MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCL
Bãi chôn lấp
KCN
Khu công nghiệp
CCN
Cụm Công nghiệp
CTR
Chất thải rắn
CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt
CSSX
Cơ sở sản xuất
BVMT
Bảo vệ môi trường
KLH XL
Khu liên hiệp xử lý
UBND
HTX
GDP
Ủy ban nhân dân
Hợp tác xã
Gross Domestic Product –Tổng sản phẩm quốc nội
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TP HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Và đặc biệt thời gian thực
tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu được trong chương trình đào tạo
sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại Học Tài Nguyên Môi Trường HN nói
riêng.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Môi
Trường – Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã cùng với tri thức và
tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Giảng viên Lương Thanh Tâm đã trực
tiếp hướng dẫn, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình học tập cũng
như trong thời gian thực tập.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến ThS. Nguyễn Thanh Lam cùng toàn thể
tập thể cán bộ, nhân viên của Phòng Quản Lý Chất Thải Thông Thường thuộc Cục
Quản Lý Chất Thải và Cải Thiện Môi Trường đã tạo điều kiện thuận lợi để em được
tìm hiểu và thực tập tại Cơ quan và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ em trong suốt
thời gian học tập và làm việc ở Cơ Quan.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Nhật Tuyết
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, đối với sinh vật
và sự phát triển kinh - xã hội. Ngày nay các vấn đề liên quan đến môi trường luôn
được mọi người quan tâm vì môi trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với
sự sống của con người. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống ngày
càng được cải thiện, nhu cầu của con người ngày càng nâng cao, đồng thời con người
càng thải ra nhiều chất thải hơn. Chất thải rắn vẫn đang là vấn đề bức xúc, gây ô nhiễm
nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng và phát
triển bền vững của Việt Nam.
Trong những năm qua, song song với việc triển khai thực hiện công nghiệp hóa
hiện đại hóa, các tỉnh khu vực phía nam đặc biệt là tỉnh Đồng Nai và Bình Dương
cũng đang rất chú trọng đến công tác quản lý môi trường. Trong đó, công tác quản lý
chất thải rắn của các tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện nay,
hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn các tỉnh vẫn còn một số
hạn chế, chưa đồng bộ và chặt chẽ nên chưa đạt hiệu quả. Tỷ lệ thu gom còn thấp;
CTRSH phát sinh chưa được phân loại tại nguồn làm hạn chế khả năng tái chế nhiều
thành phần có giá trị; Khâu trung chuyển chưa được bố trí hợp lý; Chôn lấp vẫn là giải
pháp chủ yếu, công nghệ tái chế mới bắt đầu triển khai trong một vài năm gần đây.
Bởi vậy, hiện nay việc tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn
các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, đặc biệt là khâu thu gom, vận chuyển và xử lý là
một trong những vấn đề cấp thiết mà giải pháp triển khai công tác phân loại chất thải
rắn tại nguồn là giải pháp mà các Tỉnh trên cần chú trọng xem xét và triển khai. Trên
đà phát triển công nghiệp, một trong những thách thức lớn của Đồng Nai và Bình
Dương là thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế – xã hội với
nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất
thải rắn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của các tỉnh đang là vấn đề cần
thiết và cấp bách mà hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến. Trong quá trình
thực tập tại Phòng Quản Lý Chất Thải Thông Thường- cục Quản Lý Chất Thải Và Cải
Thiện Môi Trường tôi đã được học tập và nghiên cứu một số tài liệu về hiện trạng
chất thải rắn của các tỉnh và thành phố lớn trong đó có tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.
Vì vậy tôi chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải rắn sinh hoạt của một số tỉnh khu vực phía Nam” làm báo cáo thực tập tốt
nghiệp.
5
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề
2.1 Đối tượng, phạm vi thực hiện chuyên đề
Đối tượng thực hiện : hiện trạng quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt của một số tỉnh khu vực phía Nam cụ thể là tỉnh Bình Dương Và Đồng Nai.
• Phạm vi thực hiện:
- Về không gian: thực hiện chuyên đề tại Phòng quản lý chất thải thông thườngCục quản lý chất thải và cải thiện Môi Trường
•
- Về thời gian: Thực hiện chuyên đề từ ngày 20 tháng 01 năm 2015 đến ngày
10 tháng 04 năm 2015
2.2 Phương pháp thực hiện
-
Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu
Phương pháp tổng hợp phân tích
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Phương pháp so sánh
3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
3.1 Mục tiêu
Đánh giá hiện trạng quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
của một số tỉnh khu vực phía Nam và đề xuất biện pháp quản lý
3.2 Nội dung
-
Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Dương và Đồng Nai
Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh:
+ Hiện trạng phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn SH
Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả của
quá trình thu gom rác trên địa bàn.
6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
Tên cơ sở thực tập: phòng Quản Lý Chất Thải Thông Thường- Cục Quản Lý Chất
Thải và Cải Thiện Môi Trường
• Địa chỉ: Số 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
• Lãnh đạo: ThS Nguyễn Thanh Lam
Chức vụ: Trưởng Phòng
• Điện thoại: 04. 37868427
•
1.1 Cơ cấu tổ chức
Cục Quản Lý Chất Thải và Cải Thiện Môi Trường gồm các phòng
ban như sau:
Văn phòng.
Phòng Quản lý chất thải thông thường.
Phòng Quản lý chất thải nguy hại.
Phòng Cải thiện môi trường.
Phòng Bảo vệ môi trường lưu vực sông và vùng ven biển.
Chi cục Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu.
Chi cục Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.
1.2 Vị trí và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
Vị trí và chức năng
•
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường là tổ chức trực thuộc Tổng cục Môi
trường (sau đây gọi tắt là Tổng cục), thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng Cục
trưởng Tổng cục Môi trường (sau đây gọi tắt là Tổng Cục trưởng) quản lý nhà nước về
môi trường trong các lĩnh vực: Quản lý chất thải, chất thải nguy hại; khắc phục ô
nhiễm và cải thiện môi trường; bảo vệ môi trường lưu vực sông, vùng ven biển, vùng
biển và hải đảo trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
•
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn
• Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật,
cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chỉ tiêu,
quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật về môi trường trong quản lý chất thải, chất thải
nguy hại, khắc phục ô nhiễm môi trường, khắc phục suy thoái môi trường và cải thiện
môi trường; bảo vệ môi trường lưu vực sông, vùng ven biển, vùng biển và hải đảo; xây
dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường theo phân công
của Tổng Cục trưởng.
7
•
•
•
•
•
•
•
•
-
-
-
•
-
-
Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án liên tỉnh, liên vùng và quốc gia, tiêu
chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, chỉ tiêu, quy trình, các định mức kinh tế
- kỹ thuật về môi trường trong các lĩnh vực: Quản lý chất thải, chất thải nguy hại; khắc
phục ô nhiễm môi trường, khắc phục suy thoái môi trường và cải thiện môi trường;
bảo vệ môi trường lưu vực sông, vùng ven biển, vùng biển và hải đảo.
Phối hợp thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra việc thi hành văn bản quy
phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến giáo dục, pháp luật về môi trường liên quan
đến các lĩnh vực được phân công.
Xây dựng, tham gia xây dựng, kiểm tra giám sát và hướng dẫn việc thực hiện các cơ
chế chính sách về xã hội hóa, ưu đãi, hỗ trợ: Công tác quản lý chất thải, chất thải nguy
hại; khắc phục ô nhiễm môi trường, khắc phục suy thoái môi trường và cải thiện môi
trường; bảo vệ môi trường lưu vực sông, vùng ven biển, vùng biển và hải đảo.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ Văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc
gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu
giữ, xử lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và chôn lấp an toàn đối với chất thải.
Giúp Tổng Cục trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thu hồi, xử lý các sản phẩm
hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ và kiểm toán chất thải đối với các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Tham gia lập danh mục công nghệ môi trường khuyến khích chuyển giao, danh mục
công nghệ môi trường hạn chế chuyển giao, danh mục công nghệ môi trường cấm
chuyển giao.
Về quản lý chất thải thông thường:
Điều tra, thống kê, dự báo và lập quy hoạch về chất thải thông thường trên phạm vi cả
nước; điều tra, thống kê các nguồn thải trên phạm vi cả nước; xây dựng, vận hành hệ
thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về chất thải thông thường;
Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức triển khai các chương trình, đề án, dự án về chất thải
thông thường, bao gồm: Phân loại chất thải tại nguồn, phòng ngừa, giảm thiểu, tái sử
dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng;
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát hoặc xây dựng mới và hướng dẫn
thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý
chất thải thông thường.
Về quản lý chất thải nguy hại
Điều tra, thống kê, dự báo và lập quy hoạch về chất thải nguy hại trên phạm vi cả
nước; xây dựng, vận hành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về chất thải
nguy hại;
Lập và trình cấp có thẩm quyền ban hành Danh mục chất thải nguy hại;
Tổ chức thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hành nghề quản
lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
8
Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quản lý chất thải nguy hại, điều kiện hành nghề, giấy
phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại;
- Là đầu mối quốc gia thực hiện Công ước BASEL về kiểm soát việc vận chuyển xuyên
biên giới và tiêu hủy các chất thải nguy hại.
• Về cải thiện môi trường:
- Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện điều tra, đánh giá, khoanh vùng khu vực bị ô
nhiễm môi trường, hệ sinh thái bị suy thoái và các điểm ô nhiễm tồn lưu;
- Tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá, khoanh vùng khu vực bị ô nhiễm môi
trường, hệ sinh thái bị suy thoái và các điểm ô nhiễm tồn lưu trên địa bàn liên tỉnh, liên
vùng, xuyên quốc gia; đề xuất và tổ chức thực hiện các phương án bảo vệ môi trường,
khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường theo quy định của pháp luật;
- Tham gia, phối hợp hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra và xác định thiệt hại đối với môi
trường, tính toán thiệt hại đối với môi trường và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra ở địa phương;
- Hướng dẫn, kiểm tra, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án,
dự án về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường; cải tạo và phục hồi môi trường
các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu,
bãi chôn lấp không hợp vệ sinh và hệ sinh thái bị suy thoái theo quy định của pháp
luật;
- Tổ chức thẩm định và theo dõi các dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các khu
vực bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, bãi chôn
lấp không hợp vệ sinh theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng và cập nhật hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về ô nhiễm tồn lưu; hướng
dẫn lập và lưu giữ hồ sơ môi trường các khu vực ô nhiễm tồn lưu;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với hoạt
động khai thác khoáng sản, cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi
môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác
theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thẩm định các Đề án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác
khoáng sản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; tổ chức
kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các nội dung, yêu cầu về cải tạo, phục hồi môi
trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật và theo sự
phân công của Tổng Cục trưởng;
- Tham gia xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình hỗ trợ sản xuất sạch hơn,
khuyến khích sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường và nhãn sinh
thái, khuyến khích sử dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo theo sự phân công
của Tổng Cục trưởng.
• Về bảo vệ môi trường lưu vực sông, vùng ven biển, vùng biển và hải đảo:
- Điều tra, đánh giá, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án, công
trình bảo vệ môi trường, khắc phục, cải thiện chất lượng môi trường lưu vực sông,
-
9
vùng ven biển, vùng biển và hải đảo bị ô nhiễm, suy thoái môi trường theo quy định
của pháp luật;
- Xây dựng, trình ban hành hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện điều tra, thống kê,
đánh giá và quản lý các nguồn thải xả vào sông, các điểm nóng về ô nhiễm trên lưu
vực sông, vùng ven biển, vùng biển và hải đảo;
- Xây dựng, trình ban hành hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện đánh giá sức chịu
tải của các dòng sông; hướng dẫn xây dựng và quản lý hạn ngạch xả nước thải; xác
định hạn ngạch xả nước thải; khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường các dòng
sông, đoạn sông;
- Xây dựng, trình ban hành hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện Kế hoạch bảo vệ
môi trường lưu vực sông liên vùng, liên tỉnh;
- Xây dựng, vận hành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về môi trường lưu vực sông;
- Giúp Tổng Cục trưởng chỉ đạo và điều phối hoạt động phối hợp giữa các Bộ, ngành và
địa phương giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường lưu vực sông, vùng ven biển,
vùng biển và hải đảo có tính liên ngành, liên tỉnh, liên quốc gia;
- Thường trực các Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông liên tỉnh, đầu mối quốc gia
về bảo vệ môi trường các lưu vực sông liên quốc gia theo sự phân công của Tổng Cục
trưởng;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu
và sông Nhuệ - sông Đáy;
- Tham gia xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề
án, dự án về ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại các lưu vực sông và vùng
ven biển.
•
Tham gia thanh tra chuyên ngành, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường trên phạm vi cả nước.
• Tham gia thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế và công ước, điều ước quốc tế về
quản lý chất thải, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, bảo vệ môi trường lưu
vực sông, vùng ven biển, vùng biển và hải đảo.
•
Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành
chính của Tổng cục và phân công của Tổng Cục trưởng.
•
Quản lý tài chính, tài sản thuộc Cục; thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp III
trực thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật.
•
Quản lý tổ chức, biên chế, công chức, lao động hợp đồng theo quy định.
•
Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
•
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng giao.
1.3 Các công việc, dự án đã được thực hiện của Phòng Quản Lý Chất Thải Thông
Thường
10
-
-
Báo cáo hiện trạng kinh tế xã hội môi trường và các giải pháp cải thiện môi
trường làng nghề sản xuất nhôm Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực,
Tỉnh Nam Định
Mô hình thí điểm phân loại rác tại nguồn ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Báo cáo chuyên đề: Tổng hợp, phân tích nguồn lực có hiệu quả và khả năng đáp
ứng công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn tại tỉnh Bình Dương
11
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
2.1
Tổng quan về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
a) Tỉnh Bình Dương
Vị trí địa lý:
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có tọa độ địa lý từ 10o51' 46" 11o30' Vĩ độ Bắc, 106o20'- 106o58' kinh độ Đông, phía Bắc giáp Bình Phước, phía
Nam và Tây Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Tây Ninh, phía Đông
giáp Đồng Nai. Ranh giới hành chính như sau:
-
Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh;
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước;
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai;
Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.
Bình Dương có 01 thị xã, 06 huyện với 11 phường, 9 thị trấn, 71 xã, trong đó
thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, cách trung tâm
thành phố Hồ Chí Minh 30 km.
Điều kiện tự nhiên
Bình Dương có diện tích tự nhiên 269.443 ha, (chiếm khoảng 0,83% diện tích
cả nước, khoảng 11% diện tích miền Đông Nam Bộ) và xếp thứ 42 trên tổng 63 tỉnh,
thành phố về diện tích tự nhiên.
Địa hình
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng
bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền
địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ
cao trung bình 20 – 25 m so với mặt biển, độ dốc 2 – 5° và độ chịu nén 2 kg/cm². Đặc
biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ
An) cao 82 m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6 m, núi La
Tha cao 198m và núi Cậu cao 155 m.
Khí hậu
Khí hậu Bình Dương mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm
sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm với số ngày có mưa là 120
ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335 mm, tháng ít mưa nhất là tháng
1, trung bình dưới 50 mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa. Nhiệt độ trung
bình hằng năm là 26,5 °C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29 °C (tháng 4), tháng
12
thấp nhất 24 °C (tháng 1). Đây là điều kiện rất tốt cho sự phát triển của các loại cây
trồng.
Địa chất
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng đồi núi Đông Bắc đến vùng đồng
bằng Mêkông. Địa chất được hình thành từ đất và đá ở thời kỳ Cenozoic và Paleozoic
Thủy văn
Nước mặt
Bình Dương là 1 tỉnh có mạng lưới sông, suối khá phong phú. Các dòng chảy xuất
phát từ phía Bắc chảy về phía Nam để ra sông Sài Gòn và sông Đồng Nai sau đó qua
các sông Nhà Bè, Lòng Tàu, sông Soài Rạp đổ ra biển Đông tại Vịnh Gềnh Rái thuộc
TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa- Vũng Tàu. Mật độ sông, suối tại thượng nguồn khoảng
0,7-0,9 km/km2, giảm xuống còn 0,4-0,59 km/km2 tại khu vực hạ lưu.
Nước ngầm
Nguồn nước ngầm của tỉnh Bình Dương tương đối phong phú, tồn tại dưới 2 dạng là lổ
hổng và khe nứt. Theo đánh giá thì tổng trữ lượng khai thác tiềm năng trên toàn tỉnh là
1.627.317m3/ngày.
Thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bình Dương năm 2010 là 269.443 ha, với chủ yếu
là đất xám (113.787 ha, chiếm 42,23% diện tích tự nhiên) và đất Đỏ vàng (123.685 ha,
chiếm 45,9% diện tích tự nhiên), trong đó: đất nông nghiệp và lâm nghiệp: 208.691 ha;
đất phi nông nghiệp: 60.718 ha; đất chưa sử dụng: 34 ha.
Với điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu thuận lợi, đặc biệt là không phải chịu ảnh
hưởng trực tiếp của các cơn bão và áp thấp từ Biển Đông, nằm trong khu vực kinh tế
năng động và có tiềm lực kinh tế lớn nhất cả nước, tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh –
trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam, Bình Dương chiếm vị
trí chiến lược cả về kinh tế và chính trị - xã hội và có điều kiện rất thuận lợi trong việc
phát triển kinh tế.
b) Tỉnh Đồng Nai
Vị trí địa lý
-
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm ở cực bắc
miền Đông Nam Bộ, với diện tích tự nhiên là 5.907,2 km². Đồng Nai có tọa độ từ
10o30’03 đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30 đến 107o35’00"Đ.
Ranh giới hành chính:
Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận
Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh
Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương.
13
Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí
Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây
Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ
Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót
rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam, với địa hình tương đối bằng phẳng.
Địa hình có thể chia làm các dạng là địa hình đồng bằng, địa hình trũng trên trầm tích
đầm lầy biển, địa đồi lượn sóng, dạng địa hình núi thấp
Khí hậu
Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa tương phản nhau
là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ
đầu tháng 10 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm 25 - 27oC, nhiệt độ cao nhất
khoảng 20,5C, số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.700 giờ, độ ẩm trung bình 80 – 82%.
Lượng mưa trung bình năm là 2.301,6mm.
Địa chất:
Đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng ngập
nước quanh năm. Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất
chính, tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung
gồm: các loại đất hình thành trên đá bazan, các loại đất hình thành trên phù sa cổ và
trên đá phiến sét, các loại đất hình thành trênphù sa mới.
Thủy văn
Tỉnh Đồng Nai có tổng diện tích các lưu vực sông suối là 22.000km2 với mật độ
sông suối khoảng 0,5km/km2, song phân phối không đều. Phần lớn sông suối tập trung
ở phía Bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng Tây Nam. Tổng lượng nuớc dồi dào
16,82 x 109 m3/năm, trong đó mùa mưa chiếm 80%, mùa khô 20%.
2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội
a. Tỉnh Bình Dương
• Sự phát triển dân số
Theo niên giám thống kê năm 2010, dân số ở Bình Dương là 1.550.000 người
(9/2010), tăng 1,4 lần so với năm 2005 và tăng 1,8 lần so với năm 2001, đứng thứ 17
trong 63 tỉnh thành cả nước và đứng thứ 3 trong vùng Đông Nam Bộ sau thành phố Hồ
Chí Minh và Đồng Nai. Phân bố dân số là yếu tố quan trọng để phát triển, dân số tỉnh
phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở Thị xã và các huyện có hoạt động công
nghiệp phát triển mạnh như huyện Dĩ An, Thuận An (nơi tập trung nhiều khu công
nghiệp). Dân cư ngoại tỉnh cũng đổ về đây làm việc và sinh sống.
14
Y tế
Hệ thống y tế cơ sở công lập của tỉnh tiếp tục được củng cố, hoàn thiện. Hệ
thống y tế tư nhân phát triển mạnh, toàn tỉnh hiện có 763 cơ sở y tế và dịch vụ y tế,
1453 cơ sở dược và 189 cơ sở y học cổ truyền.
• Phát triển công nghiệp, xây dựng
Ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp
tăng bình quân 20% hàng năm, đạt gấp 2.5 lần năm 2005; trong đó: khu vực kinh tế
trong nước chiếm 36%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 64%.
•
Công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định ở vùng phía Nam và từng bước chuyển
dịch lên phía Bắc tỉnh. Các ngành chủ lực như: dệt may, da giày, chế biến gỗ, điện
tử… vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, là động lực thúc đẩy phát triển các
ngành và lĩnh vực khác của Tỉnh
Bảng 2.1 : Ước tính lượng CTR phát sinh từ các Khu công nghiệp, Cụm công
nghệp vào năm 2020
Khu
•
Diện tích
(ha)
Lao động
(người)
CTR sinh
hoạt
(Tấn/ngày)
CTR công nghiệp (Tấn/ngày)
Độc hại
Không độc
hại
KCN
9,360.50
336,978
235.88
196.01
784.04
CCN
2,704
97,344
68.14
56.62
226.49
Tổng
cộng
12,064.50
434,322
304.03
252.63
1,010.52
Nông nghiệp
Giai đoạn 2005- 2009, ngành nông – lâm – ngư nghiệp tuy giảm tỷ trọng trong
cơ cấu kinh tế nhưng vẫn tăng bình quân 4,7% hàng năm, trong đó ngành nông nghiệp
tăng 4,6% so với cùng kỳ.
Hình 2.1 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
“Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương năm 2009”
Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt tăng bình quân 3,2%; ngành chăn nuôi
tăng 13,7% hàng năm; tỷ trọng trồng trọt – chăn nuôi đến năm 2009 là 68,2% - 26,7%;
cây lâu năm và chăn nuôi tập trung tiếp tục là thế mạnh của Tỉnh. Năng suất cây trồng
vật nuôi tăng từ 5-10% so với năm 2005 do ứng dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất.
15
• Tăng trưởng kinh tế
Trong hoạt
Bình Dương là một tỉnh trong vùng
động chăn nuôi:
kinh tế trọng điểm phía Nam, tổng sản
chất thải chăn nuôi
Hình 2.2 Tỉ lệ chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải
được thải trực tiếp
phẩm trong Tỉnh (GDP) tăng bình quân
xuống ao, rạch,
14% hàng năm. GDP bình quân đầu người
sông mà không qua
năm 2010 đạt 30,1 triệu đồng, tăng gần 1,3
bất kỳ khâu xử lý
lần so với năm 2009 và 2,2 lần so với năm
nào gây ô nhiễm
môi trường đất,
2005.
nước, và gây mùi
khó chịu, chỉ có
một số được xử lý
bằng cách ủ làm
phân bón
hoặckinh
sử tế của tỉnh hiện nay
Cơ cấu
Hình 2.3 : Cơ cấu kinh tế tỉnh
dụng mô hình
là
công nghiệp,
biogas.
Tỉ dịch
lệ vụ và nông nghiệp
với
tỷ trọng
chuồng
trạitương
chănứng 63% - 32,6% và
nuôi
địa năm
bàn 2005, dịch vụ tăng
4,4%; trên
so với
tỉnh được xử lý
4,5%, công nghiệp giảm 0,5% và nông
chất thải đã tăng
nghiệp
giảm
dần qua
các4%.
năm
và đến năm 2010
đã đạt được tỉ lệ
60% chuồng trại có
xử lý chất thải.
“Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005-2009”
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tương đối cao và khá ổn định so với các địa
phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, do đó tỉnh luôn luôn tạo
ra sức hấp dẫn về việc thu hút đầu tư và lực lượng lao động từ các địa phương khác
chuyển đến.
• Phát triển đô thị mới
Hiện nay, tỷ lệ đô thị hóa toàn Bình Dương ước đạt 45%, diện tích nhà ở đạt
16,92 m2/người. Toàn tỉnh hiện có 112 dự án đầu tư khu dân cư, nhà ở thương mại với
tổng diện tích là 6.253 ha; trong đó, có 28 dự án đã cơ bản hoàn chỉnh, 38 dự án đang
xây dựng hạ tầng kỹ thuật và 46 dự án đang đền bù giải tỏa.
Mục tiêu phát triển đô thị tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 là xây dựng đô thị
Bình Dương trở thành một cực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
•
Phát triển dịch vụ, du lịch
Lượng khách du lịch đến tỉnh Bình Dương các năm gần đây đã gia tăng. Năm
2009 số khách đến là 2.996.203 người, chủ yếu là khách trong nước, tăng gấp nhiều
lần lần so với năm 2005. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến không nhiều, chỉ chiếm
16
4% tổng số khách du lịch, đa số là khách của các văn phòng, các công ty và các khu
công nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Hoạt động du lịch của tỉnh có bước phát triển
nhanh, hạ tầng một số dự án, khu du lịch lớn được quan tâm đầu tư đưa vào sử dụng
bước đầu đã tăng sức hấp dẫn, thu hút du khách đến tỉnh tham quan du lịch. Bên cạnh
đó, sự phát triển du lịch tỉnh cũng đang gây ra một sức ép đối với môi trường từ nước
thải, rác thải.
b. Tỉnh Đồng Nai
• Sự phát triển dân số
Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2010 là 2.559.673 người. Trong đó:
-
Phân theo khu vự thành thị - nông thôn là: thành thị: 855.703 người,
nông thôn là 1.703.970 người
Phân theo dưới tính: nam 1.270.120 người chiếm 49,62%; nữ 1.289.554
người, chiếm 50,38%
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,12%
•
Y tế
Đồng Nai là một trong những tỉnh có vị trí gần Thành phố Hồ Chí Minh nên có
nhiều thuận lợi trong các lĩnh vực công nghệ khoa học, trong đó, mạng lưới y tế cũng
rất phát triển. Cho đến nay, Đồng Nai đã thành lập được 11 bệnh viện tuyến huyện trên
11 huyện, thị xã và thành phố Biên Hòa. Ngoài ra, Đồng Nai còn có các bệnh viện lớn
như: Bệnh viện Đa khoa khu vực Thống Nhất (Bệnh viện Thánh Tâm), bệnh viện Tâm
thần Trung ương II (còn gọi là bệnh viện Biên Hòa), bệnh viện Đa khoa Đồng Nai,
một bệnh viện đang được đầu tư lớn nhất khu vực, bệnh viện Nhi Đồng, bệnh viện
Phổi tỉnh, bệnh viện Y học cổ truyền, bệnh viện 7B, bệnh viện da liễu tỉnh, và một số
các cơ sở bệnh viện tư nhân, phòng khám đa khoa tư nhân khác trên địa bàn tỉnh
•
Phát triển công nghiệp, xây dựng
Theo số liệu thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 5 năm (2006
- 2010) là 18%, đạt mục tiêu kế hoạch. Trong đó khu vực quốc doanh trung ương tăng
bình quân 8,6%/năm; khu vực quốc doanh địa phương tăng bình quân 5,9%; khu vực
ngoài quốc doanh tăng 19,3%/năm và khu vực đầu tư nước ngoài tăng cao nhất
20,2%/năm. Tính đến tháng 06/2010, tỉnh Đồng Nai có 29 KCN được cấp giấy chứng
nhận đầu tư, trong đó: 21 KCN đã có dự án đang hoạt động (771 dự án) và 8 KCN
chưa thu hút dự án đầu tư.
•
Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp đã tập trung vào việc nâng cao năng suất chất lượng sản
phẩm nên đã duy trì được tốc độ tăng trưởng trong giá trị sản xuất; bình quân 4 năm
2006 - 2009 tăng 5,87% đạt chỉ tiêu Nghị quyết (chỉ tiêu Nghị quyết tăng bình quân từ 5
- 5,5%) vượt chỉ tiêu đề ra trong định hướng quy họach ngành nông nghiệp( tăng bình
17
quân từ 5,25%); Trong đó: Nông nghiệp tăng ở mức 5,29% năm, vượt so với chỉ tiêu
quy hoạch (5,14% năm); lâm nghiệp tăng ở mức 7,24% năm, vượt so với chỉ tiêu quy
hoạch (3,02% năm) và thủy sản tăng 13,03% năm, vượt so với chỉ tiêu quy hoạch
(7,01% năm). Trong nội bộ ngành nông nghiệp giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng
trồng trọt giảm, chăn nuôi tăng; (Năm 2006 tỷ trọng trồng trọt chiếm 69,37%, đến năm
2009 chỉ còn 66,45%; chăn nuôi năm 2006 chiếm tỷ trọng 26,34%, đến năm 2009 chiếm
tỷ trọng 29,65%); phù hợp định hướng quy hoạch ngành nông nghiệp.
•
Tăng trưởng kinh tế
Đồng Nai là một khu vực tăng trưởng kinh tế của vùng KTTĐPN, cần phát huy
điều liện xuất phát điểm phát triển đã có, kết hợp nội lực với các nguồn lực bên ngoài,
chủ động nắm bắt cơ hội hội nhập để phát triển KT - XH vùng KTTĐPN và quá trình
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. GDP bình quân đầu người vào năm
2010 đạt 1.590 USD. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Năm 2010: công nghiệp 57% - dịch vụ
34% - nông nghiệp 9%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 20% - 22% giai đoạn
đến năm 2010
•
Phát triển du lịch
Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng.
Năm 2009, ngành du lịch Đồng Nai đã đón trên 1,7 triệu lượt khách, tăng hơn 19% so
với cùng kỳ và đạt 100,5% kế hoạch năm với tổng doanh thu đạt 350 tỷ đồng. Hoạt
động xúc tiến quảng bá du lịch trong năm 2009 cũng được đẩy mạnh với việc thực
hiện ấn phẩm Sổ tay hướng dẫn đầu tư du lịch, xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về thương
mại và du lịch; tiếp tục tiến hành thực hiện các dự án về du lịch như đầu tư khu du lịch
sinh thái và nhà ở tại mỏ đá Bình Hòa, dự án khu du lịch sinh thái hồ Đa Tôn, dự án
nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái tại xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, …
Đồng thời, ngành du lịch cũng tiếp tục mời gọi đầu tư khu du lịch Ông Kèo, khu du
lịch Cù Lao ông Cồn, mở rộng dự án khu du lịch Bửu Long
2.2 Hiện trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
2.2.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
-
-
Hiện nay, trên địa bàn 2 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, nguồn phát sinh chất thải rắn
sinh hoạt chủ yếu là từ các hộ gia đình, khu vực thương mại- dịch vụ, khu vực hành
chính, khu công cộng, công trường, các hoạt động công nghiệp… tổng khối lượng phát
sinh trung bình của tỉnh Bình Dương là khoảng 1.334 tấn/ngày. Tổng khối lượng
CTRSH phát sinh của tỉnh Đồng Nai là khoảng1.352 tấn/ngày
Khối lượng:
18
+
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Dương được thu gom, vận
chuyển đưa đi xử lý khoảng 650 – 700 tấn/ngày đạt 60 – 70% khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt toàn tỉnh, số lượng chất thải rắn sinh hoạt còn lại chủ yếu tập trung vào một
số hộ dân ở nông thôn có diện tích đất rộng tự chôn lấp hoặc đốt.
19
Bảng 2.2 Khối lượng CTRSH phát sinh từ các khu đô thị,khu dân cư ,từng
huyện/thị xã
T
T
Huyện/thị xã
Hệ số phát
thải
(tấn/người/
Dân số
Khối lượng CTRSH
(tấn/ngày)
ngày)
1
Thủ Dầu Một
241.276
198,81
2
Dầu Tiếng
109.781
90,46
3
Bến Cát
223.919
184,51
4
Phú Giáo
84.764
69,85
5
Tân Uyên
228.926
188,64
6
Dĩ An
320.446
7
Thuận An
410.818
0.824
264,05
338,51
Tổng tải lượng CTR
phát sinh các khu đô thị trên
1.619.930
1.334,82
địa bàn tỉnh Bình Dương
(tấn/ngày)
Tổng tải lượng CTRSH phát sinh tại các khu đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương
trong 1 tháng là : 40.0044,6 tấn/tháng
20
Bảng 2.3 Khối lượng CTRSH của các cơ sở sản xuất tại các khu/cụm công nghiệp
TT
Tên khu/cụm công
nghiệp
Tổng số CSSX của
khu/cụm công
nghiệp
Khối lượng CTRSH
(tấn/ngày)
Khu công nghiệp
1
Tân Đông Hiệp A
13
2,4
2
Bình An
3
Đất Cuốc
17
124
4
Đại Đăng
22
2,5
5
Việt Hương 2
16
0,083 -0,15
6
Rạch Bắp
04
0,05 – 0,06
7
Sóng Thần 3
22
0,7
8
Kim Huy
6
0,1
9
Đồng An 2
11
0,025
-
Cụm công nghiệp
10
11
Thới Hòa
Chưa có cơ sở sản
xuất
0
CCN Uyên Hưng
Chưa hoạt động
0
Tổng
111
130
21
Bảng 2.4 Khối lượng CTRSH phát sinh từ 18 bệnh viện và trung tâm y tế khảo sát
T
T
Tên đơn vị
Số
Ước lượng CTRSH
giường bệnh
(kg/ngày)
Công lập
1
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương
1.100 - 1.200 1.100 - 1.200
2
Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Dương
1.000
3
Bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức 70
năng Bình Dương
70
4
TT y tế dự phòng tỉnh Bình Dương
Không có
Không ước tính
5
Trung tâm phòng chống HIV, AIDS
Không có
Không ước tính
6
Bệnh viện đa khoa Bến Cát
125
125
7
Bệnh viện đa khoa Dầu Tiếng
142
142
8
Bệnh viện đa khoa Dĩ An
100
100
9
Bệnh Viện đa khoa Tân Uyên
100
100
10
Bệnh viện đa khoa Thuận An
-
-
11
Bệnh viện đa khoa Phú Giáo
-
-
1.000
Cơ sở y tế ngành
12
Bệnh viện 4, quân đoàn 4
120
120
13
Trung tâm y tế cao su Dầu Tiếng
100
100
14
Bệnh viện phụ sản nhi bán công Bình 160
Dương
160
15
Bệnh viện đa khoa tư nhân Bình Dương
150
150
16
Bệnh viện đa khoa Mỹ Phước
500
500
17
Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Không có
cộng đồng Bình Dương
Không ước tính
18
Bệnh viện đa khoa Hòa Hảo
Không có
Không ước tính
3.667
3.667
Ngoài công lập
Tổng
Ghi chú: Số giường bệnh được lấy từ kết quả khảo sát trực tiếp tại các đơn vị y tế;
(-): không có số liệu.
22
+
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai khoảng 1.120 tấn/ ngày
đạt 83%; trong đó, xử lý hợp vệ sinh khoảng 555 tấn/ ngày (đạt tỷ lệ 41% so với khối
lượng phát sinh ), còn khoảng 566 tấn/ ngày (chiếm 42% so với khối lượng phát sinh)
xử lý chưa hợp vệ sinh tại các bãi rác tạm.
Bảng 2.5: Tổng tải lượng CTR phát sinh từ các khu đô thị, khu dân cư, thị xã,
huyện thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Hệ số phát thải
Tải lượng chất thải
(kg/người,tháng) phát sinh (kg/tháng)
Huyện/thị xã
Dân số
Tp. Biên Hòa
569.852
11.780.550,3960
TX,Long Khánh
145.904
3.016.273,3920
Huyện Vĩnh Cửu
112.179
2.319.076,4670
Huyện Tân Phú
170.183
3.518.193,1590
Huyện Định Quán
223.068
4.611.484,7640
Huyện Xuân Lộc
221.913
Huyện Trảng Bom
200.552
4.146.011,4960
Huyện Thống Nhất
160.466
3.317.313,6180
Huyện Long Thành
222.134
4.592.176,1820
Huyện Nhơn Trạch
137.745
2.847.602,3850
Huyện Cẩm Mỹ
157.491
3.255.811,4430
20,6730
Tổng tải lượng CTR phát sinh các khu đô thị trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai (tấn/tháng)
23
4587.607,4490
47.992,101
Bảng 2.6 Tải lượng CTR phát sinh từ KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Stt
Tên huyện
Diện tích
(ha)
1
Tp. Biên Hòa
1.337
547.229
2
Huyện Nhơn Trạch
2.995
1017.632
3
Huyện Long Thành
1.408
550.620
4
Huyện Trảng Bom
2.000
599.589
5
Huyện Định Quán
54
25.940
6
Huyện Xuân Lộc
109
25133
7
Huyện Vĩnh Cửu
177
0
8
Huyện Tân Phú
54
0
9
Huyện Long Khánh
264
0
10
Huyện Thống Nhất
331
0
KCN Dầu Giây
331
0
8.729
92
TỔNG CỘNG (tấn/ngày)
Tải lượng CTRSH
(kg/tháng) CTRSH
Bảng 2.7 Tổng tải lượng CTR phát sinh các trung tâm cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai.
Stt
Số giường bệnh
(giường)
Tên huyện
Tải lượng CTR (kg/tháng)
1 TP. Biên Hòa
3.090
77.488
2 Tân Phú
230
5.768
3 Nhơn Trạch
130
3.260
4 Trảng Bom
195
4.890
5 Long Thành
95
2.382
6 Vĩnh Cửu
180
4.514
7 Long Khánh
75
1.881
8 Định Quán
90
2.257
9 Thống Nhất
110
2.758
10 Xuân Lộc
205
5.141
11 Cẩm Mỹ
130
3.260
4.530
113.599
TỔNG CỘNG
Tải lượng chất thải rắn phát sinh 3.786,63 kg/ngày
24
Qua bảng số liệu tổng lượng phát sinh CTRSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và
Bình Dương ta có thể thấy được, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bình Dương là xấp xỉ như nhau.
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư, đô thị trên địa bàn
tỉnh : Đồng Nai là 47.992,101tấn/tháng lớn hơn so với tỉnh Bình Dương 40.0044,6
tấn/tháng.
+ Tổng khối lượng CTRSH phát sinh từ các trung tâm y tế bệnh viện trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai là 3786,63 kg/ ngày nhiều hơn so với tỉnh Bình Dương là 3.667 kg/ngày
+ Tổng khối lượng CTRSH phát sinh từ các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương là 130 tấn/ ngày lớn hơn so với Đồng Nai là 92 tấn/ ngày
+
Tuy nhiên công tác thu gom vận chuyển đưa đi xử lý trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai đạt hiệu quả cao hơn với 1120 tấn/ngày đạt 83% trong khi đó trên địa bàn tỉnh
Bình Dương chỉ đem đi xử lý khoảng 600-700 tấn/ngày đạt hiệu suất 60-70%.
2.2.2 Tình hình thu gom, vận chuyển
Hiện trạng thu gom vận chuyển
Tỉnh Bình Dương
- Khu vực thị xã Thủ Dầu Một, thị Xã Thuận An, thị xã Dĩ An: do đơn vị công lập
(Công ty Công trình đô Thị Bình Dương/xí nghiệp Công trình Công cộng) và đơn vị
dân lập cùng thu gom. Tuy nhiên, việc vận chuyển CTRSH do đơn vị công lập đảm
trách, cụ thể:
+ Đơn vị dân lập: chỉ thu gom CTRSH từ hộ gia đình và chuyển đến các điểm hẹn/trạm
trung chuyển để đơn vị công lập vận chuyển đến Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam
Bình Dương. Bình quân mỗi ngày Khu liên hợp tiếp nhận khoảng 620 tấn CTRSH.
•
+
Đơn vị công lập: thu gom CTRSH từ hộ gia đình, khu vực thương mại – dịch vụ, khu
vực hành chính, khu vực công cộng và từ các điểm hẹn để vận chuyển đến Khu liên
hiệp xừ lý chất thải rắn Nam Bình Dương.
-
Khu vực huyện Tân Uyên: do đơn vị công lập (Xí nghiệp Công trình Công cộng huyện
Tân Uyên) và đơn vị dân lập thu gom (tổ dân lập ông Nguyễn Hữu Tươi, công ty
TNHH MTV Khánh Minh Khoa, công ty TNHH xử lý môi trường Chính Thành), cụ
thể:
+
Đơn vị dân lập: CTRSH từ hộ gia đình sẽ được thu gom và chuyển đến các điểm hẹn
để đơn vị công lập đến chuyển đến bãi tập kết rác. Từ bãi tập kết rác, đơn vị công lập
sẽ vận chuyển đến Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương.
+
Đơn vị công lập: thu gom CTRSH từ hộ gia đình, khu vực thương mại – dịch vụ, khu
vực hành chính, khu vực công cộng và từ các điểm hẹn để vận chuyển bãi tập kết rác
25