Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.1 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG THỊ KHÁNH LINH

BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG THỊ KHÁNH LINH

BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
NĂM 2014
Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số

: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ

HÀ NỘI - 2015

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Quyền con người và quyền công dân là yếu tố quan trọng trong mục
tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, nó được khẳng định
là chế định cơ bản nhất của mọi bản Hiến pháp. Sự phát triển của lịch sử loài
người đã chứng minh sức mạnh to lớn của nhu cầu về quyền tự do. Quyền
được xem xét dưới góc độ là nhu cầu độc lập, đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho
con người, đặc biệt là ở lĩnh vực chống áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội công
bằng, dân chủ, tự do. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa những tiền đề, điều
kiện giải phóng con người gắn liền với sự thay đổi về quan hệ sở hữu tư liệu
sản xuất, đặc biệt là việc thiết lập chế độ chính trị với bản chất "tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân".
Quyền con người là khái niệm rộng, bao gồm các quyền của cá nhân,
tập thể, của nhóm người, cộng đồng người trong xã hội. Trong đó, với những
đặc trưng về giới tính, phụ nữ là một trong những nhóm người dễ bị tổn
thương nhất, cần phải được quan tâm, bảo vệ một cách đặc biệt. Tuy nhiên, ở
hầu hết các xã hội trên thế giới, phụ nữ thường không nhận được sự quan tâm,
bảo vệ thích đáng của xã hội, thậm chí bị phân biệt đối xử, bị ngược đã. Từ
đầu thế kỉ XX đến nay, Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác đã ban
hành nhiều điều ước quốc tế nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ. Trong đó, nổi
bật nhất là Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ năm 1979 (viết tắt là CEDAW).
Mục đích của CEDAW là nhằm trao cho phụ nữ những quyền con

người đã được pháp luật quốc tế thừa nhận nhưng họ không được hưởng trên
thực tế bởi sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Công ước giải quyết vấn đề bất

3


bình đẳng giới theo hướng: không chỉ đưa ra những quy phạm chung áp dụng
cho cả nam và nữ mà còn xây dựng những quy phạm riêng có tính chất ưu
tiên, chỉ áp dụng cho phụ nữ, nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng về quyền và
cơ hội giữa nam và nữ. Đồng thời, Công ước nêu rõ những lĩnh vực chính cần
tập trung xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Đó là: Giáo dục - đào tạo;
quan hệ hôn nhân - gia đình; hoạt động chính trị - xã hội; hoạt động kinh tế,
văn hóa, xã hội; giao dịch dân sự; tư cách cá nhân trước pháp luật; chăm sóc
sức khỏe; quốc tịch (của bản thân và con cái).
Trong xã hội Việt Nam từ xưa đến nay người phụ nữ luôn đóng vai trò
quan trọng trong cuộc sống, công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ truyền
thống anh hùng bất khuất trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm; ở
xã hội nào thì cũng không thể thiếu vắng người phụ nữ với tư cách là người
mẹ, người vợ thực hiện thiên chức cao quý của mình đối với các thành viên
trong gia đình bằng sự tần tảo và đức hi sinh cao quý. Tuy nhiên ở mỗi chế độ
xã hội khác nhau thì cách nhìn nhận và đánh giá vai trò cũng như vị trí của
người phụ nữ là khác nhau. Sự ghi nhận và đánh giá này được thể hiện rất rõ
trong các quy định của pháp luật qua các thời kỳ lịch sử.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Nói đến phụ nữ là nói
phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa
loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ
một nửa. Thấm nhuần quan điểm đó, Đảng và nhà nước ta luôn dành cho phụ
nữ sự quan tâm đặc biệt. Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, Nhà
nước ta đã ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ. Từ đó, nguyên tắc nam nữ
bình đẳng trở thành nguyên tắc hiến định được thể hiện nhất quán trong tất

cả các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm 2013. Trên
cơ sở đó, nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước đã cụ thể hóa quyền bình
đẳng nam nữ nhằm thực hiện triệt để việc bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ.
Trong số các ngành luật, Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) giữ một vị

4


trí quan trọng. Nguyên tắc nam nữ bình đẳng đã trở thành tư tưởng chỉ đạo
xâu chuỗi mọi quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam, từ những văn bản luật
đầu tiên của Nhà nước ta cho đến Luật HN&GĐ năm 2014. Nhờ đó, quyền lợi
của người phụ nữ được bảo vệ, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã
hội ngày càng được khẳng định. Luật HN&GĐ năm 2014 là cơ sở pháp lý quan
trọng để đảm bảo tố các quyền HN&GĐ cho người phụ nữ trên cơ sở nguyên
tắc nam nữ bình đẳng, đó chính là thực hiện nhiệm vụ giải phóng phụ nữ.
Việc quan tâm và nghiên cứu về đời sống của người phụ nữ trong
quan hệ HN&GĐ cần được nhìn nhận, xem xét một cách cụ thể và rõ ràng
hơn thông qua các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 cũng như thực tiễn
đời sống hôn nhân trong xã hội hiện nay. Do vậy, đề tài "Bảo vệ quyền lợi
phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014" được lựa
chọn để tìm hiểu và nghiên cứu nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi, kiến nghị
hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc quan tâm và nghiên cứu về đời sống của người phụ nữ trong thời
kỳ hôn nhân và sau khi li hôn đã được đề cập đến rất nhiều trên khía cạnh về
mặt đời sống của xã hội. Về mặt quy định của pháp luật, việc bảo vệ quyền
lợi của người phụ nữ trong quá trình hôn nhân cũng được đề cập thông qua
quy định pháp luật trong Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014
và các văn bản hướng dẫn các luật này. Tuy nhiên, những quy định của pháp

luật về bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong Luật HN&GĐ chưa được
đem ra nghiên cứu một cách có hệ thống và cụ thể. Đối với việc bảo vệ quyền
lợi của người phụ nữ Việt Nam trong Luật HN&GĐ thì đã có một số công
trình ở nhiều cấp độ khác nhau đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề này:
Nhóm giáo trình, sách bình luận: Đinh Mai Phương (2006), Bình luận
khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

5


Nội; Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường (2002), Một số vấn đề lí luận và
thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội; Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh; Tưởng Duy Lượng (2001),
Bình luận một số án dân sự và hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội; Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, 2008...
Các tài liệu nêu trên hầu hết mới chỉ đưa ra phân tích, bình luận các
quy định liên quan đến vấn đề tài sản trong quá trình hôn nhân, nghĩa vụ của
vợ chồng trong hôn nhân, các quy định về li hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng nói
chung giữa vợ chồng sau khi li hôn… mà chưa đi sâu nghiên cứu có tính hệ
thống về bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong Luật HN&GĐ.
Nhóm luận văn, luận án, đề tài khoa học: Bùi Thị Mừng (2004), Bảo
vệ quyền phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn thạc sĩ
Luật học; Bài viết: "Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với việc bảo vệ
người phụ nữ" của PGS.TS Trần Thị Huệ trên Đặc san của Tạp chí Luật học
2004; Bài viết: "Quyền của phụ nữ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam" của ThS. Nguyễn Thị Lan, Tạp chí Luật học, số 3, năm 2004;
TS. Nguyễn Văn Cừ (2004), Chế độ tài sản của vợ, chồng theo Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại

học Luật Hà Nội; Phạm Thị Ngọc Lan (2000), Giải quyết tranh chấp tài sản
của vợ, chồng khi li hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn
thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Đỗ Thị Kiều Ngân
(2012), Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu
tố nước ngoài; Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội…
Như vậy, mặc dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về việc
bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam nhưng chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách có hệ thống liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ

6


nữ Việt Nam trong Luật HN&GĐ năm 2014. Do vậy, việc lựa chọn nghiên
cứu đề tài "Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
năm 2014" sẽ góp phần làm rõ nội hàm của vấn đề trên cũng như đóng góp
được những kiến nghị cụ thể, có giá trị đối với việc hoàn thiện quy định của
pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi
của phụ nữ Việt Nam.
- Tìm hiểu một cách có hệ thống và hoàn chỉnh những quy định của
pháp luật hiện hành về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ
quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ HN&GĐ.
- Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực trạng thực thi pháp
luật như trên, tác giả mạnh dạn nêu lên những kiến nghị góp phần hoàn thiện
những quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của
pháp luật về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam là vấn đề tương đối

phức tạp vì vấn đề này không chỉ liên quan đến các quy định của pháp luật
HN&GĐ mà còn liên quan đến các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật
đất đai, nhà ở… Tuy nhiên, dưới góc độ phạm vi nghiên cứu của một luận văn
thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản liên
quan đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và các quy định của pháp luật hiện
hành liên quan đến vấn đề này, đặc biệt là các quy định của Luật HN&GĐ
năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Bên cạnh đó, tác giả
cũng khảo cứu thêm về thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật có liên
quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ
thông qua những số liệu thống kê cụ thể. Đề tài không bao gồm những vấn đề

7


bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong trong mối quan hệ HN&GĐ có
yếu tố nước ngoài.
5. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ vấn đề lý luận về việc bảo vệ quyền
lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ; quy định của Luật HN&GĐ năm
2014 về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ; nêu và phân tích các hạn chế
của pháp luật; nghiên cứu thực tiễn các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền
lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. Từ đó, tác giả nêu lên những đề
xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả
trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ HN&GĐ.
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của triết học
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về
HN&GĐ. Luận văn được thực hiện thông qua các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích: được sử dụng để làm rõ những vấn đề thuộc
phạm vi nghiên cứu;

- Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để khái quát hóa nội dung cần
nghiên cứu, đưa ra hướng nghiên cứu một cách có lôgíc để làm sáng tỏ vấn đề
cần nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để nghiên cứu, xem xét pháp
luật Việt Nam qua các thời kỳ về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ
trong quan hệ HN&GĐ; đồng thời nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và
pháp luật một số nước trên thế giới về vấn đề trên;
- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu có liên quan đến vấn đề
cần nghiên cứu; từ đó, phân tích và tổng hợp số liệu để rút ra các nhận định
phù hợp để làm cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra các kiến nghị về việc hoàn
thiện pháp luật.
7. Điểm mới của luận văn

8


Tiếp cận một cách khoa học các vấn đề lí luận về việc bảo vệ quyền
lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ HN&GĐ. Xây dựng khái niệm bảo vệ
quyền lợi của phụ nữ bằng pháp luật.
Đánh giá khách quan các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến
việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và thực tiễn thi hành các quy định này.
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cac quy định của
pháp luật và tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong
quan hệ HN&GĐ.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan
hệ hôn nhân và gia đình.
Chương 2: Nội dung bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong Luật Hôn

nhân và gia đình năm 2014.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ
hôn nhân và gia đình.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ph. Ăngghen (1984), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của
nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội.
2. Bộ dân luật Bắc Kỳ (1931).
3. Bộ dân luật Trung Kỳ (1936).
4. Bộ Tư pháp (2013), Kinh nghiệm quốc tế về một số vấn đề lớn được quy
định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2000, Hà Nội.
5. Bộ Tư pháp (2014), Báo cáo tổng kết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000, Hà Nội.
6. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy
lệ và chế định trong dân luật cũ và thay thế bằng những nguyên tắc mới.
7. Chính phủ (2013), Báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Hà Nội.
8. Chính phủ (2013), Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Hà Nội.
9. Chính phủ (2014), Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy
định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Cừ (2004), Chế độ tài sản của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân
và Gia đình Việt Nam năm 2000, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường (2002), Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền
con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10


13. Nguyễn Ngọc Điện (2004), Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam, tập II, Các quan hệ tài sản giữa vợ chồng, Nxb Trẻ, Thành phố
Hồ Chí Minh.
14. Bùi Minh Giang (2013), Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ sau ly hôn theo pháp
luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Giang (2013), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi
cha mẹ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
16. Bùi Quỳnh Hoa (2014), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mang thai
hộ, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
17. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1998), Các văn kiện quốc tế về
quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Ngô Thị Hường (2006), Chế định cấp dưỡng trong luật hôn nhân và gia
đình - vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội, Hà Nội.
19. Insun Yu (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
20. Phạm Thị Ngọc Lan (2000), Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng
khi ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Lan (2008), Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam,

Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
22. Trần Thị Thùy Liên (2012), Luật hôn nhân gia đình năm 2000 - Thành
tựu, vướng mắc và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
23. Liên hợp quốc (1979), Công ước về loại trừ mọi hình thức phân biệt đối
xử với phụ nữ (CEDAW).
24. Liên hợp quốc (1989), Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

11


25. Tưởng Duy Lượng (2001), Bình luận một số án dân sự và hôn nhân và
gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Vũ Văn Mẫu (1969), Cổ luật Việt Nam lược khảo, quyển thứ nhất, Sài Gòn;
27. Bùi Thị Mừng (2015), Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội.
28. Đỗ Thị Kiều Ngân (2012), Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong
mối quan hệ kết hôn người người nước ngoài, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
29. Đinh Mai Phương (2006), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
30. Quốc hội (1959), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
31. Quốc hội (1986), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
32. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
33. Quốc hội (2000), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
34. Quốc hội (2004), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội.
35. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
36. Quốc hội (2007), Luật phòng chống bạo lực gia đình, Hà Nội.
37. Quốc hội (2010), Luật nuôi con nuôi, Hà Nội
38. Quốc hội (2013), Luật Nhà ở, Hà Nội.

39. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
40. Quốc hội (2013), Luật đất đai, Hà Nội.
41. Quốc hội (2014), Bộ luật Lao động, Hà Nội
42. Quốc hội (2014), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
43. Lê Thị Sơn (chủ biên) (2004), Quốc triều hình luật - lịch sử hình thành,
nội dung và giá trị, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội.
44. Ngô Văn Thâu (2005), Pháp luật về hôn nhân và gia đình trước và sau
Cách mạng tháng Tám, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

12


45. Doãn Thanh Thủy (2015), Bảo vệ quyền lợi của người vợ khi ly hôn-Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội.
46. Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên) (2008), Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Nxb Lao động, Hà Nội.
47. Trung tâm Từ điển học (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
48. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học
(chuyên ngành luật dân sự, luật tố tụng dân sự và luật hôn nhân và gia
đình), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
49. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật hôn nhân và gia
đình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
50. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
51. Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam (1997), Việt Nam và các
văn kiện quốc tế về quyền trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh về người tàn tật, Hà Nội.
53. Viện Khoa học pháp lý (1998), Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt
Nam từ thế kỷ XV đến thời kỳ Pháp thuộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa
và Nxb Tư pháp, Hà Nội.

13



×