Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI NCKH CẤP SINH VIÊN

BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÍNH RỦI RO
TRONG VIỆC MUA VÀ BÁN FRANCHISE
TẠI VIỆT NAM
S

K

C

0

0

3

9

5

9

MÃ SỐ: SV79 - 2008

S KC 0 0 2 3 0 9


Tp. Hồ Chí Minh, 2009


CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
VN

: Việt Nam

KFC

: Kentuckey Fry chicken

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

NQTM

: Nhƣợng quyền thƣơng mại

WTO

: World Trade Organization

TG

: Thế Giới




: Giám đốc

TGD

: Tổng giám đốc

UFOC

: Uniform franchise offering circular

GVHD

: Giảng viên hƣớng dẫn

STT

: Số thứ tự

TS

: Tiến sĩ

NH

: Ngân hàng

NHTM

: Ngân hàng thƣơng mại


ĐH

: Đại học

SPKT

:Sƣ Phạm Kỹ Thuật

ĐHQG

:Đại học quốc gia


MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

……………………………………………………………1

II.

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………2

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………3


II.

ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ……………………3

III.

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………3

IV.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

V.

GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ……………………………………………………………………3

VI.

NỘI DUNG ĐỀ TÀI ……………………………………………………………………4

……………………………………………………3

Chƣơng I: NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ FRANCHISE

1.1.

Những điều cơ bản về franchise

……………………………………………………4


1.1.1. Thƣơng hiệu đối vời sự phát triển của franchise

……………………………………4

1.1.2. Franchise là gì ……………………………………………………………………………4
1.1.3. Tại sao nên mua franchise

……………………………………………………………5

1.1.4. Tại sao nên bán franchise

……………………………………………………………6

1.1.5. Chức năng và nhiệm vụ của ngƣời bán và ngƣời mua franchise
1.2.

Các chủ thể tham gia mua và bán franchise

……………………8

……………………………………8

1.2.1. Mẫu ngƣời mua franchise thích hợp ……………………………………………………8
1.2.2. Ngƣời mua franchise lý tƣởng

……………………………………………………9

1.2.3. Ngƣời bán franchise lý tƣởng ……………………………………………………………11
1.2.4. Cơ cấu tổ chức của hệ thống franchise


……………………………………………12

Chƣơng II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG FRANCHISE TẠI VIỆT NAM
2.1.Tình hình hoạt động mua và bán franchise từ khi thành lật đến nay ............................. 13
2.1.1 Giai đoạn từ những năm 1990-2006 (trƣớc khi VN gia nhập WTO ................................. 13
2.1.2 Từ năm 2006 đến nay (sau khi VN gia nhập WTO) ............................................................ 13
2.1.2.1 Bức tranh kinh tế VN hậu WTO ....................................................................................... 13
2.1.2.2 Ảnh hƣởng của hệ thống franchise của các công ty nƣớc ngoài đối với công cuộc kinh
doanh của các doanh nghiệp trong nƣớc ....................................................................................... 14


2.1.3 Thực trạng việc thực hiện tính đồng bộ trong mô hình Franchise tại VN ......................... 15
2.2.

Những khó khăn của doanh nghiệp trong việc mua và bán franchise tại VN ........... 17

2.2.1 Đối với bên bán franchise ................................................................................................. 17
2.2.1.1 Chọn đối tác để bán franchise ........................................................................................... 17
2.2.1.2 Khó khăn trong việc tiêu chuẩn hóa hàng hóa và dịch vụ khi lập kế họach kinh doanh .. 18
2.2.1.3 Khó khăn khi bán franchise ra nƣớc ngoài ....................................................................... 18
2.2.2 Đối với bên mua franchise .................................................................................................. 19
2.2.2.1 Làm sao chọn đúng thƣơng hiệu để mua franchise? ......................................................... 19
2.2.2.2 Khó khăn trong việc huy động nguồn tài chính ................................................................ 20
2.2.2.3 Lựa chọn vị trí kinh doanh ................................................................................................ 20
2.2.2.5 Những nguyên nhân khách quan khác .............................................................................. 22
Chƣơng III: BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÍNH RỦI RO TRONG VIỆC MUA VÀ BÁN
FRANCHISE TẠI VN
3.1 Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc bán franchise ......................................... 23
3.1.1 Trƣớc khi bán franchise ....................................................................................................... 24
3.1.1.1 Có nên mở rộng hệ thống franchise hay không? ............................................................ 24

3.1.1.2 Phƣơng pháp mở rộng ..................................................................................................... 24
3.1.1.3 Các bƣớc tiến hành ......................................................................................................... 24
3.1.1.3.1. Bảo vệ tài sản trí tuệ...................................................................................................... 24
3.1.1.3.2. Lập kế hoạch ................................................................................................................. 25
3.1.1.3.3. Kế hoạch kinh doanh .................................................................................................... 25
3.1.1.3.4. Lựa chọn đối tác mua Franchise tiềm năng ................................................................. 26
3.1.1.3.5. Thiết lập chƣơng trình huấn luyện, đào tạo ................................................................. 27
3.1.1.3.6. Xây dựng lực lƣợng hỗ trợ cho đối tác nhận quyền ...................................................... 28
3.1.2.Sau khi bán franchise ........................................................................................................ 28
3.1.2.1 Giữ vững quan hệ với đối tác.......................................................................................... 28
3.1.2.2 Đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống ............................................................................... 28
3.2

Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua franchise .................................... 29

3.2.1 Để chọn đúng thƣơng hiệu khi mua Franchise ................................................................... 29
3.2.2 Cách thức để huy động nguồn tài chính .............................................................................. 30
3.2.2.1 Đối với bên bán ................................................................................................................. 31
3.2.2.2 Về phía nhà nƣớc .............................................................................................................. 31
3.2.2.3 Đối với bên mua ............................................................................................................... 33


3.2.3 Cách thức lựa chọn vị trí kinh doanh tốt ............................................................................ 33
3.2.4 Giải pháp khắc phục những nguyên nhân khách quan khác ................................................ 35
VII. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC
1.

Tính khoa học ……………………………………………………………………………37

2.


Khả năng triển khai và ứng dụng vào thực tế ……………………………………………37

3.

Hiệu quả kinh tế, xã hội

……………………………………………………………37

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I.

KẾT LUẬN

……………………………………………………………………………38

II.

KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………39

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 41
PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................................................


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan
trọng. Đặc biệt sau khi chúng ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương
mại thế giới (WTO). Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng so với nền kinh tế

toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ hai ở châu Á ( chỉ sau Trung Quốc), ổn định
chính trị luôn được giũ vững .
Cũng chính bởi lẽ đó, VN trở thành điểm đầu tư hấp dẫn. Nhiều nhà đầu tư nước
ngoài đã và đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ta thông qua nhiều hình thức cùng nhiều mô
hình kinh doanh mới lạ. Một trong những mô hình kinh doanh đó là nhượng quyền thương hiệu
(franchise)
Trên thế giới, tại những nước phát triển, đặc biệt là tại Mỹ, mô hình franchise được áp
dụng rất rộng rãi và phổ biến. Trong đó phải kể đến những thương hiệu nổi tiếng như :
McDonalds, KFC, cà phê Gloria Jeans, subway…và cũng chính nhờ mô hình này các thương
hiệu đã được nhân rộng ra nhiều quốc gia, đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ đồng thời
góp phần nâng cao hình ảnh đất nước trên trường quốc tế.
Được biết franchise du nhập vào VN từ những năm 90 của thế kỷ trước và được áp
dụng đầu tiên bởi cà phê Trung Nguyên. Cùng với thời gian, franchise đã tỏ ra khá hiệu quả và
phù hợp với nền kinh tế nước ta, song khái niệm về franchise chỉ thực sự được định hình rõ nét
thông qua mô hình kinh doanh của chuỗi cửa hàng Phở 24.Với cách làm franchise bài bản ngay
từ đầu và xác định đó là yếu tố quan trọng nhất, khác biệt nhất so với những thương hiệu khác
đã làm trước đây, phở 24 đã chứng minh được cách làm của mình là đúng đắn và mô hình
franchise hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế VN- nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ với hơn
95% doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngoài ra còn có một điểm khác biệt giữa nền kinh tế VN và nền kinh tế TG đó là: Tại
VN khi mở một cửa hàng không nhất thiết phải tập trung vào một khu thương mại giành riêng
cho một loại mặt hàng nhất định như trên TG mà có thể được phát triển ở bất cứ nơi đâu. Nhờ
vậy, Franchise sẽ đưa sản phẩm của các doanh nghiệ len lỏi vào từng con phố. Điều đó giúp
các doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí trung gian trong quá trình phân phối sản phẩm
đến tay người tiêu dùng.
Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà nhượng quyền thương hiệu mang lại, tuy
nhiên tại sao ở VN nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn áp dụng mô hình này. Ngoài sự yếu
kém trong công tác quản lý cùng tâm lý ngại thay đổi thì phải kể đến những rủi ro, bất cập mà
franchise mang lại. Những câu hỏi như: Để NQTM thì doanh nghiệp phải bắt đầu từ đâu?


1

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN
Thương hiệu đó đã đủ mạnh để nhượng quyền hay chưa? Nếu đi mua nhượng quyền thì doanh
nghiệp phải chuẩn bị những gì? Những khó khăn, vướng mắc trong việc mua và bán nhượng
quyền ra sao? Làm thế nào để giảm thiểu được những rủi ro do trong nhượng quyền?
Đây là nội dung thực tiễn cần nghiên cứu hiện nay và là cơ sở để tác giả chọn đề tài
“Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại Việt Nam” làm
đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
Nội dung nghiên cứu của đề tài được xây dựng theo kết cấu 3 chương:
Chƣơng I: Những điều cơ bản về franchise
Chƣơng II: Thưc trạng phát triển hệ thống franchise tại VN
Chƣơng III: Gỉai pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong NQTM và định hướng phát triển
trong tương lai.
Trong quá trình làm nghiên cứu mặc dù rất cố gắng và nhận được sự tân tình giúp đỡ
của GVHD Đặng Thị Phượng, chị Nguyễn Trịnh Khánh Linh- TGĐ tập đoàn Dale Carnegie
Việt Nam, anh Tuấn – quản lý cửa hàng phở 24 tọa lạc tại Võ Văn Ngân, Quận Thủ Đức, bạn
Trần Minh Hiếu, lớp 061242 đã cung cấp tài liệu cũng như đưa ra những lời khuyên từ kinh
nghiệm thực tế để chúng tôi có thể hoàn thành bài nghiên cứu này.
Dù tác giả rất cố gắng xong không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được
sự đóng góp của thầy cô và các bạn.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Qua khảo sát thực nghiệm tại một số trường ĐH trên địa bàn TPHCM như ĐH Kinh
Tế, ĐH Ngoại Thương… một số sinh viên cũng đã chọn đề tài về franchise làm luận văn tốt
nghiệp của mình. Ngoài ra phải kể đến đề tài của Sinh Viên đạt giải 3 nghiên cứu khoa học cấp
bộ năm 2006 “ Franchise trƣớc thềm hội nhập”



Các đề tài đã trình bày khá cụ thể khái niệm về franchise , về những thuận lợi và rủi ro
của franchise tại VN.



Trình bày những đặc điểm nổi bật trong mô hình franchise và đưa ra những phân tích,
nhận định khá chi tiết về mô hình này tại VN. Đưa ra những giải pháp khắc phục những
bất cặp của mô hình này. Các đề tài cũng đã dự đoán đúng tình hình Franchise khi Việt
Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên những biện pháp đó vẫn còn chung chung, chưa nêu
bật được vấn đề cần nghiên cứu và tính khả thi trong thực tế không cao. Do đó chúng
tôi quyết định tìm hiểu sâu về vấn đề này.
Ngoài ra, phải kể đến hai quyển sách của GS-TS Lý Qúy Trung, một chuyên gia về

franchise uy tín nhất VN hiện nay. Hai quyển sách mang tên “ Franchise-Bí quyết thành

2

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN
công bằng mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại” và “ Mua franchise-Cơ hội mới cho các
doanh nghiệp VN”
PHẦN II: GIÀI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:


Hệ thống những khái niệm, thuật ngữ, nguyên tắc chung nhất trong mô hình franchise.




Đánh giá ưu và khuyết điểm trong việc mua và bán franchise. Đồng thời phải nêu ra
được những lợi ích và rủi ro trong mô hình này.



Tìm ra nguyên nhân vì sao lại có những rủi ro đó, đề ra những biện pháp khắc phục
mang tính ứng dụng cao trong thực tế thông qua việc tìm hiểu cơ sở lý luận và khảo sát
tình hình hiện trạng trong thực tế (cụ thể tại trường đào tạo doanh nhân Đắc Nhân Tâm
Dale Carnegie và Trung Nguyên Cà phê)

II. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:


Đối tượng: những biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro



Khách thể: những nhà quản lý, chủ doanh nghiệp, những chủ thể có tiềm lực tài chính
và có lòng đam mê đối với mô hình kinh doanh này.

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:


Trang bị cho người đọc những kiến thức cần thiết về kinh doanh franchise.



Phát huy những ưu điển hiện có, đồng thời đưa ra những biện pháp khắc phục khuyết

điểm có tính ứng dụng cao.



Nêu nên tầm quan trọng của việc quản lý tính đồng bộ trong mô hình franchise.



Phân tích cụ thể mô hình franchise ở hai doanh nghiệp điển hình về nhượng quyền là cà
phê Trung Nguyên và Phở 24.

IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


Phương pháp chuyên gia- Tham khảo ý kiến chuyên gia. Cụ thể ở đây nhóm đã có cơ
hội tiếp xúc với chị Nguyễn Trịnh Khánh Linh, TGĐ tập đòan Dale Carnegie Việt Nam
(nội dung đính kèm phần phụ lục).



Phương pháp điều tra, phỏng vấn. Hỏi trực tiếp sinh viên trên địa bàn quận Thủ Đức [
một số trường như ĐH Nông Lâm, ĐH Ngân Hàng( cơ sở Thủ Đức)]...



Phương pháp thu thập và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trên các báo, tạp chí
chuyên ngành, Internet...

V. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:


3

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN
Do thời gian không cho phép cũng như kinh phí khó khăn và hạn chế về kiến thức nên
tác giả chỉ đi sâu vào nghiên cứu mô hình franchise trên địa bàn TP HCM . Qua đó có thể rút
ra được hướng phát triển chung cho Việt Nam. Đồng thời đưa ra dự báo về sự bùng nổ của mô
hình franchise trong thời gian sắp tới.
VI. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
CHƢƠNG I: NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ FRANCHISE
1.1 Những điều cơ bản về Franchise:
1.1.1 Thƣơng hiệu đối với sự phát triển của hệ thống Franchise:
Trước khi đi đến định nghĩa về thuật ngữ franchise chúng ta không thể không tìm hiểu
khái niệm về “thương hiệu” vì sự hiện hữu của franchise lại được đặt trên nền tảng thương
hiệu. Thương hiệu khác với nhãn hiệu vì hầu như tất cả các sản phẩm tốt xấu nào cũng có thể
có một nhãn hiệu riêng, nhưng để đạt tới trình độ có thương hiệu thì không nhiều.
Theo định nghĩa của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “thương hiệu là một cái tên, một từ
ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố trên nhằm xác
định một sản phẩm hay dịch vụ của một ( hay một nhóm ) người bán và phân biệt các sản
phẩm, dịch vụ đó với các đối thủ cạnh tranh”. Có thể nói thương hiệu là hình thức bên ngoài
tạo ra ấn tượng, thể hiện cái bên trong ( cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp). Xây dựng thương
hiệu là vấn đề đòi hỏi thời gian, khả năng tài chính và ý chí không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm và dịch vụ. Franchise là một trong những phương thức có thể đáp ứng được những
nhu cầu vừa kể trên.
1.1.2 Franchise là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về franchise nhưng theo định nghĩa của từ điển Webster thì:
Franchise là một đặc quyền được trao cho một người hay một nhóm người để phân phối hay
bán sản phẩm của chủ thương hiệu. Nói khác hơn Franchise là một phương thức tiếp thị và

phân phối một sản phẩm hay dịch vụ dựa trên mối quan hệ giữa hai đối tác; một bên gọi là
franchisor ( bên bán Franchise ), một bên gọi là franchisee ( bên mua Franchise). Hai bên này
sẽ ký kết một hợp đồng gọi là hợp đồng franchise.
Nói chung hình thức kinh doanh franchise vẫn thường nằm trong một hai loại điển
hình sau đây: nhượng quyền phân phối sản phẩm hoặc nhượng quyền sử dụng công thức kinh
doanh.
Đối với hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm, bên mua franchise thường không
nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía chủ thương hiệu ngoại trừ việc được phép sử dụng
tên nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu và phân phối sản phẩm hay dịch vụ của bên
4

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN
chủ thương hiệu theo phạm vi khu vực và thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là bên mua
franchise sẽ quản lý điều hành cửa hàng nhượng quyền của mình khá độc lập, ít bị ràng buộc
nhiều bởi những quy định từ phía chủ thương hiệu. Bên mua franchise trong trường hợp này
thậm trí có thể chế biến cung cách phục vụ và kinh doanh theo ý mình. Hình thức nhượng
quyền này tương tự kinh doanh cấp phép mà trong đó chủ thương hiệu quan tâm nhiều nhất
đến hoạt động hàng ngày hay tiêu chuẩn hình thức của cửa hàng nhượng quyền. Do đó mối
quan hệ giữa chủ thương hiệu và người mua franchise là mối quan hệ nhà cung cấp và nhà
phân phối..
Đối với hình thức nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh thì hợp đồng nhượng
quyền bao gồm thêm việc chuyển giao kỹ thuật kinh doanh và công thức điều hành quản lý.
Các chuẩn mực của mô hình kinh doanh phải tuyệt đối được giữ đúng. Mối liên hệ hợp tác
giữa bên bán và bên mua Franchise rất chặt chẽ và liên tục, đây cũng là hình thức nhượng
quyền phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Bên mua franchise thường phải trả một khoản phí
cho bên bán franchise, có thể là một khoản phí trọn gói một lần hoặc là một khoản phí hàng
tháng dựa trên doanh số , và cũng có thể tổng hợp luôn hai khoản phí kể trên. Tất cả cũng tùy

vào uy tín thương hiệu, sự thương lượng và chủ trương của chủ thương hiệu. Ví dụ, nếu muốn
được nhượng quyền kinh doanh của một cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s nổi tiếng thế
giới của Mỹ vào thời điểm 2005, bên mua franchise phải trả một khoản phí nhượng quyền ban
đầu là 45.000 USD và phí franchise hàng tháng là 1.9% trên doanh số.
1.1.3 Tại sao nên mua Franchise?
Đầu tư an toàn và khôn ngoan. Theo con số thống kê tại Mỹ thì trung bình chỉ có
khoảng 23% doanh nghiệp nhỏ kinh doanh độc lập có thể tồn tại sau nhiều năm kinh doanh,
trong khi con số này đối với các doanh nghiệp mua franchise là 92%. Nói khác đi, xác suất
thành công của một doanh nghiệp mua franchise cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp
mới bắt đầu thử nghiệm mô hình kinh doanh lần đầu và nhãn hiệu thì chưa ai biết đến. Thật
vậy, thương hiệu hay uy tín của nhãn hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với khách
hàng khi họ quyết định chọn mua sản phẩm nào. Nhiều cuộc thử nghiệm mù đã chứng minh
rằng người tiêu dùng bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thương hiệu, thậm trí hơn cả chất lượng thực
sự của sản phẩm. Như cuộc thử nghiệm mù (sản phẩm được cho vào bao bì không có nhãn)
của hai sản phẩm nước giải khát nổi tiếng Cocacola và Pepsi. Kết quả cho thấy đa số những
người tham gia cuộc thử nghiệm khẳng định rằng họ được cho uống Cocacola trong khi thực
tế là Pepsi hoặc ngược lại. Điều này chứng minh sức mạnh của thương hiệu trong quyết định
mua của khách hàng hay nói cách khác, khi mua franchise của một sản phẩm đã có thương
hiệu thì khá an tâm do sẽ có một lượng khách hàng tối thiểu từ ngay ban đầu.

5

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN
Dễ vay tiền ngân hàng. Do xác suất thành công cao hơn, nên các ngân hàng thường tin
tưởng và cho các doanh nghiệp mua franchise vay tiền. Nói đúng ra hầu như tất cả các doanh
nghiệp kinh doanh nhượng quyền lớn trên thế giới đều chủ động đàm phán, thuyết phục ngân
hàng ủng hõ các đối tác mua franchise tiềm năng của mình bằng cách cho vay với lãi suất

thấp.
Tự làm chủ lấy mình. Tuy phải tuân thủ nhiều quy định, hướng dẫn chung của hệ thống
franchise xây dựng bởi chủ thương hiệu nhưng người mua franchise vẫn có thể tự quyết định
rất nhiều trong công việc hàng ngày, cũng giống như một người chủ doanh nghiệp thật sự.
Ngoài ra, khi mua franchise một thương hiệu đã có tiếng sẽ có lợi thế hơn trong chiến thuật về
giá.
Được chủ thương hiệu giúp đỡ. Người mua franchise lúc nào cũng nhận được sự giúp
đỡ, hỗ trợ từ phía chủ thương hiệu trước và sau khi cửa hàng nhượng quyền khai trương. Đây
là một lợi thế lớn đặc biệt đối với những người kinh doanh lần đầu. trong thời gian trước khai
trương, đối tác mua franchise thường được hỗ trợ về đào tạo, thiết kế, chọn địa điểm cửa hàng,
nguồn hàng, tiếp thị, quảng cáo…Sau khai trương, họ tiếp tục được hỗ trợ nhiều mặt, trong đó
nổi bật nhất là khâu tiếp thị, quảng cáo và tái đào tạo.
Một hệ thống đã được thử nghiệm để tránh các khó khăn không lường trước được. Thật
vậy, trong quá trình xây dựng thương hiệu, chủ thương hiệu đã phải bỏ ra nhiều công sức để
nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Chủ thương
hiệu cũng phải trải qua rất nhiều cuộc thử nghiệm, nhiều thất bại kèm theo đó là một khoản chi
phí khổng lồ để tạo dựng hình ảnh tốt đẹp trong lòng công chúng. Do vậy, khi mua franchise
người mua được thừa hưởng những ưu điểm của hệ thống và nhanh chóng tìm được chỗ đứng
trên thị trường, nhất là trong thời buổi kinh tế suy thoái như hiện nay thì việc kinh doanh đối
với những thương hiệu tên tuổi đã khó thì việc tự mình xây dựng một thương hiệu thành công
lại càng khó khăn hơn nữa.
1.1.4 Tại sao nên bán franchise?
Nhân rộng mô hình kinh doanh. Có lẽ doanh nghiệp nào cũng muốn nhân rộng mô hình
kinh doanh của mình một khi đã được chứng minh là thành công. Khó khăn lớn nhất thường
liên quan đến ngân sách hay khả năng tài chính vì doanh nghiệp nào dù thành công đến đâu
cũng có một giới hạn, đặc biệt khi doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm, dịch vụ của mình ra
khỏi ranh giới một thành phố hay một quốc gia. Ngoài vấn đề ngân sách, thì các yếu tố khác
như yếu tố địa lý, con người, kiến thức và văn hóa địa phương…cũng là những trở ngại không
nhỏ. Phương thức nhượng quyền kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp, chủ thương hiệu chia sẻ
những khó khăn nêu trên cho bên mua franchise, bên mua sẽ tự chịu toàn bộ phần đầu tư của


6

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN
cải vật chất và tự quản trị lấy tài sản của mình. Và một khi mô hình kinh doanh của doanh
nghiệp đã được nhân rộng nhanh chóng thì giá trị của công ty hay thương hiệu cũng được
nhân rộng theo. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam đang có tham vọng đưa thương hiệu mình
ra thế giới nhưng chưa đủ lực để đầu tư trực tiếp thì mô hình nhượng quyền có lẽ là phù hợp
nhất do không phải bỏ nhiều vốn mà lại quảng bá được thương hiệu của mình.
Tăng doanh thu. Chủ thương hiệu hoàn toàn có thể cải thiện doanh số của mình bằng
việc nhượng quyền sử dụng thương hiệu và công thức kinh doanh mà ngày nay được xem như
một thứ tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp. Thông qua hình thức nhượng quyền công
thức kinh doanh, chủ thương hiệu có thể nhận các khoản tiền sau đây từ việc bán franchise:


Phí nhượng quyền ban đầu: Phí này chỉ được tính một lần như cà phê Trung Nguyên
thì phí nhượng quyền ban đầu là 50.000.000VND/cửa hàng có diện tích trung bình là
120m2, tổng chi phí đầu tư ban đầu là 400.000.000 đến 500.000.000VND ( nguồn từ
Internet)



Phí hàng tháng: Phí này là phí mà bên mua franchise phải trả cho việc duy trì sử dụng
nhãn hiệu, thương hiệu của bên bán franchise và những dịch vụ hỗ trợ mang tính chất
tiếp diễn liên tục như đào tạo, huấn luyện nhân viên, tiếp thị, quảng bá, nghiên cứu,
phát triển sản phẩm mới…Phí này có thể là một khoản phí cố định theo thỏa thuận của
hai bên hoặc tính theo phần trăm trên doanh số của bên mua franchise và thường dao

động trung bình từ 3-6% tùy vào loại sản phẩm, mô hình và lĩnh vực kinh doanh.



Bán nguyên liệu đặc thù: nhiều chủ thương hiệu yêu cầu các đối tác mua franchise của
mình phải mua một số nguyên liệu đặc thù do mình cung cấp, vừa để đảm bảo tính
đồng bộ của sản phấm hay mô hình kinh doanh, vừa mang lại một nguồn lợi nhuận phát
triển song song với tình hình kinh doanh của bên mua franchise.



Tiết giảm chi phí. Các doanh nghiệp có áp dụng hình thức nhượng quyền đều có ưu thế
mua hàng giá rẻ hơn do mua với số lượng lớn hơn (để phân phối cho các cửa hàng
nhượng quyền trong một số trường hợp ). Ngoài ra các chi phí về tiếp thị, quảng cáo
cũng được tiết giảm nhờ ưu thế có thể chia nhỏ ra cho nhiều đơn vị cùng mang một
nhãn hiệu chia sẻ với nhau thông qua phí nghĩa vụ hàng tháng của bên mua franchise.

1.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của ngƣời bán và ngƣời mua franchise:

7

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN
Ngƣời bán franchise
Chọn mặt bằng

Hỗ trợ


Ngƣời mua franchise
Chọn với sự đồng ý của chủ thương
hiệu

Thiết kế

Cung cấp mẫu thiết kế

Áp dụng mẫu thiết kế, trả phí

Nhân viên

Giới thiệu, hỗ trợ

Tuyển dụng, giám sát, điều hành

Thực đơn

Xây dựng, quy định

Thay đổi khi được chấp thuận

Gía

Đề nghị tư vấn

Quyết định

Có thể yêu cầu franchisee mua
hàng của mình hoặc mua theo

Nguồn cung cấp chỉ định nguồn cung cấpcho hệ Phối hợp, tuân theo
thống franchise, hoặc yêu cầu
theo các tiêu chuẩn nhất định.
Quảng cáo

Thiết kế chương trình, yêu cầu Trả phí quảng cáo.
đóng góp

Phải được chấp thuận.

Kiểm soát chất Xây dựng tiêu chuần

Huấn luyện nhân viên

Đào tạo nhân viên thanh tra

lƣợng

Triển khai giám sát hàng ngày

1.2 Các chủ thể tham gia mua và bán franchise
1.2.1 Mẫu ngƣời mua franchise thích hợp:
Khả năng tài chính thường được xem là tiêu chí quan trọng nhất. Khi xem xét về khả
năng tài chính, chủ thương hiệu thường yêu cầu đối tác tiềm năng kê khai các khoản liên quan
đến tài sản như thu nhập công ty, thu nhập cá nhân, nhà cửa, xe cộ, tiền tiết kiệm, cổ phiếu, các
cơ sở kinh doanh…số tài sản này sẽ bị trừ bớt đi nếu đối tác có các khoản nợ ngân hàng, bảo
hiểm hay thế chấp tài sản.
Một số thông tin cá nhân khác cũng được chủ thương hiệu yêu cầu người mua franchise
kê khai ( theo mẫu đơn được cung cấp bởi chủ thương hiệu) để có một đánh giá toàn diện hơn
Ví dụ như thông tin về trình độ học vấn hay kinh nghiệm làm việc. Nhiều chủ thương hiệu còn

yêu cầu đối tác mua franchise liệt kê tên một số người quen có uy tín để có thể điện thoại hỏi
thăm.
Ngoài ra, người muốn mua franchise có thể được yêu cầu cho biết lý do, động lực nào
khiến họ quyết định mua franchise. Những câu hỏi như : “ Vì sao anh chị muốn mua franchise
thương hiệu hay mô hình kinh doanh của chúng tôi? Kế hoạch kinh doanh của anh chị trong
vòng 3 đến 5 năm tới? Ai sẽ là người đứng ra điều hành cửa hàng franchise? Anh/chị hay
người nhà?”.

8

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN
Ví dụ cụ thể trường hợp nhượng quyền ở trường đào tạo doanh nhân Đắc Nhân Tâm
Dale Carnegie. Tập đoàn Dale Carnegie có trụ sở chính tại NewYork Mỹ, họ có hẳn một bộ
phận nhượng quyền toàn cầu riêng chuyên chỉ đi tìm kiếm đối tác nhượng quyền. Dale
Carnegie vào Việt Nam thông qua bộ Thương mại nhằm tìm kiếm khoảng ba mươi đối tác tiềm
năng sau đó họ sẽ gửi điều khoản của hợp đồng và yêu cầu họ ký vào bảng bảo mật thông tin.
Nếu người nào cảm thấy có đủ khả năng, tài chính thì ký kết. Những ứng viên cũng sẽ phải
thuyết trình về năng lực của mình cho nhóm điều hành nhượng quyền các khu vực của Dale
Carnegie. Hai đối tác tiềm năng nhất sẽ được mời qua NewYork Mỹ để trình bày đề án kinh
doanh trong vòng 7 năm tới trước ban điều hành cấp cao của Dale Carnegie chỉ trong vòng một
giờ đồng hồ! Theo lời chị Nguyễn Trịnh Khánh Linh – TGĐ Tập đoàn Dale Carnegie VN mà
chúng tôi được trò chuyện trong quá trình làm nghiên cứu tâm sự: “Những người phải có thứ
nhất là đam mê, thứ hai định hướng, thứ ba chiến lược và cuối cùng phải có tài chính thì mới
tồn tại nổi tới vòng này”.
1.2.2 Ngƣời mua franchise lý tƣởng
Nhiều người cho rằng đối tác lý tưởng để chủ thương hiệu ký hợp đồng đại lý franchise
độc quyền là người đã sở hữu hoặc có khả năng tìm được nhiều địa điểm đẹp để mở cửa hàng

franchise. Đối tác mua franchise độc quyền này phải am hiểu thị trường địa phương bao gồm
tập quán văn hóa, bất động sản, ngân hàng, luật pháp…Tốt nhất là đối tác phải có ít nhiều kinh
nghiệm trong lãnh vực mà mình muốn mua franchise.
Ngoài ra, khả năng tài chính và huy động vốn cũng đóng vai trò quan trọng vì nếu
không thì khó có thể phát triển tối đa hệ thống franchise. Tuy nhiên, một đối tác giàu có nhưng
thiếu khả năng quản trị và tâm huyết đối với mô hình franchise chắc chắn không phải là ứng
cử viên tốt. Đối với Ray Krock, chủ tịch tập đoàn nhà hàng thức ăn nhanh McDonald’s thì một
đối tác giỏi, giàu và quá hùng mạnh cũng không phải là đối tác tốt vì ông e rằng một ngày nào
đó đối tác này sẽ lấn ướt, thao túng và thay thế luôn quyền kiểm soát của chủ thương hiệu.
Tuy nhiên có lẽ “thái độ tin tưởng tuyệt đối” vào sản phẩm và mô hình kinh doanh của
chủ thương hiệu mới là đặc điểm quan trọng nhất khi phác họa chân dung đối tác mua
franchise lý tưởng. Vì chỉ khi tin tưởng tuyệt đối mới triệt để tuân theo các tiêu chuẩn đồng
bộ, cách điều hành quản lý đặc thù của mô hình kinh doanh. Một khi các đối tác mua franchise
xé rào để vận hành cửa hàng theo ý riêng của mình thì cả hệ thống franchise sẽ thất bại.
Kiến thức và kinh nghiệm làm việc trong lãnh vực mà đối tác tiềm năng muốn mua
franchise là một tiêu chuẩn có nhiều bàn cãi vì có người cho rằng không có kinh nghiệm thực
tế càng dễ dàng hơn cho chủ thương hiệu trong việc huấn luyện, đào tạo một cách làm mới mà
thường thì có khác biệt, thậm trí mâu thuẫn với thói quen cũ của người mua franchise. Điều

9

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN
này đặc biệt đúng với ngành kinh doanh nhà hàng. Nhiều hệ thống franchise (ví dụ như chuỗi
nhà hàng thức ăn nhanh McDonald’s còn đòi hỏi ứng cử viên mua franchise phải tham dự
chương trình thử nghiệm làm việc thực tế như là một nhân viên bình thường trong một thời
gian nhất định trước khi quyết định bán franchise. Phương pháp này tuy gây rất nhiều phiền hà
cho người mua franchise nhưng gần như loại bỏ hoàn toàn rủi ro chọn nhầm đối tác.

Ví dụ: Công ty Kinh Đô Sài Gòn đưa ra một số tiêu chí chọn đối tác để mua franchise
như sau:


Yêu thích công việc kinh doanh/ sản xuất thực phẩm



Có hoặc thuê được mặt bằng kinh doanh tốt



Có vốn đầu tư trung bình khoảng từ 500 triệu-1 tỉ đồng.

Theo quan điểm của chủ thương hiệu công ty cổ phần phở 24 thì:


Có thái độ “tin tưởng tuyệt đối” với sản phẩm và mô hình kinh doanh



Am hiểu thị trường địa phương



Có kiến thức về lĩnh vực kinh doanh nhà hàng



Có thái độ hợp tác tốt




Có khả năng tài chinh

Còn theo tập đoàn Dale Carnegie, họ cũng đưa ra một số tiêu chí sau đối với đối tác mua
franchise:


Kiến thức kinh doanh hay kinh nghiệm trong lĩnh vực NQTH



Khả năng làm theo hệ thống đã được thử nghiệm thành công



Có kỹ năng cơ bản về quản lý và bán hàng



Có đạo đức, trung thực, thân thiện với mọi người trong việc quản lý kinh doanh



Có khả năng về tài chính, đồng thời phải nhạy bén trong việc điều hành doanh nghiệp



Khát khao xây dựng thành công doanh nghiệp




Kế hoạch kinh doanh phù hợp nhu cầu thực tế



Hoạt động tích cực trong việc kinh doanh cũng như các hoạt động xã hội



Có khả năng thiết lập mạng lưới kinh doanh

Mỗi người đều đưa ra một số tiêu chí cho riêng mình về mẫu người mua franchise lý
tưởng. Tuy nhiên có một số tiêu chí trùng nhau giữa các tác giả nên thiết nghĩ các tiêu chí này
chắc chắn là đúng nhất dưới góc độ của nhà chuyên môn. Trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng,
đa số chủ thương hiệu không yêu cầu đối tác mua franchise phải có kinh nghiệm trong cùng
lĩnh vực. Thậm chí, kinh nghiệm đã từng kinh doanh nhà hàng là một bất lợi cho người mua

10

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN
franchise vì nhiều chủ thương hiệu (ngành nhà hàng) cho rằng rất khó để huấn luyện hay thay
đổi thói quen của những đối tác đã có kinh nghiệm.
1.2.3 Ngƣời bán franchise lý tƣởng
Khi đã khẳng định mình thích hợp với công việc kinh doanh franchise, người có dự định
mua franchise nên biết như thế nào là người bán franchise lý tưởng để có thể đi đến quyết định

trước khi chọn hệ thống franchise nào để mua. Tương tự như định nghĩa về người mua
franchise lý tưởng, mỗi tác giả viết về đề tài franchise đều đưa ra một định nghĩa riêng về
người bán franchise lý tưởng. Sau đây là một số ý kiến được đúc kết từ nhiều tác giả, chuyên
gia nói về các yếu tố mang tính quyết định trong sự thành bại của một hệ thống franchise:


Có sản phẩm hoặc dịch vụ đặc sắc so với các đối thủ cạnh tranh. Điểm đặc sắc ở đây có
thể là sự nổi tiếng của thương hiệu, tính ưu việt của sản phẩm hay số năm kinh nghiệm
thành công của chủ thương hiệu.



Có cách tổ chức tiêu chuẩn hóa, đồng bộ hóa đã được kiểm nghiệm trong thời gian đủ
lâu, ít nhất là 2-3 năm. Hầu hết các cửa hàng trong hệ thống franchise – bao gồm cả cửa
hàng franchise và cửa hàng của công ty – đều phải hoạt động hiệu quả.



Có tổng số cửa hàng trong cùng một hệ thống phải đạt từ con số 20 trở lên, vì khi đó
tính hiệu quả của franchise mới thực sự được kiểm nghiệm chính xác. Rất khó để đánh
giá khả năng thật sự của một hệ thống franchise với chỉ có vài cửa hàng đang hoạt
động.



Có sự hỗ trợ rất tốt từ phía chủ thương hiệu hay đại lý được ủy quyền bán franchise,
bao gồm chương trình huấn luyện trước và sau khai trương. Ngoài ra, chủ thương hiệu
còn phải hỗ trợ hệ thống franchise bằng các chương trình nghiên cứu sản phẩm mới,
đào tạo tại chỗ, tư vấn tại chỗ thông qua các chuyên gia đại diện, quảng cáo khuyến
mãi, mua hàng sỉ giá rẻ…




Có khả năng phát triển hệ thống như hoạch định cả về tài chính lẫn quản trị điều hành.
Một hệ thống franchise dậm chân tại chỗ đồng nghĩa với tiềm năng đi xuống của chủ
thương hiệu.



Có mối quan hệ tốt đẹp giữa người mua franchise và chủ thương hiệu. điều này chứng
tỏ các cửa hàng franchise kinh doanh có hiệu quả và chủ thương hiệu có hệ thống quản
trị tốt, ít ra là có quan tâm sâu sát với các đối tác mau franchise hiện hữu.



Có khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các tiêu chuẩn đồng nhất tại
toàn bộ các cửa hàng mang cùng thương hiệu trong hệ thống franchise. Thông thường
chủ thương hiệu phải có kế hoạch cử chuyên gia đi kiểm tra định kỳ tại các cửa hàng,

11

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN
đặc biệt là các cửa hàng mua nhượng quyền để phát hiện kịp thời các khuyết điểm phát
sinh và có hướng khắc phục tại chỗ thông qua chương trình tái đào tạo
Ngoài đội ngũ chuyên gia “công khai”, chủ thương hiệu cũng có thể sử dụng thêm đội
ngũ cộng tác viên bí mật và kiểm tra đột xuất mà thuật ngữ chuyên môn trong ngành nhà
hàng, khách sạn hay dịch vụ nói chung gọi là “mystery shopper” ( tạm dịch là khách hàng bí

hiểm). những “khách hàng bí hiểm” này thường được chủ thương hiệu thuê giả làm khách hàng
để đến các cửa hàng đối tác mua franchise sử dụng thử dịch vụ và về báo cáo lại cho chủ
thương hiệu. Báo cáo này mang tính trung thực hơn vì nhân viên không biết trước để đối phó.
1.2.4 Cơ cấu tổ chức của hệ thống franchise:
Chủ cửa hàng
franchise

Quản lý cửa
hàng franchise

Quản lý cửa
hàng franchise

Quản lý cửa
hàng franchise

Phó quản lý
cửa hàng
franchise

Phó quản lý
cửa hàng
franchise

Phó quản lý
cửa hàng
franchise

franchise
Nhân viên


Nhân viên

Nhân viên

Hình 1 ( Sơ đồ tổ chức đối với chuỗi có 2-3 cửa hàng franchise)

12

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
FRANCHISE TẠI VIỆT NAM
2.1 Tình hình hoạt động mua và bán franchise từ khi thành lập đến nay
2.1.1 Từ những năm 1990- 2006 (giai đoạn trƣớc khi VN gia nhập WTO)
Có thể nói Franchise vào Việt Nam từ những năm 1990. Nhưng mãi đến năm 1996 hình
thức này mới chính thức được áp dụng đầu tiên bởi cà phê Trung Nguyên và được coi là một
“hiện tượng” ở Việt Nam lúc bấy giờ. Khi thị trường cà phê VN hầu như bị “bỏ ngỏ”, các quán
cà phê chủ yếu mang tính chất gia đình, nguồn cung cấp không rõ ràng, không mang tính hệ
thống và hầu như không có chiến lược phát triển dài hạn thì Trung Nguyên đã biết nắm lấy thời
cơ. Trung Nguyên trở thành thương hiệu VN đầu tiên được xây dựng và quản lý một cách bài
bản trên thị trường cà phê VN. Cùng với chiến lược nhượng quyền, Trung Nguyên đã vươn
mình ra thế giới và trở thành nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu với rất nhiều cửa hàng ở Nhật,
Singapore, Thái Lan, Campuchia…
Năm 1997 thương hiệu nổi tiếng thế giới về thức ăn nhanh KFC chính thức đến VN
bước đầu đã khẳng định vị thế trên thị trường VN với 31 nhà hàng ở TPHCM, 7 nhà hàng ở Hà
Nội, 2 nhà hàng ở Vũng Tàu, 2 nhà hàng ở Đồng Nai, 1 nhà hàng ở Hải Phòng, và 1 ở Cần
Thơ. Trong vòng 3 năm tới, KFC đặt mục tiêu phát triển số nhà hàng bằng với con số 44 nhà

hàng hiện tại mà tập đoàn này đã phát triển được ở VN trong suốt hơn 10 năm qua. Thông qua
hình thức nhượng quyền, mục tiêu đến năm 2010, KFC sẽ có 100 nhà hàng ở VN (nguồn từ
Internet)
Tuy nhiên, tại thời điểm này Việt Nam vẫn chưa công nhận hình thức kinh doanh
nhượng quyền này nên những doanh nghiệp VN tỏ ra khá lúng túng và chưa mạnh dạn đầu tư.
Hoạt động mua và bán Franchise trên thị trường còn chưa sôi động, chủ yếu vừa làm vừa nghe
ngóng thị trường. Nên doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề chuyên gia tư vấn
cùng tài liệu tham khảo. Trong số đó, Phở 24 là đơn vị duy nhất làm franchise một cách bài
bản và tuân thủ tuyệt đối về tính đồng bộ trong mô hình kinh doanh này. Có thể nói, phở 24 đã
có một sự khởi đầu đầy ấn tượng và mạnh dạn đầu tư khi hệ thống luật pháp về nhượng quyền
chưa có.
2.1.2 Từ năm 2006 đến nay ( giai đoạn sau khi VN gia nhập WTO.
2.1.2.1 Bức tranh kinh tế VN hậu WTO.
Ngày 7/11/2006 VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại
thế giới (WTO) mang theo nhiều cơ hội cũng như thách thức không nhỏ. Một trong những cơ
hội đó là ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn tiến công vào thị trường Việt
Nam thông qua hình thức nhượng quyền. Nếu những người nước ngoài tại Việt Nam bắt gặp
13

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN
hình ảnh những nhà hàng thức ăn nhanh như KFC, Jonlibee, Piza Hut…đã quá quen thuộc với
họ, họ sẽ cảm thấy như thế nào? Chắc chắn rằng sẽ tạo cho họ cảm giác thân quen, gần gũi với
quê nhà, qua đó đánh giá một VN đang hội nhập và phát triển cùng với thế giới. Mặt khác,
chúng ta có thể học hỏi được cách thức quản lý và điều hành doanh nghiệp bằng cách mua
franchise thương hiệu từ các hãng nổi tiếng nước ngoài. Từ đó tạo lên một làn sóng nhượng
quyền tại VN.
2.1.2.2 Ảnh hƣởng của hệ thống franchise của các công ty nƣớc ngoài đối với công cuộc

kinh doanh của các doanh nghiệp trong nƣớc
Tiệm phở Minh Châu, một địa chỉ khá quen thuộc trên đường Lê Văn Sĩ, Q.3, TP.HCM
bỗng dưng biến mất, thay vào đó là tiệm thức ăn nhanh KFC với hình ảnh ông già “Tây” mặc
đố trắng, đội mũ phớt mời chào thực khách. Miss Sài Gòn, quán cà phê “ruột” nằm ngay trên
bùng binh hồ con Rùa cũng phải nhường chỗ cho Lotteria, một thương hiệu thức ăn nhanh đến
từ Hàn Quốc. Nhiều công ty nước ngoài đang ráo riết săn tìm các mặt bằng đẹp thông qua việc
thành lập hẳn một đội chuyên đi tìm mặt bằng, thuê các công ty địa ốc. Mở rộng hệ thống với
tốc độ “tên lửa” hiện nay chính là hệ thống cửa hàng gà rán KFC và Lotteria ở khu vực nội
thành TP.HCM. Ở những ngã ba, ngã tư đến góc phố đẹp, các trung tâm thương mại, siêu thị những vị trí đắc địa của trung tâm thành phố đều thấy bóng dáng hai thương hiệu này. Một câu
hỏi đặt ra là tại sao chúng ta lại không thể làm chủ trên sân nhà? Tại sao bất động sản rõ ràng
là của người Việt Nam đáng lẽ phải được các doanh nghiệp của chúng ta quản lý và điều hành
thì lại lần lượt rơi vào tay nhà đầu tư ngoại? Tại sao ở những công ty lớn thì TGĐ luôn là
người nước ngoài? Phải chăng trình độ quản lý của ta còn quá kém, không bắt kịp với xu thế
của thời đại? Những câu hỏi không khỏi làm chúng ta suy nghĩ và trăn trở. Theo chúng tôi có
thực trạng trên là chủ yếu do doanh nghiệp của chúng ta:


Thiếu vốn



Kinh nghiệm quản lý



Thiếu thông tin



Luật pháp chưa quy định rõ ràng nên doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư

Thế nhưng việc các thương hiệu franchise xâm nhập vào thị trường VN có ảnh hưởng

tích cực cũng như tiêu cực đến các doanh nghiệp VN.
Về tiêu cực, ngoài việc thương hiệu nước ngoài chiếm lợi thế về vị trí địa lý như đã nêu
trên thì họ còn có ưu thế về thương hiệu, kinh nghiệm quản lý, vốn, nhân lực. Do đó thương
hiệu trong nước khó cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài trong cùng lĩnh vực, ngành
nghề. Các doanh nghiệp muốn cạnh tranh được thì phải tận dụng lợi thế am hiểu thị trường
trong nước, đồng thời phải tạo ra sự khác biệt về sản phẩm và cung cấp dịch vụ.
14

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN
Về măt tích cực, các thương hiệu nước ngoài xâm nhập vào thị trườngVN giúp cho mô
hình franchise được phổ biến rộng rãi. Các doanh nghiệp trong nước trở nên quen thuộc với
franchise, học hỏi được kinh nghiệm và mạnh dạn áp dụng mô hình franchise. Đây cũng là cơ
hội cho các doanh nghiệp không kinh doanh cùng lĩnh vực ngành nghề với các thương hiệu đã
nổi tiếng.
2.1.3 Thực trạng việc thực hiện tính đồng bộ trong mô hình Franchise tại VN
Qua tìm hiểu mô hình kinh doanh franchise của các thương hiệu điển hình trong và
ngoài nước chúng tôi nhận thấy rõ một điều. Nếu như các mô hình kinh doanh tại nước ngoài
làm ăn bài bản và chuyên nghiệp thì một số doanh nghiệp trong nước lại tỏ ra lúng túng và
thiếu chuyên nghiệp. Một ví dụ điển hình là hệ thống cửa hàng KFC, khi bước vào bất cứ một
cửa hàng KFC nào ở TP.HCM khách hàng đều được thưởng thức món gà rán với cung cách
phục vụ cùng chất lượng như nhau. Ngay cả những giá trị vô hình như: sự sang trọng, sành
điệu, mang phong cách nước ngoài cũng được khách hàng cảm nhận như nhau với mọi cửa
hàng KFC.
Về thương hiệu trong nước, hệ thống cửa hàng cà phê Trung Nguyên là ví dụ điển hình.
Trung Nguyên chưa thực sự tạo được một hình ảnh chung cho hệ thống của mình. Các quán cà

phê của Trung Nguyên đang trở nên không đồng nhất về nhiều mặt, có thể thấy rõ sự khác
nhau về giá cả, chất lượng cà phê và cả cung cách phục vụ tại các quán của Trung Nguyên.
Mức độ đầu tư cho bài trí không gian cũng có sự chênh lệch rất lớn. Khách hàng bước vào
quán cà phê Trung Nguyên trên đường nguyễn văn chiêm, quận 1 sẽ có cảm giác như được trở
về miền đất Tây Nguyên với hình ảnh của nhà Rông, cô gái Tây Nguyên. Khách hàng sẽ được
phục vụ với một phong cách rất lịch sự và cảm nhận trọn vẹn hương vị của ly cà phê số 1. Tuy
nhiên, khi khách hàng bước đến những quán cà phê Trung Nguyên ở Thanh Đa, Bình Thạnh
,Tân Bình cũng như một số quán tại làng Đại Học, quận Thủ Đức có thể những cảm giác đó đã
bớt đi chút ít vì bên trong quán không có nhiều các hình ảnh gợi nhớ về miến đất Tây Nguyên,
ngoại trừ bảng hiệu Trung Nguyên ở bên ngoài quán. Ngay cả chất lượng ly cà phê số 1, thái
độ phục vụ cũng thay đổi ở mỗi quán. Nếu dùng các chỉ tiêu này để đánh giá, phân cấp các hệ
thống cửa hàng cà phê Trung Nguyên thì không khó khăn gì để chia các quán cà phê này thành
3 cấp độ khác nhau (chúng ta có thể quan sát rõ trong thực tế các quán của cà phê của Trung
Nguyên trải rộng khắp thành phố)


Cấp 1: những quán cà phê có chất lượng tốt, cung cách phục vụ tốt, trang trí mang màu
sắc Tây Nguyên.



Cấp 2: Là những quán cà phê Trung Nguyên bình thường, cách trang trí không có gì
đặc biệt, cung cách phục vụ tốt.

15

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN



Cấp 3: Là những quán cà phê có không gian nhỏ, trang trí sơ sài, chất lượng phục vụ
không tốt.
Có hai lý do chính để giải thích điều này:

1. Trung nguyên đang sử dụng chiến lược khác biệt hóa về giá. Mục tiêu của chiến lược
này là tối đa hóa lợi nhuận. Song điều này không phù hợp trong franchise.
2. Đây là hậu quả của một chiến dịch phát triển franchise ồ ạt khi chất lượng nằm ngoài
tầm kiểm soát. Đơn giản là Trung Nguyên đã không kiểm soát hết được các đối tác
thuê thương hiệu.
3. Một khi khách hàng chưa thực sự cảm nhận được sự đồng nhất từ các cửa hàng của cà
phê Trung Nguyên thì sự mở rộng nhanh chóng về số lượng quán cà phê chưa nói lên
được một cách đầy đủ về sự thành công của Trung Nguyên. Đặc biệt, Trung Nguyên đã
có nhiều cửa hàng tại nước ngoài, thì việc khách hàng thưởng thức ly cà phê này tại
nhiều nước khác nhau là chuyện bình thường. Nếu Trung Nguyên không xây dưng một
hình ảnh thống nhất giữa các cửa hàng tại Việt Nam cũng như trên thế giới thì sẽ
không tạo được ấn tượng mạnh mẽ đối với thực khách trong và ngoài nước và cả
những người có ý định mua franchise từ Trung Nguyên. Nhất là Trung Nguyên có
chiến lược biến Tây Nguyên trở thành kinh đô cà phê của thế giới, phát triển franchise
ra nước ngoài đồng thời qua đó quảng bá hình ảnh của Việt Nam thì việc đồng bộ hóa
quy trình, cách bài trí, cung cách phục vụ đậm chất Tây Nguyên là cần thiết.
Bên cạnh những doanh nghiệp thành công trong việc chuyển nhượng cửa hàng theo
hình thức nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh như Phở 24 thì những doanh nghiệp
khác như: Trung Nguyên, G7 Mart, Tapiocup… đều chọn cách chuyển nhượng một số thành
phần nhất định. Trên thực tế hoạt động franchise ở VN hiện nay, bên mua franchise chịu trách
nhiệm bán các sản phẩm do bên nhượng quyền sản xuất, được phép sử dụng logo, thương hiệu
của bên nhượng quyền để phân phối sản phẩm. Đó có thể là nhượng quyền phân phối sản phẩm
như cà phê Trung Nguyên, cấp phép sử dụng thương hiệu G7 Mart, cấp phép sử dụng công
thức pha chế như quán trà T-Bar, hoặc hình thức tự sở hữa các cửa hàng như quán cà phê Y5,

Tapiocup, Alo Trà…Còn bên bán franchise thu nhập chủ yếu từ việc bán sản phẩm, mục đích
chính là tăng doanh thu, độ bao phủ và tăng thị phần- Theo nhận định của ông Trần Anh Tuấn,
đại diện nhóm công ty tư vấn FT-Pathfinder Consulting Group.. Một đặc điểm quan trọng khác
nữa là các loại hình “franchise một phần” trên thường thiếu ràng buộc chặt chẽ tính nhất quán,
đồng bộ trong việc sử dụng và khai thác thương hiệu. Nguyên nhân tình trạng trên do:

16

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN


Bên bán franchise thường không đặt ra yêu cầu rõ ràng về sự nhất quán, đồng bộ trong
quá trình kinh doanh, ví dụ như trang trí nội/ngoại thất cửa hàng, bảng hiệu, thiết kế…



Nghĩa vụ hỗ trợ bên mua franchise cũng chỉ được thực hiện một cách hạn chế, chủ yếu
liên quan đến bản thân sản phẩm và dịch vụ như giao hàng, bảo hành, đổi hàng…



Họ cũng không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên mua franchise và không
quan tâm đến thành công hay thất bại của đối tác.
Theo ý kiến của chúng tôi, sở dĩ các công ty kinh doanh nhượng quyền trong nước nói

trên không thực hiện mô hình franchise toàn diện là vì nhiều lý do khác nhau như: thiếu vốn,
thiếu trình độ quản lý và kiểm soát, chưa chuẩn hóa được quy trình và thượng hiệu, chưa hoạch

định chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp. Hơn nữa, thương hiệu là tài sản lớn nhất của
hệ thống franchise vì các bên nhận quyền thường có xu hướng tham gia hệ thống franchise nào
có thương hiệu mạnh. Trong khi đó nhiều thương hiệu trong nước vừa mới ra đời, chưa được
nhiều người tiêu dùng tín nhiệm và chưa đủ mạnh để thu hút… Thiết nghĩ, trước khi có ý định
xây dưng mô hình doanh nghiệp theo hình thức franchise, doanh nghiệp phải đảm bảo được 4
yếu tố quyết định cho sự thành công dựa vào các khả năng: phát triển bền vững, kiểm soát, tiếp
thị hệ thống và khả năng nhân bản hệ thống.
2..2 Những khó khăn của các doanh nghiệp trong việc mua và bán franchise tại VN
2.2.1 Đối với bên bán franchise
Bán franchise có lợi hơn vế mặt đầu tư và quản lý, là biện pháp hữu hiệu để nhân rộng
mô hình ra nhiều nơi đồng thời là biện pháp chia sẻ rủi ro trên thương trường đầy khốc liệt.
Song phát triển franchise gặp không ít khó khăn và tùy từng doanh nghiệp mà khó khăn đó sẽ
khác nhau là trình độ quản lý, hoạch định chiến lược hay con người. Khó khăn trên là tất yếu
đối với thị trường còn rất mới cho hệ thống franchise. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy
doanh nghiệp VN thường mắc phải những khó khăn chính sau:
2.2.1.1 Chọn đối tác để bán franchise
Đây là một bước hết sức quan trọng vì chỉ cần chọn nhầm đối tác hay chọn phải những
người không thật sự yêu thích và đam mê với hệ thống mà chỉ đơn giản là muốn tìm một công
việc hay chạy theo xu hướng thời thượng thì khi gặp phải những thất bại trong kinh doanh họ
sẽ có tâm lý chán nản, không tìm cách khắc phục và có những điều không hay về hệ thống gây
ra những ảnh hưởng nhất định cho chủ doanh nghiệp. Có người sau một thời gian kinh doanh
đã có những lời phát biểu không hay về hình thức này như “hệ thống nhượng quyền đã làm vùi

17

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN
dập sự sáng tạo của cá nhân. Bạn có thể bị cấm đưa ra những điều mới mẻ vào hệ thống

nhượng quyền”. Câu nói này không sai khi bên mua đủ khả năng và tiềm lực tài chính để tạo
dựng một thương hiệu cho riêng mình. Theo tác giả đây cũng là một sự lưu ý khi chọn đối tác
bán quyền thương mại.
2.2.1.2 Khó khăn trong việc tiêu chuẩn hóa hàng hóa và dịch vụ khi lập kế họach kinh
doanh
Trước khi bán franchise, doanh nghiệp nào cũng phải tạo dựng một hình ảnh chung cho
thương hiệu của mình, tạo được dấu ấn và có những thành công nhất định trên thương trường
và được sự thừa nhận của công chúng. Thông qua buổi nói chuyện với chị Linh-Tổng GĐ tập
đoàn Dale Carnegie VN, anh Tuấn- quản lý cửa hàng Phở 24 tại Võ Văn Ngân, Quận Thủ Đức
và đi thực tế cửa hàng Phở 24- cửa Tây chợ Bến Thành thì theo đánh giá của chúng tôi hiện
nay tại Việt Nam chỉ có công ty cổ phần Phở 24 và tập đoàn Dale Carnegie Việt Nam làm
được điều này. Các doanh nghiệp khác vẫn chưa có sự đầu tư đúng mức như trường hợp của
Trung nguyên vì nhân rộng mô hình rộng rãi trong thời gian ngắn dẫn tới không kiểm soát
được mà chúng tôi đã đề cặp ở trên.
Đồng bộ hóa ở đây cũng được hiểu theo nghĩa tương đối là phải thay đổi cho phù hợp
với từng nền văn hóa, từng phong tục tập quán của từng vùng , miền khác nhau. Như trường
hợp của Dale Carnegie Việt Nam, chị Nguyễn Trịnh Khánh Linh làm TGĐ nói : “Chị đã thay
đổi và vẫn tiếp tục thay đổi với khao khát biến những nguyên tắc sống của Dale Carnegie và
văn hóa Đắc Nhân Tâm trở thành một phần của văn hóa Việt Nam”.
Một hệ thống nhận quyền có thành công hay không chủ yếu do người mua Franchise
quản lý và điều hành, đặc biệt phải am hiểu văn hóa địa phương từ đó có những thay đổi linh
hoạt. Bởi lúc này người mua không chỉ chịu trách nhiệm cho việc kinh doanh của bản thân mà
còn phải chịu trách nhiệm cho tòan hệ thống. Vì vậy, điều quan trọng nhất đối với chủ thương
hiệu vẫn là soạn thảo cho được các tiêu chuẩn chung như: cẩm nang hướng dẫn điều hành gồm
nhiều mục cụ thể như tiêu chuẩn về nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ, phí nhượng quyền…Đó
là điều quan trọng khi nhượng quyền ra nước ngoài. Đây cũng chính là cơ sở, là bằng chứng
để chúng ta làm việc tại tòa án khi có kiện tụng xảy ra -một khâu mà doanh nghiệp Việt Nam
yếu nhất nhưng lại dễ xảy ra nhất khi nhượng quyền ra nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ.
2.2.1.3 Khó khăn khi bán franchise ra nƣớc ngoài
Franchise ra nước ngoài khó khăn nhiều hơn so với trong nước. Đó là thị hiếu tiêu dùng

có nhiều khác biệt nên làm sao để giữ được bản sắc riêng của doanh nghiệp nhưng vẫn phù hợp
với thị hiếu, văn hoá, thiện cảm và có sự chấp nhận của người tiêu dùng nước sở tại. Thêm
nữa, chi nhánh được franchise phải hoạt động tốt và mang đến sản phẩm, dịch vụ có chất lượng

18

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN
tương đương với cửa hàng của chủ thương hiệu mới đảm bảo được uy tín và sự bền vững trong
hoạt động. Chính vì vậy, vấn đề huấn luyện, chuyển giao kinh nghiệm và phải thường xuyên
đáp ứng các nhu cầu khác cho chi nhánh nhượng quyền hoạt động tốt là một vấn đề phức tạp.
Thực hiện điều này ngay ở trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn thì những chi nhánh nhượng
quyền ở nước ngoài còn khó khăn gấp nhiều lần. Một khó khăn nữa mà doanh nghiệp VN vấp
phải là về vấn đề pháp luật. Do những quy định của pháp luật nước sở tại rất chi tiết, nghiêm
ngặt, có nhiều quy định khác với pháp luật VN và nền tảng pháp luật của Việt Nam chưa thật
vững chắc nên doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng, chưa dám mạnh dạn nhượng quyền,
thường chịu thiệt khi phát sinh các tranh chấp về ăn chia, về ý tưởng...
Một thực trạng nữa mà các doanh nghiệp VN chưa nhận thức đầy đủ đó là tầm quan
trọng của thương hiệu, chậm chân trong việc đăng ký thương hiệu tại nước ngoài để xảy ra
trường hợp đáng tiếc, như trường hợp Trung Nguyên mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Đến khi
phát hiện, Trung Nguyên đã mất một khoản tiến lớn để lấy lại thương hiệu sau nhiều lần
thương lượng với một nhà cung cấp ở Mỹ. Thậm chí tên miền của Trung nguyên
(trungnguyen.com.vn) cũng bị một Việt kiều ở Tiệp Khắc “đăng ký hộ” vì nhận thấy thương
hiệu này có tiềm năng rất lớn và có tiếng vang trên thị trường thế giới nhằm thu lợi nhuận cho
riêng mình.
Để xây dựng một thương hiệu đủ mạnh để bán franchise đã khó nhưng để duy trì nó
còn khó hơn gấp nhiều lần đòi hỏi doanh nghiệp phải có nội lực khá mạnh, đặc biệt là đội ngũ
nhân viên làm công tác huấn luyện, công tác phục vụ và hỗ trợ kinh doanh cho đối tác...

Hiện nay pháp luật về nhượng quyền tại Việt Nam và trên thế giới chủ yếu bảo vệ bên
nhận quyền mà ít đề cặp đến bên nhượng quyền. Theo TS. Lý Qúy Trung thì chỉ có mua lầm
chứ không bán lầm! Vậy đâu là những khó khăn của bên mua nhượng quyền?
2.2.2 Đối với bên mua franchise
2.2.2.1 Làm sao chọn đúng thƣơng hiệu để mua franchise?
Thị trường franchise VN đang phát triển nhưng doanh nghiệp lúng túng không biết nên
chọn sản phẩm hay hàng hóa dịch vụ nào cho phù hợp với sở thích, khả năng tài chính của
doanh nghiệp và thị hiếu người tiêu dùng. Khi chọn được rồi lại phải chọn lựa giữa một hệ
thống nhượng quyền lớn đã có tên tuổi hay một thương hiệu nhỏ mới ra đời hoặc một thương
hiệu nằm giữa hai loại này. Đây là một quyết định quan trọng vì truyền thống và quy mô của
hệ thống nhượng quyền sẽ tác động đến doanh nghiệp ở nhiều mặt. Doanh nghiệp mua
franchise phải tự mình xác định được loại hình sản phẩm dịch vụ cũng như tên tuổi thương
hiệu trước khi mua nhượng quyền vì những người bán đã trở lên quá chuyên nghiệp. Không
những thế, đối tác nhượng quyền sẽ yêu cầu người mua nhượng quyền trình bày đề án kinh

19

GVHD: Đặng Thị Phƣợng


Biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro trong việc mua và bán franchise tại VN
doanh trong một thời gian nhất định nào đó để chắc chắn rằng người mua không làm ảnh
hưởng xấu đến cả một hệ thống của họ khi việc kinh doanh không diễn ra theo ý muốn. Để làm
được điều này đòi hỏi người mua Franchsie phải có một trình độ nhất định và ít nhiều có kinh
nghiệm.
Tuy nhiên, vì franchise còn mới tại VN nên chúng ta chưa có kinh nghiệm nhiều về
việc mua franchise giữa các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Các nhà quản trị của ta vẫn
chưa lường trước được những khó khăn do nguyên nhân cả khách quan và chủ quan tác động
nên găp nhiều khó khăn trong quá trình quản lý và điều hành doanh nghiệp. Thay vì chọn
những thương hiệu mới phát triển chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh thì họ lại bị tác động quá

nhiều bởi những thương hiệu nổi tiếng mà trong tương lai có thể sẽ trở lên bão hòa.
2.2.2.2 Khó khăn trong việc huy động nguồn tài chính
Một trong những khó khăn mà bên mua Franchise gặp phải đó là vấn đề tài chính. Mặc
dù được sự hỗ trợ của chủ thương hiệu nhưng tình trạng thiếu vốn trong những năm đầu hoạt
động là rất lớn. Tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một chính sách hỗ trợ nào cho người mua
franchise ngoài sự trợ giúp của bên bán franchise trong việc vay vốn ngân hàng lúc khởi
nghiệp. Còn lại hầu như các doanh nghiệp phải tự xoay xở trong điều kiện và khả năng của
chính mình nên đôi khi làm chậm quá trinh kinh doanh của doanh nghiệp như không khai
trương đúng thời điểm …
2.2.2.3 Lựa chọn vị trí kinh doanh
Để chọn được một vị trí kinh doanh đẹp và phù hợp với tính chất hàng hóa, dịch vụ tại
VN là điều vô cùng khó khăn. Bất động sản tại VN được coi là cao nhất trên thế giới trong khi
thu nhập của người dân không cao. Đây là một điều nghịch lý đồng thời là một thách thức khá
lớn cho những thương hiện nước ngoài bán Franchise tại Việt Nam. Một vị trí kinh doanh
nhượng quyền được lựa chọn kém cỏi rất có thể dẫn đến thất bại cho dù có ý tưởng kinh doanh
thật xuất sắc, tài chính dư thừa để thực hiện song vị trí kinh doanh cửa hàng đặt tại một nơi
vắng vẻ, ít người qua lại và dân cưa thưa thớt thì kể như cầm chắc thất bại. Nói như vậy để
chúng ta thấy rằng vị trí kinh doanh là điều quan trong bậc nhất của loại hình kinh doanh này.
Nói cách khác nếu một doanh nghiệp có địa điểm tốt để kinh doanh nghĩa là họ đã có 50% cơ
hội thành công. Điều này đặc biệt đúng với các lĩnh vực như thời trang, ăn uống và giải trí. Ví
dụ tại tập đoàn Dale Carnegie Việt Nam. Vì là chuyên về đào tạo văn hóa Đắc Nhân Tâm cho
những người có chức vụ cao trong công ty như giám đốc, tổng giám đốc, trưởng phòng…thì
văn phòng phải đặt tại trung tâm thành phố nơi có nhiều trụ sở chính của các công ty có văn
phòng đại diện tại đó, rất tiện lợi cho việc học hành của ban lãnh đạo các công ty. Dale

20

GVHD: Đặng Thị Phƣợng



×