Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

Bài giảng đánh giá trong giáo dục phương pháp kiểm tra trắc nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.21 KB, 39 trang )

ĐÁNH GIÁ
TRONG GIÁO DỤC
(Educational Evaluation)

PHƯƠNG PHÁP
KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

Giảng viên
ThS. Ma Cẩm Tường Lam


“Trắc nghiệm quả thực là góp phần
toán học hóa và tự động hoá việc
đánh giá tri thức“
( T.A.ILINA)


Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài học này, người học có khả
năng:
1. Trình bày giải thích được ưu nhược điểm chung của
trắc nghiệm.
2. Biên sọan được các lọai câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm
đúng sai – nhiều lựa chọn - ghép hợp - điền khuyết.


LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (TEST)
• Chữ Test được xuất hiện vào năm 1890 do
nhà tâm lý học Hoa Kỳ Mac K. Cattell đưa ra.
Từ đó trắc nghiệm được hiểu theo nghĩa mở


rộng là dụng cụ, phương tiện, cách thức để
khảo sát, đo lường kiến thức, sự hiểu biết
nhân cách trí thông minh...


• Sang thế kỷ 20, trắc nghiệm phát triền mạnh
mẽ với nhiều công trình nghiên cứu. Đặc biệt
Binet và Simon ( Pháp) phát minh loại trắc
nghiệm trí thông minh trẻ em.
• Sau thế chiến thứ nhất, trắc nghiệm của Binet
được tu chỉnh và áp dụng cho tất cả các trường
trung học và đại học Mỹ.


CÁC LOẠI BÀI TNKQ
1. Trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa
2. Trắc nghiệm do giáo viên thiết kế


1. CÂU HỎI ĐÚNG – SAI

Hình thức
• Hình thức trắc nghiệm Đúng - Sai là một câu
khẳng định gồm một hoặc nhiều mệnh đề, học
sinh đánh giá nội dung của câu ấy đúng hay sai.
Học sinh trả lời bằng cách đánh dấu chéo “X’’
vào phiếu trả lời ở câu thích hợp với chữ Đ (đúng)
hoặc S (sai).
• Đối với câu đúng, mọi chi tiết của nội dung trong
câu trắc nghiệm phải phù hợp với tri thức khoa

học. Còn đối với câu sai chỉ cần một chi tiết
không phù hợp với tri thức khoa học thì toàn bộ
câu trắc nghiệm đó được đánh giá là sai.


• Ưu điểm:
• Thích hợp với việc đánh giá các mức trí năng
thấp
• Có thể kiểm tra một phạm vi rộng của kiến
thức trong khoảng thời gian ngắn
• Dễ viết
• Chấm bài đơn giản, nhanh và chính xác


• Khuyết điểm
• Học sinh có thể đoán mò
• Khó đánh giá đúng năng lực của học sinh
• Câu đúng sai có thể tối nghĩa, khó hiểu do có
nhiều quan điểm khác nhau
• Có độ tin cậy thấp
• Thường được trích nguyên văn từ sách giáo
khoa nên HS dễ học vẹt


• Những lưu ý
– Từ ngữ chính xác, phù hợp để cho câu hỏi đơn
giản và rõ ràng, tránh để học sinh không hiểu
hoặc hiểu sai ý.ý
– Tránh trích nguyên văn câu hỏi từ sách GK
– Nội dung câu trắc nghiệm S chỉ cần một yếu tố

sai. Không nên có nhiều yếu tố sai vì học sinh
có cơ hội dễ dàng phát hiện ra câu S.
– Nội dung câu Đ hoặc câu S phải chắc chắn dựa
vào cơ sở khoa học, không phụ thuộc vào quan
điểm riêng của cá nhân.


• Những lưu ý
– Tránh câu có cấu trúc quá dài gồm nhiều chi tiết
phức tạp làm rối học sinh.
– Tránh dùng những câu phủ định nhất là phủ
định kép.
– Nên tránh dùng: tất cả, không bao giờ, không
một ai, không thể nào... hoặc: một số người, có
khi, thường thường, đôi khi....
– Số câu đúng và số câu sai nên bằng nhau và
được phân bố ngẫu nhiên trong bài kiểm tra
– Tránh sử dụng các chi tiết vụn vặt để “đánh lừa”
học sinh.


Ví dụ
Chọn câu Đ –S
• Không phải mọi HS đều không chăm học bài.
• Gia đình đông con thì không bao giờ giàu có.
• Thành phố Buôn Mê Thuột là một thành phố
thuộc khu vực Tây nguyên, có trồng nhiều cà
phê và nhiều địa điểm du lịch nỗi tiếng của
Việt Nam.
• Đinh Tiên Hoàng là tên một con đường của

Thành phố Buôn Mê Thuột


Chọn câu Đ –S
• Bản Đôn là một địa điểm du lịch của Thành
phố Buôn Mê Thuột.
• Hình vuông là hình bình hành có các cạnh liên
tiếp bằng nhau.
• Đinh Tiên Hoàng là vị vua tài giỏi trong lịch
sử Việt Nam.
• Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập vào ngày 2-9
-1945
• Số nguyên tố là số chia hết cho 1.


2. CÂU HỎI GHÉP ĐÔI (matching)
Hình thức
• Phần hướng dẫn là một câu cho biết yêu cầu
ghép từng phần tử của một tập hợp các dữ liệu
thứ nhất phù hợp với 1 phần tử của tập hợp các
dữ kiện thứ hai.
• Các phần tử ở cột bên trái là những yếu tố để
hỏi, còn các phần tử ở cột bên phải là những
yếu tố lựa chọn để trả lời. Số lượng các phần
tử ở cột bên phải bao giờ cũng nhiều hơn số
phần tử ở cột bên trái,


Ưu điểm:
– Thích hợp với các câu hỏi về sự kiện: ai, ở

đâu, khi nào, cái gì…
– Thích hợp với việc kiểm tra các mức độ trí
năng thấp hoặc HS lớp nhỏ
– Kiểm tra được nhiều vấn đề trong một thời
gian ngắn
– Chấm bài đơn giản, khách quan, có độ tin
cậy cao.
– Yếu tố đoán mò đã giảm đi nhiều


• Khuyết điểm:
– Việc thiết kế câu ghép đôi thường mất nhiều
thời gian và công sức.
– Nếu lạm dụng sẽ đưa đến tình trạng học vẹt


• Những lưu ý
– Phải có ít nhất 6 đến 12 phần tử trong mỗi
cột
– Phải xác định rõ tiêu chuẩn để ghép các
phần tử lại với nhau. Phải nói rõ một phần
tử có được sử dụng nhiều lần hay không.
– Các phần tử trong cùng một cột phải cùng
loại, hoặc cùng tính chất. Các phần tử trong
mỗi cột được xếp theo thứ tự 1, 2, 3... cột
phải đánh ký hiệu a, b, c, d...


• Những lưu ý
– Tất cả các phần tử nên nằm trên một trang

giấy
– Số lượng của các đề mục dẫn và đề mục trả
lời không nên bằng nhau.
– Các câu hỏi ghép đôi cũng có thể được dùng
như các câu hỏi có nhiều câu lựa chọn


Ví dụ
• Hãy kết nối các thành phần của cột A và các
thành phần tương ứng ở cột B
A

B

1. Vẽ bản đồ

a. Quốc gia

2. Vua Gia Long

b. Paris

3. Pháp

c. Oasinton

4. Sông Hồng

d. Lịch sử


5. Tháp Eiffel

e. Maxcova

6. Nga

f. Địa lý
g. Hà Nội
h. Thủ đô


Ví dụ
• Hãy kết nối tên quốc gia ở cột A và tên thủ đô
ở cột B
A. Quốc gia

B. Thủ đô

1. Hoa Kỳ

a. Lahabana

2. Canada

b. Paris

3. Cuba

c. Oasinton


4. Pháp

d. Rome

5. Trung Quốc

e. Otaoa

6. Nga

f. Bắc Kinh
g. Maxcova
h. Montreal


3. TRẮC NGHIỆM ĐIỀN KHUYẾT
• Hình thức
– Trắc nghiệm điền khuyết là câu phát biểu
trong đó có chỗ chừa trống hoặc học sinh
điền từ hoặc số hay công thức cho nội dung
có ý nghĩa nhất.


• Ưu điểm
– Trắc nghiệm điền khuyết đòi hỏi mức độ tái
hiện cao, học sinh không thể đoán mò mà
phải tự nghĩ ra câu trả lời thích hợp
– Thích hợp khi cần kiểm tra những điều cần
phải ghi nhớ.
– Có thể dùng nhiều câu hỏi trong đề thi

– Thích hợp cho những vấn đề tính toán, cân
bằng phương trình hóa học, nhận biết các
vùng trên bản đồ hoặc giản đồ, đánh giá
mức hiểu biết các nguyên lý…


• Khuyết điểm

– Giáo viên thường có xu hướng trích nguyên
văn các câu trong sách giáo khoa.
– Giáo viên có thể hiểu sai, đánh giá thấp giá
trị của các câu trả lời sáng tạo, khác ý của
giáo viên nhưng vẫn đúng do học sinh đọc
được trong các sách tham khảo ngoài giáo
trình.


• Khuyết điểm

– Các yếu tố như chữ viết, lỗi chính tả… có
thể ảnh hưởng đến việc đánh giá câu trả lời.
– Khi có nhiều chỗ để trống, học sinh có thể
rối trí.
– Thiếu yếu tố khách quan lúc chấm điểm


• Những lưu ý
– Lời chỉ dẫn phải rõ ràng. Học sinh phải biết dựa
trên loại kiến thức nào để điền vào các chỗ trống.
– Tránh lấy nguyên văn các câu trong sách GK

– Nội dung điền khuyết phải là kiến thức cơ bản,
tránh hỏi những chi tiết vụn vặt.
– Nếu chỗ cần điền yêu cầu có một số đo thì phải nói
rõ đơn vị
– Chỗ điền khuyết đặt ở giữa câu hoặc ở cuối câu.


×