Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

skkn một số biện pháp góp phần tạo sức hấp dẫn và sự hứng thú của một giờ dạy văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.7 KB, 7 trang )

Một số biện pháp góp phần tạo sức hấp dẫn và sự hứng thú của một giờ dạy Văn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn đề tài
Đại thi hào Nga MácXim Góc Ki đã từng nói “Văn học là nhân
học”. Đúng như thế, văn học là một môn học rất cần thiết đối với mọi
người. Hơn thế nữa văn học cũng là một ngành nghệ thuật - nghệ thuật
của ngôn từ. Ngôn từ là công cụ trực tiếp của tư duy, văn học dùng ngôn
ngữ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, văn học có khả năng diễn đạt
mọi hình thái, tình thái của sự vật, mọi trạng thái tình cảm dù là tinh tế
nhất, mọi ý nghĩ dù là sâu kín nhất. Nên văn học là nghệ thuật thứ nhất
trong các ngành nghệ thuật nghĩa là có khả năng hấp dẫn nhất.
Môn Văn là một môn học về nghệ thuật lại là nghệ thuật của ngôn từ
nên dạy Văn là quá trình phân tích, bình luận, bình giảng đối với tác phẩm
nghệ thuật ngôn từ nên không thể không hấp dẫn và hứng thú được.
Nhưng sau gần mười năm đứng trên bục giảng với vai trò là một
giáo viên dạy Văn tôi nhận thấy một điều rất đáng buồn là các em học sinh
bây giờ rất ít thích học văn, đối với các em học văn như một sự tra tấn.
Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: có thể do các em nghĩ rằng
học văn không khó như học Toán, Lý, Hoá hoặc do môn văn là môn thuộc
khối C, D khi thi đại học và cao đẳng thì hai khối thi này việc chọn trường
thi cũng hạn chế so với các khối khác. Nhưng tôi nghĩ rằng một nguyên
nhân cũng rất quan trọng khiến các em không thích học Văn đó là quá trình
lên lớp của các thầy cô giáo dạy Văn chưa có khả năng và phương pháp
thu hút, lôi cuốn học sinh vào bài giảng của mình chưa tạo được sự hấp
dẫn, sinh động để tạo ra hứng thú học tập cho học sinh.
II/ Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp để góp phần tạo sức hấp dẫn và sự hứng
thú của một giờ Văn
III/ Phương pháp nghiên cứu


Xuất phát từ thực tế giảng dạy của các giờ Văn ở trường THPT Vinh
Xuân;
Qua nghiên cứu một số tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, sách giáo
viên
Từ những phương pháp trên tiến hành phân tích tổng hợp khái quát
thành những biện pháp cơ bản để thực hiện chuyên đề.
Phan Thị Tuyết Nhung-Trường THPT Vinh Xuân

1


Một số biện pháp góp phần tạo sức hấp dẫn và sự hứng thú của một giờ dạy Văn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

NỘI DUNG
Nghệ thuật là một cái gì rất tinh vi, hoàn mĩ và rất cuốn hút. Tận
dụng đặc trưng nghệ thuật của đối tượng, nâng cao yêu cầu khoa học và
yêu cầu sư phạm trong dạy Văn lên thành nghệ thuật. Điều đó đòi hỏi
người giáo viên dạy Văn phải có ba con người: Nhà khoa học, Nhà giáo,
Nhà nghệ sĩ. Ba con người này phải có sự kết hợp với nhau: Nhà khoa học
phải tinh thông, Nhà giáo phải lão luyện và Nhà nghệ sĩ phải giàu cảm xúc,
năng lực tưởng tượng và óc thẩm mĩ. Trong ba “Nhà” đó thì Nhà giáo phải
giữ vai trò chủ đạo, Nhà khoa học phải chú ý đến nguyên tắc vừa sức và
Nhà nghệ sĩ có quyền rung động để đạt được hiệu quả cao trong giờ dạy
Văn. Muốn làm được điều đó chúng ta có thể tiến hành một số biện pháp
sau:
I/ Phải có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc và chính xác về tác
phẩm trên cơ sở đó gợi cho học sinh khám phá tác phẩm đúng hướng
và đúng cách.
Chúng ta điều biết rằng sức hấp dẫn của một giờ học văn trước hết

mằn trong bản thân của tác phẩm. Nên người dạy phải hiểu sâu tác phẩm,
thấy hết sức hấp dẫn của một tác phẩm thì mới truyền đạt được sức hấp
dẫn ấy cho học sinh. Nếu chưa hiểu tác phẩm thì bài giảng sẽ lúng túng, có
thể giảng sai tác phẩm làm cho học sinh cũng cảm nhận sai.
Tính chính xác của kiến thức cơ bản và nội dung chính xác sâu sắc
của bài giảng tự nó đã có sức hấp dẫn nhất định. Bài giảng càng sâu sắc
bao nhiêu thì càng thoả mãn nhu cầu nhận thức của học sinh bấy nhiêu.
Nhưng điều đó không có nghĩa là giáo viên cứ áp đặt những kết luận dù là
sâu sắc đã có sẵn cho học sinh, mà giáo viên chỉ trình bày con đường đi
tìm chân lí của mình và đưa học sinh cùng đi có như thế mới đảm bảo
phương pháp đổi mới trong dạy học, giáo viên chỉ đóng vai trò là người
định hướng, người dẫn dắt và cùng học sinh đi khám phá tác phẩm. Muốn
làm được điều đó giáo viên phải suy nghĩ khi đọc tác phẩm về nội dung
nghệ thuật của tác phẩm và giải đáp nó bằng suy luận của mình, về các tài
liệu tham khảo, bằng lí luận văn học và bằng chính kiến thức văn học của
mình.
Ví dụ: Khi dạy tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao cần phải đọc kĩ
toàn bộ tác phẩm để nắm rõ nội dung của những đoạn lược bỏ bỏ trong
sách giáo khoa, phải đọc tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao để thấy được
nghệ thuật xây dựng nhân vật, tình huống truyện và cách khai thác đề tài,
Phan Thị Tuyết Nhung-Trường THPT Vinh Xuân

2


Một số biện pháp góp phần tạo sức hấp dẫn và sự hứng thú của một giờ dạy Văn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nội dung của Nam Cao. Đọc các bài tham khảo liên quan đến tác phẩm để
có một cái nhìn sâu sắc chính xác và toàn diện về tác phẩm để khi dạy

không lúng túng và không định hướng sai cho học sinh khi cảm thụ. Đặc
biệt phải nắm chắc dụng ý nghệ thuật của Nam cao khi xây dựng nhân vật
Thị Nở “thậm xấu” lại dở hơi, gia đình có mã hủi nhưng không phải là
Nam Cao đang thoá mạ nhân phẩm của con người mà đang đòi quyền làm
người cho con người: đó là quyền sống, quyền yêu và quyền được yêu.
Hoặc khi dạy bài “Chiều tối” của Hồ Chí Minh thì cần phải nắm rõ
hoàn cảnh ra đời bài thơ của tập thơ “Nhật kí trong tù” đọc kĩ cả phần
phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ để so sánh đối chiếu. Đặc biệt là tìm đọc
các tài liệu liên quan về bài thơ để thấy được nghệ thuật đặc sắc của nó ở
phần phiên âm.
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Là nghệ thuật ngôn ngữ liên hoàn, vòng tròn.
Nhưng khi dịch thơ :
“Cô em xón núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
Thì nghệ thuật đó không còn nữa.
Chỉ có những hiểu biết chính xác, sâu sắc và toàn diện mới giúp
người giáo viên, tự tin khi lên lớp, tạo sức hấp hẫng cho giờ Văn và tránh
định hướng cho học sinh cảm thụ sai kiến thức.
II/ Nhập thân vào thế giới nghệ thuật của tác giả, sống với thế
giới hình tượng, với nhân vật, tiến hành phân tích trên cơ sở tái hiện
sự sống trong tác phẩm:
Thế giới hình tượng trong tác phẩm văn chương là một thế giới giả
định như nó sống động không kém thế giới thật. Và tự nó đã có một ma lực
cuốn hút người đọc. Nên người giáo viên dạy Văn phải biết nhập thân vào
thế giới nghệ thuật của tác phẩm, phải đưa học sinh vào thế giới sống đó
bằng cách tái hiện nó vừa giúp học sinh tự giác, quan sát, nhận xét và đánh
giá nó. Trong giờ dạy Văn giáo viên không chỉ nhìn chằm chằm vào
sách,vào bảng, vào học sinh mà có khi phải nhìn vào một khoảng không

nào đó để tưởng tượng, nhập thân vào nhân vật để có thể cùng khóc, cùng
cười với nhân vật. Nếu làm được điều đó thì chắc chắn giờ Văn đó sẽ hấp
dẫn và lôi cuốn học sinh hơn.
III/ Khơi gợi liên tưởng và đồng sáng tạo của học sinh:
Phan Thị Tuyết Nhung-Trường THPT Vinh Xuân

3


Một số biện pháp góp phần tạo sức hấp dẫn và sự hứng thú của một giờ dạy Văn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đây là một qui luật của tiếp nhận văn học, về mặt tâm lí sư phạm thì
đây là một cách kích thích hứng thú học tập của học sinh. Vì như vậy tạo
cho các em suy nghĩ rằng mình cũng là người sáng tạo chứ không thụ động
khi tiếp nhận tác phẩm:
Ví dụ khi dạy tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân cho học
sinh tưởng tượng ra một kết thúc truyện khác với Nguyễn Tuân như: sau
khi viên quản ngục được Huấn Cao cho chữ đã cảm động, sung sướng và
đã tự ý thả Huấn Cao ra khỏi nhà giam và cùng Huấn Cao chạy trốn, hay
sau khi được Huấn Cao cho chữ quản ngục đã trả tự do cho Huấn Cao còn
mình chấp nhận chết thay Huấn Cao...
Hoặc cho học sinh tưởng tượng ra một kết thúc cho truyện ngắn
“Chí Phèo” chẳng hạn sau khi giết Bá Kiến một người thấy Chí Phèo đã
hoàn lương nên đón nhận cho vào xã hội loài người. Chí Phèo được sống
hạnh phúc với Thị Nở...
Cùng với sự sáng tạo của học sinh giáo viên cũng trình bày phần
sáng tạo của mình cho học sinh tham khảo. Nếu làm được như vậy thì chắc
chắn giờ dạy Văn sẽ sinh động, sôi nổi và hấp dẫn hơn với học sinh.
IV/ Lồng ghép một số câu chuyện, một số bài thơ, câu thơ vào

giờ dạy Văn:
Để tránh sự nhàm chán, khô khan và cứng nhắc thì trong các giờ dạy
Văn giáo viên nên xen kẻ vào một số câu chuyện ngắn, một số bài thơ, câu
thơ có liên quan đến nội dung bài học:
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ” của Hàn Mặc Tử giáo vên
nên kể cho học sinh nghe về mối tình của Hàn Mặc Tử và Hoàng Thị Kim
Cúc để kích thích sự tò mò, hứng thú và cũng tạo cơ sở cho học sinh tiếp
cận bài thơ.
Hay khi dại bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc
Tường. Có thể giáo viên hát cho lớp nghe bài hát “Dòng sông ai đã đặt
tên” hoặc kể về huyền thoại tên gọi con sông Hương cho học sinh nghe rồi
đi vào bài mới, nếu làm được điều đó sẽ tạo cho học sinh tâm thế thoải mái
và chú ý hơn vào bài giảng của mình.
Hoặc khi dạy tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao giáo viên nên lồng
ghép vào đó một số câu thơ vừa để cho học sinh so sánh liên tưởng vừa
khắc sâu kiến thức cho học sinh, vừa tạo cho các em hứng thú khi khi học
tập: Như khi dạy đến đoạn Chí Phèo gặp Thị Nở được Thị Nở chăm sóc có
thể đọc hai câu thơ”
“Ả ngớ ngẩn gã khùng điên
Phan Thị Tuyết Nhung-Trường THPT Vinh Xuân

4


Một số biện pháp góp phần tạo sức hấp dẫn và sự hứng thú của một giờ dạy Văn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người”
Hoặc đến đoạn Thị Nở cho Chí Phèo ăn cháo hành và nhận thấy Chí
Phèo rất hiền ta có thể dẫn hai câu thơ:

“Bắt anh ăn bát cháo hành
Là em biết được chất anh Chí Phèo”
Khi dạy đến đoạn sau khi Chí Phèo ăn cháo hành và được Thị Nở
yêu thương chăm sóc đã tìm được lại bản chất lương thiện của mình giáo
viên có thể trích dẫn hai câu thơ:
“Cái lò gạch hoang một kiếp người vất vưởng
Cọng hành hoa níu kéo một linh hồn”
.....
V/ Ngôn ngữ của người dạy
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên
sức hấp dẫn của một giờ Văn. Bởi ngoài nắm vững nội dung kiến thức thì
ngôn ngữ giọng điệu trong bài giảng cũng rất quang trọng, muốn một giờ
dạy Văn hay và có sức hấp dẫn thì giáo viên phải biết cách tạo chất giọng,
giọng điệu cho phù hợp phải biết nói vui dí dỏm để không tạo áp lực và sự
nhàm chán cho học sinh.
VI/ Những yếu tố ngoài văn học
Muốn một giờ dạy Văn sinh động hấp dẫn thì phải có đồ dùng dạy
học chủ yếu là tranh ảnh, hoặc một số đoạn phim minh hoạ nhưng phải
được chọn lựa kĩ càng, đồ dùng trực quan là cần thiết nhưng yếu tố trực
quan chủ yêu vẫn là ngôn ngữ của người giáo viên. Các hoạt động ngoài
giờ có liên quan xa gần với văn học.
Ví dụ một buổi bình thơ, nói chuyện về các bài thơ hay, tham quan
các di tích lịch sử danh lam thắng cảnh gắn liền với các nhà thơ, nhà văn...
sẽ làm cho học sinh yêu thích môn Văn hơn.
Một yếu tố cũng góp phần quan trọng đến giờ học văn nữa đó là mối
quan hệ thầy trò, uy tín nhân cách của người thầy tình thương yêu của thầy
đố với trò, sự kính trọng của trò đối với thầy cũng là một yếu tố góp phần
tạo nên tạo sự hứng thú của giờ Văn

Phan Thị Tuyết Nhung-Trường THPT Vinh Xuân


5


Một số biện pháp góp phần tạo sức hấp dẫn và sự hứng thú của một giờ dạy Văn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

KẾT LUẬN
Dạy Văn quả là rất khó. Các bạn nghĩ sao? Nếu giả sử sau khi dự
giờ chúng ta mà một đồng nghiệp nhận xét: “Giờ dạy của anh có đủ tất cả
trừ sự hấp dẫn” hoặc “Giờ dạy của chị rất hấp dẫn nhưng sau khi nghe
xong học sinh sẽ không còn nhớ được gì”
Vâng, dạy Văn là một nghề rất khó nhưng cũng là một nghề rất hay
bởi nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, nó có thể là cái hấp dẫn nhất
cũng có thể là sự buồn chán nhất, với lại có thể hay ở giờ này lớp này
nhưng lại dở ở giờ khác lớp khác tuỳ thuộc vào tâm thế của người dạy,
người học. Đặc biệt trong thời đại ngày nay - thời đại của công nghệ thông
tin – thì sức hấp dẫn của văn học ngày càng bị khoa học và các loại hình
nghệ thuật khác lấn lướt nên dạy Văn cho hấp dẫn càng khó hơn. Tuy
nhiên cũng vì thế chúng ta những người dạy Văn phải làm sao cho gờ văn
có sức hấp dẫn hơn để thu hút và lôi cuốn học sinh.
Muốn làm được điều đó ngoài những biện pháp trên người giáo viên
dạy Văn phải tâm huyết với nghề, phải không ngừng học tập, nghiên cứu,
tự bồi dưỡng rèn luyện một cách toàn diện về kiến thức, phương pháp, vốn
sống và kĩ năng truyền đạt, phải nỗ lực phấn đấu và đặc biệt phải say mê
văn học phải có tình thương yêu và trách nhiệm với học sinh, phải hướng
tâm hồn mình đến cái chân - thiện –mĩ trong cuộc sống./.
Ngày12 tháng 3 năm 2009
Người viết chuyên đề


Phan Thị Tuyết Nhung
Phan Thị Tuyết Nhung-Trường THPT Vinh Xuân

6


Một số biện pháp góp phần tạo sức hấp dẫn và sự hứng thú của một giờ dạy Văn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHUYÊN ĐỀ

Phan Thị Tuyết Nhung-Trường THPT Vinh Xuân

7



×