Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Báo cáo thực tập kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.33 MB, 19 trang )

Lời cảm ơn
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô khoa Kỹ thuật xây dựng đã giúp
chúng em hoàn thành thủ tục thực tập ở Công ty Cổ phần Xây dựng Kinh doanh địa ốc Hòa
Bình.
Đồng thời em xin cảm ơn Công ty Hòa Bình đã tạo điều kiện cho chúng em có một môi
trường thực tập tốt nhất.Các anh chị trong công ty rất quan tâm đến chúng em và luôn dành tình
cảm cho bọn em. Ngoài ra công ty còn tổ chức những buổi tham quan những công trình trọng
điểm đang xây dựng của công ty.
Qua quá trình thực tập chúng em không những học về những kiến thức chuyên môn, mở
mang kiến thức thực tế mà còn học về cách cư xử với những người xung quanh. Mùa hè này là
một mùa hè thực sự ý nghĩa đối với chúng em. Em xin cảm ơn tất cả.


1/ GIỚI THIỆU CHUNG
1.1/ Giới thiệu Công ty Cổ phần Xây dựng Kinh doanh địa ốc Hòa Bình:
Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình (gọi tắt là Hòa Bình) thành lập
vào ngày 27/09/1987. Tiền thân là Văn phòng Hòa Bình, bắt đầu hoạt động với việc thiết kế và
thi công một số công trình nhà ở tư nhân.
Ra đời trong thời kỳ đất nước đổi mới, bên cạnh yếu tố thuận lợi khách quan Hòa Bình đã
không ngừng nỗ lực vượt khó, vươn lên và khẳng định vị thế của mình. Đến nay, Hòa Bình đã
trở thành công ty xây dựng hàng đầu trong nước và có uy tín cao đối với các nhà thầu quốc tế với
slogan ấn tượng "Hòa Bình chinh phục đỉnh cao".
Từ số lượng CBCNV ban đầu chỉ có vài chục người, đến nay, Hòa Bình đã có một đội ngũ
cán bộ quản lý bản lĩnh vững vàng, quyết đoán và năng động cùng một tập thể CBCNV hơn
6000 người có trình độ chuyên môn, sáng tạo, nhiều tâm huyết gắn bó với công ty.
Năm 2006, Hòa Bình là nhà thầu tổng hợp đầu tiên niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
TP.HCM.
Ngoài ra, là công ty xây dựng duy nhất ở phía Nam được Chính phủ chọn tham gia
"CHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA" và được vinh danh nhiều giải thưởng cao
quý trong nước cũng như quốc tế.
Đến nay, Hòa Bình vinh dự vì đã đóng góp công sức hoàn thành hơn 80 công trình xây dựng


nhà cao tầng và hiện đang triển khai gần 50 công trình trên cả nước.
1.2/ Giới thiệu về nơi thực tập:








Tên dự án:
Địa chỉ:
Chủ đầu tư dự án:
Đơn vị phát triển dự án:
Tư vấn thiết kế kết cấu:
Tư vấn giam sát:
Nhà thầu thi công:

Cao ốc thương mại – dịch vụ kết hợp căn hộ ở Galaxy9
Số 9 Nguyễn Khoái, Phường 1, Quận 4, Tp.HCM.
Công ty cổ phẩn công nghiệp Cao su Miền Nam
Công ty cổ phần địa ốc Nova Galaxy
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Ánh Sáng Phương Nam
Novaland Group
Công ty Cổ phần Xây dựng Kinh doanh địa ốc Hòa Bình


2/ MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG CHUYÊN MÔN THỰC TẬP:
2.1/Mục đích thực tập:
- Giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về thực tế về ngành nghề lẫn chuyên môn, nhất là về

kỹ thuật để thi công.
- Tạo cho sinh viên có một bước đệm làm quen với công việc trước khi đi làm.
- Định hướng cho sinh viên là mình sẽ phù hợp với mảng nào trong công việc.
- Giúp sinh viên học cách đối nhân xử thế giữa công nhân, đồng nghiệp, cấp cao,…
2.2/ Nội dung công việc được phân công:
- Thực tập ở bộ phận: Shop Drawing
- Công việc hằng ngày:





Vẽ các bản vẽ để thi công (Vì công trình Galaxy9 là công trình Design and Build nên
các bản vẽ sau khi duyệt sẽ được thi công ngay).
Khảo sát thực tế về bộ phận mình đang vẽ để dễ hình dung và vẽ đúng thực tế (vì là
công trình Design and Build nên việc các bản vẽ kiến trúc – kết cấu và thực tế mâu
thuẫn nhỏ với nhau là chuyện hay gặp).
Kiểm tra các công tác hoàn thiện (rò bộp, đo phẳng, cao độ của trần, kích thước lỗ
cửa…) để biết về các công tác đó và để có cái nhìn thực tiễn về công trường (vì công




trình galaxy9 đã hoàn tất việc đổ bê tông cho khung cứng (cột, dầm, sàn,vách,…) và
đang trong quá trình hoàn thiện (chống thấm, cán nền, tô tường, sơn nước,…)).
Xử lý những vấn đề phát sinh về thay đổi bản vẽ, phương án,…

- Công việc cụ thể được giao trong thời gian thực tập:














Vẽ bản vẽ chống thấm, cán nền, ốp lát cho bể nước PCCC tầng hầm.
Vẽ bản vẽ chống thấm, cán nền, ốp lát cho bể nước PCCC tầng mái và 2 bể nước mái.
Vẽ bản vẽ cán nền bể nắp thang máy, nắp bể PCCC tầng mái và 2 bể nước mái
Tính số gạch cho các bể đã vẽ
Vẽ bản vẽ đổ bê tông nâng nền ramp dốc, đổ bê tông chống va đập cho ramp và bản
vẽ hoàn thiện ramp dốc.
Vẽ bản vẽ cán nền và lát gạch tầng thượng.
Vẽ bản vẽ cán nền trong rãnh mương thoát nước tầng thượng.
Kiểm tra khả năng chịu lực của dầm lanh tô đã thiết kế (bằng công thức đã học), đề
xuất phương án và thiết kế dầm lanh tô cho phương án đó (phát sinh)
Thiết kế cột, dầm, sàn, mái cho một căn phòng để tủ điện và thiết kế console đỡ căn
phòng đó thay vì dùng móng (phát sinh)
Kiểm tra rò bộp, đo phẳng, đo góc vuông cho các bức tường đã tô xong.
Kiểm tra kích thước các lỗ cửa, bể dày tường, đề xuất mài bớt cạnh cửa hoặc … nếu
sai lệch lớn (khoảng 1 phân trở lên).
Sửa bản vẽ khi có sự sửa đổi thông tin.

2.3/ Phương pháp thực hiện:
- Vẽ bản vẽ bể nước







Khi nhận vẽ bản vẽ cán nền ốp lát cho bể nước, phải đọc tất cả những bản vẽ liên quan
đến bể nước đó như bản vẽ kết cấu của bể nước, bản vẽ kiến trúc của bể nước, bản vẽ lắp
ống nước cho bể nước,…
Kiểm tra các bản vẽ có mâu thuẫn với nhau hay không và khảo sát thực tế:
 Nếu trong cùng 1 bản vẽ có thông tin không khớp hoặc các bản vẽ không khớp
với nhau thì báo cho người hướng dẫn, sau đó ra công tường khảo sát thực tế để
biết bản vẽ nào đúng, bản vẽ nào đúng với thực tế sẽ báo lại cho người hướng dẫn
để người hướng dẫn xem xét và quyết định sẽ vẽ tiếp dựa trên bản vẽ nào.
 Nếu thực tế người ta đã làm sai lệch so với bản vẽ thì sẽ yêu cầu sửa chửa cho
đúng với thiết kế để có thể vẽ đúng các bản vẽ tiếp theo.
 Nếu các bản vẽ không mâu thuẫn thì vẫn phải ra công trường xem người ta thi
công có đúng như bản vẽ hay không, và mình vẽ các bản vẽ tiếp theo sẽ dựa trên
thực tế người ta đã làm
Vẽ bản vẽ theo cách của mình, miễn sao phải đúng, chính xác và người đọc bản vẽ dễ
dàng thi công bằng cách vẽ các mặt cắt qua những chỗ đặc biệt, phóng to những chi tiết
cần thiết,…
 Đối với bản vẽ chống thấm: xác định khu vực cần chống thấm.
 Đối với bản vẽ cán nền: xác định các kích thước từ chỗ xa nhất đến lỗ thu, lớp cán
nền nhỏ nhất, từ đó đưa ra những đề xuất về độ dốc, thể hiện cao độ những điểm
trên đáy bể, vẽ mặt cắt qua lỗ thu, tường, chỗ tường vát cạnh…


 Đối với bản vẽ ốp lát gạch: xác định điểm xuất phát gạch thích hợp để khi lát




gạch xong thì vật tư được gom lại chỗ gần chỗ đi lên nhất để tránh trường hợp lát
xong phải di chuyển vật tư, vẽ mặt cắt qua lỗ thu, tường, các góc tường, chỗ gạch
cần phải vát,…
Đưa bản vẽ cho người hướng dẫn xem xét, hướng dẫn sửa chữa.
- Vẽ bản vẽ đổ bê tông nâng nền ramp dốc:





Đọc tất cả những bản vẽ về kết cấu, kiến trúc, và chi tiết mương trong ramp dốc
Kiểm tra các bản vẽ có mâu thuẫn với nhau hay không và khảo sát thực tế để kiểm tra
người ta đã làm đúng theo bản vẽ hay chưa
Vẽ bản vẽ theo cách của mình, miễn sao phải đúng, chính xác và người đọc bản vẽ dễ
dàng thi công bằng cách vẽ các mặt cắt qua những chỗ đặc biệt, phóng to những chi tiết
cần thiết,…:
 Đối với thép trong ramp dốc: đề xuất thép sao cho phù hợp với thép hiện có của
công trường, chọn đường kính và khoảng cách lưới thép sao cho phù hợp, thể hiện
mặt cắt dọc và mặt bằng bố trí thép.
 Đối với thép trong gờ chống va đập: đề xuất thép phù hợp với thép hiện có của
công trường, chọn đường kính và đề xuất nhiều cách bố trí thép để trình lên người
hướng dẫn, thể hiện mặt cắt dọc và mặt cắt ngang.
 Đối với việc xẻ rãnh trên mặt dốc để chống trượt: kích thước rãnh lấy đúng thiết
kế và tự đề xuất góc xẻ chữ v, thể hiện điểm bắt đầu xẻ rãnh, thể hiện mặt bằng xẻ
rãnh.
 Đối với tạo dốc trong mương: thực hiện tương tự như cán nền.
- Vẽ bản vẽ cán nền trên nắp, cán nền tầng thượng, cán nền trong rãnh mương thu nước:






Đọc tất cả những bản vẽ kết cấu, kiến trúc
Kiểm tra các bản vẽ có mâu thuẫn với nhau hay không và khảo sát thực tế để kiểm tra
người ta đã làm đúng theo bản vẽ hay chưa
Vẽ bản vẽ theo cách của mình, miễn sao phải đúng, chính xác và người đọc bản vẽ dễ
dàng thi công bằng cách vẽ các mặt cắt qua những chỗ đặc biệt, phóng to những chi tiết
cần thiết,…:
 Đối với bản vẽ cán nền trên nắp: xác định đường phân thủy, khoảng cách xa nhất
từ lỗ thu đến đường phân thủy, lớp cán nền nhỏ nhất, từ đó đề xuất độ dốc, thể
hiện cao độ và mặt cắt.
 Đối với bản vẽ cán nền tầng thượng: xác định đường phân thủy, khoảng cách xa
nhất từ mương thu nước đến đường phân thủy, từ đó đề xuất độ dốc, thể hiện cao
độ những điểm đặc biệt và mặt cắt đi qua đường phân thủy, mương thu nước,…
 Đối với bản vẽ cán nền trong lòng mương: xác định đường phân thủy, khoảng
cách xa nhất từ đường phân thủy đến hố thu nước, từ đó đề xuất độ dốc, thể hiện
cao độ những đăc biệt và mặt cắt đi qua mương nước.
- Vẽ bản vẽ lát nền tầng thượng:



Đọc tất cả những bản vẽ kết cấu, kiến trúc





Kiểm tra các bản vẽ có mâu thuẫn với nhau hay không và khảo sát thực tế để kiểm tra

người ta đã làm đúng theo bản vẽ hay chưa
Vẽ bản vẽ theo cách của mình, miễn sao phải đúng, chính xác và người đọc bản vẽ dễ
dàng thi công bằng cách vẽ các mặt cắt qua những chỗ đặc biệt, phóng to những chi tiết
cần thiết,…:
 Vì công trình chia làm 2 zone, tiến độ mỗi zone là khác nhau, nên sẽ có 1 trong 2
zone sẽ bắt đầu lát gạch trước nên phải vẽ 2 bản vẽ lát gạch với 2 điểm xuất phát
khác nhau ở 2 zone để phòng trường hợp điểm bắt đầu ở zone 2 mà zone 1 xong
phần cán nền trước phải đợi zone 2 cán nền xong rồi mới bắt đầu lát gạch
- Để xuất phương án dầm ngang dùng đỡ gạch khoảng vượt 7,5m (dùng 2 dầm, mỗi dầm
đỡ một khoảng gạch)











Kiểm tra khả năng chịu lực của dầm theo đề xuất của người hướng dẫn
Đề xuất tiết diện và cốt thép nếu dầm chịu lực không đủ
Kiểm tra độ võng của dầm
Nếu độ võng lớn hơn độ võng cho phép thì tăng thép hoặc (và) tăng chiều cao tiết diện
Đưa ra phương án dùng chỉ dùng một dầm đỡ cả hàng gạch
Đề xuất tiết diện và tính toán thép
Kiểm tra lại độ võng của dầm
Tăng thép và tiết diện nếu chưa thỏa điều kiện về độ võng
Tính toán cốt đai cho dầm

- Thiết kế cột, dầm, sàn, mái, console đỡ cho phòng để tủ điện:





Xác định vị trí nơi đổ bê tông phát sinh
Tính theo phương án dùng móng nông → không dùng móng được vì khu vực này gần
sông nên đất khá yếu, phải đào đất khá sâu và khu vực này khá sát nhà dân.
Chuyển sang thiết kế phương án dùng dầm console đỡ phần sàn đưa ra ngoài sàn tầng
hầm, dùng thép cấy vào sàn và tường vây
- Kiểm tra rò bộp, đo phẳng, đo góc vuông cho các bức tường đã tô xong:

-Đọc bản vẽ phần mình sắp đi kiểm tra
-Đến phòng dụng cụ lấy dụng cụ (thước đo phẳng 3m, cây rò bộp, thước chữ L, )
-Kiểm tra:
Khi rò bộp tường kêu lên tiếng rỗng bên trong thì lấy phấn khoanh vùng và ghi chữ “bộp” để
người ta đục ra trám lại.
Khi đo phẳng, chỗ nào hở ra > …mm thì lấy phấn khoanh tròn và ghi chữ “lõm” để người ta
trám lại
Khi đo …
Đánh bút high light và chú thích vào bản vẽ nơi bị những vấn đề trên
- Kiểm tra kích thước các lỗ cửa, bể dày của tường:


Đọc bản vẽ
Kiểm tra kích thước các lỗ cửa, nếu bị hụt > 5mm thì yêu cầu người ta mài bớt. Nếu bị dư > …
thì ….
Nếu tường, ….
Đánh bút high light và chú thích vào bản vẽ

3/Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm:
- Kết quả đạt được: Tất cả các bản vẽ đã được người hướng dẫn đồng ý, trong đó bản vẽ
chống thấp, cán nền, ốp lát bể nước PCCC tầng hầm, bể PCCC tầng mái và 2 bể nước mái đã
trình lên chủ đầu tư và đã được chủ đầu tư duyệt, bể PCCC tầng hầm đã thực hiện chống thấm,
cán nền, ốp lát dựa theo bản vẽ đó, phương án thiết kế dầm lanh tô đã được người hướng dẫn
thông qua và làm RFA (yêu cầu chấp thuận) lên chủ đầu tư.

Hình 1: Người thợ đang xịt chống thấm bể nước PCCC tầng hầm bằng dung dịch chống thấp
Betec flex S150 1.5kg/m2/2lớp


Hình 2: Người ta đặt cục ghém và đổ vữa cán nền bể PCCC tầng hầm

Hình 3: Người thợ đang tiếng hành ốp bể PCCC tầng hầm
- Kiểm tra công tác hoàn thiện và kích thước các lỗ cửa, tường: đã làm đúng theo yêu cầu
của người hướng dẫn.
- Bài học kinh nghiệm:






Nên đọc thật kỹ bản vẽ, trước khi khảo sát thực tế tránh trường hợp đi ra công trường
nhiều lần khi tìm thấy mâu thuẫn giữa các bản vẽ, và khi ra công trường phải quan sát
thật kỹ để tránh trường hợp vẽ sai thực tế.
Khi thấy bất kỳ thông tin mâu thuẫn từ các bản vẽ, thực tế nên báo cho người hướng dẫn
trước khi vẽ, tránh trường hợp tự suy luận dẫn đến hiểu sai, kéo đến cả bài vẽ sai, phải vẽ
lại.
Khi thay đổi số liệu, phải chĩnh sửa bản vẽ, nên copy bản cũ ra rồi sửa, không nên sửa

trực tiếp, để tránh trường hợp số liệu mới tiếp theo lại trở lại giống số liệu cũ trước kia,











phải chĩnh sửa thêm một lần nữa, và các số liệu thay đổi là thường xuyên nên việc copy
ra nhiều phương án là phải nhớ.
Nên kiểm tra kỹ những từng bước tính toán trước khi thể hiện lên bản vẽ, tránh trường
hợp tính toán lại, phải chĩnh số liệu lại, tốn rất nhiều thời gian làm chậm tiến độ.
Trong quá trình sửa số liệu trong bản vẽ khả năng sai sót rất cao nên muốn sửa đúng thì
nên làm lại từ đầu, không nên sửa.
Nên kiểm tra thật kỹ bản vẽ trước khi nộp cho người hướng dẫn từ những số liệu tính
toán đến các nét vẽ, nét hatch và lỗi chính tả tránh làm mất thời gian của người hướng
dẫn phải kiểm tra và chỉ ra những lỗi đó.
Nên hỏi những người thợ đang triển khai bản vẽ của mình để biết thêm ý kiến của họ về
bản vẽ (Bản vẽ có dễ triển khai hay không? Có giống những bản vẽ trước kia họ làm hay
không?) từ đó rút được kinh nghiệm cho các bản vẽ sau.
Nên học những lỗi sai của những bạn và cả các anh chị để rút kinh nghiệm cho bài vẽ của
mình.
Khi thấy bất kỳ cái gì lạ ngoài công trường nên hỏi những người thợ, vì họ biết rất rõ quy
trình làm ra cái đó.

4/Nhận xét bản thân:

Khuyết điểm:
Lúc đầu còn tính toán cẩu thả dẫn đến bản vẽ sai, tốn rất nhiều thời gian để sửa lại nhiều lần.
Khi tìm thấy mâu thuẫn giữa các bản vẽ và thực tế thì tự suy luận, dẫn đến sai cả bản vẽ phải vẽ
lại, làm mất thời gian của người hướng dẫn
Còn chủ quan, cẩu thả trong việc vẽ, ghi sai lỗi chính tả
Ưu điểm:
Lúc sau thì đã quen nên đã làm đúng nhiều hơn và làm nhanh hơn


Một số chi tiết học được trong đợt thực tập:
Trong quá trình đổ bê tông bể nước đợt 2, bê tông đã không tự đầm xuống đáy dẫn đến bê tông
đã bị rỗ ở đáy nên phải đục ra và trám lại bằng sika grout

Hình 5:
Đặt water stop tại mạch ngừng khi đổ bê tông bể nước để ngăn nước không bị rò rỉ qua mạch
ngừng

Đánh sần bề mặt bê tông trước khi đổ lớp bê tông tiếp theo

Cấy các thanh thép vào sàn để giữ cố định thành cốt pha


Sàn đã đổ là sàn ứng lực trước, chữ T là nơi cáp được ngàm chết vào bê tông, dấu mũi tên là nơi
đầu cáp được kéo ra


Khi đổ bê tông cho cầu cầu thang, người ta đổ bê tông co phần bản thang trước, sau đó đổ bê
tông cho phần sàn nhô ra đúng bằng bên phía bản thang còn lại

Tại những chỗ giao nhau giữa 2 vật liệu khác nhau người ta đặt lưới mắt cáo để chống nứt khi

nhiệt độ thay đổi


Thép chờ đổ tắc kê cho nhà vệ sinh.

Hàng gạch liên kết với bổ trụ bằng những thanh thép

Ống bơm bê tông


Cốt pha của bổ trụ được gia cố bằng dây thép và đinh


Đối với sàn tầng thượng, sàn gồm những lớp: Lớp bên tông cốt thép, lớp chống thấm, lớp vữa xi
măng bảo vệ lớp chống thấm, lớp cách nhiệt, lớp bê tông có thép chống nứt 2 phương, lớp vửa xi
măng tạo dốc và lớp gạch

Khi làm việc dưới tầng hầm, người ta có 2 lỗ để làm lưu thông khí xuống tầng hầm, một lỗ có
máy quạt thổi khí vào, một lỗ thổi khí ra

Khi xây gạch thì bắt đầu bằng lớp gạch đinh, khi bắt đầu xây gạch, người ta trát lớp hồ dầu đối
với hàng gạch đầu tiên và cứ 5 lớp gạch ống thì có 1 lớp gạch đinh.


Xây nhiều lớp gạch đinh liên tục ở những nơi tiếp xúc với nước nhiều

Cần trục tháp được gia cố bằng những cây thép chữ I và được liên kết bằng bu lông với sàn. Sau
khi đúc sàn ta khoang lỗ sàn, sau đó đặt bu lông và dùng keo hilti dán bu lông dính vào sàn



Các chi tiết sau cũng thực hiện dựa trên nguyên tắc này:

Ở tường gạch có cửa, người ta chèn các cục bê tông vào để gắn lề cửa.


Ở những bức tường chạy dài, người ta xây những bổ trụ bằng bê tông để làm giảm độ mảnh

Để đảm bảo tô tường phẳng, người ta đặt những cục gém lên tường

Người ta dùng gạch nhẹ để ngăn cách những phòng ngủ với nhau, không dùng gạch nhẹ nơi tiếp
xúc với nước vì khả năng chống thấm của gạch nhẹ kém


Đường đi bắc từ sàn đến thân cần trục tháp dành cho người điều khiển cần trục tháp



×