Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tiểu luận môn quản lý nhà nước Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hiểm y tế tự nguyện ở trạm y tế phường mỹ xuyên, thành phố long xuyên đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.73 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU

Tất cả mọi người trong chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống khỏe mạnh,
ấm no, hạnh phúc. Nhưng trong cuộc sống không ai có thể lường hết được mọi rủi ro
có thể xẩy ra với bản thân hay gia đình như ốm đau, bệnh tật...Các chi phí khám chữa
bệnh này không thể xác định trước, vì vậy dù lớn hay nhỏ đều gây khó khăn cho gia
đình đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp. Điều quan trọng hơn là những
rủi ro này có thể làm suy giảm sức khỏe , suy giảm khả năng lao động, vừa kéo dài
thời gian không lao động vừa làm cho cuộc sống khó khăn hơn.
Quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và được tiếp cận với các dịch vụ Y tế
là một quyền lợi chính đáng của mọi người dân. Tuy nhiên, khả năng lựa chọn và tiếp
cận các dịch vụ Y tế của các nhóm cộng đồng có sự khác nhau và ngay trong một
quốc gia cũng không giống nhau, trong đó có bảo hiểm Y tế. Bảo hiểm Y tế thực sự là
chủ trương lớn của Đảng và nhà nước đã giúp biết bao gia đình có bệnh ổn định cuộc
sống, tuy nhiên củng có nhiều trường hợp người có bảo hiểm Y tế không hài lòng ở
nhiều khía cạnh đối với cung cách phục vụ của ngành y tế.
Để có thể khắc phục những nguyên nhân trên, lại vừa chủ động về tài chính khi
có rủi ro về sức khỏe xảy ra mỗi người có những biện pháp khắc phục khác nhau như
rút tiền tiết kiệm, bán tài sản, nhờ sự giúp đỡ của người thân, đi vay.. .Các biện pháp
trên đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định lại khó áp dụng trong trường
hợp thời gian kéo dài và lặp đi lặp lại. Vì vậy Bảo Hiểm Y Tế ra đời nhằm hỗ trợ cho
người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro về sức khỏe góp phần ổn định đời sống
và đảm bảo an toàn xã hội.
Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, đời sống con người được nâng cao, nhu cầu
khám chữa bệnh cũng tăng lên. Trong khi đó chi phí khám chữa bệnh ngày càng cao
do:
-l-

Ngành y tế áp dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong việc chuẩn đoán

điều trị bệnh.


-

Thuốc men tăng giá do biến động giá cả chung của thị trường. Đặc biệt có

những bệnh phải sử dụng thuốc biệt dược, chi phí lớn.


Do đó cần phải vận động mọi người trong xã hội tham gia Bảo Hiểm Y Tế nhằm
giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước và cũng để đảm bảo an toàn cho chính bản thân
mình khi gặp rủi ro về sức khỏe. Càng ngày Bảo Hiểm Y Tế càng tỏ rõ vai trò quan
trọng trong đời sống con người.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, nên tôi chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu
quả Bảo hiểm Y tế tự nguyện ở trạm Y tế phường Mỹ Xuyên , thành phố Long Xuyên đến 2015"

Làm tiểu luận tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả thực hiện Bảo hiểm Y tế tự nguyện của nhân dân ở phường Mỹ
Xuyên ngày càng tốt hơn.
Đề tài được kết cấu gồm 3 phần, chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về Y tế
Chương 2: Thực trang tiến trình thực hiện Bảo hiểm Y tế tự nguyện ở phường
Mỹ Xuyên từ 2010 đến nay
Chương 3: Mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả BHYT tự nguyện ở trạm
Y tế phường Mỹ Xuyên, thành phố Long Xuyên đến 2015


CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ Y TẾ
1.1 Những vấn đề cơ bản về y tế và bảo hiểm y tế:
1.1.1. Một số khái niệm:

*

Khái niệm y tế: Trong các văn bản pháp quy thuộc lĩnh vực y tế của Việt Nam,

cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính thức. Nhưng có thể hiểu Y tế là hệ
thống tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để dự phòng, chữa bệnh, chăm sóc sức
khỏe cho con người.

Hoạt động y tế là hoạt động có tính liên ngành: y học, dược học, trang thiết bị
y tế, những điều dưỡng, xã hội học y tế, kỹ thuật học y tế. Hoạt động có liên quan
hàng loạt vấn đề quan trọng của đời sống xã hội như tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tuổi thọ,
tuổi dinh dưỡng, môi trường sống trong sạch, bệnh tật và dịch bệnh, bệnh nghề
nghiệp và tai nạn lao động, sản xuất và dịch vụ cung cấp thuốc và các dụng cụ y tế...
*

khái niệm sức khỏe: WHO đã định nghĩa ” Sức khỏe là tình trạng hoàn toàn thoải
mái về thể chất, tâm thần, và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh tật hoặc đau yếu”

Mặc dù bản chất của các vấn đề sức khỏe, mô hình bệnh tật đã có nhiều thay
đổi, nhưng mục đích trọng tâm và mong muôn đem lại tình trạng sức khỏe tốt
cho mọi người của tổ chức này không hề thay đổi.
*

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc

sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và
các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của pháp Luật.
1.1.2. Vai trò của y tế và bảo hiểm y tế trong đời sống kinh tế, xã hội nói chung

và toàn dân nói riêng:

- Vai trò Y tế: là chăm sóc bảo vệ sức khỏe (CSSK) toàn diện, phòng bệnh, chữa bệnh
cho nhân dân.
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của bảo hiểm y tế:

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức, nhằm
huy động sự đóng góp tài chính của cộng đồng để tạo Quỹ BHYT, không vì mục đích
lợi nhuận, giúp cho người tham gia BHYT có nguồn tài chính để chăm sóc sức khoẻ,
bảo vệ quyền lợi của mình. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong


lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhằm bảo đảm chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí
khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT khi họ ốm đau, bệnh tật bằng nguồn quỹ
BHYT do sự đóng góp theo chu kỳ của người sử dụng lao động, người lao động, các
tổ chức và cá nhân.
Bảo hiểm Y tế là một trong những hoạt động nhân đạo nhất, thể hiện sự hỗ trợ
tương thân, thương ái trong chăm sóc sức khoẻ giữa người giàu với người nghèo,
giữa người thuận lợi về sức khoẻ với người ốm đau và rủi ro về sức khoẻ, giữa người
đang độ tuổi lao động với người già và trẻ em. Đồng thời BHYT mang tính dự phòng
những rủi ro do chi phí cao cho chăm sóc sức khoẻ gây nên khi ốm đau, bệnh tật. Đặc
biệt đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, người về hưu, mất sức.không đủ
điều kiện để khám, chữa bệnh. Mặt khác, thực hiện chế độ BHYT là thể hiện chế độ
ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và phát huy giá trị nhân văn, giá trị truyền
thống của dân tộc Việt Nam.
Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch,
bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
Như vậy BHYT là một phạm trù kinh tế xã hội (KTXH) tất
yếu của xã hội phát triển và tiến tới thực hiện BHYT toàn
dân là một yêu cầu khách quan. Tiến tới BHYT toàn dân là
một trong những nhiệm vụ quan trọng mà toàn Đảng toàn dân
phải phấn đấu.



1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Y tế:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Chính sách của Đảng và Chính phủ
phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói là Đảng và
Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng
và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”, Hồ Chí Minh rất
quan tâm đến vấn đề sức khoẻ của con người. Người coi đây là một nhân tố rất
quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
Người chỉ rõ “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây dựng đời sống mới, việc
gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công”. Người nói: “Mỗi một người dân yếu
ớt tức là cả nước yếu ớt, dân cường thì nước mạnh”. Hồ Chí Minh cũng đã đánh
giá rất cao vai trò của sức khoẻ nên trong thời kỳ lãnh đạo dân tộc tiến hành cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Người cho rằng: “Sức khoẻ của cán
bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khoẻ
đầy đủ thì kháng chiến càng gần thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”
(Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam. Nhà Xuất bản Y học.
Hà Nội 1998. Trang 160)
Trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Hồ Chí Minh rất
quan tâm đến vấn đề y học dự phòng. Người nói: “Phòng bệnh cũng cần thiết
như chữa bệnh”. “Phòng bệnh hơn trị bệnh”. “Mọi người từ già trẻ, trai gái, đã là
người dân yêu nước đều phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ”.
Trong nội dung của cuốn sách Đời sống mới, Người viết: “Sạch sẽ là một phần
của đời sống mới, sạch sẽ thì dân ít ốm, khoẻ mạnh thì làm được việc, làm được
việc thì có ăn”. Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam. Nhà
Xuất bản Y học; Hà Nội; 1998. đưa vào tài liệu tham khảo
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác y tế, sức khoẻ đã làm Đây là nền tảng
cơ sở cho Đảng ta xây dựng những quan điểm, nghị quyết để lãnh đạo, chỉ đạo



nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân phù hợp với tình hình của từng
giai đoạn ngày càng có hiệu quả tốt hơn.
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Y tế và BHYT:
* Quan điểm của Đảng ta về Y tế và BHYT:

Trong Hiến pháp 1992 qui định rất rõ phải “.kết hợp phát triển y tế nhà
nước với y tế tư nhân; thực hiện bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để mọi người dân
được chăm lo sức khoẻ”. Trước những vấn đề đặt ra đối với sự nghiệp chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân của ngành y tế trong thời kỳ đổi mới, tiến tới
xóa bỏ bao cấp đối với công tác này. Vì thế, trong Văn kiện Đại hội khóa VII đã
nhấn mạnh: “... Sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ là trách nhiệm của cộng đồng và
mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng và chính quyền, các đoàn thể
nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt ... Thực
hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", đa dạng hoá các hình thức
tổ chức chăm sóc sức khỏe trong đó y tế Nhà nước là chủ đạo, tận dụng mọi tiềm
năng sẵn có trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế.
Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh :
“Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội. Tiến tới áp
dụng chế độ bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân...Đổi mới
cơ chế, chính sách viện phí; mở rộng y tế tự nguyện, tiến tới BHYT toàn dân”.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt
Nam tiếp tục nhấn mạnh: “Phát triển và nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế; xây
dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; phát triển mạnh các
loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm y tế cộng đồng. Mở rộng diện các
cơ sở y tế công lập và ngoài công lập khám bệnh, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế.
Hạn chế và giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh. Đổi
mới phương thức thanh toán viện phí qua Quỹ bảo hiểm y tế”.



Không dừng lại ở đó, để tiến tới BHYT toàn dân Văn kiện Đại hội lần thứ
XI của Đảng khẳng định: “ Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách
BHYT, khám, chữa bẹnh và viện phí phù hợp; có lộ trình thực hiện BHYT toàn
dân.
Thực hiện tốt chính sách khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách,
người nghèo, trẻ em và người dân tộc thiểu số, chăm sóc sức khỏe cho người cao
tuổi”.
* Các văn bản Qui định của Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều Chỉ thị,
Quyết định để thể chế hóa các chủ trương chỉ đạo của Đảng;
-

Chỉ thị 38-CT/TW vể “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình

hình mới”
-

Thông tư liên tịch 09/2009/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế
-

Thông tư 10/2009/TT-BYT hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh

ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT
-

Chương trình 527/CTr-BYT về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

tại các cơ sở khám chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh
BHYT
- Quyết định 82/QĐ-BHXH ban hành Quy định về tổ chức thực hiện hợp


đồng khám chữa bệnh, giám định, chi trả chi phí khám chữa bệnh, quản lý và sử
dụng quỹ BHYT
-

Quyết định 2559/QĐ-BHXH quy định về tổ chức thực hiện chế độ

khám chữa bệnh BHYT
- Quyết định 612/QĐ-BHXH về mức đóng Bảo hiểm y tế tự nguyện
- Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối

với công tác bảo hiểm xã hội, y tế giai đoạn 2012 - 2020
- Nghị định 62/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế


Tại kỳ họp lần thứ 7, khóa VII (từ ngày 07 - 09 tháng
12 năm 2010), Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh đã ban
hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án
Phát triển BHYT tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 (gọi
tắt là Đề án); ngày 23 tháng 12 năm 2010.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TỰ NGUYỆN
Ở TRẠM Y TẾ PHƯỜNG MỸ XUYÊN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
2.1. Đặc điểm tình hình chung:
* Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội phường Mỹ Xuyên, thành phố Long

Xuyên, tỉnh An Giang.
+ Địa lý, dân số, hành chính:

My Xuyên la Phường nội ộ TP Lộng xuyên diên tích tư nhiên la ổi ha, dan
sộ’ là15.8ổ7 người, mật độ dan sô" la ingười /3.ổm 2, cộ 4771 hộ va 5 khóm, giaộ
thông bê tộng hộa 90%, hê thộng day lộa phat thanh phu 100% số hộ nghê toan
Phường, cơ cấu kinh tế phan bố thêộ tỷ lệ: Thương mại dịch vụ chiếm 68,7%,
tiểu thủ cộng nghiệp 9,2% nghề khac 22,1%, vời 100% hộ sư dung nườc máy, hộ
cộ cau tiêu hờp vê sinh đat 100%, hộ xử ly rac đung qui định đat 95% .
- Tộn giaộ chính la đạộ Phât.
- Một sộ" bênh dịch lưu hanh ờ địa phường chu yếu la bênh sất xuất

huyết, bênh laộ, HIV/AIDS ty lê tang hang năm, bênh caộ huyết ap, tim mach,
tiêu đường ty lê người mac kha caộ vì vay tỉ lê tử vộng đang kế, bênh đường hộ
hấp xay ra thường xuyên trộng nam kế ca người lờn va trê êm, dộ độ trộng cộng
tac cham sộc sưc khộê nhan dan vê kham điêu trị bênh, kế hộach hộa gia đình,
truyên thộng giaộ duc sưc khỏê, cộng tac tư vấn cộng động rất thuân lời.
+ Kinh tế:
- Là phường trung tâm của TPLX về việc phát triển tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ thương mại; có nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm, mua bán thức ăn đường
phố tập trung


trên địa bàn phường; đa số hộ gia đình có nghề mua bán nhỏ, gia đình
CB.CC Nhà nước,... Có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn một số người dân
lao động, hộ gia đình tạm trú trên địa bàn phường có thu nhập còn thấp, chưa ổn
định.
-

Trong phường còn 22 hộ nghèo theo chuẩn mới.

-


Thu nhập bình quân đầu người trên 13.000.000đ/người/năm.

-

UBND phường Mỹ Xuyên luôn quan tâm và hổ trợ, chỉ đạo tích cực

trong tình hình sức khỏe của địa phương .
+ Văn hóa, xã hội:
Trong phường có 01 trường tiểu học, 01 trường MG và 10 điểm mầm non

thục.
Phường giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục - xóa mù chữ và phổ
cập tring học cơ sở.
Trình độ dân trí nhìn chung chưa cao, hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa
95,29%.
Hệ thống loa truyền thanh phủ khắp 5 khóm, người dân dễ dàng tiếp nhận
nhiều thông tin đại chúng như ti vi, báo, đài,.
Tỷ lệ người Kinh trên 90%, người Hoa trên 5%, còn lại là các dân tộc
khác. Tôn giáo chính là đạo Phật, Thiên Chúa, Cao Đài, Hòa Hảo,.
Địa bàn phường khá phức tạp có rất nhiều khách sạn, nhà hàng, nhà trọ,
điểm karaokê, tình trạng tệ nạn xã hội như xì ke, ma tuý, mại dâm còn tồn tại
nguy cơ làm lây nhiễm HIV/AIDS .
Phường Mỹ Xuyên nằm trong nội ô thành phố Long Xuyên, Phía đông
giáp với phường Mỹ Long, phía nam giáp với phường Mỹ Phước, phía tây giáp
với phường Mỹ Bình và phía bắc giáp với phường Mỹ Hòa. Với tổng diện tích là
476,4 km2, chạy dọc theo đường Quốc lộ 91; Dân số 15.867 người, với tổng số


hộ đang quản lý 4.771 hộ, Người dân sống chủ yếu bằng nghề công thương
nghiệp, buôn bán nhỏ.

* Đặc điểm tình hình chung của trạm Y tế Mỹ Xuyên:

+ Về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trạm y tế Mỹ Xuyên:
Trạm Y tế được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế trạm Y tế cơ sở “ Chuẩn
quốc gia về Y tế xã”. Vị trí gần trục lộ giao thông, ở khu trung tâm phường, với
diện tích 400 m

2

. Tổng công trình gồm: Khối nhà chính, công trình phụ trợ

( nhà kho, nhà để xe, nhà vệ sinh..., sân phơi, có vườn thuốc mẫu, cây xanh và
hàng rào bảo vệ, nhà trạm thiết kế xây dựng cấp III.
Cơ sở hạ tầng trạm xây dựng kiên cố về diện tích, phòng ốc đạt chuẩn
quốc gia y tế xã. Trang thiết bị tương đối đảm bảo hoạt động.
+ Về trang thiết bị:

Đảm bảo đủ phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại trạm Y tế và thực
hiện các chương trình y tế quốc gia.
+ Về Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của trạm:

Trạm Y tế với tổng số là O8 biên chế đúng theo qui định chung; Ol bác sỹ,
2 y sỹ đa khoa, Ol y sỹ y học cổ truyền, 2 y sỹ sản, 2 dược sỹ trung học.
- Hiện O5 khóm đều có tổ y tế, Ol tổ đông y tại trạm y tế và lO CTV lồng
ghép hoạt động cho các chương trình y tế và dân số kế hoạch hóa gia đình.
Trong địa bàn phường có O2 bệnh viện ( Ol đa khoa và Ol sản khoa), 05
phòng khám nha khoa tư nhân, 26 phòng mạch tư ngoài giờ, lO nhà thuốc tây,
O2 phòng chẩn trị YHDT, và O3 cơ sở kinh doanh mắt kính thuốc.
2.2.


Thực trạng tiến trình thực hiện BHYT tự nguyện ở trạm Y tế phường

Mỹ Xuyên từ 2008 đến nay
2.2.1.

Thực trạng tiến trình thực hiện BHYT tự nguyện ở trạm Y tế Mỹ

Xuyên từ 2010 đến nay
* Kết quả thực hiện được ở trạm Y tế Mỹ Xuyên từ 2008 đến nay:


Các hoạt động Y tế chủ yếu tập trung thực hiện các chương trình y tế quốc
gia và y tế dự phòng riêng công tác khám chữa bệnh chưa được đánh giá cao. Cơ
sở vật chất, trang thiết bị tuy đã được đầu tư tốt hơn nhưng hoạt đông của trạm y
tế chư a được đổi mới, nề nếp làm việc chưa chặt chẽ, công tác khám chữa bệnh,
cấp cứu ban đầu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức
khỏe của nhân dân, trong khi đó bảo hiểm y tế tự nguyện còn chiếm tỷ lệ thấp,
chất lượng phục vụ chưa đạt yêu cầu, người dân ít quan tâm đến BHYT tự
nguyện.
Năm 2008 trạm Y tế Mỹ Xuyên được xây dựng mới và được đưa vào sử
dụng, cán bộ y tế được đào tạo về chuyên môn, cung cách phục vụ được đổi mới.
vấn đề xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe nhân dân đã
trở thành phong trào rộng lớn trong nhân dân. Đảng bộ và chính quyền quan tâm
đến công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, các ban ngành đoàn thể rất quan tâm
trong công tác vận động người dân tham gia bảo hiểm Y tế tự nguyện.
Năm 2008 có 564 lượt người tham gia BHYT tự nguyện; Năm 2009 có
924 lượt người than gia; Năm 2010 trạm Y tế Mỹ Xuyên được bệnh viện đa khoa
Long Xuyên hỗ trợ phần mềm quản lý công tác khám chữa bệnh bằng BHYT,
chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên rất rõ 2010 có 1541 thẻ BHYT tự
nguyện tham gia, Riêng năm 201 đã có 3202 thẻ BHYT tự nguyện được người

dân tham gia, đạt trên 60% đến nay đã có tổng số người có BHYT khám tại trạm
Y tế là 2567 người đạt trên 70%. Công tác khám chữa bệnh ngày càng được quan
tâm thực hiện, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên tạo được lòng tin trong
nhân dân, người dân tự nguyện tham gia.
Việc ứng dụng phần mềm khám chữa bệnh vào BHYT, giúp việc quản lý
ngày càng tốt hơn, công tác phục vụ khám chữa bệnh được nhanh hơn, ít sai sót
trong khám chữa bệnh, bệnh nhân không phải chờ lâu, được người dân đồng
tình.


Cung cách phục vụ từng bước được chú trọng, cán bộ Y tế được tham gia
các lớp tập huấn về chuyên môn nên trình độ ngày càng được nâng lên.Việc thực
hiện Y đức được coi trong, thực hiện tốt công bằng trong khám chữa bệnh tạo
được lòng tin trong nhân dân.
* Những nguyên nhân đạt được:

Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng Ủy, Ủy Ban nhân dân trong việc hỗ
trợ cơ sở vật chất, nhân lực Y tế cơ sở cho trạm Y tế.
Cán bộ Y tế thực hiện tốt về Y đức trong thực hiện khám chữa bệnh
Công bằng trong khám chữa bệnh, không phân biệt đối xử; Tận tụy trong
công việc được giao, thực hiện tốt công tác phê và tự phê trong đơn vị; Mỗi cán
bộ đều có ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Từ đó, không ngừng học tập
nâng cao trình độ chuyên môn, tạo được lòng tin trong nhân dân.
Thực hiện tốt nội qui trong cơ quan đơn vị, các Chủ trương, đường lối của
Đảng được vận dụng và thực hiện nghiêm túc.
2.2.2. Những hạn chế, khó khăn:
* Những hạn chế, khó khăn:

Nguồn nhân lực trạm Y tế chưa đảm bảo so với yêu cầu thực tế, tuy phân
bố đủ chức danh nhưng vẫn thiếu trong so với yêu cầu thực tế .

Các chương trình Y tế quốc gia đòi hỏi ngày càng phải thực hiện hiệu qủa
hơn và chuyên nghiệp hơn. Số đông cán bộ Y tế tại trạm Y tế tuy có nhiệt tình
thực hiện nhiệm vụ, thâm niên công tác dài, nhưng ít được đào tạo lại. Một số
công chức, viên chức lớn tuổi không được đào tạo lại.
Nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao nhưng trang thiết bị lại chưa đáp
ứng kip so với yêu cầu.
Thuốc phục vụ cho khám chữa bệnh BHYT tại trạm Y tế còn rất hạn chế,
thiếu về số lượng và chất lượng. Mô hình bệnh tật đang chuyển đổi, ngoài các
bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng các bệnh đặc trưng như tim mạch, đái tháo


đường, sức khỏe do tai nạn, HIV/AIDS ngày càng tăng. Bệnh sốt xuất huyết lưu
hành quanh năm, cúm A
H1N1, cúm AH5N1 đang diển biến phức tạp và chúng ta đang tiếp tục giám sát
dịch cúm AH7N9 đang xảy ra tại Trung Quốc.
Nhu cầu và số lượng người tham gia BHYT ngày càng cao.
* Nguyên nhân của hạn chế khó khăn:

Cán bộ được cử đi đào tạo dài hạn nhưng không được bổ sung thêm cán
bộ khác để thay thế.
Biên chế trạm Y tế thực tế không đảm bảo cho các công tác tại trạm y tế;
số người tham gia BHYT ngày càng tăng, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng
nhân sự phục vụ cho công tác này không tăng.
Kế hoạch đào tạo lại cho những cán bộ Y tế xã, phường chưa được chú
trọng.
Việc đầu tư trang thiết bị cho trạm Y tế còn rất hạn chế, kinh phí đầu tư
trang thiết bị còn thấp so yêu cầu thực tế.
Thuốc phục vụ cho công tác khám bệnh bằng BHYT chủng loại không
nhiều, các bệnh mãn tính cần cung cấp cho người bệnh lại không đủ, chỉ cung
cấp thước thông thường, nên kết quả điều trị không cao, chưa thu hút người dân

tự nguyện tham gia.
Trưởng trạm là Bác Sỹ nhưng lại thường xuyên hội, họp nên công tác
khám chữa bệnh cho người dân không được thường xuyên.
Chỉ đạo tuyến không được thực hiện thường xuyên, việc cập nhật thông
tinh còn chậm, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng khám chữa bệnh
2.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết:
- Cơ sở vật chất, tổ chức, quy trình khám, điều trị tại trạm Y tế.
- Mức độ hài lòng của người bệnh đối với các yếu tố về chất lượng chăm

sóc sức khỏe bằng BHYT.


- Cơ số thuốc bảo hiểm Y tế cung cấp cho tuyến xã.
- Trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh

Cung cách phục vụ, thực hiện y đức trong khám chữa
bệnh
- Kế hoạch đào tạo, đào tạo lại hành năm
-

Nguồn nhân lực cần có thực tế để phục vụ cho công tác tại trạm

-

Thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh.

-

Chỉ đạo tuyến phải được thực hiện




CHƯƠNG 3
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA BHYT Tự NGUYỆN Ở
TRẠM Y TẾ PHƯỜNG MỸ XUYÊN - TPLX ĐẾN NĂM 2015
3.1. Mục tiêu chung nâng cao hiệu quả của BHYT tự nguyện ở trạm Y

tế phường Mỹ Xuyên, TPLX đến 2015:
+ Mục tiêu chung đến 2015:
-

Đào tạo thêm nguồn nhân lực cho Y tế cơ sở, ít nhất 02 Bác Sỹ một

trạm Y tế xã, phường
- Bổ sung trang thiết bị theo qui định của chuẩn quốc gia ( Máy siêu âm,

Máy
đo điện tim, một số xét nghiệm cơ bản ) góp phần nâng cao công tác khám bệnh
tại
tuyến cơ sở, giúp người dân có nhiều lựa chon hơn trong việc tham gia bảo hiểm
y tế tự nguyện.
-

Thuốc cho tuyến xã nên phong phú hơn, đa dạng hơn, góp phần phục

vụ tốt cho người bệnh, nhất là những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
tại địa bàn phường.
- Thường xuyên củng cố và xây dựng cơ sở vật chất cho tuyến cơ sở, tạo

điều kiện cho y tế cở sở hoạt động tốt hơn.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại lực lượng Y, Bác Sỹ tuyến

cơ sở, giúp nâng cao tay nghề trong công tác khám và chữa bệnh, từng bước đáp
ứng theo yêu cầu thực tế trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu trong nhân
dân.
-

Tổ chức chỉ đạo tuyến, chuyển giao công nghệ, đây là yêu cầu hết sức

chính đáng giúp y tế cơ sở hoạt động ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn.
- Công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện thường xuyên, tạo điều

kiện hoạt động cho y tế cơ sở ngày càng đi vào nề nếp.


+ Mục tiêu cụ thể hàng năm:
-

Cải cách thủ tục hành chánh bằng cách ứng dụng công nghệ quản lý

hành chánh bằng các phần mềm ứng dụng
- Thực hiện tốt nội qui, qui định của ngành Y tế trong thực hiện công tác

chăm sóc sức khỏe ban đầu trong nhân dân.
- Thực hiện tốt 12 điều Y đức
-

Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phải đảm bảo

được hai yếu tố đó là “Đức và Tài”

- Đảm bảo đủ thuốc phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.
- Cơ sở khám chữa bệnh phải đảm bảo sạch, ngăn nắp
- Trang bị những thiết bị tối thiểu để phục vụ cho công tác

khám chữa

bệnh
bằng bảo hiểm y tế tại trạm Y tế.
-

Đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnh bằng bảo hiểm Y tế, không

được phân biệt đối sử, mọi người đều được hưởng quyền lợi như nhau.
- Trao dồi Y đức trong lực lượng Y, bác Sỹ
- Việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh

phải được

thực
hiện thường xuyên trong lực lương Y, Bác Sỹ.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của BHYT tự nguyên ở trạm Y tế

phường Mỹ Xuyên. TPLX đến 2015:
3.2.1 Chính sách đối với một số đối tượng mua BHYT tự nguyện:



•o




o



Xem xét mức đóng BHYT của người dân và khả năng hỗ trợ một phần
mức phí của Nhà nước đối với đối tượng cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn
giúp họ làm quen với chính sách mới và giảm bớt khó khăn cho gia đình. Tuy


nhiên mức đóng BHYT vẫn là nền tảng quyết định cho việc bảo đảm quyền lợi
của ngưòi tham gia BHYT.
3.2.2

Cần phải có sự phối hợp thực hiện giữa các ban ngành đoàn thể tham gia trong

công tác tuyên truyền vân động người dân tham gia. Vấn đề này cần được thể hiện

trong các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Việc tổ chức thực hiện BHYT
tự nguyện không chỉ thuộc trách nhiệm của BHXH mà đó còn là trách nhiệm của
các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo ban ngành đoàn
thể tham gia trong công tác tuyên truyền vân động người dân tham gia.
3.2.3

Cần tổ chức riêng cơ sở khám chữa bệnh BHYT đảm bảo đủ lực lượng Y, Bác Sỹ

cho công tác này. Tạo điều kiện để ngành BHXH nâng cao năng lực quản lý, tăng

cường bổ sung cán bộ cả về chất lượng và số lượng. Có cơ chế khuyến khích cán
bộ các ngành cùng tham gia công tác vận động thuyết phục người dân tham gia

BHYT.
3.2.4

Cần quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và các trang thiết bị cho y tế cơ sở (trạm y

tế xã), Vì trạm y tế là nơi chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, là nơi tạo

người dân tiếp cận đầu tiên với công tác y tế, trong đó có cả người tham gia
BHYT nhất là BHYT tự nguyện.
3.2.5.

Bổ sung thêm nguồn nhân lực cho Y tế cơ sở:

Có ít nhất O2 Bác Sỹ một trạm Y tế Xã/phường, thường xuyên tổ chức
đào,
đào
tạo lại lực lượng Y tế xã, phường
3.2.6.

Bổ sung trang thiết bị theo qui định của chuẩn quốc gia :

( Máy siêu âm, Máy đo điện tim, một số xét nghiệm cơ bản ) giúp Y tế


điều kiện hoạt động tốt hơn

sở


3.2.7.


Thuốc cung cấp về trạm Y tế:

Nên có nhiều chủng loại hơn, chất lượng hơn, riêng các bệnh nhân có các
bệnh mãn tính nên có qui định cho nhiều ngày hơn, tạo điều kiện cho người bệnh
có bảo hiểm y tế tự nguyện tại địa phương dễ tiếp cân với các dịch vụ y tế,
không mất nhiều thời gian trong khám chữa bệnh.
3.2.8. Giảm bớt hội họp cho cán bộ Y tế, giúp họ có nhiều thời gian phục vụ bệnh

nhân hơn
3.2.9. Tăng cường công tác chỉ đạo tuyến: Nên thực hiện thường xuyên giúp việc

cập nhật thông tinh nhanh hơn, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
3.2.10. Nên chăng quyền lợi của mọi người tham gia đều được xác định bằng “gói dịch
vụ y tế cơ bản". Và mọi người có thể tham gia BHYT bổ sung ở các tổ chức Bảo

Hiểm thương mại nếu có nhu cầu, mong muốn điều trị cao hơn. Chính phủ cần
xem xét, sửa đổi những vấn đề không còn phù hợp với điều lệ BHYT: chế độ thu
một phần viện phí, cải thiện quyền lợi của người tham gia BHYT, làm rõ khoản
nào bệnh viện được thu, khoản nào Nhà nước phải bao cấp.
3.2.2. kết luận, kiến nghị:

Thực hiện lộ trình bao phủ BHYT toàn dân, trong đó có BHYT tự nguyện
là một trong những nhiệm vụ chiến lược trong phát triển KT-XH của đất nước,
nhằm đảm bảo an sinh xã hội.
Mục tiêu hướng đến của BHYT về số dân tham gia BHYT đến năm 2015
phải trên 70% và đến năm 2020 có hơn 80% dân số tham gia BHYT tiến tới mục
tiêu BHYT toàn dân. Để có hơn 70% dân số tham gia BHYT vào năm 2015 như
mục tiêu đề ra, những giải pháp chung là xây dựng và hoàn thiện chính sách
BHYT, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về BHYT, đẩy mạnh tuyên truyền,

phổ biến pháp luật về BHYT, đổi mới cơ chế tài chính y tế và đảm bảo ngân sách
hỗ trợ các nhóm đối tượng tham gia BHYT...


Giải pháp cụ thể là đẩy mạnh công tác truyền thông đến các nhóm đối
tượng người lao động trong các doanh nghiệp, nhóm cán bộ không chuyên trách
cấp xã, nhóm đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình nông dân, công
nhân có mức sống trung bình. Truyền thông hướng vào tuyên truyền các chính
sách, quyền lợi, nghĩa vụ mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT, các hình thức
xử phạt vi phạm hành chính về BHYT.
Nâng cao chất lượng khám bệnh cho những người có bảo hiểm y tế, nhất
là bảo hiểm y tế tự nguyện, tạo điều kiện kích thích người dân tham gia nhiều
hơn nữa đối với BHYT tự nguyện.
Nên bổ sung thêm lực lượng Y, Bác Sỹ có tay nghề tham gia công tác này,
đảm bảo đủ lực lượng và phù hợp với yêu cầu thực tế trong tiến trình tiến tới
BHYT toàn dân đến 2020.
Ngoài những nguyên nhân khiến việc thực hiện tỷ lệ bao phủ BHYT toàn
dân còn gặp nhiều thách thức, cũng cần phải phân tích những yếu tố về phong
tục, tập quán, văn hóa vùng miền để có chiến lược truyền thông phù hợp, nên
chăng cần tổ chức hệ thống đại lý bán thẻ BHYT ở những điểm mà người dân dễ
dàng tiếp cận.
Bên cạnh đó cần tăng cường vai trò của UBND các cấp và chính quyền địa
phương. UBND nên đưa việc thực hiện BHYT toàn dân là một trong những chỉ
tiêu để phát triển KT-XH của địa phương mình đồng thời nâng cao vai trò của
ban ngành, đoàn thể, bởi ban ngành đoàn thể là kênh tuyên truyền gần gũi đến
từng người dân qua đó người dân dễ dàng hiểu những lợi ích mà việc tham gia
BHYT mang lại.
Nên kiên quyết xử lý những đối tượng lợi dung chính sách bảo hiểm y tế
để trục lợi cá nhân và mạnh dạn đưa ra khỏi ngành y tế những thầy thuốc không
đủ tay nghề, có phẩm chất đạo đức không tốt, lợi dụng BHYT để trục lợi cá

nhân, góp phần tạo được lòng tin trong nhân dân, để bảo hiểm y tế chính là chổ


dựa đáng tin cậy, bản thân của người thầy thuốc phải thấy hết trách nhiệm của
mình trong công việc phục vụ sức khoẻ của nhân dân, và cũng nhằm nâng cao
chất lượng sống cho cộng đồng xã hội, nhằm thực hiện tốt chính sách quốc gia
về BHYT Việt Nam và đạt mục tiêu đảm bảo công bằng trong khám và chữa
bệnh./.



×