Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC - HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ TRONG TÁC PHẨM NHỮNG NGƯỜI BẠN DÂN LÀ NHƯ THẾ NÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.58 KB, 4 trang )

1
HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ – XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM “NHỮNG
NGƯỜI BẠN DÂN LÀ NHƯ THẾ NÀO VÀ HỌ ĐẤU TRANH CHỐNG NHỮNG
NGƯỜI DÂN CHỦ XÃ HỘI RA SAO?” CỦA V.I.LÊNIN
Trong dòng chảy liên tục của lịch sử tư tưởng nhân loại, triết học Mác ra đời, đánh
dấu một bước ngoặt cách mạng vĩ đại, so với tất cả các hệ thống triết học trong lịch sử, sự ra
đời đó phù hợp với quy luật khách quan. Đặc biệt, nội dung mang tính bước ngoặt cách mạng
đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó cùng với phát kiến giá trị thặng dư, phát kiến về hình
thái kinh tế xã hội là học thuyết đặc biệt quan trọng, chiếm vị trí cốt lõi trong chủ nghĩa duy
vật lịch sử của triết học Mác. Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội do Mác - Ăngghen sáng
lập, ngay từ khi mới ra đời, đã đứng trước sự chống phá ác liệt về tư tưởng của kẻ thù. Vào
cuối thế kỷ XIX, với tính chất ảo tưởng chủ quan, những người theo chủ nghĩa dân tuý ở Nga
đã không thừa nhận các vấn đề trong học thuyết hình thái kinh tế – xã hội do Mác đưa ra. Vì
vậy, họ đã ra sức công kích, phủ nhận các nguyên lý cách mạng, khoa học của triết học Mácxít. Do vậy, tác phẩm “Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những
người dân chủ xã hội ra sao” của V.I.Lê nin ra đời vào xuân hè năm 1894. V.I.Lênin đã giáng
trả quyết liệt sự tấn công của bọn Dân Tuý tự do đối với những người Mác Xít qua tạp chí
“Của cải nước Nga” của chúng.
Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh lịch sử, nước Nga bước vào con đường phát
triển TBCN, mặc dù chậm hơn nhiều so với các nước Tây Âu. Những năm 60 của thế kỷ XIX,
nước Nga vẫn là một nước nông thôn; từ năm 1861, CNTB đã phát triển nhanh ở Nga. Tính từ
thời điểm năm 1862 đến 1901, nước Nga đã xây dựng được 26.000 km đường sắt, 40% các xí
nghiệp được xây dựng và hoạt động, kéo theo hơn 10 triệu công nhân làm thuê. Với nhịp điệu
phát triển nhanh chóng của CNTB, đã đưa tới tình trạng giai cấp công nhân và nông dân bị
bóc lột nặng nề. Các mâu thuẫn xã hội ngày càng phát triển gay gắt, trong đó có mâu thuẫn
giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Sự phát triển của CNTB, đồng thời kéo theo sự phát
triển cao của cuộc đấu tranh giai cấp; sự phát triển của phong trào công nhân ở Nga và yêu cầu
khách quan lúc này đặt ra là phong trào công nhân phải có được một hệ tư tưởng khoa học dẫn
đường đó là Chủ nghĩa Mác. Trong khi đó, Chủ nghĩa Mác cũng như phong trào công nhân ở
Nga đang gặp nhiều cản trở lớn, đặc biệt là Chủ nghĩa dân tuý. Đây là một trào lưu lý luận
chiếm ưu thế trong phong trào nông dân Nga; họ tổ chức phong trào nông dân, phủ nhận sự
phát triển của CNTB và tin tưởng có một cuộc cách mạng xã hội trong phong trào nông dân.


Song sự phân hóa trong nội bộ của Chủ nghĩa dân tuý thành hai lực lượng vào những năm 90

1

1


2
của thế kỷ XIX, đó là, một loại không tham gia hoạt động chính trị, một loại tham gia nhưng
cải lương thỏa hiệp “phái dân tuý tự do chủ nghĩa”. Dẫn tới việc khoác áo cách mạng và chống
cách mạng từ bỏ CNDV đến với CNDT và xã hội không tưởng. Đặc biệt là họ phủ nhận các
nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa duy vật lịch sử, cho hiện tượng kế thừa là do sinh con đẻ cái,
cho quan hệ dân tộc là tiếp tục của quan hệ thị tộc. Họ còn đi đồng nhất phép biện chứng của
Mác với tam đoạn thức của Hê-ghen. Xuyên tạc các vấn đề của triết học Mác.
Những yêu cầu của thực tiễn phong trào công nhân Nga và cuộc đấu tranh tư tưởng –
lý luận lúc này, là đấu tranh chống lại các quan điểm sai lầm, phản động của Chủ nghĩa dân
tuý, bảo vệ và phát triển triết học Mác trong giai đoạn lịch sử mới, Lê-nin đã viết tác phẩm
này, ông đã vạch trần tính chất, cơ sở triết học duy tâm chủ quan và phương pháp siêu hình
của giai cấp tư sản được thể hiện trong học thuyết của chủ nghĩa dân tuý về kinh tế, chính trị
và cả trong cương lĩnh, sách lược của chúng. Là người bảo vệ, kế tục xuất sắc triết học Mác,
trong tác phẩm, Lê-nin vừa đấu tranh bảo vệ vừa phát triển các vấn đề lý luận của học thuyết
hình thái kinh tế – xã hội, hòn đá tảng của chủ nghĩa duy vật lịch sử – thành tựu vĩ đại của triết
học Mác.
Tư tưởng cơ bản trong tác phẩm mà V.I.Lênin trình bày là vạch trần thực chất những
quan điểm phản động, phản khoa học của chủ nghĩa dân tuý, đặc biệt là phái dân tuý tự do chủ
nghĩa mà cụ thể là ông Mikhailốpxki – thông qua đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái
để làm rõ những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tiếp tục bảo vệ và phát triển
chủ nghĩa Mác trong điều kiện mới của cách mạng nước Nga. Trung thành với các tư tưởng
của Mác-Ăngghen, đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm chủ quan của phái dân tuý, Lê-nin
tiếp tục khẳng định luận điểm của Mác: “Quan điểm của tôi là ở chỗ tôi coi sự phát triển của

những hình thức kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử, tự nhiên” 1. Lê-nin đã chỉ ra cơ sở
khoa học của luận điểm trên là ở chỗ: “Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan
hệ sản xuất và đem quy quan hệ sản xuất vào trình độ của lực lượng sản xuất thì người ta mới
có được cơ sở vững chắc để quan niệm, sự phát triển của những hình thái kinh tế – xã hội là
quá trình lịch sử tự nhiên”2. Lê-nin còn khẳng định lý luận hình thái kinh tế - xã hội của Mác
là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại. Lần đầu tiên nó tạo ra thái độ
khoa học với lịch sử, nâng xã hội lên ngang hàng một khoa học và nó cung cấp cho con người

1 Lê-nin:
2 Lê-nin:

2

toàn tập, tập1. NXBTB, M, 1979, Tr. 157.
toàn tập, tập1. NXBTB, M, 1979. Tr. 163.
2


3
một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá
trình lịch sử tự nhiên.
Phái dân tuý tự do mưu toan bác bỏ học thuyết Mác – xít về sự phát triển của xã hội.
Họ phủ nhận các quy luật khách quan vận động trong các hình thái kinh tế – xã hội, chủ nghĩa
dân tuý đã trượt dài đến chủ nghĩa duy tâm chủ quan, duy ý chí. Theo họ, xã hội là một chế độ
lý tưởng của con người, ý muốn của con người tạo ra. Họ cho rằng: “Những quan hệ xã hội là
do con người tạo ra”. Vấn đề mà họ quan tâm tới là “Một xã hội thoả mãn bản tính của con
người”. Trong tác phẩm Lê-nin đã phê phán Chủ nghĩa duy tâm chủ quan và vạch rõ tính
khách quan của các quy luật xã hội. Lê-nin đã chứng minh sự phát triển xã hội là một quá trình
khách quan của sự phát triển và thay đổi các thời đại lịch sử, các phương thức sản xuất và các
giai cấp. Lê-nin chỉ ra sai lầm của phái dân tuý là ở chỗ, họ không tính được tất yếu và sự lặp

đi lặp lại trong các hiện tượng xã hội và chỉ có Chủ nghĩa Mác mới biết tách các quan hệ kinh
tế từ các quan hệ xã hội và phát hiện ra được các quy luật khách quan của lịch sử xã hội. Chỉ
có chủ nghĩa Mác mới đem lại quan niệm thực sự khoa học về sự vận động, phát triển của xã
hội. Lê-nin chỉ ra rằng, chủ nghĩa Mác từ toàn bộ các quan hệ xã hội, đã tách ra các quan hệ
sản xuất. Đây là các quan hệ được hình thành khách quan không phải qua ý thức của con
người, mà được quyết định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tiếp tục phát triển
các luận điểm của Mác - Ăngghen về cơ sở của sự phát triển xã hội, đó là quá trình sản xuất
vật chất, sự phát triển của lực lượng xã hội, trong tác phẩm Lê-nin viết: “Việc phân tích những
quan hệ xã hội vật chất khiến chúng ta có thể nhận thấy ngay được tính lặp lại và tính hợp quy
luật và có thể đem những chế độ của các nước khác nhau khái quát lại thành một khái niệm cơ
bản duy nhất là: hình thái xã hội”3.
Trong tác phẩm, khi đề cập tới phạm trù hình thái kinh tế – xã hội. Lê-nin đã đề cập
và phân tích một cách khoa học các yếu tố cơ bản và mối quan hệ của các yếu tố đó trong hình
thái kinh tế – xã hội. Tiếp tục tư tưởng của Mác - Ăngghen, Lê-nin đã chỉ ra tính khách quan
của quan hệ sản xuất và coi đây là quan hệ cơ bản, ban đầu quyết định các quan hệ khác. Lênin viết: “Trong sản xuất vật chất con người ở trong mối quan hệ nhất định với nhau, những
quan hệ sản xuất”4. Lê-nin cũng đã đề cập tới vai trò quyết định của lực lượng sản xuất và làm
sâu sắc nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất trình độ của lực lượng sản
xuất. Về vấn đề này, trong tác phẩm Lê-nin viết: “khi năng suất của lực lượng sản xuất phát
3.
4.

3

Lê-nin: toàn tập, tập1. NXBTB, M, 1979.Tr.163.
Lê-nin: toàn tập, tập1. NXBTB, M, 1979. Tr.160.
3


4
triển đến mức độ nhất định thì những lực lượng đó xung đột với quan hệ sản xuất giữa người

ta với nhau”5. Trong khi đấu tranh chống lại Mikhailốpxki và chủ nghĩa dân tuý, Lê-nin tiếp
tục phát triển các luận điểm của Mác và làm sáng tỏ phương pháp luận xem xét sự vận động,
phát triển của xã hội – lịch sử. Ngoài ra, trong tác phẩm Lê-nin đã vận dụng khái niệm hình
thái kinh tế – xã hội và các nguyên lý Mác-xít, để phân tích một số vấn đề hết sức quan trọng,
như chế độ thừa kế, vấn đề dân tộc, các vấn đề hiện thực của đời sống xã hội Nga. Và đấu
tranh vạch trần tính chất duy tâm, phản động của chủ nghĩa dân tuý.
Thông qua tác phẩm Lê-nin đã đấu tranh chống lại chủ nghĩa dân tuý, đồng thời tiếp
tục bảo vệ và phát triển học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác. Tác phẩm có giá trị lịch
sử và hiện tại hết sức to lớn; nó đã góp phần loại bỏ các tư tưởng phi Mác-xít ra khỏi phong
trào công nhân Nga; tiếp tục bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác, đưa chủ nghĩa Mác đi vào
phong trào công nhân và đóng góp một phần to lớn vào thắng lợi vào cuộc cách mạng vô sản
Nga. Đặc biệt, xung quanh học thuyết hình thái linh tế – xã hội, thông qua việc trình bày các
vấn đề lý luận trong học thuyết, Lê-nin đã làm rõ cơ sở duy tâm, phản động của Chủ nghĩa dân
tuý. Tiếp tục khẳng định lập trường, phương pháp luận khoa học trong xem xét quá trình vận
động, phát triển của lịch sử – xã hội.
Ngày nay tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị, nghiên cứu tác phẩm “Những người bạn
dân...” của Lê-nin, đặc biệt các vấn đề lý luận hình thái kinh tế – xã hội được trình bày trong
tác phẩm. là cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học trong xem xét các vấn đề của thời đại
ngày nay, giúp chúng ta nhận thức quá trình xây dựng hình thái kinh tế – xã hội mới và con
đường đi lên CNXH của cách mạng Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đấu tranh chống lại các
quan điểm cơ hội – xét lại hiện đại và các khuynh hướng chính trị-tư tưởng sai trái trong cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, vận dụng và phát triển sáng tạo các giá trị
cách mạng và khoa học của học thuyết trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta./.

5.

4

Lê-nin: toàn tập, tập1. NXBTB, M, 1979.Tr.160.
4




×