Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Báo cáo thực tập: Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải tại khu phức hợp Mandarin Garden, Khu đô thị Đông Nam Trần duy Hưng Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 39 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Quý thầy cô trường Đại
học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, Quý thầy cô khoa Môi Trường đã dạy dỗ,
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện
tại trường. Đặc biệt, em xin cảm ơn cô Lương Thanh Tâm người đã nhiệt tình giúp đỡ
em hoàn thành báo cáo này
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty ECOBA Công Nghệ
Môi Trường, Tòa nhà NO3-13 Khu Đô Thị mới Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em thực tập ở công ty. Em nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các anh chị trong phòng đã hướng dẫn và cung cấp nhiều tài liệu để em có thể hoàn
thành tốt nhiệm vụ thực tập, học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho
công tác sau này
Với kiến thức hạn hẹp và thời gian thực tập tại công ty có hạn nên em
không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình
của quý thầy cô và anh chị trong công ty ECOBA Công Nghệ Môi Trường. Đó là hành
trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức của mình sau này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu


MỤC LỤC

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu



DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề thực tập
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề hết sức quan trọng. Sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành sản xuất
công nghiệp, làm cho xã hội loài người biến đổi rõ rệt. Các nhà máy, xí nghiệp, các
khu công nghiệp, trại chăn nuôi tập trung được hình thành... tất cả sự phát triển này
đều hướng tới tạo ra sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của con người tạo điều kiện sống
tốt hơn. Nhưng đồng thời thải ra các loại chất thải khác nhau làm cho môi trường ngày
càng trở nên xấu đi. Các chất thải độc hại có tác động xấu tới con người, sinh vật, hệ
sinh thái, các công trình nhân tạo. Nếu môi trường tiếp tục suy thoái thì có thể dẫn hậu
quả nghiêm trọng cho loài người. Vì vậy việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động
có hại của các chất ô nhiễm là vấn đề của toàn cầu.
Trong quá trình hoạt động của các nhà máy, sinh hoạt của người dân thải ra rất
nhiều chất độc hại, ảnh hưởng không nhỏ tới con người và môi trường sinh thái. Các
chất độc hại này đi vào dòng thải, phát tán ra môi trường, làm ô nhiễm môi trường đặc
biệt là ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, việc loại bỏ các chất ô nhiễm này trước khi thải ra
môi trường tiếp nhận là rất quan trọng.Trong đợt thực tập này, em đã được tiếp xúc với
môi trường làm việc tại phòng Thầu – Công ty ECOBA Công Nghệ Môi Trường, được
tìm hiểu về các trạm xử lý nước thải của công ty. Trong thời gian này, công ty đang
tham gia dự án thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Khu phức hợp Mandarin Garden.
Do đó, em đã chọn chuyên đề thực tập “Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải tại khu
phức hợp Mandarin Garden, Khu đô thị Đông Nam Trần duy Hưng Hà Nội” để

củng cố kiến thức đã học và vận dụng vào công việc trong tương lai.
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
2.1 Đối tượng thực hiện:
Trạm xử lý nước thải tại khu phức hợp Mandarin Garden, Khu đô thị Đông Nam
Trần duy Hưng Hà Nội
2.2 Phạm vi thực hiện:
Về không gian : Trạm xử lý nước thải Khu phức hợp Mandarin Garden
Thời gian: Thưc hiện chuyên đề từ ngày 19 tháng 01 năm 2015 đến ngày 10
tháng 04 năm 2015

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

4


-

-

-

-

-

-

+
+

+
+
-

-

2.3 Phương pháp thực hiện.
Phương pháp thu thập số liệu: Tham khảo, thu thập các tài liệu liên quan đến cơ sở thực
tập, các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đang được áp dụng ở Việt Nam.
Phương pháp thống kê: Tổng hợp, liệt kê các số liệu, thông tin về Trạm xử lí nước thải.
Phương pháp xử lí số liệu: Tổng hợp các tài liệu, thông tin thu thập được, chọn lọc
các thông tin, số liệu cần thiết để phục vụ báo cáo
Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát trạm xử lý nước thải Khu phức hợp
Mandarin Garden đồng thời tiến hành tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn tại
các bộ phận có liên quan đến đề tài.
3. Mục tiêu và nội dung của việc thực hiện chuyên đề
3.1 Mục tiêu:
Tìm hiểu chung về Trạm xử lý nước thải Khu phức hợp Mandarin Garden, Khu đô thị
Đông Nam Trần duy Hưng Hà Nội
Phân tích sơ đồ dây truyền công nghệ xử lý
Tìm hiểu chức năng của các công trình chính trong hệ thống
3.2 Nội dung:
Tìm hiểu tổng quan về cơ sở thực tập
Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải của trạm xử lý nước thải tại Khu phức hợp
Mandarin Garden, Khu đô thị Đông Nam Trần duy Hưng Hà Nội
Tiêu chí thiết kế
Sơ đồ công nghệ
Quá trình vận hành hệ thống
Thiết kế các hạng mục công trình
Tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay đang được áp dụng để đưa

ra đánh giá, nhận xét về các quy trình xử lý nước thải của các công nghệ xử lý.
Tiếp xúc với môi trường thực tế, tận dụng những kiến thức tổng hợp của các môn học
vào thực tế hoạt động sản xuất có điều kiện so sánh, giải thích và áp dụng những kiến
thức đã học để từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

5


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP“CÔNG TY TNHH
ECOBA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG”
ECOBA ENVIRONMENTAL TECHNOLOGY COMPANY LIMITED
(ECOBA-ENT CO.,LTD)
1. Giới thiệu chung về công ty
Công ty TNHH Ecoba Công nghệ Môi trường (ECOBA ENT) là thành viên của
Công ty Cổ phần Ecoba Việt Nam, một nhà thầu chuyên nghiệp trong lĩnh vực xây
dựng. ECOBA ENT luôn thỏa mãn tối đa mọi yêu cầu của khách hàng cả trong và
ngoài nước, từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan … bởi những dự án xử lý
nước thải tiêu biểu như: Trạm xử lý nước thải Công viên Yên Sở (200.000m 3/day),
Trạm xử lý nước thải Hồ Bảy Mẫu (13.500m 3/day), Trạm xử lý nước thải Nhà máy
Samsung-Thái Nguyên (6.000m3/day) v.v… và nhiều các công trình xử lý nước thải
quy mô vừa và nhỏ khác. Do vậy, Ecoba ENT luôn tự tin là đối tác tin cậy, mang đến
sự hài lòng cho khách hàng trong nước và quốc tế.
Ecoba ENT đã và đang từng bước nỗ lực để vươn lên trở thành một trong những
Công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực xử lý nước thải, là điểm tựa vững chắc, nơi
Quý khách trọn niềm tin. Sự tin cậy, hợp tác thân thiện của Quý vị là nguồn động viên vô
cùng to lớn để chúng tôi nỗ lực phấn đấu nhằm đem lại dịch vụ ngày càng tốt và tốt hơn.
Văn phòng giao dịch:

Số 13, N03 - Khu ĐTM Dịch Vọng - Q. Cầu Giấy - Hà Nội.
Điện thoại: (+84) - 4 - 3792 5347 - Fax: (+84) - 4 - 3792 5348
Website: www.ecoba-ent.com.vn
Giấy phép đăng ký kinh doanh:
Số: 0106148302
Đăng ký tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hà Nội.
Vốn điều lệ: 10.000.000.000 VNĐ
Lĩnh vực kinh doanh chính:
- Xử lý môi trường.
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Dịch vụ:
- Tư vấn, thiết kế (công nghiệp, xây dựng, cơ điện).
- Xây dựng.
- Cung cấp và lắp đặt máy móc và thiết bị.
- Kiểm tra & chạy thử.
- Đào tạo cho nhân viên vận hành của khách hàng.

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

6


- Giấy phép xả thải.
- Vận hành và bảo trì.
- Sơ đồ tổ chức công ty:

ECOBA Công Nghệ Môi Trường
ECOBA ENT


Cố vấn hội đồng
quản trị

Giám đốc

Ủy ban giám sát

Bộ phận quản
lý chung

Bộ phận tư
vấn đấu thầu

Bộ phận phân
chia xây dựng

Bộ phận mua
sắm

Bộ phận
quản trị
nhân sự

Bộ phận
đấu thầu

Bộ phận
quản lý dự
án


Bộ
phậnthu
mua

Bộ phận kế
toán tài
chính

R&D và
công nghệ
ứng dụng

Bộ phận
quản lý
nhóm hoạt
động

Bộ phận
hỗ trợ dự
án

Bộ phận
quản lý
hợp đồng

Văn phòng
đại diện
HCM

Bộ phận

môi trường

Trang web
của
nhóm…

Bộ phận
M&E

Hình 1.1: Sơ đổ tổ chức Công ty TNHH ECOBA công nghệ môi trường

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

7


2. Một số công việc, dự án tiêu biểu công ty đã tham gia
Dự án – Trạm xử lý nước thải công viên Yên Sở (năm 2009)
+ Công suất 200.000 m3/ngđ
+ Sử dụng công nghệ SBR – sử lý sinh học theo mẻ có thể xử lý sạch một nửa
nước thải của thành phố Hà Nội. Tiết kiệm không gian, dễ dàng xây dựng và mở rộng,
hiệu quả cao và ổn định chất lượng nước đầu ra.

Hình 1.2: Công nghệ SBR
Dự án – Trạm xử lý nước thải nhà máy điện tử Samsung Thái Nguyên (năm
2014)
+ Công suất 6.000 m3/ngđ
+ Sử dụng công nghệ AO - là quy trình xử lý sinh học liên tiếp ứng dụng nhiều
hệ vi sinh vật khác nhau: Hệ vi sinh vật Yếm khí, Thiếu khí, Hiếu khí để xử lý chất

thải. Dưới tác dụng phân giải các chất ô nhiễm của hệ vi sinh vật mà chất ô nhiễm
được xử lý trước khi thải ra môi trường. Chi phí đầu tư trung bình có thể kết hợp nhiều
loại xử lý: yếm khí, thiếu oxi, hiếu khí để loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ, nitơ trong
nước thải
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy
Bước 1. Xử lý sơ bộ
Nước thải sau khi qua bể tự hoại sẽ chảy vào hố thu gom và được bơm vào Bể
Điều hoà
Trước khi vào bể điều hòa nước thải được cho qua máy tách để loại bỏ hết các
loại rác lớn như : Bao bì, giấy vụn, cành cây, đá, giẻ…

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

8


Ở bể Điều hoà có lắp hệ thống thổi khí để cấp khí khuấy trộn làm ổn định nồng
độ và lưu lượng nước thải trước khi vào các bước xử lý tiếp theo, đồng thời oxy hóa
một phần BOD trong nước thải.
Nước sau khi điều hòa được bơm qua cụm xử lý sinh học AO.
Bước 2. Xử lý sinh học AO
Cụm bể xử lý sinh học có mục đích là ôxy hoá các chất ô nhiễm trong nước thải,
đồng thời khử Nitơ với quá trình Nitrification – Denitrification … bằng vi sinh vật.
Bể thiếu khí: Nước thải từ bể điều hòa được bơm cưỡng bức vào bể Anoxic,
khuấy trộn cùng bùn hoạt tính tuần hoàn từ bể lắng bùn và hỗn hợp nước bùn tuần
hoàn nội bộ từ bể hiếu khí
Nước thải sau khi qua bể thiếu khí tự chảy sang bể hiếu khí
Bể lắng thứ cấp: Nước thải từ cụm bể xử lý sinh học AAO tự chảy sang bể lắng
thứ cấp (dạng bể lắng ngang) – có tác dụng tách và thu giữ bùn phát sinh trong quá

trình xử lý:
Hỗn hợp nước bùn sẽ được dẫn từ một đầu bể đến cuối bể, do có trọng lượng
riêng lớn hơn nước, bùn sẽ từ từ lắng xuống trên toàn bộ chiều dài đáy bể, phần nước
trong qua máng chắn nước tự chảy sang bể chứa trung gian 1 Để thu bùn, trong bể có
lắp đặt cơ cấu thanh gạt nhằm gạt toàn bộ bùn lắng dưới đáy bể về hố thu gom bùn.
Lượng bùn này sẽ được hồi lưu một phần về bể thiếu khí, phần còn lại định kỳ bơm
sang bể chứa bùn

Hình 1.3: Công nghệ AAO

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

9


-

-

-

-

-

-

-


Dự án thoát nước Hà Nội nhằm cải thiện môi trường Hà Nội – Trạm xử lý nước
thải Hồ Bẩy Mẫu(năm 2014)
+ Sử dụng công nghệ Aeroten truyền thống
+ Công suất thiết kế - 13.300 m3/ngày, lưu lượng trung bình 10.600m3/ngày và
lưu lượng tối đa 25.520m3/ngày vào mùa mưa
Quy trình xử lý nước thải
Công trình dẫn vào, gồm bơm nâng, lưới chắn rác và giếng tách lắng cặn.
Bể điều hòa: Tại bể điều hòa sẽ gắn hệ thống sục khí nhằm giảm bớt sự dao động của
hàm lượng các chất bẩn trong nước do quá trình thải ra không đều, giữ ổn định nước
thải đi vào các giai đoạn xử lý tiếp theo, làm giảm và ngăn cản lượng nước có nồng độ
các chất độc hại cao đi vào các công trình xử lý sinh học. Do đó giúp hệ thống làm
việc ổn định đồng thời giảm kích thước các công trình xử lý tiếp theo
Bể lắng sơ cấp: Tại bể lắng sơ cấp, các chất hữu cơ không tan trong nước sẽ được dữ
lại trước khi cho nước thải vào các bể xử lý sinh học
Bể hiếu khí: Tại bể arotan, quá trình xử lý sinh học diễn ra nhờ lượng oxi hòa tan trong
nước. Bể hoạt động nhờ vào sự phát triển của các sinh vật hiếu khí. Các vi sinh vật này
dựa vào oxi và các chất hữu cơ trong nước thải để duy trì sự sống và phát triển sinh
khối nhờ đó các chất hữu cơ trong nước được giảm đáng kể. Khi vi sinh vật phát triển
mạnh sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính dư.
Bể lắng cuối: Nước thải chảy từ bể arotan sang bể lắng cuối. Bể lắng có nhiệm vụ
lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Bùn lắng một phần được bơm tuần hoàn
lại bể arotan, phần còn lại sẽ được bơm sang bể chứa và nén bùn
Bể khử trùng: Nước thải sẽ được dẫn sang bể khử trùng với nhiều ngăn zíc zắc nhằm
sáo trộn dòng chảy, tăng khả năng tiếp xúc của nước thải với các hóa chất khử trùng.
Tại đây lượng Chlorine được cho vào bể để khử triệt để các mầm bệnh và vi trùng gây
bệnh
Công trình xả nước thải, gồm bơm nước thải đầu ra và đường ống xả nước thải sau xử
lý ra hồ.
Các bước xử lý bùn
Hệ thống khử mùi


GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

10


3. Đối tác – khách hàng
Công ty TNHH ECOBA Công nghệ môi trường luôn đặt: Chất lượng- An toàn–
Tiến độ công trình làm mục tiêu cao nhất trong tư ván thiết kế và thi công. Điều đó
được khẳng định bằng sự an toàn của các công trình mà chúng tôi cung cấp dịch vụ,
giúp khách hàng hoàn toàn tin tưởng, tập trung vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh
gia tăng các giá trị doanh nghiệp.

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

11


CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
1. Giới thiệu về đề tài

- Tên đề tài: Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải tại khu phức hợp Mandarin Garden, Khu
đô thị Đông Nam Trần duy Hưng Hà Nội

- Công suất Trạm xử lý nước thải theo tính toán là 1.320m3/ngày đêm
-

Công suất thiết kế là 1.400m3/ngày đêm.

Địa điểm: Trạm xử lý nước thải Khu phức hợp Mandarin Garden, Khu đô thị Đông
Nam Trần duy Hưng Hà Nội
Bảng 2.1: Bảng cơ cấu tổ chức đơn vị thi công
Stt Vị trí
1
Giám đốc dự án
2

3

4

5

6

7
8

Mô tả công việc
Quản lý tất cả các hạng mục của Trạm
1. Vận hành TXLNT
Kỹ sư công 2. Quản lý vận hành Tự động/Thủ công
nghệ
3. Phân tích nước
4. Quản lý Kế hoạch vận hành và Chi phí
Vận hành, giám sát hệ thống điện của Trạm
Vận hành hệ thống điều khiển tự động và xử lý sự cố
Kỹ sư điện
(SCADA)

Hàng ngày kiểm tra, giám sát hệ thống điện của Trạm
Vận hành, giám sát và xử lý sự cố hệ thống Cơ khí của
Trạm
Kỹ sư cơ khí
Hàng ngày kiểm tra hệ thống Cơ khí
Vận hành và giám sát Trạm là công việc hàng ngày
Kiểm tra thiết bị và Trạm hàng ngày
Nhân viên vận Quản lý việc kiểm kê, mua hóa chất, dầu mở, phụ tùng &
dụng cụ, nhiên liệu, thiết bị phân tích v.v.
hành
Ghi dữ liệu vào báo cáo ngày, tháng, năm và chuẩn bị các
tài liệu liên quan như Báo cáo vận hành hàng năm
Hướng dẫn công nhân thực hiện theo chỉ đạo của quản lý
Nhân viên phân Phân tích nước đầu vào và đầu ra, xử lý các quy định liên
tích chất lượng quan để trình cho các cơ quan hữu quan.
nước
Phân tích nước theo thời điểm để giám sát, đánh giá Trạm
xử lý nước thải
Quản lý hành
Các công việc hành chính cho tất cả công nhân viên
chính
Xử lý nước bùn đã tách nước, tạp chất, dầu thải….

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

12


Stt Vị trí

Công nhân

-

Mô tả công việc
Thay thế, cung cấp dầu mỡ, hóa chất …
Thay thế phụ tùng và sủa chữa nhỏ
Dọn vệ sinh thiết bị như song chắn rác, thiết bị tách cặn
Thực hiện theo chỉ dẫn của Nhân viên vận hành Trạm
Các công việc khác

2. Căn cứ pháp luật và tài liệu pháp lý
Căn cứ vào thiết kế tổng mặt bằng qui hoạch kiến trúc đã được phê duyệt.
Căn cứ vào thiết kế cơ sở phần kiến trúc của Công trình.
Căn cứ vào phần thiết kế cơ sở phần cấp thoát nước được Bộ Xây Dựng phê
duyệt.
Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình ban hành theo quyết
định số 47/1999/QĐ-BXD ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Bộ Xây dựng.
Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4513 -88)
Cấp nước mang lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế ( TCXD 332006 )
Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4474-87)
Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình; Tiêu chuẩn thiết kế
(TCXD 7957- 2009 )
Chất lượng nước thải sinh hoạt ( TCVN 7222-2002 )
Nhà ở cao tầng - Tiêu chuẩn thiết kế (TCXDVN. 323-2004)
Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình (TCVN 2622-1995)
Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam tập VI Tiêu chuẩn thiết kế.
Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT).

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm

SVTH: Nguyễn Thị Thu

13


3. Hệ thống xử lý nước thải tại Khu phức hợp Mandarin Garden, Khu đô thị
Đông Nam Trần duy Hưng Hà Nội

Hình 2.1: Hành lang thao tác trạm xử lý nước thải tại Khu phức hợp Mandarin
Garden, Khu đô thị Đông Nam Trần duy Hưng Hà Nội
3.1 Các phương pháp xử lý nước thải cơ bản
Xử lý nước thải là một quá trình bao gồm việc kết hợp một hoặc nhiều phương
pháp vật lý, hoá học, sinh học hoặc hỗn hợp để tách/phân huỷ chất ô nhiễm trong nước
thải.
Phương pháp vật lý: Là phương pháp ứng dụng các quá trình vật lý để phân
huỷ/tách các chất ô nhiễm ra khỏi nước bằng phương pháp vật lý như lắng, lọc, ép/vắt,
bức xạ cực tím…
Phương pháp hoá học: Là phương pháp ứng dụng các phản ứng hoá học để trung
hoà, phân huỷ các chất ô nhiễm có trong nước thải. Trong phương pháp này, các hoá
chất (dạng khí, lỏng hoặc rắn) được bổ sung trực tiếp vào nước thải
Phương pháp sinh học: Là phương pháp ứng dụng vi sinh vật tham gia vào quá
trình làm sạch nước thải chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ. Là một cơ thể

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

14


sống, nên các VSV này đòi hỏi phải được cung cấp đẩy đủ dưỡng chất cũng như

môi trường sống tốt nhất (không có chất độc). Chất ô nhiễm (các chất hữu cơ) được
tách ra khỏi nước bằng các phản ứng enzym trong tế bào VSV.
Trong thực tế, các phương pháp này rất ít khi được sử dụng riêng rẽ mà người ta
thường kết hợp các phương pháp này với nhau nhằm tạo hiệu quả tối ưu đảm bảo chất
lượng nước thải đạt yêu cầu tiêu chuẩn đề ra.
Tuỳ thuộc vào từng loại nước thải, tần suất thải, lưu lượng thải, đặc tính nước
thải đầu vào - đầu ra, điều kiện thời tiết, tài chính mà công nghệ xử lý nước thải được
ứng dụng rất đa dạng trên toàn thế giới.
3.2
Các tiêu chí để đề xuất và lựa chọn công nghệ xử lý

 Để đề xuất và lựa chọn được công nghệ tối ưu dựa vào các tiêu chí sau:
a) Công suất của trạm xử lý.
- Công suất Trạm xử lý nước thải theo tính toán là 1.320m3/ngày đêm
Công suất thiết kế là 1.400m3/ngày đêm.
b) Thành phần và đặc tính nước thải.
- Chất lượng nước thải đầu vào
-

Bảng 2.2: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được lựa chọn tính
toán thiết kế dựa trên kết quả phân tích chất lượng nước thải của khu đô thị
The Manor do Công ty VIECA thực hiện.
STT

Chất ô nhiễm

Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l)

1


BOD5

250

2

COD

250-300

3

SS

250

4

Tổng N

40
+
4

5

Amoni (NH )

20


6

Tổng Coliform

106-109

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

15


Chất lượng nước thải đầu ra
Nồng độ chất ô nhiễm giới hạn phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật quốc gia
về nước thải sinh hoạt
-

Bảng 2.3: Giới hạn các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trước khi thải
ra môi trường theo QCVN 14 – 2008/BTNMT cột B

Stt

Thông số ô nhiễm

1
2
3
4

pH

BOD (20oC)
Chất rắn lơ lửng
Sunfua (theo H2S)

5
6
7
8
9

Nitrat (NO3-)
Dầu mỡ (thực phẩm)
Phốt phát (tính theo P)
Amoni (tính theo Nitơ)
Tổng coliforms

Đơn vị

QCVN 14 –
2008/BTNMT cột B

mg/l
mg/l
mg/l

5–9
30
100
4.0


mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/ 100ml

50
20
10
10
5000

Bảng 2.4: Thông số ô nhiễm nước thải đầu vào và đầu ra theo QCVN 14 –
2008/BTNMT cột B
QCVN 14 –
Thông số ô
STT
Đâu vào
Đơn vị
2008/BTN
nhiễm
MT cột B
1
BOD5
250
mg/l
30
2
COD
250-300

mg/l
50
3
SS
250
mg/l
100
4
Tổng N
40
mg/l
+
20
10
4
5
mg/l
Amoni (NH )
6
Tổng Coliform
106-109
MPN/ 100ml
5000

c)

d)
-

Điều kiện mặt bằng và đặc điểm địa chất thủy văn của khu vực.

Công trình gồm 2 tầng hầm mỗi tầng hầm có diện tích khoảng 2.5 ha và trên là 4
khối nhà cao tầng A, B, C, D có chiều cao từ 24 đến 29 tầng
Các tiêu chuẩn về kinh tế, kỹ thuật.
Căn cứ vào thiết kế tổng mặt bằng qui hoạch kiến trúc đã được phê duyệt.
Căn cứ vào thiết kế cơ sở phần kiến trúc của Công trình.
Căn cứ vào phần thiết kế cơ sở phần cấp thoát nước được Bộ Xây Dựng phê duyệt.

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

16


-

-

e)

f)

Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình ban hành theo quyết định
số 47/1999/QĐ-BXD ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Bộ Xây dựng.
Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4513 -88)
Cấp nước mang lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế ( TCXD 33-2006 )
Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4474-87)
Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình; Tiêu chuẩn thiết kế ( TCXD 79572009 )
Chất lượng nước thải sinh hoạt ( TCVN 7222-2002 )
Nhà ở cao tầng - Tiêu chuẩn thiết kế (TCXDVN. 323-2004)
Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình (TCVN 2622-1995)

Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam tập VI Tiêu chuẩn thiết kế.
Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT).
Tiêu chuẩn xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.
Nồng độ chất ô nhiễm giới hạn phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về
nước thải sinh hoạt theo QCVN 14 – 2008/BTNMT cột B
Yêu cầu lựa chọn công nghệ
- Thiết kế Trạm xử lý nước thải có nhiệm vụ xử lý toàn bộ lượng nước thải của
tòa nhà, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt mức B theo QCVN14-2008 BTNMT.
- Công nghệ ứng dụng phải tiên tiến, an toàn, dễ vận hành.
- Diện tích xây dựng nhỏ gọn, phù hợp với diện tích sử dụng đã được bố trí sẵn
cho trạm xử lý nước thải.
- Không gây mùi khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt, có tính thẩm mỹ không làm
ảnh hưởng đến kiến trúc chung của tòa nhà.
NƯỚC THẢI SINH HOẠT
SONG CHẮN RÁC
NƯỚC THẢI NHÀ VỆ SINH
NƯỚC THẢI BẾP NẤU ĂN
NƯỚC THẢI TẮM GIẶT, RỬA…
BỂ TỰ HOẠI
BỂ TÁCH DẦU MỠ
BỂ XỬ LÝ SINH HỌC KỴ KHÍ
BỂ XỬ LÝ SINH HỌC THIẾU KHÍ

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

17


BỂ XỬ LÝ SINH HỌC HIẾU KHÍ

BỂ LẮNG
BỂ KHỬ TRÙNG
NGUỒN TIẾP NHẬN
BỂ ĐIỀU HÒA XỬ LÝ SƠ BỘ
BỂ CHỨA BÙN
BÙN THẢI BỎ

THIẾT BỊ ĐIỀU CHỈNH PH

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

18


g) Sơ đồ công nghệ

Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

19


3.3 Thuyết minh công nghệ
 Quy

trình xử lý nước thải sinh hoạt
- Phân loại nước thải đầu nguồn theo tính chất của các loại nước thải :

 Nước thải xí tiểu.
 Nước thải tắm giặt, nước rửa.
 Nước thải từ chậu bếp.
Nước thải xí tiểu do hàm lượng BOD cao đến 500mg/l cần sử lý sơ bộ qua bể tự
hoại để BOD giảm xuống khoảng 220 mg/l để giảm tải cho xử lý giai đoạn sinh học
tiếp theo và đề phòng khi sự cố có thể bơm tạm ra nguồn. Nước từ bể tự hoại chảy ra
bể điều hòa.
Nước chậu bếp được chảy vào bể tách dầu mỡ sau đó tự chảy vào bể điều hòa.
Bể từ chậu rửa, tắm giặt được tự chảy vào bể điều hòa.
• Bước 1: Nước thải sinh hoạt từ toàn bộ khu nhà sẽ được thu gom về bể điều hoà.
Bể điều hoà có tác dụng điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ chất ô nhiễm
trong dòng thải, nhờ bể điều hoà giúp quá trình hoạt động của toàn bộ hệ thống
ổn định hơn. Nước thải sau khi tràn sang hố bơm sẽ được bơm cưỡng bức lên
hệ thống xử lý sinh học.
Bể điều hòa trong Trạm xử lý ngoài tác dụng điều hòa còn được coi như một bể xử
lý sơ bộ giúp tăng hiệu quả xử lý cho quá trình xử lý sau. Tại đây nước thải được khuấy
trộn bằng các máy khuấy chìm để hòa trộn điều hòa chất lượng nước tránh lắng cặn.
• Bước 2: Xử lý các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải như: BOD; COD; Nitơ;
Phốt pho chủ yếu bằng phương pháp sinh học kết hợp giữa xử lý yếm khí, thiếu
khí và hiếu khí. Nước thải sau khi xử lý yếm khí tiếp tục chảy qua bể xử lý
thiếu khí và hiếu khí để xử lý triệt để các chất gây ô nhiễm.
- Quá trình sinh học yếm khí thuỷ phân các hợp chất hữu cơ phức tạp và lipit thành
các hợp chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng nhẹ như monosaccharide,
aminoaxit để tạo ra nguồn thức ăn và năng lượng cho vi sinh hoạt động.
- Quá trình sinh học thiếu khí để xử lý nước thải có chứa hàm lượng nitơ, photpho
hữu cơ, giảm được điện năng dùng cho quá trình thổi khí, tránh hiện tượng sốc
tải khi đưa vào quá trình xử lý hiếu khí.
- Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí, thiếu khí do một
quần thể vi sinh vật hoạt động không cần có sự có mặt của oxi không khí, sản
phẩm cuối cùng là một hỗn hợp khí có CH4, CO2, N2, H2…

- Quá trình hiếu khí ở đây sử dụng bùn hoạt tính lơ lửng hiếu khí có chứa nhiều
chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy, oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

20


-

-




-

-

-

-


-

-

nước thải. Không khí từ bên ngoài được cung cấp vào bể hiếu khí thông qua

máy thổi khí để duy trì nồng độ oxy hòa tan trong bể khoảng 2 – 4 mg/l. Sau bể
sinh học hiếu khí, nước thải được lắng để loại bỏ hoàn toàn bùn hoạt tính.
Nhờ các chủng vi sinh vật yếm khí, thiếu khí, hiếu khí mà các chất ô nhiễm trong nước
thải được làm sạch.
Sau hệ thống sinh học hiếu khí, nước và bùn hoạt tính được đưa sang bể lắng.
Bể lắng có thiết kế đáy dốc 40 – 45o để thu bùn về đáy. Bùn thải từ quá trình lắng sẽ
được bơm định kỳ nhờ bơm bùn về hệ thống bể xử lý bùn và một phần bùn tuần hoàn
quay trở lại cho quá trình xử lý sinh học.
Bước 3: Nước sau bể lắng được dẫn qua bể khử trùng để loại bỏ các vi khuẩn có hại,
nước thải sau khi được khử trùng được dẫn sang bể chứa nước sau xử lý tại đây nước
được bơm đẩy lên tầng hầm 1, dẫn về hố ga chứa nước thải sau xử lý và thoát ra hệ
thống thoát nước mưa. Nước sau khi xử lý thoát ra hệ thống thoát nước mưa đạt mức
B theo QCVN14-2008 BTNMT
Xử lý bùn cặn và mùi:
Bùn lắng tại bể chứa bùn và sau khi làm đặc bùn và phân hủy bùn được sẽ thuê Công
ty môi trường đô hút định kỳ đem thải bỏ theo đúng quy định. Chu kỳ hút bùn khoảng
6 tháng 1 lần.
Hệ thống bơm định lượng và đường ống hóa chất có nhiệm vụ cung cấp hóa chất cho
các quá trình xử lý hoạt động tốt trong dây chuyền.
Rác từ bể tách dầu mỡ và rác được kéo lên và đưa vào thùng kín tránh gây mùi, sau đó
định kỳ hàng ngày công nhân vận hành sẽ lấy rác đưa đi thải bỏ.
Mùi trong Trạm xử lý nước thải phát sinh từ bể: Tách dầu mỡ và tách rác, bể điều hòa,
bể bùn. Để trách hiện tượng gây mùi cho tòa nhà, các bể sẽ đặt ống thu và hút mùi
bằng quạt gió đi qua hệ thống xử lý bằng tháp hấp phụ than hoạt tính trước khi vào hệ
thống thống gió chung tòa nhà.
Hệ thống điều khiển tự động
Cụm bơm nước thải hố gom
Nước sau khi đã qua thiết bị loại rác thì hầu như toàn bộ nước đã được loại bỏ
rác có kích thước lớn. Nước tự chảy vào hố gom. Chế độ hoạt động của cụm bơm này
phụ thuộc vào mức nước chảy về hố gom. Việc cụm bơm nước thải hố gom hoạt động

hay không hoạt động phụ thuộc vào mức nước trong hố được giám sát và điều khiển
thông qua cảm biến đo mức nước tại hố gom (mức nước cạn thì bơm ngắt và ngược
lại).
Cụm bơm nước thải bể điều hòa
Chế độ hoạt động của cụm bơm này phụ thuộc vào mức nước có trong bể điều

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

21


-

-

-

hòa, thông thường khi hệ thống hoạt động ổn định thì lưu lượng của cụm bơm này
bơm sang khối bể xử lý hóa lý cũng cố định (bằng lưu lượng trung bình theo giờ của
hệ thống).
Việc cụm bơm nước thải bể điều hòa hoạt động hay không hoạt động phụ thuộc
vào mức nước trong bể điều hòa được giám sát và điều khiển thông qua cảm biến đo
mức nước tại bể điều hòa (mức nước cạn thì bơm ngắt và ngược lại).
Cấp khí cho bể điều hòa
Lượng khí cấp cho bể điều hòa nhằm làm tránh hiện tượng lên men yếm khí gây
bốc mùi hôi thối đồng thời điều hòa về nồng độ các chất gây bẩn thông qua việc khuấy
trộn bằng cách cấp khí.
Lượng khí cấp cho bể này với lưu lượng cố định. Máy thổi khí cấp khí cho bể
điều hòa sẽ được điều khiển thông qua rơlơ thời gian dựa vào lượng khí tính toán cần

cấp cho bể.
Cụm pha chế và định lượng hóa chất điều chỉnh PH, keo tụ và kết bông
+ Chế độ điều chỉnh PH
Đầu cảm biến sensor đo pH trong bể chỉnh pH sẽ xác định pH trong bể và truyền
tín hiệu về bộ PLC, do hệ thống điều khiển đã được thiết kế tự động nên nếu pH của
nước thải <6,5 thì hệ thống sẽ tự động bật cụm bơm định lượng kiềm để tăng pH lên,
nếu pH của nước thải >8 thì hệ thống sẽ tự động bật cụm bơm định lượng axit để giảm
pH.
Quá trình này được điều khiển hoàn toàn tự động và chỉ số pH luôn luôn được
hiển thị trên màn hình điều khiển của hệ thống.
+ Chế độ điều khiển của bơm định lượng hóa chất keo tụ và kết bông
Hệ thống này hoạt động dựa trên việc kiểm tra thí nghiệm hàng ngày xác định
hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), nồng độ kim loại nặng có trong nước thải đầu vào.
Cụm máy thổi khí cho bể Aeroten
Do yêu cầu công nghệ nên hàm lượng oxy hoà tan duy trì trong bể xử lý hiếu khí
luôn luôn ổn định nhằm tăng cường cho quá trình sinh tổng hợp của các tế bào vi sinh
vật để chuyển hoá tối đa tải lượng các chất gây bẩn ở trạng thái tan thành tế bào vi sinh
vật.
Quá trình điều khiển lượng oxy hoà tan trong bể xử lý hiếu khí được mô tả như
sau:
Thông thường trong bể xử lý hiếu khí, ta khống chế lượng oxy hoà tan trong
khoảng 2mg/lít (set-point: điểm làm việc). Khi hàm lượng oxy hoà tan trong bể
>2mg/lít hay <2mg/lít (do đầu cảm ứng DO sensor đo được), tín hiệu này sẽ được
truyền về đầu chuyển đổi tín hiệu.

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

22



-

-

Tại đây tín hiệu được truyền về dạng tín hiệu analog (4-20mmA). Tín hiệu này
được truyền trực tiếp sang cổng tín hiệu vào ra và chuyển vào biến tần. Do chức năng
của biến tần có khả năng điều khiển “vô cấp” thông qua tín hiệu analog vào, nó sẽ tác
động trực tiếp (thay đổi vòng quay) lên động cơ 1 của cụm máy thổi khí thông qua
việc thay đổi tần số của dòng điện. Với chế độ điều khiển này hàm lượng oxy hoà tan
trong nước luôn luôn được duy trì ở mức 2mg/lít.
Cụm máy khuấy chìm trong bể thiếu khí
Các máy khuấy chìm trong bể thiếu khí có tác dụng đảo trộn nước thải trong bể
để tăng hiệu quả của quá trình khử Nitơ. Các máy này sẽ được kiểm soát hoạt động
theo rơ le thời gian cũng như tín hiệu liên quan từ hệ thống bơm tuần hoàn hỗn hợp
bùn nước từ bể hiếu khí đưa về.
Cụm bơm bùn tuần hoàn và bùn thải trong bể lắng sinh học
Trong quá trình hoạt động của hệ thống lượng sinh khối của vi sinh vật trong bể
xử lý hiếu khí tăng lên, để đảm bảo được hàm lượng bùn ở một giá trị hợp lý cần phải
xả bỏ lượng bùn dư trong quá trình xử lý.
Quá trình loại bỏ bùn thải dư được mô tả chi tiết như sau:
Thông thường trong bể xử lý hiếu khí, ta duy trì lượng bùn hoạt tính với nồng độ
từ 3g/lít-4g/lít (ngưỡng làm việc - ngưỡng cao). Khi nồng độ bùn trong bể >4g/lít
(vượt qua ngưỡng cao) (được xác định thông qua việc đo nồng độ bùn hàng ngày).
Người vận hành sẽ quyết định thời gian của quá trình xả thải bùn thải vể bể xử lý
bùn (thông qua việc vận hành thực tế hệ thống sau này).
Phần bùn tuần hoàn sẽ được bơm ngược trở lại đầu bể Anoxic để tăng nồng độ
bùn và tăng quá trình tiếp xúc giữa bùn hoạt tính với nguồn nước thải từ bể lắng sơ cấp
chảy sang.


GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

23


3.4 Các hạng mục công trình trong trạm xử lý nước thải
Bảng 2.5: Các hạng mục trong trạm xử lý nước thải tại khu phức hợp Mandarin
Garden, Khu đô thị Đông Nam Trần duy Hưng Hà Nội
TT

Tên hạng
mục/thiết bị

Thuyết minh thiết kế công nghệ

Tách dầu mỡ phát sinh trong quá trình nấu ăn không
làm
ảnh
hưởng đến quá trình xử lý
Bể tách dầu mỡ

Bể điều hoà

Bể xử lý kỵ khí

Điều hoà lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm của
nước thải, do tại các thời điểm khác nhau nước thải có tính
chất khác nhau, tác dụng ổn định nước thải. Tại bể điều hòa
có thiết kế các vách ngăn để ổn định dòng chảy và được

khuấy trộn để xử lý sơ bộ và tránh lắng cặn.
Xử lý nước thải vệ sinh chủ yếu là phân và nước tiểu từ
các khu vệ sinh. Bể có tác dụng lên men cặn tươi thành các
chất hữu cơ đơn giản dễ xử lý và giảm nồng độ cặn. Nước
chảy ra từ bể tự hoại được dẫn vào bể điều hòa.

Xử lý các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải như:
BOD; COD; Nitơ; Phốt pho chủ yếu bằng phương pháp sinh
học kết hợp giữa xử lý kị khí và hiếu khí. Nước thải sau khi
Cụm bể xử lý
xử lý kị khí tiếp tục chảy qua bể xử lý hiếu khí để xử lý triệt
sinh học
để các chất gây ô nhiễm.
Nhờ các chủng vi sinh vật trong các bể yếm khí, thiếu
khí, hiếu khí mà các chất ô nhiễm trong nước thải được làm
sạch
Bể lắng

Có tác dụng tách bông bùn sinh học ra khỏi nước thải,
bể lắng có cấu tạo đáy dốc (để hướng bùn trượt về đáy bể) sẽ
giúp thu bùn hiệu quả nhưng không ảnh hưởng đến quá trình
lắng của thiết bị, phần dư thải bỏ sang bể làm đặc bùn.
Bể cấu tạo hình chữ nhật, xây bằng bê tông cốt thép

Bể khử trùng

Nước sau khi qua bể lắng thứ được dẫn sang bể khử
trùng mục đích khử những vi sinh vật có hại cho môi trường
còn trong nước thải. Hoá chất được sử dụng ở bể khử trùng
là nước Javen (NaClO), được dùng phổ biến trên thế giới do

giá thành rẻ và hiệu quả khử trùng cao.
Bể được thiết kế hình chữ nhật, được xây bằng bê tông
cốt thép.

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm
SVTH: Nguyễn Thị Thu

24


Bể chứa nước
Nước sau bể khử trùng dẫn sang bể chứa nước sau xử
sau xử lý
lý, tại đây nước được bơm dẫn lên hố ga chứa nước và thoát
ra hệ thống thoát nước mưa.

Bể chứa bùn

Bùn thải được chuyển sang bể chứa và phân hủy bùn
giúp giảm thể tích bùn thải bỏ. Bùn sau làm đặc thuê công ty
Môi trường hút định kỳ bằng xe bồn đem đi thải bỏ theo
đúng quy định môi trường. Theo tính toán chu kỳ hút bùn
khoảng 6 tháng 1 lần

Trong quá trình xử lý cần tuần hoàn lại một lượng bùn
nhất định. Ở đây sử dụng loại bơm bùn đặc chủng trong
Bơm bùn tuần ngành nước thải bơm bùn tuần hoàn từ bể bùn về bể đầu tiên
hoàn
quá trính sinh học.
Bơm nước thải là loại trục ngang đặt nổi. Bơm được

Bơm nước thải
tính toán đủ với lưu lượng nước thải.
bể điều hoà
Bơm sử dụng bơm đặc chủng, chịu được môi trường khắc
nghiệt của nước thải
Được tính toán và thiết kế để đạt được hiệu quả khuấy
Hệ thống phân trộn và hấp thụ oxy lớn nhất.Sử dụng hệ thống đĩa phân phối
phối khí bể xử khí dạng bọt khí mịn với màng phân phối công nghệ cao, có
đặc tính ngăn chảy ngược và màng mỏng kỹ thuật cho hiệu
lý sinh học
suất cao.
Lưu lượng khí được khống chế bằng van. Trong quá
trình vận hành hầu như không cần phải điều chỉnh lưu lượng
Hệ thống máy khí. Các máy cũng hoạt động liên tục mà không cần tắt/mở
thường xuyên do đó sẽ tăng tuổi thọ thiết bị.
thổi khí
Máy thổi khí cung cấp Oxy cho bể hiếu khí của quá
trình xử lý sinh học.
Hệ thống pha
Dựa vào đặc tính các hoá chất, lượng sử dụng để thiết
trộn hóa chất
kế hệ thống pha trộn hoá chất.
Hệ
thống
Bằng vật liệu HDPE/INOX để vận chuyển nước thải và
đường
ống bùn thải; bằng vật liệu PVC/HDPE để vận chuyển hoá chất.
công nghệ

GVHD: ThS. Lương Thanh Tâm

SVTH: Nguyễn Thị Thu

25


×