Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

tìm hiểu hệ điều hành linux và một số phần mềm nguồn mở nhằm thay thế hệ điều hành windows và các phần mềm nguồn đóng thông dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI NCKH CẤP SINH VIÊN

TÌM HIỂU HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX VÀ MỘT SỐ
PHẦN MỀM NGUỒN MỞ NHẰM THAY THẾ
HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS VÀ CÁC PHẦN MỀM
NGUỒN ĐÓNG THÔNG DỤNG
S

K

C

0

0

3

9

5

9

MÃ SỐ: SV87 - 2007

S KC 0 0 1 9 3 1



Tp. Hồ Chí Minh, 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

TÌM HIỂU HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX VÀ MỘT SỐ
PHẦN MỀM NGUỒN MỞ NHẰM THAY THẾ HỆ
ĐIỀU HÀNH WINDOWS VÀ CÁC PHẦN MỀM
NGUỒN ĐÓNG THÔNG DỤNG

MÃ SỐ: SV87-2007

THUỘC NHÓM NGÀNH : KHOA HỌC KỸ THUẬT
NGƯỜI CHỦ TRÌ
: NGUYỄN TRUNG THÀNH
MÃ SỐ SINH VIÊN
: 03110222
ĐƠN VỊ
: KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TP. HỒ CHÍ MINH - 06/2008


NHẬN XÉT CỦA

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

1



NHẬN XÉT CỦA
HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

2



MỤC LỤC
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................. 4
A. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4
B. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI ........................................................................................... 4

Phần 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ............................................................. 4
A. NỘI DUNG .......................................................................................................... 4
Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ .......................4
I. Các khái niệm và quy ước .....................................................................................4
II. Lý do nên sử dụng các phần mềm nguồn mở .....................................................10
Chương 2. GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX ...............................................14
I. Tìm hiểu hệ điều hành Linux ..............................................................................14
Chương 3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX ..........................17
I. Các kiến thức căn bản về hệ điều hành Linux ....................................................17
II. Nhóm lệnh về quyền trên hệ thống tập tin ..........................................................23
III. Hướng dẫn sử dụng chi tiết Ooo Writer và Ooo Calc .........................................24
IV. Cài đặt, gỡ bỏ phần mềm trong Linux ................................................................27
V. Cấu hình một số dịch vụ mạng............................................................................28
Chương 4. GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHẦN MỀM NGUỒN MỞ ...........................41
I. File manager ........................................................................................................41
II. Multimedia ..........................................................................................................44
III. Antivirus ..............................................................................................................46
IV. Utilities ................................................................................................................48

B. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .................................................................................... 56

Phần 3. KẾT LUẬN ............................................................................... 56
I. Đánh giá khả năng thay thế của Linux cho Windows ........................................56
II. Những tồn tại cần khắc phục ...............................................................................58

III. Hướng phát triển cho tương lai ...........................................................................59

3


Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
A. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài bao gồm hệ điều hành Fedora Core 6 (một
distro của hệ điều hành Linux) và một số phần mềm nguồn mở khác có sẵn trong
Fedora Core 6 hoặc được cài đặt thêm để hỗ trợ người dùng.

B. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
 Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp thay thế hệ điều hành Windows và một số
ứng dụng chạy trên nền Windows bằng hệ điều hành Linux và một số phần mềm
nguồn mở khác chạy trên Linux.
 Những giải pháp đưa ra sẽ giúp cho những người đang sử dụng hệ điều hành
Windows có thể chuyển qua sử dụng hệ điều hành Linux và thực hiện các công
việc liên quan đến máy vi tính một cách dễ dàng. Những giải pháp được đưa ra
chính là những phần mềm nguồn mở chạy trên hệ điều hành Linux có tính năng
tương đương như những phần mềm chạy trên hệ điều hành Windows.
 Đặc biệt, các giải pháp này sẽ hạn chế được việc vi phạm bản quyền phần mềm, tiết
kiệm được kinh phí mua bản quyền phần mềm (do các phần mềm nguồn mở đa số
là miễn phí, còn phần mềm nguồn đóng là có phí mua bản quyền phần mềm). Và
quan trọng hơn, khi Việt Nam gia nhập WTO, việc tôn trọng luật pháp quốc tế là
điều nên làm, mà mua bản quyền phần mềm là một điều được nhắc đến rất nhiều
trong chuyên ngành Công Nghệ Phần Mềm nói riêng và ngành Công Nghệ Thông
Tin nói chung.

Phần 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. NỘI DUNG

Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ
I. Các khái niệm và quy ước
1. Phần mềm mã nguồn mở
PMNM là những phần mềm được cung cấp dưới cả dạng mã và nguồn, không
chỉ là miễn phí về giá mua mà chủ yếu là miễn phí về bản quyền: người dùng có
quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung qui định
trong giấy phép PMNM (ví dụ General Public Licence – GPL) mà không cần xin
phép ai, điều mà họ không được phép làm đối với các phần mềm nguồn đóng (tức là
phần mềm thương mại).
Nhà cung cấp phần mềm nguồn mở có quyền yêu cầu người dùng trả một số chi
phí về các dịch vụ bảo hành, huấn luyện, nâng cấp, tư vấn, vv... tức là những dịch vụ
4


thực sự đã thực hiện để phục vụ người dùng, nhưng không được bán các sản phẩm
nguồn mở vì nó là tài sản của trí tuệ chung, không phải là tài sản riêng của một nhà
cung cấp nào.
2. Phần mềm miễn phí và phần mềm tự do
Phần mềm miễn phí là phần mềm mà người sử dụng không phải trả bất kỳ chi
phí nào, không hạn chế thời gian sử dụng, có thể tải tự do về dùng từ Internet, có thể
sao chép và sử dụng phần mềm đó. Ngoài trừ việc chấp nhận cung cấp một số thông
tin như địa chỉ thư điện tử (email) và một số thông tin cá nhân khác nếu có. Người sử
dụng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với những thỏa thuận bản quyền cam kết giữa
hai bên.
Phần mềm miễn phí có khác với phần mềm tự do (free software), bởi vì sự khác
nhau về ý nghĩa của chữ "tự do". Phần mềm miễn phí tức là không có sự trả tiền (cho
việc sử dụng nó), dùng để chỉ trị giá trao đổi hàng hóa bằng 0. Trong khi đó, phần
mềm tự do thì được mô tả như là phần mềm có thể được hoàn toàn tự do khi nghiên
cứu, thay đổi, sao chép, tái phân phối, chia sẻ và sử dụng phần mềm đó trong mọi
mục đích. Trong phần mềm miễn phí thì người dùng có thể bị các ràng buộc như là

phải tôn trọng tên tác giả, không được dùng cho mua bán trục lợi chẳng hạn. Mặc dù
vậy, đa số chương trình tự do là phần mềm miễn phí. Phần mềm dạng này nên được
gọi riêng là phần mềm tự do để tránh việc nhầm lẫn với phần mềm miễn phí mà
thường không cho chung với mã nguồn và do đó nó là phần mềm tư.
Có nhiều mô hình phần mềm miễn phí khác nhau. Phần mềm miễn phí là một
thuật ngữ bao trùm trong đó bao gồm cả những cách hạ giá hơn giá trị thực (trong
các dạng phần mềm dùng thử và phần mềm quảng cáo).
3. Phần mềm nguồn đóng
Phần mềm nguồn đóng là phần mềm mà mã nguồn không được công bố. Muốn
sử dụng phần mềm nguồn đóng chỉ có một cách duy nhất là mua lại bản quyền sử
dụng từ các nhà phân phối chính thức của hãng. Các hình thức tự do sao chép và sử
dụng phần mềm nguồn đóng bị xem như là không hợp pháp.
4. Giấy phép GNU
Năm 1971, Richard Stallman lúc đó đang làm viê ̣c ta ̣i MIT . Nhóm của ông phát
triể n, chia sẽ , và sử dụng những phần mềm "free". Đế n năm 1980, hầ u hế t các phầ n
mề m khi sử du ̣ng ba ̣n phải trả tiề n cho người cung cấ p .
Từ đó ý t ưởng về một phẩm miễn phí hoàn toàn ra đời , và đó cũng là tiền đề
cho "dự án GNU" sau này. GNU là viế t tắ t cũng như đê ̣ qui la ̣i chính nó : "GNU's not
Unix" và được đọc là "gờ-nu"
Mọi máy tính muốn chạy được điều phải cầ n có Hê ̣ điề u hành (OS). Tuy nhiên,
nế u OS chỉ có phầ n Kernel thôi thì vẫn chưa thể sử du ̣ng đươ ̣c , chính vì vậy cần phải
có các ứng dụng đi kèm như editor , mail, compiler…Với suy nghi ̃ đó nhóm của
5


Richard Stallman quyế t đinh
̣ sẽ viế t ra mô ̣t OS giố ng như Unix , nhưng "free", đồ ng
thời với các ứng du ̣ng đi kèm , cũng "free" để phục vụ cho người dùng máy tính . Tuy
nhiên với suy nghi ̃ muố n OS cha ̣y đươ ̣c thì cầ n phải có ứng du ̣ng , nên thay vì tâ ̣p
trung vào v iế t Kernel thì nhóm của ông la ̣i tâ ̣p trung vào viế t "ứng dụng" trước. Dự

án GNU được khởi động chính thức vào tháng 1/1984. Do số ứng cầ n có quá nhiề u
nên cầ n mô ̣t tổ chức chuyên quản lý và phát triể n chúng , và chính vì vâ ̣y tổ chức
Free Software Foundation () ra đời vào năm 1985.
Đế n năm 1991, lúc này số ứng dụng phát triển đưọc đã khá nhiều , tuy nhiên cái
nề n để cha ̣y là kernel thì la ̣i chưa có !
Lúc nà y ta ̣i mô ̣t nơi khác trên thế giới , Phầ n Lan , anh chàng sinh viên Linus
Torvalds đang làm cả cô ̣ng đồ ng IT phải thán phu ̣c khi cho ra đời sản phẩ m Linux .
Năm 1992, Linus Torvalds quyế t đinh
̣ sản phẩ m của mình "free", nó như một sự bổ
khuyế t tuyê ̣t vời vào ngay chổ mà dự án GNU còn bỏ trố ng . Và chính từ đây GNU
và Linux dính chặt vào nhau , cùng bắt tay nhau phát triển cho đến ngày nay . Sự liên
kế t này chă ̣t chẽ đế n nỗi đôi khi người ta cứ hiể u nhầ m GNU là Linux hay ngươ ̣c la ̣i.
Các sản phẩm của GNU cũng như Linux điều "free", nhưng "free" như thế nào
? Tôi có thể lấ y những sản phẩ m "free" này đem bán không ? Câu trả lời là "free"
nhưng trong khuôn khổ nhấ t đinh
̣ , và những cái “free” đó đều tuân theo khuôn khổ
"giấ y phép công cô ̣ng GNU".
5. Công ước Bern
Công ước Bern là tên gọi ngắn của Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn
học và nghệ thuật, được ký tại thành phố Berne (Thụy Sĩ) năm 1886, lần đầu tiên
thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền. Nó được hình thành
sau các nỗ lực vận động của Victor Hugo. Trước khi có công ước Bern, các quốc gia
thường từ chối quyền tác giả của các tác phẩm ngoại quốc. Ví dụ, một tác phẩm xuất
bản ở một quốc gia được bảo vệ quyền tác giả tại đó, nhưng lại có thể bị sao chép và
xuất bản tự do không cần xin phép tại quốc gia khác.

6


Hình: Thành phố Bern (Switzerland)

Quyền tác giả, theo công ước Berne là tự động (đây cũng là điều quan trọng
nhất): không cần phải đăng ký tác quyền, không cần phải viết trong thông báo tác
quyền. Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm
tối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phép nâng
thời hạn hưởng tác quyền dài hơn, như Cộng đồng Châu Âu đã làm năm 1993. Hoa
Kỳ cũng gia hạn tác quyền, như trong Đạo luật Kéo dài Bản quyền Sonny Bono năm
1998.
Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập
Công ước Berne. Trong văn kiện này, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
tuyên bố bảo lưu các quy định tại Điều 33(1) của Công ước Berne và áp dụng chế độ
ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công
ước Berne. Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm
2004.
Công ước Berne được quản lý bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World
Intellectual Property Organization, viết tắt là WIPO). Gần như tất cả các quốc gia
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tuân thủ hầu hết các điều
khoản của công ước này, theo thỏa thuận TRIPs (Hiệp định về các khía cạnh liên
quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ) đó là những đạo luật liên quan giữa
Berne và WTO.
6. Copyleft – Copyright
a) Copyright là gì?
Copyright dịch theo tiếng Việt, có nghĩa là Quyền tác giả hay tác quyền, hay
độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Một phần người ta cũng nói
đó là sở hữu trí tuệ (Intellectual Property) và vì thế là đặt việc bảo vệ sở hữu vật chất
và sở hữu trí tuệ song đôi với nhau, thế nhưng khái niệm này đang được tranh cãi gay
gắt. Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm
được ghi giữ lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giả thông
thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả
và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất. Copyright được quy định khác nhau
trong các nước trên thế giới.


7


Copyright là tên gọi của những vùng nói tiếng Anh (Anglo-America) cho quyền
phi vật chất về các tác phẩm trí tuệ. Trong tiếng Mỹ, Copyright nhấn mạnh đến
phương diện kinh tế. Copyright trước nhất là dùng để bảo vệ các đầu tư về kinh tế.
Cũng chính từ nền tảng này mà luật của các vùng nói tiếng Anh và luật của châu Âu
lục địa đã đi đến kết quả khác nhau cho nhiều vấn đề về luật pháp.
Trong Copyright của hệ thống luật lệ của US, trái ngược với luật về quyền tác
giả của châu Âu lục địa của châu Á cũng như của Vietnam, các quyền sử dụng và
quyết định về một tác phẩm thường không dành cho tác giả (thí dụ cho một nghệ sĩ)
mà lại dành cho những người khai thác các quyền này về mặt kinh tế (thí dụ như nhà
xuất bản). Tác giả chỉ giữ lại các quyền phủ quyết có giới hạn nhằm để ngăn cản việc
lạm dụng của Copyright từ phía những người khác thác các quyền này. Đó cũng là lý
do tại sao chúng ta chỉ thấy trong bài "Baby one more time" chỉ đề đúng một chữ
Britney Spears, không có tên tác giả. Còn "Anh không muốn bất công với em" ngoài
đề "ưng Hoàng Phúc & H.A.T" ra còn đề thêm "T/g: Quang Huy."
Cho đến những năn gần đây Copyright tại Mỹ vẫn phải đăng ký một cách rõ
ràng và sẽ chỉ chấm dứt 75 năm sau khi được ghi vào trong danh mục Copyright
trung tâm. Hiện nay các tác phẩm mới tại Mỹ được bảo vệ cho đến 70 năm sau khi
tác giả qua đời hay 95 năm dành cho các doanh nghiệp. Việc đăng ký Copyright tại
"Library of Congress" không còn là cần thiết bắt buộc nữa nhưng vẫn được khuyên
nhủ.
Ghi chú Copyright – ký hiệu © hay (c) – sau đó thường là người sở hữu quyền
và năm) hay cũng được gọi là thông báo quyền tác giả có nguồn gốc từ luật Mỹ. Lý
do là theo các luật lệ cũ của Mỹ thì có thể mất các quyền về một tác phẩm nếu như
không có ghi chú Copyright. Tuy nhiên, lại tuy nhiên, sau khi Mỹ gia nhập Công ước
Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật vào năm 1989 thì ghi chú
Copyright không cần thiết nữa nhưng vẫn có thể được đính kèm tùy theo ý muốn.

Trong luật Đức quyền tác giả tự động có cùng với việc sáng tạo ra một tác phẩm.
b) Copyleft là gì?
Copyleft có biểu tượng là chữ C ngược. Copyleft có một điều rất đáng chú ý mà
rất nhiều người nói Copyleft đồng nghĩa với miễn phí, xin được nói lại, Copyleft là
không hề miễn phí!

8


Bên cạnh những người tiêu dùng vì đã quen thuộc với các vi phạm về quyền tác
giả trong các nơi trao đổi âm nhạc trong Internet nên đang tự nhận thấy bị hạn chế
các quyền tự do bởi luật pháp ngày càng nghiêm ngặt hơn cũng có những tác giả
mong muốn đưa các tác phẩm của họ cho cộng đồng sử dụng tự do.
Để thực hiện điều này đơn giản nhất là từ bỏ quyền tác giả. Nhưng điều này
không phải là trong bất cứ một hệ thống luật pháp nào cũng có thể được và vẫn tiếp
tục dẫn đến tình trạng là các phiên bản được cải biến không phải là tự động được tự
do sử dụng vì tác giả của những sửa đổi này không bắt buộc phải từ bỏ quyền tác giả
của họ. Một khả năng để tránh tình trạng này là không từ bỏ quyền tác giả mà thông
qua một hợp đồng bản quyền công nhận các quyền sử dụng đơn giản cho tất cả mọi
người. Trong đó, các cái gọi là bản quyền copyleft yêu cầu các phiên bản được biến
đổi chỉ được phép phổ biến theo cùng các điều kiện tự do.
Đặc biệt đáng được nêu ra trong phạm vi phần mềm tự do là các bản quyền của
dự án GNU, thí dụ như các bản quyền GPL cho các chương trình máy tính và GFDL
cho sách giáo khoa và các quyển hướng dẫn. Dự án Creative Commons đưa ra những
bản quyền khác được cho là phù hợp tốt hơn với các nhu cầu đặc biệt của nghệ sĩ,
đặc biệt là những bản quyền này không bị giới hạn trong một loại tác phẩm nhất định
nào. Một mặt đó là những bản quyền nội dung mở (open-content) bảo đảm các quyền
tự do tương tự như các bản quyền của phần mềm tự do và về mặt khác là những bản
quyền có nhiều hạn chế hơn.
Copyleft là mang lại tự do cho người dùng sản phẩm chứ không phải là miễn

phí khi dùng sản phẩm. Một trong những nguyên nhân quan trọng của Copyleft chính
là người tạo sản phẩm khiêm tốn nghĩ rằng nó chưa hoàn hảo. Vì vậy, họ để ngõ khả
năng cho người khác chỉnh sửa, bổ sung hy vọng qua đó sẽ có những sản phẩm tốt
hơn phục vụ cộng đồng.
Khái niệm Copyleft xuất hiện khi Richard Stallman làm việc để phát triển Lips
(một chương trình ngôn ngữ của máy tính). Hãng Symbolics đã đề nghị và được
Stallman đồng ý để được mở rộng và cải tiến chương trình Lips. Nhưng khi Stallman
muốn truy cập vào chương trình đã được cải tiến đó thì lại bị Symbolics từ chối.
Năm 1984, Ricard Stallman định hướng phát triễn sản phẩm của mình thành
Software Hoarding ( tạm dịch là phần mềm có khả năng tích hợp thêm). Để loại trừ
ảnh hưởng của Copyright, Stallman đã tạo ra giấy phép bản quyền theo kiểu riêng đó
là GNU GPL loại giấy phép Copyleft đầu tiên. Trong lĩnh vực phẩn mềm máy tính
Torvalds đã trỏ nên nổi tiếng khi chú trọng đến khía cạnh thực hành của Copyleft với
hệ điều hành Linux đang ngày càng trở nên đối thủ đáng ngại cho Windows của
Microsoft.

9


Trong lĩnh vực tin học - công nghệ thông tin nạm xâm phạm bản quyền phần
mềm chưa bao giờ hạ nhiệt, nhất là ở những nước đang phát triễn. Họ viện nhiều lý
do khác nhau đển không mua bản quyền. Do vậy những Freeware và Freesoftware
đang trở nên rất cần thiết

II. Lý do nên sử dụng các phần mềm nguồn mở
1. Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm nguồn mở
a) Ưu điểm
Lợi ích của PMNM thể hiện rõ nhất ở tính kinh tế của nó, sử dụng PMNM thực
sự đã tiết kiệm được khoản tiền khổng lồ. Song đó không phải là tất cả, bởi đôi khi
lựa chọn phần mềm, người ta không quá chú trọng duy nhất vào vấn đề kinh phí, cái

mà họ quan tâm là tiện ích sử dụng, chất lượng phần mềm. Xét về mặt này PMNM
có những ưu việt đáng kể như: Tính an toàn; Tính ổn định/ đáng tin cậy; Các chuẩn
mở và việc không phải lệ thuộc vào nhà cung cấp; Giảm phụ thuộc vào nhập khẩu;
Phát triển năng lực ngành công nghiệp địa phương; Vấn đề vi phạm bản quyền,
quyền sở hữu trí tuệ; tính tuân thủ WTO; Nội địa hoá.
Về tính an toàn: Thực tế cho thấy không hề tồn tại một hệ điều hành nào mà
tính an toàn của nó được hoàn hảo. Song, so với PMNĐ thì PMNM ưu việt hơn hẳn
về độ an toàn, bởi vì: Thứ nhất, mã nguồn được phổ biến rộng rãi giúp người lập
trình và người sử dụng dễ phát hiện và khắc phục những lỗ hổng an toàn trước khi
chúng bị lợi dụng. Các PMNM thường có quy trình rà soát chủ động chứ không phải
rà soát đối phó. Thứ hai, ưu tiên tính an toàn đặt trên tiêu chí tiện dụng. Trước khi
thêm bất cứ tính năng nào vào ứng dụng PMNM, bao giờ người ta cũng cân nhắc đến
khía cạnh an toàn và tính năng đó sẽ chỉ được đưa vào nếu không làm yếu đi tính an
toàn của hệ thống. Thứ ba, các hệ thống PMNM chủ yếu dựa trên mô hình của Unix,
nhiều người sử dụng, thuận tiện cho kết nối mạng. Vì vậy, chúng được thiết kế với
một cấu trúc an toàn bảo mật cao, để một người sử dụng bất kỳ không thể đột nhập
vào máy chủ, ăn trộm dữ liệu cá nhân của người khác hoặc làm cho mọi người không
thể tiếp cận được với các dịch vụ do hệ thống cung cấp.
Về tính ổn định / đáng tin cậy: Các PMNM nổi tiếng là ổn định và đáng tin cậy.
Đây là kết luận rút ra sau khi các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm so sánh
với các PMNĐ khác.
Các chuẩn mở và việc không phải lệ thuộc vào nhà cung cấp: PMNM thực chất
dựa trên ba trụ cột “mở”: Nguồn mở, chuẩn mở, nội dung mở. PMNM luôn sử dụng
các chuẩn mở bởi hai lý do sau : Một là sẵn có mã nguồn. Với mã nguồn phổ biến
công khai, người ta lúc nào cũng có thể tái thiết kế và tích hợp lại bộ chuẩn của một
ứng dụng. Mọi khả năng tùy biến đều đã thể hiện rõ trong mã nguồn, khiến không ai
có thể dấu một chuẩn riêng trong một hệ thống PMNM. Hai là chủ động tương thích
chuẩn. Khi đã có những chuẩn đã được thừa nhận rộng rãi thì các dự án PMNM luôn
chủ động bám sát những chuẩn này. Đặc biệt, khi sử dụng các sản phẩm PMNM,
người sử dụng không còn phải lệ thuộc vào nhà cung cấp nữa.

Giảm lệ thuộc vào xuất khẩu: Trước kia, mỗi quốc gia đang phát triển muốn có
một phần mềm đóng thì họ phải trả chi phí khổng lồ để có được giấy phép sử dụng
chúng. Điều này làm tiêu hao quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia. Giải pháp PMNM ra đời
đã giúp các quốc gia này dễ dàng giải quyết khó khăn vừa nêu.

10


Phát triển năng lực ngành công nghiệp phần mềm địa phương: Phát triển
PMNM tạo năng lực đổi mới của một nền kinh tế. Bởi vì PMNM, theo nguyên lý
khuyến khích sửa đổi và lưu hành tự do, rất dễ tìm, dễ sử dụng và dễ học hỏi. PMNM
cho phép các nhà lập trình phát huy kiến thức và những nhân tố hiện có để tiếp tục
sáng tạo nên những phần mềm mới, giống như phương pháp tiến hành nghiên cứu cơ
bản. Bản chất mở và tính phối hợp cao của quy trình phát triển PMNM cho phép
người học có thể tìm hiểu và thí nghiệm với các khái niệm phần mềm mà hầu như
không gây tốn kém trực tiếp cho xã hội.
Vấn đề vi phạm bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ và tính tuân thủ WTO: Tỷ lệ
sao chép phần mềm trên thế giới nói chung là rất cao, ngay cả ở những nước phát
triển cũng vậy, như Mỹ là 24%, châu Âu là 35%. Nạn sao chép phần mềm này làm
thiệt hại cho các quốc gia trên nhiều phương diện. PMNM ra đời là giải pháp hữu ích
cho vấn đề này.
Bản địa hoá: Đây là lĩnh vực mà PMNM tỏ rõ nhất ưu thế của mình. Người sử
dụng PMNM có thể tự do sửa đổi để phần mềm trở nên thích ứng với những nhu cầu
riêng biệt của một khu vực văn hoá đặc thù, bất kể quy mô kinh tế của khu vực đó.
Chỉ cần một nhóm nhỏ những người có trình độ kỹ thuật là đã có thể tạo ra một
phiên bản nội địa ở mức thấp cho bất cứ PMNM nào.
b) Nhược điểm
Không tồn tại phần mềm nào hoàn hảo và thích hợp cho mọi tình huống,
PMNM cũng còn những hạn chế nhất định, đó là:
 Thiếu các ứng dụng kinh doanh đặc thù: Mặc dù có rất nhiều dự án

PMNM đang được tiến hành, vẫn còn nhiều lĩnh vực chưa có một sản
phẩm phần mềm hoàn thiện, đặc biệt là trong kinh doanh. Đó là do thiếu
những người vừa giỏi về kỹ thuật lại vừa thạo về kinh doanh.
 Tính tương hỗ với các phần mềm đóng: Các PMNM nhất là khi cài trên
máy để bàn, thường không hoàn toàn tương thích với PMNĐ. Đến lúc nào
đó, khi các công ty đã chuyển từ hệ thống chuẩn đóng sang chuẩn mở thì
vấn đề này sẽ được khắc phục.
PMNM thiếu mất tính tiện dụng vốn là đặc trưng của phần mềm thương mại.
Ngoài việc thiếu vắng một hệ thống hỗ trợ có chất lượng cao thì giao diện đồ họa với
người sử dụng (GUI – Graphical User Interface) của PMNM cũng không thân thiện.
Vì giao diện đồ họa trong đa số các hệ thống PMNM không phải là một nhân tố riêng
lẻ mà là một tập hợp kết quả từ nhiều dự án khác nhau, các yếu tố của giao diện
thường hoạt động theo trình tự rất khác nhau. Chỉ riêng lệnh “lưu dữ liệu” của
chương trình này cũng đã khác chương trình kia, đây là điểm khác biệt so với các hệ
điều hành nguồn đóng như Microsoft Windows. Mặc dù khá nhiều công sức đang
được bỏ ra để thống nhất giao diện cho các chức năng cấu thành nhưng hệ điều hành
PMNM có thể sẽ vẫn ở tình trạng thiếu đồng bộ trong một thời gian nữa.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của PMNM, tất cả những hạn chế này sẽ dần
được khắc phục.
2. Thực trạng vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã chủ trương tích cực tham gia
các hoạt động về PMNM trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể đã triển khai tổ chức
rất nhiều cuộc hội thảo, toạ đàm, đối thoại về PMNM trong nước, tham gia diễn đàn

11


châu Á về PMNM…. Điều này giúp chúng ta tranh thủ tiếp cận và tận dụng được tri
thức và tài sản trí tuệ cộng đồng PMNM trên thế giới một cách nhanh chóng, hiệu
quả, đồng thời có thể thừa hưởng và học tập kinh nghiệm của các nước. Kết quả là

PMNM ở Việt Nam cũng tương đối phát triển. Sự phát triển này thể hiện ở việc Bộ
Khoa học và Công nghệ (KH&CN) bắt đầu cho triển khai thực hiện dự án tổng thể
“Ứng dụng và phát triển PMNM ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008”. Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã ký thoả thuận với Sun về sử dụng Star Office là bước đệm quan trọng
trong việc chuyển sang các ứng dụng nguồn mở trong ngành Giáo dục. Một số
trường đã có kế hoạch sử dụng hệ điều hành Linux trong công tác giảng dạy và học
tập như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Cần Thơ, Đại học Huế. Ngày 17-1-2006,
tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ Hợp tác
giữa Bộ KH&CN và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội về việc hợp tác thành lập
Trung tâm nguồn lực về PMNM Việt Nam. Một số tổ chức như Văn phòng Trung
ương Đảng, Trung tâm APTECH, một số công ty cũng đã có những định hướng và
cam kết tham gia vào phát triển các ứng dụng PMNM, trong đó nổi bật có công ty
Vietsoftware đã ứng dụng “Cổng thông tin điện tử” trên nền nguồn mở, bắt đầu ở Hà
Nội, nay đã nhân rộng cho hơn 10 tỉnh, thành trên cả nước. Từ năm 2005, Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã đưa nội dung thi về PMNM thành nội dung chính trong cuộc thi
Olimpic tin học sinh viên Việt Nam được tổ chức hàng năm. Đây cũng là dấu ấn
quan trọng trong phát triển PMNM ở Việt Nam.
Tuy nhiên trên thực tế, việc phát triển PMNM tại các công ty máy tính ở nước
ta còn gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân là do sức ép bản quyền
chưa đủ mạnh để PMNM phát triển. Hiện nay, tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm
của Việt Nam được cảnh báo ở mức cao nhất thế giới. Việc dễ dàng mua một PMNĐ
cần thiết chứa trong đĩa CD chỉ với giá 7.000đ làm cho PMNM hầu như không được
người dùng quan tâm.
3. Các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm
tại Việt Nam
Thấy rõ những tiện ích của việc sử dụng PMNM, Quyết định của Thủ tướng
chính phủ Phê duyệt Dự án tổng thể “Ứng dụng và phát triển PMNM ở Việt Nam
giai đoạn 2004 – 2008” đã đề ra các giải pháp cụ thể cho vấn đề này như sau:
 Nâng cao nhận thức trong cộng đồng về bảo vệ bản quyền phần mềm và ích
lợi của PMNM trong việc phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nói chung

và công nghiệp phần mềm nói riêng.
 Thực thi nghiêm ngặt việc thực hiện bản quyền phần mềm.
 Tổ chức đánh giá mức độ ảnh hưởng, giải pháp liên quan đến việc chuyển đổi
sang sử dụng PMNM trong khu vực Nhà nước cũng như tính tương thích của
các ứng dụng PMNM với các sản phẩm phần mềm thương mại. Tổ chức
nghiên cứu, thực nghiệm và nhân rộng ứng dụng một số PMNM.
 Đào tạo về PMNM trong hệ thống giáo dục và các cơ sở đào tạo.
 Phát triển và duy trì các PMNM cốt lõi có lợi ích chung cho cộng đồng và
hình thành các tiêu chuẩn quốc gia về PMNM.
 Phát triển mô hình kinh doanh PMNM, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ
chuyên nghiệp hỗ trợ PMNM.

12


 Kinh phí phục vụ cho ứng dụng và phát triển PMNM nói chung và các tiểu dự
án được huy động từ các nguồn khác nhau của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ
chức quốc tế, ODA và ngân sách nhà nước.
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Thông tin KH&CN
Quốc gia thuộc Bộ KH&CN đã triển khai nghiên cứu và sử dụng PMNM phục vụ
cho vấn đề tin học hoá trong lĩnh vực thông tin thư viện. Trong năm 2004, 2005
Trung tâm đã phối hợp với Ban quản lý dự án PMNM thuộc Bộ KH&CN tổ chức các
lớp học về PMNM, cụ thể là hướng dẫn cài đặt và sử dụng hệ điều hành Linux,
Openoffice. Trong tương lai, có thể Trung tâm sẽ khuyến khích sử dụng Openoffice
thay cho Microsoft Word trong toàn bộ hệ thống máy tính của các phòng làm việc
trong cơ quan. Nghiên cứu, ứng dụng và đưa vào nội dung giảng dạy các PMNM
đang là một trong những hướng đi quan trọng của Trung tâm. Trong thời gian qua,
Trung tâm đã nghiên cứu, phổ biến hai PMNM ứng dụng trong hoạt động thông tin
thư viện: đó là phần mềm Zope và Greenstone.
Phần mềm quản lý thư viện điện tử Greenstone (Greenstone Digital Library) có

thể tải từ địa chỉ và sử dụng theo các điều khoản quy định
trong giấy phép (General Public Licence – GPL). Tuy nhiên, để có thể Việt hoá và
xây dựng được các modun liên hoàn trong phần mềm này ở Việt Nam còn cần phải
có thời gian cho nghiên cứu và thử nghiệm.
PMNM ZOP (Z object Publishing Environment) là phần mềm dùng trong môi
trường xuất bản điện tử. Phần mềm này có thể lấy từ địa chỉ: />Các cán bộ Phòng Tin học của Trung tâm đã nghiên cứu và ứng dụng phần mềm
ZOP cho việc xuất bản các ấn phẩm điện tử và xây dựng CSDL toàn văn, nhằm đáp
ứng kịp thời nhu cầu truy cập và cung cấp thông tin KH&CN dưới dạng điện tử của
người dùng tin trong cả nước.
Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và đang trong tiến trình đàm
phán để tham gia Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), vấn đề bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi vì, việc thực thi nghiêm ngặt bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ nói chung và phần mềm nói riêng là một trong những điều kiện
tiên quyết để nước ta thực hiện Hiệp định đã ký, cũng như tham gia WTO. Khi đã gia
nhập WTO thì vấn đề bắt buộc phải sử dụng các phần mềm có bản quyền sẽ được
thắt chặt. Trong điều kiện nguồn vốn còn quá nghèo nàn như ở nước ta hiện nay thì
giải pháp sử dụng PMNM sẽ có rất nhiều tiện ích.
Tuy nhiên, để ứng dụng PMNM có hiệu quả trong các lĩnh vực nói chung và
ngành thông tin thư viện nói riêng, đòi hỏi các cán bộ tin học và các chuyên gia của
ngành phải có sự nghiên cứu, sáng tạo để sửa đổi, Việt hoá làm cho nó phù hợp với
nhu cầu riêng của Việt Nam.

13


Chương 2. GIỚI THIỆU HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX
I. Tìm hiểu hệ điều hành Linux
1. Lịch sử phát triển của UNIX
Giữa năm 1969 - 1970, Kenneth Thompson, Dennis Ritchie và những cộng sự
của mình trong phòng thí nghiệm AT&T Bell Labs bắt đầu phát triển một hệ điều

hành nhỏ dựa trên PDP-7. Hệ điều hành này sớm mang tên Unix, một sự chơi chữ từ
một dự án hệ điều hành có từ trước đó mang tên MULTICS. Vào khoảng 1972 1973, hệ thống được viết lại bằng ngôn ngữ C và thông qua quyết định này, Unix đã
trở thành hệ điều hành được sử dụng rộng rãi nhất, có thể chạy được trên nhiều kiến
trúc phần cứng khác nhau. Các cải tiến khác cũng được thêm vào Unix trong một
phần của sự thoả thuận giữa AT&T Bell Labs và cộng đồng các trường đại học và
học viện. Vào năm 1979, phiên bản thứ 7 của Unix được phát hành, đó chính là hệ
điều hành gốc cho tất cả các hệ thống Unix có hiện nay.
Sau thời điểm đó, lịch sử Unix bắt đầu trở nên hơi phức tạp. Cộng đồng các
trường đại học và học viện, đứng đầu là Berkeley, phát triển một nhánh khác gọi là
Berkeley Software Distribution (BSD), trong khi AT&T tiếp tục phát triển Unix dưới
tên gọi là “Hệ thống III” và sau đó là “Hệ thống V”. Vào những năm cuối của thập
kỷ 1980 cho đến các năm đầu thập kỷ 1990, một “cuộc chiến tranh” giữa hai hệ
thống chính này đã diễn ra hết sức căng thẳng. Sau nhiều năm, mỗi hệ thống đi theo
những đặc điểm khác nhau. Trong thị trường thương mại, “Hệ thống V” đã giành
thắng lợi (có hầu hết các giao tiếp theo một chuẩn thông dụng) và nhiều nhà cung
cấp phần cứng đã chuyển sang “Hệ thống V” của AT&T. Tuy nhiên, “Hệ thống V”
cuối cùng đã kết hợp các cải tiến BSD, và kết quả là hệ thống đã trở thành sự pha
trộn của 2 nhánh Unix. Còn nhánh BSD được sử dụng rộng rãi trong mục đích
nghiên cứu, cho các phần cứng máy tính.
Kết quả là có nhiều phiên bản Unix khác nhau, nhưng tất cả đều dựa trên phiên
bản thứ 7 của Unix được phát hành năm 1979. Hầu hết các phiên bản Unix đều thuộc
quyền sở hữu và được bảo vệ bởi từng nhà cung cấp phần cứng tương ứng, ví dụ Sun
Solaris là một phiên bản của “Hệ thống V”. Ba phiên bản của BSD của nhánh Unix
cuối cùng đã trở thành mã nguồn mở: FreeBSD (tập trung vào sự cài đặt dễ dàng trên
phần cứng của dòng máy PC), NetBSD (tập trung vào nhiều kiến trúc CPU khác
nhau) và một bản khác của NetBSD là OpenBSD (tập trung vào bảo mật).
2. Lịch sử phát triển của Linux
a) Lịch sử ra đời
Vào năm 1991, Linus Tovalds bắt đầu phát triển một nhân (kernel) hệ điều
hành, lấy tên của anh ta “Linux” (Linus Torvalds). Kernel này có thể kết hợp với

các tài liệu của FSF (Free Software Foundation: tổ chức phần mềm tự do, một tổ
chức phi lợi nhuận do Richard Stallman thành lập năm 1983) và các thành phần
khác (cụ thể là một vài thành phần của UNIX-BSD và phần mềm MIT của XWindows) để có thể giới thiệu một hệ điều hành vô cùng hữu ích và có thể tự do
chỉnh sửa.

14


Trong cộng đồng Linux, nhiều tổ chức khác nhau đã kết hợp các thành phần
khác có sẵn. Mỗi một sự kết hợp đó được gọi là một bản phân phối (distribution) và
các tổ chức phát triển các bản phân phối đó gọi là các nhà phân phối (distributors).
Các bản phân phối thông dụng gồm có Linux Red Hat, Mandrake, SuSE, Ubuntu,
Caldera, Corel và Debian. Có những sự khác nhau giữa các bản phân phối đó, nhưng
tất cả các bản phân phối đó đều dựa trên cùng nền tảng: kernel của Linux và các thư
viện của GNU. Cả hai thứ đã kết hợp lại tạo thành một giấy phép kiểu “copyleft”,
thay đổi những nền tảng cơ bản này phải được làm sẵn cho tất cả, một sự bắt buộc
thống nhất giữa các bản phân phối Linux mà điều này không hề có trên BSD và các
hệ thống Unix kế thừa từ AT&T.
b) Các bản distro thông dụng của hệ điều hành Linux
Hiện nay chúng ta có thể kể tới một số hệ điều hành Linux thông dụng như: Red
Hat, Red Hat Enterprise (phiên bản dành cho máy chủ Server), Fedora Core, SuSE,
Mandriva (tên trước kia là Mandrake), Ubuntu, Xandros Desktop… Và 1 số hệ điều
hành chạy trực tiếp trên đĩa CD như Hacao, Puppy, aLinux, VnLinux, CMC
Linux,…
Dưới đây là các phiên bản của một số hệ điều hành Linux thông dụng trong thời
gian gần đây:
 Red Hat Linux, Red Hat Enterprise Linux và Fedora Core:
Thời gian
1994
1995

07/1997
12/1997
04/1999
10/1999
09/2000
04/2001
10/2001
09/2002

01/2003
10/2003

05/2004
11/2004
02/2005
06/2005
03/2006
10/2006
12/2006

Tên phiên bản
Marc Ewing phát triển Linux năm 1991 thành Red Hat
Linux.
Công ty phần mềm Red Hat thành lập và cho ra đời Red Hat
2.0
Red Hat 4.2
Red Hat 5.0
Red Hat 6.0
Red Hat 6.1
Red Hat 7.0

Phát hành Red Hat 7.1 dựa trên kernel 2.4
Phát hành Red Hat 7.2
Phát hành Red Hat 8.0
Phát hành Red Hat 9.0. Công ty Red Hat đã tách dòng Red
Hat Linux trước đó thành 2 dòng sản phẩm mới: Fedora
Core là dòng sản phẩm được cung cấp miễn phí và Red Hat
Enterprise Linux là dòng sản phẩm thương mại. Tháng 10
năm 2003, Red Hat Enterprise Linux 3.0 phát hành và
tháng 11 thì Fedora Core 1 (dùng kernel 2.4) ra đời.
Fedora Core 2 phát hành (dùng kernel 2.6)
Fedora Core 3 phát hành (dùng kernel 2.6.9)
Red Hat Enterprise Linux 4.0 phát hành
Fedora Core 4 phát hành (dùng kernel 2.6.11)
Fedora Core 5 phát hành (dùng kernel 2.6.16)
Fedora Core 6 phát hành (dùng kernel 2.6.18)
Red Hat Enterprise Linux 5.0 phát hành
15


04/2007
11/2007

Fedora Core 7 phát hành
Fedora Core 8 phát hành

 Mandriva Linux (tên cũ là Mandrake Linux):
Thời gian
1998
1999


2000
2001
2002
2003
2004

Tên phiên bản
Mandrake 5.1
Mandrake 5.2
Mandrake 5.3
Mandrake 6.0
Mandrake 6.1
Mandrake 7.0
Mandrake 7.1
Mandrake 7.2
Mandrake 8.0
Mandrake 8.1
Mandrake 8.2
Mandrake 9.0
Mandrake 9.1
Mandrake 9.2
Mandrake 10.0 và Mandrake 10.1

02/2005

Mandrake 10.2 (hay tên mới là
Mandriva Limited Edition 2005)

11/2005
2006

2007

Mandriva Linux 2006
Mandriva Linux 2007
Mandriva Linux 2008

16


Chương 3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX
I. Các kiến thức căn bản về hệ điều hành Linux
1. Tổ chức đĩa trong Unix/Linux
Hạt nhân Unix/Linux xây dựng cơ chế truy xuất tất cả các loại đĩa và thiết bị
đều ở dạng tập tin.
Unix/Linux đặt tên ổ đĩa mềm là fd (floppy disk), ổ đĩa mềm thứ nhất là fd0, ổ
đĩa mềm thứ hai là fd1 (chỉ có tối đa hai ổ đĩa mềm). Tiếp đến là ổ đĩa cứng, nếu là ổ
đĩa IDE thì có tên hd, còn nếu là ổ đĩa SCSI, SATA thì có tên là sd. Chúng ta sẽ tìm
hiểu về ổ đĩa cứng IDE (ổ SCSI và SATA cũng tương tự). Ổ đĩa cứng vật lý thứ nhất
với tên hda, thứ hai là hdb, thứ ba là hdc, nếu còn nữa thì tiếp tục hdd, hde, hdf
..v..v.. Trên từng ổ đĩa cứng, mỗi phân vùng cũng có tên riêng, điển hình là bốn phân
vùng chính (Primary Partition) chiếm lấy các tên từ hda0 đến hda4. Các số từ 5 trở
lên (như hda5, hda6...) được đặt cho các phân vùng Logical bên trong phân vùng
Extended. Dù ta không chia đủ 4 phân vùng chính Primary thì các phân vùng
Logical cũng vẫn đi từ 5 trở lên.
Trên Unix/Linux ổ đĩa là một trong các thiết bị và mọi thiết bị đều được ký hiệu
với chuỗi bắt đầu bằng /dev. Bảng dưới tóm tắt tên các loại ổ đĩa và phân vùng theo
quy ước trên Unix/Linux.
Thiết bị
Tên
First floppy (A:)

/dev/fd0
First hard drive
First hard drive, primary partition 1
First hard drive, primary partition 2
First hard drive, primary partition 3
First hard drive, logical partition 1
First hard drive, logical partition 2
……
Second hard drive
Second hars drive, primary partition 1
Second hars drive, primary partition 2
……
First SCSI hard drive
First SCSI hard drive, primary partition 1
First SCSI hard drive, primary partition 2
……
Second SCSI hard drive
Second SCSI hard drive, primary partition 1
……
First SATA hard drive
First SATA hard drive, primary partition 1
……
17

/dev/hda
/dev/hda1
/dev/hda2
/dev/hda3
/dev/hda5
/dev/hda6

/dev/hdb
/dev/hdb1
/dev/hdb2
/dev/sda
/dev/sda1
/dev/sda2
/dev/sdb
/dev/sdb1
/dev/sda
/dev/sda1


First CD-ROM drive (set jumper Master)
Second CD-ROM drive (set jumper Slaver)

/dev/cdrom
/dev/cdrom1

Ổ đĩa cứng giao tiếp IDE được ký hiệu là /dev/hda, /dev/hdb … ; giao tiếp
SCSI (hoặc SATA) được ký hiệu là /dev/sda, /dev/sdb…
Đối với ổ đĩa CD-Rom thì ổ nào gắn jumper master sẽ có ký hiệu là “cdrom”,
còn gắn jumper slaver sẽ là “cdrom1”.
Chúng ta có thể minh họa bằng hình dưới đây, với 1 ổ cứng dùng giao tiếp IDE
trong Linux:

Một điều đặc biệt cần nhớ: Khi chúng ta sử dụng ổ cứng có các phân vùng
định dạng FAT (FAT, FAT 16 hay 32) hoặc NTFS thì khi sử dụng hệ điều hành
Unix/Linux phải thực hiện lệnh mount để gắn kết phân vùng đó vào hệ thống tập tin
của hệ điều hành Unix/Linux đang sử dụng, như vậy chúng ta mới có thể thấy và
thao tác được. Mặc định với lệnh mount chỉ hỗ trợ định dạng FAT mà không hỗ trợ

NTFS. Tuy nhiên, chúng ta có thể cài thêm phần mềm hỗ trợ mount các phân vùng
định dạng NTFS. Ta sẽ tìm hiểu cụ thể về lệnh mount và phần mềm này trong phần
sau.
2. Tổ chức hệ thống tập tin
a) Quy tắc đặt tên tập tin và thư mục
Ngoài các ký tự chữ cái a,b,c,….x,y,z,w đến A,B,C,…X,Y,Z,W và 10 chữ số từ
0..9 thì Linux còn cho đặt tên tập tin bằng các ký tự đặc biệt khác như ( ,) ,@ ,# ,$ ,&
,! ,……. và cho phép cả 8 ký tự cấm bên Windows như dấu chấm ?, /, \, :,*, “,<,>,|.
Riêng với ký tự /, không được đặt tên cho tập tin hay thư mục với tất cả các ký tự
đều là / vì sẽ hiểu đó với root nên không đặt tên được. Độ dài tên tập tin và thư mục
Linux cho phép đặt tên là 255 ký tự.
b) Cấu trúc hệ thống tập tin
Đối với hệ điều hành Unix không có khái niệm các ổ đĩa khác nhau. Sau quá
trình khởi động, toàn bộ các thư mục và tập tin được mount và tạo thành một hệ
thống tập tin thống nhất, bắt đầu từ gốc /

18


Hình trên là cây thư mục của Linux. Mỗi thư mục có thể nằm trên một phân
vùng (partition) khác nhau, toàn bộ cây thư mục có thể trải ra trên nhiều phân vùng
thuộc nhiều ổ đĩa cứng khác nhau. Khi có một ổ đĩa vật lý mới được gắn vào hệ
thống, nó sẽ được mount để gắn vào cấu trúc thư mục trên mới có thể sử dụng
được.Ý nghĩa một số thư mục trên Linux như sau:
Thư mục
Ý nghĩa
/bin
Chứa hầu hết các lệnh của người dùng Linux
/dev
Thư mục chứa các chương trình điều khiển thiết bị

/etc
Thư mục chứa các tập tin cấu hình hệ thống
/sbin
Chứa các tập tin nhị phân hệ thống được sử dụng bởi root
/home
Thư mục chủ của user. Mỗi user có một thư mục chủ nằm
trong thư mục này với tên chính là tên của user.
/lib
Thư mục chứa các tập tin thư viện nhị phân được chia xẻ bởi
nhiều ứng dụng.
/proc
Là một hệ thống tập tin ảo. Tập tin chứa trong thư mục này
được chứa trong bộ nhớ chứ không chứa trên đĩa. Chúng đại
diện cho các chương trình và quá trình đang hoạt động.
/tmp
Thư mục chứa các tập tin tạm thời được tạo ra khi các ứng
dụng hoạt động.
/usr
Thư mục chứa các thư mục con trong đó chứa các chương
trình và thông tin cấu hình quan trọng sử dụng trong hệ thống.
/var
Thư mục chứa các thư mục con và tập tin có kích thước
thường xuyên biến động.
/opt
Chứa các chương trình ứng dụng, thường của hãng thứ ba.
Chứa các file phục vụ cho việc khởi động từ các client.
/tftpboot
Thư mục chứa hệ thống tâp tin được mount vào hệ thống.
19



/mnt
/lost+found

Chứa các file được recover bởi fsck.

3. Các lệnh về hệ thống tập tin
Trước khi tham khảo các lệnh về hệ thống tập tin. Ta sẽ tìm hiểu về cấu trúc của
dòng lệnh shell tổng quát có dạng như sau:
command [options] argument

Trong đó:
 command: lệnh
 options: tuỳ chọn , thường bắt đầu bằng - hoặc -- (hai dấu trừ liền
nhau)
(Lưu ý: Khi nhập lệnh trước lúc nhấn phím Enter nhấn phím (Ctrl + u) sẽ xoá
trắng dòng lệnh, phím Backspace sẽ xóa một ký tự, (Ctrl + c) xóa dòng lệnh và hiển
thị dấu nhắc Shell mới).
3.1. Nhóm lệnh quản lý hệ thống tập tin (HTTT)
a) df: (disk file system) :xem thông tin về tập tin hoặc hệ thống tập tin
+ Cú pháp: $df [option] file
+ Ví dụ: $df: xem thông tin về HTTT dưới dạng khối
$df –h: xem thông tin về HTTT dưới dạng byte
b) mount: gắn một hệ thống tập tin vào cây thư mục trước khi sử dụng
+ Cú pháp: #mount [-t type] dev dir
+ Trong đó:
type: loại hệ thống tập tin: vfat (FAT) , ntfs (NTFS), iso9660
(hệ thống tập tin trên đĩa CD)
dev: tên thiết bị muốn mount
dir: tên thư mục chứa hệ thống tập tin sẽ được mount, thường

chứa trong thư mục/mnt
Lưu ý :Bình thường chỉ có superuser mới có quyền mount hệ thống tập tin, tuy
nhiên nếu trong tập tin fstab có tuỳ chọn user trên một thiết bị nào thì mọi user đăng
nhập vào Linux đều có thể mount hệ thống tập tin trên thiết bị đó
Ví dụ: #mount –t iso9660 /dev/cdrom /mnt/cdrom
(Mount đĩa CD thành thư mục /mnt/cdrom)
c) umount (unmount): ngừng sử dụng một HTTT
+ Cú pháp: #umount [-t type] dev dir
+ Ví dụ: #umount –t iso9660 /dev/cdrom /mnt/cdrom
3.2. Nhóm lệnh làm việc trên thư mục
Trước khi tìm hiểu về nhóm lệnh này, ta lưu ý các ký hiệu đại diện cho một số
thư mục đặc biệt
. (dấu chấm): đại diện cho thư mục hiện hành.
.. (hai dấu chấm liền nhau): đại diện cho thư mục cha của thư mục hiện hành.
~ (dấu ngã, là phím trên cùng bên trái của bàn phím, dưới phím Esc): đại diện
cho thư mục chủ.
a) cd (change directory): chuyển thư mục

20


+ Cú pháp: $cd [path]
+ Ví dụ: $cd /etc: chuyển đến thư mục /etc
b) pwd (print working directory): hiện thư mục đang làm việc
+ Cú pháp: $pwd
c) mkdir (make directory): tạo thư mục
+ Cú pháp: $mkdir [Option] DirectoryName
+ Trong đó: Option là -p: sẽ tạo thư mục con kể cả không có thư
mục cha
+ Ví dụ: $mkdir –p dir1/dir2

(Tạo thư mục dir2 sau đó tạo thư mục dir1)
d) rmdir (remove directory): xóa thư mục rỗng
+ Cú pháp: $rmdir [option] [DirectoryName]
+ Trong đó: Option là –p thì sẽ xóa cả thư mục cha và con
+ Ví dụ: $rmdir –p dir1/dir2
(Xóa thư mục dir1/dir2 sau đó xóa thư mục dir1)
e) ls (list directory): liệt kê nội dung thư mục, tập tin
+ Cú pháp: ls (list directory): liệt kê nội dung thư mục, tập tin
+ Trong đó:
Option
-a (all files)
-l(long list)
-1
-t (sort by time)
-r(reverse sort)
-R(recursive)

Ý nghĩa
Liệt kê tất cả kể cả file ẩn
Liệt kê chi tiết
Liệt kê trong một cột
Hiển thị và sắp xếp các tập tin theo ngày
tháng
Hiển thị và sắp xếp các tập tin theo thứ tự
ngược
Xem trong thư mục con

3.3. Nhóm lệnh làm việc trên tập tin
a) cat (concatenate): ghép nối nội dung tập tin hoặc thiết bị nhập xuất


+ Cú pháp: $cat [Option] file
+ Trong đó: option là –n: đánh số thứ tự dòng
+ Ví dụ: $cat /etc/passwd
(đọc nội dung tập tin /etc/passwd)
b) more hoặc less : xem nội dung tập tin
+ Cú pháp: $more [Option] file hoặc $less [Option] file
+ Trong lúc xem sử dụng các phím điều khiển sau:
Space: xem trang kế tiếp
B: xem trang trước
q: kết thúc
c) head hoặc tail: xem 10 dòng đầu tiên / sau cùng nội dung một tập
tin
+ Cú pháp: $head [Option] file hoặc $tail [Option] file
21


+ Trong đó: option là –n : số dòng muốn xem
+ Ví dụ: $head -7 /etc/passwd
(xem 7 dòng đầu tiên của tập tin /etc/passwd)
d) find: tìm file hoặc một số file theo điều kiện
+ Cú pháp: $find [path] [expression]
+ Trong đó:
path: đường dẫn đến file cần tìm, nếu không có thì là thư mục
hiện hành
expression: gồm nhiều tùy chọn như:
-atime <n>: file được truy nhập n ngày trước đó
-user <u>: chủ sở hữu file là u, u là số thì lệnh sẽ so sánh với
userID
-print: hiện đầy đủ tên file
Nếu không có expression thì tuỳ chọn –print được sử dụng

Nếu tìm thấy sẽ in ra tên file ngược lại thông báo không tìm thấy
e) gzip: nén file, file nén có đuôi dạng .gz
+ Cú pháp: $gzip [option] file
+ Ví dụ: $gzip /tmp/documents/thanh.jpeg
f) gunzip: giải nén file
+ Cú pháp: $gunzip [option] file
+ Ví dụ: gunzip /tmp/documents/thanh.gz
3.4. Nhóm lệnh làm việc trên thư mục và tập tin
a) mv (move): Di chuyển hoặc đổi tên thư mục, tập tin
+ Cú pháp: $mv [Option] Source Dest
+ Trong đó:
 Source, Dest: lần lượt là tên thư mục/ tập tin nguồn, đích
 Option:
Option
-i (interactive)
-f (force)

Ý nghĩa
Nhắc trước khi di chuyển thư mục/tập tin
đích đã có
Ghi đè khi di chuyển thư mục/tập tin đích
đã có

b) cp (copy): sao chép thư mục hoặc tập tin
+ Cú pháp: $cp [Option] Source Dest
+ Trong đó:
 Source,Dest: lần lượt là tên thư mục/ tập tin nguồn, đích
 Option là –R: sao chép toàn bộ thư mục
+ Ví dụ: $cp –R /tmp/nhac /mnt/giaitri
c) rm (remove file): xóa tập tin hoặc thư mục

+ Cú pháp: $rm [option] file/directory
+ Trong đó: option là:
Option

Ý nghĩa

22


-d (directory)
-r (recursive)
-f (force)
-i (interactive)

Xóa thư mục
Xóa tất cả file và thư mục
Xóa không hỏi lại
Hỏi lại trước khi xóa

II. Nhóm lệnh về quyền trên hệ thống tập tin
1. Các cách biểu diễn quyền trên hệ thống tập tin
Có 2 cách biểu diễn
a) Biểu diễn bằng chữ
 Quyền trên tập tin: Khi đăng nhập thành công, hệ điều hành Linux sẽ cấp cho ta
một số quyền, trên một số tập tin hay thư mục. Từ Unix cho đến Linux, chỉ có bốn
loại quyền, đó là: “r” (read) chỉ cho đọc, “w” (write) cho phép ghi, “x” (excute)
cho phép thực thi và “-” không cho phép. Tuy chỉ có bốn loại quyền nhưng lại có
ba loại user là owner, group, other nên số lượng quyền có thể phân cho một tập tin
cũng rất nhiều. Mỗi tập tin có 9 vị trí đặt quyền chia làm ba nhóm là: người chủ
tập tin, nhóm của người chủ và những người dùng khác; mỗi nhóm sẽ có ba vị trí

đặt quyền tương ứng với ba quyền r w x (không có quyền nào thì đặt “-” vào chỗ
đó).
 Quyền trên thư mục: Cũng giống như tập tin, thư mục cũng có bốn loại quyền
nhưng cách xử lý của hệ điều hành hơi khác một chút. Quyền “r” cho phép xem
nội dung thư mục, quyền “w” cho phép chép vào hoặc tạo mới tập tin hay thư mục
con trong thư mục ấy. Riêng quyền “x” thì hơi đặc biệt: nếu thư mục không có
quyền “x” thì ta không thể nào vào thư mục được (ngay cả lệnh cd cũng không
vào được), mà khi đã không có quyền vào thư mục cha thì tất nhiên ta cũng chẳng
thể nào tới được các thư mục con của nó.
FILE

rwx
Own

rwx

rwx

Group

Other

b) Biểu diễn bằng số
Thay vì dùng chữ biểu diễn quyền thì dùng kiểu số. Đây là cách biểu diễn
chuyên nghiệp và bất kỳ tài liệu Linux/Unix nào cũng sử dụng kiểu số, thậm chí tài
liệu về cấu hình Hosting cũng sử dụng kiểu số. Vì thế sẽ là một thiếu sót nếu như
chúng ta không biết phân quyền bằng số. Chúng ta chỉ cần nhớ rằng:
r = 4, w = 2 và x = 1, “-” = 0
Mỗi tập tin (hay thư mục) sẽ có một giá trị quyền gồm ba chữ số ứng với ba
nhóm người dùng, mỗi chữ số chính là thể hiện của tổ hợp bốn loại quyền.

+ Ví dụ: tập tin có quyền

23


×