Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nghiên cứu vai trò của chợ truyền thống đối với phát triển du lịch hội an, quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.28 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ THỊ HƢỜNG

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA CHỢ TRUYỀN THỐNG
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỘI AN, QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ THỊ HƢỜNG

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA CHỢ TRUYỀN THỐNG
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỘI AN, QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THÚY ANH

Hà Nội, 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho
phép sử dụng. Ngoài ba bài báo khoa học liên quan đến đề tài do tác giả viết và
được đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội, Tạp chí Khoa học Xã hội Miền Trung,
Tạp chí Khoa học và Giáo dục Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng, các
kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.

Đà Nẵng 18/10/2014
Người cam đoan

Ngô Thị Hƣờng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành nội dung Lu ận văn tố t nghiê ̣p này , bên cạnh sự cố gắng của
bản thân, cho phép tác giả được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới:
Cô giáo – TS. Trần Thúy Anh, Khoa Du lịch, Trường Đại học KHXH&NV –
Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình.
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa và quý
thầy cô giáo trong Khoa Du lịch, Trường Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc gia
Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn UBND thành phố Hội An, Phòng Thương mại – Du
lịch, Phòng Văn hóa, Ban quản lí chợ Hội An đã tạo điề u kiê ̣n thuận lợi cho tác giả
trong viê ̣c thu thập tài liê ̣u thực hiện luận văn.
Cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám đ

ốc Đại học Đà Nẵng, Ban Giám hiệu

Trường Đại học Sư phạm, Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử cùng quý đồng nghiệp, gia

đình, bạn bè trong suốt quãng đường học tập, hoàn thành Luận văn cao học.
Mặc dù đã cố gắ ng hoàn thiê ̣n Luận văn bằ ng tấ t cả sự nhiê ̣t tình và năng lực
của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những điể m thiế u sót, rấ t mong nhận được
sự đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Ngô Thị Hường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .....................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................Error! Bookmark not defined.
4. Mục đích nghiên cứu ............................................Error! Bookmark not defined.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..........Error! Bookmark not defined.
6. Đóng góp của luận văn .........................................Error! Bookmark not defined.
7. Bố cục của luận văn .............................................Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHỢ TRUYỀN THỐNG HỘI AN, QUẢNG
NAM ........................................................................Error! Bookmark not defined.
1.1. Chợ truyền thống ở Việt Nam ........................Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Một số khái niệm ...........................................Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Mấy nét chung về chợ truyền thống ở Việt NamError!

Bookmark

not

defined.

1.2. Chợ Hội An ......................................................Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Vị trí ...............................................................Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển ..................Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Đặc điểm ........................................................Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Đóng góp của chợ Hội An ...........................Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. VAI TRÒ CHỢ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỘI AN,
QUẢNG NAM ........................................................Error! Bookmark not defined.
2.1. Chợ là một nội dung hấp dẫn thu hút khách du lịchError! Bookmark not
defined.
2.1.1. Chợ truyền thống là điều kiện phát triển du lịch văn hóaError! Bookmark
not defined.

1


2.1.2. Chợ truyền thống là điều kiện phát triển du lịch mua sắm ................ Error!
Bookmark not defined.
2.1.3. Chợ truyền thống là điều kiện phát triển du lịch cộng đồng .............. Error!
Bookmark not defined.
2.2. Chợ truyền thống cung cấp sản phẩm cho các đơn vị kinh doanh du lịch .Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Chợ truyền thống cung cấp sản phẩm cho các đơn vị kinh doanh ăn
uống..........................................................................................................................Er
ror! Bookmark not defined.
2.2.3.Chợ truyền thống cung cấp sản phẩm cho cửa hàng lưu niệm........... Error!
Bookmark not defined.
2.3. Chợ truyền thống góp phần phát triển du lịch bền vữngError! Bookmark
not defined.
2.3.1. Chợ truyền thống góp phần bảo tồn văn hóaError! Bookmark not defined.

2.3.2. Chợ truyền thống góp phần bảo vệ môi trường du lịchError!

Bookmark

not defined.
2.3.3. Chợ truyền thống góp phần tăng trưởng kinh tếError!

Bookmark

not

defined.
2.4. Đánh giá hạn chế của chợ đối với du lịch và khả năng quay lại của du
khách .......................................................................Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Hạn chế của chợ ảnh hưởng đến du lịch.....Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Khả năng quay lại của du khách ..................Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. CHỢ HỘI AN VỚI VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
..................................................................................Error! Bookmark not defined.
3.1. Tác động của du lịch đến chợ Hội An ...........Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Tác động tích cực ..........................................Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Tác động tiêu cực ..........................................Error! Bookmark not defined.

2


3.2. Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị chợ truyền thống đối với phát triển du
lịch............................................................................................................................Er
ror! Bookmark not defined.
3.2.1. Cơ sở đề ra giải pháp ....................................Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị chợ Hội AnError!

Bookmark

not

defined.
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................7

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
1. DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thông tin chung của du khách ..................................................................... 11
Bảng 2.1. Lý do đưa khách đến chợ Hội An và các hoạt động yêu thích của khách
tại chợ ........................................................................................................................ 37
Bảng 2.2. Đánh giá của du khách về kiến trúc chợ Hội An ...................................... 40
Bảng 2.3. Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ ăn uống .................... 47
Bảng 2.4. Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ mua sắm .................. 51
Bảng 2.5. Đánh giá của các cửa hàng về nguyên liệu được lấy ở chợ Hội An ......... 55
Bảng 2.6. Mười quốc gia có lượng khách du lịch đến Hội An nhiều nhất ............... 57
Bảng 2.7. Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với vệ sinh tại chợ ...................... 62
Bảng 2.8. Đóng góp của chợ Hội An vào GDP thành phố ....................................... 63
Bảng 2.9. Khả năng quay lại chợ Hội An của du khách ........................................... 65

3


2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của các cửa hàng về nguyên liệu được lấy ở chợ Hội An ..... 56

Biểu đồ 2.2. Khả năng quay lại chợ Hội An của du khách ....................................... 66

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong vài thập niên gần đây, du lịch đã trở thành một trong những đối tượng
quan tâm nghiên cứu không chỉ của các ngành kinh tế mà còn của các ngành khoa
học xã hội bởi ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Đặc biệt, việc nghiên cứu khai
thác các giá trị truyền thống vào phát triển du lịch ở Việt Nam đang là hướng đi rất
được quan tâm nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khôi phục các giá trị truyền
thống và bảo lưu những giá trị văn hóa tốt đẹp.
Việc nghiên cứu vai trò chợ truyền thống đối với du lịch Hội An, Quảng Nam
có ý nghĩa đặc biệt hấp dẫn, xuất phát từ vị thế của du lịch Hội An hiện nay. Là một
đô thị cổ nằm bên Cửa Đại, Hội An từ xưa đã nổi tiếng với tên gọi Faifoo và rất
quen thuộc với các thương gia Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc, Bồ Đào Nha…
Bấy giờ, thương cảng Hội An rất sầm uất bởi nó là trung tâm buôn bán lớn của vùng
Đông Nam Á. Sự bồi lắng cửa sông và biến động của lịch sử sau nhiều thế kỷ, địa
danh Hội An không còn là thương cảng nhưng dấu ấn một thời vàng son vẫn đọng
lại những giá trị vô giá. Do đó, tháng 12.1999, tổ chức UNESCO đã ghi tên đô thị
cổ Hội An vào danh mục Di sản văn hóa thế giới. Ngoài những di sản vật thể, cộng
đồng Hội An còn bảo tồn, lưu giữ những vốn cổ trong cuộc sống, phong tục tập
quán, tín ngưỡng, nghi lễ, ẩm thực… Tất cả tạo cho đô thị cổ Hội An dáng vẻ riêng
và đậm nét xưa.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Quảng Nam nói chung và Hội An nói
riêng, đến mức gần như tạo thành một ngành khoa học riêng biệt gọi là “Quảng
Nam học”, tuy nhiên chợ truyền thống Hội An, đặc biệt vai trò chợ truyền thống với
phát triển kinh tế, du lịch lại là một mảng khuyết, một đề tài mới mẻ, mặc dù người
ta không phải không nhận thức được tầm quan trọng của nó.

Chợ truyền thống Hội An ra đời và phát triển cùng với quá trình tập trung dân
cư, mở rộng và phát triển sản xuất, làm nảy sinh nhu cầu mua bán, trao đổi sản
phẩm, là mắt xích của nền kinh tế, là khâu trung gian nối liền khai thác với sản xuất,
sản xuất với tiêu dùng. Mạng lưới chợ truyền thống đã tạo nên một bước đột phá

5


quan trọng cho nền kinh tế của mỗi làng xã ở Hội An nói riêng và của cả nước nói
chung. Bên cạnh đó, chợ truyền thống Hội An còn là nơi lưu giữ và phản ánh khá
đầy đủ những đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán của người dân thương cảng
từng nổi tiếng một thời.
Chợ truyền thống Hội An, bên cạnh những nét chung với chợ truyền thống của
các vùng miền trên cả nước vẫn mang những nét đặc trưng riêng của vùng đất.
Nghiên cứu chợ truyền thống đối với phát triển du lịch Hội An một mặt giúp chúng
ta có cái nhìn toàn diện về hệ thống chợ truyền thống Hội An, mặt khác cho thấy
những đặc điểm của chợ truyền thống Hội An và những đóng góp của nó đối với
vùng đất về mặt phát triển du lịch. Thông qua đó có thể tìm được những giải pháp
cụ thể, có giá trị để hoạch định chính sách phát triển du lịch và có những biện pháp
bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của chợ truyền thống nói riêng và
các giá trị văn hóa nói chung.
Như vậy, có thể thấy, việc nghiên cứu chợ truyền thống Hội An dưới góc độ
phát triển du lịch có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Từ xuất phát điểm đó,
chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu vai trò của chợ truyền thống đối với phát triển
du lịch Hội An, Quảng Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong vài thập niên gần đây, văn hóa chợ, vai trò của chợ cũng như giá trị
truyền thống của chợ được nhiều tác giả quan tâm, đặc biệt trong thời đại con người
muốn tìm về những giá trị tốt đẹp của nguồn cội. Nhiều công trình nghiên cứu, bài
viết đã đề cập đến việc phát huy, gìn giữ những nét đẹp văn hóa chợ. Đặc biệt cũng

có nhiều công trình trực tiếp hay gián tiếp nghiên cứu văn hóa chợ dưới góc nhìn
đóng góp cho phát triển du lịch.
2.1. Hướng nghiên cứu giá trị của chợ truyền thống
Nguyễn Đức Nghinh trong các công trình nghiên cứu từ những năm 70 của thế
kỉ trước đã đặc biệt quan tâm đến mạng lưới chợ truyền thống như: “Chợ Chùa thế
kỉ XVII” (1979), “Mấy nét phác thảo về chợ làng qua những tư liệu thế kỉ XVII –
XVIII” (1980), “Chợ làng, mối nhân tố củng cố mối liên hệ dân tộc” (1981) đăng

6


trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử và Dân tộc học. Về cơ bản, những bài viết này
đã phác thảo lại quá trình ra đời, phát triển và một số đặc điểm của chợ làng ở làng
xã cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời tác giả cho rằng mạng lưới chợ
làng đã thiết lập nên mối liên hệ kinh tế giữa các địa phương, tạo nên mối liên hệ
giữa các làng xã vốn có sự cô lập với nhau trên phạm vi toàn quốc, đó chính là mối
liên hệ về dân tộc.
Phan Đại Doãn trong tác phẩm : “Làng xã Việt Nam – một số vấn đề kinh tế văn hóa – xã hội” (2008) đã nhận định: “Kinh tế làng Việt phổ biến từ nhiều thế kỉ
trước không phải duy nhất là nông nghiệp, tất nhiên nông nghiệp vẫn là quan trọng
nhất. Chợ làng là điểm kinh tế cơ bản để làng tồn tại” [10;tr.19] .
Chợ – không gian văn hoá của Thăng Long xưa và Hà Nội nay của tác giả
Trần Thúy Anh đăng trên Kỉ yếu hội thảo chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long,
Viện Văn hoá Thông tin, 9/2010 đã nhấn mạnh đến vai trò của chợ trong xã hội của
Thăng Long xưa và Hà Nội nay như một không gian hội tụ tất cả các sắc thái văn
hóa đặc trưng và đặc sắc nhất. Qua đó nổi bật được tính kết nối văn hóa xưa và nay
của chợ.
Nguyễn Quang Ngọc cũng đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát một số làng buôn
ở Bắc Bộ như Đa Ngưu, Báo Đáp, Đan Loan, Phù Lưu... trong tác phẩm “Về một số
làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII – XIX” (1993). Thông qua việc đi sâu
vào nghiên cứu kết cấu kinh tế - xã hội của các làng buôn này, tác giả đã khẳng định

rằng: “Quá trình phát triển của nông thôn Việt Nam nói chung và của các làng
buôn nói riêng là quá trình phát triển trên cái trục cơ bản của kinh tế tiểu nông”
[30;tr.24].
Trên diễn đàn Tri thức Việt với chủ đề “Văn hóa chợ của người Việt” cũng đã
có rất nhiều tác giả tham gia đăng bài viết, nổi bật như Phan Cẩm Thượng với
“Chợ phiên nơi làng xã”, “Chợ làng – hình ảnh thân thương”, “Kẻ Chợ và chợ đầu
mối”, Song Anh có bài “Văn hóa chợ nổi xưa và nay”, Ly Kha có bài “Chợ Tre –
Nét đẹp của vùng đất võ”, … Những bài viết này là những cảm nhâ ̣n của các tác giả

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu thƣ tịch:
1. Dương Văn An (Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc dịch và hiệu đính) (2001),
Ô châu cận lục, NXB Thuận Hóa, Huế.
2. Trần Thúy Anh (2010), “Chợ - không gian văn hóa của Thăng Long xưa và
Hà Nội nay”, Kỉ yếu hội thảo chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long, Viện Văn
hoá Thông tin.
3. Trần Đình Ba (2012), Chợ Việt độc đáo ba miền, NXB Văn hóa – Thông tin,
Hà Nội.
4. Huỳnh Công Bá (1996), Công cuộc khai khẩn và phát triển làng xã ở Bắc
Quảng Nam từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII, Luận án Phó tiến sĩ khoa học,
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Huỳnh Công Bá (2002), “Một số kết quả từ 20 năm nghiên cứu làng xã miền
Trung”, Kỉ yếu hội thảo khoa học lần 1, Đại học Huế.
6. Đỗ Bang (1996), Phố cảng vùng Thuận – Quảng thế kỷ XVII – XVIII, NXB
Thuận Hóa, Huế.
7. Borri Cristoforo (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, NXB Tp. Hồ Chí Minh,
Tp. Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Văn Bổn (2001), Văn học dân gian Quảng Nam (miền biển), Sở văn
hóa thông tin Quảng Nam.
9. Quang Văn Cậy (1985), “Trung Phường và những di tích liên quan đến Hội
An”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Hội An.
10. Phan Đại Doãn (2008), Làng xã Việt Nam – Một số vấn đề kinh tế – văn
hóa – xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Phan Du (1974), Quảng Nam qua các thời đại, NXB Cổ học Tùng thư, Đà
Nẵng.
12. Đại học viện Sài Gòn (dịch) (1959), Hồng Đức thiện chính thư, NXB Nam
Hà ấn quán, Sài Gòn.

8


13. Nguyễn Đình Đầu (2011), Quảng Nam Đà Nẵng xưa và nay, NXB Đà
Nẵng, Đà Nẵng.
14. Kim Định (1973), Nguồn gốc văn hóa Việt Nam, Nguồn Sáng, Sài Gòn.
15. Lê Quý Đôn (Viện Sử học dịch) (2007), Phủ biên tạp lục, NXB Văn hóa –
Thông tin, Hà Nội.
16. Hội văn nghệ dân gian Tp. Đà Nẵng (2010), Nghề và làng nghề thủ công
truyền thống đất Quảng, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
17. Vũ Văn Kim (2002), “Hệ thống buôn bán ở biển Đông thế kỷ XVI – XVII
và vị trí của một số thương cảng ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử.
18. Phạm Văn Kính (1977), “Thủ công nghiệp và làng xã Việt Nam”, Nông
thôn Việt Nam trong lịch sử, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Vũ Tam Lang (1991), Kiến trúc cổ Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội.
20. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam dịch)
(2006), Đại Việt sử kí toàn thư, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
21. Châu Yến Loan (2011), “Hội An – Đà Nẵng – Thanh Chiêm”, Tạp chí xưa
và nay.

22. Lê Thị Mai (2004), Chợ quê trong quá trình chuyển đổi, NXB Trẻ, Tp. Hồ
Chí Minh.
23. Lê Thị Mai (2005), Bước đầu tìm hiểu chợ ven sông ở Duy Xuyên (Quảng
Nam) từ thế kỷ XV – XVIII, Công trình dự thi Hội nghị Khoa học, Trường Đại học
Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
24. Võ Duy Mền (2006), Tìm lại làng Việt xưa, NXB Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
25. Li Tana (1999), Xứ Đàng Trong – Lịch sử kinh tế - xã hội việt Nam thế kỷ
17 và 18, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
26. Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ.
27. Nguyễn Đức Nghinh (1979), “Chợ Chùa ở thế kỷ XVII”, Tạp chí nghiên
cứu lịch sử, (4), tr 35-36.

9


28. Nguyễn Đức Nghinh (1981), “Chợ làng, một nhân tố củng cố mối quan hệ
dân tộc”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử.
29. Hữu Ngọc (chủ biên) (1995), Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, NXB
Thế giới, Hà Nội.
30. Nguyễn Quang Ngọc (1993), Về một số làng buôn ở Đồng Bằng Bắc Bộ thế
kỉ XVIII – XIX, NXB Hội sử học Việt Nam, Hà Nội.
31. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hóa
– Thông tin, Hà Nội.
32. Đỗ Văn Ninh (1988), “Ngói âm dương”, Tạp chí dân tộc học, Số 1 – 2.
33. Nguyễn Hồng Phong (1963), Tìm hiểu tính cách dân tộc, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội.
34. Thích Đại Sán, Hải ngoại kí sự, Viện Đại học Huế.
35. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Quảng Nam (2011), Văn hóa Quảng Nam
những giá trị đặc trưng, Kỉ yếu hội thảo khoa học, Tam Kỳ.

36. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Quảng Nam (2001), Phong tục – Tập quán
– Lễ hội Quảng Nam, Kỉ yếu hội thảo khoa học, Tam Kỳ.
37. Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu (Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn
Văn Tài dịch) (1994), Hoàng Việt luật lệ, NXB Văn hóa thông tin, TP Hồ Chí
Minh.
38. Trương Thị Thu Thảo (2010), Chợ làng ở Thừa Thiên Huế (Thế kỷ XVI –
XIX), Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế.
39. Trần Ngọc Thêm (1992), “Giáo lưu Quốc tế và việc giáo dục văn hóa dân
tộc”, Tạp chí thế giới mới, Số 31.
40. Trần Ngọc Thêm ( 2001), Tìm về bản sắc văn hóa VIệt Nam, NXB Thành
phố Hồ Chí Minh.
41. Nguyễn Thị Thịnh ( 2011), Chợ làng ở Quảng Nam thế kỷ XVI – XIX,
Khóa luận Thạc sĩ sử học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
42. Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương Mại.
43. Hồ Trung Tú (2011), Có 500 năm như thế, NXB Phương Nam.

10


44. Viện Sử học (dịch) (2004), Đại Việt sử kí toàn thư, tập 2, in lần 2, NXB
Thông tin, Hà Nội.
45. Hoàng Vinh (1986), Khái niệm và quan niệm về văn hóa, Viện văn hóa, Hà
Nội.
46. Hồ Sĩ Vịnh (1993), Văn hóa và con người, NXB Văn hóa và Tạp chí Văn
học – Nghệ thuật, Hà Nội.
47. Trần Quốc Vượng (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt
Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
II. Trang web
48. www.anthdep.edu.vn. ( />49. www.baomoi.com.vn.( />50. />51. www.daidoanket.vn.( />55778&Style=)
52. www.baomoi.com.( />53. www.hoian.vn. ( />54. www.hoian.gov.vn.(hoian.gov.vn/index.php?option=com_content&view=ar

ticle&id=163&Itemid=126)
55. ww.hoianworldheritage.( />56. www.vanhoahoc.vn.( />57. www.wikipedia.org.( />1%BB%87t_Nam).
III. Nhân chứng và truyền khẩu
58. Nguyễn Thị An, An Bàng, Cẩm An, Hội An.
59. Trương Thị Bình, An Bàng, Cẩm An, Hội An.

11


60. Lê Chung, Tân Thành, Cẩm An, Hội An.
61. Lê Thị Chức, An Tân, Cẩm An, Hội An.
62. Văn Thanh Ngọc, Minh An, Hội An
63. Nguyễn Thị Quang, Bến Trễ, Cẩm Hà, Hội An.
64. Trần Thị Thủy, Trà Quế, Cẩm Hà, Hội An.
65. Trần Thị Vân, Duy Hải, Duy Xuyên.
66. Lê Hồ Phước Vĩnh, Cẩm Châu, Hội An.
67. Tống Mỹ Yến, Cẩm Phô, Hội An

12



×