Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

đề kháng KS trong cộng đồngng và BV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.36 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Tổng Quan 

THỰC TRẠNG ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TRONG CỘNG ĐỒNG  
VÀ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI VIỆT NAM VÀ HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ 
BAN ĐẦU THÍCH HỢP 
Trần Văn Ngọc *  

THỰC  TRẠNG  ĐỀ  KHÁNG  KHÁNG 
SINH TẠI VIỆT NAM 
Đề  kháng  kháng  sinh  trong  viêm  phổi 
cộng đồng 
VPCĐ  là  nguyên  nhân  nhiễm  khuẩn  hàng 
đầu và nguyên nhân chết hàng thứ 6 tại Mỹ.  
Gần  1  triệu  trường  hợp  VPCĐ  trên  bệnh 
nhân  >  65  tuổi/  năm  và  500.  000  trường  hợp 
nhập viện mỗi năm 45. 000 chết/ năm. (1)  
Thất bại điều trị VPCĐ hiện nay khoảng 10 ‐
15%, khi điều trị thất bại Æ tỉ lệ tử vong tăng 5 
lần.  Nguyên  nhân  thất  bại  điều  trị  là  do  vi 
khuẩn kháng thuốc hoặc nhiễm trùng do những 
tác nhân hiếm gặp. Yếu tố nguy cơ của thất bại 
điều  trị  thường  do  bệnh  nặng  từ  đầu,  có  bệnh 
đồng  thời,do  vi  khuẩn  gây  bệnh  có  độc  lực 
mạnh  hay  do  điều  trị  KS  ban  đầu  không  thích 
hợp.  

trình nghiên cứu đa trung tâm trên 204 chủng vi 
khuẩn S. pneumoniae phân lập từ các bệnh phẩm 
lấy trên các bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp cấp 


cho  thấy,  có  đến  80%  vi  khuẩn  S.  pneumoniae 
kháng  penicillin  (7,14,8).  Trong  công  trình  nghiên 
cứu  Song  JH  và  cộng  sự  nhận  thấy  phế  cầu 
kháng  ceftriaxone  vùng  Châu  á  là  8,6%  và  Việt 
Nam là 4,4%. (7) 
Phế cầu kháng macrolide: Hiện cũng rất cao 
trên  khắp  thế  giới,  đặc  biệt  tại  các  quốc  gia 
Châu  á  như  Việt  nam,  Đài  loan,  Hàn  quốc, 
Nhật, Hongkong. Kết quả nghiên cứu cũng ghi 
nhận  tỷ  lệ  S. pneumoniae đề  kháng  khá  cao  với 
macrolides:  89.  7%  erythromycin  (72%), 
azithromycin  (76%)  và  clarithromycin  (86%). 
(2,7,16) 

Tử  vong  do  viêm  phổi  trên  toàn  thế  giới 
không giảm từ khi Penicilline được sử dụng đến 
nay.  

Phế  cầu  kháng  quinolone:  Tỉ  lệ  kháng  còn 
thấp tại Châu á (2,4%). Chưa ghi nhận đề kháng 
tại  Việt  Nam,  Nhật,  Ấn  độ,  Malaysia  (5,8,16).  Khi 
kháng  FQ,  phế  cầu  đều  kháng  PNC  và  liều 
lượng levofloxacine phải tăng lên 750 mg / ngày 
mới đạt hiệu quả diệt khuẩn. (2,16) 

Tỉ lệ tử vong đối với bệnh nhân ngọai trú < 
1%  

Hemophilius  influenzae  và  M.  catarrhalis 
kháng thuốc:  


Bệnh nhân nội trú khoảng 10%‐14%  
Bệnh nhân nhập ICU từ 30%‐40%. (2) 
Phế cầu kháng thuốc:  
Phế  cầu  kháng  PNC:  Tại  Việt  Nam:  VPCĐ 
nguyên  nhân  thường  gặp  nhất  trong  các  bệnh 
nhiễm  trùng.  Sử  dụng  KS  không  hợp  lý,  VK 
kháng thuốc ngày càng tăng. Trong các quốc gia 
Châu  á,  ViệT  Nam  có  tỉ  lệ  kháng  PNC  V  cao 
nhất với 71% (MIC ≥4mg/l). Khi phế cầu kháng 
PNC  sẽ  kháng  các  kháng  sinh  khác  như 
macrolide,  bactrim,  cycline…  Trong  một  công 

Là  hai  tác  nhân  rất  thường  gặp  gây  VPCĐ. 
Sản  xuất  beta‐lactamase  được  phát  hiện  trong 
56%  H.  influenzae  và  gần  tất  cả  M.  catarrhalis. 
Khoảng  30%  H.  influenzae  kháng  với 
azithromycin  nhưng  tất  cả  M.  catarrhalis  còn 
nhậy  với  kháng  sinh  nầy.  Tại  Việt  Nam,  trong 
công  trình  nghiên  cứu  đa  trung  tâm  trên  248 
chủng  vi  khuẩn  H.  influenzae  cho  thấy  có  đến 
49%  vi  khuẩn  tiết  được  men  β‐lactamse  kháng 
được  ampicillin.  H.  influenzae  còn  nhậy  cao  đối 
với  kháng  sinh  amoxicillin/clavulanic  acid 
(100%), azithromycin (92%) và các cephalosporin 

* Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trần Văn Ngọc ĐT: 0903742939 Email:  

Hô Hấp 


5


Tổng Quan  

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

thế hệ 2 như cefuroxime (99%) và cefaclor (92%). 
(6,12) 

Lọc máu trong vòng 30 ngày  
Chăm sóc vết thương tại nhà  

ĐỀ  KHÁNG  KHÁNG  SINH  CỦA  VI 
KHUẨN  GÂY  VIÊM  PHỔI  BỆNH  VIỆN 
VÀ VIÊM PHỔI THỞ MÁY 

Thành viên gia đình có VK đa kháng kháng 
sinh. 

Hiện  nay  nhiều  công  trình  nghiên  cứu  trên 
thế  giới  và  tại  Việt  nam,  vi  khuẩn  đa  kháng 
kháng sinh ngày càng gia tăng nhanh chóng đặc 
biệt tại ICU, gây khó khăn trong điều trị và gia 
tăng  tỉ  lệ  tử  vong  và  tăng  thời  gian  nằm  viện, 
tăng chi phí điều trị lên gấp nhiều lần.  

Acinetobacter và Pseudomonas aeruginosa 


Nguyễn  Thanh  Bảo  và  cs,  trên  một  nghiên 
cứu đa trung tâm từ  một số  bệnh  viện  ở  thành 
phố  Hồ  Chí  Minh  (Chợ  Rẫy,  Nhân  dân  Gia 
Định, Thống Nhất, bệnh viện 175 và Đại Học Y 
Dược) trên tổng số 785 chủng phân lập được từ 
nhiễm  khuẩn  bệnh  viện,  nhận  thấy  tỉ  lệ  viêm 
phổi bệnh viện do vi khuẩn gram âm chiếm đa 
số  (87,4%),  trong  đó  cao  nhất  là  Klebsiella  spp 
(32,99%),  Acinetobacter  spp  (25,9%),  Pseudomonas 
spp  (12,48%)  và  E.  coli  (8,79%).  Vi  khuẩn  gram 
dương  chỉ  chiếm  12,6%,  chủ  yếu  là  S.  aureus 
(4,9%)  và  S.  coagulase  âm  (4,3%).  Tuy  nhiên  số 
liệu thu được cũng thể hiện nhiều khác biệt giữa 
các trung tâm tham gia nghiên cứu (12).  
Cao  xuân  Minh  và  cs  (2010)  nghiên  cứu  về 
VPBV  do  A. baumannii    nhận  thấy  A. baumannii 
là  tác  nhân  thường  gặp  nhất  tại  khoa  Nội  thần 
kinh (28,6%), tiếp đến là khoa Hô hấp (27,7%) và 
ICU (13,9%). Tỉ lệ tử vong 45,45% (3).  

Các yếu tố nguy cơ gây VPBV với vi khuẩn 
kháng đa kháng sinh bao gồm 
Điều trị KS trong 90 ngày trước  
Nhập viện ≥ 5 ngày  
Tần suất kháng KS cao trong cộng đồng hay 
trong BV 
Có yếu tố nguy cơ VPBV 
Nhập viện ≥ 2 ngày trong 90 ngày trước  
Cư trú trong viện điều dưỡng hay trung tâm 
chăm sóc 

Điều trị truyền dịch tại nhà (bao gồm kháng 
sinh)  

6

Bệnh / hay điều trị suy giảm miễn dịch(1) 
Hiện  nay  Acinetobacter  được  xem  là  vi 
khuẩn  hàng  đầu  gây  VPBV  tại  những  bệnh 
viện  lớn  trong  nước  và  kháng  với  hầu  hết 
kháng sinh kể cả  những  kháng  sinh  phổ  rộng 
mạnh  nhất  hiện  nay.  Phần  lớn  những  kháng 
sinh  sử  dụng  thường  xuyên  hiện  nay  đã  bị 
kháng  như  ceftriaxone  70%,  ceftazidime  64%, 
ciprofloxacine 55% và trở thành tác nhân hàng 
đầu  kháng  tòan  bộ  kháng  sinh  cùng  với  P. 
aeruginosa gây rất nhiều khó khăn cho công tác 
điều  trị.  A.  baumannii  cũng  là  nguyên  nhân 
hàng đầu gây viêm phổi bệnh viện tại BV Bạch 
Mai  và  viêm  phổi  thở  máy  tại  bệnh  viện  Chợ 
Rẫy  (42‐  61%).  Trong  nghiên  cứu  của  tác  giả 
phạm Hùng Vân năm 2006, tình hình đề kháng 
của  VK  BV  với  những  kháng  sinh  phổ  rộng 
cũng  ở  mức  báo  động,  nhiều  kháng  sinh  phổ 
rộng  bị  kháng  ở  mức  rất  cao.  Hiện  nay  A. 
baumannii  đề  kháng  rất  cao  với  carbapenem, 
đặc biệt tại ICU (50‐80%)(4,3,9,16,18,20,19). 

Vi  khuẩn  sinh  beta  lac  tamase  phổ  rộng 
(ESBL) 
Sự  đề  kháng  liên  quan  đến  sản  xuất 

betalactamase  phổ  rộng  (ESBL)  ngày  càng  gia 
tăng  một  cách  đáng  quan  tâm  gây  đề  kháng 
nhiều loại kháng sinh. Những vi khuẩn thường 
sinh  ESBL  như  Klebsiella  pneumoniae,  Escherichia 
coli,  Enterobacter  là  những  vi  khuẩn  rất  thường 
gặp trong viêm phổi bệnh viện, làm gia tăng khả 
năng thất bại điều trị gấp đôi so với nhiễm trùng 
do  những  tác  nhân  không  sinh  ESBL.  Theo 
thống  kê  của  Bộ  Y  tế  Việt  Nam  năm  2004  tỉ  lệ 
Klebsiella sản xuất ESBL là 24% và Enterobacter là 
20% và gia tăng nhanh chóng trong những năm 
gần  đây.  Tình  hình  tương  tự  cũng  xảy  ra  trên 
toàn thế giới. Tại các đơn vị ICU trên cả nước vi 
khuẩn E. coli và Klebsiella sinh ESBL là 77%(1,9,11,16). 

Chuyên Đề Nội Khoa  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
Tụ cầu kháng methicillin (MRSA):  
MRSA trong VPBV và VPTM là 80%. Không 
những  thế  MIC  của  vancomycin  với  S.  aureus 
ngày  càng  gia  tăng  đồng  nghĩa  với  cơ  hợi  điều 
trị khỏi nhiễm trùng do vi khuẩn nầy càng ít đi 
và  chọn  lựa  những  thuốc  thay  thế  khác  như 
teicoplanin, linezolid là vấn đề thực tế hiện nay. 
Nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy và Bạch 
mai  trên  100  chủng  MRSA  cũng  có  kết  quả 
tương tự. Có đến 46 % MIC 90 ≥ 2 mg/L và 93% 
≥  1.  5  mg/L,  gây  mất  hiệu  quả  điều  trị  của 

vancomycine  mặc  dù  kháng  sinh  đồ  trên  đĩa 
thạch vẫn còn nhậy với kháng sinh nầy. (16,17) 

HƯỚNG  DẪN  ĐIỀU  TRỊ  KHÁNG  SINH 
BAN ĐẦU THÍCH HỢP 
Mục tiêu điều trị 
Đạt Hiệu quả lâm sàng cao, giảm tử vong và 
tránh  kháng  thuốc.  Nhiều  hướng  dẫn  phân 
nhóm  bệnh  nhân  dựa  vào  yếu  tố  nguy  cơ  vi 
khuẩn  kháng  thuốc,  bệnh  đồng  mắc  và  khả 
năng  vi  khuẩn  gây  bệnh  và  mức  độ  nặng  của 
bệnh.  

Điều trị viêm phổi cộng đồng:  
Điều  trị  kháng  sinh  ban  đầu  theo  kinh 
nghiệm nên hướng đến những tác nhân thường 
gặp  ngoài  cộng  đồng  như  S.  pneumoniae,  H. 
influenzae  và  M.  catarrhlis.  Kháng  sinh  có  hiệu 
quả  là  betalactam  /  ức  chế  betalactamase  +/‐ 
macrolide  hay  quinolone  hô  hấp  (levofloxacin, 
moxifloxacin).  
Bệnh nhân VPCĐ nặng nhập viện nên lưu 
ý tác nhân đường ruột gram âm (lưu ý bao gồm 
P.  aeruginosa  nếu  có  yếu  tố  nguy  cơ  nhiễm  tác 
nhân nầy) và điều trị nên bao phủ luôn tác nhân 
không  điển  hình.  Nên  dùng  kháng  sinh  đường 
tiêm  betalactam/ức  chế  betalactamase  kết  hợp 
macrolide hay quinolone(2,16). 

Điều trị VPBV, VPTM và VPCSYT  

Hiện  nay  việc  điều  trị  VPBV  đang  trở  nên 
khó  khăn  do  vi  khuẩn  đề  kháng  với  các  kháng 
sinh  đang  sử  dụng  trong  khi  thuốc  kháng  sinh 
mới được phát minh rất ít.  

Hô Hấp 

Tổng Quan 

Phương pháp tiếp cận điều trị hiện nay là sử 
dụng  kháng  sinh  phổ  rộng,  thích  hợp  ngay  từ 
đầu. Sau khi bệnh nhân cải thiện lâm sàng và có 
kết quả vi sinh, điều trị kháng sinh sẽ thu hẹp lại 
nhằm  tránh  kháng  thuốc,  giảm  chi  phí  (liệu 
pháp xuống thang). Nguyên nhân gây VPBV đa 
dạng  và  tình  hình  đề  kháng  cũng  rất  thay  đổi 
tùy từng cơ sở điều trị nên một hướng dẫn điều 
trị  cụ  thể  là  rất  khó  áp  dụng  chính  xác.  Cần  có 
những nghiên cứu để có các dữ kiện vi sinh tại 
chỗ, thường xuyên, để trên cơ sở này xây dựng 
các phác đồ điều trị phù hợp(1,4,16). 
Những điểm cần lưu ý lựa chọn kháng sinh 
điều trị VPBV, VPTM và VPCSYT(1,16). 

Tác nhân gây bệnh: cần biết  
Vi khuẩn chủ yếu tại bệnh viện, khoa phòng 
và tính kháng thuốc của những tác nhân nầy 
Tỉ lệ vi khuẩn đường ruột sinh ESBL  
Tỉ lệ MRSA  
Những  tác  nhân  khác  (nấm,  Legionella,  kỵ 

khí…).  
Cần thực hiện cấy định lượng trước khi bắt 
đầu sử dụng kháng sinh.  

Bệnh nhân 
Tình trạng dinh dưỡng 
Nguy  cơ  tạo  khúm  vi  khuẩn  nội  tại  hay 
ngoại  lai  (dụng  cụ  điều  trị,  nội  khí  quản, 
catheter, dây máy thở…) 
Kháng sinh đã dùng trước đây 
Tác dụng phụ của kháng sinh  
Bệnh đi kèm.  
Xem xét những điểm lưu ý kể trên sẽ giúp 
chọn  kháng  sinh  phù  hợp,  giúp  giảm  tỉ  lệ  tử 
vong,  giảm  chi  phí  điều  trị  và  giảm  thời  gian 
nằm  viện.  Cần  phối  hợp  điều  trị  kháng  sinh 
cho  những  trường  hợp  nghi  ngờ  nhiễm  trùng 
do  những  tác  nhân  đa  kháng  hoặc  cho  các 
trường hợp VPBV nặng. Chọn lựa kháng sinh 
cần xem xét tình hình đề kháng kháng sinh cụ 
thể tại chỗ(1,4,16). 
LN Kính và cs năm 2010 nhận thấy chỉ định 
kháng  sinh  ở  một  số  đơn  vị  ICU  Việt  Nam 

7


Tổng Quan  

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014


thường  là  không  thích  hợp  và  tình  trạng  này 
tăng lên nếu tác nhân gây bệnh là A. baumannii (9) 
Chọn kháng sinh thích hợp: là lựa chọn các 
kháng sinh còn nhậy cảm, sớm, đủ liều, tuân thủ 
dược động học. 
Các số liệu nghiên cứu tại các bệnh viện lớn 
tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã công 
bố trong thời gian qua có thể sẽ là những thông 
tin  tham  khảo  về  tình  hình  kháng  thuốc  của  vi 
khuẩn gây bệnh phổ biến. Sau đây là một số gợi 
ý sử  dụng kháng sinh còn nhậy cảm được tóm 
tắt từ các số liệu nói trên:  

sinh  phổ  rộng  hiện  nay  ngoại  trừ  Polymyxins, 
Sulbactam. Điều trị cần phối hợp 2‐3 kháng sinh 
như colistin, Sulbactam và Carbapenem  
P.  aeruginosa:  Piperacilline/tazobactam, 
Cefoperazone/sulbactam  và  Carbapenem  phối 
hợp Ciprofloxacin hay Levofloxacin  
Enterobacteriacae  sinh  ESBL:  Kháng  sinh 
chọn 
lựa 
là 
Carbapenem, 
Cefoperazone/sulbactam 
hay 
Piperacillin/tazobactam 
MRSA: 
Vancomycine, 

(4,3,9,,11,16,18,20,19)
Linezolide. 
 

Teicoplanin, 

A. baumannii: Kháng  với  hầu  hết  các  kháng 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Bệnh nhân VPBV, VPTM , VPCSYT


 
 

Cần đánh giá:
- Nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng (MDR)
- Dữ kiện đề kháng tại địa phương
- Tình trạng bệnh nhân và bệnh đồng mắc
- Nhuộm Gram và cấy định lượng chất tiết hô hấp dưới
dung
 - Khả năng
 
  nạp  thuốc
- Giá thành

Chọn kháng sinh kinh nghiệm cho trị liệu ban đầu

Sơ đồ 1: Tiếp cận bệnh nhân và điều trị kháng sinh kinh nghiệm ban đầu (2,16) 
cao hơn (37,9% do VPBV sớm và 41,1% do VPBV 
Ở Việt nam chưa có các nghiên cứu với kết 
muộn)  so  với  nhóm  bệnh  nhân  không  VPBV 
quả  vi  sinh  đáng  tin  cậy  về  sự  khác  nhau  giữa 
(13,1%) (p= 0,001) (19).  
VPBV  sớm  và  muộn.  Trong  một  nghiên  cứu 
phân tích đặc điểm vi khuẩn gây bệnh trên hai 
nhóm bệnh nhân VPBV khởi phát sớm và muộn 
tại  ICU,  Ibrahim  và  cs  nhận  thấy  tác  nhân  gây 
bệnh  của  hai  nhóm  không  khác  nhau,  đa  số  là 
do P. aeruginosa, Enterobacter spp. Kết quả này có 
lẽ là do bệnh nhân đã được điều trị kháng sinh 
trước.  Cả  hai  nhóm  VPBV  đều  có  tỉ  lệ  tử  vong 


8

ATS 2005 cũng cho thấy rằng các trường hợp 
VPCSYT là những trường hợp có yếu tố nguy cơ 
nhiễm  vi  khuẩn  đa  khaqng  thuốc  (MDR)  nên 
phải điều trị bằng phác đồ điều trị theo nhóm có 
nguy  cơ  MDR  (phác  đồ  thứ  hai).  Đặc  điểm  vi 
khuẩn  gây  bệnh  trong  nhóm  điều  trị  phác  đồ 
thứ nhất giống như viêm phổi cộng đồng nặng, 

Chuyên Đề Nội Khoa  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
trong  khi  đó  phác  đồ  thứ  hai  cần  hướng  tới  P. 
aeruginosa,  K.  pneumoniae  (ESBL+),  Acinetobacter 
species,  Methicillin‐resistant  Staphylococcus 
(MRSA)  và  Legionella  pneumophila.  Theo  ATS 
(2005), phác đồ thứ nhất dựa trên đơn trị liệu với 
các kháng sinh là Ceftriaxone, Fluoroquinolone, 
Ampicillin/sulbactam,  Ertapenem.  Phác  đồ  thứ 
hai  dựa  trên  sự  kết  hợp  của  một  trong  các 
Betalactam 
kháng 
Pseudomonas 
(như 
Cephalosporin: 
Cefepime, 
Ceftazidime; 

Carbapenem: 
Imipenem, 
Meropenem; 
Betalactam/kháng 
betalactamase: 
Piperacillin/tazobactam) 
với 
hoặc 
Fluoroquinolon  kháng  Pseudomonas,  hoặc 
Aminoglycoside  và  với  kháng  sinh  kháng 
MRSA(1). 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

American Thoracic Society Documents (2005). Guidelines for 

the management of adults with hospital‐acquired, ventilator‐
asscociated,  and  healthcare‐asscociated  pneumonia. 
American  Journal  of  respiratory  and  Critical  Care  Medicine 
Vol 171. 
American Thoracic Society Documents (2007). Guidelines for 
the  management  of  community  acquired  pneumonia. 
American Journal of respiratory and Critical Care Medicine  
Cao  Xuân  Minh,  Cao  Xuân  Thục,  Trần  văn  Ngọc,  Phạm 
Hùng Vân (2010). Đặc điểm lâm sàng và mối liên quan giữa 
kiểu  gen  và  tính  kháng  thuốc  của  vi  khuẩn  Acinetobacter 
baumannii trong viêm phổi BV tại BV CR. Y học thành phố 
Hồ Chí Minh‐ Hội nghị KHKT ĐH YD TP Hồ Chí Minh lần 
thứ 27 – tập 14‐phụ bản số 1: 128‐134 
Cao Xuân Thục, Cao Xuân Minh, Lê Thị Huyền Trang, Trần 
Văn  Ngọc  (2010).  Đánh  giá  điêu  trị  kháng  sinh  thích  hợp 
trong viêm phổi nặng tại khoa hô hấp BVCR Y học thành phố 
Hồ Chí Minh‐ Hội nghi KHKT ĐH YD TP Hồ Chí Minh lần 
thứ 27 ‐ tập 14‐ phụ bản số 1: 142‐ 
Cheong  HS,  Kang  C‐I,  Wi  YM,  et  al.  (2008)  Inappropriate 
initial  antimicrobial  therapy  as  a  risk  factor  for  mortality  in 
patients  with  community‐onset  Pseudomonas  aeruginosa 
bacteraemia. Eur J Clin Microbiol Infect Dis;27: 1219–1225.  
Critchley,  et  al  (2002).  Antimicrobial  Resistance  among 
Respiratory  Pathogens  Collected  in  Thailand  during  1999‐
2000. J Chemother; 14: 147‐154  
Kang  CI,  Song  JH  (2013).  Risk  factors  and  pathogenic 
significance  of  bacteremic  pneumonia  in  adult  patients  with 
community‐acquired  pneumococcal  pneumonia.  Journal  of 
Infection 66, 34‐40 
Kim SH, Song JH, Chung DR, et al (2013) Changing Trends in 

Antimicrobial  Resistance  and  Serotypes  of  Streptococcus 

Hô Hấp 

9.

10.

11.

12.

13.

14.

15.

16.
17.

18.

19.

20.

Tổng Quan 

pneumoniae Isolates in Asian Countries: an Asian Network for 

Surveillance of Resistant Pathogens (ANSORP) Study.  
Lý Ngọc Kính, Ngô thị Bích Hà (2010). Tìm hiểu thực trạng sử 
dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn bệnh viện tại các đơn vị 
điều trị tích cực ở một số cơ sở khám, chữa bệnh.  
Nguyễn  Thanh  Bảo  và  cs.  (2012).  Chọn  lưa  kháng  sinh  ban 
đầu  trong  điều  trị  nhiễm  khuẩn  bệnh  viện  tại  một  số  bệnh 
viện. TP HCM. Y học TP HCM – HNKHKT –ĐHYD TP HCM 
lần thứ 29. tr 206‐214.  
Phạm Hùng Vân và cs. (2009). Nghiên cứu đa trung tâm khảo 
sát  tình  hình  đề  kháng  các  kháng  sinh  của  các  trực  khuẩn 
Gram  (‐)  dễ  mọc  gây  nhiễm  khuẩn  bệnh  viện  phân  lập  từ 
1/2007 đến 5/2008. Y Học TP. Hồ Chí Minh. Tập 13: Phụ bản 
Số 2.  
Pham  HV,  et  al  (2007).  Haemophilus  pneumonia  with  beta‐
lactamase – Results from the multicenter study on 248 strains 
isolated  from  Viet  Nam.  Hochiminh  City  Medicine.  11: 
Supplement 3, 47‐55  
Pham HV, et al (2007). The multicenter study in Vietnam on 
the antibiotic resistance S. pneumonia – The results from 204 
clinical isolates. Hochiminh City Medicine. 11: Supplement 3, 67‐
77  
Song  JH  and  ANSORP  members  (2004).  High  Prevalence  of 
Antimicrobial  Resistance  among  Clinical  Streptococcus 
pneumonia Isolates in Asia (an ANSORP Study). Antimicrobial 
Agents and Chemotherapy 2004; 48(6): 2101–2107  
Song JH and ANSORP members (2004). Macrolide resistance 
and  genotypic  characterization  of  Streptococcus  pneumonia  in 
Asian  countries:  a  study  of  the  Asian  Network  for 
Surveillance  of  Resistant  Pathogens  (ANSORP).  Journal  of 
Antimicrobial Chemotherapy 2004; 53: 457–463  

Torres  A,  Mendez  R  (2008).  Community‐Acquired 
Pneumonia. Strategies for Management. Wiley Blackwell.  
Trần Thị Thanh Nga và cs (2009). Kết quả khảo sát nồng độ 
ức  chế  tối  thiểu  của  vancomycin  trên  100  chủng 
staphylococcus  aureus  được  phân  lập  tại  BV  Chợ  Rẫy  từ 
tháng 5‐8/2008. Y Học TP HCM, tập 13, phụ bản của số 1 tr 
295‐299.  
Trần  Văn  Ngọc,  Cao  Xuân  Minh,  Cao  Xuân  Thục,  Lê  Thị 
Huyền  Trang  (2010)  .  Đánh  giá  hiệu  quả  của  cephalosporin 
thế hệ 3 trong điều trị viêm phổi nặng tại khoa hô hấp BVCR‐ 
Y học thành phố Hồ Chí Minh‐ Hội nghi KHKT ĐH YD TP 
Hồ Chí Minh lần thứ 27 – tập 14‐phụ bản số 1 
Võ Hữu Ngoan (2010). Nghiên cứu tình hình Viêm phổi liên quan 
đến thở máy tại khoa săn sóc bặc biệt bệnh viện Chợ Rẫy. Luận văn 
cao học Hướng dẫn xử trí các bệnh nhiễm trùng hô hấp dưới 
không do lao. Hội Lao và Bệnh Phổi VN. First edition.  Nhà 
Xuất bản Y học. 
Vũ  Quỳnh  Nga  (2011).  Đặc  điểm  lâm  sàng  của  nhiễm 
Acinetobacter  baumannii  ở  bệnh  nhân  viêm  phổi  thở  máy. 
Luận văn thạc sỹ y học –ĐHYD TP HCM 
 

Ngày nhận toàn văn: 01/11/2013 
Ngày đăng báo: 05/01/2014 
 

9




×