Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Vai trò của tòa án trong tố tụng trọng tài thương mại quốc tế thực tiễn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.82 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN MẠNH THỌ

VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ. THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN MẠNH THỌ

VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ. THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số

: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Lan Nguyên


HÀ NỘI - 2015

2


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU

Chương 1:

1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI

6

THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN
TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.1.

Khái quát về Trọng tài thương mại quốc tế và vai trò của tòa

6


án trong tố tụng Trọng tài thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Trọng tài thương mại quốc tế

6

1.1.2. Vai trò của Tòa án trong tố tụng Trọng tài thương mại quốc tế

13

1.1.3. Ưu điểm và hạn chế của tố tụng Trọng tài so với tố tụng Tòa án

17

1.2.

Các hình thức Trọng tài thương mại quốc tế

19

1.2.1. Trọng tài quy chế (Trọng tài thường trực)

19

1.2.2. Trọng tài vụ việc (Ad-hoc Arbitration)
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ TRỌNG TÀI

21
23


THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC
TIỄN VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG TRỌNG
TÀI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

2.1.

Tổ chức và hoạt động của một số Trọng tài thương mại quốc

23

2.2.

tế trên thế giới
Thủ tục tố tụng trọng tài

37

2.3.

Thực tiễn vai trò của tòa án trong tố tụng Trọng tài thương

49

mại quốc tế tại Việt Nam
2.3.1. Vai trò của Tòa án trong tố tụng trọng tài thương mại theo

3

49



Luật Trọng tài thương mại Việt Nam
2.3.2. Thực tiễn thi hành Luật Trọng tài thương mại Việt Nam về

57

vai trò của Tòa án đối với tố tụng Trọng tài thương mại
Chương 3: MỘT SỐ BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG LUẬT TRỌNG TÀI

71

THƢƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VAI
TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Một số bất cập khi áp dụng Luật Trọng tài thương mại Việt
Nam về vai trò của Tòa án đối với tố tụng trọng tài

71

3.1.1. Về khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận

71

3.1.

trọng tài vô hiệu, thỏa thuận Trọng tài không thể thực hiện
được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
3.1.2. Về khái niệm "Trọng tài nước ngoài"


73

3.1.3. Về lệ phí yêu cầu Tòa án giải quyết một số loại việc liên quan
đến hoạt động Trọng tài thương mại

75

3.1.4. Về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng Trọng tài

75

3.1.5. Về việc hủy phán quyết Trọng tài

78

3.1.6. Về việc xem xét lại quyết định của Tòa án hủy hoặc không

81

hủy phán quyết trọng tài theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
Giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về vai trò
của Tòa án trong tố tụng Trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam

83

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện về thể chế về Trọng tài thương mại và

83


3.2.

triển khai thực hiện các văn bản pháp luật hiện hành về Trọng
tài thương mại
3.2.2. Tăng cường năng lực đội ngũ Trọng tài viên và Trung tâm Trọng

84

tài nhằm nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp thương mại
3.2.3. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về Trọng tài

85

thương mại
KẾT LUẬN

91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

93

4


MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Với sự phát triển của thương mại quốc tế, các doanh nhân phải tiếp
xúc với các đối tác, quốc gia, nền văn hóa và tập quán thương mại mới, cơ hội
mới đồng thời cũng mang đến cho doanh nghiệp những rủi ro mới; chính vì

vậy, hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp (GQTC) được thừa nhận là
một bộ phận quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro liên quan đến quá trình
hoạt động. Giao dịch thương mại tất yếu dẫn đến tranh chấp, nhưng nếu đó là
các giao dịch thương mại quốc tế thì khó khăn càng tăng thêm do liên quan
đến nhiều hệ thống pháp luật, truyền thống pháp lý, thủ tục tố tụng và ngôn
ngữ khác nhau. Phương thức GQTC bằng Tòa án là phương thức GQTC hữu
hiệu nhất mà các bên lựa chọn khi xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, việc lựa chọn
cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phụ thuộc vào thỏa thuận
của các bên. Chỉ những tranh chấp mà trong hợp đồng các bên có thỏa thuận
Trọng tài hoặc mặc dù trong hợp đồng các bên không thỏa thuận nhưng trong
tiến trình GQTC (trước khi tranh chấp được đưa đến Tòa án) các bên có thống
nhất thỏa thuận Trọng tài giải quyết thì khi đó cơ quan Trọng tài có thẩm
quyền giải quyết.
Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ
thương mại ngày càng đa dạng, phức tạp; các doanh nghiệp ngày càng sử
dụng nhiều hơn thỏa thuận Trọng tài trong việc GQTC phát sinh từ hoạt động
thương mại trong nước và quốc tế. Ưu điểm nổi bật của con đường GQTC
bằng Trọng tài so với Tòa án ở chỗ nhanh gọn, kín đáo và phán quyết của
Trọng tài có giá trị chung thẩm, tức có hiệu lực cuối cùng và được cưỡng chế
thi hành như các phán quyết của Tòa án. Các bên có quyền tự do lựa chọn
Trọng tài, tự do lựa chọn địa điểm, thời gian xét xử, luật áp dụng với những

5


tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Nếu giải quyết qua con đường Tòa án ở
nước ngoài thì Tòa án Việt Nam có thể không công nhận thi hành bản án nếu
nước đó không ký các hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam. Trong khi
quyết định của Trọng tài có thể được thừa nhận tại nhiều quốc gia nếu quốc
gia đó tham gia Công ước Newyork 1958 về công nhận và thi hành quyết định

Trọng tài nước ngoài của Liên hợp quốc. Quyết định Trọng tài có thể được
công nhận và có hiệu lực thi hành tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới.
Lợi thế của việc GQTC bằng Trọng tài là vậy; tuy nhiên ở Việt Nam,
Trọng tài chưa trở thành một hình thức GQTC ngoài Tòa án được ưa chuộng.
Các cá nhân, tổ chức kinh doanh chưa ưu tiên lựa chọn Trọng tài trong việc
GQTC mà vẫn có xu hướng lựa chọn Tòa án như một phương thức GQTC tối
ưu. Do đó, số lượng tranh chấp thương mại được giải quyết bằng Trọng tài
còn thấp (chiếm chưa đến 1% số lượng các tranh chấp thương mại). Trong các
Trung tâm Trọng tài thương mại (TTTM), Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt
Nam (VIAC) được đánh giá là Trung tâm Trọng tài lớn cũng chỉ giải quyết
được trên dưới 100 vụ/năm. So với hàng chục nghìn vụ/năm của các Trung
tâm Trọng tài lớn trong khu vực và trên thế giới như Trung tâm Trọng tài
Singapore hoặc Trung tâm Trọng tài Hồng Kông thì số vụ việc mà VIAC giải
quyết còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của Trung tâm và nhu cầu GQTC
bằng Trọng tài. Trong khi đó, việc GQTC tại Tòa án luôn ở mức quá tải;
trong năm 2012 (tính từ 1/10/2011 đến 30/09/2012), Tòa án các cấp xét xử
332.868 vụ án các loại trong tổng số 360.941 vụ án đã thụ lý (đạt 92%). Theo
số liệu của Tòa án nhân dân tối cao (tháng 3/2013), trong tổng số gần 400 vụ
án cần được xét xử Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao nhưng Hội đồng này chỉ họp toàn thể để xét xử được hơn 200 vụ [6].
Thực tế tại Việt Nam xuất phát từ việc nhiều doanh nghiệp, cá nhân
vẫn còn mơ hồ về hình thức GQTC bằng Trọng tài khi tham gia vào các quan

6


hệ thương mại trong nước và quốc tế, điều này khác xa so với các nước trên
thế giới có nền kinh tế thị trường phát triển. Chính vì vậy dẫn đến nhiều
doanh nghiệp, cá nhân chịu thua thiệt với các đối tác và phải trả một cái giá

rất đắt về sự kém hiểu biết về con đường GQTC bằng Trọng tài thương mại
quốc tế (TTTMQT).
Tóm lại, hiện nay Tòa án và Trọng tài là hai phương thức GQTC phổ
biến nhất mà các bên lựa chọn khi xảy ra tranh chấp; tuy nhiên, vì Trọng tài là
một cơ quan phi Chính phủ nên vẫn cần có vai trò trợ giúp của Tòa án. Tòa án
có vai trò rất lớn đối với việc thực thi các phán quyết trọng tài (PQTT), vai trò
trong việc thu thập chứng cứ, vai trò trong việc áp dụng các biện pháp khẩn
cấp tạm thời… Như vậy, có thể thấy Trọng tài không thể hoạt động tốt nếu
thiếu vai trò hỗ trợ của Tòa án. Do đó, việc nghiên cứu tổng thể về vai trò của
Tòa án trong tố tụng TTTMQT sẽ đưa ra những nội dung kiến giải hợp lý
nhằm xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động của TTTMQT tại
Việt Nam.
Từ những phân tích trên, Tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu:
"Vai trò của Tòa án trong tố tụng Trọng tài Thương mại Quốc tế. Thực tiễn ở
Việt Nam" để làm Luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên ngành: Luật Quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, đã có một số bài báo, bài viết về vấn đề này; tuy
nhiên, mới chỉ đề cập những vấn đề chung mà chưa đi sâu nghiên cứu về pháp
luật TTTMQT, vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT; qua đó đánh giá về
vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT tại Việt Nam theo Luật TTTM Việt
Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu tổng thể về vai trò của Tòa án trong Tố tụng
TTTMQT sẽ đưa ra được những nội dung giải pháp phù hợp nhằm xây dựng
cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động của TTTMQT tại Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

7


Luận văn phân tích làm rõ những vấn đề lý luận chung về TTTMQT,
sơ lược về pháp luật Trọng tài của một số nước và tổ chức Trọng tài của một

số khu vực trên thế giới về TTTMQT và vai trò của Tòa án đối với hoạt động
tố tụng của TTTMQT, qua đó đánh giá thực tiễn vai trò của Tòa án trong tố
tụng TTTMQT theo quy định của pháp luật Trọng tài Việt Nam tại các giai
đoạn tố tụng Trọng tài như: (i) giai đoạn tiền tố tụng Trọng tài; (ii) giai đoạn
tố tụng Trọng tài; (iii) giai đoạn tố tụng Trọng tài kết thúc.
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Luật quốc tế về TTTMQT và
Luật TTTM Việt Nam tại Việt Nam, đánh giá thực tiễn thi hành Luật TTTM
Việt Nam về vai trò của Tòa án đối với tố tụng TTTM. Cuối cùng trên cơ sở
đánh giá một số bất cập khi áp dụng Luật TTTM Việt Nam; luận văn đưa ra
các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về vai trò của Tòa
án trong tố tụng TTTMQT tại Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cả hai phương diện lý luận và thực tiễn về vai trò
của Tòa án trong tố tụng TTTMQT; qua đó, đánh giá một số bất cập khi áp
dụng Luật TTTM Việt Nam và đưa ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện
pháp luật về vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT tại Việt Nam.
Cơ sở lý luận của đề tài là lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, để nghiên
cứu đề tài, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, đối
chiếu, so sánh, tổng hợp kết hợp với phương pháp khảo sát thực tiễn, thống kê
dữ liệu xuất phát từ thực trạng để nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện
cơ sở lí luận, thực tiễn và cơ sở pháp lý ở các khía cạnh sau:
- Những vấn đề lý luận chung về TTTMQT và vai trò của Tòa án
trong tố tụng TTTMQT;

8



- Tổ chức và hoạt động của một số TTTMQT trên thế giới và thực tiễn
vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT tại Việt Nam;
- Một số bất cập khi áp dụng Luật TTTM Việt Nam và giải pháp, kiến
nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về vai trò của Tòa án trong tố tụng
TTTMQT tại Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Trọng tài Thương mại
Quốc tế và vai trò của Tòa án trong tố tụng Trọng tài thương mại quốc tế.
Chương 2: Tổ chức và hoạt động của một số Trọng tài Thương mại
Quốc tế trên thế giới và thực tiễn vai trò của Tòa án trong tố tụng Trọng tài
thương mại quốc tế tại Việt Nam.
Chương 3: Một số bất cập khi áp dụng Luật Trọng tài thương mại Việt
Nam và giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về vai trò của
Tòa án trong tố tụng Trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phan Thông Anh (2005), "Những điều cần biết về tố tụng trọng tài", Dân
chủ và pháp luật, (Số chuyên đề), tr. 29-32.
2. Phan Thông Anh (2013), "Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với
Trọng tài nước ngoài", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (24), tr. 43-47.
3. Phan Thông Anh (2015), "Xác định thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối
với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài", Dân chủ và pháp luật, (9), tr. 39-43.
4. Phạm Tuấn Anh (2010), "Vai trò của Tòa án trong tố tụng trọng tài
thương mại", , ngày 18/10/2010.

5. Bộ Tư pháp (2012), Thông tư số 12/2012/TT-BTP ngày 07/11/2012 ban hành
một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại, Hà Nội.
6. Bộ Tư pháp (2015), Dự thảo báo cáo sơ kết 04 năm thi hành Luật trọng
tài thương mại, Hà Nội.
7. Bộ Tư pháp (2015), "Sơ kết 04 năm thi hành Luật trọng tài thương mại",
, ngày 09/09/2015.
8. Chính phủ (1993), Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng
Chính phủ về tổ chức Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Hà Nội.
9. Chính phủ (1994), Nghị định số 116/CP ngày 05/9/1994 về tổ chức và
hoạt động của trọng tài kinh tế, Hà Nội.
10. Chính phủ (2004), Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt
Nam, Hà Nội.
11. Chính phủ (2011), Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/07/2011 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại Việt Nam,
Hà Nội.

10


12. Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật về Trọng tài thương
mại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Jean Pierre Ancel (2010), "Khuynh hướng hiện nay của pháp luật Trọng
tài của Cộng hòa Pháp và Quốc tế", ,
ngày 27/03/2010.
14. Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật thương mại
quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
15. Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Tư pháp quốc tế,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
16. Liên hợp quốc (1927), Công ước Giơnevơ về thi hành phán quyết trọng tài.

17. Liên hợp quốc (1958), Công ước New York về công nhận và thi hành
quyết định trọng tài nước ngoài.
18. Phạm Duy Nghĩa (2011), "Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng
trọng tài", , ngày 15/01/2011.
19. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (1995), Bộ luật dân sự Pháp, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
20. Phòng thương mại quốc tế ICC (1998), Quy tắc tố tụng trọng tài của
phòng thương mại quốc tế ICC 1998, Hà Nội.
21. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.
22. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
23. Quốc hội (2005), Luật thương mại, Hà Nội
24. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp, Hà Nội.
25. Quốc hội (2005), Luật đầu tư, Hà Nội.
26. Quốc hội (2008), Luật thi hành án dân sự, Hà Nội.
27. Quốc hội (2010), Luật trọng tài thương mại, Hà Nội.
28. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
29. Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh (2011), "Hội thảo triển khai Luật
trọng tài thương mại và Nghị định số 63/2011/NĐ-CP", uphap.
hochiminhcity.gov.vn, ngày 31/8/2011.

11


30. Đồng Thị Kim Thoa (2013), Cơ chế giải quyết tranh chấp trong tư pháp
quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
31. Nguyễn Trung Tín (2005), Công nhận và thi hành các quyết định của
trọng tài thương mại tại Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
32. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP ngày
31/7/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định chi

tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh trọng tài thương mại, Hà Nội.
33. Tòa án nhân dân tối cao (2014), Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày
20/3/2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại, Hà Nội.
34. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (2008), Trọng tài và các phương
thức giải quyết tranh chấp lựa chọn, (dịch và hiệu đính bởi VIAC), Hà Nội.
35. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (2004), Quy tắc tố tụng của Trung
tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Hà Nội.
36. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật đầu tư, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
40. Ủy ban Liên hợp quốc về pháp luật thương mại quốc tế (1976), Quy tắc tố
tụng trọng tài UNCITRAL.
41. Ủy ban Liên hợp quốc về pháp luật thương mại quốc tế (1985), Luật mẫu
của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế.
42. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1995), Pháp lệnh về việc công nhận và thi
hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài, Hà Nội.
43. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh trọng tài thương mại, Hà Nội.

12


Tiếng Anh
44. Bruce Harris, Rowan Planterose & Jonathan Tecks (2014). The Arbitration
Act 1996: A Commentary. 5th ed. London: Wiley Blackwell.

45. Ed Brunet, J.D, Arbitration Law in America: A Critical Assessment,
Cambridge University Press, 2006.
46. Grace Xavier (2001). Law and Practice of Arbitration in Malaysia. Kuala
Lumpur: Sweet & Maxwell Asia. p34-56.
47. Hacking (2011), "Arbitration is only as good as its arbitrators", Liber
Amicorum Eric Bergsten. International Abitration and International
Commercial Law: Synergy, Convergence and Evolution, Kluwer
International (2011), trang 223-230.
48. Ian R. Macneil (1992). American Arbitration Law: Reformation-Nationalization--Internationalization. New York: Oxford University
Press, Inc. p3-23.
49. J. Brian Casey (2011). Arbitration Law of Canada: Practice and
Procedure. 2nd ed. New York: JurisNet, LLC. p117-156.
50. Jean-Louis Delvolvé,Jean Rouche & Gerald H. Pointon (2009). French
Arbitration Law and Practice: A Dynamic Civil Law Approach to
International Arbitration. 2nd ed. The Netherlands: Kluwer Law
International. p15-46.
51. Jingzhou Tao (2008). Arbitration Law and Practice in China. 2nd ed. The
Netherlands: Kluwer Law International. p8-13.
52. Lars Heuman (2003). Arbitration Law of Sweden: Practice and
Procedure. New York: Juris Publishing . p27-99.
53. Michael Bühler (1998). The German Arbitration Act 1997: text and notes.
Germany: Kluwer Law International. p120-132.
54. Robert Merkin & Johanna Hjalmarsson (2009). Singapore Arbitration
Legislation: Annotated. Abingdon: Informa Law from Routledge. p1-6.

13




×