Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

nghiên cứu ứng dụng macromedia flash hỗ trợ giảng dạy thực hành chuyên ngành công nghệ may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ MỘNG HIỀN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MACROMEDIA FLASH
HỖ TRỢ GIẢNG DẠY THỰC HÀNH
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S K C0 0 0 3 5 7

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2004


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
MACROMEDIA FLASH HỖ TR GIẢNG
DẠY THỰC HÀNH CHUYÊN NGÀNH
CÔNG NGHỆ MAY

Chuyên ngành : GIÁO DỤC HỌC
Mã số ngành : 60 14 01



HVTH : KS. NGUYỄN THỊ MỘNG HIỀN
GVHD : TS. VÕ THỊ XUÂN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2004


Lời cảm ơn
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo sau đại học, các
Thầy Cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Sư phạm Kỹ thuật khoá
10, đã hết lòng hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Xin chân thành cảm ơn Tiến só Võ Thò Xuân, người đã tận tình
hướng dẫn và cung cấp những tài liệu quý báu giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Công nhân Kỹ
thuật Nhân Đạo cùng các Thầy Cô trong khoa Công nghệ may –
Thiết kế thời trang đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
cũng như khi thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn các Thầy Cô, Học sinh bộ môn Công nghệ may ở các
trường Công nhân Kỹ thuật Nhân Đạo, Công nhân Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh, Trung học Kỹ thuật Lý Tự Trọng, Trung
học Kỹ thuật Nghiệp vụ Nam Sài Gòn, Cao đẳng May Thời Trang
2 đã nhiệt tình cung cấp những thông tin trong phiếu trưng cầu ý
kiến.

Nguyễn Thò Mộng Hiền



MỤC LỤC
CHƯƠNG I: DẪN NHẬP ........................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3
1.4. Giới hạn nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
1.6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
1.7. Dàn ý đề tài .................................................................................................. 5
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
MACROMEDIA FLASH HỖ TR GIẢNG DẠY THỰC
HÀNH CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY ...................... 6
2.1. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học .............................................. 6
2.2. Công nghệ Multimedia với sự hỗ trợ máy tính ........................................... 7
2.3. Vai trò công nghệ thông tin đối với giảng dạy thực hành
chuyên ngành Công nghệ may ........................................................ 7
2.3.1. Khái niệm về giảng dạy thực hành ............................................................ 9
2.3.2. Khái niệm về kỹ năng – kỹ xảo .............................................................. 10
2.3.3. Quá trình hình thành kỹ năng trong thực hành......................................... 11
2.3.4. Quá trình hình thành kỹ xảo trong dạy thực hành.................................... 11
2.3.5. Điều kiện để hình thành kỹ năng – kỹ xảo nghề .................................... 11
2.3.6. Hoạt động người giáo viên dạy nghề ....................................................... 12
2.3.7. Các quá trình lao động, nguyên công, thao tác nghề ............................... 12
2.3.8. Các giai đoạn dạy thực hành .................................................................... 13
2.3.9. Cơ sở xác đònh phương pháp giảng dạy ................................................... 13
CHƯƠNG III: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY MÔN KỸ THUẬT
MAY NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY Ở CÁC TRƯỜNG
CÔNG NHÂN KỸ THUẬT TRONG THÀNH PHỐ HIỆN
NAY .................................................................................................. 15
3.1. Giới thiệu môn học Kỹ thuật may ............................................................ 15

3.1.1. Vò trí, vai trò, nội dung chương trình môn học
Kỹ thuật may ................................................................................ 15
3.1.2. Cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy ................................................. 16
3.1.3. Tình hình giảng dạy môn học ................................................................... 16
3.2. Hệ thống mục tiêu môn Kỹ thuật may trong chương trình
đào tạo .......................................................................................... 17
3.2.1. Mục tiêu chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật


3.3.

may công nghiệp ................................................................. 17
3.2.2. Mục tiêu môn Kỹ thuật may trong chương trình đào
tạo công nhân kỹ thuật may công nghiệp ........................... 18
Kết quả khảo sát phương pháp, phương tiện dạy
thực hành nghề ............................................................................. 24
3.3.1. Kết quả khảo sát phương pháp dạy
thực hành nghề ................................................................... 24
3.3.2. Kết quả khảo sát phương tiện dạy
thực hành nghề .................................................................. 26
3.3.3. Kết quả khảo sát về đánh giá sử dụng phương pháp,
phương tiện dạy thực hành nghề ......................................... 28

CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG
BẰNG PHẦN MỀM MACROMEDIA FLASH HỖ TR
GIẢNG DẠY MÔN KỸ THUẬT MAY .......................................... 30
4.1. Giới thiệu phần mềm Macromedia Flash ................................................ 30
4.1.1. Tổng quan ....................................................................................... 30
4.1.2. Tính năng – ng dụng .................................................................... 30
4.1.3. Ứng dụng trong quá trình giảng dạy ............................................... 31

4.2. Quy trình thiết kế chương trình mô phỏng bằng
phần mềm Macromedia Flash ...................................................... 32
4.2.1. Kế hoạch thiết kế chương trình mô phỏng ..................................... 32
4.2.2. Thiết kế chi tiết ............................................................................... 33
4.2.3. Các tiêu chí đạt được so với yêu cầu đặt ra ban đầu ...................... 39
4.3. Hướng dẫn sử dụng .................................................................................. 41
4.4. Thiết kế một ca thực hành điển hình với sự hỗ trợ
phần mềm Macromedia Flash ...................................................... 43
4.4.1. Tổ chức ca thực hành ...................................................................... 43
4.4.2. Phương pháp học ............................................................................. 43
4.4.3. Các phương tiện thực hành phục vụ cho việc
hướng dẫn thực hành môn Kỹ thuật may............................ 43
4.4.4. Thiết kế một ca thực hành điển hình .............................................. 44
4.5. Thực nghiệm đánh giá kết quả ................................................................ 48
4.5.1. Mục đích thực nghiệm..................................................................... 48
4.5.2. Đối tượng thực nghiệm ................................................................... 48
4.5.3. Nội dung thực nghiệm ..................................................................... 48
4.5.4. Số tiết thực nghiệm ......................................................................... 48
4.5.5. Quy trình thực nghiệm .................................................................... 48
4.5.6. Tiêu chí đánh giá ............................................................................ 49
4.5.7. Xử lý, kết quả thực nghiệm ............................................................ 49


CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 55
TÓM TẮT LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU .................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 60
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 1
Phụlục 1: Nội dung 7 bài thực hành Kỹ thuật may ..................................... 2
Phụ lục 2: Bảng điểm thực nghiệm lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm ........................................................................ 10

Phụ lục 3: Đề cương bài giảng và phiếu thực hành sử dụng
trong một ca thực hành ............................................................. 14
Phụ lục 4: Các mẫu phiếu trưng cầu ý kiến ............................................... 24
Phụ lục 5: Một số hình ảnh dạy thực hành lớp thực nghiệm ..................... 32


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tp. HCM
CNKT
THKT
THKTNV
PTCS
PTTH

:
:
:
:
:
:

Thành phố Hồ Chí Minh
Công nhân kỹ thuật
Trung học kỹ thuật
Trung học kỹ thuật nghiệp vụ
Phổ thông cơ sở
Phổ thông trung học


-1-


CHƯƠNG I

DẪN NHẬP
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước vào thế kỷ 21 với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ
thông tin và nhu cầu học của mọi người ngày càng cao, đa số học sinh đều có thể
vào học hệ cao đẳng hoặc đại học; kể cả những người đi làm trở lại học đại học,
cao đẳng với các chuyên ngành nâng cao ngày càng đông như hiện nay. Do vậy,
đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách trong thời đại ngày nay dựa
trên quan điểm phát huy tính tích cực người học, đề cao vai trò tự học của người
học , kết hợp với hướng dẫn của thầy đang được ứng dụng rộng rãi. Sự thay đổi
này đã làm thay đổi không chỉ cách giảng mà còn thay đổi cả quá trình tổ chức
giáo dục, ứng dụng những công nghệ dạy học, phương tiện kỹ thuật trong giảng
dạy… do đó, khắc phục những nhược điểm của phương pháp cũ, tạo ra một chất
lượng mới cho giáo dục – đào tạo. Điều này cũng là một trong những chủ trương
mà nghò quyết Trung ương Khoá IX đãõ đề ra “ Đổi mới mạnh mẽ nội dung,
chương trình và phương pháp giảng dạy, học tập. Chú trọng chất lượng không
chạy theo số lượng ,..” Văn kiện Hội nghò lần thứ chín Ban chấp hành TW khoá
IX, trang 200
Quá trình dạy học là một quá trình truyền thông bao gồm sự lựa chọn, sắp
xếp và phân phối thông tin trong một môi trường sư phạm thích hợp, sự tương tác
giữa người học và các thông tin. Trong bất kỳ tình huống nào cũng có một thông
điệp được truyền đi. Thông điệp đó thường là nội dung của chủ đề được dạy,
cũng có thể là câu hỏi về nội dung cho người học, các phản hồi từ người dạy đến
người học về nhận xét, đánh giá các câu trả lời hoặc các thông tin khác. Một quá
trình dạy có 3 kênh truyền thông tương ứng:
- Thông tin được truyền từ thầy giáo đến người học.
- Thông tin về sự tiến bộ học tập từ người học truyền về thầy giáo
- Thông tin phản hồi từ thầy giáo đến người học.


THẦY
GIÁO

HỌC
SINH


-2-

Vậy quá trình dạy học là quá trình vận động của thông tin, người dạy và
người học luôn phải thu nhận và xử lý thông tin. Đó là lý do mà người dạy phải
có một phương pháp dạy học tích cực để làm cho quá trình truyền thông không
bò tắt nghẽn. Phương tiện dạy học nhất là công nghệ thông tin, tài liệu học tập,
tài liệu tham khảo đầy đủ là con đường ngắn nhất hỗ trợ cho người học và cả
người dạy tìm kiếm thông tin, gợi mở cho người học những vấn đề cần phải trả
lời. Điều này giúp người học phát triển khả năng tự học, khả năng độc lập
nghiên cứu. Như vậy thiếu phương tiện dạy học thì không thể thực hiện được
phương pháp dạy học tích cực. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin đã cho ra đời rất nhiều phần mềm dạy học và phần mềm hỗ trợ giảng dạy và
chính người Thầy đã sử dụng các phần mềm này làm phương tiện giảng dạy.
Như là:
 Tài liệu điện tử
- Là tài liệu đã được số hoá. Nhập dữ liệu từ bàn phím, chụp kỹ thuật số,
chuyễn đổi dữ liệu từ TV….
- Chỉ xem được các ứng dụng thích hợp trên máy tính.
- Là tài liệu trung gian để chuyển đổi sang các dạng sản phẩm khác.
 E-Book
Có hai loại:
Loại chuyển đổi trực tiếp:

- Tài liệu in trên giấy như thế nào thì cũng được nhìn như vậy.
- Là loại tài liệu thực hiện trên máy tính bằng các phần mềm đồ hoạ nhằm
mục đích chế bản cho in ấn.
Loại chuyển đổi tương thích với việc đọc trên màn hình:
- Là dạng tài liệu cũng được thực hiện cho mục đích in ấn như loại chuyển
đổi trực tiếp.
- Được điều chỉnh các thuộc tính của tài liệu cho phù hợp với việc đọc trên
màn hình trước khi chuyển sang đònh dạng .PDF hay HTML.
 Giáo trình điện tử
- Là một loại tài liệu điện tử dùng trong công tác đào tạo của một đơn vò.
- Được biên tập lại cho phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
- Kênh thông tin: ký tự, hình ảnh, âm thanh, hình ảnh minh hoạ, hình ảnh
động, hình ảnh mô phỏng … nhằm mục đích huy động tối đa các giác quan
của người học trong quá trình tự học, giúp họ cảm giác và tri giác tốt để
lónh hội kiến thức dễ dàng hơn.
 Phần mềm dạy học
- Là các phần mềm được sử dụng cho các mục đích giáo dục để dạy học hoặc
tự học có sự hỗ trợ của máy tính.
- Là một sản phẩm thương mại hoàn chỉnh và được sử dụng trên phạm vi
rộng hơn một đơn vò đào tạo.


-3-

-

Cũng như giáo trình điện tử, luôn có phần tự kiểm tra và đánh giá người
học.
 Phim giáo khoa
- Là phương tiện học tập nghe nhìn, giúp người học quan sát những hiện

tương, sự vật mà học khó tiếp cận được trong điều kiện bình thường.
- Dùng để minh hoạ một quy trình công nghệ hoàn chỉnh, giúp người học
không có diều kiện tham quan thực tế sản xuất.
- Được thực hiện theo một kòch bản công phu đã được dàn dựng từ trước.
- Trong hình có những cảnh quay thật và cũng có những cảnh quay mô phỏng
được thực hiện trên máy tính do cảnh quay thật không rõ hoặc không khái
quát được vấn đề.
Để tích cực hoá người học và người giáo viên có nhiều thời gian để đầu
tư, dẫn dắt, kích thích tư duy sáng tạo người học … thì việc giảng dạy vơí sự hỗ
trợ của công nghệ thông tin sẽ làm được những điều này nếu như có sự phối hợp
nhòp nhàng giữa giảng dạy theo phương pháp truuyền thống và phương pháp
hiện đại với nhau. Đây chính là lý do mà người viết chọn đề tài “Nghiên cứu
ứng dụng Macromedia Flash hỗ trợ giảng dạy thực hành chuyên ngành công
nghệ may” làm đề tài luận văn của mình.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Ứng dụng Macromedia Flash nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy các môn
học thực hành chuyên ngành Công nghệ may.
- Góp phần hiện đại hoá phương tiện và phương pháp dạy thực hành trong
Giáo dục -Đào tạo ngành may.
1.3. ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lý luận về phương pháp dạy thực hành.
- Hệ thống mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy môn Kỹ thuật may
ngành Công nghệ may.
- Các phần mềm phổ biến hỗ trợ dạy học trong các Trung học chuyên nghiệp,
Công nhân kỹ thuật tại Tp. HCM.
1.4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Do thời gian và qui mô đề tài, người nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu
cơ sở lý luận và hướng thiết kế chương trình mô phỏng hỗ trợ giảng dạy môn
Kỹ thuật may chuyên ngành Công nghệ may hệ Công nhân kỹ thuật, trình
độ PTTH tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Có thực nghiệm và đánh giá ở một số

bài tiêu biểu.


-4-

1.5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Làm rõ cơ sở lý luận để chọn phần mềm Macromedia Flash thiết kế chương
trình mô phỏng.
- Đưa ra qui trình thiết kế chương trình mô phỏng hỗ trợ giảng day môn Kỹ
thuật may.
- Phân tích các khả năng kỹ thuật của Macromedia Flash.
- Viết kòch bản cho một số bài tiêu biểu trong môn học Kỹ thuật may trên
phần mềm Macromedia Flash.
- Dạy thực nghiệm trong trường Nhân Đạo và xử lý đánh giá kết quả phần
mềm đã tạo lập.
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Nghiên cứu lý luận dạy học hiện đại về việc ứng dụng phần mềm hỗ
trợ giảng dạy thực hành trong các trường CNKT tại Tp.HCM.
- Phương pháp tham khảo các tài liệu:
▫ Về phương pháp nghiên cứu khoa học.
▫ Macromedia Flash MX.
▫ Mục tiêu và nội dung dạy học ngành công nghệ may.
- Phương pháp thực nghiệm nhằm kiểm tra tính hiệu quả của việc ứng dụng
phần mềm Macromedia Flash hỗ trợ giảng dạy thực hành chuyên ngành công
nghệ may trong các trường CNKT tại Tp.HCM.
▫ Khảo sát tại 5 trường: Để phân tích tổng hợp thực trạng giảng dạy
qua 100 phiếu thăm dò ở học sinh và 25 phiếu thăm dò ở giáo viên
về phương pháp và phương tiện giảng dạy môn Kỹ thuật may.
1. Trường CNKT Nhân Đạo, Quận 3

2. Trường CNKT Thành phố
3. Trường Kỹ thuật Nghiệp vụ Nam Sài Gòn
4. Trường Trung học Kỹ thuật Lý Tự Tọng
5. Trường Cao đẳng May Thời Trang 2.
▫ Nghiên cứu sản phẩm thực hành với phần mềm đã thiết kế:
Bài 1: Kỹ thuật may túi đắp
Bài 2: Kỹ thuật may viền tròn
Bài 3: Kỹ thuật may túi hàm ếch
Bài 4: Kỹ thuật may trụ tay công nghiệp
Bài 5: Kỹ thuật may cổ sơ mi
Bài 6: Kỹ thuật may trụ áo thun – loại 2 trụ
Bài 7: Kỹ thuật may túi mổ 1 viền.
▫ Thực nghiệm sư phạm :


-5-

Lớp 11CNM- 2A ; 11CNM – 2B tại trường CNKT Nhân Đạo, Quận 3
- Phương pháp toán học thống kê.
1.7. DÀN Ý ĐỀ TÀI
Chương I. Dẫn nhập
Chương II. Cơ sở lý luận
Chương III. Khảo sát tình hình giảng dạy môn Kỹ thuật may ngành Công nghệ
may ở các trường Công nhân kỹ thuật trong thành phố hiện nay
(khoảng 5 trường)
1. Giới thiệu môn học
2. Xác đònh hệ thống mục tiêu môn Kỹ thuật may trong chương trình
đào tạo
3. Kết quả khảo sát các phương pháp dạy học môn Kỹ thuật may
4. Kết quả khảo sát các phương tiện dạy học môn Kỹ thuật may

Chương IV. Thiết kế chương trình mô phỏng bằng phần mềm Macromedia
Flash hỗ trợ giảng dạy môn Kỹ thuật may
1. Giới thiệu phần mềm Macromedia Flash
2. Qui trình thiết kế chương trình mô phỏng bằng phần mềm
Macromedia Flash.
3. Hướng dẫn sử dụng
4. Thiết kế một ca thực hành điển hình với sự hỗ trợ phần mềm mô
phỏng Macromedia Flash
5. Thực nghiệm, đánh giá kết quả (trường CNKT Nhân Đạo)
Chương V. Kết luận và kiến nghò


-6-

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
MACROMEDIA FLASH HỖ TR GIẢNG DẠY THỰC
HÀNH CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY
Nghò quyết Trung ương II, khoá IX đã chỉ đạo “ Tập trung chỉ đạo quyết
liệt việc nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực ” trong đó
giải pháp then chốt là”..đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình và phương
pháp giáo dục theo hướng hiện đại” Văn kiện hội nghò lần thứ chín Ban chấp
hành TW khoá IX, trang 92
Đổi mới phương pháp dạy học có kết quả cần phải có sự đổi mới về
phương tiện dạy học làm cho phương pháp trực quan phát huy được tác dụng cao
nhất trong việc truyền thụ tri thức cho người học, bởi vì phương pháp dạy học
thực hiện bởi Thầy giáo – Học trò - Phương tiện dạy học. Vì vậy, việc nghiên
cứu ứng dụng Macromedia Flash hỗ trợ giảng dạy thực hành chuyên ngành
công nghệ may là việc hết sức cần thiết, làm cho giáo viên giảm bớt đi một cách

đáng kể những hoạt động của thầy và trò, qua đó giáo viên sẽ có nhiều thời gian
hơn để theo dõi, quan sát, điều khiển, chỉ đạo quá trình dạy – học.
2.1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
Quá trình dạy học bao gồm quá trình dạy của người thầy trên lớp và quá
trình học của người học trong và ngoài lớp. Việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học được chia làm hai hướng:
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng bài nhằm nâng cao
hoạt động nhận thức của người học qua sự minh hoạ và mô phỏng rõ
những khái niệm, những hoạt động thực tế. Những bài giảng được người
thầy thực hiện một cách công phu và nghiêm túc để dẫn dắt người học
tiếp thu được kiến thức một cách hiệu quả nhất ( phải có phương pháp
đúng kết hợp với việc sử dụng phương tiện hiệu quả)
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tự học của người học bên
ngoài lớp hay không cần đến lớp: đây là mảng hấp dẫn nhất hiện nay, nó
có thể là hình thức dạy học qua mạng, học qua các phần mềm dạy học
hay giáo trình điện tử.
Tài liệu điện tử, sách điện tử, giáo trình điện tử, phần mềm dạy học, phim
giáo khoa là những sản phẩm được làm ra từ việc áp dụng công nghệ thông
tin vào trong quá trình dạy học.


-7-

2.2. CÔNG NGHỆ DẠY HỌC MULTIMEDIA VỚI SỰ HỖ TR CỦA
MÁY TÍNH
Multimedia (đa phương tiện): được hiểu là sử dụng nhiều hơn một loại
phương tiện vào cùng một thời điểm. Kể từ lâu con người đã khám phá ra
rằng các thông điệp sẽ trở nên có nhiều tác động hơn (có nghóa là người nghe
sẽ nhớ và hiểu chúng dễ hơn) khi chúng được biểu đạt thông qua một kết hợp
của các phương tiện khác nhau. Ngày nay con người thường sử dụng lời nói,

âm thanh, văn bản, hình ảnh đồ hoạ, hoạt cảnh và video để chuyển tải thông
tin.
Vậy Multimedia là sự hợp nhất của nhiều phương tiện truyền thông (âm
thanh, đồ hoạ, hoạt cảnh, video..) nhằm tăng cường tác động ảnh hưởng đến
các thông điệp.
Chính sự tương tác công nghệ truyền thông đa phương tiện mutimedia đã
làm tích cực hoá người học. Người học sẽ chủ động hơn trong quá trình tìm
kiếm thông tin để tự mình tiếp thu được khối lượng kiến thức mới phục vụ
cho công việc sau này.
Ngày nay, trước sự bùng nổ công nghệ thông tin, việc ứng dụng dạy học
với sự hỗ trợ máy tính đang được áp dụng mạnh mẽ. Có nhiều phần mềm hỗ
trợ cho việc mô phỏng, diễn hoạ, tạo ảnh động, như là: Power Point,
Macromedia Flash, Macromedia Dreamweaver, Adobe Acrobat,…
Multimedia cung cấp cho người thầy khả năng tích hợp các kênh thông tin
phong phú vào tài liệu dạy học của mình. Tuy nhiên chính sự tích hợp của
nhiều kênh thông tin (âm thanh, màu sắc, ảnh động,..) có thể sẽ làm rối loạn
nhận thức của người học, vì họ không biết điều gì là chủ yếu mình cần phải
ghi nhớ. Vì vậy người Thầy cần phải biết với kênh thông tin nào cần cho
người học lưu trữ thì ta nhấn mạnh kênh đó, những kênh không cần thiết hay
bò lạm dụng quá đáng sẽ gây rối loạn cho người học.
2.3. VAI TRÒ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI GIẢNG DẠY THỰC
HÀNH CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY

Với tốc phát triển khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin
và trong xu thế giáo dục chung hiện nay ở mọi trường đều áp dụng dạy học
với sự trợ giúp của máy tính vào giảng dạy và học tập nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo, tạo điều kiện cho mọi người có điều kiện học tập suốt đời, học
ở mọi lúc, mọi nơi, cho mọi hoàn cảnh và mọi đối tượng. Đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng lấy học trò làm trung tâm nhằm tích cực hoá người
học là một yêu cầu cấp bách đối với ngành giáo dục hiện nay. Đầu tiên phải

nói rằng, máy tính chỉ là công cụ hỗ trợ cho người thầy, chuyển tải ý đồ và
kòch bản của mình, người Thầy phải nắm chắc bối cảnh dạy học, hiểu rõ
những gì mình cần dạy và đối tượng học của mình, chính phương pháp giảng


-8-

dạy mới quyết đònh phương tiện giảng dạy. Nếu chỉ đổi mới phương tiện mà
không đổi mới phương pháp thì cũng bằng không, đôi khi tạo cho người học
tính ỷ lại.
Khi sử dụng máy tính để hỗ trợ giảng dạy, lợi ích quan trọng nhất mà máy
tính mang lại đó là sự tương tác giữa người sử dụng và máy. Một phương tiện
nào cũng vậy, đều có mặt tích cực và mặt hạn chế nếu như giáo viên sử dụng
phương tiện không phù hợp với phương pháp giảng dạy… các nhà nghiên cứu
đã thực hiện hàng ngàn cuộc nghiên cứu để so sánh hiệu quả của việc dạy và
học với các phương tiện hỗ trợ bao gồm cả phương pháp dạy học theo phương
pháp truyền thống lẫn dạy học với sự hỗ trợ của máy tính để có thể kết luận
rằng hiệu quả việc dạy học phụ thuộc vào phương tiện dạy học. Điều này
xảy ra vì yếu tố làm cho dạy học tốt không phải là do phương tiện mà chính
là do phương pháp dạy học, phương pháp dạy học đặt ra phương thức sử dụng
phương tiện dạy học. Vì vậy, khi sử dụng phương tiện cần phải được lựa chọn
và cân nhắc kỹ, phải đảm bảo được nguyên tắc 3Đ:
▫ Đúng lúc
▫ Đúng chỗ
▫ Đủ cường độ
Cũng không thể nói rằng tất cả phương tiện đều như nhau. Không phải tất
cả phương tiện đều dùng được cho tất cả các phương pháp dạy học và chúng
đều mang lại hiệu quả như nhau.
Để người học có được những kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu đề ra của
mỗi môn học, người Thầy cần phải biết vận dụng, tổng hợp các phương pháp

giảng dạy phù hợp, trong đó vai trò trực quan minh hoạ thông qua việc sử
dụng một cách thích hợp, đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ các phương tiện
nhe nhìn. Đặc biệt là việc giảng dạy với sự hỗ trợ của máy tính, với các phần
mềm hỗ trợ sẽ nâng cao hiệu quả giảng dạy. Đối với giảng dạy thực hành
trong ngành công nghệ may nếu như người Thầy vận dụng khéo léo các phần
mềm dạy học để hỗ trợ giờ giảng của mình thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao,
vì người giáo viên sẽ rút ngắn được thời gian giảng dạy, có thời gian đầu tư
cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo,
phát huy được tính tích cực, chủ động và giúp người học dễ dàng lónh hội tri
thức. Vai trò Công nghệ thông tin trong giảng dạy thực hành nghề nói chung
và ngành công nghệ may nói riêng rất lớn như là:
▫ Mô phỏng kiến thức cần trình bày một cá ch phù hợp với trình độ
học tập của người học.
▫ Dưới sự kết hợp giữa người Thầy và các chuyên gia tin học sẽ thiết
kế ra các phần mềm dạy học đưa vào máy tính điện tử để người học


-9-









luyện tập. Các bài học có thể lặp lại vô hạn cho đến lúc người học
nắm vững điều cần học.
Mô phỏng, minh hoạ nhiều trang thiết bò, quy trình công nghệ trong

thực tế nhà máy, xí nghiệp mà điều kiện nhà trường không thể hoặc
chưa thể trang bò được.
Người học sẽ chủ động trong thời gian và không gian học.
Các phần mềm dạy học sẽ cho phép người học củng cố ngay tức
khắc và thường xuyên hơn dạy học truyền thống và giảm được đáng
kể lượng thời gian cần cho một khoá học.
Trắc nghiệm và đánh giá người học một cách chính xác, tức thời và
linh hoạt.
Các phần mềm dạy học được ghi vào đóa gọn, nhẹ, không đòi hỏi
các thiết bò nghe, nhìn kèm theo như khi dùng các tài liệu nghe nhìn
truyền thống, nên mỗi giáo viên hay học sinh đều có thể dễ dàng
có trong tay phương tiện để tự mình chủ động thực hiện được
phương pháp dạy - học tích cực vào bất kỳ lúc nào, ở bất cứ nơi nào
có máy tính điện tử.

2.3.1. Khái niệm về giảng dạy thực hành
 Giảng dạy
Giảng dạy (dạy học) có nghóa là truyền thụ một nội dung, một quá trình
dạy đònh hướng các mục tiêu đã được dự kiến và khảo nghiệm trước. Một
cách tổng quát có thể đònh nghóa công việc giảng dạy là một quá trình được
lập kế hoạch tỉ mỉ và khảo nghiệm chặt chẽ nhằm thiết lập một hệ thống
truyền thông tin hợp lý trong một môi trường sư phạm thích hợp để dẫn dắt
người học đạt được các mục tiêu đặc biệt.
Việc xếp đặt thông tin và môi trường sư phạm trong quá trình học thông
thường là trách nhiệm của thầy giáo và người thiết kế phương tiện với mục
tiêu là đảm bảo cho người học dễ dàng thu nhận và nắm vững các thông tin
được thầy giáo phát đi. Mặt khác trong quá trình dạy học, thầy giáo cần phải
nắm được mức độ tiếp thu của người học và từ đó có những phản hồi cho
người học những sự uốn nắn, hướng dẫn, đánh giá, động viên, khen thưởng,…
kòp thời.

Như vậy quá trình dạy học là quá trình truyền thông 2 chiều


- 10 -

THẦY
GIÁO

Phương tiện

Thô
Thônnggđiệ
điệpp

HỌC
SINH

Phương pháp

 Giảng dạy thực hành
Đó là dạy và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp,
thói quen nghề nghiệp cần thiết…. Là trau dồi cho học sinh các tri thức thực
hành mà trong điều kiện học lý thuyết không thể cung cấp được; là mở rộng,
bổ sung, củng cố sâu hơn các tri thức lý luận đã học…
2.3.2. Kỹ năng – Kỹ xảo
 Kỹ năng
Là khả năng con người thực hiện công việc một cách có hiệu qủa trong
một thời gian thích hợp, trong các điều kiện nhất đònh, dựa vào tri thức, kỹ
xảo đã có.
Đặc điểm của kỹ năng:

▫ Kỹ năng có nội dung là những quá trình tâm lý.
▫ Kỹ năng bao giờ cũng gắn với một hoạt động cụ thể nhất đònh.
▫ Kỹ năng của con người bao giờ cũng thể hiện khi con người có sự
hiểu biết rõ ràng về mục đích, nội dung của hoạt động, phương thức
tiến hành và các điều kiện để thực hiện các hoạt động ấy.
▫ Kỹ năng được hình thành trong quá trình hoạt động của con người.
Kỹ năng ở một hoạt động được thể hiện bằng các phẩm chất như:
tính chính xác, tốc độ thực hiện hành động, khả năng độc lập thực
hiện công việc, tính linh hoạt và hành động hợp lý trong các hoàn
cảnh khác nhau, sự bố trí thời gian, sắp xếp các phần, yếu tố của
hành động, sự lựa chọn phương tiện, phương pháp khác nhau để
thực hiện hành động…
 Kỹ xảo
Là hành động hay phần của hoạt động đã được tự động hoá nhờ quá
trình luyện tập.
Đặc điểm của kỹ xảo:


- 11 -

▫ Kỹ xảo được hình thành trong quá trình luyện tập (được lập lại
nhiều lần một cách có tổ chức, có kế hoạch)
▫ Kỹ xảo là một thuộc tính của nhân cách, nó có tính chất ổn đònh,
bền vững và khó mất đi.
▫ Kỹ xảo thể hiện khả năng hành động đến mức độ tự động hoá. Lúc
này con người không cần dùng nhiều ý thức để điều khiển hành
động nữa.
▫ Kỹ xảo làm con người hành động nhẹ nhàng, tốn ít sức lực mà hiệu
quả lại cao. Lúc này con người rất nhạy bén trong hoạt động, và khi
điều kiện của hoạt động biến đổi thì con người dễ thích nghi và có

những phản ứng thích hợp.
▫ Khi hành động đạt đến kỹ xảo, người ta có hiểu biết sâu sắc về
hành động đó, có khả năng phân tích, phát hiện ra các sai lầm khi
tiến hành hoạt động, cao hơn nữa còn có khả năng cải tạo phương
thức cũ trong hành động để tạo phương thức mới có hiệu quả hơn.
2.3.3. Quá trình hình thành kỹ năng trong thực hành
Quá trình hình thành kỹ năng trải qua các giai đoạn sau:
▫ Giai đoạn 1: Giai đoạn lónh hội sự hiểu biết là sự nắm vững kiến
thức công việc qua đó hình thành biểu tượng.
▫ Giai đoạn 2: Giai đoạn tạo dựng hình thành tay nghề là giai đoạn
tiến hành làm lại, bắt chước có ý thức những động tác đã được quan
sát trước đó.
▫ Giai đoạn 3: Giai đoạn hình thành kỹ năng: trong giai đoạn này kỹ
năng được hình thành dần dần nhờ sự tái hiện, vận động và tự điều
chỉnh vận động. Kỹ năng sẽ được củng cố nhờ thông qua luyện tập,
lăäp đi lặp lại và hình thành kỹ xảo.
2.3.4. Quá trình hình thành kỹ xảo trong thực hành
Quá trình hình thành kỹ xảo trải qua các giai đoạn sau:
▫ Giai đoạn 1: Bước đầu hình thành kỹ xảo, ở giai đoạn này học sinh
chỉ mới hiểu rõ mục đích nhưng chưa hiểu rõ phương tiện để đạt
mục đích, còn nhiều sai sót.
▫ Giai đoạn 2: Thực hiện hoạt động một cách tự giác nhưng chưa
khéo léo, còn nhiều động tác thừa.
▫ Giai đoạn 3: Giai đoạn phối hợp được các thành phần kỹ năng, hình
thành tự động hoá ban đầu, động tác thừa đã giảm dần.
▫ Giai đoạn 4: Giai đoạn tự động hoá cao, thao tác chính xác, nhanh
chóng, không có động tác thừa.


- 12 -


2.3.5. Điều kiện để hoàn thiện và hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề.
Các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp được hình thành phải bằng con
đường luyện tập – đó là hành động lặp lại nhiều lần một cách có kế hoạch,
hướng dẫn của giáo viên để thực hiện một nhiệm vụ nhất đònh, nhằm hình
thành kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, song không phải mọi hành động lặp lại đều
là luyện tập, mà sự lặp lại phải có mục đích, có hệ thống, cách thức và thực
hiện trong điều kiện xác đònh. Đó là:
▫ Mức độ học sinh hiểu rõ nhiệm cụ, mục đích, phương pháp đạt mục
đích của sự luyện tập.
▫ Ý thức, tinh thần, thái độ đối với nhiệm vụ học tập.
▫ Vốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã hình thành từ trước.
▫ Sự tự kiểm tra hành động của mình, của học sinh, sự hướng dẫn có
phương pháp khoa học , đánh giá kòp thời, khách quan của giáo viên
đối với kết quả luyện tập của học sinh.
▫ Đặc điểm của công việc luyện tập.
▫ Hình thành tổ chức luyện tập và số lượng, trình tự sắp xếp các bài
luyện tập.
▫ Những yêu cầu đối với sự phát triển kỹ năng, kỹ xảo cùng với các
phẩm chất của chúng đặt ra trong từng giai đoạn luyện tập.
▫ Đặc điểm lứa tuổi học sinh và các yếu tố tâm lý của học sinh.
▫ Các thiết bò máy móc, dụng cụ và các yếu tố vật chất cũng như
ngoại cảnh khác có liên quan đến luyện tập.
2.3.6. Hoạt động của người giáo viên dạy nghề
▫ Phân tích nghề, xây dựng hệ thống bài tập thực hành.
▫ Xây dựng và tổ chức quy trình công nghệ.
▫ Huấn luyện khả năng sử dụng công cụ và hình thành kỹ năng, kỹ
xảo nghề nghiệp.
▫ Huấn luyện đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp.
2.3.7. Các quá trình lao động, nguyên công và thao tác nghề

Quá trình lao động: là đơn vò lớn nhất của hoạt động lao động, nó bao
gồm tất cả các hoạt động của người công nhân có liên quan đến việc thực
hiện một loạt các công việc nhất đònh như: gia công một chi tiết, kiểm tra
một loạt các chi tiết, các sản phẩm,…
Hoạt động lao động của một nghề là sự tập hợp các nguyên công lao
động, mỗi công việc lại bao gồm các thao tác, động tác.
▫ Nguyên công lao động: là một loạt các động tác có cùng chung một
mục đích hoặc hoạt động nhằm thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.


- 13 -

▫ Nguyên công công nghệ: là một bộ phận của quy trình công nghệ
được thực hiện liên tục tại một vò trí làm việc khi gia công cùng một
loại sản phẩm.
▫ Thao tác nghề: là một phần của nguyên công, bao gồm các động
tác thực hiện công việc trong quá trình lao động nghề nghiệp.
▫ Động tác nghề: là đơn vò cơ bản của hành động và là đơn vò cơ bản
để rèn luyện kỹ năng trong dạy nghề.
2.3.8. Các giai đoạn dạy thực hành
▫ Giai đoạn 1: Giai đoạn nắm vững lý thuyết nghề: đây là giai đoạn
mà người giáo viên phải trình bày lý thuyết để thực hiện công việc,
các yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình thực hiện công tác
như mốc kiểm, điểm khoá, những biện pháp an toàn,…
▫ Giai đoạn 2: Giai đoạn làm mẫu: là giai đoạn giáo viên sử dụng các
công cụ, các phương tiện để trình bày các nguyên công, các thao
tác, động tác. Thông thường có ba mức độ:
◦ Giai đoạn làm nhanh theo tốc độ chuẩn
◦ Giai đoạn thực hiện chậm, chi tiết và có giải thích cụ thể
◦ Giai đoạn diễn trình nhanh theo tốc độ chuẩn

▫ Giai đoạn 3: Giai đoạn làm thử: là giai đoạn giáo viên chỉ đònh
người học làm thử, để xem xét người học có nắm vững các quy
trình, các thao tác hay chưa để điều chỉnh kòp thời.
▫ Giai đoạn 4: Giai đoạn tiến hành thực hành, luyện tập: là giai đoạn
học sinh tự thực hiện công việc theo các quy trình mà trước đó đã
được quan sát.
2.3.9. Cơ sở xác đònh phương pháp giảng dạy
 Phương pháp
Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt mục đích
nhất đònh, để giải quyết những nhiệm vụ nhất đònh.
Nói một cách khác phương pháp là toàn bộ những cách thức dùng để
vận động nội dung nhằm đạt đến một mục đích nhất đònh.
Về mặt triết học có thể hiểu: phương pháp là hình thức của sự tự vận
động bên trong của nội dung.
 Các đặc điểm phương pháp
Phương pháp có 4 đặc điểm sau:
▫ Phương pháp được quy đònh bởi mục đích công việc (mục đích khác
nhau thì phương pháp thực hiện cũng khác nhau).


- 14 -

▫ Phương pháp được cụ thể hoá bởi nội dung (nội dung công việc sẽ
quy đònh cụ thể việc sử dụng phương pháp này hay phương pháp
▫ Phương pháp luôn có cấu trúc. khác).
▫ Phương pháp có tính đa dạng và tính tối ưu.
 Những cơ sở xác đònh việc sử dụng phương pháp giảng dạy
Một phương pháp có thể sử dụng theo nhiều cách để tạo nên hiệu quả.
Do vậy khi giáo viên quyết đònh sử dụng phương pháo này hay phương pháp
khác trong quá trình dạy học cần xem xét các yếu tố sau:

▫ Nội dung bài học
▫ Trình độ học sinh
▫ Phương tiện giảng dạy: tranh ảnh, bản đồ, dụng cụ thí nghiệm…
 Những cơ sở chung để lựa chọn phương tiện dạy học
Khi tiến hành lựa chọn phương tiện dạy học ta xem xét đến các yếu tố
cơ bản sau:
▫ Mục đích sư phạm cụ thể: mục đích này được xác đònh bởi buổi
giảng nhằm mục đích gì, như là truyền đạt kiến thức mới, củng cố
kiến thức, luyện tập…tuỳ thuộc vào từng mục đích cụ thể sẽ chọn lựa
các phương tiện phù hợp cụ thể đáp ứng cho yêu cầu trên.
▫ Đặc điểm môn học: tuỳ thuộc vào lãnh vực chuyên ngành, tính chất
mỗi đề tài khác nhau cần phải có phương tiện phù hợp với nội dung
và phương pháp tiến hành.
▫ Mục tiêu học tập chung: tuỳ thuộc vào mục tiêu học tập như nắ m
vững kiến thức, hình thành khái niệm hay hoàn thiện kỹ năng, hình
thành kỹ xảo hay để hình thành thái độ tác phong, hành vi tư tưởng…
thì phương tiện phải đáp ứng cho từng mục tiêu cụ thể.
▫ Đặc điểm đối tượng: Việc lựa chọn phương tiện còn phải xem xét
đến trình độ đối tượng như vốn kiến thức, năng lực, kinh nghiệm,
lứa tuổi và các quy luật về tâm sinh lý người học.
▫ Bảo đảm thực hiện các nguyên tắc dạy học và điều kiện cơ sở vật
chất thực tế của nhà trường.


- 15 -

CHƯƠNG III

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY MÔN HỌC
KỸ THUẬT MAY NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY Ở CÁC

TRƯỜNG CNKT TRONG TP. HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
3.1. GIỚI THIỆU MÔN HỌC KỸ THUẬT MAY
3.1.1. Vò trí, vai trò, nội dung chương trình môn học Kỹ thuật may
Chương trình các môn học ngành Công nghệ may hệ CNKT nói chung
và môn Kỹ thuật may nói riêng trong Tp.HCM hiện nay chưa thống nhất về
số bài và thời lượng dạy. Người nghiên cứu chỉ dẫn chứng tình hình giảng dạy
môn Kỹ thuật may tại trường CNKT Nhân Đạo và chọn ra 7 bài từ dễ đến
khó để nghiên cứu.
 Vò trí, vai trò môn học
Đây là môn học cơ bản trong thực hành nghề ngành may. Qua môn học
này học sinh thực hiện riêng lẻ từng chi tiết ứng dụng vào may trang phục
theo đúng quy trình may, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật, có một tư tưởng, tác
phong của người công nhân kỹ thuật.
 Nội dung môn học
▫ Tên môn học: Kỹ thuật may
▫ Số tiết : 90 tiết
▫ Đối tượng học: học sinh ngành Công nghệ may, trình độ PTTH
▫ Nhiệm vụ học sinh: đến xưởng và thực hành dưới sự hướng dẫn của
giáo viên.
▫ Tài liệu học tập: Giáo trình môn học và các sách tham khảo.
▫ Hình thức tổ chức: Chia nhóm ra thực hành, mỗi học sinh sẽ thực
hành độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
▫ Tiêu chuẩn đánh giá học sinh: Vào cuối bài thực hành học sinh sẽ
nộp sản phẩm cho giáo viên.
◦ Thang điểm : 10/10
◦ Đánh giá theo mục tiêu bài thực hành.
 Chương trình môn học
STT
1
2

3
4

NÔI DUNG
Kỹ thuật làm khuy thường, khuy mắt phượng,
khuy vòng chỉ
KT may can, may lộn, may ép
KT may túi đắp
KT may viền tròn

SỐ TIẾT
LT
TH
KT
1
4
1
1
1

4
4
4

GHI
CHÚ


- 16 5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

KT may túi hàm ếch
KT may trụ tay công nghiệp
KT may trụ tay gia đình
KT may trụ áo thun - không trụ
KT may trụ áo thun - 1 trụ
KT may trụ áo thun - 2 trụ
KT may cổ sơ mi
KT may túi cơi
KT may túi thẳng
KT may túi xéo
KT may túi mổ 1 viền
KT may túi mổ 2 viền
KT may túi mổ 2viền, có nắp
Ôân tập, kiểm tra
Tổng cộng: 90 tiết

1
1

1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
17

4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
68

5
5


3.1.2. Cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy
Từ các khoá trước đến nay, tất cả học sinh đều thực hành tại xưởng
trướng, có tất cả 3 xưởng may công nghiệp.
Phương tiện giảng dạy gồm có:
▫ Máy may công nghiệp 1 kim, 2 kim.
▫ Máy may gia đình.
▫ Máy vắt sổ công nghiệp 1 kim.
▫ Máy vắt sổ công nghiệp 2 kim – 4 ống chỉ.
▫ Máy thùa khuy công nghiệp.
▫ Máy Kansai.
▫ Máy may gia đình đa năng.
▫ Máy cắt vải (máy cắt vòng).
▫ Và các thiết bò hỗ trợ khác : bàn ủi , kéo , thước dây, thước cây,
manơcanh,..
Khi lên xưởng mỗi học sinh sẽ sử dụng riêng 1 máy may công nghiệp
1 kim, các trang thiết bò khác thì dùng chung theo sự chia nhóm của giáo viên
hướng dẫn.
Hầu hết các trang thiết bò đều sử dụng tốt. Theo đònh kỳ hàng quý
khoa sẽ lên kế hoạch đại tu toàn bộ máy móc. Cứ mỗi năm trường sẽ bổ sung
thêm máy móc trong kế hoạch cho phép dựa trên đề xuất của khoa.
3.1.3. Tình hình giảng dạy môn học (giáo viên, học sinh, phương pháp
giảng dạy)
 Giáo viên


- 17 -

Hiện khoa may có 9 giáo viên , trong đó có 6 giáo viên thuộc bộ môn
Công nghệ may, 100% là giáo viên cơ hữu và tốt nghiệp đại học Sư phạm kỹ

thuật, đúng chuyên ngành giảng dạy, 3 giáo viên còn lại thuộc bộ môn Thiết
kế thời trang.
 Học sinh
Học sinh trong khoa được chia làm 2 hệ: hệ 18 tháng (đầu vào: tốt
nghiệp PTCS) và hệ 12 tháng (đầu vào: tốt nghiệp PTTH). Tất cả học sinh 2
hệ đều phải học môn Kỹ thuật may nhưng số tiết ở mỗi hệ có khác nhau.
 Phương pháp giảng dạy
Số lượng học sinh/1 nhóm thực hành = 16 -> 25
Nếu sỉ số lớp trên 25 học sinh thì sẽ chia ra 2 nhóm khi thực hành nghề.
Trong mỗi ca hướng dẫn người giáo viên sẽ chuẩn bò cho học sinh các
nguyên phụ liệu cần thiết cho sản phẩm thực hành ca đó như: vải (bán thành
phẩm), keo, giấy làm rập, kéo, kim, chỉ…. Vào đầu mỗi ca hướng dẫn, học
sinh học lý thuyết trong 45 phút -> 60 phút đầu giờ học, sau đó giáo viên chia
lớp ra 2 nhóm. Lần lượt từng nhóm lên xem giáo viên thao tác mẫu, sau khi
quan sát, theo dõi học sinh về máy thực hành. Trong khi giáo viên thao tác
mẫu cho nhóm 1 xem thì nhóm 2 ngồi tại máy xem lại nội dung bài vừa học.
Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên quan sát theo dõi học sinh để
phát hiện sai sót, chỉnh sửa kòp thời.
3.2.

HỆ THỐNG MỤC TIÊU MÔN KỸ THUẬT MAY TRONG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
3.2.1. Mục tiêu chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật may công
nghiệp
Sau môn học này học sinh sẽ có :
 Kiến thức
▫ Phương pháp vẽ mẫu thời trang có tính mỹ thuật cao, tiếp cận các
kiểu mẫu trong thực tế và Catalogue.
▫ Phân biệt được các mặt hàng vải sợi, phụ liệu may mặc.
▫ Phương pháp thiết kế các loại hàng may mặc.

▫ Quy trình công nghệ sản xuất hàng may công nghiệp.
▫ An toàn lao động trong sản xuất.
 Kỹ năng
▫ Phối được màu sắc thể hiện trên trang phục.
▫ Vẽ được các mẫu thời trang theo ý tưởng riêng mình và theo các
kiểu mẫu đã có.


- 18 -

▫ Ứng dụng tính chất các mặt hàng vải sợi, nguyên phụ liệu cho phù
hợp với sản phẩm may mặc (độ co rút, kiểu dáng, màu sắc,..)
▫ Thiết kế, may được các trang phục trẻ em, âu phục nam nữ, y phục
truyền thống và các trang phục bảo hộ lao động.
▫ Thiết kế được một bộ rập hoàn chỉnh theo đơn hàng gia công.
▫ Giác sơ đồ (sắp xếp các sản phẩm trên mặt vải) với hiệu suất cao
nhất.
▫ Thực hiện đúng các biện pháp an toàn lao động trong sản xuất.
 Tác phong – tư tưởng
▫ Tiết kiệm nguyên phụ liệu khi thực hành nghề.
▫ Tác phong công nghiệp: nhanh, chính xác, tổ chức nơi làm việc gọn
gàng, khoa học.
3.2.2. Mục tiêu môn kỹ thuật may trong chương trình đào tạo Công nhân
kỹ thuật may công nghiệp .
Đây là môn học cơ bản trong thực hành nghề. Mỗi bài sẽ rèn luyện cho
học sinh từng kỹ năng riêng biệt để ứng dụng vào may trang phục theo đúng
quy trình may, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật. Cụ thể là:
Bài 1: Kỹ thuật làm khuy thường, khuy mắt phượng, khuy vòng chỉ
Sau bài thực hành này học sinh sẽ đạt được mục tiêu sau:
▫ Tính toán được vật liệu cần có để thực hành khuy thường, khuy mắt

phượng, khuy vòng chỉ, bọ.
▫ Thực hành hoàn chỉnh khuy thường, khuy mắt phượng, khuy vòng
chỉ, bọ theo đúng quy trình may.
▫ Sản phẩm khi thực hành xong phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
◦ Các đầu khuy phải tròn.
◦ Các mũi chỉ cách đều nhau.
◦ Chiều dài mũi chỉ không so le.
▫ Thực hành tiết kiệm nguyên phụ liệu.
▫ Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp, khoa học.
Bài 2: Kỹ thuật may can, may lộn, may ép
Sau bài thực hành này học sinh sẽ đạt được mục tiêu sau:
▫ Tính toán được vật liệu cần có để thực hành các đường may can,
may lộn, may ép.
▫ May hoàn chỉnh các đường may can, may lộn, may ép.
▫ Sản phẩm khi may xong phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
◦ Đường may thẳng, đều.
◦ Các mũi nối chỉ trùng khít lên nhau.


×