Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

xây dựng phần mềm hỗ trợ học tập môn lập trình quản lý microsoft access 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC TẬP MÔN
LẬP TRÌNH QUẢN LÝ MICROSOFT ACCESS 2007
S

K

C

0

0

3

9
2

5
7

9
4

MÃ SỐ: T2011 - 96



S KC 0 0 3 2 9 7

Tp. Hồ Chí Minh, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC TẬP
MÔN LẬP TRÌNH QUẢN LÝ MICROSOFT ACCESS 2007

Mã số: T2011-96

Chủ nhiệm đề tài: Giảng viên, Thạc sỹ
HUỲNH TÔN NGHĨA

TP.HỒ CHÍ MINH, 12/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC TẬP
MÔN LẬP TRÌNH QUẢN LÝ MICROSOFT ACCESS 2007

Mã số: T2011-96

Chủ nhiệm đề tài: HUỲNH TÔN NGHĨA

TP.HỒ CHÍ MINH, 12/2011


MỤC LỤC
Trang tựa
Mục lục
Danh sách các chữ viết tắt
Danh sách các hình

TRANG
i
iv
v

PHẦN I. DẪN NHẬP
1.

Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 2


2.

Một số nghiên cứu về tích cực người học ................................................ 3

3.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 5

4.

Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 5

5.

Giả thuyết nghiên cứu............................................................................... 6

6.

Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................... 6

7.

Phạm vi giới hạn của đề tài ...................................................................... 7

8.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 7

9.


Cấu trúc đề tài ........................................................................................... 8

10. Những đóng góp của đề tài ....................................................................... 8

PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CỦ A VIỆC GIẢNG DA ̣Y MÔN NHẬP MÔN
TIN HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM.
1.1. Giới thiệu về môn học Lập trình quản lý với Microsoft Access 2007 tại
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM ......................................... 10
1.1.1. Vị trí, chức năng và đối tượng môn học ............................................ 10
1.1.2. Thực trạng chất lượng dạy học môn Nhập môn Tin học tại trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM ............................................................ 10
1.2. Khảo sát thực trạng chất lượng dạy học môn Nhập môn Tin học tại
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh ............................. 11
1.2.1. Mục đích, đối tượng, nội dung và thời gian khảo sát ........................ 11

i


1.2.2. Kết quả khảo sát ................................................................................. 12
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC TẬP
MÔN LẬP TRÌNH QUẢN LÝ VỚI ACCESS 2007.
2.1. Đề cương chi tiết học phần môn học Nhập môn Tin học .................. 14
2.1.1. Tên học phần...................................................................................... 14
2.1.2. Số tín chỉ ............................................................................................ 14
2.1.3. Phân bố thời gian ............................................................................... 14
2.1.4. Trình độ sinh viên .............................................................................. 14
2.1.5. Chuẩn đầu ra ...................................................................................... 14
2.1.6. Môn học tiên quyết ............................................................................ 14

2.1.7. Phương pháp giảng dạy ..................................................................... 14
2.1.8. Phương pháp kiểm tra -đánh giá ........................................................ 14
2.1.9. Thiết bị và tài liệu .............................................................................. 15
2.1.10. Nội dung môn học ........................................................................... 15
2.1.11. Tài liệu học tập ................................................................................ 19
2.1.12. Tài liệu tham khảo .......................................................................... 19
2.2. Tiến trình xây dựng phần mềm học tập ................................................ 19
2.3. Giới thiệu về phần mềm ....................................................................... 21
2.3.1. Giới thiệu về chức năng chung của phần mềm .................................. 21
2.3.2. Môi trường hoạt động của phần mềm ................................................ 22
2.3.3. Cài đặt phần mềm .............................................................................. 22
2.3.4. Sơ đồ giao diện kịch bản của phần mềm ........................................... 23
2.3.5. Các chức năng tiện ích chính của phần mềm .................................... 23
2.4. Các chức năng tiện ích chính của phần mềm .................................... 23
2.4.1. Giao diện chính .................................................................................. 23
2.4.2. Màn hình giới thiệu và trợ giúp ......................................................... 24
2.4.3. Giao diện phần học lý thuyết ............................................................. 26

ii


2.4.4. Giao diện phần hỗ trợ học tập bằng video ......................................... 33
2.4.5. Giao diện phần kiểm tra trắc nghiệm ................................................. 36

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.

Kết luận chung ...................................................................................... 47

1.1. Tóm tắt đề tài ........................................................................................ 47

1.2. Đánh giá đề tài ...................................................................................... 48
1.3. Hướng phát triển của đề tài .................................................................. 48
2.

Kiến nghị .............................................................................................. 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 50

iii


CÁC TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI
o TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
o GDĐH: Giáo dục đại học
o CD: (Compact Disc): Đĩa quang dùng để chứa dữ liệu
o TS: Tiến Sỹ
o GS: Giáo sư
o ĐHSPKT: Đại học Sư phạm Kỹ thuật
o PPDH: Phương pháp dạy học
o GV: Giáo viên
o SV: Sinh viên
o QT: Quá trình
o CNTT: Công nghệ thông tin
o CBGD: Cán bộ giảng dạy
o CBPV: Cán bộ phục vụ
o LT: Lý thuyết
o TH: Thực hành
o NC: Nghiên cứu
o KQ: Kết quả


iv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH
TRANG
Hình 2.1: Màn hình cài đặt phần mềm hỗ trợ học tập ................................... 22
Hình 2.2: Mục chọn đến phần mềm Study Access 2007 ............................... 23
Hình 2.3: Sơ đồ kịch bản của phần mềm ....................................................... 23
Hình 2.4: Màn hình giao diện chính của phần mềm ...................................... 24
Hình 2.5: Màn hình giới thiệu phần mềm...................................................... 25
Hình 2.6: Màn hình hướng dẫn sử dụng phần mềm ...................................... 25
Hình 2.7: Màn hình giao diện phần học lý thuyết ......................................... 26
Hình 2.8: Giao diện bài học tổng quan về Acces .......................................... 26
Hình 2.9: Giao diện bài học tạo lập bảng (table) ........................................... 27
Hình 2.10: Giao diện bài học thao tác trên bảng ........................................... 28
Hình 2.11: Giao diện bài học tạo bảng truy vấn (query) ............................... 29
Hình 2.12: Giao diện bài học tạo biểu mẫu (form) ........................................ 30
Hình 2.13: Giao diện bài học tạo báo biểu (report) ....................................... 31
Hình 2.14: Giao diện bài học tạo tập lệnh (macro) ....................................... 32
Hình 2.15: Giao diện bảng tra các action để tạo macro ................................. 33
Hình 2.16: Giao diện hỗ trợ học tập bằng video............................................ 34
Hình 2.17: Giao diện bài học để chọn lựa thao tác cần xem video minh họa.34
Hình 2.18: Giao diện khi người dùng click chuột vào một action ................ 35
Hình 2.19: Cửa sổ trình chiếu video .............................................................. 36
Hình 2.20: Giao diện phần trắc nghiệm ......................................................... 36
Hình 2.21: Màn hình trả lời trắc nghiệm loại câu hỏi đúng sai ..................... 37
Hình 2.22: Màn hình trả lời trắc nghiệm loại câu hỏi chọn lựa dạng 1 ......... 38
Hình 2.23: Màn hình trả lời trắc nghiệm loại câu hỏi chọn lựa dạng 2 ......... 39
Hình 2.24: Màn hình trả lời trắc nghiệm dạng câu hỏi ghép hợp .................. 40

Hình 2.25: Màn hình trả lời trắc nghiệm dạng câu hỏi điền khuyết .............. 41
Hình 2.26:Màn hình xem kết quả trắc nghiệm trong lúc làm bài .................. 42
Hình 2.27:Màn hình kết quả sau khi hoàn tất bài trắc nghiệm ...................... 43
Hình 2.28: Màn hình đáp án cho câu trả lời trắc nghiệm đúng sai ................ 44

v


Hình 2.29: Màn hình kết quả cho câu trả lời trắc nghiệm dạng lựa chọn ..... 44
Hình 2.30: Màn hình kết quả cho câu trả lời trắc nghiệm dạng ghép hợp .... 45
Hình 2.31: Màn hình kết quả cho câu trả lời trắc nghiệm dạng điền khuyết 45

vi


PHẦN 1

DẪN NHẬP


Đề tài NCKH cấp trường

PHẦN 1. DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Đại học-Cao đẳng cho phù hợp với
tiến trình phát triển của đất nước và thời đại là một yêu cầu hết sức quan trọng và bức
thiết của nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, trong đó có thể nói
việc cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học để nâng cao
chất lượng giảng dạy cũng như năng lực học tập của sinh viên là yếu tố quan trọng nhất
quyết định chất lượng đào tạo. Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng CNTT vào dạy học

là một nhu cầu hết sức cần thiết cho ngành giáo dục nói chung cho giáo dục đại học nói
riêng. Chính vì thế chủ đề năm học 2008 – 2009 với chủ đề "Năm học ứng dụng CNTT
để nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong ngành giáo
dục". Về đổ i mới phương pháp giảng da ̣y ở đa ̣i ho ̣c trong

"Nghị quyết về đổi mới cơ

bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020” số 14/2005/NQ-CP của
Chinh phủ ban hành ngày 2/11/05 đã nêu 3 tiêu chí khi nói về việc đổi mới phương
pháp dạy và học trong các trường đại học đó là:
 Tiêu chí bao quát hàng đầu là Trang bi cách
học.
̣
 Phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính Chủ động của ngƣời học.
 Biện pháp cần khai thác triệt để là CNTT và truyền thông mới.
Hiện thực hóa chuẩn đầu ra trình độ B tin học cho sinh viên tại trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh là nhu cầu hết sức cấp thiết. Tuy nhiên công tác giảng
dạy và học tập môn Lập trình quản lý với Microsoft Access 2007 hiện nay tại trường
vẫn chưa tạo được bước đột phá để phát huy tính tích cực của sinh viên trong việc học
và nghiên cứu của mình. Chương trình giảng dạy vẫn còn đơn điệu, chủ yếu chỉ diễn ra
trên lớp học, chưa tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc tự học, tự nghiên cứu của
sinh viên và nói chung chưa xây dựng được năng lực học tập thật sự cho sinh viên để
thích ứng với yêu cầu của tình hình phát triển hiện nay.

Tác giả:Huỳnh Tôn Nghĩa

2


Đề tài NCKH cấp trường


Xuất phát từ những lý do nêu trên, người nghiên cứu đã chọn đề tài: “Xây
dựng phần mềm hỗ trợ học tập môn Lập trình quản lý với Microsoft Access 2007
nhằm tích cực hóa ngƣời học”.

2. Một số nghiên cứu về ứng dụng CNTT nhằm tích cực hóa ngƣời học
Trên thế giới hiện nay việc ứng dụng CNTT vào dạy học là một trong những tiêu
chuẩn không thể thiếu được trong việc đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với
môi trường dạy học hiện đại. Tuy nhiên việc dạy học như thế nào lại phụ thuộc vào
điều kiện thực tế tại từng nước nói chung và tại từng trường học cụ thể nói riêng chứ
chưa có một khuôn mẫu hoàn chỉnh nào cả. Mặc khác, cơ sở lý luận, điều kiện ứng
dụng, khuynh hướng phát triển lại thay đổi rất nhanh theo sự phát triển của trình độ
khoa học CNTT của từng nước.
Ở nước ta thời gian gần đây đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng CNTT
vào hoạt động dạy học nhằm tích cực hóa người học. Tuy nhiên mỗi đề tài cũng chỉ
nghiên cứu ứng dụng CNTT vào việc dạy học về môn học cụ thể mà mình đang đảm
nhận giảng dạy nhằm tích cực hóa người học khi học môn học đó.
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu là:
(1) “Phương pháp sử dụng phần mềm dạy học nhằm tích cực hóa quá trình nhận
thức trong dạy học ở bậc tiểu học” của tác giả Thái Văn Thành (Luận văn tiến sỹ.
Viện Khoa học giáo dục,1999).
(2) “Phân tích và đáng giá hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực hóa người
học với sự trợ giúp của máy tính” của tác giả Ngô Anh Tuấn (Luận văn thạc sỹ
khoa học chuyên ngành giáo dục, 2002).
Tóm tắt nội dung nghiên cứu: Tác giả tập trung nghiên cứu cở sở luận và xây dựng
phần mềm phục vụ cho môn học Lý thuyết màu để thực hiện minh họa cho việc
ứng dụng máy tính trong giảng dạy nhằm tích cực hóa người học.

Tác giả:Huỳnh Tôn Nghĩa


3


Đề tài NCKH cấp trường

(3) “Thiết kế dạy học môn công nghệ thành phẩm ngành in theo hướng tích cực hóa
người học với sự hỗ trợ của máy tính” của tác giả Nguyễn Thị Lại Giang (Luận
văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành giáo dục, 2004).
Tóm tắt nội dung nghiên cứu: Tác giả tập trung nghiên cứu cở sở luận và thiết kế bộ
công cụ (với sự trợ giúp của máy tính) hỗ trợ người học và người dạy nhằm tổ chức
và hướng dẫn các hoạt động tích cực của người học…
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT vào trong hoạt
động dạy học nhằm tích cực hóa người học đã nở rộ vào những năm gần đây các
nghiên cứu tiêu biểu là:
(1) Farnworth, Bruce. Architectural Framework to Support Integrated Concurrent
Engineering in an Academic Institution, Master of Engineering Thesis,
Department of Aeronautics and Astronautics, Massachusetts Institute of
Technology, June 2000, 129 pages.
(2) Manka, Alex. Developing a Design Environment for Integrated Concurrent
Engineering

(DE-ICE)

in

University

Education:

Integrating


Student

Designers, Design Tools, and Active Learning, Master of Engineering Thesis,
Department of Aeronautics and Astronautics, Massachusetts Institute of
Technology, June 2000.
(3) Newman, Dava J. "Active Learning Enhanced by IT," Department of
Aeronautics and Astronautics, Massachusetts Institute of Technology.
(4) Nolet, Simon. Development of a Design Environment for Integrated
Concurrent Engineering in Academia, Master of Engineering Thesis, Department
of Aeronautics and Astronautics, Massachusetts Institute of Technology, June 2001,
224 pages.
(5) Wei Wang. "Computer-Supported Virtual collaborative Learning and
Assessment Framework for Distributed Learning Environment", M.Sc. Thesis
June, 2002.

Tác giả:Huỳnh Tôn Nghĩa

4


Đề tài NCKH cấp trường

(6) Active Learning Enabled by Information Technology, Presentation and
Discussion at MIT, Sept. 25-27, covering: Engineering geology, BEAM
animation, flight simulator, Limit Analysis, Truss structure simulations, and
collaboration.
(7) i-Campus Project Presentation: Wei Wang, "Interactive Collaborative Learning
Assessment Framework and Support System in Distributed Learning
Environment," 2002


3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng phần mềm hỗ trợ học tập môn Lập trình quản lý với
Microsoft Access 2007 nhằm tích cực hóa việc học cho sinh viên tại trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Đảm bảo chất lượng đào tạo theo hướng chương trình công nghệ đang được
thực hiện tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, do Bộ giáo
dục và đào tạo ban hành, đồng thời góp phần tích cực hiện thực hóa chuẩn đầu ra
chứng chỉ B tin học cho sinh viên.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Tìm hiểu các lý thuyết học tập và mô hình dạy học. Nghiên cứu tính hiệu quả của
việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học. Nghiên cứu cơ sở khoa học của các
vấn đề về cấu trúc, giao diện, kịch bản, sự tương tác và đánh giá một phần mềm hỗ
trợ học tập.
 Nghiên cứu về lý thuyết trắc nghiệm khách quan hiện đại để xây dựng bộ đề trắc
nghiệm khách quan cho phần mềm.
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc nâng cao chất lượng dạy học môn Lập trình quản
lý với Microsoft Access 2007 nhằm tích cực hóa người học.
 Khảo sát thực trạng và nhu cầu học Tin học tại trường Đại học sư Phạm Kỹ thuật
TP.HCM.

Tác giả:Huỳnh Tôn Nghĩa

5


Đề tài NCKH cấp trường

 Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm thiết kế chuyên nghiệp như: Visual Basic,

Articulate Engate, Articulate Quiz Maker, Easy Icon Maker, Smart Install
Maker, CamStudio. để xây dựng phần mềm hỗ trợ cho việc dạy và học môn Lập
trình quản lý với Microsoft Access 2007 theo đúng chương trình của nhà trường
hiện nay bao gồm phần lý thuyết, phần hỗ trợ học tập bằng Video và bài tập trắc
nghiệm.
 Tiến hành lấy ý kiến chuyên gia, người sử dụng và thực nghiệm sư phạm nhằm đánh
giá hiệu quả của quá trình ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

5. Giả thuyết nghiên cứu
Chất lượng dạy học môn Lập trình quản lý với Microsoft Access 2007 tại trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM nếu được nâng cao thông qua việc sử dụng phần
mềm hỗ trợ học tập theo hướng tích cực hóa người học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo tin học đại cương của trường, việc học
tập và nghiên cứu của sinh viên, đáp ứng yêu cầu nhân lực có trình độ cao cho thời kỳ
hội nhập.

6. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
6.1.

Đối tƣợng nghiên cứu:

 Nghiên cứu chương trình đào tạo, giáo trình giảng dạy môn học Lập trình quản
lý với Microsoft Access 2007, tham khảo một số giáo trình điện tử thuộc các
lĩnh vực chuyên ngành có liên quan. Đồng thời, nghiên cứu những đặc trưng,
mục tiêu và nội dung môn học Lập trình quản lý với Microsoft Access 2007.
 Ứng dụng CNTT để xây dựng phần mềm hỗ trợ học tập nhằm tích cực hóa
người học.
6.2.

Khách thể nghiên cứu:


 Đối tượng sinh viên đang theo học môn Lập trình quản lý với Microsoft Access
2007 tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Tác giả:Huỳnh Tôn Nghĩa

6


Đề tài NCKH cấp trường

 Giảng viên đang trực tiếp giảng dạy môn Lập trình quản lý với Microsoft
Access 2007 tại trường.

7. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài.
Việc xây dựng một phần mềm hỗ trợ việc học tập cho một môn học là công việc
đòi hỏi mất nhiều thời gian. Để vấn đề nghiên cứu được tập trung và chuyên sâu, phù
hợp với thời gian nghiên cứu và chuyên ngành giảng dạy, đề tài chỉ giới hạn trong
phạm vi: Xây dựng phần mềm hỗ trợ học tập cho môn học Lập trình quản lý với
Microsoft Access 2007.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu đã lựa chọn và phối hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau như:
8.1.

Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận:

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
 Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu, các quan điểm khoa học trong và

ngoài nước.
 Quán triệt các quan điểm của Bộ Giáo dục & Đào tạo về vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tiếp cận công nghệ hiện đại bằng phương tiện dạy học
kỹ thuật trên máy tính.
 Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết học tập, mô hình dạy học, công nghệ dạy học để xây
dựng kịch bản sư phạm và kịch bản công nghệ cho phần mềm.
8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: đánh giá rút ra từ việc phân tích, nghiên cứu.
 Phương pháp phân tích lý luận để có cơ sở cải tiến phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hóa người học.
 Phương pháp thử nghiệm để xác định hiệu quả của việc sử dụng phần mềm hỗ trợ
học tập.
8.3. Các phƣơng pháp bổ trợ:

Tác giả:Huỳnh Tôn Nghĩa

7


Đề tài NCKH cấp trường

 Phỏng vấn, trò chuyện đàm thoại.
 Phương pháp chuyên gia.
 Phương pháp tổng kết các kinh nghiệm của các thế hệ đồng nghiệp.
 Phương pháp sử dụng các phần mềm ngôn ngữ lập trình và ứng dụng.
9. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
Phần I. DẪN NHẬP
Phần II. NỘI DUNG
Chương 1. Thực trạng dạy học môn Lập trình quản lý với Microsoft

Access 2007 tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.
Chương 2. Nghiên cứu xây dựng phần mềm hỗ trợ học tập môn học Lập
trình quản lý với Microsoft Access 2007 tại trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật TP. HCM.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
10. Những đóng góp của đề tài
- Giúp cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM có được một
phần mềm hỗ trợ tích cực trong việc học tập môn học Lập trình quản lý với Microsoft
Access 2007.
- Phần mềm hỗ trợ học tập môn Lập trình quản lý với Microsoft Access 2007 có
khả năng giúp cho người học làm quen với việc học tập bằng máy tính, tạo ra được
những hứng thú say mê với nội dung và hình thức học tập mới. Giáo viên sử dụng phần
mềm trong quá trình giảng dạy giúp người học lĩnh hội kiến thức mới, nâng cao hiệu
quả giảng dạy, tích cực hóa người học đồng thời thu hút, lôi cuốn được sự chú ý, tạo sự
ham muốn học hỏi ở người học.
- Phần mềm này đồng thời còn là một công cụ ôn tập và kiểm tra hiệu quả những
nội dung mà người học đã lĩnh hội được thông qua hệ thống bài làm trắc nghiệm ở
từng bài học trong phần mềm.

Tác giả:Huỳnh Tôn Nghĩa

8


Đề tài NCKH cấp trường

PHẦN 2

NỘI DUNG


Tác giả:Huỳnh Tôn Nghĩa

9


Đề tài NCKH cấp trường

CHƢƠNG 1. THƢ̣C TRẠNG CỦ A VIỆC GIẢNG DA ̣Y
MÔN LẬP TRÌNH QUẢN LÝ MICROSOFT ACCESS 2007 TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
1.1. Giới thiệu về môn học Lập trình quản lý với Microsoft Access 2007 tại

trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP.HCM
1.1.1. Vị trí, chức năng và đối tƣợng của môn học.
1.1.1.1. Vị trí môn học

Môn học Lập trình quản lý với Microsoft Access 2007 thuộc khoa Công nghệ
Thông tin trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM quản lý. Môn học được
giảng dạy tại trường và các cơ sở liên kết địa phương với số tiết là 60 lý thuyết +
30 tiết thực hành, trong học kỳ thứ một hoặc thứ hai của các bậc đào tạo cao đẳng,
đại học thuộc tất cả các hệ đào tạo.
1.1.1.2. Mục tiêu môn học

Sinh viên sử dụng thành thạo phần mềm Microsoft Access để viết các chương
trình quản lý.
1.1.1.3. Chức năng môn học

Trang bị cho sinh viên những thuật toán về lập trình quản lý để ứng dụng trong
việc học tập, nghiên cứu và công việc.
1.1.1.4. Đối tượng người học


Sinh viên cao đẳng, đại học các hệ đang học tập trường đại học Sư phạm Kỹ
thuật TP.HCM đã có kiến thức tin học trình độ tương đương A.
1.1.2. Thực trạng chất lƣợng dạy học môn Lập trình quản lý với Microsoft Access

2007 tại trƣờng đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh
Môn học Lập trình quản lý với Microsoft Access 2007 được giảng dạy tại
trường và các cơ sở liên kết địa phương với số tiết là 60 lý thuyết + 30 tiết thực hành,
trong học kỳ thứ một hoặc thứ hai của các bậc đào tạo cao đẳng, đại học thuộc tất cả

Tác giả:Huỳnh Tôn Nghĩa

10


Đề tài NCKH cấp trường

các hệ đào tạo. Từ trước đến nay nhà trường chưa thực hiện được việc tổ chức kiểm tra
trình độ tin học đầu vào để xếp lớp nên sinh viên vào học theo danh sách chuyên ngành
đào tạo đã trúng tuyển rồi phân công giảng viên dạy theo giáo trình và chương trình
thống nhất của tổ bộ môn. Sinh viên trong một lớp học đến từ nhiều địa phương khác
nhau - đa số từ các huyện, xã - với điều kiện học tập khác nhau nên tất yếu có sự phân
hóa đa dạng về trình độ và kỹ năng sử dụng máy tinh, thậm chí có em không được học
vi tính ở bậc phổ thông. Đó là chưa kể đến động cơ học tập khác nhau của các em.
Điều này có nghĩa là với cùng một nội dung và phương pháp giảng dạy nhưng mức độ
tiếp thu và thực hành của từng sinh viên có sự chênh lệch lớn. Do đó, một số khó khăn
phát sinh trong quá trình dạy và học là không thể tránh khỏi.
Môn Lập trình quản lý với Microsoft Access 2007 là môn bắt buộc đối với tất cả
sinh viên toàn trường nên sĩ số, số nhóm lớp được tổ chức từng học kỳ là khá lớn so
với đặc điểm môn học, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên của Khoa Công nghệ

Thông tin. Phương pháp dạy học chủ yếu là thuyết trình, vấn đáp, GV đóng vai trò chủ
động trong giảng dạy, SV thụ động thu nhận kiến thức, tính tích cực học tập của các
em không được phát huy.
Thực tế giảng dạy cho thấy nhiều sinh viên còn quá lúng túng trong khả năng sử
dụng máy tính và tư duy lập trình, kết quả cuối khóa của môn học tỷ lệ sinh viên thi đạt
còn khá khiêm tốn.
Để giải quyết vấn đề trên cần phải có các phần mềm hỗ trợ về môn học để phát
huy tính tích cực của sinh viên trong việc tự học, tự nghiên cứu của mình. Làm sao để
sinh viên từ bị động chuyển sang chủ động trong học tập, năng động, sáng tạo, tính tích
cực của các em luôn được phát huy thì chất lượng dạy học bộ môn mới ngày càng được
nâng cao.
1.2. Khảo sát thực trạng chất lƣợng dạy học môn Lập trình quản lý với
Microsoft Access 2007 tại trƣờng đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP.Hổ Chí Minh.
1.2.1. Mục đích, đối tƣợng, nội dung và thời gian khảo sát

Tác giả:Huỳnh Tôn Nghĩa

11


Đề tài NCKH cấp trường

1.2.1.1. Mục đích khảo sát
Thực hiện khảo sát thực trạng dạy học môn Lập trình quản lý với Microsoft
Access 2007 tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hổ Chí Minh để đánh giá chất
lượng chung của môn học, nhằm nghiên cứu xây dựng phần mềm học tập hiệu quả,
thiết thực hơn cho sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.
1.2.1.2. Phạm vi khảo sát
Khảo sát thực trạng, đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập môn học Lập
trình quản lý với Microsoft Access 2007 tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật

TP.HCM.
1.2.1.3. Đối tượng khảo sát
Giáo viên giảng dạy và sinh viên đang học tập môn học môn học Lập trình quản
lý với Microsoft Access 2007 tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
1.2.1.4. Nội dung khảo sát
- Kết quả học tập môn học Lập trình quản lý với Microsoft Access 2007 tại
trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hổ Chí Minh năm học 2009-2010.
- Kết quả tham gia dự giờ, thăm lớp
- Ý kiến giáo viên, sinh viên
1.2.1.5. Thời gian khảo sát
Từ tháng 2/2010 đến tháng 6/2010
1.2.2. Kết quả khảo sát
- Kết quả điểm số của SV học môn học Lập trình quản lý với Microsoft Access
2007 tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hổ Chí Minh năm học 2009-2010:
 Tổng số SV đăng ký môn học Lập trình quản lý với Microsoft Access 2007
theo hướng Lập trình Quản lý trong năm học 2009-1010 là: 1015 sinh viên
 Số SV chưa đạt (điểm số<5) là: 319 SV chiếm tỷ lệ: 31,43 %
 Số SV đạt (điểm số>=5): là: 696 SV chiếm tỷ lệ: 68,57 %
Trong đó:

Tác giả:Huỳnh Tôn Nghĩa

12


Đề tài NCKH cấp trường

o Xếp loại TB (điểm số<7) là: 376 SV chiếm tỷ lệ: 37,04%
o Xếp loại khá, giỏi:(điểm số >=7) là: 320 SV chiếm tỷ lệ: 31,52%
- Kết quả đánh giá mức độ hứng thú của sinh viên khi tham gia học môn học

Lập trình quản lý với Microsoft Access 2007 qua những buổi dự giờ lấy ý kiến SV:
Số SV tham gia lấy ý kiến là: 127 SV.
Trong đó:
 Số SV có hứng thú học môn học Lập trình quản lý với Microsoft Access
2007 là: 48 SV chiếm tỷ lệ: 37,80%.
 Số SV chưa có hứng thú học môn học Lập trình quản lý với Microsoft
Access 2007 là: 48 SV chiếm tỷ lệ: 62,20%.

Tác giả:Huỳnh Tôn Nghĩa

13


Đề tài NCKH cấp trường

CHƢƠNG 2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ
HỌC TẬP MÔN LẬP TRÌNH QUẢN LÝ VỚI M.S ACCESS 2007.
2.1. Đề cƣơng chi tiết học phần môn học Lập trình quản lý với Microsoft

Access 2007
2.1.1. TÊN HỌC PHẦN: LẬP TRÌNH QUẢN LÝ VỚI MICROSOFT ACCESS
2.1.2. SỐ TÍN CHỈ : 5 (4 tín chỉ lý thuyết+1 tín chỉ thực hành)
2.1.3. PHÂN BỔ THỜI GIAN: 60 tiết lý thuyết; 30 tiết thực hành
2.1.4. TRÌNH ĐỘ SINH VIÊN: Sinh viên năm thứ 1
2.1.5. CHUẨN ĐẦU RA
Về kiến thức:
 Làm quen với hệ quản trị dữ liệu Access 2007
 Làm việc với các đối tượng trong file cơ sở dữ liệu của Access
 Phân tích các thuật toán cơ bản trong lập trình quản lý bằng phần mềm
Microsoft Access

Về kỹ năng :
Có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm Microsoft Access để viết các
chương trình quản lý ứng dụng trong học tập, nghiên cứu và công việc.
2.1.6. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT
Không có
2.1.7. PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 Thuyết trình
 Thảo luận
 Bài tập
2.1.8. PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
 Thi kiểm tra giữa kỳ

: 30%

 Thi cuối kỳ

: 70%

Tác giả:Huỳnh Tôn Nghĩa

14


Đề tài NCKH cấp trường

2.1.9. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU
 Phấn, bảng
 Máy tính, phim ảnh, máy chiếu
 Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo
2.1.10. NỘI DUNG MÔN HỌC

BÀI 1.TỔNG QUAN VỀ ACCESS 2007 (6 tiết LT + 3 tiết TH)
Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học viên có những khả năng sau:
 Biết được thế nào là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
 Làm quen với giao diện làm việc với phần mềm hệ quản trị cơ sở dự liệu
Access 2007.
 Biết được ý nghĩa của 6 đối tượng cơ bản trong một file cở sở dữ liệu của
Access: Table, Query, Form, Report, Macro và Module.
 Thiết lập môi trường làm việc thân thiện với Access.
Mục

Thời lƣợng (Tiết)

NỘI DUNG

LT

TH

I

Khái niệm về hệ quản trị dữ liệu quan hệ

1

0

II

Giới thiệu về Microsoft Access 2007


2

1

III

Khái niệm về cơ sở dữ liệu Access

1

1

IV

Chuẩn bị môi trường làm việc ban đầu

2

1

6

3

Tổng cộng

BÀI 2.TẠO LẬP BẢNG DỮ LIỆU TABLE (8 tiết LT + 4 tiết TH)
Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học viên có những khả năng sau:
 Biết được cấu trúc cơ bản của một table.
 Tạo lập một Table.

 Thiết lập mối liên kết giữa các table.

Tác giả:Huỳnh Tôn Nghĩa

15


Đề tài NCKH cấp trường

Mục

Thời lƣợng (Tiết)

NỘI DUNG

LT

TH

I

Cấu trúc của một Table

1

1

II

Tạo Table


2

1

III

Data Type và Field Properties

2

1

IV

Các phép toán cơ bản, hằng, biến trong Access

2

0

V

Mối liên kết giữa các Table

1

1

8


6

Tổng cộng

BÀI 3.THAO TÁC TRÊN BẢNG DỮ LIỆU (5 tiết LT + 3 tiết TH)
Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học viên có những khả năng sau:
Làm việc thành thạo với các thao tác trong trong table.
Mục

Thời lƣợng (Tiết)

NỘI DUNG

LT

TH

I

Hiệu đính một Table

2

1

II

Thao tác dữ liệu trong Table


3

1

III

In ấn table

1

1

4

3

Tổng cộng

BÀI 4.BẢNG TRUY VẤN (QUERY) (8 tiết LT + 4 tiết TH)
Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học viên có những khả năng sau:
 Sử dụng thành thạo một số hàm cơ bản trong Access.
 Hiểu ý nghĩa và tạo lập thành thạo các loại query
Mục

Thời lƣợng (Tiết)

NỘI DUNG

LT


TH

I

Chức năng và cách tạo lập query

1

0

II

Các loại query

1

0

III

Các hàm thường sử dụng trong query

1

0

Tác giả:Huỳnh Tôn Nghĩa

16



×