Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

tiểu luận cao học môn quản lý nhà nước Nâng cao chất lượng công tác chuyên môn ở khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng bệnh viện đa khoa trung tâm an giang hiện nay thực trạng và giải pháp đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.27 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
Giáo dục sức khỏe, phòng bệnh, điều trị và phục hồi chức năng là bốn yếu tố cơ
bản trong chiến lược chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân của Đảng và Nhà nước
Việt Nam. Chuyên ngành Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng ở Việt Nam bắt đầu hình
thành từ sau ngày hòa bình lập lại - 1945 nhưng đến khi đất nước hoàn toàn thống nhất
(1975) được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước chuyên ngành Vật lý trị liệu - Phục hồi
chức năng mới được hình thành rõ nét.
“Dân cường thì nước thịnh”, một đất nước mà tỉ lệ người khuyết tật, người cần sự
bảo trợ của xã hội quá cao thì gánh nặng này quả là không thể lường được. Nếu phải tập
trung nhiều tài lực, nhân lực, vật lực cho công tác này thì s ẽ rất tốn kém và khó khăn
cho c ô ng cuộc kiến thiết đất nước. Bác Hồ đã dạy: “ Mỗi người dân yếu ớt, tức là làm
cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả
nước mạnh khỏe”.
Trên thực tế, công tác chăm sóc sức khỏe không chỉ là làm sao để người bệnh
được chữa trị tốt nhất, hiệu quả nhất mà một vấn đề không thể xem nhẹ là làm sao phòng
ngừa tàn tật và giúp cho người bệnh sớm tái hòa nhập cộng đồng, sớm trở lại cuộc sống
lao động , học tập, vui chơi,.. .Trong bối cảnh hiện tại, nhận thức của cộng đồng về vấn
đề này còn rất nhiều hạn chế, người bệnh phần đ ng rất xa lạ với danh từ :”vật lý trị liệu Phục hồi chức năng”, ngay cả trong đội ngũ nhân viên y tế khái niệm này cũng chưa
được hiểu một cách thấu đáo, nhiều đồng nghiệp chưa hiểu hết hiệu quả cũng như vai trò
quan trong của Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng . Từ đó, sự phối hợp điều trị, sự hợp
tác của từng cá nhân chưa thực sự như mong muốn. Nhìn riêng lẻ, thì đây có vẻ như chỉ
liên quan đến một con người, một gia đình, nhưng tổng quát hơn nó có ảnh hưởng rất lớn
đến toàn xã hội
Là một ngành khá non trẻ so với lịch sử phát triển của y học hiện đại, bên cạnh đó
đất nước ta đang trong thời kỳ xây dựng và phát triển nên ngành Phục hồi chức năng
Việt nam nói chung , Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng/ Bệnh viện đa khoa trung


tâm Angiang nói riêng còn đang trong giai đoạn xây dựng và củng cố. So với cả nước, cơ
sở hạ tầng cũng như trang thiết bị phục vụ công tác
Phục hồi chức năng của khoa còn nhiều hạn chế, số lượng nhân viên hoạt động trong lĩnh


vực này rất thấp so với nhu cầu thực tế. Trong điều kiện như vậy, để hoàn thành nhiệm
vụ của ngành quả thật là một bài toán rất khó. Bản thân là một thành viên trong Ban chủ
nhiệm khoa, làm thế nào để khoa thực hiện tốt nhiệm vụ, làm thế nào giúp người bệnh
phòng tránh những tàn tật không mong muốn, cũng như làm sao cho họ chấp nhận được
hoàn cảnh bệnh tật của mình để sau đó phát huy những năng lực còn lại để tái hòa nhập,
để tiếp tục cống hiến cho xã hội, với mong muốn giúp cho người bệnh “tàn nhưng không
phế” là những trăn trở rất lớn không chỉ của cá nhân tôi mà là của tập thể Ban giám đốc,
lãnh đạo các khoa - phòng và tập thể nhân viên của bệnh viện.
Với nhiệt huyết của một thầy thuốc, tôi luôn mong muốn góp sức mình để làm sao
biến những trăn trở trên thành một việc làm thiết thực, hữu ích cho người bệnh, cho xã
hội. Kết hợp những kiến thức được học ở lớp Trung cấp chính trị,sự hỗ trợ ân cần của
giáo viên hướng dẫn, kiến thức chuyên mô n và năng lực bản thân tôi hy vọng đề tài tiểu
luận tốt nghiệp: “Nâng cao chất lượng công tác chuyên môn ở Khoa Vật lý trị liệu - Phục
hồi chức năng / Bệnh viện đa khoa trung tâm An giang hiện nay. Thực trạng và giải pháp
đến năm 2015” s ẽ góp phần tác động tích cực đến hoạt động của Khoa nói riêng, của
toàn bệnh viện nói chung.
Đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vấn đề nâng cao nhận thức chung đối với
đồng nghiệp, người bệnh, cộng đồng ; các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ
tầng và trang thiết bị,...Nội dung của đề tài cũng sử dụng những bảng biểu, số liệu thống
kê nhằm làm rõ mục tiêu của đề tài
Dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ
trương của Ủy ban nhân dân Tỉnh Angiang, sự chỉ đạo của Sở Y tế, Ban Giám đốc bệnh
viện, dựa vào thực tiễn hoạt động của đơn vị qua đó đề ra mục tiêu và giải pháp nâng cao


chất lượng công tác chuyên môn của khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng từ nay cho
đến năm 2015.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của tiểu luận được bố cục 03
chương với 07 mục.
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG
1.1.

Những vấ n đề về lý luận:
a) Qu an điểm Đảng về công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân
dân:
Con người là vốn quý của xã hội, một xã hội không thể phát triển tốt nếu không có

những con người vừa có trí tuệ, vừa có sức khỏe. Do đó, vấn đề chăm lo quyền lợi và sức
khỏe cho người dân đã được Đảng và Nhà nước Việt nam quan tâm rất sớm. Điều 61,
hiến pháp 1992 quy định: Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.
Đảng ta luôn quan tâm và coi c ng tác chăm lo sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ chiến
lược quan trọng.Trong Nghị quyết IV của Ban chấp hành TW Đảng khóa VII về “ một số
vấn đề cấp bách trong c ông tác chăm sóc sức khỏe nhân dân” đã khẳng định “ Con
người là nguồn tài nguyên quan trọng nhất quyết định sự phát triển của
đất nước, trong đó Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và toàn xã hội Vì
vậy, đầu tư cho Sức khỏe chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước,
nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân và gia đình”
Trải qua thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước theo con đường định hướng XHCN,
c ông tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ngày càng có nhiều thách thức với
các vấn đề xã hội mới phát sinh như: tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, sự bùng phát
các dịch bệnh nguy hiểm,..
Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính Trị về : Công tác bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe nhân dân” đã chỉ rõ: “Bảo vệ , chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân


dân là hoạt động nhân đạo...Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản
chất tốt đẹp của chế độ”. Mục tiêu của Đảng là: nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng
chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực. Sự ra đời của Nghị quyết 46-NQ/TW

đã tạo một bước ngoặc mới cho ngành PHCN và cho đến nay Nghị quyết này vần có giá
trị như một kim chỉ nam cho các mục tiêu hoạt động của ngành PHCN.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI một lần nửa khẳng sự sự quan tâm của Đảng đến c
ông tác chăn sóc sưc khỏe nhân dân: “Chú ý nhiều hơn c ông tác y tế dự phòng và chăm
sóc sức khỏe nhân dân. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao năng lực
bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh, hiện đại hóa một số bệnh viện đầu ngành”
b) Chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về công tác khám, chữa bệnh và phục hồi
chức nă ng :
*Chính phủ:
Luôn quan tâm đến c ông tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân nên Chính phủ đã ban
hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về người khuyết tật nói chung và công tác phục
hồi chức năng nói riêng được thể hiện:


Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân số 21-LCT/HĐNN ban hành ngày 11/7/1989 đã
nêu:

-

Bộ y tế, Bộ lao động - thương binh và xã hội phải xây dựng và đảm bảo điều kiện
cần thiết cho các cơ sở phục hồi chức năng hoạt động

-

Ngành y tế, Ngành lao động - thương binh và xã hội phối hợp với các ngành lien
quan, các tổ chức xã hội mở rộng hoạt động PHCN dựa vào cộng đồng đểphòng
ngừa và hạn chế hậu quả tàn tật; áp dụng kỹ thuật thích hợp để đưa người tàn tật
có khả năng trở lại cuộc sống bình thường.




Ngày 30/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 153/2006/QĐTTg về việc “ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt nam đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” phần Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh
và PHCN có đề cập: Phát triển một số bệnh viện chuyên khoa tỉnh, thành phố phù


hợp với nhu cầu khám, chữa bệnh chuyên khoa của nhân dân. Các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương có số dân từ 01 triệu người trở lên , có thể thành lập các
bệnh viện chuyên khoa như: phụ sản, nhi, điều dưỡng - PHCN”


Ngày 17/6/2010, tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt nam Khóa XII, Luật Người khuyết tật được ban hành. Luật đã quy rõ trách
nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội đối với người khuyết tật; quyền và nghĩa
vụ của người khuyết tật trên các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ nu i dưỡng,
học tập, việc làm và sử dụng các công trình công cộng.

-

Điều 23, quy định trách nhiệm của cơ sở khám, chữa bệnh đối với người khuyết
tật.

-

Điều 24, quy định các cơ sở chỉnh hình, PHCN cung cấp các dịch vụ PHCN cho
người khuyết tật.
Sự ra đời của luật Ngưởi khuyết tật không chỉ là niềm vui cho những người khuyết

tật, mà còn thể hiện tính nhân đạo, nhân văn của Nhà nước Việt nam. Bên cạnh đó,
ngành PHCN cũng được đặt lên vai một sứ mệnh quan trọng: cần phát triển nhanh, mạnh

cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu cho người khuyết tật và cả người bệnh
đang được điều trị.


Quyết dịnh số 1019/QĐ-TTg ngày 5/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án trợ giúp người khuyết tật với các mục tiêu:

-

Giai đoạn 2012 - 2015: ít nhất 60% công trình là trụ sở làm việc của các cơ quan
nhà nước, cơ sở khám chữa bệnh, trường học,.. đảm bảo điều kiện đối với người
khuyết tật; 60% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn,
nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc PHCN cho người khuyết tật.

- Giai đoạn 2016 - 2020 các chỉ tiêu trên phải đạt 90% .
• Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 4/9/2012 của Thủ

tướng Chính phủ Phê

duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012

-2015. Đây là lần đầu

tiên hoạt động PHCN cho người khuyết tật do Bộ y tế

đề xuất đã được chính


phủ đưa vào là một hoạt động trong Dự án 5 với mục tiêu: củng cố phát triển hệ
thống và nâng cao chất lượng dịch vụ PHCN, tăng cường phát hiện sớm, can thiệp

sớm và phòng ngừa khuyết tật.


*Bộ y tế:
Quán triệt những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, là đầu tàu thực
hiện nhiệm vụ chăm lo sức khỏe của nhân dân, Bộ y tế đã lu n giám sát, kiểm tra, đ n đốc
và kịp thời đưa ra những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể để toàn ngành thực hiện.
Nhằm tạo cơ sở pháp lý, điều kiện cho ngành PHCN hoạt động thuận lợi theo quy
định của Nhà nước, ngày 24/01/1991 Bộ y tế đã ban hành Nghị định số 23- HĐBT Ban
hành 05 điều lệ: Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học dân tộc,Thuốc phòng bệnh, chữa
bệnh; Điều lệ vệ sinh; Khám, chữa bệnh và PHCN; Thanh tra nhà nước về y tế.
Thông tư số 12-BYT/TT ngày 18/11/1993 về Hướng dẫn xây dựng và phát triển
ngành PHCN đã nêu lên những kết quả đạt được, những tồn tại khó khăn của ngành
PHCN. Th ng qua đó, Bộ y tế cũng đưa ra những chỉ đạo cụ thể để phát triển mạng lưới
PHCN trên khắp đất nước.
Chỉ thị số 03/2007/CT-BYT ngày 28/6/2007 về việc tăng cường công tác PHCN
và Thô ng tư số 11/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 về việc: Ban hành Danh mục Kỹ thuật
PHCN và số ngày bình quân mỗi đợt điều trị của một số nhóm bệnh được Bảo hiểm y tế
thanh toán đã tạo thuận lợi rất lớn cho công tác khám, chữa bệnh và PHCN cho người
bệnh .
Điều này một lần nữa khẳng định sự quan tâm đặt biệt của Bộ y tế đối với ngàng
PHCN
Ngày 6/6/2013, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ y tế đã ký Công
văn số 3337/BYT-KCB về việc triển khai quyết định số 1208/QĐ-TTg của Thủ tướng
chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012 - 2015.
*An giang: Chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và Sở y tế vế cộng tác
PHCN.
Theo chiều hướng phát triển chung, kinh tế xã hội Tỉnh Angiang ngày càng phát
triển nhanh, đời sống và mức thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu bảo vệ và chăm
sóc sức khỏe của người dân cũng ngày càng cao. Mật độ người bệnh có nhu cầu khám và



điều trị VLTL PHCN là rất đông, đang trên đà quá tải và ảnh hưởng kh ng ít đến sự phát
triển chuyên sâu của từng khoa phòng trong bệnh viện nên ngày 9/9/2011 được sự chỉ
đạo của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Sở y tế Angiang đã ký Quyết định số 2666/QĐ-SYT cho
phép Bệnh viện đa khoa trung tâm Angiang than h lập Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi
chức năng từ đơn nguyên là buồng vật lý trị liệu thuộc khoa Chấn thương Chỉnh hình .
Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ y tế, Ủy ban nhân dân Tỉnh
Angiang ngày 14/8/2013 Giám đốc Sở y tế đã ký Công văn số 2541/SYT- KHTH về việc
Triển khai thực hiện Quyết định 1208/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các
Trung tâm y tế Huyện, thị xã, thành phố; bệnh viện đa khoa trung tâm Angiang báo cáo
tình hình n hân sự, trang thiết bị hiện có và nhu cầu trong thời gian tới đề Sở y tế tổng
hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và giải quyết.
Từ sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Bộ y tế, ủy ban nhân dân tỉnh, Sở y
tế và Ban giám đốc tôi tin chắc rằng trong tương lai Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức
năng, bệnh viện đa khoa trung tâm Angiang s ngày càng lớn mạnh cả vể số lượng và chất
lượng điểu trị.
1.2.

Những vấ n đề thực tiễn về công tác PHCN:

a) Thực trạng công tác PHCN ở cá c n ước phát triển:
Từ rất lâu, người khuyết tật tại nước nước phát triển đã được hưởng rất nhiều sự
quan tâm và ưu đãi từ xã hội. Không chỉ nhu cầu về vật chất mà cả về tinh thần.
Quyền lợi của người khuyết tật tại các quốc gia rất được tôn trọng và nghiên chỉnh
thực hiện:
-

Các nơi cộng cộng như: trụ sở, công viên, bệnh viện, trường học,


c ô ng ty,.

phải đảm bảo người khuyết tật đến được tất cả các nơi.
-

Các phương tiện cộng cộng như xe buýt phài có hệ thống nâng

cóthể đưa xe

lăn lên xuống xe.
-

Nhân viên PHCN và nhân viên công tác xã hội tiếp xúc với bệnh nhân có nhu cầu
ngay từ khi BN được xác định có nhu cầu để tư vấn chương trình


tập luyện cũng như tái bố trí lại m i trường sống ở nhà để người bệnh được cảm
thấy thoải mái nhất ngay khi vừa xuất viện.
-

Người khuyết tật tại các nước này dễ dàng tìm được một công việc phù hợp với
tình trảng sức khỏe để nhanh chóng hòa nhập vào xã hội.

-

Nhu cầu về tinh thần của người khuyết tật cũng rất được chú trọng. tại Hà lan
người khuyết tật được đánh giá, tạo điều kiện để lựa chọn bạn tình và còn
được hướng dẫn cả cách sinh hoạt tình dục thích hợp và an toàn.

b) Thực trạng công tác PHCN ở Việt nam:

Sau hơn 20 năm chính thức đi vào hoạt động, ngành PHCN Việt nam đã đạt được
rất nhiều thành tựu.
Hiện nay cả nước đã có 63 Bệnh viện/Trung tâm Điều dưỡng PHCN, 100% các
bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến trung ương có khoa VLTL PHCN. 98% bệnh
viện đa khoa tuyến tỉnh có khoa VLTL PHCN, tuyến huyên chủ yếu là ghép với các bộ
phận khác trong bệnh viện, hầu hết các trạm y tế đều có cộng tác viên làm công tác
PHCN.
Về nhân sự, phần lớn các Chuyên gia đầu ngành, Bác sĩ có chuyên khoa sâu đều
tập trung ở các bệnh viện tuyến trung ương, số còn lại phân bố giảm dần từ tuyến tỉnh
đến tuyến huyện. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chung của ngành.
Số lượt Bn điều trị PHCN ngày càng đô ng và đa dạng, tạo điều kiện thúc đẩy
ngành PHCN phát triển theo hướng chuyên sâu từng dạng bệnh.
Bên cạnh đó, ngành PHCN cũng gặp không ít khó khăn:
-

Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi ở tuyến trung ương, thiếu cán
bộ PHCN ngay cả ở tuyến tỉnh.

-

Chưa được sự quan tâm đầu tư đúng mức nên cơ sở vật chất, trang thiết bị còn
thiếu và lạc hậu.

-

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về PHCN còn hạn chế


CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG Ở BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG TRONG THỜI GIAN QUA

2.1.

Đặ c điểm tình hình Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức nă n g:

a) Đặ c điểm:
*Nguồn gốc:
Ngày 11/11/2011, hòa cùng niềm vui Vịnh Hạ long được công nhận là 1 trong 7
kỳ quan thế giới tập thể nhân viên và nhiều bệnh nhân đang điều trị tại Khoa hân hoan
chào mừng lễ khánh thành Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng. Đây là một dấu
mốc rất quan trọng đánh dấu sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đối với đơn vị và cũng là
giây phút hết hết quan trọng đối với những con người mang đầy tâm huyết với ngành.
Mặc dù còn nhiều khó khăn về nhân sự, trang thiết bị, áp lực của sự quá tải nhưng tất cả
đang mở ra cho mọi người một tương lai đầy hứa hẹn.
Ngoài công việc chính là điều trị cho bệnh nhân tại khoa, khoa còn kết hợp điều
trị cho bệnh nhân đang điều trị tại các khoa lâm sang khác. Song song đó, khoa còn hỗ
trợ chuyên môn cho: hoạt động Phục hồi chức năng của tỉnh do Sở y tế quản lý, hoạt
động chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện tuyến Huyện, giảng dạy PHCN cho trường Trung
học y tế Angiang.
Về hợp tác quốc tế: khoa đang được sự hổ trợ của Tổ chức Jica - Nhật bản vể
chuyên môn (01 Tình nguyện viên của Jica đang làm việc tại khoa)
* Thuận lợi:
Khoa lu n được sự quan tâm của lãnh đạo ngành: Sở y tế, Ban giám đốc, Đảng ủy
bệnh viện trong từng bước phát triển.
Có được một đội ngũ nhân viên trẻ, đầy nhiệt tình với tinh thần phục vụ tận tình,
đoàn kết, tương thân tương ái.
Sự hiểu biết, hợp tác của bệnh nhân cũng là một động lực lớn thúc đẩy khoa làm
tốt công tác chuyên môn.
* Khó khăn :



Diện tích hoạt động nhỏ, trang thiết bị đơn sơ chủ yếu là những dụng cụ Vận động
trị liệu đã cũ, xuống cấp.
Đội ngũ nhân viên trẻ (đa số <25 tuổi), nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong c ô
ng tác chuyên mô n cũng như trong giao tiếp với người bệnh.Thiếu cán bộ chuyên sâu
(khoa chưa có bác sĩ có chuyên môn chính về PHCN) là khó khăn rất lớn để khoa phát
triển sâu và rộng hơn.
b) Tình hình nhân sự, cơ sở vật chất và trang thiết bị:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

- Ban chủ nhiệm Khoa: 03 người (01Bác sĩ trưởng khoa; 01 Cử nhân phó
khoa;01 Kỹ thuật viên trưởng)
-

Nhân viên: 05 người(04 kỹ thuật viên VLTL; 01 hộ lý)

-Trình độ chuyên môn: Đại học :02; Trung học: 05; Khác : 01
-

Trình độ chính trị: Trung học: 01; Sơ học: 01 *
Cơ sở vật chất và trang thiết bị:
Diện tích chung: Khoảng 150 m2, bao gồm 05 buồng:
-

Buồng Vận động trị liệu, dụng cụ tập luyện đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu

điều trị của người bệnh
-

Buồng Hoạt động trị liệu, tận dụng lối đi ở giữa khoa để đặt những dụng


cụ cần thiết nhất.


-

Buồng tập Nhi, tạm đủ phương tiện để phục vụ đối tượng này.

-

Buồng Điện, hiện tại chỉ trang bị được 01 máy siêu âm và 01 máy xung điện.
-

Buồng Hành chánh, được trang bị đủ các trang thiết bị chính như: máy vi tính,
máy in.

-

Nhà vệ sinh: 01 dành cho nhân viên, 01 dành cho bệnh nhân
2.2.

Quá trình thực hiện công tác chuyên môn của Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi

chức n ăng tro ng th òì gian qua:
Tiền thân là trại Vật lý trị liệu (thuộc Khoa Ngoại - BVĐKTT Angiang) được hình
thành sau khi một tổ chức từ thiện nước ngoài đến khám và làm chân tay giả cho người
bệnh có nhu cầu (trước năm 1975), nhân sự lúc bấy giờ chỉ có 01 điều dưỡng làm công
tác quản lý số liệu và theo dõi người bệnh tập luyện sau khi được lắp dụng cụ chỉnh hình.
Năm 1985, 01 Kỹ thuật viên VLTL được bố trí về trại nhưng c ô ng việc chủ yếu
là phụ việc ở phòng mỗ do không có bệnh nhân có nhu cầu điều trị VLTL. Năm 1986,
được bổ sung thêm 01 bác sĩ và 01 KTV VLTL, số lượng bệnh nhân chỉ có một vài

bệnh/ tuần, chủ yếu là Sốt bại liệt ( số bệnh nhân này là do Tổ chức UNICEP hỗ trợ điểu
trị ở tuyến trên chuyển về). Những vấn đề trên cho thấy nhu cầu và nhận thức của cộng
đồng cũng như của đồng nghiệp về chuyên ngành VLTL còn khá mơ hồ. Đối với lãnh
đạo sự tồn tại của Trại VLTL chỉ là có để đủ các tiêu chuẩn kiểm tra của bệnh viện, đối
với đồng nghiệp VLTL là một cái gì đó giống như các Thầy lang chuyên nắn bóp, bấm
huyệt, thậm chí có nhân viên còn không biết VLTL là gì nữa. Còn đối với bệnh nhân thì
gần như chỉ một số rất ít đã được điều trị VLTL PHCN ở tuyến trên đưa về là có nghe
hoặc hiểu về ngành
Năm 2002, sau nhiều thay đồi nhân sự của đơn vị chỉ còn lại 01 KTV VLTL và 01
Y sĩ trong khi nhu cầu điều trị của người bệnh ngày nhiều và đa dạng hơn. Số lượng
bệnh nhân lúc này đã có 20 - 25 BN/ngày với nhiều dạnh bệnh như: Chấn thương chi,
Chấn thương cột sống, Bại não, Tai biến mạch máu não, . Đa số những bệnh nhân này
đến điều trị đã phải mang di chứng rất nặng nề do chưa biết, chưa được hướng dẫn điều


trị kết hợp với VLTL.Trong khi đó, trang thiết bị của đơn vị vốn dĩ đã thiếu từ khi hình
thành, nguồn nhân sự vừa mỏng lại vừa yếu về chuyên môn nên hiệu quả điều trị rất
thấp, thời gian điều trị phải kéo dài rất lâu. Nhận thấy được nhu cầu điều trị kết hợp
VLTL PHCN ngày tăng của xã hội và người bệnh, Ban giám đốc đã tạo điều kiện để
nhân viên của trại đi học lớp Cử nhân VLTL đồng thời cũng ưu tiên về nhân sự trong
lĩnh vực VLTL (nhanh chóng tiếp nhận hồ sơ xin việc chuyên ngành VLTL, hoàn tất các
thủ tục cần thiết, bố trí c ông tác ngay khi có đủ điều kiện và đảm bảo bảo các chế độ,
quyền lợi cho nhân viên VLTL).
Trước thực tiễn nhu cầu ngày càng cao của c ô ng tác chăm sóc toàn diện cho sưc
khỏe nhân dân. Đảng ủy và Ban giám đốc bệnh viện với sự đồng ý của Ủy ban nhân dân
Tỉnh Angiang đã quyết định thành lập Khoa VLTL - PHCN. Từ sau khi Khoa chính thức
đi vào hoạt động (11/2011), ngày càng có nhiều bệnh nhân đến điều trị (30 - 40 BN/
ngày/2011) đến nay số lượng BN đã lên đến 60 - 80 BN/ngày. Các dạng bệnh được thực
hiện ở khoa cũng đa dạng hơn: Tai biến mạch máu não, Bại não, Chấn thương sọ não,
Chấn thương cột sống, Chấn thương chi, Đau lưng, Hô hấp,các bệnh lý về cơ xương

khớp, ... Khoa cũng được trang bị thêm 01 máy siêu âm, 01 máy xung điện. Đây là một
quyết định hết sức kịp thời để giúp giải quyết tình trạng quá tải ở tuyến trên, đồng thời
gánh nặng về chi phí điều trị người bệnh cũng giảm rất đáng kể, điều này cũng thể hiện
sự tiến bộ vượt bậc về chuyên môn của khoa, là một khẳng định khoa có đủ tư cách là
một đơn vị PHCN tuyến đầu của của Tỉnh nhà, có thể sánh ngang tầm với các tỉnh bạn.
Quán triệt chỉ thị số 3083/SYT-NVYD ngày 30/09/2011: Thực hiện CT
03/2007/CT-BYT về việc tăng cường c ô ng tác PHCN, đẩy mạnh c ô ng tác Can thiệp
sớm cho người bệnh và thực hiện chỉ đạo của ngành là giảm bớt quá tải cho bệnh viện
khoa đã xây dựng kế hoạch từng bước kết hợp với các khoa lâm sàng khác như: Khoa
Nội thần kinh, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Khoa Nhi để giúp can thiệp sớm PHCN
cho người nhằm phòng tránh và giảm bớt hậu quả do bệnh tật đem đến.


Mặc dù áp lực về số lượng Bệnh nhân rất lớn, nhưng Ban chủ nhiệm khoa vẫn
quyết tâm cùng nhân viên trong khoa hàng ngày đến tập tại giường cho BN có nhu cầu ở
các khoa khác.Thông qua thời gian tiếp xúc và điều trị, nhân viên của khoa cũng giới
thiệu, hướng dẫn tận tình cho BN và thân nhân của họ biết lợi ích của việc tập luyện,
cách thức tập luyện thích hợp, cách bố trí, sắp xếp lại nhà cửa để thuận tiện cho người
bệnh cũng như các thói quen xấu, các nguy hại cần đề phòng cho người bệnh.
Phối hợp với Phòng điều dưỡng khoa đã tham gia tập huấn cho tất cả điều dưỡng
trong bệnh viện công tác phối hợp chăm sóc điều dưỡng với VLTL cũng như trao đổi
cách biện pháp thực hiện để người điều dưỡng cũng có thể giúp đỡ, nhắc nhở người bệnh
tập luyện VLTL.
Với những kết quả cụ thể mang lại cho BN, khoa đã từng bước tạo được tiếng nói,
khẳng định được vị trí của mình trong công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân
dân, đóng góp rất lớn cho chủ trương chăm lo và giảm tỉ lệ người tàn tật của Đảng và
Nhà nước
Đầu năm 2012, được sự quan tâm của UBND Tỉnh, Sở y tế và Ban giám đốc bệnh
viện Khoa đã làm việc với Tổ chức Jica của Nhật bản.Tháng 5/2012 Tình nguyện viên
của tổ chức này đã chính thức làm việc tại khoa. Với sự hỗ trợ đặc biệt này, Khoa càng

có điều kiện hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
BẢNG THỐNG KÊ NHÂN Sự VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA
NHÂN Sự

NĂM

SỐ

TRINH ĐỘ

LĨNH VựC HOẠT
ĐỘNG

NHÂN
Trước

VIÊN
01

1975
1985

01

Điều

dưỡng

học
KTV VLTL




Chân tay giả

SỐ LƯỢNG
BN/NGÀY

CÁC

KHOA

PHỐI
ĐIỀU TRỊ

0

0

HỢP


1986

03

1 bác sĩ

Sốt bại liệt


<01BN

0

2 KTV VLTL
1989

04

01 bác sĩ

Chấn thương, Sốt

01 - 03 BN

0

10 -20 BN

0

20 - 25 BN

Khoa Nhi

20 - 25 BN

Khoa Nhi

bại liệt, Bại não

1995

01

Y sĩ

Chấn thương,
S ố t b ại li ệ t, B
ại não, Tai biến
mạch máu não
(TBMMN)

2002

02

01 Y sĩ
01 KTV VLTL

2007

03

1 y sĩ
2 KTV VLTL

Chân thương, Bại
não, TBMMN

Chấn thương, Bại

não, TBMMN,
Hô hấp

2011

08

30 - 40 BN

01 Bác sĩ 01 Cử

Chấn thương, Bại

nhân VLTL

Não, Hô hấp,

thương chỉnh

TBMMN, Bệnh lý

hình, Khoa

cơ - khớp

Nhi

05 KTV VLTL

Khoa Chấn



09

60 - 80 BN

01 Bác sĩ 01 Cử

Chấn thương, Bại

đến

nhân VLTL

não, Hô hấp,

Chấn thương

nay

05 KTV VLTL

TBMMN, Bệnh lý

chỉnh hình,

01 Tình nguyện

cơ - khớp


Nội thần

2012

viên Nhật bản

Khoa Nhi,

kinh, Nội
tổng hợp

2.3.

Đánh giá những kết quả hoạt động chuyên môn tại khoa VLTL - PHCN:

a) Những thành tựu đã đạt được:
* Công tác chuyên môn:
Với sự phấn đấu không ngừng của tập thể, Khoa ngày càng tạo được sự tin cậy
đối với đồng nghiệp và BN. Nhận thức của đồng nghiệp, người bệnh và cộng đồng ngày
càng cao, chất lượng hoạt động chuyên mô n cũng như tinh thần tận tụy chăm sóc BN
của đội ngũ nhân viên trong khoa ngày càng được cải thiện
Số lượng BN được điều trị VLTL tăng đáng kể cả về Ngoại trú và Nội trú
SỐ LƯỢNG BN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY
NĂM
NỘI TRÚ
NGOẠI TRÚ
2011
2012
2013 (6 Tháng đầu năm)


260
885

2020
2063

419

1433

Ngoài các dạng bệnh thường gặp khoa đã điều trị chuyên sâu hơn các bệnh: Liệt
tùng, Thoát vị đĩa đệm, Tật gai đô i cột sống bẩm sinh, hô hấp nhi, Thoái hóa khớp gối.
Hàng tháng, Khoa tổ chức 01 buổi thuyết trình bệnh án, 01 buổi học tập chuyên
môn với Tình nguyện viên Jica để trao dồi chuyên môn
Với sự hỗ trợ của Ban giám đốc và Tình nguyện viên Jica Khoa đã tiếp tục phối
hợp với khoa Nội thần kinh để Can thiệp sớm cho BN sau đột quỵ và biên soạn thành


công bộ tài liệu “ Hướng dẫn chăm sóc và tập luyện cho bệnh nhân yếu nửa người” để
phát cho thân nhân BN
Sự phối hợp điều trị với các khoa có liên quan đã mang đến một số kết quả đột
phá:
- Số BN mắc phải di chứng giảm đáng kể (số BN bị cứng khớp sau chấn thương
giảm >50%, viêm phổi do nằm lâu giảm 20%,...)
-

Thời gian điều trị được rút ngắn lại (giảm 2/3 đối với bệnh chấn thương chi trên
hoặc chi dưới).
Phối hợp với phòng Điều dưỡng tập huấn kiến thức về VLTL cho hơn 600 điều


dưỡng trong và ngoài bệnh
* Công tác tổ chức:
Khoa lu n quan tâm đến c ng tác đào tạo chuyên môn qua việc cử nhân viên đi học
tập theo hướng chuyên sâu như:

-

-

01 nhân viên đang học lớp Cử nhân VLTL

-

02 nhân viên đã hoàn thành lớp học VLTL Hô hấp cho bệnh nhi

Thường xuyên cử nhân viên tham gia các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn do tuyến
trên tổ chức.
*Nguyên nhân thành công:
Có sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc, Phòng Điều dưỡng, Ban chủ

nhiệm và nhân viên các khoa có liên quan
Tập thể nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động trong mọi lĩnh vực với tinh thần đoàn
kết, tương thân tương ái giúp nhau cùng tiến bộ
Sự đồng cảm và ý chí phấn đấu của Bn là nguồn động lực quý giá cho sự thành
công của khoa
b) Những tồn tạ i, kh ó khă n:
Diện tích hoạt động tương đối nhỏ để phục vụ hơn 60 BN/ngày.


Chưa có đầy đủ Danh mục điều trị VLTL PHCN được thanh toán Bảo hiểm y tế,

mức thu một số dịch vụ kỹ thuật VLTL đang ở mức thấp so với mặt bằng chung.
Trang thiết bị chủ yếu là các dụng cụ Vận động trị liệu, Hoạt động trị liệu. Điện trị
liệu chỉ mới có 01 máy Siêu âm và 01 máy Xung điện , còn nhiều máy móc cần thiết
chưa được trang bị như: máy k o cột sống, máy sóng ngắn, máy từ trường, bồn sáp,.
Khoa chưa có bác sĩ chuyên sâu về VLTL PHCN, chưa có nhân viên
chuyên ngành Hoạt động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu chưa phát
triển được lĩnh vực này


Nhân sự của khoa kh ng đủ cho nhu cầu hiện tại ảnh hưởng đến chất lượng điều
trị, chủ yếu là giải quyết về số lượng làm cho BN phải tốn kém nhiều thời gian và chi phí
cho điều trị, qua đó chất lượng sống của BN cũng bị ảnh hưởng
Sự phối hợp điều trị với các khoa có liên quan chưa đồng bộ, chặc ch nên chưa
làm tốt tiêu chí đề phòng loét do nằm lâu do Bộ y tế quy định
Chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động PHCN của khoa tại các khoa
khác.
Nhà vệ sinh phục vụ BN chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ người bệnh theo quy định
của Bộ y tế và Luật Người khuyết tật.
Nhân viên của khoa phần đ ng chưa có nơi ở ổn định nên chưa thật sự yên tâm
công tác.
*Nguyên nhân của những khó kh ăn :
Chưa có nguồn kinh phí hoạt động cụ thể từ cấp trên (chưa có nguồn chi cho hoạt
động PHCN của Tỉnh), chưa có chế độ đãi ngộ đối với người công tác trong lĩnh vực
PHCN.
Do áp lực công việc nên sự quan tâm của lãnh đạo chủ yếu là chiều rộng, chưa
đáp ứng được chiều sâu
Bệnh viện đang quá tải nên nhu cầu mở rộng diện tích hoạt động chưa thể đáp
ứng được.
Ban chủ nhiệm khoa chưa mạnh dạn đề xuất những khó khăn, nhu cầu cấp thiết
với lãnh đạo.

Nhân sự của khoa quá ít so với nhu cầu thực tế , Ban chủ nhiệm khoa kiêm nhiệm
nhiều việc nên chưa làm tốt công tác giám sát chuyên môn.
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng nghiệp và cộng đồng về
PHCN còn hạn chế.
Hơn 50% nhân viên của khoa đến từ các tỉnh nên đời sống gặp nhiều khó khăn.
*Bài h c kinh nghiệm


Từ những hạn chế, khó khăn trên là người làm công tác quản lý cần phải phát huy
các chức năng quản lý như:
-

Lập kế hoạch: Đề ra những kế hoạch mang tính khả thi, có trọng tâm, trọng
điểm phù hợp với từng giai đoạn:
. Mở rộng cơ sở hạ tầng
. Đầu tư cho nguồn nhân lực, trang thiết bị
. Tuyên truyền vai trò và hiệu quả công tác PHCN

-

Tổ chức: quán triệt những chỉ thị của cấp trên, phân công cụ thể đúng người,
đúng việc

Kiểm tra, giám sát: theo dõi và đánh giá thường xuyên để có
hướng giải quyết thích hợp

CHƯƠNG 3 : MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT
ĐỘNG CHUYÊN MÔN TẠI KHOA VLTL - PHCN ĐẾN NĂM 2015 :
3.1. Mục tiêu:
a)

-

Mục tiêu chung:

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ chính trị về
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới
theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển; Chăm sóc sức khỏe toàn diện: gắn
phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và tập luyện thể dục thể thao nâng
cao sức khỏe.

-

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về Phòng ngừa khuyết tật và PHCN, hướng
tới thực hiện chương trình PHCN dựa vào cộng đồng theo chỉ đạo của Thủ tướng
chính phủ và Bộ y tế.

-

Duy trì và phát triển hợp tác quốc tế, đặc biệt là tổ chức Jica - Nhật bản để tranh
thủ sự giúp đỡ, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn.

-

Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức chuyên môn,
ngoại ngữ, chính trị cho nhân viên của khoa


-

Xây dựng kế hoạch cải tạo diện tích hoạt động và đầu tư trang thiết bị đến năm

2015 để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của toàn xã hội.

-

Tổ chức tốt công tác chỉ đạo tuyến, thực hiện chuyển giao công nghệ vì đây là
yêu cầu cần thiết để phát triển công tác PHCN của khoa và toàn tỉnh.

-

Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bằng cách thường xuyên thực hiện
công tác kiểm tra, giám sát.
b)

Mục tiêu cụ thể:

-

Củng cố và hoàn thiện các hoạt động đã đạt được:
. Đáp ứng phục vụ cho BN ngoại trú tránh tình trạng chờ đợi quá lâu do các thủ
tục hành chính, do quá tải: BN được khám và điều trị sau khi đến khoa <30
phút.
. Đảm bảo BN 50% BN có nhu cầu PHCN tại các khoa: Chấn thương chỉnh
hình, Nội thần kinh, Nhi điều trị kịp thời được .

. Lấy phiếu thăm dò ý kiến thân nhân Bn về tài liệu “ Hướng dẫn chăm sóc và tập
luyện cho người bệnh liệt nửa người” để hoàn chỉnh tài liệu
-

Tăng cường đầu tư trang thiết bị cần thiết, tận dụng tối đa diện tích hiện có để
phục vụ BN


-

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại khoa theo định kỳ hàng tháng để nâng cao kiến
thức.

-

Xây dựng kế hoạch và phương hướng hoạt động cho c ông tác đón nhận Tình
nguyện viên đợt 2.

-

Xây dựng phát đồ điều trị của khoa để tạo điều kiện cho công tác theo dõi, đánh
giá hoạt động chuyên môn.

3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh công tác chuyên môn ở khoa VLTL - PHCN đến n
ăm 2015:
Để hoạt động PHCN đạt được các chỉ tiêu về đào tạo, chỉ đạo, chất lượng và hiệu quả
hoạt động, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:


a) Nâng cao trình độ lý luận chính trị , y đức cho đội ngũ nhân viên khoa VLTL PHCN:
Giáo dục ý thức chấp hành chủ trương, nghị quyết , chính sách của Đảng và Nhà nước;
ý thức tổ chức kỷ luật, sống và làm theo pháp luật.
.Tăng cường giáo dục tư tưởng, y đức để thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ chí
Minh “ Thầy thuốc như mẹ hiền”.
-Các biện pháp thực hiện:
.Tích cực tham gia các đợt triển khai, học tập Nghị quyết, đường lối, chính sách của
Đảng ,Nhà nước, Bộ y tế.

.Tiếp tục vận động nhân viên “ Học và làm theo tấm gướng đạo đức Hồ Chí Minh”, tổ
chức cho nhân viên tham gia tìm hiểu những đức tính cao cả của Bác Hồ trong đời
sống, trong sự quan tâm chăm lo sức khỏe của nhân dân. .Tạo thuận lợi cho các thành
viên trong Ban chủ nhiệm tham dự lớp Trung cấp chính trị khi có đủ điều kiện.
.Tổ chức tự phê bình và phê bình; thực hiện tốt công tác dân chủ trong mọi
hoạt động của khoa.
b)

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền:

Giúp nâng cao nhận thức PHCN cho cộng đồng, người bệnh, nhân viên y tế, để
từng cá nhân hiểu được lợi ích của công việc tập luyện và qua đó có hành động thiết
thực.
-Các biện pháp thực hiện:
. Tuyên truyền cho tập thể cán bộ, nhân viên toàn bệnh viện về vai trò, hiệu quả
của việc phối hợp điều trị. Qua đó, vận động sự tham gia của các đồng nghiệp vào cộng
tác PHCN.
. Cùng với tập thể cán bộ, nhân viên toàn bệnh viện thô ng tin đến BN và thân
nhân các lợi ích của việc tập luyện để từ đó họ tự giác và vận động mọi người cùng tham
gia.


. Tiếp tục hoàn chỉnh bộ tài liệu “ Hướng dẫn chăm sóc và tập luyện cho người
bệnh liệt nửa người”; Chuẩn bị biên soạn tài liệu về Đau lưng và các biện pháp ngăn
ngừa.
.Duy trì thường xuyên và có hiệu quả công tác tuyên truyền thông qua các phương
tiện: Tranh ảnh, tài liệu phát tay, thông tin y học,.
.Tiếp chuyển các phóng sự do Bộ y tế kết hợp với Đài truyền hình Việt nam về
phòng ngừa khuyết tật, cách phát hiện sớn và can thiệp sớm các dạng khuyết tật thường
gặp.

c)

Xây dựng kế hoạch hoạt động:

Nhằm định hướng cho các hoạt động của khoa, làm cơ sở cho việc xây dựng kế
hoạch hoạt động chung toàn bệnh viện.
-Các biện pháp thực hiện:
.Lập kế hoạch mở rộng diện tích hoạt động để trình bày với Ban giám đốc nhu cầu
cần thiết và hiệu quả của việc mở rộng nhằm tạo điều kiện cho người bệnh, đặt biệt là
người khuyết tật được hưởng các dịch vụ tốt nhất
.Củng cố công tác phối hợp với các khoa lâm sàng để làm tốt công tác PHCN cho
người bệnh ngay từ giai đoạn sớm.
.Xây dựng đề án phát triển Phòng Hoạt động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu: cử cán bộ
đi học về Hoạt động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu; Dự trù kinh phí về cơ sở, trang thiết bị
d) Cô n g tá c đà o tạo, n ân g cao trình độ ch uyên môn:
Xây dựng đội ngũ kế thừa có đủ năng lực, trình độ để ứng dụng các thành tựu
khoa học và tiếp tục phát huy những kết quả đạt được.
-Các biện pháp thực hiện:
.Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học phát triển ngành PHCN
.Khuyến khích bác sĩ học tập nâng cao trình độ chuyên sâu về PHCN.
.Đào tạo thêm 02 Cử nhân VLTL để hỗ trợ công tác chuyên môn


.Chú trọng c ô ng tác đào tạo liên tục, làm tốt công tác chỉ đạo cho tuyến tập huấn,
bồi dưỡng chuyên môn cho tuyến dưới.
. Tiếp tục công tác thỉnh giảng ở trường Trung học y tế về môn PHCN.
đ) Tă n g cườn g đầu tư tra n g th iết bị và cơ sở vật chất:
Đảm bảo có đủ cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cần trong điều kiện phát triển vượt
bậc của y học.
- Các biện pháp thực hiện:

.Lập danh sách các trang thiết bị cần thiết cho c ông tác PHCN theo hướng chuyên
sâu cho từng loại bệnh và phù hợp tốc độ phát triển của y học nhẳm đảm bảo nâng cao
chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và PHCN.
.Cải tạo, nâng cấp các buồng điều trị.
.Nhà vệ sinh phải đảm bảo phục vụ được người bệnh ra vào bằng xe lăn theo Luật
Người khuyết tật.
.Cải tạo các lối ra vào khoa, các lối đi trong khoa để người bệnh di chuyển bằng
xe lăn hay gậy, nạng có thể đi lại thuận tiện.
e) Hợp tác quốc tế:
-

Trong thời gian vừa qua Bệnh viện đa khoa trung tâm An giang, Khoa VLTL
PHCN đã rất quan tâm đến c ô ng tác này nên đã có các tổ chức quốc tế tham gia
hỗ trợ chuyên mô n và trao đổi kinh nghiệm như : Unicep, Jica - Nhật bản, v.v..

-

Đặc biệt là đẩy mạnh hợp tác với Tổ chức Jica để tranh thủ sự giúp đỡ vể trang
thiết bị, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn.

-

Ngoài tổ chưc Jica, trong thời gian tới thông qua các liên hiệp Hội hữu nghị quốc
tế Khoa s mở rộng hợp tác với các tổ chức y tế nhân đạo thuộc cộng đồng chung
Châu âu, các quốc gia Bắc mỹ, các quốc gia tiên tiến ở Châu Á nhằm huy động
một cách tối đa các nguồn lực h p tác quốc tế để đẩy mạnh và nâng cao năng lực
hoạt động chuyên mô n của khoa.

f) Công tác kiểm tra , giám sát và th i đua , khe n t hưởng:



Nhằm khen thưởng, động viên khích lệ kịp thời các cá nhân có biểu hiện tốt, đạt
thành tích cao trong cô ng tác PHCN. Đồng thời phát hiện và chấn chỉnh các biểu hiện
tiêu cực.
-Các biện pháp thực hiện:
.Nêu gương những cá nhân hoàn thành tốt, xuất sắc nhiệm vụ trong các buổi họp
khoa.
.Đề bạt khen thưởng đối với những cá nhân có sáng kiến khoa học, có tư tưởng
phẩm chất đạo đức tốt.
.Thẳn thắng, mạnh dạn phê bình, để xuất kỷ luật đối với những hành vi vi phạm
quy chế hoạt động của đơn vị.
KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN :
Phát triển ngành PHCN theo định hướng chuyên sâu là một tất yếu khách quan
phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước đối với c ông tác chăm lo sức khỏe nhân dân nói chung, người khuyết tật và
ngành PHCN nói riêng.
Để đạt mục tiêu tiếp tục duy trì và phát triển khoa VLTL PHCN, Ban chủ nhiệm
khoa cần xây dựng các mục tiêu hoạt động cụ thể phù hợp từng giai đoạn phát triển. Mối
quan hệ mật thiết với các khoa cần được củng cố và phát triển để tiến tới 100% BN có
nhu cầu được hướng dẫn và điều trị PHCN.
Nhận thức của cộng đồng về PHCN đã từng bước được nâng cao, nhưng không vì
thế mà buông lỏng công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng ngừa tàn tật. Còn có rất
nhiều đối tượng chưa nắm bắt được những thông tin cần thiết cũng như sự chủ quan, ỷ
lại của BN và thân nhân là một nguyên nhân rất đáng ngại làm người bệnh có thể quay
trở lại với nguy cơ tàn tật. Các hình thức tuyên truyền cần được cải thiện cho sinh động
hơn, thiết thực và dễ nhìn, dễ học. Phải làm sao để mọi lúc, mọi nơi từng cá nhân đều có



×