Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Một số giải pháp chủ yếu phát triển bền vững chăn nuôi lợn thịt tại các hộ gia đình xã xuân nộn – đông anh – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.73 KB, 113 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn tốt nghiệp với đề tài:“Một số giải pháp chủ yếu phát triển bền
vững chăn nuôi lợn thịt tại các hộ gia đình xã Xuân Nộn – Đông Anh – Hà
Nội”. Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi nghiên cứu với sự hướng dẫn
của PGS TS.Quyền Đình Hà - Giảng viên Khoa KT&PTNT- Trường ĐH
Nông Nghiệp Hà Nội. Nội dung khoá luận và các tư liệu do tôi thu thập
trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát thực trạng tại xã Xuân Nộn, Đông Anh,
Hà Nội.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2010
Sinh Viên

Nguyễn Mậu Chính

i


LI CM N
Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi
đã nhận đợc nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân tập thể trong và
ngoài trờng.
Trớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sác đến PGS TS. Quyn ỡnh
H ging viờn khoa Kinh t & Phỏt trin nụng thụn trng H Nụng
Nghip H Ni, ngời đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo
trong bộ môn Phỏt trin nụng thụn, các thầy cô khoa KT&PTNT đã giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn của mình.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND xã Xuân Nộn, cùng các hộ
gia đình thuộc sỏu thôn Đờng Yên, Xuân Nộn, Lơng Quy, Ch Kim, ỡnh
Trung, ng Nhn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu luận văn.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đã giúp đỡ,


động viên cả về vật chất và tinh thần cho tôi để tôi hoàn thành tốt luận văn
của mình đúng thời gian quy định.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 25 tháng 05 năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyn Mu Chớnh

ii


TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Do áp lực của tăng dân số và tốc độ đô thị hoá, do các sai lầm trong lựa
chọn kỹ thuật, con người đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Tài
nguyên thiên nhiên cạn kiệt, thiên tai xảy ra bất thường, bầu khí quyển, nguồn
nước bị ô nhiễm nặng...đang đe dọa cuộc sống của mọi người. Hơn lúc nào
hết đòi hỏi phải có những hành động kịp thời nhằm ngăn chặn đà suy thoái
của môi trường sống. Đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá
và hiện đại hoá. Trong nông nghiệp, quá trình chuyển dịch kinh tế đang diễn
ra sôi nổi ở khắp nơi trên đất nước. Làm thế nào để phát triển nhanh nhưng
không tác động xấu đến môi trường, đến sinh hoạt bình thường của cộng đồng
đang là mối quan tâm của toàn xã hội.
Trước tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu, vấn đề phát triển bền
vững lại càng nổ lên gay gắt bởi nó quan hệ đến an sinh xã hội, là điều kiện
để công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công.
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã có bước phát
triển khá toàn diện. Nông nghiệp phát triển ổn định và có xu hướng tái sản
xuất theo chiều sâu, đời sống vật chất, tinh thần nông dân được cải thiện, bộ
mặt nông thôn thay đổi theo chiều hướng lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế xã hội, góp phần quan trọng vào sự ổn định của đất nước, tạo cơ sở cho sự

phát triển bền vững. Nhưng vấn đề đang gây nhiều bức xúc đó là hiện trạng
ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra đang ngày một gia tăng kéo theo
những ảnh hưởng nặng nề, tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của
người dân nông thôn.
Xã Xuân Nộn là một xã nằm cuối huyện Đông Anh thành phố Hà Nội, có
vị trí rất thuận lợi cho sự phát triển Kinh tế - Xã hội đặc biệt là nông nghiệp,

iii


trong đó ngành chăn nuôi lợn thịt là một trong những ngành sản xuất chính
của xã. Trong những năm gần đây chăn nuôi lợn thịt trong xã đã luôn đạt
được tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất cao và ổn định. Ngành cũng đã góp
phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho đại bộ phận các hộ gia đình
trong toàn xã. Bên cạnh đó ngành chăn nuôi lợn thịt của xã đang gặp nhiều
khó khăn và những vấn đề về môi trường đang cần phải được giải quyết. Trên
cơ sở đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
bền vững chăn nuôi lợn thịt tại các hộ gia đình trong xã chúng tôi nhận thấy
chăn nuôi lợn ở xã Xuân Nộn đã phát triển khá mạnh mẽ trong 3 năm gần
đây, không những tổng số đàn lợn tăng lên mà số hộ gia đình chăn nuôi lợn
cũng tăng lên. Năm 2009 tổng số hộ chăn nuôi lợn trong toàn xã là 729 hộ,
tăng bình quân 3,26%/năm, diện tích chuồng trại bình quân trên 1 hộ là 52,19
m2, diện tích dành cho chăn nuôi là 83,60 m 2 , tiềm năng về vốn tự có của các
hộ chăn nuôi lợn rất thấp và nhu cầu vay vốn cho chăn nuôi lợn của các hộ rất
cần thiết, vốn đầu tư cho chăn nuôi chung của các nhóm hộ là 59,648trệu
đồng/hộ, các giống lợn thịt chủ yếu được nuôi ở các hộ gia đình trong xã là
Lợn Yorkshire và Landrace giống lợn hướng nạc, hầu hết các hộ nông dân tại
đây đều tự túc con giống (33,33%) và rất ít khi mua con giống tại các trại
giống, phần lớn các hộ gia đình đều sử dụng thức ăn công nghiệp cho lợn đó
là các loại cám như cám đậm đặc, cám hỗn hợp, cám ngô. Bên cạnh nguồn

thức ăn là cám công nghiệp thì các hộ chăn nuôi còn sử dụng thêm thức ăn
khác bổ sung cho lợn như: Rau khoai, thức ăn thừa, bã rượu, bã đậu. Công tác
vệ sinh và phòng trừ dịch bệnh cho lợn hầu hết được các hộ chăn nuôi chú ý,
tuy nhiên vẫn còn hạn chế và một số hộ chưa có ý thức trong công tác phòng
trừ dịch bệnh cho lợn, có trên 70 % số hộ đã sử dụng hầm Biogas trong chăn
nuôi lợn, mỗi hầm biogas đầu tư khoảng 15 triệu đồng/hầm, với thể tích 15,39
m3/hầm, tiết kiệm nhiên liệu khoảng 250 - 300 nghìn đồng /tháng. Số lứa nuôi
bình quân/năm là 3,27 lứa, bình quân một lứa nuôi khoảng 41,17 con với khối

iv


lượng giống trung bình là 17,01 kg, sau thời gian nuôi trung bình là 114,15
ngày. Khối lượng thịt lợn hơi xuất chuồng bình quân 1 con là 84,73 kg, với
giá bán bình quân năm 2009 1kg thịt lợn hơi là 31120đ thì mỗi hộ thu được
khoảng trên dưới 116,81 triệu đồng cho một lứa. Các hộ chăn nuôi có quy mô
lớn thường hợp tác với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp chế biến, các cơ
sở giết mổ để tiêu tiêu thụ sản phẩm, các hộ chăn nuôi có quy mô vừa và nhỏ
thì sự hợp tác còn hạn chế hơn, để mang sản phẩm tới người tiêu dùng phần
lớn các hộ phải thông qua trung gian là thương lái, các cửa hàng bán lẻ hoặc
bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên ngành chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã còn tồn tại những khó
khăn và hạn chế đó là: Thiếu vốn trong sản xuất, thiếu kiến thức về kỹ thuật
chăn nuôi, việc tiếp xúc với các thông tin thị trường của các hộ sản xuất còn
bị hạn chế, giá thức ăn ngày càng tăng cao, dịch bệnh thường xuyên xảy ra.
Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng chưa thực sự đi vào sản xuất
hàng hóa.
Để khắc phục những tồn tại đó với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn
cần phải khai thác, phát huy hiệu quả từ nguồn vốn tự có của mình. Cần tổ
chức đánh giá bình tuyển, loại thải lợn đực giống kém chất lượng trong sản

xuất, đối với hộ chăn nuôi lợn thịt nhất là chăn nuôi lợn hướng nạc yêu cầu
chuồng trại phải cao ráo, hướng gió, thiết kế bảo đảm thoáng mát về mùa hè,
kín ấm vào mùa. Thực hiện vệ sinh chuồng trại thường xuyên, vệ sinh máng
đựng thức ăn và vòi uống nước. Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi cũng phải
có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng và phải đảm bảo chất lượng và tăng cường sự
liên kết trong chăn nuôi.
Phía địa phương cũng cần phải đẩy mạnh hoạt động tập huấn, chuyển giao
khoa học kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi, đổi mới theo hướng ngoài việc trang bị
kỹ thuật chăn nuôi, tăng cường phòng trừ dịch bệnh. Khuyến khích các hộ chăn
nuôi theo mô hình VAC và dùng hố phân Biogas để đảm bảo vệ sinh môi

v


trường. Phổ biến các chủ trương chính sách Đảng và Nhà nước đến người chăn
nuôi nhanh và chính xác. Tạo điều kiện hơn cho các hộ chăn nuôi phát triển.
Bên cạnh đó nhà nước cũng cần có chính sách tín dụng nông thôn ưu đãi
hơn đối với các hộ chăn nuôi và quy hoạch đất đai, định hướng lâu dài và ổn
định. Hỗ trợ các địa phương trong việc đào tạo nâng cao trình độ cho người
chăn nuôi. Quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các hộ chăn nuôi tập
trung, củng cố mở rộng thị trường xuất khẩu, khuyến khích các thành phần
kinh tế đầu tư, xây dựng cơ sở chế biến thịt lợn đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao ở cả trong và ngoài nước.
Vậy chăn nuôi lợn thịt nói riêng tại xã Xuân Nộn đã đạt được những kết
quả đáng kể song vẫn chưa thực sự đi vào sản xuất hàng hóa, quy mô phần
lớn là nhỏ lẻ (trong tổng số hộ điều tra có 45% số hộ chăn nuôi quy mô
nhỏ; 35% số hộ chăn nuôi quy mô vừa), sản xuất chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm (6 – 9 năm) nên không có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, áp
dụng các khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào trong chăn nuôi, nhất là
các hộ chưa áp dụng các giống mới. Ô nhiễm môi trường tuy không gây

hậu quả nặng nề nhưng gây tác động mạnh đến chất lượng cuộc sống của
các hộ nông dân. Cần phải có chính sách phát triển hợp lý của Nhà nước và
sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng với những vận động của các
hộ chăn nuôi trên địa bàn xã.

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................ix
DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ................................................................................................x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU..................................................................xi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung
....................................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................................3
1.4 Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................4
1.5 Đối tượng nghiên cứu
.............................................................................................4
Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..................................................................5
2.1 Cơ sở lý luận
...........................................................................................................5
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
..............................................................5

2.1.2 Đặc tính sinh học và sản xuất ở lợn
..................................................................9
2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt
.........................................12
2.1.4 Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững là xu thế tất yếu trong tình hình
mới
...........................................................................................................................14
2.1.5 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn thịt nước ta
....................17
2.2 Cơ sở thực tiễn
......................................................................................................21
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt lợn trên thế giới và Việt Nam ...................21
2.2.2 Một số chủ trương, chính sách có liên quan đến chăn nuôi lợn ở Việt Nam......27
2.2.3 Một số công trình nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài ...............................28
Phần III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...................................................................31
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................31
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................31
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................31
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội..........................................................................................33
3.1.3 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã năm 2007 - 2009
..........................37
3.2 Phương pháp nghiên cứu
.........................................................................................40
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
........................................................40
3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu
.............................................................................40
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin.....................................................................................41
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu.................................................................................41
3.2.5 Phương pháp PRA

...............................................................................................42
3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................43
Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................................46
4.1 Tình hình chung của các hộ gia đình chăn nuôi lợn tại xã Xuân Nộn – Đông Anh
– Hà Nội ......................................................................................................................46
4.1.1 Quy mô và cơ cấu chăn nuôi lợn trong các hộ gia đình ........................................46
4.1.2 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ...................................................................47
4.1.3 Điều kiện sản xuất của hộ ......................................................................................48
4.1.4 Tình hình sử dụng vốn trong chăn nuôi ................................................................50
4.1.5 Tình hình sử dụng giống .......................................................................................51
4.1.6 Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi .................................................................53
4.1.7 Công tác thú y và chăm sóc, vệ sinh phòng trừ dịch bệnh......................................55
4.2 Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ ..........................58

vii


4.2.1 Kết quả chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân...........................................................58
4.3 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt tại các hộ gia
đình xã Xuân Nộn – Đông Anh – Hà Nội ...................................................................67
4.3.1 Điểm mạnh và điểm yếu trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ
.........................67
4.3.2 Những cơ hội và thách thức mà các hộ gia đình phải đối mặt trong chăn nuôi
lợn thịt
...........................................................................................................................70
4.4 Định hướng và giải pháp phát triển bền vững trong chăn nuôi lợn thịt
..............75
4.4.1 Định hướng
...........................................................................................................75
4.4.2 Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững trong chăn nuôi lợn thịt

tại các hộ gia đình xã Xuân Nộn – Đông Anh – Hà Nội
......................................76
Phần V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................................................................88
5.1 Kết luận.........................................................................................................................88
5.2 Khuyến nghị...................................................................................................................90
5.2.1 Đối với nhà nước.......................................................................................................90
5.2.2 Đối với địa phương....................................................................................................91
5.2.3 Đối với hộ nông dân .................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................93
PHỤ LỤC.............................................................................................................................96

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng thịt lợn của 11 vùng, quốc gia sản xuất nhiều nhất trên thế giới. 22
Bảng 2.2: Tình hình tiêu thụ thịt lợn thế giới...................................................................23
Bảng 2.3: Tình hình xuất - nhập khẩu thịt lợn của một số nước chính trên thế giới. .25
Bảng 2.4: Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam qua 3 năm 06-08..................................26
Bảng 3.1: Tình hình lao động xã Xuân Nộn.....................................................................34
Bảng 3.2: Cơ sở hạ tầng của xã năm 2009.......................................................................36
Bảng 3.3: Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế của xã Xuân Nộn 2006-2008...........38
Bảng 4.1: Số lượng các hộ chăn nuôi lợn của xã 2007 – 2009.......................................46
Bảng 4.2: Tình hình chung của các nhóm hộ điều tra phân theo quy mô chăn nuôi......47
Bảng 4.3: Cơ sở vật chất phục vụ cho chăn nuôi lợn của các nhóm hộ điều tra...........48
Bảng 4.4: Nguồn vốn dùng cho chăn nuôi của các hộ gia đình.......................................51
Bảng 4.5: So sánh một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi lợn phân theo giống
..............................................................................................................................................52
Bảng 4.6: Nguồn cung cấp giống cho chăn nuôi...............................................................53
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đình.........54

Bảng 4.8: Tình hình sử dụng thuốc thú y của các hộ điều tra........................................58
Bảng 4.9: Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi lợn ............................................60
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt theo quy mô chăn nuôi................63
Bảng 4.11: Phân tích SWOT trong chăn nuôi lợn tại các hộ gia đình xã Xuân Nộn.....74

ix


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu giá trị các ngành sản xuất của xã Xuân Nộn..............................39
Sơ đồ 4.1 Các kênh tiêu thụ sản phẩm của hộ chăn nuôi xã Xuân Nộn.........................65

x


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
BQ
CC
CN
DV
ĐBSH
ĐVT
HQKT
HTX
KH
KHKT
KL

LHXC
NN

PTNT
TACN
TSCĐ
VSATTP

Bình quân
Cơ cấu
Công nghiệp
Dịch vụ
Đồng Bằng Sông Hồng
Đơn vị tính
Hiệu quả kinh tế
Hợp tác xã
Khấu hao
Khoa học kỹ thuật
Khối lượng
Lao động
Lợn hơi xuất chuồng
Nông nghiệp
Phát triển nông thôn
Thức ăn chăn nuôi
Tài sản cố định
Vệ sinh an toàn thực phẩm

xi


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã có bước

phát triển khá toàn diện. Nông nghiệp phát triển ổn định và có xu hướng tái
sản xuất theo chiều sâu, đời sống vật chất, tinh thần nông dân được cải thiện,
bộ mặt nông thôn thay đổi theo chiều hướng lành mạnh hoá các quan hệ kinh
tế - xã hội, góp phần quan trọng vào sự ổn định của đất nước, tạo cơ sở cho sự
phát triển bền vững. Để đạt được những thành tựu đó có sự đóng góp không
nhỏ của ngành chăn nuôi - một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp, nó không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm hàng ngày của
mọi người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng
triệu người dân hiện nay.
Nhưng vấn đề đang gây nhiều bức xúc đó là hiện trạng ô nhiễm môi trường
do chăn nuôi gây ra đang ngày một gia tăng kéo theo những ảnh hưởng nặng nề,
tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.
Đặc biệt trong những tháng cuối năm 2009 giá thức ăn chăn nuôi tăng cao
đã gây không ít khó khăn cho nghành chăn nuôi nói chung và hộ chăn nuôi lợn
thịt nói riêng. Đây là cú sốc mạnh sau những khó khăn do dịch bệnh gây
ra. Theo ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, ước tính sản lượng
thu hoạch chăn nuôi năm 2009: “tổng sản lượng thịt hơi đạt 3,7 triệu tấn, hơn 5
tỷ quả trứng gia cầm, gần 300 nghìn tấn sữa. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong
nông nghiệp hiện đạt 27%, mục tiêu đến năm 2010 đạt 32%, năm 2015 đạt 38%,
năm 2020 đạt trên 42%. Tốc độ tăng trưởng về số lượng đàn gia súc gia cầm
luôn bình quân 8,5%/năm. Năm 2009, số lượng đàn gia súc gia cầm tăng lên
10% so với năm 2008”. Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, nếu xét về giá trị,
thì tăng trưởng toàn ngành chăn nuôi trong 9 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt 0,03%
so với cùng kỳ năm 2008, nghĩa là gần như bằng không.

1


Vậy hướng phát triển ngành chăn nuôi nước ta là gì?
Những vấn đề trên đòi hỏi những nhà quản lý, người chăn nuôi cần nhìn

nhận rõ bản chất vấn đề, thấy hết những khó khăn, tồn tại để có những giải
pháp cấp bách, thiết thực trong việc hoạch định chính sách và lựa chọn hình
thức đầu tư chăn nuôi hiệu quả. Ông Lê Bá Lịch, chủ tịch Hiệp hội Thức ăn
chăn nuôi(2009) nhấn mạnh rằng: “cần phải đặt đúng vai trò, vị trí của chăn
nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp là giải quyết an ninh thực phẩm cho
xã hội. Nếu không giải quyết nhanh và thỏa đáng, thì sau thời hạn cam kết
WTO (năm 2012), Việt Nam sẽ mất an ninh thực phẩm nghiêm trọng, khi
thực phẩm (thịt heo, thịt gà, trứng …) nước ngoài tràn vào, người chăn nuôi
sẽ mất việc làm hàng loạt. Bởi vậy phải ngay từ nay phải bằng hành động cụ
thể, bố trí cơ cấu đầu tư cho chăn nuôi”.
Theo ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, “trước mắt, Cục
Chăn nuôi sẽ tập trung vào các giải pháp cụ thể nhằm tạo nguồn thức ăn giàu
năng lượng thông qua việc xây dựng những vùng nguyên liệu tập trung,
chuyên canh, phát triển các mô hình tận dụng phụ phẩm nông nghiệp (khoảng
60 triệu tấn/năm) để bổ sung nguồn thức ăn, Nhà nước cũng đang mở ra hàng
loạt chính sách hỗ trợ ngành chăn nuôi phát triển bền vững, đó là: quy hoạch
sản xuất chăn nuôi; chính sách đất đai; chính sách đầu tư tín dụng đối với
chăn nuôi; chính sách thuế; xúc tiến thương mại; sắp xếp và nâng cao hiệu
quả chăn nuôi nông hộ. Để tiếp tục thúc đẩy phát triển chăn nuôi trang trại,
nhà nước sẽ hỗ trợ miễn giảm tối thiểu 50% tiền thuê đất; hỗ trợ 50% kinh phí
giả phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng các khu chăn nuôi tập trung”.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám: “Đừng hiểu quy
hoạch chăn nuôi như quy hoạch... khu công nghiệp, hiện, nhiều địa phương
đang hiểu quy hoạch chăn nuôi giống như quy hoạch khu công nghiệp! Đây là
suy nghĩ sai lầm. Không nhất thiết phải đem gà, vịt, ngan ngỗng, lợn, bò nhốt
vào một khu. Cách làm tốt nhất là chúng ta phải chỉ ra vùng nào phù hợp với
từng đối tượng vật nuôi để bố trí đất đai cho hợp lý”.

2



Đâu giải pháp cho phát triển chăn nuôi bền vững?
Chăn nuôi lợn thịt là một trong những ngành sản xuất chính của xã Xuân
Nộn – Đông Anh – Hà Nội. Trong những năm gần đây lĩnh vực sản xuất này
đã luôn đạt được tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất cao và ổn định. Ngành
cũng đã góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho đại bộ phận các hộ
gia đình trong toàn xã. Để tiếp tục đẩy mạnh ngành chăn nuôi lợn thịt của xã
Xuân Nộn – Đông Anh – Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung và để trả lời
cho các câu hỏi nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài:
“Một số giải pháp chủ yếu phát triển bền vững chăn nuôi lợn thịt tại
các hộ gia đình xã Xuân Nộn – Đông Anh – Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
phát triển bền vững chăn nuôi lợn thịt tại các hộ gia đình xã Xuân Nộn –
Đông Anh – Hà Nội.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững chăn
nuôi lợn thịt tại các hộ gia đình.
 Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn thịt tại các hộ gia đình tại xã Xuân
Nộn – Đông Anh – Hà Nội.
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn thịt tại các hộ gia đình.
 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững chăn nuôi
lợn thịt tại các hộ gia đình nói riêng, toàn xã nói chung.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
• Nhu cầu và khả năng phát triển bền vững trong chăn nuôi lợn thịt ở
các hộ gia đình xã Xuân Nộn – Đông Anh – Hà Nội như thế nào?
• Phát triển bền vững có vai trò quan trọng như thế nào đối với các

3



hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt?
• Thực trạng chăn nuôi lợn thịt tại các hộ gia đình xã Xuân Nộn – Đông
Anh – Hà Nội.
• Nguyên nhân và những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc phát triển chăn
nuôi lợn thịt tại các hộ gia đình?
• Làm thế nào để phát triển chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đình phát
triển theo hướng bền vững?
1.4 Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi lợn
thịt tại các hộ gia đình thuộc xã Xuân Nộn – Đông Anh – Hà Nội.
 Phạm vi thời gian: Tiến hành thu thập số liệu sơ cấp qua 3 năm 2007 - 2009.
 Phạm vi nội dung: Tập trung vào các hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt tại
xã điều tra.
1.5 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt quy mô vừa và nhỏ; các chủ trương
chính sách, văn bản có liên quan.

4


Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
* Tăng trưởng:
Tăng trưởng là một vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay của các quốc
gia trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Tăng trưởng được hiểu là sự
gia tăng về mặt số lượng của một sự vật nhất định. Trong kinh tế, tăng trưởng
được thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản phẩm hay số lượng đầu ra của một

quá trình sản xuất hay hoạt động.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (Gross
Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính
bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong
phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài
chính) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị
tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công
dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản
phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng. hoặc thu
nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế
thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức
độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu
người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.
Tác phẩm “Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” của Viện Chiến lược phát triển, tăng trưởng kinh tế được định
nghĩa là mức tăng lượng của cải (tài sản) trong một thời kỳ nhất định. Khái
niệm này có thể được áp dụng cho nhiều cấp độ, cho toàn nền kinh tế, cho
từng ngành, cho các doanh nghiệp, cho cấp độ gia đình và cấp độ cá nhân.
Để phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của một thời kỳ, người ta thường dùng

5


giá trị tuyệt đối của các đại lượng để so sánh chúng với nhau. Chênh lệch giữa
các thời điểm chính là mức tăng trưởng kinh tế của một thời kỳ cụ thể. Ngoài
ra, tăng trưởng kinh tế còn được phản ánh bằng tốc độ gia tăng của các đại
lượng trong các giai đoạn với nhau và được đo bằng phần trăm thay đổi, giá
trị phần trăm cao hay thấp thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm. (Giáo
trình phát triển nông thôn, 2005, tr15 - tr18).
* Phát triển:

Tăng trưởng là tăng về số lượng, còn phát triển không những tăng
về số lượng mà còn phong phú hơn về chủng loại, chất lượng và phù hợp hơn
về cơ cấu, phân bố của cải. Theo cuốn sách “Mô hình hệ kinh tế, sinh thái
phục vụ phát triển nông thôn bền vững” (1999), Nhà xuất bản Nông nghiệp,
Hà Nội thì phát triển được định nghĩa là quá trình nâng cao điều kiện sống về
vật chất và tinh thần của con người bằng mở rộng sản xuất.
Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao
gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như
phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ
trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát
triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm
kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm
bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.
* Phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải
bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai. Phát triển bền vững đang là
mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia. Mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh
tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hoá…riêng của mình để hoạch định chiến lược
phù hợp nhất. Ngày nay khái niệm bền vững phải nhằm hướng tới: bền vững
về kinh tế bền vững về chính trị, xã hội và bền vững về môi trường. Nó phản
ánh xu thế của thời đại và định hướng tương lai của loài người.

6


Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về sự phát triển bền vững, trong đó
định nghĩa được nhắc đến nhiều nhất là định nghĩa của Uỷ ban Thế giới
(WCED - World commission on the Environment and Development) về Môi
trường & Phát triển đưa ra năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển
đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu

của thế hệ tương lai”(Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường 2006, tr 24).
• Định nghĩa của FAO - 1989 về phát triển bền vững:
"Phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên,
định hướng những thay đổi công nghệ và thể chế theo một phương thức sao
cho đạt đến độ thoả mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của
thế hệ hôm nay và mai sau”. Sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực
nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất nước, các nguồn gen động vật và thực
vật, không làm suy thoái môi trường, là kỹ thuật thích hợp, kinh tế sống động
và được xã hội tiếp nhận.
• Khái niệm của Herman Daly, 1973 (World Bank):
Một thế giới bền vững là một thế giới không sử dụng các nguồn tài
nguyên tái tạo như nước, thổ nhưỡng, sinh vật...nhanh hơn sự tái tạo của
chúng. Một xã hội bền vững cũng không sử dụng các nguồn tài nguyên không
tái tạo như nhiên liệu hoá thạch, khoáng sản…nhanh hơn quá trình tìm ra loại
thay thế chúng và không thải ra môi trường các chất độc hại nhanh hơn quá
trình trái đất hấp thụ và vô hiệu hoá chúng. (Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi
trường 2006, tr 24).
• Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, sửa đổi năm 2005:
“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các
thế hệ tương lai trên cơ sở kếp hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng
kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. (Nguyễn Thị
Phương Loan, 2008).

7


Như vậy, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển về 3 mục
tiêu: Kinh tế hiệu quả, Xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ.
Vì vậy để đạt được sự phát triển bền vững cho đất nước nói chung và thế giới

nói riêng đòi hỏi các nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội...phải bắt tay nhau
thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi
trường. Do đó phải đảm bảo:
* Hiệu quả kinh tế: Yếu tố kinh tế tất nhiên đóng vai trò quan trọng trong
phát triển bền vững. Nó thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống kinh tế, tạo cơ
hội tiếp xúc với những nguồn tài nguyên một cách thuận lợi và quyền sử dụng
những nguồn tài nguyên thiên nhiên được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố
được chú trọng ở đây phải là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi
người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới
hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ
bản của con người. Hiệu quả kinh tế phản ánh mối tương quan giữa kết quả
hữu ích về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế và
hoạt động sản xuất.
* Hiệu quả xã hội: Là mối tương quan so sánh giữa kết quả của các
lợi ích về xã hội và tổng chi phí xã hội. Kết quả của các lợi ích xã hội như cải
thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống, tăng việc làm, giải quyết thỏa đáng
giữa các lợi ích xã hội. Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần chú
trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận
lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội
phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
* Hiệu quả về môi trường: Khía cạnh môi trường trong phát triển bền
vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên
với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm
mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn

8


nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người
và các sinh vật sống trên trái đất.

* Hiệu quả kinh tế xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng
hợp về mặt kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó.
* Hiệu quả phát triển và bền vững: Là hiệu quả kinh tế xã hội có được
do những tác động hợp lý để tạo ra nhịp điệu tăng trưởng tốt và đảm bảo
những lợi ích kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường ở hiện tại và tương lai.
2.1.2 Đặc tính sinh học và sản xuất ở lợn
• Lợn có khả năng sản xuất cao
Lợn loài động vật có tốc độ sinh trưởng và phát triển cao, ngày nay với sự
phát triển của Khoa học – Công nghệ đã tạo ra những giống lợn công nghiệp có
khả năng sản xuất rất cao.Chúng như những cổ máy chuyển hoá thức ăn có hiệu
quả, có tốc độ sinh trưởng cao. Điều này đã rút ngắn thời gian nuôi và có nghĩa
là hạn chế được rủi ro về kinh tế. Một con lợn nái có thể dễ dàng sản xuất 8 đến
12 lợn con/lứa sau khoảng thời gian có chửa là 114 ngày và trong điều kiện
chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì có thể có hai lứa/năm. Khả năng sản xuất thịt cũng
khá cao. Một con lợn có trọng lượng xuất chuồng khoảng 100 kg sẽ có khoảng
42 kg thịt, 30 kg đầu, máu và nội tạng... và 28 kg mỡ, xương…
• Lợn là động vật ăn tạp và chịu đựng kham khổ tốt
Lợn trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thích hợp với nhiều loại
thức ăn khác nhau. Một số giống có thể thích hợp với khẩu phần ăn có chất
lượng thấp và nhiều xơ. Những giống như thế này có vai trò quan trọng trong
các hệ thống chăn nuôi quảng canh. Tuy nhiên, trong các hệ thống chăn nuôi
hiện đại những thuận lợi này không còn được ứng dụng nữa. Lợn thương
phẩm được cung cấp thức ăn một cách cân đối, có chất lượng cao. Khẩu phần
ăn có tỷ lệ xơ cao, thấp protein sẽ làm hạn chế quá trình sinh trưởng của lợn.
Trong trường hợp này lợn sẽ tồn tại và phát triển nhưng với tốc độ tăng trọng
thấp và hiệu quả sản xuất sẽ không cao.

9



• Khả năng thích nghi cao
Lợn là một trong những giống vật nuôi có khả năng thích nghi cao, chịu
đựng kham khổ tốt, nó rất năng động trong việc khám phá các môi trường
mới và tìm kiếm các loại thức ăn mới. Trong trường hợp cần thiết lợn có thể
chống chọi một cách dữ dội để bảo vệ lãnh thổ của mình cũng như chống lại
địch hại. Lợn khá mắn đẻ và có khả năng sinh sản rất nhanh, đặc điểm này có
vai trò quan trọng trong quá trình hình thành bầy đàn mới cũng như sự tồn tại
lâu dài của giống nòi trong các điều kiện môi trường mới. Lợn có lớp mỡ
dưới da dày để chống lạnh, còn vùng nóng chúng tăng cường hô hấp để giải
nhiệt. Chúng sinh trưởng rất chậm nhưng lại có khả năng chống chịu bệnh tật
và duy trì sự sống cao. Chính vì vậy nó đã đáp ứng được yêu cầu của con
người, giúp cho con người phân bổ tốt quỹ thời gian của mình, bên cạnh việc
chăn nuôi lợn họ còn giành được thời gian cho các công việc khác để tạo thu
nhập cao hơn và bảo đảm cuộc sống của mình tốt hơn.
• Thịt lợn có chất lượng thơm ngon, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ mỡ cao
trong thân thịt
Thịt lợn vốn là loại thực phẩm có giá cao và vốn được xem là có giá trị cao
hơn so với thịt nạc hay thịt cơ. Hầu hết thân thịt lợn đều sử dụng để chế biến
hoặc làm thức ăn cho con người, da của lợn có thể làm thức ăn hoặc cung cấp
cho ngành thuộc da, lông có thể được dùng để làm các vật dụng như: bàn chải,
bút vẽ.... Sự phát triển của công nghệ chế biến thịt hông khói, lên men đã tạo
nên một số lượng sản phẩm rất đa dạng từ thịt lợn, các công nghệ này đã giúp
cho quá trình bảo quản, nâng cao tính đa dạng, hương vị và nâng cao phẩm
chất khẩu phần ăn cho con người. Ngoài ra, lợn có thể sản xuất một lượng
mỡ đáng kể. Mỡ là một nguồn dự trữ năng lượng lớn. Mỡ còn giúp cho thịt có
mùi và vị ngon hơn. Lợn công nghiệp ngày nay có năng suất thịt cao hơn so
với các giống lợn truyền thống (khoảng 49% trọng lượng sống), bù vào đó lợn

10



truyền thống có tỷ lệ mỡ cao hơn lợn công nghiệp ngày nay. Nếu ta so với trâu
bò hay gia cầm thì tỷ lệ thịt chỉ vào khoảng 38 - 45%.
• Lợn là loại vật nuôi dễ huấn luyện
Lợn không những là động vật dễ nuôi mà còn là loài động vật dễ huấn
luyện thông qua việc thiết lập các phản xạ có điều kiện. Ví dụ trong trường
hợp huấn luyện lợn đực giống xuất tinh và khai thác tinh dịch, ngoài ra trong
chăm sóc nuôi dưỡng chúng ta có thể huấn luyện cho lợn có nhiều các phản
xạ có lợi để nâng cao năng suất và tiết kiệm lao động, ví dụ như huấn luyện
lợn tiểu tiện đúng chỗ qui định....
• Đặc điểm tiêu hóa của bộ máy tiêu hoá lợn
Lợn là gia súc dạ dày đơn. Cấu tạo bộ máy tiêu hoá của lợn bao gồm
miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và cuối cùng là hậu môn.
Khả năng tiêu hóa của lợn với các loại thức ăn cao thường có tỷ lệ từ 80-85%
tùy từng loại thức ăn. Trong quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, một phần
thức ăn ăn vào nhưng không được hấp thu làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu
hoá. Hiệu quả tiêu hoá ở lợn phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi, thể trạng
và trạng thái sinh lý, thành phần thức ăn, lượng thức ăn cung cấp, cách chế
biến thức ăn. Lợn rất khó tiêu hoá xơ vì vậy lượng xơ trong khẩu phần cần
hạn chế.
• Thương mại, thu nhập và phúc lợi từ chăn nuôi lợn
Khi lợn bắt đầu có giá trị kinh tế. Việc bán lợn và các sản phẩm lợn cung
cấp một nguồn thu nhập cho hàng triệu người dân trên thế giới. Các sản phẩm
này đã ảnh hưởng rộng đến các hoạt động kinh doanh khác như: Thương mại,
vận chuyển, thị trường, giết mổ, chế biến thức ăn...Ngoài ra nó còn có tác
dụng kích cầu đối với các ngành chế biến thức ăn, sản xuất con giống, tinh
dịch, thuốc thú y và các thiết bị khác. Chúng là một hình thức tiết kiệm cho
người dân, đó là hình thức dự trữ chờ khi điều kiện thị trường thuận lợi hoặc
khi gia đình cần có một món tiền đột xuất. Một đàn lợn lớn có ý nghĩa quan


11


trọng trong việc bảo đảm tính an toàn cho tương lai khi các bất trắc xảy ra
bằng cách chuyển các sản phẩm trung gian (ví dụ như sản phẩm của trồng
trọt) sang dạng sản phẩm dự trữ lâu dài dưới dạng lợn.
• Lợn có giá trị về văn hoá và xã hội:
Một điều quan trọng cần lưu ý là lợn đã được xem là một loài vật nuôi
có tầm quan trọng không chỉ vì giá trị thức ăn mà còn có các giá trị văn
hoá độc đáo. Điều này được thể hiện trong các bài hát, thơ ca, tranh ảnh hội
hoạ, sách. Ở Úc nhiều nghiên cứu đã khẳng định trí thông minh của lợn và
được ghi nhận trong một số xã hội. Con người còn nuôi lợn như là một động
vật cảnh trong nhà và để làm bạn đồng hành trong những lần dạo chơi. Các
sản phẩm phụ của lợn (như đuôi và xương) được bán để làm các đồ trang trí
nội thất…
• Lợn có khả năng sản xuất phân bón tốt
Giống như các gia súc và gia cầm khác, lợn đóng góp một nguồn phân
bón đáng kể cho trồng trọt. Một con lợn trưởng thành có thể sản xuất 600-730
kg phân bón/năm. Hàm lượng Nitơ trong phân tươi vào khoảng 0.5 đến 0.6%;
phốt phát: 0.5%; và kali: 0.4%. Ở Việt Nam, phân lợn là nguồn phân hữu cơ
chủ yếu cung cấp cho trồng trọt, đặc biệt là cho nghề trồng rau. (Kỹ thuật
chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp, tr 8 – 11).
2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt
Trong ngành chăn nuôi lợn thì người chăn nuôi luôn chú trọng đến việc
tái sản xuất đàn lợn nhanh. Muốn vậy các hộ chăn nuôi phải đảm bảo yêu cầu
về thức ăn đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Yêu cầu người chăn nuôi
phải đầu tư vốn lớn vào việc xây dựng chuồng trại, các cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ cho chăn nuôi. Đòi hỏi người chăn nuôi có trình độ lành nghề cao,
hiểu biết khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. Ngoài ra, con lợn là sinh vật sống
vì thế quá trình sinh trưởng và phát triển phụ thuộc vào điều kiện khí hậu như:

độ ẩm. nhiệt độ, lượng mưa…

12


Quy luật sinh trưởng, phát triển của lợn thịt trải qua 3 giai đoạn: Thời kỳ sau
cai sữa, thời kỳ nuôi lợn choai, thời kỹ vỗ béo. Hiện nay giống lợn thịt tại địa
phương có hai giống: lợn hướng nạc và lợn lai kinh tế F1 là chủ yếu.

* Lợn lai kinh tế F1 đã áp dụng công thức lai giữa lợn đực ngoại và nái
nội rất có hiệu quả như: Lai lợn Đại Bạch x Móng Cái Đại Bạch x Ỉ; Edel x
Móng Cái Comwall x Móng Cái; Cornwall x Ỉ Landrace x Móng Cái;
Landrace x Lang Hồng…Tạo ra con lai F1 nuôi thịt 3 – 5 tháng tuổi đạt 85 –
100 kg, tỷ lệ nạc 40 – 41%.
* Giống lợn thịt hướng nạc có khá nhiều ở các nước trên thế giới, có các
giống được lai tạo Yorkshire, Landrace, Duroc. Hình dạng dài, phía mông
phát triển hơn đầu (Landrace), tỷ lệ nạc cao (chiếm 45 – 52% trong phần thịt
xẻ), tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị tăng trọng thấp hơn so với các giống
khác, hệ số di truyền về tỷ lệ nạc cao và ổn định.
Một số giống lợn thịt hướng nạc phổ biến ở nước ta như:
Yorkshire (Anh) phổ biến nhất nước ta hiện nay. Là giống da trắng, tai
dựng, mõm thẳng, ngực rộng, tỷ lệ nạc 52%, bình quân đẻ 1,9 – 2 lứa/năm,
khối lượng lợn con giống xuất bán đạt 16 – 20 kg/con, tăng trọng bình quân
trên 600g/ngày.
Lợn Duroc (Mỹ) màu lông thay đổi từ nhạt đến nâu sẫm, thân hình cân đối
to khỏe, mõm thẳng, tai ngắn hơi cụp, tỷ lệ nạc 56 – 60%.
Lợn Landrace và Yorkshire là 2 giống lợn được đánh giá có năng suất sinh
sản tốt, khi lai tạo hai giống được con lai F1. Về sinh trưởng của lợn nái hậu
bị F1 (L*Y) và (Y*L) gần tương đương nhau (540 – 545 g/ngày). Mức chi phí
thức ăn cho 1 kg tăng trọng F1 (L*Y) là 3,67 kg, còn F1 (Y*L) là 3,76 kg.

(Vũ Thị Nhuận, 2004)

13


2.1.4 Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững là xu thế tất yếu trong
tình hình mới
2.1.4.1 Phát triển ngành chăn nuôi là một lợi thế của sản xuất nông nghiệp
nước ta
Trong những năm gần đây nền kinh tế phát triển mạnh mẽ theo đó nhu
cầu tiêu dùng ngày càng tăng, song sản phẩm chăn nuôi vẫn chưa đáp ứng đủ
nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nếu không chuyển đổi phương thức sản xuất
chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, sẽ không
đáp ứng được nhu cầu thực phẩm thịt, sữa, trứng có chất lượng và an toàn vệ
sinh phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Việt Nam là một nước nông nghiệp có điều kiện tự nhiên thích hợp cho
phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Truyền thống, kinh
nghiệm chăn nuôi lợn đã có từ lâu đời và nguồn thức ăn cho lợn có thể dễ
dàng kiếm được cũng như những kỹ thuật tiến bộ được áp dụng là những điều
kiện thuận lợi đối với người nông dân. Bước sang thời kỳ đổi mới, khi mà hộ
gia đình được công nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, người nông dân đã biết
tận dụng lợi thế để mở rộng phát triển kinh tế hộ, chăn nuôi lợn đang được coi
là mục tiêu để tăng thu nhập và có thể làm giàu. Thời gian qua tổng đàn lợn
trong cả nước luôn có sự tăng trưởng, tổng đàn từ 21,8 triệu con năm 2001
tăng lên 26,9 triệu con năm 2006, tăng bình quân 4,9%/năm. Tổng đàn nái tại
thời điểm 01/08/2006 là 4,33 triệu con chiếm 16,8% tổng đàn, tăng 455 ngàn
con so với cùng kỳ năm 2005. Đến 2007 giảm xuống còn 3,8 triệu nái, giảm
536 nghìn lợn nái, một phần do dịch “tai xanh”.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ kỹ
thuật hiện đại và các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện

cho nền kinh tế có những bước phát triển nhảy vọt, đặc biệt là trong sản xuất
nông nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn, nó được thể hiện bằng việc
cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực và là nước

14


×