Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận cuối kì môn Kĩ năng sống đ (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.4 KB, 10 trang )

Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU
BÀI SOẠN KĨ NĂNG SỐNG - LỚP 2
CHỦ ĐỀ : KĨ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰC
A - MỤC TIÊU :
1.Mục tiêu về kiến thức :
2. Mục tiêu về kỹ năng :
3. Mục tiêu về thái độ :
B – THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ ĐỀ
C – ĐỐI TƯỢNG
D – HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
a. Hoạt động 1
b. Hoạt động 2
c. Hoạt động 3
d. Hoạt động 4
e. Hoạt động 5 .................................................................................................7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, để đạt được thành công trong sự nghiệp,
chỉ số thơng minh IQ chỉ cịn đóng vai trị thứ yếu. Thay vào đó, kỹ năng giao tiếp,
ứng xử và xây dựng các mối quan hệ hiệu quả trở thành yêu cầu hàng đầu tại các tổ
SVTH: Nguyễn Thị Thành
1


chức, vì đây là nền tảng phát triển kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng gây ảnh hưởng, kỹ
năng làm việc đồng đội, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề…
Bí quyết giao tiếp, ứng xử một cách thơng minh, khôn khéo và tế nhị hiện được
đăng tải rất phổ biến trên hầu hết trên các trang tin, các diễn đàn điện tử về kỹ năng
mềm. Tuy nhiên, các bài này chủ yếu chú trọng đến phần “nói” mà lại ít đi sâu tìm


hiểu khía cạnh quan trọng cịn lại của giao tiếp là “nghe”. Lắng nghe tưởng chừng
chỉ là một hành động đơn giản. Trái lại, làm sao để lắng nghe chủ động, tích cực là
cả một nghệ thuật, địi hỏi phải có một q trình rèn luyện lâu dài mới đạt được
đẳng cấp cao trong giao tiếp.
Biết lắng nghe là yêu cầu số một khi công tác ở bất cứ ngành nghề, vị trí
nào, đặc biệt là lãnh đạo, tư vấn, bán hàng, luật sư... Trong cuộc sống hàng ngày và
trong gia đình, lắng nghe để sẻ chia, thấu hiểu lẫn nhau làm cho mỗi ngày qua đầy
ắp những kỷ niệm ngọt ngào và hạnh phúc. Trong giải quyết xung đột, lắng nghe –
thấu hiểu là nền tảng để đưa ra hướng giải quyết thấu tình đạt lý nhất.
Có 1 câu châm ngơn diễn tả rất đúng tầm quan trọng của nghệ thuật lắng
nghe: “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”. Theo các số liệu
thống kê khoa học, thời lượng con người sử dụng kỹ năng lắng nghe chiếm đến
53% tổng thời lượng sử dụng cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cộng lại. Tuy nhiên
có một sự thật đáng buồn là hiệu suất nghe trung bình chỉ dừng lại ở con số 25 –
30%. Nếu cho rằng “nói là gieo, nghe là gặt” thì quả thật ta đã có một mùa màng
… thất bát.
Kỹ năng lắng nghe tích cực thật sự rất quan trọng đối với mỗi cá nhân chúng
ta trên con đường gặt hái thành cơng. Vì thế nên tơi đã chọn chủ đề “ Kỹ năng lắng
nghe tích cực “ làm đề tài thiết kế bài giảng của mình. Chủ đề này thiết kế dành
riêng cho chương trình dạy kỹ năng sống cho học sinh lớp 2.
Kết cấu và bố cục của bài giảng gồm các phần cơ bản sau :
+ Mục tiêu :
 Mục tiêu kiến thức
 Mục tiêu kỹ năng
 Mục tiêu thái độ.
+ Đối tượng giáo dục của chủ đề
+ Thông điệp của chủ đề
+ Hướng dẫn tổ chức hoạt động :
 Hoạt động 1 :
_ Mục tiêu hoạt động

_ Cách tiến hành
_ Kết luận
SVTH: Nguyễn Thị Thành
2




Hoạt động 2 :
_ Mục tiêu hoạt động
_ Cách tiến hành
_ Kết luận



Hoạt động 3:
_ Mục tiêu hoạt động
_ Cách tiến hành
_ Kết luận



Hoạt động 4 :
_ Mục tiêu hoạt động
_ Cách tiến hành
_ Kết luận

Hoạt động 5 :
_ Mục tiêu hoạt động
_ Cách tiến hành

_ Kết luận


Hoạt động 6 :
_ Mục tiêu hoạt động
_ Cách tiến hành
_ Kết luận


SVTH: Nguyễn Thị Thành
3


BÀI SOẠN KĨ NĂNG SỐNG - LỚP 2
CHỦ ĐỀ : KĨ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰC
A - Mục tiêu :
1.Mục tiêu về kiến thức :
- Trình bày được thế nào là lắng nghe tích cực.
- Nêu được các biểu hiện của lắng nghe tích cực.
- Trình bày được ý nghĩa của việc lắng nghe tích cực.
2. Mục tiêu về kỹ năng :
- Hình thành được kỹ năng lắng nghe tích cực.
- Có kỹ năng lắng nghe tốt.
3. Mục tiêu về thái độ :
- Thể hiện thái độ thiên chí, hợp tác trong q trình lắng nghe.
- Có thái độ tơn trọng, lắng nghe trong giao tiếp.
B – Thông Điệp Của Chủ Đề :
Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong việc phát
triển mối quan hệ thông qua giao tiếp . Làm thế nào để lắng nghe tốt là một việc
không thể thiếu trong việc nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng trong những

mối quan hệ với người khác.
Chúng ta lắng nghe để có được thông tin.
Chúng ta lắng nghe để hiểu.
Chúng ta lắng nghe để cảm nhận.
Chúng ta lắng nghe để tìm hiểu sâu sắc hơn.
C – Đối Tượng :

- Chủ đề được thiết kế cho học sinh lớp 2.

SVTH: Nguyễn Thị Thành
4


D – Hướng Dẫn Tổ Chức Hoạt Động :
a. Hoạt động 1: Khởi động
1. Mục tiêu :
Cho trẻ khởi động tạo hứng thú trước khi vào tiết học cũng là để giới thiệu
với trẻ để trẻ đi vào kĩ năng lắng nghe tích cực.
2. Cách tiến hành :
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ có 5-6 học sinh và phổ biến cách
chơi.
+ Mỗi nhóm đứng thành một hàng dọc, bạn đầu tiên trong hàng sẽ được phát
một tờ giấy với nội dung trên giấy của các nhóm là giống nhau. Bạn cầm tờ giấy sẽ
có 1 phút để đọc nội dung và nhớ nó. Sau 1 phút cơ giáo sẽ thu lại tờ giấy và bạn
đầu tiên đó sẽ có nhiệm vụ là nói nhỏ vào tai bạn tiếp theo những gì mình đọc được
trên tờ giấy kia, rồi bạn thứ hai truyền nội dung nghe được cho bạn thứ ba, cứ như
thế cho đến bạn cuối cùng thì lên bảng ghi lại những gì mình nghe được. Nhóm
nào ghi được nhiều nội dung chính xác nhất thì nhóm đó chiến thắng.
 Học sinh chơi trị chơi.
 Thảo luận câu hỏi “ để giành chiến thắng trong trò chơi vừa rồi, mỗi

nhóm cần phải làm gì? “.
 Học sinh trả lời và rút ra bài học qua trò chơi trên.
3. Kết luận :
Để dành được thắng lợi trong trị chơi vừa rồi, mỗi thành viên trong nhóm
phải tập trung lắng nghe và ghi nhớ tốt.Người truyền đạt nội dung cho bạn sau
mình thì phải rõ ràng, chính xác.
b. Hoạt động 2 : Giới thiệu bài
1. Mục tiêu : giới thiệu bài học
2. Cách tiến hành :
 Giáo viên nói to, giõng dạc : Các em ơi! Các em có mấy cái tai nhỉ? (Học
sinh sẽ đồng thanh trả lời : 2 ạ ) Thế các em có mấy cái miệng? (học sinh
đồng thanh trả lời : dạ 1).
 Giáo viên : Đúng rồi! Ai cũng có hai cái tai nhưng chỉ có một cái miệng.
Điều đó muốn nói với chúng ta rằng: hãy lắng nghe nhiều hơn nói. Nhưng
nghe thì cũng phải biết lắng nghe tích cực. Bài hơm nay cơ sẽ giúp các em
có kĩ năng lắng nghe tích cực.
 Tên bài: Kĩ năng lắng nghe tích cực
- Học sinh nhắc lại tên bài: (3 em)
3. Kết luận :
Kỹ năng lắng nghe tích cực có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chúng ta.
- Vậy lắng nghe tích cực là như thế nào?( à tất cả các em đều đang nhìn cơ nói,
tập trung chú ý nghe cơ nói, hiểu điều cơ nói, đấy là lắng nghe tích cực ).
c. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về kỹ năng lắng nghe tích cực
SVTH: Nguyễn Thị Thành
5


1. Mục tiêu : Giúp các em biết được biểu hiện của lắng nghe tích cực.
2. Cách tiến hành :
- Giáo viên : “ Nào chúng ta cùng hướng lên màn hình.”

 Đưa 2 bức tranh1 và 2
Hỏi : Hãy nêu ý kiến của mình về hai bức tranh này?
- Cô mời em ( Học sinh 1: Thưa cô bức tranh thứ nhất tất cả các bạn đều lắng
nghe một bạn đang nói, cịn bức tranh thứ hai các bạn ngồi trên biết lắng
nghe còn ba bạn ngồi dưới chưa lắng nghe vì các bạn đang tranh nhau
quyển truyện.)
-

Đấy là một ý kiến. Cô muốn nghe một ý kiến nữa. Hãy lên chỉ vào tranh và
trình bày trước lớp.

(Học sinh 2 Chỉ và nói: Bức tranh 1, tất cả các bạn đều lắng nghe vì các bạn
đều chú ý vào bạn đang nói, khơng làm việc gì khác. Cịn Bức tranh 2,các
bạn lắng nghe nhưng có ba bạn ngồi dưới khơng biết lắng nghe, vì 2 bạn
đang tranh nhau quyển truyện và 1 bạn nhìn ra chỗ khác ạ. )
Hỏi : Có bạn nào có ý kiến khác khơng? (Khơng)
Giáo viên : Cơ nhất trí.
Bây giờ chúng ta cùng đến với bức tranh số 3
 Đưa bức tranh 3
- Cô mời em ( 1 Học sinh trình bày): Bức tranh thứ ba hai anh em cùng nói
một lúc nên chẳng ai nghe
- Để xem phần trình bày của bạn đúng hay sai.
- Với bức tranh này
- Cô mời hai em. Một em nói lời của người anh, một em nói lời của người em.
Các bạn khác lắng nghe và nhận xét..
Hỏi : Các em có nghe rõ hai bạn vừa nói gì khơng? ( Khơng ạ.)
Vậy chắc chắn bố mẹ các bạn ấy cũng không nghe được.
Hỏi : Lúc ấy ngời mẹ đã nhắc các con điều gì? ( Học sinh đọc lời của người mẹ)
Giáo viên : Đúng đấy các em ạ! Người nói phải có người nghe.Nếu hai người
cùng nói một lúc thì người khác sẽ khơng hiểu được từng người nói gì.

- Cịn bức tranh thứ tư? Em nào xung phong?
 Đưa bức tranh 4
Em nào xung phong?
( Học sinh : Cịn bức tranh thứ tư cơ đang giảng bài, các bạn chăm chú lắng
nghe còn một bạn chưa lắng nghe nên phải nhờ cơ giải thích rõ hơn.)
Hỏi : Bạn nào có ý kiến khác khơng?
- Học sinh 1: Theo em bạn nam đã biết lắng nghe a.
- Học sinh 2: Bạn nam đã biết lắng nghe nhưng chưa tích cực ạ.
SVTH: Nguyễn Thị Thành
6


Giáo viên : Với bạn nam này có hai trường hợp xảy ra. Trường hợp thứ nhất có
thể khi cơ giáo giảng bài, bạn chưa chú ý nghe nên bạn phải hỏi lại, như vậy bạn
nam này lắng nghe chưa tích cực.Cịn trường hợp thứ hai bạn cũng đã chăm chú
lắng nghe, nhưng bạn ấy vẫn chưa hiểu và bạn đã mạnh dạn thưa cơ để cơ giải
thích rõ hơn. Đó là lắng nghe tích cực.
3. Kết luận : Qua các hoạt động trên các em đã nhận biết được như thế nào là lắng
nghe tích cực. Các em cần phải học tập những hành vi lắng nghe tích cực đó.
d. Hoạt động 4 : Ý nghĩa của việc lắng nghe tích cực
1. Mục tiêu :
Học sinh trải nghiệm về kỹ năng lắng nghe tích cực.
Trình bày được ý nghĩa của việc lắng nghe tích cực.
2. Cách thực hiện :
 Giáo viên yêu cầu học sinh hồi tưởng lại xem trong cuộc sống hằng ngày
mình đã có những lúc nào có sự lắng nghe tích cực.
 Học sinh hồi tưởng và chia sẽ theo nhóm 2-3 người.
 Giáo viên mời một vài học sinh kể trước lớp và yêu cầu các em cho biết kết
quả đem lại qua sự lắng nghe tích cực đó.
3. Kết luận :

Lắng nghe tích cực có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.Người biết lắng nghe tích
cực là người biết tơn trọng và quan tâm đến ý kiến của người khác. Lắng nghe tích
cực góp phần giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và xây dựng.
e. Hoạt động 5 : Vận dụng
1. Mục tiêu :
Giúp học sinh được vận dụng kỹ năng đã học trong các tình huống khác
nhau của cuộc sống.
2. Cách tiến hành :
Giáo viên : Bài tập này có 3 tình huống , để giải quyết 3 tình huống này chúng ta
cùng đến với một chương trình đặc biệt.
Hỏi : Các em có thích khơng? (Có ạ!)
Các em hãy lắng nghe:
 Nhạc "Ai là triệu phú"
Hỏi : Đây là chương trình gì? (Học sinh đồng thanh: Ai là triệu phú )
 Ai là triệu phú
Giáo viên : Rất chính xác. Chương trình ai là triệu phú của lớp ta hôm nay khác
hẳn với chương trình trên truyền hình. Bởi tất cả các em cùng được tham gia
chương trình và ai cũng có cơ hội trở thành triệu phú hoa hồng nếu như các em trả
lời đúng tất cả các tình huống của chương trình đưa ra. Mỗi tình huống có các đáp
án: a, b, c. Trong thời gian 10 giây các em sẽ chọn và viết một trong 4 đáp án đó ra
bảng tay. Hết thời gian, các em sẽ giơ đáp án và nhớ giữ nguyên đáp án cho đến
cuối chương trình. Sau khi kiểm tra đáp án nếu các em chọn sai các em gạch chéo
SVTH: Nguyễn Thị Thành
7


đáp án đó. Ở trị chơi này, muốn trở thành triệu phú hoa hồng các em phải vận
dụng kĩ năng lắng nghe tích cực.
Hỏi: Các em đã nghe rõ và chuẩn bị sẵn sàng chưa? Chương trình : Ai là triệu phú
bắt đầu.

Chúng ta cùng đến với tình huống thứ nhất.
 Nhân ngày Quốc phịng tồn dân, ....
- Giáo viên đọc
- 10 giây giành cho các em bắt đầu
 10 - 9 - 8 - 7 ... hết giờ. ( Học sinh giơ đáp án)
- Xin chúc mừng những ai có đáp án là a.
 Đáp án a
Hỏi : Tại sao các em không chọn đáp án b và c
- (Học sinh : Nếu cùng nói chuyện với bạn, hoặc để mặc bạn nói thì khơng
những em mà các bạn khác cũng khơng nghe được chú bộ đội nói gì và khơng
tơn trọng các chú.)
Khen: Tốt lắm!
Hỏi : Ngồi cách nhắc bạn đừng làm ồn em nào có cách nói khác?
(Học sinh: Em khuyên bạn, bạn ơi bạn hãy lắng nghe đi nào.) - Khen
 Tiếp tục với tình huống số 2.
 Lớp em tổ chức đi tham quan.....
- Giáo viên đọc
- 10 giây bắt đầu
-  10 - 9 - 8 - 7 ... hết giờ. ( Học sinh giơ đáp án)
- Đáp án của chương trình là c
 Đáp án c
- Cô thấy các em đều chọn đáp án là c.
Vậy em sẽ hỏi cô thuyết minh những điều còn thắc mắc khi nào?
(Học sinh : Em để cho cơ thuyết minh nói xong rồi em mới hỏi thì sẽ
khơng làm ngắt qng phần thuyết minh của cơ ạ.)
Rất tốt như vậy sẽ không ngắt lời cô.
Chúng ta cùng đến với tình huống cuối cùng của chương trình.
 Hơm nay nhà em có bác ở q ra chơi.....
- Giáo viên đọc
- 10 giây bắt đầu

 10 - 9 - 8 - 7 ... hết giờ. ( Học sinh giơ đáp án)
Hỏi : Hãy giải thích vì sao em chọn đáp án a?
(Học sinh : Em chọn đáp án a vì: Em làm như vậy thì em sẽ khơng bị muộn
học, được nghe cô giảng bài và bác sẽ rất vui.

SVTH: Nguyễn Thị Thành
8


Và nếu như các em chọn đáp án b hoặc c thì sẽ có rất nhiều hậu quả xảy ra
như: đi học muộn, mất buổi học, không được nghe cô giáo giảng bài, không
thực hiện đúng nội quy của trường của lớp và bác sẽ rất buồn.
Hỏi : Vậy đáp án nào là đáp án đúng? (Đáp án a)
 Đáp án a.
 Cơ mời những em đúng cả 3 tình huống đứng dậy.
 Nhạc
- Xin chúc mừng những triệu phú hoa hồng của lớp ta.
 Hoa hồng
3. Kết luận : Qua chương trình này cơ khen các em đã biết chọn những cách ứng
xử tình huống đúng thể hiện các em đã biết lắng nghe tích cực rồi đấy.
F - Tổng kết :
Tiết học hôm nay các em đã nhận biết được thế nào là lắng nghe tích cực và biết
thể hiện lắng nghe tích cực ở một số tình huống cụ thể. Việc rèn kĩ năng lắng nghe
tích cực chưa dừng lại ở đây. Về nhà các em thực hành lắng nghe tích cực.

SVTH: Nguyễn Thị Thành
9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

/> /> /> /> /> /> />1. Tập sách : Phương Pháp Giảng Dạy Kỹ Năng Sống
2. Tuyển tập bài giảng Kỹ Năng Sống cho thiếu niên (Học sinh cấp 2 & 3)
3. Tuyển tập bài giảng Kỹ Năng Sống cho thiếu nhi (Học sinh cấp 1)

SVTH: Nguyễn Thị Thành
10



×