Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật dân sự việt nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.36 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HỒNG HẠNH

DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HỒNG HẠNH

DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng Dân sự
Mã số: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phùng Trung Tập

Hà Nội - 2015



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1.................................................... Error! Bookmark not defined.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ............... Error! Bookmark not defined.
DI CHÚC VÀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ, CHỒNG.. Error! Bookmark
not defined.
1.1. Khái niệm, đặc điểm, hình thức di chúc chung của vợ, chồng ... Error!
Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm di chúc và di chúc chung của vợ chồng . Error! Bookmark
not defined.
1.1.2. Đặc điểm di chúc chung của vợ, chồng ............. Error! Bookmark not
defined.
1.1.3. Cơ sở thiết lập di chúc chung của vợ, chồng ..... Error! Bookmark not
defined.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển về di chúc chung của vợ, chồng;
sơ lƣợc lịch sử vấn đề qua các thời kỳ ......... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về di chúc chung
của vợ chồng trên thế giới ............................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của chế định di chúc chung của
vợ, chồng tại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. .......... Error! Bookmark not
defined.
Kết luận chƣơng 1 ......................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2.................................................... Error! Bookmark not defined.
CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC CHUNG CỦA . Error!
Bookmark not defined.
VỢ, CHỒNG .................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Điều kiện về chủ thể ................................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Điều kiện về nội dung và mục đích ........ Error! Bookmark not defined.
2.3. Điều kiện về ý chí .................................... Error! Bookmark not defined.

2.4. Điều kiện về hình thức ............................ Error! Bookmark not defined.
2.5.
Sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng ........ Error!
Bookmark not defined.
2.6. Hiệu lực di chúc chung của vợ, chồng .. Error! Bookmark not defined.
2.7. Những hạn chế về quyền tự định đoạt trong di chúc chung của vợ,
chồng ............................................................... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 2 ......................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3.................................................... Error! Bookmark not defined.


ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY ĐỊNH DI CHÚC CHUNG ............... Error!
Bookmark not defined.
CỦA VỢ, CHỒNG. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ........... Error!
Bookmark not defined.
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ....................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Ƣu điểm ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Bất cập ..................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Bất cập về quyền lập di chúc chung của vợ, chồng và nguyên tắc tự
nguyện cá nhân trong việc lập di chúc. ........ Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Bất cập về nội dung và mục đích của di chúc chung của vợ, chồng . Error!
Bookmark not defined.
3.2.3. Bất cập về hình thức của di chúc chung của vợ, chồng. ............ Error!
Bookmark not defined.
3.2.4. Bất cập về quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Bất cập về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung Error! Bookmark
not defined.
3.2.6. Bất cập về vấn đề chấm dứt sự tồn tại của di chúc chung .......... Error!
Bookmark not defined.

3.2.7. Bất cập về hoa lợi, lợi tức phát sinh khi di sản chung chưa chia Error!
Bookmark not defined.
3.3. Dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định nhƣ thế nào về di
chúc chung của vợ, chồng? ........................... Error! Bookmark not defined.
3.4. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về di chúc chung
của vợ, chồng ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Có nên tiếp tục thừa nhận di chúc chung của vợ, chồng? ......... Error!
Bookmark not defined.
3.4.2. Giữ quy định về di chúc chung của vợ chồng ... Error! Bookmark not
defined.
Kết luận chƣơng 3 ......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHUNG .................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 6
I. Tiếng Việt ..................................................................................................... 6


LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật Dân sự
Việt Nam. Ở chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan
trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các
quyền của công dân, nó gắn liền với đời sống của mỗi cá nhân trong việc tự
định đoạt di sản của mình trước khi chết; quyền và nghĩa vụ của người sống
đối với khối di sản thừa kế đó như thế nào.
Ở Việt Nam, ngay những ngày đầu mới dựng nước, các Triều đại Lý,
Trần, Lê đã có sự quan tâm đến ban hành pháp luật về thừa kế. Trải qua quá
trình đấu tranh cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, các quy định
về thừa kế đã được ghi nhận, mở rộng, phát triển và được thực hiện trên thực
tế thể hiện qua các Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và đặc biệt là sự ra đời của

Bộ luật dân sự 1995, sau đó Bộ luật dân sự 2005 đã đánh dấu một bước phát
triển của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng. Bộ
luật dân sự 2005 được xem là kết quả cao của quá trình pháp điển hóa những
quy định của pháp luật về thừa kế. Nó kế thừa và phát triển những quy định
phù hợp với thực tiễn, không ngừng hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của người
thừa kế một cách có hiệu quả nhất.
Tuy nhiên về thực tiễn, do sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế xã hội, phát luật về thừa kế hiện hành vẫn chưa trù liệu hết những trường hợp,
tình huống xảy ra trên thực tế; các quy định còn mang tính chất chung chung,
không rõ ràng, không có văn bản hướng dẫn thi hành cho từng vấn đề cụ thể,
dẫn đến tình trạng không nhất quán trong cách hiểu cũng như cách giải quyết.
Hàng năm Tòa án nhân dân các cấp thụ lý và giải quyết hàng ngàn vụ án thừa
kế, trong đó có những vụ án qua nhiều cấp xét xử hoặc cùng một cấp nhưng

1


xét xử lại qua nhiều lần, mỗi lần có quyết định khác nhau, thậm chí trái ngược
nhau dẫn đến tính thuyết phục không cao, chưa thấu tình đạt lý. Do đó nhu
cầu nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung pháp luật về thừa kế cho phù hợp với tình
hình đất nước đang ngày càng tiến lên là một nhu cầu cấp thiết.
Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định có hai hình thức thừa kế là thừa
kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Hình thức chia thừa kế theo di chúc
là hình thức chia thừa kế trong đó ý chí của người để lại di sản được Nhà
nước tôn trọng và bảo vệ thông qua các quy phạm pháp luật. Bên cạnh di chúc
cá nhân, pháp luật Việt Nam còn quy định về di chúc chung của vợ, chồng.
Quy định này làm phức tạp thêm việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Vì
tính đa dạng, phong phú của khối tài sản chung, tài sản riêng của vợ và chồng
nên vợ chồng định đoạt tài sản theo di chúc chung chỉ là ý chí chủ quan của
họ, nguyện vọng của họ và sau khi họ qua đời, việc giải quyết các tranh chấp
liên quan đến di chúc chung không phải lúc nào cũng thấu tình đạt lý.

Với những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Di chúc chung của
vợ chồng theo pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành” làm đề tài Luận văn
thạc sĩ Luật học. Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng và cấp bách cả về
phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay các công trình khoa học, các công trình nghiên cứu về vấn đề
di chúc chung của vợ chồng cũng như tính hiệu lực pháp luật của nó không
phổ biến. Có một số công trình nghiên cứu như:
- Thừa kế của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay, NXB Tư Pháp
2004, sách chuyên khảo của PGS, TS Phùng Trung Tập.
- Thừa kế theo di chúc theo pháp luật Việt Nam của Tiến sỹ Vũ Văn
Mẫu;
- Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật Dân sự Việt Nam của Tiến sỹ
Nguyễn Ngọc Điện;

2


- Luật thừa kế Việt Nam của PGS.TS Phùng Trung Tập cùng một số
bài viết trên tạp chí Luật học, tạp chí Dân chủ và pháp luật.
Tuy nhiên các công trình nói trên chỉ giải quyết quan hệ thừa kế theo di
chúc và theo pháp luật nói chung hoặc giải quyết những vấn đề cụ thể trong
quan hệ thừa kế di sản mà chưa có một công trình nào nghiên cứu về di chúc
chung của vợ, chồng theo pháp luật Dân sự Việt Nam.
1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài:
- Đây là một vấn đề mới, có ý nghĩa quan trọng trên phương diện lý
luận cũng như thực tiễn. Luận văn đi sâu làm sáng rõ những điều bất cập mà
pháp luật đã quy định.
- Luận văn đưa ra khái niệm di chúc chung của vợ chồng, đưa ra những
điều kiện để di chúc của vợ chồng có hiệu lực pháp luật.

- Luận văn so sánh di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Việt
Nam với pháp luật các quốc gia trên thế giới từ đó làm sáng tỏ những điểm
đặc thù về di chúc chung của vợ chồng, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn
thiện pháp luật Việt Nam.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu nói trên đã nêu ra nhiều vấn đề cơ
bản về lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật thừa kế trên nhiều góc độ, tuy
nhiên các công trình dưới góc độ lý luận hoàn thiện pháp luật về thừa kế còn
ít, chưa đầy đủ. Các quy định về thừa kế tuy còn nhiều điểm phải hoàn thiện
nhưng được đánh giá là một trong những chế định hoàn thiện nhất của Bộ luật
Dân sự. Tuy nhiên, cũng như việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam,
các quy định về thừa kế cũng phải hoàn thiện để không một quan hệ thừa kế
nào nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật. Luận văn sẽ nghiên cứu chuyên
sâu về vấn đề này, đây là đề tài hoàn toàn độc lập, không có sự trùng lặp với
bất kỳ công trình nào khác.

3


2. Nội dung, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu Di chúc chung của vợ chồng
theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành và nêu ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật về di chúc chung của vợ chồng.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở
lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chủ
trương, đường lối của Đảng và nhà nước về pháp luật. Đặc biệt là các quan
điểm của Đảng và Nhà nước về sở hữu tư nhân, về thừa kế trong thời kỳ đổi
mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi có sự khởi sắc về mọi mặt. Dựa
trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác - Lê nin. Bên cạnh đó, còn sử dụng một số phương pháp khoa học
chuyên ngành khác: phương pháp logic, phân tích, so sánh, tổng hợp, lịch sử,

nêu vấn đề…
2.3. Mục đích nghiên cứu:
- Di chúc chung của vợ chồng là một loại di chúc đặc biệt thể hiện về
chủ thể, nội dung, ý nghĩa, hình thức. Do đó để tìm hiểu và làm rõ các quy
định của pháp luật hiện hành về di chúc chung của vợ chồng nói chung và
hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng nói riêng.
Trong khuôn khổ luận văn, học viên sẽ tập trung làm sáng tỏ các vấn đề
sau đây:
- Pháp luật về thừa kế đã hình thành và tồn tại rất lâu, qua quá trình tồn
tại và phát triển pháp luật về thừa kế có nhiều sự sửa đổi, bổ sung trên cơ sở
kế thừa các quy định trước và các chuẩn mực đạo đức. Trong mỗi giai đoạn
lịch sử khác nhau pháp luật về thừa kế có sự thay đổi cho phù hợp với tình
hình xã hội. Tuy nhiên mọi sự thay đổi đều tôn trọng con người, tôn trọng
quyền sở hữu đối với tài sản của công dân, đảm bảo quyền tự do, thể hiện ý
chí, tự định đoạt của công dân; bảo vệ trật tự xã hội, quyền lợi của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.

4


- Thừa kế là sự chuyển giao tài sản từ người đã chết cho người còn
sống. Có hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp
luật. Mỗi hình thức thừa kế đều có đặc điểm riêng. Đặc biệt là thừa kế theo di
chúc, với đặc thù là sự thể hiện ý chí của cá nhân sở hữu tài sản, pháp luật tôn
trọng và bảo vệ sự tự do đó. Tuy nhiên đây cũng chính là nguyên nhân gây ra
nhiều tranh chấp về thừa kế cần giải quyết.
- Di chúc chung của vợ, chồng có đặc điểm và quá trình hình thành
phát triển riêng của nó. Có những thời điểm di chúc chung không được công
nhận hoặc nếu được công nhận thì chỉ được công nhận một cách gián tiếp.
Nhưng do tất yếu xã hội việc cụ thể hóa các vấn đề liên quan đến di chúc

chung là điều không thể thực hiện.
- Qua phân tích các vấn đề: bản chất, nội dung, hình thức, hiệu lực…
của di chúc chung giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về di chúc chung của
vợ, chồng. Từ đó hiểu được bản chất của di chúc chung của vợ, chồng. Trên
cơ sở tìm hiểu và phân tích đó có thể tìm ra những điểm tiến bộ cũng như
điểm còn hạn chế trong quy định của pháp luật về thừa kế hiện hành để có
những giải pháp áp dụng tốt hơn trong thực tiễn.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị về mặt lý luận và kiến nghị cụ thể về
việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 nhằm hoàn
thiện hơn pháp luật về thừa kế.
3. Cơ cấu của luận văn
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về di chúc và di chúc chung của vợ,
chồng
Chƣơng 2: Lý luận về di chúc chung của vợ, chồng theo pháp luật Việt
Nam hiện hành.
Chƣơng 3: Đánh giá chung về quy định di chúc chung của vợ chồng.
Kiến nghị và các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành về hiệu lực di chúc chung của vợ chồng

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Đỗ Văn Đại (2010), Một số vấn đề trao đổi về di chúc của một bên vợ,
chồng định đoạt tài sản chung, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15/2010.
2. Lê Minh Hùng (2006), Một số bất cập trong việc thừa nhận quyền lập di
chúc của vợ-chồng, Tạp chí khoa học pháp lý, số 4/2006.
3. Lê Minh Hùng (2009), Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ,
chồng, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 20/2009.

4. Nguyễn Thị Lài (2010), Bàn về hiệu lực di chúc chung của vợ, chồng, Tạp
chí Tòa án nhân dân, số 10/2010.
5. Vũ Văn Mẫu (1999), Thừa kế theo di chúc trong luật Việt Nam, luận án
Paris, 1948, tr 67 dẫn theo tác giả Nguyễn Ngọc Điện, “Một số suy nghĩ
về thừa kế trong Luật Dân sự Việt Nam”, nxb trẻ, TP Hồ Chí Minh, 1999.
6. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 hướng dẫn
về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Hà Nội, tháng 6
năm 2000.
7. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự năm 1995, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
8. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
9. Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
10. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 hướng
dẫn về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội, tháng
6 năm 2000.
11. Phùng Trung Tập (2004), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam
từ năm 1945 đến nay, Nxb Tư Pháp, Hà Nội.
6


12. Phùng Trung Tập (2008), Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
13. Hoàng Tuấn Trọng và Nguyễn Thị Thúy Hương (2010), Một số vấn đề
trao đổi về di chúc của một bên vợ, chồng định đoạt tài sản chung , Tạp
chí Tòa án nhân dân, số 5/2010, tr 17 - 20.
14. Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam; Tập I, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
15. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình, nxb:
Công an nhân dân, 2010.

16. Phạm Văn Tuyết (2003), Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật
Dân sự, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Luật Hà Nội.
17. Phạm Quang Vinh (2010), Một số ý kiến trao đổi thêm về di chúc của một
bên vợ, chồng định đoạt tài sản chung, Tạp chí Tòa án nhân dân, số
15/2010, tr 35-38.
18. Từ điển Tiếng Việt (2008), nhà xuất bản từ điển bách khoa
II. Trang website:
19.
20.
21.
22.
23.
24.

7



×