Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

xây dựng bộ hình ảnh chuẩn về tổ chức tế vi của thép và gang, phục vụ môn “vật liệu học 1” ( 1126010)), “vật liệu học 2”(1126070) và thí nghiệm vật liệu (1126011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.12 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

XÂY DỰNG BỘ HÌNH ẢNH CHUẨN VỀ TỔ CHỨC TẾ VI
CỦA THÉP VÀ GANG, PHỤC VỤ MÔN “VẬT LIỆU HỌC 1”
( 1126010)), “VẬT LIỆU HỌC 2”(1126070)
VÀ THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU (1126011)
S

K

C

0

0

3

9

5

9

MÃ SỐ: T2009 - 38

S KC 0 0 2 9 9 9



Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ MÁY

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Xây dựng bộ hình ảnh chuẩn về tổ chức tế vi của thép và
gang, phục vụ môn “Vật liệu học 1” (1126010), “Vật liệu
học 2” (1126070) và Thí nghiệm vật liệu (1126011)
Mã số: T 2009 – 38

Chủ nhiệm đề tài: ThS. GVTH. NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Tp. HCM, 12/2010


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

MỤC LỤC
Trang
Phần 1. DẪN NHẬP ................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................. 3
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. ........................................................ 3

3. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................... 3
Phần 2. Nội dung. .................................................................................................... 4
Chương 1: Khái quát các phương pháp nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá chất lượng
vật liệu kim loại. .................................................................................................. 4
I. Mục đích. ................................................................................................. 4
II. Các phương pháp kiểm tra hủy thể (DT)................................................... 4
1. Định nghĩa. ........................................................................................... 4
2. Nguyên lý và ứng dụng. ....................................................................... 4
2.1. Nghiên cứu tổ chức của kim loại và hợp kim. ................................. 4
2.2. Phân tích thành phần hóa học của kim loại và hợp kim. .................. 4
2.3. Xác định cơ tính của kim loại và hợp kim. ...................................... 5
III. Các phương pháp kiểm tra không hủy thể (NDT). .................................. 13
1. Định nghĩa. ......................................................................................... 13
2. Nguyên lý và ứng dụng. ..................................................................... 13
2.1. Nghiên cứu cấu trúc bằng tia Rơngen. .......................................... 13
2.2. Phân tích thành phần hóa học của kim loại và hợp kim bằng hiện
tượng quang phổ..................................................................................... 13
2.3. Kiểm tra các khuyết tật bên trong kim loại. ................................... 13
3. Các phương pháp NDT cơ bản. .......................................................... 15
3.1. Phương pháp kiểm tra bằng mắt. ................................................... 15
3.2. Phương pháp kiểm tra thẩm thấu lỏng. .......................................... 15
3.3. Phương pháp kiểm tra bằng bột từ. ............................................... 16
3.4. Phương pháp kiểm tra bằng dòng điện xoáy. ................................. 16
3.5. Phương pháp kiểm tra bằng chụp ảnh bức xạ. ............................... 17
3.6. Phương pháp kiểm tra bằng siêu âm. ............................................. 18
IV. Phương pháp kiểm tra tổ chức tế vi bằng phương pháp kim tương. ........ 19
1. Mục đích. ........................................................................................... 19
2. Phương pháp kim tương. .................................................................... 19
2.1. Khái niệm. .................................................................................... 19
2.2. Các bước thực hiện. ...................................................................... 19

2.2.1. Nguyên lý nghiên cứu tổ chức tế vi. ....................................... 19
2.2.2. Các bước chuẩn bị mẫu. ......................................................... 20
2.2.3. Bảo quản và lau chùi kính hiển vi........................................... 25
2.3. Đánh giá kết quả. .......................................................................... 25
Chương 2: Giới thiệu vật liệu kim loại. ............................................................ 266
I. Các loại thép thông dụng. ....................................................................... 26
1. Thép cacbon. .................................................................................... 266
1.1. Khái niệm. .................................................................................. 266
1.2. Ký hiệu. ...................................................................................... 266
CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Trang 1


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Thép hợp kim. .................................................................................... 26
2.1. Khái niệm. .................................................................................... 26
2.2. Ký hiệu. ........................................................................................ 27
II. Các loại gang thông dụng. ...................................................................... 27
1. Gang xám. .......................................................................................... 27
1.1. Khái niệm. .................................................................................... 27
1.2. Ký hiệu và công dụng. .................................................................. 27
2. Gang cầu. ......................................................................................... 277
2.1. Khái niệm. .................................................................................. 277
2.2. Ký hiệu và công dụng. .................................................................. 27
3. Gang dẻo. ........................................................................................... 28
3.1. Khái niệm. .................................................................................... 28
3.2. Ký hiệu và công dụng. .................................................................. 28
2.


Chương 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu của các loại gang và thép thông dụng. ....... 299
I. Các nhóm thông số cơ bản.................................................................... 299
1. Thành phần hóa học. ........................................................................ 299
1.1. Thành phần hoá học và tác dụng của các nguyên tố đến tổ chức và
tính chất của thép. ................................................................................ 299
1.2. Thành phần hoá học và tác dụng của các nguyên tố đến tổ chức và
tính chất của gang................................................................................... 30
2. Cơ tính. .............................................................................................. 31
3. Chế độ nhiệt luyện.............................................................................. 31
3.1. Định nghĩa. ................................................................................... 31
3.2. Các thông số đặc trưng cho nhiệt luyện. ........................................ 31
3.3. Sơ lược về nhiệt luyện thép. .......................................................... 32
3.4. Phân loại nhiệt luyện thép. ............................................................ 32
3.5. Tác dụng của nhiệt luyện. ........................................................... 333
II. Quan hệ giữa các nhóm thông số cơ bản. ................................................ 33
Chương 4: Tổ chức tế vi của các loại gang và thép thông dụng. ....................... 344
I. Tổ chức tế vi của các loại thép thông dụng. ............................................ 34
II. Tổ chức tế vi của các loại gang thông dụng. ........................................... 34
Chương 5: Kết luận và đề nghị. .......................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 36
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 37

CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Trang 2


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG


Phần 1
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài.
- Nghiên cứu tổ chức tế vi là một trong những phương pháp nghiên cứu tổ chức
kim loại, được dùng rộng rãi trong sản xuất và nghiên cứu. Tổ chức kim loại là
khái niệm tổng quát về số lượng, hình dạng, kích thước, sự phân bố của các
phần tử, cấu trúc bên trong của vật liệu.
- Nghiên cứu tổ chức tế vi giúp ta có thể nhận biết các loại vật liệu, thành phần
hóa học, kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi nhiệt luyện.
- Để đánh giá , kiểm tra chất lượng sản phẩm, hay lựa chọn loại vật liệu phù hợp
nhất đáp ứng nhu cầu sử dụng ta phải dựa vào tính chất, kết cấu, khả năng công
nghệ và hiệu quả sử dụng. Muốn đánh giá đúng chất lượng, cơ tính thành phần,
khả năng nhiệt luyện của vật liệu ta phải dựa vào cấu trúc tế vi của vật liệu. Vì
vậy, việc xây dựng bộ hình ảnh chuẩn về cấu trúc tế vi của các loại gang và
thép thông dụng là rất cần thiết.
- Xây dựng bộ hình ảnh chuẩn về cấu trúc tế vi của các loại gang và thép thông
dụng được dùng để phục vụ cho công tác giảng dạy các môn Vật liệu học I, Vật
liệu học II, Công nghệ nhiệt luyện.
- Bộ hình ảnh chuẩn về cấu trúc tế vi của các loại gang và thép thông dụng còn
được dùng làm cơ sở cho việc xây dựng phần mềm tra cứu các loại gang thép
thông dụng, hỗ trợ cho việc tra cứu nhanh các loại gang thép trong sản xuất,
trong học tập và nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục tiêu: Xây dựng bộ hình ảnh chuẩn về cấu trúc tế vi của các loại gang và
thép thông dụng được dùng để phục vụ cho công tác giảng dạy các môn Vật
liệu học I, Vật liệu học II, Công nghệ nhiệt luyện.
- Nhiệm vụ:
+ Khảo sát thực tế.
+ Sưu tầm và phân loại tài liệu.
+ Xây dựng bộ hình ảnh chuẩn về cấu trúc tế vi của các loại gang và thép thông

dụng.
+ Quản lý dữ liệu.
+ Kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 Phương pháp phân tích tổng hợp.
 Phương pháp khảo sát thực tế.
 Phương pháp thực nghiệm, kiểm chứng.

CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Trang 3


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Phần 2
NỘI DUNG
Chƣơng 1
Khái quát các phƣơng pháp nghiên cứu, kiểm tra, đánh
giá chất lƣợng vật liệu kim loại
I. Mục đích.
Ngày nay, trong các lĩnh vực công nghiệp, quốc phòng và đời sống đòi hỏi vật
liệu phải đa dạng và có nhiều tính chất khác nhau. Để đánh giá đúng chất lượng vật
liệu kim loại ta phải dùng các phương pháp kiểm tra. Các phương pháp kiểm tra sẽ
phản ánh toàn bộ các tính chất của vật liệu, giúp ta lựa chọn loại vật liệu phù hợp với
nhu cầu.
II. Các phƣơng pháp kiểm tra hủy thể (DT).
1. Định nghĩa.
Phương pháp kiểm tra hủy thể là phương pháp dùng để kiểm tra thành phần hóa

học, tổ chức và cơ tính của vật liệu kim loại. Khi dùng phương pháp này ta cần phải
lấy mẫu thử vì sau khi kiểm tra thì mẫu kiểm tra không còn giữ được hình dạng và
kích thước ban đầu.
2. Nguyên lý và ứng dụng.
2.1. Nghiên cứu tổ chức của kim loại và hợp kim.
Tổ chức kim loại và hợp kim ảnh hưởng rất nhiều đến tính chất của chúng. Tổ
chức kim loại và hợp kim là tập hợp các thành phần cấu tạo khác nhau mà ta có thể
quan sát được.
 Quan sát mặt gẫy.
- Quan sát mặt kim loại ở chỗ gẫy vỡ. Sơ bộ xác định được tổ chức của kim loại,
với thành phần cấu tạo có kích thước không bé hơn 0,15mm.
- Dùng để xác định sơ bộ về nguyên nhân gẫy hỏng, chất lượng kim loại.
 Quan sát tổ chức thô dại.
- Quan sát mẫu sau khi mài trên giấy nhám và tẩm thực bằng các hóa chất thích
hợp, dùng kính lúp để quan sát được các dạng hỏng có kich thước bé hơn
0,15mm.
- Dùng để thấy rõ một số dạng sai hỏng của kim loại như bọt khí, rỗ, nứt, tạp chất
lớn. Phát hiện được sự không đồng nhất của tổ chức kim loại như sự phân bố
các thớ của vật rèn, vùng tinh thể của thỏi đúc, sự phân bố của lớp hóa nhiệt
luyện bề mặt…
 Quan sát tổ chức tế vi.
- Nghiên cứu thành phần cấu tạo của kim loại và hợp kim bằng kính hiển vi quan
học. Để nghiên cứu được tổ chức tế vi thì mẫu cần được chuẩn bị cẩn thận, bề
mặt mẫu được mài phẳng và đánh bóng tới “bề mặt gương”, sau đó được tẩm
thực với hóa chất thích hợp.
- Dùng để xác định tổ chức của kim loại và hợp kim, hình dạng, độ lớn, và sự sắp
xếp của các thành phần cấu tạo (kích thước lớn hơn 0,15μm), sự phân bố các
thành phần hóa học, vết nứt tế vi.
2.2. Phân tích thành phần hóa học của kim loại và hợp kim.
CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG


Trang 4


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

-

-

-

-

Thành phần hóa học ảnh hưởng rất lớn đến tính chất của kim loại.
 Phân tích hóa học.
Dùng các phương pháp hóa học để xác định thành phần hóa học của kim loại và
hợp kim. Kết quả phân tích biểu diễn bằng số phần trăm trọng lượng, độ chính
xác 0,01% hay cao hơn.
Từ mẫu kim loại khoan lấy phoi, sau đó dùng các hóa chất thích hợp, từ đó có
thể xác định được sự có mặt của các nguyên tố trong kim loại.
 Xác định số hiệu thép bằng tia lửa khi mài.
Khi ma sát với đá mài thì thép bị nung nóng lên và cháy trong không khí. Các
nguyên tố khác nhau thì cháy với mức độ khác nhau và ở các gia đoạn khác
nhau tạo nên tia lửa đặc trưng.
Phương pháp này được dùng để xác định sơ bộ thành phần cacbon (thấp, trung
bình, cao) và một số nguyên tố hợp kim. Song phương pháp này đòi hỏi phải có
kim nghiệm quan sát tia lửa nhất định.

2.3. Xác định cơ tính của kim loại và hợp kim.

Các tính chất của kim loại ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng vật liệu kim loại.
Việc xác định cơ tính được tiến hành đo trên các máy tương ứng.
 Độ bền tĩnh và độ dẻo.
- Độ bền tĩnh và độ dẻo thường được xác định bằng phương pháp thử kéo. Mẫu
được đem kéo cho đến đứt ở trên máy thử kéo.

CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Trang 5


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

-

-

Hình 1.1 : Máy thử kéo nén.
Dùng để xác định các chỉ tiêu cơ tính như giới hạn đàn hồi, giới hạn chảy, giới
hạn bền, độ dãn dài tương đối và độ thắt tỉ đối.
 Độ bền dưới tải trọng động.
Độ dai va đập là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng làm việc dưới tải
trọng của chi tiết máy. Mẫu được đặt tự do ở trên hai gối đỡ, công cần thiết để
phá hủy đặt trưng cho độ dai va đập.

-

-

Hình 1.2: Thử độ bền dưới tải trọng động.

Dùng để xác định độ dai va đập, nguyên nhân sự phá hủy do tải trọng đột ngột,
với tốc độ lớn. Từ đó có thể lựa chọn các phương pháp tăng độ dai va đập phù
hợp như tôi bề mặt, hóa bền bề mặt bằng phun bi.
 Độ bền mỏi.

CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Trang 6


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Thử mỏi được tiến hành trên máy tạo ra các tải trọng thay đổi theo chu kỳ khi
uốn, xoắn, kéo, nén.
- Dùng để đánh giá giới hạn mỏi của các chi tiết làm việc dưới tải trọng thay đổi
như trục, bánh răng, lò xo, nhíp…Ngoài ra, từ cơ chế phá hủy mỏi ta có thể đề
ra các biện pháp giảm phá hủy mỏi như nâng cao độ bền, tạo lớp ứng suất nén
dư trên bề mặt chi tiết, trong thiết kế tránh tạo các tiết diện thay đổi, mài bóng
để làm mất các vết xước nhỏ trên bề mặt…
 Độ cứng.
- Độ cứng được đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào loại
độ cứng và loại vật liệu khác nhau.
Dùng để đánh giá tính chất làm việc của vật liệu như tính chống mài mòn, khả
năng gia công, khả năng chịu lực….
Các phương pháp đo độ cứng
* Phƣơng pháp đo độ cứng Brinen (HB)
+ Mũi đâm là bi thép :
-

+ Có các đường kính sau: D = 2,5; 5; 10 (mm)

+ Tải trọng tương ứng là P = 1875; 7500; 30000 (N);
+ P có thể đo bằng kilogram lực (KG). Mối quan hệ giữa P và D:
P
 30
D2

+ Nguyên lý đo của phương pháp: Ấn viên bi bằng thép đã tôi cứng lên bề mặt
mẫu, dưới tác dụng của tải trọng tương ứng với đường kính bi đã định trước. Trên
mặt mẫu sẽ có vết lõm hình chỏm cầu. Gọi P (N) là tải trọng tác dụng, S (mm2) là
diện tích vết lõm, số đo Brinen được tính bằng công thức sau:
HB =

P
x 0,1 (KG/mm2) [P : N]
S

CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Trang 7


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Hình 1.4: Đo độ cứng HB
Nếu gọi D là đường kính viên bi; chiều sâu vết lõm là h. Ta có:
S = Dh
Tuy nhiên việc đo đường kính d của vết lõm lại dễ dàng hơn nhiều so với độ
sâu h nên diện tích chỏm cầu có thể tính bằng công thức:
D( D  D 2  d 2 )
S=

HB 

2
P  0,1

P  0,1
(KG/mm2)

D
Dh
(D  D 2  d 2 )
2

Đối với thép và gang thường dùng P = 3000kG, D = 10mm
Để xác định độ cứng HB cần phải đo được đường kính vết lõm và dùng công thức trên
để tính (song có thể dùng bảng tính sẵn để tra bảng – Bảng 1.3)
Điều kiện đo độ cứng Brinen
+ Chiều dày mẫu thí nghiệm không nhỏ hơn 10 lần chiều sâu của vết lõm.
+ Bề mặt mẫu thử phải sạch, phẳng, không có khuyết tật.
+ Chiều rộng, dài của mẫu và khoảng cách giữa 2 vết đo phải lớn hơn 2D.
+ Thời gian tác động cũng ảnh hưởng đến kết quả đo. Thông thường thời gian này
có thể tra theo Bảng 1.1).
- Phạm vi sử dụng: Phương pháp Brinen chỉ đo được những vật liệu mềm, kim loại
màu (đồng, nhôm, niken…), hợp kim màu, thép sau khi ủ, các loại gang grafit. Không
đo được những vật liệu mỏng ( < 10h).

CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Trang 8



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

- Máy đo độ cứng Brinen

Hình 1.5 : Máy độ cứng Brinen
* Phƣơng pháp đo độ cứng Rockwell (HRA; HRB; HRC)
+ Mũi đâm bi thép, kim cương (hoặc hợp kim cứng) hình côn.
+ Có góc đỉnh là 1200, hoặc bi thép, có đường kính d =

1
= 1,588 mm.
16"

+ Ở phương pháp này qui định: Mũi đâm đi xuống 0,002 mm thì độ cứng giảm 1
đơn vị.

Hình 1.6: Đo độ cứng Rockwell
- Số đo độ cứng Rockwell được xác định:
HR  K 

h
0,002

CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Trang 9


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG


Trong đó: K là hằng số ứng với từng mũi đâm.
h là chiều sâu vết lõm (mm).
0,002mm là giá trị 1 vạch của đồng hồ so.
- Máy đo độ cứng Rockwell

Hình 1.7: Máy đo độ cứng Rockwell
* Các thang đo trên máy Rockwell.(Bảng 1.2)
* Phƣơng pháp đo độ cứng Vicker.
Phương pháp Vicker về nguyên lý đo giống như phương pháp Brinen nhưng thay bi
thép bằng mũi kim cương hình tháp, có góc giữa hai mặt bên là 1360. Tải trọng sử
dụng P = (50 ÷ 1500)N, phụ thuộc chiều dày mẫu đo.
Độ cứng Vicker được xác định:
HV 

P
S

Trong đó: P tải trọng (N hay KG)
S là diện tích bề mặt vết lõm (mm2)
Để thuận tiện, người ta có thể tính S thông qua
đường chéo d và  = 1360.

HV 

P

S

2 PSin

d

2

2  1,854 P
d2

Phương pháp đo Vicker thường đo độ cứng các vật
mỏng, các lớp thấm. . ., có thể đo được các vật liệu
rất mềm hoặc rất cứng.
CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Hình 1.8
Trang 10


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Công dụng
* Ưu điểm các phương pháp đo độ cứng:
- Độ cứng là sự chống lại biến dạng dẻo cục bộ còn độ bền là sự chống lại biến
dạng dẻo toàn bộ. Nên có thể thông qua tính độ cứng để suy ra độ bền của kim
loại.
- Đo độ cứng tương đối đơn giản, tốn ít thời gian (trên dưới 1 phút/1 mũi đo)
- Có thể đo được các chi tiết dày hoặc mỏng.
- Biết được khả năng làm việc của chi tiết.
* Độ cứng thông dụng của các chi tiết như sau:
- Độ cứng phù hợp nhất cho cắt gọt: (160 ÷ 180) HB
- Các chi tiết lò xo, khuôn dập nóng: (40 ÷ 45) HRC
- Các bánh răng chịu tải trọng nhỏ, vận tốc chậm (các loại máy công cụ): (52÷58)

HRC.
- Mọi bánh răng chịu tải trọng lớn, vận tốc cao; mọi dụng cụ cắt gọt; các khuôn
dập nguội; các ổ lăn; các đĩa ma sát, và những chi tiết khác bị mài mòn tương
tự…độ cứng lớn hơn (60 ÷ 62) HRC.
Bảng 1.1
Vật liệu

Độ cứng HB

140 - 450
Kim loại
đen
< 140
Hợp kim
đồng

31,8 – 130

Hợp kim
nhôm

8 - 35

Chiều dày
bé nhất
(mm)
>6
3–6
<3
>6

3–6
<3
>6
3–6
<3
>6
3–6
<3

P/D2 D(mm)
30
30
30
30
30
30
10
10
10
2,5
2,5
2,5

10
5
2,5
10
5
2,5
10

5
2,5
10
5
2,5

P(N)

Thời gian tác
dụng (s)

30000
7500
1875
30000
7500
1875
10000
2500
625
2500
625
156

10
10
10
30
30
30

30
30
30
60
60
60

Bảng 1.2 - Giới hạn đo của các thang Rockwell
Tải trọng
P(N)

Thang
đo

Loại mũi đâm

HRA

Kim cương – nón
 = 1200

600

100

HRC

Kim cương – nón
 = 1200


1500

100

CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

k

Phạm vi sử dụng
Vật liệu rất cứng
(Thép hợp kim,
hợp kim cứng,
WC, TiC…
Vật liệu cứng
(Thép sau tôi,
Martensite)

Giới hạn đo
cho phép
70 ÷ 85

20 ÷ 67

Trang 11


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Bi thép
1

d=
=1,588mm
16"

HRB

1000

130

Gần như HB, vật
liệu dày, mỏng.

25 ÷ 100

Bảng 1.3 Bảng tính độ cứng Brinen và so sánh giữa các loại độ cứng.
Brinen

Vickk
er

Rockwell
HR
B

dmm

HB

2.00

2.05
2.10
2.15

946
898
857
817

2.20

782

-

72

89

2.25
2.30
2.35
2.40
2.45
2.50
2.55
2.60
2.65
2.70
2.75

2.80
2.85
2.90
2.95
3.00
3.05
3.10
3.15
3.20
3.25
3.30
3.35
3.40
3.45
3.50
3.55
3.60
3.65

744
713
683
652
627
600
578
555
532
512
495

477
460
444
429
415
401
388
375
363
352
341
331
321
311
302
293
285
277

-

69
67
65
63
61
59
58
56
54

52
51
49
48
47
45
44
43
41
40
39
38
37
36
35
34
33
31
30
29

87
85
84
83
82
81
80
79
78

77
76
76
75
74
73
73
72
71
71
70
69
69
68
68
67
67
66
66
65

HRC

HRA

HV

Brinen
dmm


HB

3.70
3.75
3.80
3.85

269
262
255
248

1220

3.90

241

1114
1021
940
867
803
746
694
649
606
587
551
534

502
474
460
435
423
401
390
380
361
344
335
320
312
305
291
285
287

3.95
4.00
4.05
4.10
4.15
4.20
4.25
4.30
4.35
4.40
4.45
4.50

4.55
4.60
4.65
4.70
4.75
4.80
4.85
4.90
4.95
5.00
5.05
5.10
5.15
5.20
5.25
5.30
5.35

235
229
223
217
212
207
201
197
192
187
183
179

174
170
167
163
159
156
152
149
146
143
140
137
134
131
128
126
123

CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Vickk
er

Rockwell
H
HRC
RB
28
27
26

25
10
24
0
99
23
98
22
97
21
97
20
96
19
95
18
94
93
92
91
89
88
87
86
85
84
83
82
81
80

78
76
76
75
74
72
71
69
69
-

HRA

HV

65
64
64
63

272
261
255
250

63

240

62

62
61
61
60
60
59
58
58
57
56
56
55
55
54
53
53
52
52
51
50
50
-

235
226
221
217
213
209
201

197
190
186
183
177
174
171
165
162
159
154
152
149
147
144
-

Trang 12


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

III. Các phƣơng pháp kiểm tra không hủy thể (NDT).
1. Định nghĩa.
Phương pháp kiểm tra không hủy thể là phương pháp dùng để nghiên cứu cấu
trúc kim loại, phân tích thành phần hóa học, kiểm tra khuyết tật bên trong kim loại mà
không làm phá hủy sản phẩm, sau khi kiểm tra sản phẩm vẫn giữ được hình dạng và
tính chất ban đầu.
2. Nguyên lý và ứng dụng.
2.1. Nghiên cứu cấu trúc bằng tia Rơngen.

- Đó là phương pháp dùng tia Rơngen để nghiên cứu cấu trúc, sự sắp xếp các
nghiên tử trong kim loại và hợp kim căn cứ vào ảnh nhiễu xạ của các tia
Rơngen bị phản chiếu từ các mặt tinh thể.
- Dùng để xác định cách sắp xếp nguyên tử, thông số mạng trong mạng tinh thể
kim loại và hợp kim, các pha thường gặp trong vật liệu kim loại.
2.2. Phân tích thành phần hóa học của kim loại và hợp kim bằng hiện
tƣợng quang phổ.
- Phương pháp quang phổ dựa trên sự bức xạ khác nhau đối với từng nguyên tố
hợp kim khác nhau. Đây là một phương pháp có độ nhạy cao, rẻ, thời gian phân
tích nhanh, năng suất cao.
- Dùng để xác định thành phần các nguyên tố trong hợp kim, dựa vào vị trí và
màu sắc các vạch cho biết kết quả định tính, dựa vào độ đen của từng vạch cho
biết kết quả định lượng.
2.3. Kiểm tra các khuyết tật bên trong kim loại.
- Là phương pháp dùng các tia đâm xuyên như tia Rơngen, tia γ, hoặc sóng siêu
âm, hiện tượng nhiễm từ để phát hiện các khuyết tật.
- Dùng để phát hiện các khuyết tật nằm sâu bên trong như nứt, lẫn xỉ, rỗ khí mà
mắt thường không thể nhìn thấy.
Bảng đối chiếu phép thử phá hủy và thử không phá hủy.
Thử phá hủy
Thử không phá hủy
1. Độ tin cậy
- Các phép thử đều tương tự như nhau - Các phép thử bao gồm những phép
trong một hay nhiều điều kiện làm
đo gián tiếp các tính chất không có ý
việc. Do đó chúng có xu hướng đo
nghĩa trực tiếp khi làm việc. Tương
tính hữu dụng trực tiếp và tin cậy.
quan giữa những phép đo này và
tính hữu dụng được chứng minh

bằng cách khác.
- Các phép thử thường là những phép - Phép thử thường định tính, ít khi
đo định hướng của tải trọng hủy, sự
định lượng. Chúng không đo được
biến dạng đáng kể hoặc tuổi thọ khi
tải trọng hủy, tuổi thọ dù chỉ là gián
chịu tải và trong các điều kiện của
tiếp. Tuy nhiên chúng có thể chỉ ra
môi trường. Từ đó ta có thể thu
sự hư hỏng hoặc làm rõ cơ chế của
được các dữ liệu có ích cho mục
sự sai hỏng.
đích thiết kế, thiết lập các tiêu chuẩn
hoặc các chỉ dẫn khác.
-

Tương quan giữa hầu hết các phép
đo thử phá hủy và bản chất của vật

CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

-

Kết quả thử đòi hỏi sự suy xét và
kiểm tra thành thạo hoặc kinh
Trang 13


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG


-

-

-

-

-

-

liệu (đặc biết với tải trọng làm việc
nghiệm làm việc
tương tự) thường là trực tiếp.
2. Điều kiện của phép thử
Phép thử không thể thực hiện trên
- Phép thử được thực hiện trực tiếp
các đối tượng đang vận hành. Do đó
trên đối tượng đang vận hành. Do đó
sự tương quan hoặc giống nhau giữa
không có sự nghi ngờ về việc phép
các đối tượng đang vận hành phải
thử được thực hiện trên đối tượng
được chứng minh bằng cách khác.
thử đại diện.
Phép thử chỉ có thể được thực hiện ở - Phép thử có thể được thực hiện trên
một phần của lô sản phẩm đang
từng sản phẩm đang được sản xuất
được sản xuất. Có thể có ít giá trị

nếu điều kiện kinh tế cho phép. Vì
khi các chất thay đổi bất ngờ từ sản
vậy nó có thể được sử dụng ngay cả
phẩm này sang sản phẩm khác.
khi có những sự khác nhau rất nhiều
từ sản phẩm này sang sản phẩm khác
trong các lô sản phẩm.
Phép thử thường không thể thực
- Phép thử có thể thực hiện trên toàn
hiện trên những phần sản phẩm hoàn
sản phẩm hoặc trong tất cả các vùng
chỉnh mà bị giới hạn trong việc thử
tới hạn. Do đó kết quả đánh giá áp
những đoạn cắt ra từ phần của sản
dụng cho toàn bộ sản phẩm. Nhiều
phẩm hoặc những mẫu vật riêng
phần tới hạn của một bộ phận có thể
được gia công cho giống tính chất
được kiểm tra đồng thời hoặc một
những phần đang sử dụng.
cách liên tiếp thuận tiện và nhanh
chóng.
Thử phá hủy thường không thuận
- Thử không phá hủy thường có thể áp
tiện đối với các bộ phận đang sử
dụng đối với những phần trong các
dụng. Nói chung việc sử dụng phải
bộ phận đang sử dụng mà không cần
ngắt quãng và một bộ phận phải bỏ
phải ngừng sử dụng, ngoại trừ thời

đi vĩnh viễn.
gian lắp ráp hoặc nghỉ việc. Chúng
không làm mất đi những phần còn
dùng được.
Với những bộ phận làm bằng vật
- Những bộ phận làm bằng vật liệu
liệu quý hoặc giá chế tạo cao, giá
quý hoặc giá chế tạo cao không bị
của việc thay thế những phần bị phá
mất đi trong thử không phá hủy.
hủy để kiểm tra có thể không cho
Phép thử lặp lại trong quá trình sản
phé. Số lần và chủng loại theo yêu
xuất hoặc sử dụng có thể được thực
cầu của phép thử phá hủy có thể
hiện khi điều kiện kinh tế và thực tế
không được thực hiện.
cho phép.
3. Khả năng của phép thử
Một phép thử phá hủy chỉ có thể đo - Nhiều phép thử không phá hủy mà
được một hoặc một vài tính chất tới
mỗi phép nhạy đối với những tính
hạn trong điều kiện đang làm việc.
chất hoặc các vùng khác nhau của
vật liệu hay bộ phận, có thể được áp
dụng đồng thời hoặc liên tiếp. Điều
đó tạo điều kiện thuận lợi để đo theo
ý muốn nhiều tính chất khác nhau
liên quan đến chức năng làm việc.


CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Trang 14


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

- Nếu sản phẩm được sử dụng để làm - Thử không phá hủy cho phép lặp lại
việc và tháo rời sau những khoảng
các phép thử của một sản phẩm đã
thời gian khác nhau thì phải chứng
cho sau một khoảng thời gian. Do đó
minh được rằng mỗi sản phẩm có
tốc độ hư hỏng vì làm việc (nếu phát
cùng những điều kiện sử dụng như
hiện được) và mối tương quan giữa
nhau, trước khi thu được những dữ
nó và thiếu sót do vận hành có thể
liệu đúng đắn.
được xác lập một cách rõ ràng.
- Nhiều phép thử phá hủy đòi hỏi việc - Đối với nhiều dạng của phép thử
gia công bằng máy hoặc các chuẩn
không phá hủy, rất ít hoặc không cần
bị khác mẫu thử. Thường cần các
chuẩn bị mẫu. Nhiều kiểu thiết bị
máy đo cồng kềnh có độ chính xác
thử không phá hủy nhỏ gọn. Nhiều
cao. Vì vậy giá của phép thử phá
máy có khả năng thử, phân loại
hủy có thể rất cao, số mẫu cần có để

nhanh và được tự động hóa hoàn
chế tạo và kiểm tra có thể bị hạn chế
toàn. Giá của phép thử không phá
và tốn nhiều thời gian.
hủy thì thấp.
3. Các phƣơng pháp NDT cơ bản.
3.1. Phƣơng pháp kiểm tra bằng mắt.
Phương pháp kiểm tra bằng mắt là một trong những phương pháp phổ
biến nhất và hiệu quả nhất theo nghĩa kiểm tra không phá hủy.
Các ứng dụng của phương pháp kiểm tra bằng mắt:
+Kiểm tra điều kiện bề mặt của vật thể kiểm tra.
+Kiểm tra sự liên kết của các vật liệu ở trên bề mặt.
+Kiểm tra hình dạng của chi tiết.
+Kiểm tra các dấu hiệu rò rỉ.
+Kiểm tra các khuyết tật bên trong.
Dụng cụ: Một đèn xách tay, một gương có tay cầm, một kính lúp có tay
cầm độ phóng 2x hay 4x, một thiết bị khuyếch đại ánh sáng có độ phóng đại 5x
hoặc 10x.

Hình 1.9: Kính lúp.
3.2. Phƣơng pháp kiểm tra thẩm thấu lỏng.
Là một phương pháp có khả năng phát hiện và định vị các khuyết tật bề
mặt hoặc các khuyết tật thông ra trên bề mặt của vật liệu như vết nứt, rổ khí,nếp
gấp tách lớp của các loại vật liệu không xốp, kim loại hay phi kim loại, sắt từ hay
không sắt từ, plastic hay gốm sứ.

Hình 1.10: Kiểm tra sau khi thẩm thấu.
CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Trang 15



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

-

Các bước thực hiện:
+Làm sạch các vết bẩn, bụi bám trên bề mặt bằg chất tẩy rửa trước khi kiểm tra.
+Phun chất thấm lỏng lên bề mặt vật liệu cần kiểm tra và giữ yên khoảng 5 đến
10 phút.
+Làm sạch các chất thấm lỏng dư trên bề mặt (dùng dung môi + nùi dẻ, hoặc
nước làm sạch), nghiêm cấm xịt dung môi trực tiếp lên bề mặt vật kiểm khi đã
dùng chất thấm.
+Phun thuốc hiện lên bề mặt để thuốc hiện kéo chất thẩm thấu trong bất liên tục.
+Kiểm tra, đánh giá khuyết tật trong điều kiện ánh sáng thích hợp.
+Làm sạch bề mặt kiểm tra, nếu cần có thể dùng chất chống ăn mòn để bảo vệ
vật kiểm tra.
3.3. Phƣơng pháp kiểm tra bằng bột từ.
Phương pháp kiểm tra bằng bột từ là một trong bốn phương pháp NDT thông dụng
nhất hiện nay. Phương pháp này có khả năng phát hiện những khuyết tật hở ra trên
bề mặt và ngay dưới bề mặt các vật liệu dễ nhiễm từ.

Hình 1.11: Kiểm tra bằng bột từ
Nguyên lý và ứng dụng: Trong phương pháp này, vật thể kiểm tra trước hết được
cho nhiễm từ bằng cách dùng một nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện, hoặc
cho dòng điện đi qua trực tiếp hoặc chạy xung quanh vật thể kiểm tra. Từ trường
cảm ứng vào trong vật thể kiểm tra gồm có các đường sức từ. Nơi nào có khuyết tật
sẽ làm rối loạn đường sức, một vài đường sức này phải đi ra và quay vào vật thể.
Những điểm đi ra và đi vào này tạo thành những cực từ trái ngược nhau. Khi những
bột từ tính nhỏ được rắc lên bề mặt vật thể kiểm tra thì những cực từ này sẽ hút các

bột từ tính để tạo thành chỉ thị nhìn thấy được gần giống như kích thước và hình
dạng của khuyết tật. Kiểm tra bất liên tục trên bề mặt và gần bề mặt: các vết nứt, lỗ
rỗng, rỗ khí, các tạp chất …
3.4. Phƣơng pháp kiểm tra bằng dòng điện xoáy.
- Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để phát hiện các khuyết tật bề mặt, phân
loại vật liệu, để đo những thành mỏng từ một mặt, để đo lớp mạ mỏng và trong một
vài ứng dụng khác để đo độ sâu lớp thấm. Phương pháp này chỉ áp dụng được cho
những vật liệu dẫn điện.
Ứng dụng:
+Phát hiện các khuyết tật trong các vật liệu ống.
+Phân loại vật liệu.
+Đo bề dày của thành mỏng chỉ từ một phía.
+Đo bề dày lớp mạ mỏng.
-

CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Trang 16


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

+Đo độ sâu của lớp thấm.
-

Những nguyên lý cơ bản của phương pháp kiểm tra bằng dòng điện xoáy.

Hình 1.12: Nguyên lý kiểm tra bằng dòng điện xoáy

-


3.5. Phƣơng pháp kiểm tra bằng chụp ảnh bức xạ.
Phương pháp kiểm tra bằng chụp ảnh bức xạ được dùng để xác định khuyết tật bên
trong của nhiều loại vật liệu và có cấu tạo khác nhau.
Cường độ của chùm tia X hoặc tia  khi đi qua vật thể thay đổi tùy theo cấu trúc
bên trong của vật thể và như vậy sau khi rửa phim đã chụp sẽ hiện ra hình ảnh
bong, được biết đó là ảnh chụp bức xạ của sản phẩm. Phương pháp này được dùng
rộng rãi cho tất cả các loại sản phẩm như vật rèn, đúc, hàn.

CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Trang 17


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Hình 1.13: Nguyên lý chụp ảnh bức xạ.

-

3.6. Phƣơng pháp kiểm tra bằng siêu âm.
Kiểm tra vật liệu bằng siêu âm là một trong những phương pháp kiểm tra không
phá hủy, sóng siêu âm có tần số cao được truyền vào vật liệu cần kiểm tra. Hầu hết
các phương pháp kiểm tra siêu âm được thực hiện ở vùng có tần số 0.5 – 20 MHz.

Hình 1.14: Các thành phần cơ bản của máy kiểm tra bằng siêu âm.
CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Trang 18



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

IV. Phƣơng pháp kiểm tra tổ chức tế vi bằng phƣơng pháp kim tƣơng.
1. Mục đích.
- Phân biệt được các loại gang thép khác nhau.
- Xác định được tổ chức của kim loại và hợp kim.
- Đánh giá được hình dạng, độ lớn, sự sắp xếp của thành phần cấu tạo của kim
loại và hợp kim.
- Đánh giá được cơ tính của vật liệu thông qua việc quan sát sự phân bố của tạp
chất, thoát cacbon ở bề mặt, các lớp bão hòa cacbon, nito, nhôm, vết nứt tế vi…
2. Phƣơng pháp kim tƣơng.
2.1. Khái niệm.
Phương pháp kim tương là quá trình tạo hình ảnh và đánh giá cấu trúc tế vi của
vật liệu qua một bề mặt đã được chuẩn bị. Kết quả nghiên cứu cấu trúc thông qua kim
tương học đặc trưng cho tính chất và biểu hiện của vật liệu được nghiên cứu khi làm
việc.
Trong kỹ thuật này, bề mặt của vật liệu được chuẩn bị kỹ nhằm đạt độ phẳng cần
thiết. Sau đó, bề mặt thường được tẩm thực bằng hóa chất tương ứng nhằm làm nổi rõ
cấu trúc tế vi. Sau khi được chuẩn bị, mẫu vật liệu có thể được nghiên cứu bằng kính
hiển vi quang học có độ phóng đại từ 40 đến 2000 lần.
Quá trình chuẩn bị mẫu thường bao gồm: mài mẫu và đánh bóng mẫu, sử dụng
các giấy mài với độ nhỏ mịn tăng dần để đạt được bề mặt mong muốn. Để kiểm tra tổ
chức tế vi thì mẫu cần được mài tới "bề mặt gương".
Các chất tẩm thực được pha chế riêng cho từng mẫu vật liệu cụ thể, cũng như đối
với từng mục đích nghiên cứu cụ thể. Mẫu làm kim tương có thể là một mặt cắt bất kì
để nghiên cứu tính chất của cả khối vật liêu, cũng có thể là một mặt cắt tại vị trí yêu
cầu, nhằm nghiên cứu tính chất tại vùng nhất định của khối vật liệu. Ví dụ: một mặt
cắt qua bề mặt gãy (phá hủy) của vật liệu thường nhằm mục đích cung cấp thêm thông
tin cho thí nghiệm phân tích phá hủy của chi tiết đó. Với các chi tiết vi điện tử, các

phương pháp kim tương chính xác có thể được thực hiện tại các mối nối dây, các
miếng hàn, thậm chí là các thành phần riêng lẻ trên một thiết bị mạch tích hợp (IC).
2.2. Các bƣớc thực hiện.
2.2.1. Nguyên lý nghiên cứu tổ chức tế vi.
- Chiếu chùm tia sáng vuông góc vào mặt mẫu được mài bóng, chùm tia phản xạ
toàn phần. Vì vậy mẫu có màu sáng trắng khi quan sát dưới kính hiển vi.

CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Trang 19


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Hình 1.15: Phản xạ toàn phần
Cho dung dịch ăn mòn trên mặt mẫu đã mài bóng, do mẫu tạo bởi các pha, các pha có
tính chất khác nhau nên ăn mòn trên từng pha hay biên giới hạt khác nhau, tạo độ mấp
mô khác nhau.

Hình 1.16
- Tia 1 phản xạ toàn phần nên tạo màu sáng.
- Tia 2 khúc xạ nên tạo màu tối.
Sự tương phản sáng tối cho ta quan sát được tổ chức tế vi của kim loại-hợp kim.
2.2.2. Các bƣớc chuẩn bị mẫu.
a. Kính hiển vi quang học.
- 01 loại kính hiển vi kim loại dùng trong phòng thí nghiệm.

Hình 1.17: Kính hiển vi kim loại.
Độ phóng đại của kính thường từ 80 ÷ 2000 lần ( độ phóng đại bằng tích số độ
phóng đại vật kính nhân độ phóng đại thị kính).

CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Trang 20


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Hình 1.18: Nguyên lý phản xạ của kính hiển vi kim loại.
Muốn quan sát với độ phóng đại cao hơn ta phải dùng kính hiển vi điện tử. Nhờ
kính hiển vi mà ta có thể quan sát được tổ chức của các pha, sự phân bố, hình dáng và
kích thước của chúng. Với gang ta dễ dàng xác định được hình dáng, kích thước của
graphit. Ngoài ra, ta còn có thể thấy được các khuyết tật của vật liệu như: vết nứt tế vi,
rỗ và các tạp chất…
b. Chuẩn bị mẫu.
 Chọn và cắt mẫu
- Chọn mẫu: Tùy theo yêu cầu và nhiệm vụ của nghiên cứu và thí nghiệm mà ta
chọn mẫu cho phù hợp.
- Máy cắt mẫu.

Hình 1.19: Máy cắt mẫu.
- Cắt mẫu: Dựa vào mục đích quan sát mà ta có thể cắt mẫu theo tiết diện ngang
hoặc cắt theo dọc trục.
VD: Quan sát sự thay đổi tổ chức từ bề mặt vào lõi cắt theo tiết diện ngang.

CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Trang 21


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG


Muốn nghiên cứu tổ chức dạng thớ, sợi cắt theo chiều dọc trục.

-

Kích thước mẫu thường dùng: 10x10; 10x10x10
Nếu mẫu quan sát nhỏ cần phải dùng kẹp để giữ mẫu hoặc đổ khuôn cố định
mẫu.

Hình 1.20: Các kiểu kẹp mẫu.
 Mài mẫu
Mài thô
- Trên máy mài hoặc giấy nhám thô sao cho 2 mặt (AB) song song, sau đó vát
mép.

Hình 1.21: Máy mài.
-

Giấy nhám: Giấy nhám có các số 180; 240; 320; 400; 600..v..v…Con số chỉ số
hạt mài trên 1 cm2.
Đầu tiên mài trên giấy nhám 180: Giấy nhám đặt trên mặt bàn phẳng (tấm
kính), dùng tay nắm chặt mẫu, tì nhẹ mặt mẫu vào mặt giấy nhám vị trí 1, đẩy
mẫu tới vị trí 2, nhắc mẫu lên khỏi mặt giấy đưa về vị trí 1 và lặp lại động tác
đã thực hiện.

CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Trang 22



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Hình 1.22: Mài mẫu
Sau 3 đến 5 lần làm mặt mẫu chỉ còn các đường song song

Hình 1.23
Sau đó quay mẫu 900 mài trên giấy nhám sao cho mất các đường song song cũ
và tạo đường song song mới.
Quan sát bằng mắt thường, thấy các đường song song đều và sâu như nhau thì
chuyển sang giấy 240, sau đó 320 và cuối cùng 400.
Chú ý: Khi chuyển từ giấy mài thô sang giấy mịn hơn phải lau sạch mẫu để
tránh hạt mài thô bám trên mẫu chuyển sang giấy nhám mịn hơn.
Mài bóng
Sau khi hoàn tất mài thô, ta tạo được bề mặt tương đối phẳng nhưng bề mặt vẫn
tồn tại vết xước khá lớn→ đem rửa sạch → đánh bóng để xóa các vết xước trên bề mặt
mẫu.
Mài bóng bằng miếng dạ hay vải nỉ kết hợp với một số dung dịch đánh bóng.
Một số dung dịch dùng đánh bóng.
Bảng 1.4: Dung dịch đánh bóng thông dụng.
Dung dịch oxit crom (%) Dung dịch oxit nhôm (%)
Tên gọi các chất
Trung
Trung
Mịn
Thô
Mịn
Thô
bình
bình
Cr2O3

72
76
86
32
35
37
Al2O3
32
35
37
AxitoleicC17H33CO2H 1.8
1.8
3
2
2
Dầu hỏa
2
2
2
2
2
2
Na2CO3
0.2
0.2
1
1
1
Nếu sau khi mài bóng, quan sát trên kính hiển vi vẫn thấy còn vết xước thì phải
tiến hành mài bóng lại.

Sau khi mài bóng xong, ta phải rửa mẫu lại cho thật sạch và sấy khô mẫu.
 Tẩm thực
CHỦ NHIỆM: NGUYỄN NHỰT PHI LONG

Trang 23


×