Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Tôi cam đoan rằng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khoá luận này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 25 tháng 05 năm 2010
Người cam đoan
Đặng Bích Ngọc
1
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp đại học, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể cá nhân trong và
ngoài trường.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS. TS Quyền
Đình Hà – Người đã giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo hướng dẫn giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong toàn trường Đại
Học Nông nghiệp Hà Nội, nhất là các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn đã tận tình giúp đỡ tôi trong khóa học và quá trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ Chi cục Thủy sản trực thuộc Sở nông
nghiệp và PTNT tỉnh Hòa Bình và các cấp chính quyền thành phố cùng các hộ nông
dân nuôi cá lồng ven sông Đà khu vực thành phố Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình đã giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành
đề tài của mình.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân cùng bạn bè đã giúp
đỡ tôi trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời chúc sức khoẻ và chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 25 tháng 05 năm 2010
Tác giả
Đặng Bích Ngọc
2
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
TÓM TẮT
NTTS trong những năm gần đây, ngày càng phát triển cả về số lượng và chất
lượng sản phẩm. Nhất là trong những năm 2007 đến nay, diện tích nuôi trồng thủy sản
tăng lên ở tất cả các tỉnh, hình thức nuôi trồng ngày càng phong phú, các loại giống
thủy sản đưa vào nuôi trồng ngày càng đa dạng.
Hình thức nuôi cá lồng, được biết đến là hình thức nuôi tương đối dễ dàng và
phù hợp với nhiều địa hình sông suối, hồ chứa nước, nước biển... Bên cạnh đó, hình
thức này có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giúp cá lớn nhanh, năng suất cao,
chất lượng tốt. Do đó, cũng như các địa phương khác có điều kiện phù hợp nuôi cá
lồng, các hộ nông dân ven sông Đà, khu vực thành phố Hòa Bình cũng đã phát triển
nghề nuôi này từ khá lâu. Tuy nhiên trong thực tế nghề nuôi còn tự phát, chưa được
quan tâm dẫn đến nhiều hạn chế. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Một
số giải pháp chủ yếu phát triển nuôi cá lồng tại các hộ nông dân ven sông Đà khu
vực thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình”.
Sau khi tìm hiểu, cơ sở lý luận và thực tiễn các vấn đề có liên quan tới nuôi
cá lồng của các hộ nông dân, xác định phương pháp nghiên cụ thể. Chúng tôi tiến hành
điều tra và nghiên cứu thực trạng nuôi cá lồng của các hộ nông dân ven sông Đà khu
vực thành phố Hòa Bình:
Qua nghiên cứu cho thấy nghề nuôi cá lồng của thành phố hiện nay chỉ còn tập
trung và phát triển ở xã Thái Thịnh. Nhìn chung tình hình cơ bản của các hộ có thể đáp
ứng được yêu cầu cơ bản của nghề nuôi, do nghề khá đơn giản, nên có thể dễ dàng học
hỏi qua tập huấn hoặc qua các hộ nông dân khác. Vốn đầu tư cho nuôi cá lồng cũng là
một vấn đề không khó khăn nhiều đối với các hộ. Do các hộ chủ yếu là thuần nông,
cùng với nuôi cá lồng hộ còn sản xuất các lĩnh vực nông nghiệp khác nên hầu hết các
hộ vẫn vay vốn từ Nhà nước để đầu tư phát triển. Vốn hộ dùng cho nuôi cá lông cũng
được hộ quan tâm dành một khoản riêng, số vồn này không lớn, nên hộ chủ yếu dùng
nguồn vốn tự có để đầu tư. Nhưng nếu quy mô nuôi càng cao thì hộ phải cần có vốn
vay nhiều hơn để đáp ứng. Tình hình chung và vốn dành cho nuôi cá tương đối thuận
3
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
lợi, nên việc sản xuất được tiến hành không mấy khó khăn, thu được kết quả về năng
suất, sản lượng và giá trị sản xuất. Tuy nhiên khi phân tích các khoản chi phí đầu tư
thấy rằng, chi phí đầu tư còn ở mức thấp. Hộ chủ yếu còn nuôi theo tập quán, sử dụng
thức ăn gia đình và thức ăn sẵn có là chính, chưa có sự đầu tư nhiều về công nghệ và
kỹ thuật nuôi. Đồng thời qua phân tích các chỉ tiêu kinh tế như GO, VA, IC, MI chúng
tôi tính toán được hiệu quả kinh tế của nghề nuôi. Có thể thấy rằng, càng mở rộng quy
mô nuôi thì thu được hiệu quả kinh tế cao ngày càng cao. Cũng như với số năm nuôi
nhiều hơn, có nhiều kinh nghiệm nuôi hơn thì kết quả nuôi thu được cao hơn. Do đó,
chúng tôi khuyến khích các hộ nông dân mở rộng quy mô nuôi, đổng thời tập huấn,
học hỏi kinh nghiệm của các hộ nuôi lâu năm để thu được HQKT cao nhất.
Để có thể giúp nghề nuôi cá lồng ngày càng phát triển. Sau khi xem xét cơ sở
tiềm năng nuôi cá lồng và các định hướng nuôi cá lồng của thành phố và toàn tỉnh, từ
đó chúng tôi đưa ra một số giải pháp chủ yếu. Các giải pháp được chia ra làm 3 nhóm
chính: giải pháp về kỹ thuật, giải pháp về tổ chức sản xuất và thị trường tiêu thụ, và
giải pháp về chính sách.
Giải pháp về kỹ thuật với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật mới và công nghệ
tiên tiến là giải pháp có tính quyết định đối với sự pháp triển nuôi cá lồng trên địa bàn.
Cần mở rộng việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, tăng cường việc đưa giống mới, vật
tư mới (thức ăn công nghiệp), và áp dụng công nghệ nuôi mới. Đặc biệt là việc phổ
biến các biện pháp phòng bệnh cho cá.
Giải pháp về tổ chức sản xuất và thị trường tiêu thụ: Trong đó, cần có quy
hoạch và tổ chức sản xuất hợp lý, đảm bảo thuận lợi trong quá trình sản xuất. Đồng
thời với việc hình thành và tổ chức hệ thống dịch vụ đầu vào và thành lập trung tâm tư
vấn kỹ thuật cho người nuôi cá lồng là rất cần thiết. Để phát triển thị trường tiêu thụ
cần đầu tư và mởi rộng hệ thống giao thông và tìm hiểu nhu cầu thị trường nuôi các
loại cá mới để tiêu thụ sản phẩm cá một cách dễ dàng, và đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng.
4
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
Thực hiện các giải pháp chính sách như: đầu tư, tín dụng, phát triển dân trí, môi
trường. Trong đầu tư và tín dụng cần đặc biệt ưu tiên cơ sở hạ tầng đầu tư giống mới
và công nghệ mới. Chính sách phát triển dân trí cần tích cực chuyển giao khoa học kỹ
thuật và công tác khuyến nông để nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật mới, tăng
năng lực hiểu biết về sản xuất hàng hóa cho người nông dân. Phát triển chính sách môi
trường nhằm mục đích giúp người dân có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi
thủy sản của sông Đà và phát triển nghề nuôi ngày càng bền vững.
Thực hiện đồng thời 3 nhóm giải pháp và phối hợp đồng bộ giữa các cơ
quan chính quyền và các hộ nông dân nuôi cá lồng, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng
là nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người
nông dân và phát triển ngành thủy sản thành phố.
5
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................2
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................9
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..............................................................................9
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.....................................................................................10
1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................................................10
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................10
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................................10
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................................11
1.4.1 Phạm vi về nội dung..............................................................................................11
1.4.2 Phạm vi về không gian...........................................................................................11
1.4.3 Phạm vi về thời gian..............................................................................................11
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ...............................................12
CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................................................12
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................................12
2.1.1 Hộ, nông hộ, kinh tế hộ..........................................................................................12
2.2.2 Nuôi trồng thủy sản, nuôi cá lồng..........................................................................13
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN................................................................................................23
2.2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản và các chính sách của Việt Nam tới nuôi trồng
thủy sản nói chung, nuôi cá lồng nói riêng.....................................................................23
2.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới và khu vực........................................30
2.2.3 Các nghiên cứu của thế giới và Việt Nam về thủy sản và nuôi cá lồng...............34
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................................36
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...................................................................36
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân số xã hội..........................................................................36
3.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của địa phương..........................................................38
3.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế ...................................................45
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................49
3.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu..............................................49
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu................................................................................50
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.................................................................51
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu...............................................................................51
3.2.5 Hệ thống nhóm chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh kết quả, hiệu quả nuôi cá lồng.....52
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................55
4.1 THỰC TRẠNG NUÔI CÁ LỒNG CỦA THÀNH PHỐ HÒA BÌNH – TỈNH HÒA
BÌNH...............................................................................................................................55
4.1.1 Nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá lồng nói riêng của thành phố Hòa Bình
– tỉnh Hòa Bình...............................................................................................................55
4.1.2 Thực trạng nuôi cá lồng của các hộ điều tra..........................................................60
6
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
4.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG NUÔI CÁ LỒNG CỦA THÀNH PHỐ
HÒA BÌNH.....................................................................................................................84
4.2.1 Những mặt làm được.............................................................................................84
4.2.2 Những mặt hạn chế................................................................................................86
4.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế...........................................................................86
4.3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ
LỒNG CỦA CÁC HỘ VEN SÔNG ĐÀ KHU VỰC THÀNH PHỐ HÒA BÌNH –
TỈNH HÒA BÌNH...........................................................................................................87
4.3.1 Định hướng ...........................................................................................................87
4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu.......................................................................................88
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................99
5.1 KẾT LUẬN...............................................................................................................99
5.2 KIẾN NGHỊ............................................................................................................101
5.2.1 Đối với Nhà nước.................................................................................................101
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương.........................................................................102
5.2.3 Đối với hộ nông dân............................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................103
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
GIẢI THÍCH
BQ
Bình quân
CC
Cơ cấu
ĐVT
Đơn vị tính
GT
Giá trị
GDP
Tổng thu nhập quốc dân
GTSX
Giá trị sản xuất
HQKT
Hiệu quả kinh tế
LĐ
Lao động
NN
Nông nghiệp
LĐNN
Lao động nông nghiệp
NTTS
Nuôi trồng thủy sản
7
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
Trđ
Triệu đồng
TM
Thương mại
SL
Số lượng
SX
Sản xuất
FAO
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc
DANH MỤC BẢNG
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................1
Bảng 3.1: Diện tích cơ cấu đất đai của thành phố Hòa Bình năm qua 3 năm 2007 –
2009.................................................................................................................................39
Bảng 3.2: Tình hình hộ khẩu và lao động của thành phố Hòa Bình qua 3 năm 2007 –
2009.................................................................................................................................43
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế của thành phố Hòa Bình ...48
qua 3 năm 2007 – 2009...................................................................................................48
Bảng 4.1: Kết quả nghề nuôi cá lồng của thành phố Hòa Bình.....................................59
qua 3 năm 2007 – 2009..................................................................................................59
Bảng 4.2: Tiêu chí phân tổ và số hộ điều tra..................................................................61
Bảng 4.3: Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra năm 2009..................................63
Bảng 4.4: Tình hình vốn của các nhóm hộ điều tra năm 2009......................................67
Bảng 4.5: Kết quả nuôi cá lồng của nhóm hộ điều tra năm 2009..................................70
Bảng 4.6a: Chi phí cho nuôi cá lồng của nhóm hộ điều tra năm 2009..........................72
Bảng 4.6b: Chi phí cho nuôi cá lồng của nhóm hộ điều tra năm 2009..........................74
Sơ đồ 1: Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm cá lồng của các nhóm hộ điều tra năm 2009...........77
Bảng 4.7a: Kết quả và HQKT trong nuôi cá lồng của các nhóm hộ điều tra năm 2009
.........................................................................................................................................80
Bảng 4.7b: Kết quả và HQKT trong nuôi cá lồng của các nhóm hộ điều tra năm 2009
.........................................................................................................................................82
8
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Con người có những nhu cầu cơ bản như: ăn, mặc, ở, đi lại… Để đáp ứng được
các nhu cầu đó con người cần nuôi trồng và sản xuất, từ đó mà các ngành nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ ra đời. Nông nghiệp được coi là ngành quan trọng hàng đầu
tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Nông nghiệp nước ta cũng như
nông nghiệp trên toàn thế giới đang có rất nhiều thay đổi và phát triển để có thể đáp
ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người. Ban đầu, nói tới nông nghiệp chúng
ta chỉ nói tới trồng trọt, và chăn nuôi. Nhưng giờ đây, nói tới nông nghiệp không thể
không nói tới thủy sản (ngư nghiệp) và lâm nghiệp.
Ngành thủy sản ngày nay ngày càng đi lên không chỉ là đánh bắt mà còn là nuôi
trồng các loại động thực vật dưới nước, phát triển với nhiều hình thức nuôi trồng khác
nhau. Và đặc biệt đem lại nguồn thu nhập ngày càng cao cho các hộ nông dân cũng
như mang lại nguồn GDP cho ngân sách nhà nước. Trong NTTS, một trong các hoạt
động tương đối phổ biến đối với các hộ nuôi trồng thủy sản ven sông, ven biển chính
là nuôi cá lồng bè. Đây là một hình thức tốt giúp tận dụng tối đa nguồn mặt nước mà
vẫn cho năng suất và sản lượng cao.
Sông Đà là một trong nhưng con sông lớn của Việt Nam, sông chảy qua toàn bộ
khu vực thành phố Hòa Bình. Có thể thấy, nó đã và đang đem lại một nguồn lợi lớn
cho thành phố. Sông Đà không những đem lại nguồn lợi thủy điện cho Hòa Bình, giúp
9
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
thủy điện Hòa Bình trở thành thủy điện lớn nhất Việt Nam, mà với chiều dài như vậy
nó cũng đã mang lại rất nhiều nguồn lợi thủy sản cho các hộ nông dân ven sông cũng
như kinh tế của thành phố và cả tỉnh Hòa Bình.
Hoạt động nuôi cá lồng của các hộ nông dân ven sông Đà tuy đã có từ lâu
nhưng vẫn còn mang đậm tính tự phát, chưa được chính quyền quan tâm nhiều. Do đó,
chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ. Bên cạnh đó, nghề đã và đang đem đến
một số ảnh hưởng tới các ngành kinh tế khác như: du lịch trên sông, hay giao thông
đường sông. Ngoài ra nuôi cá lồng tự phát còn ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, qua đó
gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái các hệ động thực vật trên sông.
Từ tình hình trên cho thấy nghiên cứu về nuôi cá lồng trên sông là rất cần thiết.
Và đặc biệt hơn là cần nghiên cứu, tìm ra những giải pháp hợp lý để giải quyết các hạn
chế của nghề nuôi cá lồng để nghề phát triển hơn. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Một số giải pháp chủ yếu phát triển nuôi cá lồng tại các hộ nông dân
ven sông Đà khu vực thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng nuôi cá lồng của các hộ nông dân ven sông Đà khu vực
thành phố Hòa Bình trong thời gian qua, nguyên nhân của các thực trạng đó, từ đó đề
xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển nuôi cá lồng tại các hộ trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển nuôi cá lồng tại các hộ nông dân.
• Phân tích thực trạng nuôi cá lồng của các hộ nông dân ven sông trong thời gian
qua tìm ra các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá lồng
• Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nuôi cá lồng của các hộ nông
dân ven sông trong thời gian tới.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân nuôi cá lồng ven sông Đà, cùng với
các vấn đề kinh tế, tổ chức kinh tế trong khu vực thành phố Hòa Bình
10
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan tới sự phát triển của nuôi cá lồng của
các hộ nông dân ven sông khu vực thành phố Hòa Bình
1.4.2 Phạm vi về không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi sông Đà khu vực thành phố
Hòa Bình
1.4.3 Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu thực trạng sản xuất của các hộ nuôi cá lồng ven sông khu vực thành
phố Hòa Bình từ năm 2007 đến năm 2009, tập trung vào năm 2009.
Định hướng và giải pháp phát triển nuôi cá lồng trong thời gian tới.
11
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Hộ, nông hộ, kinh tế hộ
2.1.1.1 Khái niệm hộ, nông hộ, kinh tế hộ
2.1.1.1.1 Khái niệm hộ
Theo Weberster – Từ điển kinh tế năm 1990: Hộ là những người cùng chung
sống dưới một mái nhà, cùng ăn và cùng chung một ngân quỹ.
Theo Raul năm 1989: Hộ là tập hợp những người có chung huyết tộc, có quan
hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân
mình và cộng đồng.
Theo các tác giả nhóm nhân chủng học từ năm 1982 – 1985: Hộ là đơn vị đảm
bảo quá trình tái sản xuất lao động tiếp theo thông qua quá trình tổ chức nguồn thu
nhập nhằm chi tiêu cho cá nhân và đầu tư vào sản xuất.
Tóm lại: Hộ là một nhóm người cùng sống chung hay không sống chung, có
chung một ngân quỹ, ăn chung (phân phối chung ngân quỹ đó), cùng huyết tộc hoặc
không cùng huyết tộc, cùng tiến hành sản xuất chung.
2.1.1.1.2 Khái niệm nông hộ
Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên
những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất,
12
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia
cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao.
Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là
nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp như: tiểu thủ
công nghiệp, thương mại, dịch vụ… ở các mức độ khác nhau.
2.1.1.1.3 Khái niệm kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội.
Trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là
của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà và ăn chung.
Mọi quyết định sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được Nhà
nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển.
2.1.1.2 Vai trò kinh tế hộ
- Kinh tế hộ nông dân góp phần làm tăng nhanh sản lượng cho xã hội như lương
thực, thực phẩm, sản xuất cây công nghiệp, nông sản xuất khẩu.
Đối với nước ta, kinh tế hộ nông dân quy mô còn nhỏ và phân tán, lượng vốn
còn ít nhưng đã cung cấp cho xã hộ 95% sản lượng thịt, 90% lượng trứng và 93% sản
lượng rau quả. Sản xuất nông nghiệp của hộ chiếm 48% giá trị tổng sản lượng của
ngành nông nghiệp.
- Góp phần sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các yếu tố sản xuất như đất đai, lao
động tiền vốn và tư liệu sản xuất.
- Tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
- Vai trò của kinh tế hộ nông dân còn được thể hiện ở chỗ là thị trường rộng lớn
của các ngành kinh tế quốc dân. Khi người nông dân tăng thu nhập sẽ làm cho sức
mua của đại đa số tầng lớp lao động tăng, tạo cho các ngành kinh tế mở rộng sản xuất,
làm cho sản xuất phát triển.
2.2.2 Nuôi trồng thủy sản, nuôi cá lồng
2.2.2.1 Khái niệm, vai trò, đặc điểm nuôi trồng thủy sản
2.2.2.1.1 Khái niệm nuôi trồng thủy sản
13
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
NTTS là sự chiếm hữu và lợi dụng tự nhiên làm điều kiện sản xuất, và những
điều kiện tự nhiên tiềm năng thiên nhiên và dựa vào đó các loại sinh vật sống trong
môi trường nước có thể phát triển. Đó là đất đai, sông ngòi, ao hồ, biển và các loại mặt
nước khác. Những điều kiện cần thiết có thể khai thác và sinh lợi từ nguồn tài nguyên
đó chính là sức lao động, khí hậu, thủy văn… Như vậy NTTS là mô hình sản xuất và
có thể NTTS là một hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm thủy sản hàng hóa để bán ra
thị trường, có sự tập trung mặt nước – tư liệu sản xuất chính ở một địa bàn nhất định.
Theo định nghĩa của FAO (1992), NTTS là các hoạt động canh tác trên đối
tượng sinh vật thủy sinh như cá, nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thủy sinh… Quá trình
này bắt đầu từ thả giống, chăm sóc, nuôi lớn cho đến khi thu hoạch xong. Có thể nuôi
theo từng cá thể hay cả quần thể với nhiều hình thức quảng canh, bán thâm canh, thâm
canh.
2.2.2.1.2 Vai trò nuôi trồng thủy sản
Nuôi thủy sản là ngành sản xuất tạo ra các loại sản phẩm cung cấp đạm động
vật có nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường trong nước và thế giới. Sản phẩm của
ngành thủy sản là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và dinh dưỡng có chất lượng
cao.
Ngoài giá trị dinh dưỡng sản phẩm thủy sản còn là nguyên liệu của một số
ngành công nghiệp khác như: chế biến nước mắm, chế biến thức ăn chăn nuôi, cung
cấp nhiều sản phẩm cho y học…
Hiểu rõ giá trị của thủy sản, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, nên
những năm gần đây thủy sản nước ta đã chú trọng đến việc nuôi cá nước ngọt, đặc biệt
là cá thương phẩm, mang lại sản phẩm lớn tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong giai
đoạn hiện nay, phát triển NTTS không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp
thực phẩm cho nhu cầu hàng ngày của nhân dân và tạo nguồn hàng xuất khẩu, đồng
thời góp phần tạo nhiều công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện
mức sống cho nông dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo
hướng tăng hiệu quả sử dụng các tiềm năng có sẵn. Hơn nữa nó còn góp phần quan
14
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
trọng trong việc xây dựng trật tự xã hội, an ninh nông thôn và làm giàu cho nhân dân
cũng như cho đất nước. Vì vậy, ngành NTTS được coi là một ngành kinh tế quan trọng
trong nền kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta, góp phần đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
2.2.2.1.3 Đặc điểm ngành nuôi trồng thủy sản
- NTTS được tiến hành rộng khắp trên tất cả các vùng địa lý có mặt nước, chủ
yếu tập trung ở các vùng nông thôn và ven biển.
- Đối tượng của ngành NTTS là các sinh vật sống trong môi trường nước, nó là
nguồn tài nguyên hết sức nhạy cảm, có khả năng tự tái tạo nhưng lại dễ dàng bị hủy
diệt. Những thủy sinh này là cơ thể sống trong môi trường nước nên luôn tuân theo
những quy luật sinh trưởng và phát triển riêng của nó. Hoạt động sống của nó nhờ vào
các dinh dưỡng lấy từ động thực vật và các khí CO 2, O2 hòa tan trong nước. Các đối
tượng này có đặc tính sinh thái khác nhau, thích hợp với các tầng, mức nước khác
nhau: tầng mặt, tầng trung và tầng đáy.
- Mặt nước NTTS bao gồm cả đất và nước. Nó vừa là đối tượng lao động vừa là
tư liệu lao động, do đó không thể thiếu và không thể thay thế được. Các thủy vực dùng
để sản xuất NTTS bao gồm nhiều loại hình: sông ngòi ao, hồ, biển với nhiều nguồn
nước khác nhau như: nước ngọt, nước lợ, nước mặn.
- Quá trình NTTS là quá trình tác động nhân tạo xen kẽ với tác động tự nhiên
cho nên thời gian sản xuất với thời gian lao động không trùng nhau. Từ đặc điểm này
dẫn đến tính thời vụ trong sản xuất NTTS.
- NTTS đòi hỏi các dịch vụ phụ trợ lớn đặc biệt là ngành dịch vụ về giống, thức
ăn, tín dụng, hệ thống khuyến ngư. Trong NTTS tỷ lệ sống của thủy sinh cao hay thấp
hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng giống cung cấp và môi trường nước.
- Sản phẩm của ngành NTTS có tính chất khó bảo quản, dễ hư hao bởi chúng có
hàm lượng nước lớn và hàm lượng dinh dưỡng cao, đó là môi trường thuận lợi cho các
vi khuẩn dễ xâm nhập và phá hủy sản phẩm. Do đó, đi đôi với việc phân bổ và phát
15
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
triển ngành NTTS phải giải quyết tốt khâu tiêu thụ, bảo quản và chế biến sản phẩm của
ngành.
2.2.2.2 Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng tới nuôi cá lồng
2.2.2.2.1 Khái niệm nuôi cá lồng
Theo kĩ thuật nuôi cá lồng (Chương trình phát triển liên hợp quốc UNDP và Bộ
Thủy sản năm 2002): Nuôi cá lồng là hình thức nuôi cá cao sản phù hợp với địa hình
sông suối, hồ chứa nước.
Ưu điểm của nuôi cá lồng:
• Có thể nuôi với mật độ dày
• Vật liệu làm lồng dễ kiếm
• Kỹ thuật tương đối đơn giản
• Tận dụng được nhiều lao động ở nhiều độ tuổi khác nhau
• Thời gian nuôi ngắn
• Năng suất cao
Theo nghiên cứu và đánh giá hiện trạng nuôi cá lồng bè trên vịnh Hạ Long,
năm 2004:
Nuôi cá lồng bè là một trong những phương thức nuôi phổ biến. Đây là cách
thức nuôi sử dụng lưới bao xung quanh dưới 1 bè nổi để nuôi nhốt, giữ đối tượng nuôi
ở bên trong, nhưng vẫn cho phép trao đổi nước tương đối tự do với môi trường bên
ngoài.
Hình thức nuôi lồng bè xuất hiện từ bao giờ thì vẫn chưa có hiệu công bố cụ
thể. Tuy nhiên kiểu lồng bè có lưới bao quanh đã được các ngư dân nhiều nước sử
dụng từ nhiều thế kỉ trước như một dụng cụ để giữ “nhốt, thả” trong lồng bè. Họ thấy
các đối tượng nuôi vẫn tăng trưởng về kích thước và trọng lượng. Từ đó phương thức
nuôi cá lồng mới bắt đầu phát triển. Nhưng chỉ tới năm 1980 nuôi cá lồng bè mới thực
sự đóng góp đáng kể vào sản lượng nuôi thủy sản.
2.2.2.2.2 Đặc điểm sinh học một số loài cá là đối tượng nuôi lồng
16
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
Theo FAO (1996), cá là một loài động vật bậc thấp, sống thủy sinh có xương
sống, thân nhiệt thấp và thay đổi theo môi trường. Các loài cá chiếm tỷ lện lớn
(151/262) trong tổng số các loài động vật thủy sinh đang được nuôi trồng. FAO đã xếp
các đối tượng trong NTTS thành 5 nhóm chính: thủy sản nước ngọt, cá di cư 2 chiều,
cá biển, giáp xác, nhuyễn thể và rong tảo. Trong đó thủy sản nước ngọt chiếm 44,3%
trong tổng sản lượng NTTS thế giới. Trong tổng số trên 100 loài cá nước ngọt được
nuôi có một số loài cá luôn luôn chiếm được ưu thế, đó là: mè trắng, trắm cỏ, mè hoa,
cá chép, cá trôi. Những loài cá được chọn nuôi thường có những ưu điểm sau:
• Chóng lớn, thịt thơm ngon
• Sinh sản dễ, sức sản xuất cao.
• Có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta
• Thức ăn đơn giản, dễ kiếm, dễ gây nuôi, rẻ tiền
Nuôi lồng có thể chọn nuôi những loài cá ăn trực tiếp như cá trắm cỏ, cá rô phi,
cá chép, cá bỗng, cá lăng, cá chiên. Cá mè hoa, cá mè trắng và cá trôi không nên nuôi
trong lồng.
o Cá trắm cỏ
Trắm cỏ là loài cá nhập nội ưa sống nơi trong sạch, trọng lượng cá lớn, có tốc
độ sinh trưởng nhanh, cá một năm tuổi có thể đạt tới 1,5 – 2,0 kg. Thức ăn chủ yếu của
cá trắm cỏ là: Các loài cỏ, lá ngô non, đậu tương, lá chuối... Khả năng ăn của cá trắm
cỏ rất khỏe, cá trắm cỏ 1 kg trong 24 giờ có thể ăn hết 0,5 – 0,6 kg cỏ. Để có 1kg cá
thịt cần có từ 40 – 45 kg cỏ các loại, hoặc 60 – 70 kg rong bèo và 1,0 kg thức ăn tinh.
Đặc điểm sinh sản: Cá trắm cỏ không có khả năng sinh sản tự nhiên trong ao.
Do đó muốn có cá giống phải tiến hành cho cá sinh sản nhân tạo trong ao nuôi. Cá
trắm cỏ ngoài tự nhiên mùa vụ sinh sản vào tháng 4 và đầu tháng 5. Trong ao cá trắm
cỏ phát dục sớm, sinh sản vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Trắm cỏ là loài cá ăn tạp và
dễ nuôi, chóng lớn, nên hiện nay là đối tượng chủ yếu nuôi cá lồng ở các tỉnh miền núi
phía Bắc.
o Cá bỗng
17
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
Cá bỗng là loài cá địa phương, đồng bào mường gọi là cá buôm, đồng bào Thái
gọi là cá ba pộng. Trọng lượng tối đa có thể đạt 20 – 30 kg tốc độ sinh trưởng của cá
bỗng không lớn, cá 1 tuổi trong ao nuôi đạt 0,4 – 0,5 kg, thịt trắng ngon. Thức ăn chủ
yếu của cá bỗng là các loại cỏ non, lá, mần và mùn bã hữu cơ, các loại quả. Trong ao
nuôi cá ăn cả phân chuồng ủ mục và các loại thức ăn tinh. Cá bỗng sinh sản tự nhiên
trong sông và suối lớn, mùa vụ sinh sản từ tháng 5 đến tháng 12 có khi kéo dài sang
đến tháng 3 năm sau.
Hiện nay cá bỗng đã giảm dần ngoài tự nhiên, do đó Nhà nước đang có biện
pháp kế hoạch sản xuất nhân tạo để phục hồi loài cá này. Cá bỗng đang được nuôi
nhiều ở xã Vạn Mai huyện Mai Châu. Loài cá có khả năng kháng bệnh tốt và là đối
tượng nuôi ở các tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái.
o Cá Trôi ấn
Cá trôi ấn độ (cá rô hu và Mrygal) là hai loài nhập nội, 2 loài cá này thịt thơm
ngon, trọng lượng tối đa 4 – 5 kg, cá 1 năm tuổi nuôi tốt 0,7 – 0,8 kg.
Thức ăn chủ yếu là phân hữu cơ mục, các loại rau, bèo thái nhỏ. Các loại thức
ăn tinh để nuôi cá trôi ấn gồm: Cám gạo, cám ngô, bột sắn, bột đậu tương... Cá trôi ấn
độ nuôi trong lồng có thể dùng thức ăn công nghiệp dạng nôit với hệ số thức ăn 2,5
kg/1kg tăng trọng.
Cá trôi sinh sản ngoài tự nhiên vào tháng 4 và tháng 5. Mùa sinh sản nhân tạo
sớm hơn bắt đầu từ 15 tháng 4 đến 30 tháng 5, để tận dụng lượng thức ăn cá trôi cũng
có thể ghép 1 tỷ thấp trong quá trình nuôi cá lồng.
2.2.2.2.3 Kĩ thuật nuôi cá lồng
- Hình dạng lồng nuôi cá
Hiện lồng nuôi cá có nhiều dạng: Lồng vuông, lồng tròn hay dùng ngoài biển,
lồng khối, lồng hình chữ nhật.
- Kích thước lồng
Lồng nuôi cá có kích thước khác nhau, tùy thuộc vào vật liệu làm lồng, vị trí
đặt và tập quán từng địa phương...
18
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
Một số dạng lồng nuôi:
Lồng tre: Kích thước lồng nuôi cá khoảng 3,5 m x 2,3m x 1,5m. Khung lồng cần
phải được làm bằng tre hoặc hóp tốt, các nan lồng đan ngang và được nẹp bằng các
thanh gỗ hoặc tre, khoảng cách giữa các nan là 1 – 2 cm để có thể giữ cá trong lồng.
Lồng gỗ: Kích thước lồng 3,5m x 2,3m x 1,.5m. Lồng được làm bằng gỗ tốt (kể
cả khung và nan). Các nan phải được sắp xếp theo hàng ngang để dễ thay thế khi cần.
Đáy lồng được đóng kít, phía ngoài nan đóng nẹp gỗ để cho chắc chắn thêm.
Lồng lưới: Lưới phải chắc chắn, có độ bền cao. Kích thước mắt lưới từ 13 – 20
mm. Kích thước lồng lưới: 2m x 2m x 1,5m. Nắp lồng cách thành lồng khoảng 20cm.
Lồng được buộc cố định ở các góc thành lồng.
Lồng gỗ/tre + lưới: Khung lồng bằng gỗ hoặc tre nhưng khoảng cách các nan
thưa hơn 3 – 4 cm. Dùng lưới có kích thước cỡ mắt lưới từ 13 – 25 mm được buộc cố
định ở phía trong lồng. Loại lồng này có thể dùng để ương, nuôi cá.
- Vị trí đặt lồng
Lồng phải được đặt ở nơi có nguồn nước sạch. Không nên đặt lồng ở gần các
cống, mương thoát nươc của các nhà máy, lò mổ và các khu dân cư. Vị trí đặt lồng nên
cách xa tuyến giao thông đường thủy và các bến tàu thủy.
Khoảng cách giữa lồng và đáy hồ từ 50 cm trở lên.
Lồng này cách lồng kia ít nhất từ 10 đến 15 mét.
Nếu đặt lồng theo cụm thì khoảng cách giữa các cụm lồng ít nhất phải từ 150
đến 200 mét.
- Tiêu chuẩn về cá giống
Đối tượng nuôi phổ biến ở miền núi là cá trắm cỏ. Yêu cầu giống phải có kích
cỡ đều nhau, không sây xát, không bị dị tật, không có triệu chứng bệnh.
- Mật độ và quy cỡ thả
Mật độ cá thả nuôi trong lồng khá cao, có thể 20 – 30 kg cá giống/m 3 đối với
lồng loại 1m3 hay 10 – 15kg/m 3 đối với lồng loại trên 50m 3. Cỡ cá thả phải lớn vì thời
gian nuôi ngắn và tập trung. Quy cỡ một số loài cá nuôi lồng như sau:
19
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
Trắm cỏ: 200 – 500g
Chép: 50 – 70g
Rô phi: 30 – 40g
Bỗng 100 – 200g
- Thời vụ thả cá
Có thể bắt đầu thả cá khi thời tiết ấm (tháng 2 – 3) nhưng tốt nhất là sau mùa lũ
(tháng 9 – 10) để tránh rủi ro mất cá, mất lồng.
- Cho ăn
Đối với cá trắm cỏ, cá bỗng ta có thể cho ăn bằng thức ăn chế biến, các phụ phế
phẩm hay bằng các loại cây cỏ. Đặc biệt, đối với cá trắm cỏ cần chú trọng cho ăn
bằng thức ăn xanh (như lá sắn, thân cây chuối, khoai lang, bèo tấm v.v...) với lượng
khoảng 30% trọng lượng cá thả.
Đối với cá chép, rô phi... cho ăn bằng thức ăn chế biến, lượng cho ăn khoảng 4
– 6% trọng lượng cá thả. Thức ăn cho cá có thể tự chế hoặc mua sẵn. Ví dụ như: thức
ăn tự chế dùng 30% bột đậu tương, 3% bột cá, 50% cám gạo và 17% bột sắn. Nếu có
thể, nên nấu thức ăn trước khi cho cá ăn. Nên dùng sàn ăn để cho cá ăn.
Sàn ăn có thể làm bằng lồng bàn, thong nhoe, mẹt hay sàn tự tạo lấy để cho ăn.
Nên cho cá ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều; thời gian cho ăn tùy
thuộc vào công việc gia đình. Không nên cho cá ăn vào ban đêm.
- Thu hoạch
Sau khi thời gian khoảng 6 đến 8 tháng có thể thu tỉa cá và cuối vụ thu toàn bộ.
- Tu sửa lồng bè
Lồng sau khi thu hoạch cần được phơi nắng trong vài ngày, làm sạch rêu và các
chất bẩn bám quanh lồng (trên các nan lồng). Trước khi nuôi tiếp đợt 2, lồng cần được
tu sửa và gia cố cho chắc chắn. Sau đó dùng nước vôi quyét lên thành lồng để tẩy
trùng và phơi khô khoảng 1 – 2 ngày. Khi đưa lồng xuống nước, lồng cần được cọ rửa
sạch sẽ trước khi thả cá khoảng 3 – 5 ngày.
2.2.2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình nuôi cá lồng
20
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
Ngành NTTS nói chung và nuôi cá lồng nói riêng có đối tượng sản xuất là sinh
vật cho nên phân bố và phát triển của nó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và
điều kiện kinh tế xã hội. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới ngành NTTS.
a. Yếu tố về môi trường tự nhiên
* Yếu tố nhiệt độ
Cá là động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể cá phụ thuộc và biến đổi theo nhiệt độ
môi trường nước. Do vậy, nhiệt độ nước cao quá hay thấp quá đều có ảnh hưởng tác
động xấu đến sinh trưởng và phát triển của cá. Đa số các loài cá nước ngọt nước ta
phát triển thuận lợi trong môi trường nước có nhiệt độ từ 20 – 30 0C. Theo chu kỳ một
năm, nhiệt độ nước cao về mùa hè và thấp vào mùa đông. Khi nhiệt độ nước quá cao
hoặc quá thấp cá thường tránh nóng hay tránh lạnh ở tầng nước đáy.
* Yếu tố ánh sáng
Ánh sáng rất cần cho sự phát triển của tảo nước và thực vật thủy sinh. Dưới tác
động của ánh sáng, tảo nước và các loài thực vật thủy sinh thông qua hoạt động quang
hợp đã biến đổi các yếu tố dinh dưỡng vô cơ lấy được từ môi trường thành các vật
thủy sinh và cá.
* Yếu tố độ PH
Chỉ số PH thể hiện tính chất của môi trường chua (axit, PH<7) hay nồng (kiềm,
PH>7). Môi trường có độ PH = 7 là môi trường trung tính, không chua cũng không
nồng. Đa số các loài cá thích hợp với môi trường nước có nồng độ PH từ 6,5 – 8,5.
* Các muối hòa tan
Thực tế tới 95% các chất hòa tan trong nước tồn tại ở dạng 8 ion và 4 anion, các
ion đó hình thành ba đặc tính quan trọng của nước là độ cứng, độ kiềm và độ mặn.
Ngoài ra trong môi trường nước, các chất hòa tan còn lại ở dạng vi lượng.
- Độ cứng: ảnh hưởng đến cá ở vai trò thẩm thấu ảnh hưởng đến điều hòa lượng
Ca2+ của máu, ảnh hưởng đến tính độc hại của một số khoáng chất và thuốc trừ sâu.
21
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
- Độ kiềm: giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ đẹm của môi trường
nước, nó được xem là yếu tố quan trọng làm cho PH môi trường nước ít biến động và
không gây sốc đối với cá.
- Độ mặn: có ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa áp suất thẩm thấu. Các thay
đổi độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của cá dễ gây sốc làm giảm khả năng đề
kháng đối với các loại bệnh của chúng.
* Các chất khí hòa tan: gồm O2, CO2, N2
Dưỡng khí O2: Cá có khả năng tự điều chỉnh tùy thuộc vào lượng ôxi hòa tan
trong nước qua kiểm soát của các hoocmôn. Trong trạng thái ít hoạt động hoặc nhu
cầu dưỡng khí thấp, chúng có khả năng giảm lượng máu lên mang, giảm lượng nước
di chuyển qua mang thông qua sự điều tiết chính bởi các hoocmôn. Vậy khi dưỡng khí
xuống quá mức chịu đựng sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, sinh sản của các loại thủy
sản và dễ bị tấn công.
- Thán khi CO2: CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp của các động vật. Các
loại thủy sản bắt đầu bị sốc khi hàm lượng CO 2 quá 20mg/lít do việc cản trở khả năng
tiếp nhận O2 của chúng làm chúng bị chết.
- Amoniac, nitric, nitrat:
Amoniac là sản phẩm của quá trình tiêu hóa protein, với nồng độ NH 3, tự do là
0,06 mg/lít đã làm chậm mức tăng trưởng và lớp mô bên ngoài cơ thể các loài thủy sản
bị phá hủy, làm rối loạn chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu.
Nitic và nitrat được hình thành do sự ôxi hóa amoniac. Khi hàm lượng nitric và
nitrat là 0,6 mg/lít sẽ gây sốc cho các loại thủy sản, làm máu mất khả năng vận chuyển
ôxi.
- Khí H2S gây độc hại cho các loại thủy sản. Nó tồn tại nhiều trong môi trường
nước khi độ PH xuống dưới 6,5.
b. Yếu tố điều kiện kinh tế xã hội
* Yếu tố thị trường
22
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
Thị trường là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành
nuôi cá, kể cả thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất và yếu tố tiêu thụ
sản phẩm do ngành nuôi cá tạo ra.
Khi nuôi cá cần phải tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng xem thị
trường cần loại sản phẩm nào. Từ đó tiến hành đầu tư nâng cao năng suất sản lượng
sản phẩm đó. Mặt khác, cần phải xem xét các thị trượng địa phương khác nhau để nắm
được các thông tin cần thiết trên thị trường tiêu thụ sản phẩm. Từ đó có kế hoạch chiến
lược nuôi phù hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường đặt ra.
* Yếu tố vốn đầu tư
Vốn là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành
nói chung và nghề nuôi cá lồng nói riêng. Tạo được vốn và sử dụng vốn một cách có
hiệu quả, cân đối giữa đầu vào và đầu ra là một vấn đề cần thiết đặt ra đối với những
người nuôi cá.
* Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ
Yếu tố này tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất và phát triển của ngành
nuôi cá. Ngành càng phát triển đòi hỏi phải biết áp dụng tiến bộ vào khoa học kỹ thuật
và công nghệ mới vào sản xuất thì mới đạt được năng suất chất lượng cao.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản và các chính sách của Việt Nam tới
nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi cá lồng nói riêng
2.2.1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
Từ sau năm 1954, xác định được khả năng đóng góp mà nghề cá có thể mang
lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và bước đầu phát triển kinh
tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng phát triển nghề cá. Vụ Ngư nghiệp
thuộc Bộ Nông Lâm đã được thành lập. Đây là cơ quan quản lý nhà nước đầu tiên của
nghề cá miền Bắc, đánh dấu cách nhìn nhận mới đối với nghề cá nước ta.
Vụ Ngư nghiệp cũng chính là cơ quan thủy sản đầu tiên của nước ta, và sau này
phát triển là Bộ Thủy Sản. Tới tháng 8/2007, Bộ Thủy sản hợp nhất với Bộ Nông
23
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
nghiệp và Phát triển nông thôn thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới.
Tuy ngành thủy sản nước ta trải qua nhiều khó khăn, thử thách nhưng trong nhiều năm
qua, ngành Thủy sản cũng đã và đang có những bước phát triển nhanh và ổn định, góp
phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng của thủy sản
trong khối nông, lâm và ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân tăng dần qua các
năm. Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ
cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của
cộng đồng cư dân không chỉ vùng nông thôn ven biển, mà cả ở các vùng núi, trung du
và Tây nguyên. Sự hiện diện dân sự của tàu thuyền khai thác hải sản trên biển đã đóng
góp vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản giai
đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của
ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản tăng liên
tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và 10%
(giai đoạn 1996 - 2003). Tuy nhiên, nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò
quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động
trong sản xuất. Năm 2007 - năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, sản lượng nuôi
trồng thủy sản lần đầu tiên đã vượt sản lượng khai thác, đạt 2,1 triệu tấn. Năm 2008,
tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi trồng đạt gần 2,5
triệu tấn và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn. Và tới năm 2009 sản lượng thuỷ sản nuôi
trồng năm ước tính đạt 2,569 triệu tấn, chủ yếu do các địa phương tiếp tục chuyển đổi
và mở rộng diện tích nuôi trồng theo hướng kết hợp đa canh, đa con. Bên cạnh đó, mô
hình nuôi thuỷ sản lồng, bè tiếp tục phát triển, đặc biệt là nuôi lồng, bè trên biển ở các
tỉnh: Kiên Giang, Quảng Nam, Ninh Thuận, Phú Yên, Hải Phòng. Tính chung số lồng
bè nuôi thuỷ sản năm 2009 của cả nước đạt 98,4 nghìn chiếc, tăng 12,6 nghìn chiếc
(tăng 14,7%) so với năm 2008.
Trong năm 2010, thuỷ sản Việt Nam đang đứng trước khó khăn phải đối mặt với
những rào cản kỹ thuật từ phía nhà nhập khẩu, đặc biệt là luật mới: Luật IUU (Quy
24
Khóa luận tốt nghiệp Đại hoc
Đặng Bích Ngọc – Lớp KT51b
định về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy
định) bắt đầu có hiệu lực từ 1.1.2010. Theo luật này, các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu
vào EU phải có giấy chứng nhận đánh bắt. Cơ quan chức năng của nước có tàu đánh
bắt phải xác nhận thuỷ sản đánh bắt được trên tàu là phù hợp với quy định của pháp
luật và các quy định quốc tế về quản lý vào bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản. Đặc biệt, luật
nêu rõ các quốc gia thành viên EU phải áp dụng việc xử phạt ở mức tối thiểu gấp 5 lần
giá trị của sản phẩm thuỷ sản sai phạm thu hồi được khi phát hiện vi phạm quy định
nói trên…
Năm 2010, xuất khẩu thủy sản dự kiến tăng trưởng 10%, để tiếp tục tạo đà cho
thủy sản Việt Nam phát triển mạnh trong năm 2010, đặc biệt là đối với lĩnh vực xuất
khẩu, ngành thủy sản cần tiếp tục đầu tư cho sản xuất nguyên liệu, ưu tiên đầu tư các
sản phẩm chủ lực như: tôm, cá tra, cá ngừ, nhuyễn thể… Cùng với đó, ngành Thủy sản
cần có giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật, tổ chức sản xuất và tín dụng, tăng cường kiểm tra
giám sát chất lượng và an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu cung cấp giống và thức ăn,
nuôi thuỷ sản, thu hoạch, xử lý, chế biến và phân phối sản phẩm.
Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tổ
chức các hoạt động quảng bá sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại nước ngoài với nội
dung và hình thức đổi mới. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, dự báo thị
trường, mối liên kết trong nuôi trồng thủy sản, quan tâm công tác quản lý Nhà nước về
kiểm soát dịch bệnh và thú y thủy sản, an toàn vệ sinh thực phẩm…
2.2.1.2 Tình hình phát triển nuôi cá lồng ở một số tỉnh
Nuôi cá lồng ở nước ta hiện nay đang phát triển rộng khắp. Cứ nơi nào có sông,
biển có điều kiện thuận lợi là có thể phát triển nuôi cá lồng bè. Do đó mà tình hình
nuôi cá lồng bè phát triển ở khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam: Thanh Hóa, Quảng Ngãi,
Kiên Giang, Tiền Giang… Các loài cá để nuôi lồng cũng trở nên phong phú và đặc
trưng đối với mỗi vùng. Nhưng hầu hết nuôi cá lồng ở các tỉnh mang lại hiệu quả kinh
tế nhưng vẫn tồn tại hạn chế, và đang cần có những bước cải tiến để phát triển.
25