thể chất đối với phụ nữ. Xã Trung Nghĩa là một trong
những nơi có tình trạng bạo lực gia đình khá phổ biến trong tỉnh Bắc Ninh.
Cùng với kết quả phiếu điều tra, từ các cuộc phỏng vấn sâu và thu
thập thông tin từ tài liệu có thể rút ra được nguyên nhân dẫn đến bạo hành
bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
2. Nguyên nhân của bạo lực thể chất đối với phụ nữ ở xã Trung
Nghĩa.
Nguyên nhân của bạo lực gia đình hết sức đa dạng và phong phú. Có

rất nhiều lý do để gải thích sự tồn tại của bạo lực gia đình nói chung và bạo
lực thể chất ở người phụ nữ nói riêng. Một số trường hợp như: do người
chồng say rượu, cờ bạc, nghiện hút đánh đập vợ, đòi tiền để thỏa mãn cơn
nghiện hoặc do căng thẳng trong công việc, thần kinh không ổn định, thất
vọng trong cuộc sống…Một số ông chồng đánh vợ với những lý do rất vô lý
như vợ không đẻ được con trai, do vợ nói nhiều hoặc ít nói, có cả trường hợp
đánh vợ để trả thù vì ngày xưa làm cao hay vì chuyện tình yêu của vợ ngày
trước…
Nguyên nhân chủ quan là do người phụ nữ từ trước đến nay vẫn mang
trong mình quan niệm rằng việc nam giới bạo lực với phụ nữ là chuyện bình
thường, chồng thì có quyền “dạy” vợ bằng vũ lực nên họ chấp nhận vũ lực
trong gia đình như một điều tất yếu. Hơn nữa, khi bị bạo lực họ thường âm
thầm chịu đựng mà không chịu chia sẻ và tìm đến sự giúp đỡ của các ban
ngành có liên quan.
Nguyên nhân khách quan là định kiến “trọng nam khinh nữ” đã
tồn tại lâu đời ở Việt Nam và cho đến nay nó vẫn còn rất nặng nề. Nguyên
nhân tiếp nữa là sự bất đồng sâu sắc trong quan hệ giới và tư tưởng trọng
nam khinh nữ. Bởi lẽ, từ xưa đến nay, trong gia đình người chồng thường
cho mình là người có quyền uy cao nhất, với tư tưởng như vậy nhiều ông
chồng đã tự cho mình có quyền quyết định mọi việc trong gia đình, trong đó
có cả quyền được đánh vợ và cho đó là sự dạy dỗ, giáo dục thể hiện quyền
lực của bề trên đối với kẻ dưới…
_ Mặt khác, sự phổ biến tuyên truyền về phòng chống bạo lực chưa
thực sự rộng rãi nên hiểu biết của người dân về vấn đề này còn rất hạn chế.
Vì thế có những người cho rằng những hành vi đánh đập, chửi mắng không
phải là hành vi vi phạm về bạo lực gia đình. Thêm vào đó, công tác tuyên
truyền về bạo lực gia đình chưa được chú trọng.
_ Ngoài ra còn có những nguyên nhân sâu xa khác như trình độ văn
hóa thấp.
_ Một số người dùng bạo lực để giải quyết khi xung đột đi vào bế tắc.

Nếu cãi nhau với người phụ nữ, người đàn ông dễ mất bình tĩnh khi muốn
trình bày quan điểm và thay vì học cách giải quyết từ từ thì hị chọn “đấm
đá”. Những người chồng gia trưởng thấy khó khăn khi giao tiếp với vợ, phản
ứng đầu tiên của anh ta là đánh đập, chửi mắng….
_ Nghiện rượu (hoặc ma túy) góp phần vào bạo lực gia đình. Những
chất này làm thay đổi suy nghĩ và hành động của con người, hướng người ta
đến thô bạo mà không cần xem xét.
_ Đội ngũ cán bộ chưa nắm bắt đầy đủ luật pháp, chính sách liên quan
đến bạo lực gia đình. Vai trò của các đoàn thể cơ sở chưa được phát huy.
_ Một điều nhận thấy rõ ở xã Trung Nghĩa là đội ngũ cán bộ chưa
nắm bắt đầy đủ luật pháp, chính sách liên quan đến bạo lực gia đình. Nhóm
sinh viên đã có cơ hội tiếp xúc và trao đổi với bác Tuyết, là đại diện của cán
bộ địa phương bác đã chia sẻ là hội phụ nữ xã chưa nắm bắt đầy đủ thông
tin, chính sách liên quan đến bạo lực gia đình. Thêm vào đó, vai trò của các
đoàn thể cơ sở chưa được phát huy. Khi có bạo lực xảy ra mọi người đều tự
giải quyết, lựa chọn phương pháp hoà giải tại nhà chứ ít ai nhờ đến sự can
thiệp của các cơ quan đoàn thể khác
3. Hậu quả của bạo lực gia đình.
*Đối với những người có liên quan (người bị bạo lực, con cái)
-Người bị bạo lực:
+Gây tổn thương về thể xác, tinh thần. Chính vì bị tổn hại về mặt thể
chất, tinh thần nên nạn nhân cảm thấy hoảng sợ, ảnh hưởng đến sự kiểm soát
đời sống tình dục cũng như vị thế, vai trò của nạn nhân trong các hoạt động
chính trị, kinh tế, xã hội
+Gây cho nạn nhân tâm lý bất ổn, rối loạn thần kinh ngoài những tổn
thương về cơ thể có thể thấy được còn dễ gây ra các bệnh liên quan đến thần
kinh (căng thảng, rôia loạn, mất trí…)
-Con cái:
Bạo lực gia đình ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giáo dục, hình
thành nhân cách, hành vi ứng xử của con trẻ

+Trẻ trưởng thành và các gia đình có nhiều hành vi bạo lực thường có
các biểu hiện rối loạn hành vi và rối loạn cảm xúc. Trẻ nhỏ trở nên bướng
bính, hiếu thắng và thích dùng bạo lực với người khác.
+Đối với những trẻ lớn hơn thường có tâm lý tự ti vì gia đình không
được hạnh phúc, sống khép kín với mọi người xung quanh. Đặc biệt trẻ
không thể tập trung tốt vào việc học tập, dễ xao nhãng.
+Với những trẻ ở độ tuổi dậy thì rất dễ có những hành động tiêu cực,
nổi loạn như: bỏ học đi lang thang, nghiện ngập, phản kháng lại người gây
bạo lực.
*Đối với gia đình
Phá hoại các mối quan hệ gia đình, làm hạnh phúc bị đe doạ, dễ dẫn
tới tan vỡ gia đình.
*Đối với kinh tế
Người bị bạo lực không thể chuyên tâm đóng góp sức khoẻ mình vào
lao động xản xuất, không thể cống hiến hết sức cho công việc
*Đối với chính trị - văn hoá
-Gây mất trật tự xã hội (bạo lực, nghiện ngập, trẻ bỏ nhà đi lang
thang)
-Phá huỷ nền văn hoá tốt đẹp từ xưa đến nay của dân tộc. Biến gia
đình thành nơi “địa ngục” chứ không là tổ ấm, chỗ dựa cho mỗi thành viên.
4. Việc áp dụng thực hiện luật PCBLGĐ tại địa phương.
4.1.Những thành tựu đạt được
4.1.1.Hoạt động thông tin, giáo dục, tuyên truyền phổ biến Luật:
a. Đối với tỉnh Bắc Ninh
Từ khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) được ban
hành, Bắc Ninh là một trong các tỉnh đã sớm triển khai toàn diện và đồng bộ
nhiều giải pháp, kế hoạch, chương trình hành động nhằm triển khai thực hiện
hiệu quả các nội dung của Luật PCBLGĐ trên địa bàn toàn tỉnh.
Trước tiên, công tác truyền thông nhằm thông tin, giáo dục, tuyên
truyền phổ biến Luật tới các tầng lớp nhân dân đã được Ban chỉ đạo

PCBLGĐ các cấp và các ngành chức năng, các đoàn thể chú trọng triển
khai thực hiện liên tục, thường xuyên và bằng nhiều hình thức phong phú.
Trung tâm VHTT tỉnh (Sở VHTTDL) đã xây dựng các chương trình thông
tin tuyên truyền chuyên đề hoặc lồng ghép nội dung PCBLGĐ (đặc biệt
Trung tâm đã dàn dựng được nhiều vở kịch thông tin về bình đẳng giới và
PCBLGĐ) và tổ chức được hàng trăm buổi phục vụ ở cơ sở, thu hút hàng
chục nghìn lượt người xem, đặc biệt chú trọng các xã vùng sâu, vùng xa. Do
sử dụng hình thức sân khấu hóa kết hợp triển lãm tranh ảnh và văn nghệ cổ
động nên các chương trình truyền thông này đã có sức hấp dẫn lớn, thu hút
đông đảo đồng bào tới xem, hiệu quả tuyên truyền rất rõ rệt.
Toàn tỉnh đã mở được trên 20 lớp tập huấn, truyền thông bình đẳng
giới và PCBLGĐ do các ngành: VHTTDL, Liên đoàn Lao động, Hội Phụ
nữ, Hội Nông dân, dự án CSSKSS, BCĐ PCBLGĐ các cấp tổ chức với trên
800 cán bộ ở cơ sở được tập huấn các kiến thức cơ bản về giới, bình đẳng
giới và PCBLGĐ. Trên 700 cán bộ làm công tác hòa giải là những người có
uy tín, cán bộ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi đã được tập
huấn các kiến thức về giới, bình đẳng giới, năng lực hòa giải bạo lực gia
đình. Đến nay, toàn tỉnh đã có 1.650 tổ hòa giải được thành lập và đi vào
hoạt động, đã phát huy tốt vai trò hòa giải, góp phần đáng kể làm giảm thiểu
tình trạng BLGĐ trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Toàn tỉnh cũng đã có 137
địa chỉ tin cậy tại cộng đồng được thành lập (địa chỉ những người có trách
nhiệm, người có uy tín ở địa phương). Đây là những địa chỉ nhằm giúp cho
người bị BLGĐ có cơ sở được tư vấn, trợ giúp.
Thực hiện Quyết định số 2879/QĐ-BVHTTDL ngày 27.6.2008 của
Bộ VHTTDL về “Triển khai mô hình can thiệp Phòng, chống bạo lực gia
đình”, Sở VHTTDL Bắc Ninh đã ban hành kế hoạch số 25/KH-VHTTDL
ngày 27.10.2008 về việc triển khai xây dựng mô hình can thiệp Phòng,
chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trong đó tập trung xây
dựng thí điểm 5 Câu lạc bộ PCBLGĐ tại xã Trung Nghĩa huyện Yên Phong
tỉnh Bắc Ninh). Đến nay 5 Câu lạc bộ này đã thu hút gần 100 thành viên

tham gia, đối tượng chủ yếu là các cặp vợ chồng trẻ và trung niên. Do có
các hình thức sinh hoạt phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu của mọi
đối tượng nên các Câu lạc bộ PCBLGĐ từ khi thành lập đến nay luôn thu
hút các thành viên tích cực tham gia sinh hoạt và giúp đỡ nhau khi gặp khó
khăn. Hoạt động của các Câu lạc bộ PCBLGĐ đã góp phần đáng kể làm
giảm tỷ lệ các vụ ly hôn, vụ BLGĐ ở địa phương. Trong năm 2009 ở Trung
Nghĩa chỉ có 3 vụ BLGĐ phải đưa ra công an xã giải quyết (so với năm
trước giảm 70% số vụ BLGĐ). Cũng trong tháng 8 năm 2009, Sở VHTTDL
đã soạn thảo “Kế hoạch triển khai, thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình trên địa bàn tỉnh ”, hiện đang trình UBND tỉnh ký ban hành trong thời
gian tới.
b. Đối với xã Trung Nghĩa
- Phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến triển khai thực hiện
Luật PCBLGĐ trong toàn xã , ngoài việc trang bị cho phòng ban các tài liệu
về Luật PCBLGĐ, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình, tài liệu do
phòng văn hóa gia đình của huyện cung cấp, ban văn hóa gia đình xã đã
biên soạn cuốn Sổ tay công tác gia đình với nội dung gồm các văn bản pháp
quy về lĩnh vực gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình và hướng dẫn xây
dựng gia đình hạnh phúc.
- Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo Ban văn hóa gia đình xã năm 2009 tổ
chức 09 lớp tập huấn cho 5 thôn trong toàn xã về công tác phổ biến, tuyên
truyền Luật PCBLGĐ, Luật Bình đẳng giới, có 23 cán bộ tham dự.
- Chỉ đạo tổ chức các Hội thi Tìm hiểu kiến thức về PCBLGD, Bình
đẳng giới, Hôn nhân gia đình cấp xã và cấp huyện, có 84 gia đình của 5 thôn
tham dự.
- Tổ chức các Hội thi Tìm hiểu kiến thức về PCBLGD, Bình đẳng
giới, Hôn nhân gia đình cho 32 cán bộ công chức của 7 đơn vị trực thuộc và
hơn 65 cổ động viên phòng VHTTDL tham dự.
- Chỉ đạo lồng ghép đưa tiêu chí PCBLGĐ vào tiêu chuẩn xét công
nhận danh hiệu gia đình văn hóa.

- Chỉ đạo ban phát thanh – truyền hình xã và các thôn, xóm thường
xuyên đưa tin, bài về các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, về Luật
PCBLGĐ, Bình đẳng giới. (Ban Phát thanh xã đã thực hiện 02 tin và 6
phóng sự)
- Số cán bộ làm công tác hòa giải toàn xã là 29 người/5 tổ hòa giải ở
xã đều được tập huấn tuyên truyền, thực hiện Luật PCBLGĐ.
4.1.2. Hoạt động trợ giúp, can thiệp:
- Thực hiện chỉ đạo của phòng VHTTDL đã chỉ đạo Ban văn hóa gia
đình xã xây dựng thí điểm mô hình PCBLGĐ gồm xây dựng 05 Câu lạc bộ
gia đình phát triển bền vững trên địa bàn xã và 02 Nhóm PCBLGĐ ở các
thôn:thôn Phù Lưu và thôn Ngô Nội.
- Năm 2009 Số bệnh nhân BLGĐ được tiếp nhận, chăm sóc tại cơ sở
y tế: 36 người.
- Trong năm, tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn của thôn
(tên thôn) giảm rõ rệt, cụ thể: năm 2008 xảy ra 27 trường hợp, năm 2009
xảy ra 12 trường hợp giảm 15 trưởng hợp.
- Ngoài ra ban văn hóa gia đình xã còn tổ chức hỗ trợ việc cung
cấp kiến thức pháp luật cho các đối tượng bị bao lực, trợ giúp tư vấn tâm lý
cho hầu hết số đối tượng ở các thôn và số lượt người được tư vấn năm 2009
là 138 lượt người.
4.2 Những hạn chế, tồn tại
- Bên cạnh các kết quả đạt được, việc triển khai thi hành Luật
PCBLGĐ ở xã Trung Nghĩa nói riêng trong thời gian qua cũng còn gặp
nhiều khó khăn
- Chất lượng tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn về
PCBLGĐ còn hạn chế;
- Các phương tiện tổ chức truyền thông như tăng âm, loa đài, tài
liệu ở các thôn, xóm còn thiếu và chưa đảm bảo yêu cầu đã ảnh hưởng tới
chất lượng của các hoạt động triển khai, thi hành Luật.
- Số cán bộ được đào tào chuyên nghiệp trong lĩnh vực hòa giải,

tư vấn cho các gia đình, cho nạn nhân bị bạo hành còn yếu và thiếu nhiều;
trình độ chưa cao, hầu hết chỉ được học sơ cấp hoặc chuyển từ hội phụ nữ
sang đảm nhiệm công việc của lĩnh vực BLGĐ. Điều đó gây ảnh hưởng
đến việc truyền thông, phổ biến các văn bản pháp luật của nhà nước về
PCBLGĐ đến với người dân, trong khi trình độ văn hóa của người dân còn
thấp.
- Nguồn tài chính phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến,
tập huấn triển khai luật PCBLGĐ cho các cán bộ xã, thôn và cho những nạn
nhân còn hạn chế, hầu hết lấy từ quỹ của xã, được cấp trên hỗ trợ không
nhiều.
IV. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Giải pháp.
1.1. Tuyên truyền vận động nhằm huy động sức mạnh cộng đồng.
Thực hiện phương châm “phòng tốt hơn chống giỏi’, với mục đích
làm cho cộng đồng phải ý thức được rằng bạo lực gia đình không phải là
chuyện nội bộ trong gia đình và tạo ra nhận thức được rằng vấn đề này đang
tồn tại ngày càng có xu hướng gia tăng và là một trở ngại lớn trong tiến trình
hướng tới mục tiêu vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ.
Trong thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền phòng, chống bạo lực
gia đình đã được các cơ quan, tổ chức, đoàn thể chú trọng mạnh, thực hiện
rộng rãi trong quần chúng nhân dân với các hình thức đa dạng và nội dung
phong phú. Nội dung tuyên truyền, giáo dục được thiết kế trên các đĩa VCD,
băng cát sét, phim truyền hình, bản tin tiếng dân tộc thiểu số và được phát
thanh trên các đài phát thanh, truyền hình của các huyện, thị xã; tuyên truyền
trên báo, tạp chí, internet và các tờ rơi, sách mỏng góp phần nâng cao
nhận thức và chuyển đổi hành vi cho mỗi cá nhân và cả cộng đồng
1.2 . Các dịch vụ trợ giúp xã hội
Việt Nam coi việc can thiệp, giảm tác hại của nạn bạo lực gia đình là
biện pháp ưu tiên hàng đầu để khống chế và ngăn chặn nạn bạo lực gia đình.
Từ bài học và kinh nghiệm rút ra từ các nươc trên thế giới về mô hình hỗ trợ

xã hội hiệu quả, các hoạt động trợ giúp xuất hiện ở nước ta ngày càng
nhiều.
Mục đích của các dịch vụ trợ giúp xã hội là nhằm nâng cao năng lực
cho bản thân người bị bạo lực cách phòng chống. VD: Khi được tư vấn thì
người phụ nữ hoặc đứa trẻ trong gia đình sẽ biết cách ứng phó thích hợp khi
có hành vi bạo lực xảy ra: như không đổ thêm dầu vào lửa….
Thông qua các dịch vụ trợ giúp, có thể giúp thay đổi nhận thức của
người gây bạo lực. Dịch vụ trợ giúp có thể cung cấp thông tin, kiến thức,
Pháp luật về hôn nhân và gia đình nhằm nâng cáo hiểu biết và ý thức phòng
chống bạo lực gia đình; Huớng dẫn kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng
ứng xử khi có mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình.
Việc Tư vấn về gia đình tập trung vào các đối tượng sau:
• Người có hành vi bạo lực gia đình.
• Nạn nhân của bạo lực gia đình.
• Người nghiện rượu, ma tuý, đánh bạc…
Cũng qua các kênh thông tin của dịch vụ trợ giúp, nạn nhân của nạn
bạo lực gia đình được cung cấp thông tin về các cơ sở khám chữa bệnh, cơ
sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, các cơ sở tư vấn về
bạo lực gia đình và cá nhân.
Các hình thức của dịch vụ trợ giúp xã hội có thể là: trung tâm tư vấn;
tư vấn qua Website, điện thoại, đài báo hoặc tư vấn trực tiếp. Thực tế có một
số mô hình đã chứng minh được hiệu quả trong quá trình hoạt động như: tư
vấn qua tổng đài 1088, chương trình cửa sổ tình yêu, hành trình cùng bạn….
1.3. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về phòng , chống bạo
lực gia đình và tuyên truyền GDPL nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác
phổ biến Luật tới mọi người dân.
Hầu hết, mọi người làm ngơ hoặc im lặng khi phụ nữ, trẻ em bị lăng
nhục, đánh đập. Bằng thái độ như vậy, họ ngầm cho phép bạo lực gia đình
tiếp diễn. Nếu cộng đồng và gia đình lên tiếng mỗi khi thấy bạo lực gia đình
thì điều này sẽ tạo nên một sức ép xã hội, lên án bạo lực gia đình và sẽ khiến

người gây bạo lực gia đình phải chùn tay. Cần phải có hệ thống văn bản
pháp luật rõ ràng về phòng, chống bạo lực gia đình. Việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống văn bản pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình có ý
nghĩa quan trọng và là cơ sở cho người dân lên tiếng chống lại bạo lực gia
đình trong cuộc sống hàng ngày ở cộng đồng mình sinh sống.
Sự ra đời của luật phòng, chống bạo lực gia đình, cùng với luật bình
đẳng giới được quốc hội hóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007
và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2008 đã cơ bản hoàn thiện hành lang pháp lý,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng, chống bạop lực gia
đình tại Việt Nam.
1.4. Xây dựng các nhà tạm lánh
Theo các số liệu cho thấy, tình trạng bạo lực gia đình đang ngày càng
trở lên phổ biến. Bạo lực gia đình có mối quan hệ với các yếu tố như tôn
giáo, trình độ học vấn hay nghề nghiệp và chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố.
Do đó tính nghiêm trọng của bạo lực gia đình rất khó lường và căng thẳng.
Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang xảy ra như là một phần có thể chấp nhận
được của cuộc sống gia đình. Đây chính là bản chất của nhận thức về tư
tưởng phong kiến, gia trưởng, trọng nam khinh nữ đã bắt rễ sâu vào con
người Việt Nam. Nạn bạo hành gia đình mà nạn nhân chính là phụ nữ và trẻ
đang ngày càng trầm trọng. “Nhà tạm lánh” bạo hành chỉ là một cứu cánh
cấp thời đối với nạn nhân. Theo luật phòng, chống bạo lực gia đình mô tả sẽ
bố trí một nơi ở tạm thời tối đa không quá 3 ngày trên địa bàn và hỗ trợ nhu
cầu thiết yếu cho cá nhân.
1.5. Bảo vệ ,chăm sóc và hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành gia đình
Bạo lực gia đình cần phải được lên tiếng. Tâm lí của người phụ nữ
thường là cam chịu, dù xẩy ra chuyện nghiêm trọng đến đâu thì vẫn muốn
giải quyết theo cách đóng cửa bảo nhau. Vì thế nạn nhân của nạn bạo lực gia
đình vẫn đang là nỗi nhức nhối của các gia đình. Do đó việc phát hiện và
báo cáo cho các cơ quan chức năng, bảo vệ kịp thời cho các nạn nhân bị bạo
hành và chấm dứt hành vi bạo lực gia đình.

Trong trường hợp hành vi bạo lực gia đình đã xẩy ra thì nạn nhân cần
được chăm sóc và điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh. Đồng thời nạn nhân
được tư vấn về chăm sóc sức khỏe, ứng xử trong gia đình, pháp luật và tâm
lí để giải quyết tình trạng bạo hành trong gia đình
1.6. Hỗ trợ phát triển kinh tế và các chính sách khác
Đối với những nạn nhân bị bạo lực gia đình do nguyên nhân kinh tế
thì hỗ trợ & phát triển kinh tế là một biện pháp hữu hiệu nhất.
VD: Hỗ trợ, hướng nghiệp dạy nghề, tạo việc làm có thu nhập ổn
định, cho vay vốn với lãi suất thấp, hỗ trợ kỹ thuật và kiến thức làm ăn, cho
thăm quan mô hình sản xuất kinh tế giỏi, tư vấn kiến thức hôn nhân & gia
đình.
Đối với đối tượng bạo hành là người nghiện, giúp họ có được việc làm
phù hợp sau cai, tái hòa nhập cộng đồng, phổ biến các kiến thức về hôn nhân
và gia đình.
2. Kiến nghị.
* Đối với gia đình
Những người phụ nữ trong gia đình tự chăm sóc bản thân, học tập và
nâng cao hiểu biết về văn hóa và pháp luật, đồng thời độc lập về kinh tế
tránh phụ thuộc vào chồng
Khi chồng có hành vi bạo lực thì cần mạnh dạn thông báo với chính
quyền địa phương để kịp thời can thiệp và xử lý.
Đối với các thành viên khác trong gia đình cần quan tâm, tạo điều kiện
để người phụ nữ được phát huy khả năng và quyền lợi cá nhân.
* Đối với các tổ chức chính quyền địa phương
Triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ chương
chính sách liên quan đến bạo lực gia đình tới mọi người dân.
Nhất là hội phụ nữ cần tạo thêm nhiều hoạt động để người phụ nữ có
cơ hội được tham gia và phát huy năng lực.
Các tổ chức pháp luật như công an, toà án…cần kịp thời can thiệp bảo
vệ quỳên lợi cho người phụ nữ thoát khỏi bạo lực.

Chính quyền địa phương cũng phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của
tổ hoà giải và tập huấn nâng cao kỹ năng hoà giải, kỹ năng tuyên truyền vận
động, kỹ năng thương thuyết, tư vấn cho cán bộ cơ sở.
*Đối với Đảng và nhà nước;
Đối với Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vục này cũng như
Thông tư hướng dẫn thực hiện cụ thể của các Bộ ngành chức năng để cho
công tác phòng chống bạo lực gia đình ở Bắc Ninh được triển khai có hiệu
quả, góp phần xây dựng mỗi gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và phát
triển bền vững.
Để thực hiện tốt Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, thiết nghĩ cần
phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các
tổ chức chính trị xã hội, nâng cao việc tuyên truyền, tư vấn chuyển đổi nhận
thức, thái độ và hành vi của cộng đồng và gia đình, trong tương lai cần thành
lập Ban Chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình cấp TW xuống cấp tỉnh và
địa phương để trực tiếp điều hành chỉ đạo kịp thời tình hình xảy ra ở cơ sở.
Xây dựng thiết chế gia đình phát triển bền vững.
Nghiên cứu phát hiện những hạn chế trong pháp luật trong việc xử lý
bạo hành gia đình để kịp thời bổ sung và chỉnh sửa.
Đảng và nhà nước cần có chính sách thu hút các tổ chức nước ngoài
hỗ trợ những nạn nhận bị bạo lực gia đình. Đồng thời xây dựng các nhà “
tạm lánh” cho phụ nữ bị bạo lực.
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá phòng chống bạo lực gia đình và tệ nạn
xã hội.

×