Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Vụ Quang huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 63 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC BẢNG

2


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ
“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phòng.” _ Luật Đất đai 1993. Như vậy, đế đảm bảo tầm quan trọng đặc biệt
của đất đai đối với việc phát triển kinh tế, tạo sự ốn định chính trị và giải
quyết các vấn đề của xã hội, các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác Quản
lý Nhà nước về đất đai liên tục cập nhật, bố sung sửa đối cho phù hợp với
điều kiện kinh tế, chính trị của đất nước. Trong đó chỉ rõ:
Khảo sát, đánh giá, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một
trong mười ba nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Bản đồ hiện trạng sử
dụng đất là một nội dung quan trọng, được xây dựng năm năm một lần gắn
liền với việc kiểm kê đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cung cấp các
thông tin về mặt không gian (vị trí, hình dáng, kích thước), thuộc tính (loại
đất,...) của thửa đất. Là tài liệu pháp lý cao để Uỷ ban nhân dân (UBND) các
cấp thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở để phục vụ
cho công quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngày nay, với tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra một cách
nhanh chóng, sự phát triến của công nghệ thông tin diễn ra rất mạnh mẽ, có
sức lan tỏa vào các ngành, các lĩnh vực và đi sâu vào mọi khía cạnh của cuộc


sống. Ngành Quản lý đất đai cũng không nằm ngoài sự tác động đó.
Với những lý do trên em thực hiện nghiên cứu và làm chuyên đề với đề
tài : “Ứng dụng công nghệ thông tin thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất xã Vụ Quang- huyện Đoan Hùng- tỉnh Phú Thọ’’.

3


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT.
1.1. Các vấn đề về bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.1.1 Một số khái niệm.
a). Bản đồ là gì?
“Bản đồ là hình ảnh của thực tế địa lý được ký hiệu hoá, phản ánh các
yếu tố hoặc các đặc điểm một cách có chọn lọc, là kết quả từ sự nỗ lực sáng
tạo trong lựa chọn của tác giả bản đồ, và được thiết kế để sử dụng chủ yếu
liên quan đến mối quan hệ không gian” (Theo Hội nghị Bản đồ thế giới lần
thứ 10- Barxelona, 1995).
Nội dung Bản đồ thể hiện các hiện tượng địa lý tự nhiên, kinh tế - xã
hội và mối quan hệ giữa chúng. Nội dung Bản đồ được biểu thị thông qua quá
trình tổng quát hoá và được trình bày bằng hệ thống ký hiệu.
Theo A.M. Berliant: “Bản đồ là hình ảnh (mô hình) của bề mặt trái đất,
các thiên thể hoặc không gian vũ trụ, được xác định về mặt toán học, thu nhỏ,
và tổng quát hoá, phản ánh về các đối tượng được phân bố hoặc chiếu trên đó,
trong một hệ thống ký hiệu đã được chấp nhận”.
b). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại
đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm
kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự
nhiên – kinh tế và cả nước.

Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy
đủ, trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ.

4


c). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số là bản đồ được số hóa từ các bản
đồ hiện trạng sử dụng đất đã có hoặc được thành lập bằng công nghệ số
d). Khoanh đất
Khoanh đất là đơn vị của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, được xác định
trên thực địa và thể hiện trên bản đồ bằng một đường bao khép kín. Trên bản
đồ hiện trạng sử dụng đất tất cả các khoanh đất đều phải xác định được vị trí,
hình thể, loại đất theo hiện trạng sử dụng khoanh đất đó.
đ). Loại đất
Loại đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xác định theo mục
đích sử dụng đất.
Mục đích sử dụng đất được xác định tại thời điểm thành lập bản đồ.
Trường hợp khoanh đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời
điểm thành lập bản đồ chưa sử dụng đất theo mục đích mới thì loại đất được
xác định theo mục đích sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê, đã cho
phép chuyển mục đích sử đụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử
dụng đất.
Đối với khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng thì thể hiện mục đích sử
dụng chính của khoanh đất.
Mục đích sử dụng đất được phân loại và giải thích các xác định theo
Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất (xem phụ lục số).


5


1.1.2. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a. Điểm khống chế tọa độ và độ cao
Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế toạ độ và độ cao
Nhà nước các cấp, lưới toạ độ địa chính và các điểm khống chế đo vẽ có chôn
mốc để sử dụng lâu dài, đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến
0,1mm trên bản đồ bằng các ký hiệu quy ước.
b. Địa giới hành chính các cấp
Các đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp tỉnh, xã, các
điểm ngoặt của đường địa giới, các mốc địa giới hành chính ta đều phải thể
hiện chính xác. Khi đường địa giới cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao
hơn thì ta biểu thị đường địa giới cấp cao. Các đường địa giới phải phù hợp với
hồ sơ địa giới được lưu trữ trong cơ quan Nhà nước.
c. Ranh giới thửa đất
Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính, ranh giới thửa đất được
thể hiện trên bản đồ bằng đường nét viền khép kín hoặc đường cong.
Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên
đường ranh giới của nó như những góc thửa, điểm ngoặt, điểm cong của
đường biên. Trên bản đồ địa chính, mỗi thửa đất cần thể hiện đầy đủ ba yếu tố
là số hiệu thửa, diện tích, và mục đích sử dụng đất.
c. Loại đất
Trên bản đồ địa chính cần thể hiện loại đất theo mục đích sử dụng đối
tượng đối với từng thửa đất. Tiến hành phân loại đất theo quy định thông tư
số 08/2007/TT-BTNMT.
d. Công trình xây dựng trên đất
Với những vùng đất thổ cư, đặc biệt là khu vực đô thị khi đo vẽ bản đồ
tỷ lệ lớn phải thể hiện chính xác trên từng thửa đất ranh giới các công trình

xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc... Các công trình xây dựng được
xác định theo mép tường ngoài, trên vị trí công trình còn biểu thị các tính chất
công trình như: Nhà tạm thời, nhà gạch, nhà bê tông, nhà nhiều tầng ...
6


Địa vật quan trọng có ý nghĩa định hướng như các tháp cao,… chỉ thể
hiện trên bản đồ địa chính khi không cản trở việc thể hiện các yếu tố nội dung
quan trọng khác.
e. Hệ thống giao thông
Phải thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ, đường phố, ngõ phố,
đường trong làng, ngoài đồng,… Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặt
đường, chỉ giới đường, các công trình cầu cống trên đường và ghi chú tính
chất con đường. Giới hạn thể hiện hệ thống giao thông là chân đường, đường
có độ rộng lớn hơn 0,5mm trên bản đồ phải vẽ thể hiện 2 nét, nếu độ rộng nhỏ
hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ 1 nét theo đường tim và ghi chú độ rộng.
f. Mạng lưới thuỷ văn
Thể hiện tất cả các hệ thống sông ngòi, kênh mương, ao, hồ,... Đối với
hệ thống thuỷ văn tự nhiên phải thể hiện đường bờ ổn định và đường mép
nước ở thời điểm đo vẽ, với hệ thống thuỷ văn nhân tạo chỉ thể hiện đường
bờ ổn định. Độ rộng của kênh mương lớn hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ 2
nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ 1 nét theo đường tim của
nó. Khi đo vẽ trong các khu dân cư thì phải đo vẽ chính xác các rãnh thoát
nước công cộng, sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và
hướng dòng nước chảy.
g. Mốc giới quy hoạch
Trên bản đồ địa chính còn thể hiện đầy đủ các mốc quy hoạch, chỉ giới
quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao
thế, bảo vệ đê điều.
h. Dáng đất

Trên bản đồ địa chính phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức
hoặc ghi chú độ cao. Tuy nhiên yếu tố này không bắt buộc phải thể hiện, nơi
nào cần vẽ thì quy định rõ trong luận chứng kinh tế kỹ thuật.
i. Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới điện, viễn thông, liên lạc, cấp thoát nước.
7


1.1.3. Cơ sở toán học và độ chính xác của bản đồ nền
a. Hệ quy chiếu:
Bản đồ nền phải được thành lập theo quy định tại Quyết định số
83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng hệ
quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam; Quyết định số 05/2007/QĐBTNMT ngày 27/2/2007 về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa hệ tọa
độ quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam-2000.
b. Các tham số của hệ quy chiếu VN-2000:
Hệ quy chiếu tọa độ và cao độ VN-2000 được bắt đầu thành lập từ
1994 và được công bố kết quả vào năm 2000 trên cơ sở được xác định bởi
định nghĩa sau đây:
Hệ quy chiếu VN-2000 là một hệ quy chiếu cao độ và tọa độ trắc địa
gồm hai hệ:
- Hệ quy chiếu cao độ là một mặt QuasiGeoid đi qua một điểm được
định nghĩa là gốc có cao độ 0.000 mét tại Hòn Dấu, Hải Phòng. Sau đó dùng
phương pháp thủy chuẩn truyền dẫn tới những nơi cần xác định khác, xa hơn.
Cao độ một điểm mặt đất bất kỳ trong hệ quy chiếu này được thể hiện bằng
cao độ chuẩn Hγ, theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt QuasiGeoid.
- Hệ quy chiếu tọa độ trắc địa là một mặt Ellipsoid kích thước do
WGS-84 được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam với các tham số xác
định:
+ Bán trục lớn: a = 6 378 137 m.
+ Độ lệch tâm thứ nhất: e2 = 0.00669437999013

(hay độ dẹt α (f) = 1 / 298.257223563)
+ Vận tốc góc quay quanh trục: ω = 7292115x10-11rad/s -11rad/s
+ Hằng số trọng trường Trái đất:

fM=3986005.108m3s-2

Điểm gốc toạ độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện nghiên cứu Địa
chính, Tổng cục Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
c. Lưới chiếu bản đồ được quy định như sau:
8


Sử dụng phép chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3 o có hệ số
điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K 0 = 0,9999 để thành lập các bản đồ nền
(ứng với cấp xã) có tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1.000.
d. Tỷ lệ bản đồ:
Tỷ lệ bản đồ nền được lựa chọn dựa vào: kích thước, diện tích, hình
dạng của đơn vị hành chính, đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội dung
hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị trên bản đồ. Tỷ lệ bản đồ nền cũng là tỷ lệ
của bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định trong bảng sau:
Bảng 01: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất
Đơn vị thành lập
bản đồ
Cấp xã

Cấp huyện
Cấp tỉnh
Cấp vùng
Cả nước


Tỷ lệ bản đồ
1:1.000
1:2.000
1:5.000
1:10.000
1:5.000
1:10.000
1:25.000
1:25.000
1:50.000
1:100.000
1:250.000
1:1.000.000

Quy mô diện tích tự nhiên (ha)
Dưới 120
Từ 120 đến 500
Từ 500 đến 3.000
Trên 3.000
Dưới 3.000
Từ 3.000 đến 12.000
Trên 12.000
Dưới 100.000
Từ 100.000 đến 350.000
Trên 350.000

Khi diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính xấp xỉ dưới hoặc trên của
khoảng giá trị quy mô diện tích trong 3 cột ở Bảng 01 thì được phép chọn tỷ
lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định tại Bảng 01 .


9


e. Độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
- Độ chính xác chuyển vẽ của các yếu tố nội dung cơ sở địa lý từ các bản
đồ tài liệu sang bản đồ nền phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung không được vượt quá ±
0,3 milimét (mm) tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung bản đồ không được vượt quá
± 0,2 mm tính theo tỷ lệ bản đồ.
1.1.4. Hệ thống ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Nội dung của tờ bản đồ địa chính được biểu thị bằng các ký hiệu quy
ước và các ghi chú, các ký hiệu được thiết kế phù hợp cho từng loại tỷ lệ bản
đồ và phù hợp với yêu cầu sử dụng bản đồ địa chính. Các ký hiệu phải đảm
bảo tính trực quan, dễ đọc, không bị nhầm lẫn giữa ký hiệu này với ký hiệu
khác.
1.1.4.1. Phân loại ký hiệu
Các ký hiệu quy ước của bản đồ địa chính được chia làm 3 loại: Ký
hiệu theo tỷ lệ, ký hiệu không theo tỷ lệ và ký hiệu nửa theo tỷ lệ.
a. Các ký hiệu theo tỷ lệ
Khi thể hiện các đối tượng có diện tích bề mặt tương đối lớn ta dùng ký
hiệu theo tỷ lệ, phải vẽ đúng kích thước của địa vật theo tỷ lệ bản đồ. Đường
viền của đối tượng có thể vẽ bằng nét liền, nét đứt hoặc đường chấm chấm,
bên trong phạm vi đường viền dùng màu sắc hoặc các biểu tượng và ghi chú
để biểu thị đặc trưng địa vật. Với bản đồ địa chính gốc thì ghi chú đặc trưng
và biểu tượng được dùng làm phương tiện chính để thể hiện. Các ký hiệu này
thể hiện rõ vị trí các điểm đặc trưng và tính chất của đối tượng cần biểu diễn.
VD: Nhà, sông, hồ, thửa đất...


10


b. Ký hiệu không theo tỷ lệ
Đây là những ký hiệu quy ước dùng để thể hiện vị trí và đặc trưng số
lượng, chất lượng của các đối tượng, song không thể hiện diện tích, kích
thước và hình dạng của chúng theo tỷ lệ bản đồ. Loại ký hiệu này còn sử dụng
trong trường hợp địa vật được vẽ theo tỷ lệ mà ta muốn biểu thị thêm yếu tố
đặc trưng làm tăng thêm khả năng nhận biết đối tượng trên bản đồ.
VD: Đền miếu nhỏ, tượng đài...
c. Ký hiệu nửa tỷ lệ
Đó là loại ký hiệu dùng thể hiện các đối tượng có thể biểu diễn kích
thước thực một chiều theo tỷ lệ bản đồ, còn chiều kia dùng kích thước quy
ước theo tỷ lệ bản đồ mà ta sử dụng.
VD: Ký hiệu đường sắt, đường dây điện, dây thông tin... Trong đó chiều
dài tuyến vẽ theo tỷ lệ và dùng lực nét, màu sắc thể hiện chủng loại, chất lượng địa
vật.
* Ghi chú: Ngoài các ký hiệu, người ta còn dùng các ghi chú để biểu
đạt nội dung của bản đồ địa chính, các ghi chú có thể chia ra làm hai nhóm là
ghi chú tên riêng và ghi chú giải thích.
+ Ghi chú giải thích: Dùng thể hiện, giải thích và phân loại đối tượng,
về các đặc trưng số lượng, chất lượng của chúng một cách ngắn gọn. VD:
Loại đất, loại nhà, mặt đường, hướng dòng chảy ...
+ Ghi chú tên riêng: Dùng để chỉ các đơn vị hành chính, tên các cụm
dân cư, tên sông hồ, các đối tượng kinh tế - xã hội .
1.1.5. Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố hiện trạng sử dụng đất
- Biểu thị các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ hiện
trạng sử dụng đất phải tuân thủ các quy định trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành.


11


- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị đầy đủ các khoanh đất.
Khoanh đất được xác định bằng một đường bao khép kín. Mỗi khoanh đất
biểu thị mục đích sử dụng đất chính theo hiện trạng sử dụng.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị tất cả các khoanh đất có
diện tích trên bản đồ theo quy định trong bảng sau:
Bảng 02: Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng
sử dụng đất
Tỷ lệ bản đồ
Diện tích khoanh đất trên bản đồ
Từ 1:1.000 đến 1:10.000
≥ 16 mm2
Từ 1:25.000 đến 1:100.000
≥ 9 mm2
Từ 1:100.000 đến 1:1000.000
≥ 4 mm2
- Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ
các tài liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sang bản đồ nền
phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng
đất không vượt quá ± 0,7 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
+ Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất
không được vượt quá ± 0,5 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
+ Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện biểu đồ cơ cấu diện
tích các loại đất theo mục đích hiện trạng đang sử dụng. Tất cả các ký hiệu sử
dụng để thể hiện nội dung bản đồ phải giải thích đầy đủ trong bảng chú dẫn.
1.1.6. Cơ sở pháp lý

-Luật đất đai 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của
Chính phủ " Về thi hành Luật Đất đai ".
- Nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật đất đai.
- Nghị định 88/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng đất.
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT. Thông tư hướng dẫn thực hiện
thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai.
12


- Thông tư 55/2013/TT-BTNMT quy định về thành lập bản đồ địa chính.
- Thông tư 25/2014/TTBTNMT quy định về bản đồ địa chính.
-Thông tư 28/2014/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai
và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
-Thông tư 29/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định về kĩ thuật thành lập bản đồ
hành chính các cấp.
- Thực hiện Điều 53 Luật Đất đai năm 2003 quy định về thống kê, kiểm
kê đất đai.
- Quy phạm quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Căn cứ kế hoạch số 2841/KH/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 07 tháng 08
năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo Chỉ thị số 618/CT-TTg
ngày 15 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Ký hiệu bản đồ

hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Công văn số: 1539/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 26 tháng 10 năm 2009
của Tổng cục quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường "V/v hướng dẫn
nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010”.
1.1.7. Phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
a. Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở:

13


Là một trong những phương pháp chính được lựa chọn để thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, phương pháp này là sử dụng bản đồ địa chính hoặc
bản đồ địa chính cơ sở mới được thành lập kể từ lần kiểm kê trước đến nay để
khoanh vẽ các khoanh đất có cùng mục đích sử dụng đất, đồng thời sử dụng
hệ thống kí hiệu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành để xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất. Mục đích chính của phương pháp này là lợi dụng
sự chính xác về tọa độ địa lý của các khoanh đất trên bản đồ địa chính hoặc
bản đồ địa chính cơ sở sẽ giúp cho bản đồ hiện trạng chính xác hơn trong các
thông tin về mặt diện tích, vị trí không gian của các khoanh đất có cùng muc
đích sử dụng. Bên cạnh đó việc sử dụng phương pháp này còn bảo đảm tính
hiện thực so với bên ngoài thực địa, vì bản đồ địa chính có rất ít biến động so
với thực tế.
b. Phương pháp sưu tầm thu thập, thống kê tài liệu:
Đề tài đã thu thập, tổng quan tài liệu từ các nguồn khác nhau và phân tích
sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lý liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Đề tài này đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau như bản đồ địa
hình do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp, bản đồ lâm nghiệp do Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ cung cấp, bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000
do xã Vụ Quang cung cấp,.

c. Phương pháp thực địa
Trong quá trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất không tránh
khỏi những thiếu sót do vậy cần tiến hành điều tra thực địa, đối soát bản đồ
nhằm bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện bản đồ

14


CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MICROSTATION SE
2.1 Phần mềm MicroStation SE và khả năng ứng dụng trong biên tập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
2.1.1 Giới thiệu chung về MicroStation SE
MicroStation SE là một phần mềm đồ hoạ trợ giúp thiết kế. Nó có khả
năng quản lý khá mạnh, cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thể
hiện các yếu tố bản đồ. Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu
thuộc tính rất lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ
thống quản lý dữ liệu lớn. Do vậy nó thuận lợi cho việc thành lập các loại bản
đồ địa hình, địa chính từ các nguồn dữ liệu và các thiết bị đo khác nhau. Dữ
liệu không gian được tổ chức theo kiểu đa lớp tạo cho việc biên tập, bổ sung
rất tiện lợi. MicroStation SE cho phép lưu bản đồ và các bản vẽ thiết kế theo
nhiều hệ thống toạ độ khác nhau.
MicroStation SE là môi trường đồ hoạ làm nền để chạy các modul phần
mềm ứng dụng khác như: GEOVEC, IRASB, IRASC, MSFC, MRFClean,
MRFFlag, FAMIS, TMV.MAP... Các công cụ của MicroStation SE được sử
dụng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ
liệu và trình bày bản đồ. MicroStation SE có một giao diện đồ họa bao gồm
nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ hoạ
đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ hoạ nhanh chóng, đơn giản, thuận
lợi cho người sử dụng.

Trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào rất nhiều các tính
năng mở của MicroStation SE cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu
dạng điểm, dạng đường, và dạng màu tô mà rất nhiều các phương pháp trình
bày bản đồ được coi là rất khó sử dụng đối với một số phần mềm khác lại

15


được giải quyết một cách dễ dàng trong MicroStation SE. Ngoài ra các file dữ
liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file chuẩn (seed file)
được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính
theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các
bản đồ. Các bản vẽ trong MicroStation SE được ghi dưới dạng các file *.dgn.
Mỗi file bản vẽ đều được định vị trong một hệ toạ độ nhất định với các
tham số về lưới toạ độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc. Nếu
như không gian làm việc là hai chiều thì có file 2D (x,y), nếu không gian làm
việc là ba chiều thì có file 3D (x,y,z). Các tham số này thường được xác định sẵn
trong một file chuẩn và khi tạo file mới người sử dụng chỉ việc chọn file seed
phù hợp để sao chép các tham số này từ file seed sang file bản vẽ cần tạo.
MicroStation SE còn cung cấp công cụ nhập (import), xuất (export) dữ
liệu đồ hoạ sang các phần mềm khác qua các file (*.dxf) hoặc (*.dwg).
2.1.2. Ứng dụng của MicroStation SE trong biên tập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
2.1.2.1 Tổ chức và quản lý dữ liệu trong MicroStation SE
a. Làm việc với các Design file
File dữ liệu của MicroStation SE gọi là Design file. MicroStation SE chỉ
cho phép người sử dụng mở và làm việc với một Design file tại một thời điểm.
File này gọi là Active Design file.
Nếu tiến hành mở một Design file trong khi đã có một Design file khác
đang mở sẵn, MicroStation SE sẽ tự động đóng file đầu tiên lại. Tuy nhiên

người sử dụng có thể xem nội dung của các Design file khác bằng cách mở các
file DGN đó dưới dạng các file tham chiếu ( Referronces)
Một Design file trong MicroStation SE được tạo bằng cách copy một file
chuẩn gọi là Seed file. Seed file thực chất là một Design file không chứa dữ
liệu nhưng nó chứa đầy đủ các thông số quy định chế độ làm việc với

16


MicroStation SE, đặc biệt với các file bản đồ số để đảm bảo tính thống nhất
về cơ sở toán học giữa các file dữ liệu trên cùng một khu vực thì phải tạo một
Seed file chứa các tham số về hệ toạ độ, phép chiếu, đơn vị đo…
b. Cách tạo Design file
*1. Khởi động MicroStation SE→ xuất hiện hộp thoại MicroStation SE
Manager:

*2. Trong hộp thoại này chọn menu File→ New (hoặc bấm tổ hợp phím
Ctrl+N)→ xuất hiện hộp thoại Create Design file:

17


*3. Chọn ổ đĩa ở (Drives:), thư mục ở (Directories:) sẽ chứa file Design
mới tạo ra bằng cách kích đúp vào thư mục.
*4. Chọn Seed file bằng cách bấm vào Select→ xuất hiện hộp thoại
Select Seed file:

*5. Chọn đường dẫn đến tên thư mục và chon seed file vn2d_bd.dgn
hoặc empty_famis.dgn
*6. Gõ tên file cần tạo mới vào hộp Files. Ví dụ: banve1 (chỉ cần gõ vào


18


phần tên file, còn phần mở rộng .dgn sẽ được tạo ra theo mặc định).
*7. Bấm OK để quay lại hộp thoại Create Design file.
Khi đang làm việc với một Design file muốn tạo một Design file mới: Từ
menu File của MicroStation SE chọn New, xuất hiện hộp thoại Create Design
file. Tiếp tục làm từ bước (*3) trở đi.
d. Cách mở một Design file dưới dạng Reference file
Lệnh này chỉ thực hiện được khi MicroStation SE đang hoạt động với
một file design nào đó đã được mở rồi.
*1. Chọn menu File→ Reference xuất hiện hộp thoại Reference files:

*2. Trong hộp thoại Reference files, chọn menu Tools → Attach xuất hiện hộp
thoại Preview Reference:

19


*3. Chọn kiểu file cần mở là (*.dgn hay tất cả các kiểu file *.*) để tham
khảo bằng cách bấm vào

.

*4. Chọn ổ đĩa, thư mục chứa file cần tham chiếu và chọn tên file.
*5. Nếu muốn xem trước nội dung file, bấm vào

.


*6. Bấm OK để đóng hộp thoại Preview Reference và xuất hiện hộp
thoại Attach Reference files.

Có thể nhập tên cho tệp tin này trong mục Logical Name và phần mô tả
trong mục Description.
*7. Bấm OK sau đó trong hộp thoại Reference files sẽ xuất hiện tên file
vừa chọn

20


- Đánh dấu Display nếu muốn hiển thị file tham khảo có tên đang được
chọn trong hộp thoại Reference files.
- Đánh dấu Snap nếu muốn sử dụng chế độ bắt điểm đối với file tham
khảo đang được chọn trong hộp thoại Reference files.
- Đánh dấu Locate nếu muốn xem thông tin và copy đối tượng trong
file tham khảo đang được chọn trong hộp thoại Reference files.
e. Cách đóng Reference file
Trong hộp thoại Reference file, chọn tên file tham chiếu cần đóng chọn
vào menu Tools → Detach nếu muốn đóng từng file. Nếu muốn đóng tất cả các
file chọn Detach All.
f. Cách nén file
Khi xoá đối tượng trong Design file, đối tượng đó không bị xoá hẳn mà
chỉ được đánh dấu là đã xoá đối tượng. Chỉ sau khi thực hiện lệnh nén file thì
các đối tượng bị xoá mới được loại bỏ hẳn khỏi bộ nhớ. Quá trình nén file sẽ
làm cho độ lớn của file design giảm xuống. Tuy nhiên, sau khi nén file sẽ làm
cho việc khôi phục lại trạng thái trước đó của file design không thể thực hiện
được. Để nén file đang làm việc, chọn menu File→ Compress Design.
g. Cách lưu file Design dưới dạng một file dự phòng
MicroStation SE tự động ghi lại dữ liệu sau mỗi lần thay đổi đối với file

Design đang làm việc. Vì vậy người sử dụng không cần ghi lại dữ liệu sau mỗi
lần đóng file đang làm việc hoặc khi muốn thoát khỏi MicroStation SE. Tuy
nhiên, để đề phòng các trường hợp bất trắc, người sử dụng nên ghi lại file
Design đó dưới dạng một file dự phòng bằng cách thay đổi tên file hoặc thay đổi
phần mở rộng của file.
Cách 1: Menu File→ Save as, sau đó đánh tên khác vào.
Cách 2: Tại cửa sổ lệnh của MicroStation SE gõ lệnh Backup sau đó
nhấn Enter trên bàn phím. MicroStation SE sẽ ghi lại file Design đang được mở
21


đó (Active Design file) thành một file có phần mở rộng là (.bak), tên file và thư
mục chứa file được giữ nguyên.
2.1.2.2 Khái niệm Level
Dữ liệu trong file DGN có thể được tách riêng thành từng lớp dữ liệu.
Mỗi một lớp dữ liệu được gọi là một level. Một file DGN có nhiều nhất là 63
level. Các level này được quản lý theo mã số từ 1- 63 hoặc theo tên của level
do người dùng sử dụng đặt.
a. Cách đặt tên Level
Trong màn hình làm việc của MicroStation SE, chọn menu Settings→
Level → Names xuất hiện hộp thoại Level Names

Bấm chọn Add xuất hiện hộp thoại Level Names:

- Number: Đặt mã số level
- Name: Đặt tên level (không quá 16 ký tự)
- Comment: Giải thích thêm về tên (không quá 32 ký tự).
Bấm OK để đóng hộp thoại Level Name.
Bấm Done để kết thúc.


22


b. Cách đặt một Level thành active level
Cách 1: Từ cửa sổ lệnh của MicroStation SE gõ lệnh lv = (mã số hoặc
tên level) rồi bấm enter.
Cách 2: Chọn mã số level trên thanh Primary Tools. Nếu chưa có thanh
Primary chọn vào menu Tools→ Primary xuất hiện hộp thoại:

Bấm vào active level (biểu tượng thứ 2 từ trái sang phải) xuất hiện bảng 63
level sau đó chọn mã số level.
c. Cách bật, tắt level
Các level dữ liệu có thể được hiển thị (bật) hoặc không hiển thị (tắt)
trên màn hình. Khi tất cả các level chứa dữ liệu được bật, màn hình sẽ hiển thị
đầy đủ nội dung của bản vẽ. Có thể tắt tất cả các level trừ level đang hoạt
động gọi là active level. Muốn tắt level đang hoạt động thì phải đưa một level
khác thành level hoạt động. Active level là level mà các đối tượng khi được
vẽ mới sẽ nằm trên đó.
Cách 1: tại cửa sổ lệnh của MicroStation SE gõ on(of)=(mã số hoặc tên
level) bấm enter và kích chuột vào bản vẽ. Muốn bật(tắt) nhiều lớp một lúc thì
mã số hoặc tên các level cách nhau một dấu “,”. Trường hợp muốn bật(tắt)
nhiều level có mã số kế tiếp nhau liên tục thì gõ on(of)=mã số level đầu tiên
-mã số level cuối.
Cách 2: Chọn menu Settings→ Level→ Display (hoặc bấm Ctrl+E)
xuất hiện hộp thoại View Levels

23


- Các level đang bật là các ô vuông màu đen (level 2,3,4…).

- Các level đang tắt là các ô vuông màu xám (level 1,19,28…).
- Riêng level đang hoạt động là hình tròn màu đen (level 10).
Mỗi lần bấm vào ô vuông có mã số nào đó thì sẽ đổi ngược chế độ từ
xám(tắt) sang đen(bật) hoặc từ đen(bật) sang xám(tắt). Sau khi chọn xong
bấm Apply hoặc All.
2.1.2.3. Đối tượng đồ hoạ
a. Khái niệm
Mỗi một đối tượng đồ hoạ được vẽ trên Design file được gọi là một
element. Element có thể là một điểm, đường, vùng hoặc chữ chú thích. Mỗi
một element được định nghĩa bởi các thuộc tính đồ hoạ sau:
- Level: Lớp (1-63)
- Color: Màu (0-255)
- Line Style: Kiểu đường (0-7, custom style)
- Line weight: Độ rộng đường (0-15)
- Fill color: Màu nền (cho các đối tượng đóng vùng tô màu).
b. Các kiểu đối tượng (element type) sử dụng cho bản đồ số
* Kiểu element thể hiện các đối tượng dạng điểm
- Point: Là một điểm có toạ độ và các thuộc tính.
- Cell: Là điểm ký hiệu nhỏ được vẽ trong MicroStation SE. Mỗi một
Cell được định nghĩa bởi một tên riêng và được lưu trữ trong một thư viện
Cell (Cell Library).
* Kiểu element thể hiện đối tượng dạng đường
- Line: Đoạn thẳng nối giữa hai điểm.
- Line String: Đường gồm một chuỗi các đoạn thẳng nối liền với nhau <100.
- Chain: Là một đường tạo bởi 100 đoạn thẳng nối liền nhau.
- Complex String: Số đoạn thẳng tạo nên đường >100

24

.



Nếu các Element có kiểu là Chain và Complex String MicroStation SE
không cho phép chèn thêm điểm vào đường.
* Kiểu element thể hiện các đối tượng dạng vùng
- Shape: Là một vùng có số đoạn thẳng tạo nên đường bao của vùng lớn
nhất bằng 100.
- Complex Shape: Là một vùng có số đoạn thẳng tạo nên đường bao của
vùng lớn hơn 100 hoặc là một vùng được tạo từ những Line hoặc Line String rời
nhau.
* Kiểu element thể hiện các đối tượng dạng chữ viết
- Text: Đối tượng đồ hoạ ở dạng chữ viết
- Text Node: Nhiều đối tượng chữ được nhóm lại thành một Element.
2.1.2.4. Các thao tác điều khiển màn hình
Các công cụ dùng để phóng to, thu nhỏ hoặc dịch chuyển màn hình
được bố trí ở góc trái dưới của mỗi một cửa sổ. Có thể mở ra thanh công cụ
điều khiển màn hình từ menu lệnh của MicroStation SE bằng cách chọn
Tools→ View Control. Khi sử dụng các lệnh điều khiển màn hình không làm
gián đoạn các lệnh, các thao tác đang sử dụng trước đó.

- Update: Vẽ lại nội dung của cửa sổ mà hình đó.
- Zoom in: Phóng to nội dung.
- Zoom Out: Thu nhỏ nội dung.
- Window Area: Phóng to nội dung một vùng.
- Fit View: Thu toàn bộ nội dung bản vẽ vào trong màn hình.

25



×