Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Kiến thức và thái độ về BHYT và rào cản trong sử dụng BHYT của lao động di cư thuộc dự án Đường sắt đô thị Hà Nội năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.01 KB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo và nghiên cứu khoa học cùng
toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại học Y tế công cộng đã tạo điều kiện thuận lợi và
tận tình giảng dạy tôi trong suốt 4 năm học tại trường để tôi hoàn thành bài luận này.
Xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Vũ Thị Hoàng Lan đã trực tiếp hướng dẫn
và tận tình định hướng, giúp đỡ cũng như cho tôi những lời khuyên quý báu để tôi
thực hiện bài luận của mình.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn trân trọng tới ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân đã luôn ở
bên chỉ dẫn và góp ý một cách chi tiết, tỉ mỉ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện bản luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường để tôi có cơ hội trải nghiệm và tích lũy kiến thức để có
được kết quả như ngày hôm nay.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình cũng như bạn bè và người thân, những người
đã luôn ở bên để động viên, ủng hộ tôi về mọi mặt trong thời gian học tập vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................i
DANH MỤC BẢNG................................................................................................2
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...........................................................................................3
TÓM TẮT ĐỀ CƯƠNG..........................................................................................5
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................7
KHUNG LÝ THUYẾT............................................................................................8
TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................9
1.1. Tình hình lao động di cư.............................................................................................9
1.2. Tình hình sức khỏe của nhóm lao động di cư thuộc lĩnh vực xây dựng...................11
1.3. Chính sách Bảo hiểm y tế..........................................................................................12
1.4. Rào cản trong sử dụng DVYT chi trả bằng BHYT của người di cư.........................14
1.1.1. Nhận thức về BHYT...........................................................................................14


1.1.2. Sự cung ứng và chất lượng của DVYT..............................................................16
1.1.3. Tình trạng sống lưu động & thời gian làm việc dài...........................................18
1.1.4. Điều kiện kinh tế................................................................................................19
1.5. Tóm tắt tổng quan......................................................................................................20

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................22
1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................22
1.1. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................................22
1.2. Thời gian nghiên cứu.................................................................................................22
1.3. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................22
1.4. Cỡ mẫu......................................................................................................................23
1.5. Cách chọn mẫu..........................................................................................................23
1.6. Phương pháp thu thập thông tin................................................................................24
1.7. Phương pháp phân tích thông tin...............................................................................25
1.8. Các khái niệm, định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu...............................................26
1.9. Các biến số nghiên cứu.............................................................................................27
1.10. Hạn chế nghiên cứu.................................................................................................33
1.11. Sai số và cách khắc phục.........................................................................................34


1.12. Đạo đức nghiên cứu.................................................................................................34

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU................................................................................36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN..................................................................37
Bảng 1: Giới của đối tượng nghiên cứu...........................................................................37
Bảng 2: Tuổi của đối tượng nghiên cứu...........................................................................37
i. Trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn...............................................................37
Bảng 3: Thu nhập bình quân hàng tháng của đối tượng nghiên cứu................................37
Bảng 4: Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu..................................................37
Bảng 5: Loại hình di cư của đối tượng nghiên cứu..........................................................38

ii. Tỷ lệ LĐDC có hợp đồng lao động..........................................................................38
iii. Tỷ lệ LĐDC có BHYT............................................................................................38
Bảng 6: Hình thức tham gia BHYT của đối tượng nghiên cứu........................................38
Bảng 7: Tỷ lệ LĐDC có kiến thức đạt về BHYT.............................................................38
Bảng 8: Được nghe nói về BHYT....................................................................................38
Bảng 9: Được nghe nói về Luật BHYT 2016...................................................................39
iv. Các kênh chính nhận được thông tin về BHYT & Luật BHYT 2016.....................39
v. Dự định tìm hiểu thông tin liên quan đến BHYT.....................................................39
vi. Kênh cung cấp thông tin về BHYT mong đợi.........................................................39
Bảng 10: Chủ đề thông tin liên quan đến BHYT dự định tìm hiểu..................................39
Bảng 11: Điều kiện tham gia BHYT do người sử dụng lao động chi trả.........................39
Bảng 12: Thời gian đóng BHYT......................................................................................40
Bảng 13: Mức đóng thẻ BHYT........................................................................................40
Bảng 14: Cách tính thời gian tham gia BHYT.................................................................40
Bảng 15: Thời điểm BHYT có hiệu lực...........................................................................40
Bảng 16: Thời gian cấp thẻ BHYT...................................................................................41
Bảng 17: Biết về mức hưởng khi KCB đúng tuyến ban đầu............................................41
Bảng 18: Mức hưởng khi KCB trái tuyến........................................................................41
Bảng 19: Mức hưởng trong trường hợp bị tai nạn lao động.............................................42
Bảng 20: Mức hưởng trong trường hợp sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao............................42
Bảng 21: Quyền lựa chọn cơ sở KCB ban đầu.................................................................42
Bảng 22: Lựa chọn cơ sở KCB ban đầu ở nơi di cư.........................................................43


Bảng 23: Các DVYT không được thanh toán BHYT......................................................43
Bảng 24: Thanh toán chi phí khi KCB ở CSYT tư nhân..................................................43
Bảng 25: Mức độ quan trọng của BHYT.........................................................................44
Bảng 26: Mức độ cần thiết của BHYT.............................................................................44
Bảng 27: Mức độ quan tâm đối với BHYT......................................................................44
Bảng 28: Tỷ lệ LĐDC có thái độ đúng về BHYT............................................................44


KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ..........................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................47
PHỤ LỤC 1: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu.................................................54
PHỤ LỤC 2: Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thái độ của LĐDC với BHYT.....55
PHỤ LỤC 3: Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu...............................................................61
PHỤ LỤC 4: Bộ câu hỏi thảo luận nhóm.............................................................63
PHỤ LỤC 5: Bảng chấm điểm đánh giá nhận thức về BHYT của LĐDC........66
Bảng 29: Bảng điểm đánh giá kiến thức..........................................................................66
Bảng 30: Bảng điểm đánh giá thái độ..............................................................................66

PHỤ LỤC 6: Khung xuất thông tin định tính.....................................................67
PHỤ LỤC 7: Dự trù kinh phí...............................................................................68


i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHYT
Census
CSYT
DVYT
KCB
KT
LĐDC
UN

Bảo hiểm y tế
Tổng điều tra dân số và nhà ở
Cơ sở y tế

Dịch vụ y tế
KCB
Khu vực thường trú
Lao động di cư
Liên hợp quốc (United Nation)


2

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1:

Giới của đối tượng nghiên cứu..............Error: Reference source not found

Bảng 2:

Tuổi của đối tượng nghiên cứu.............Error: Reference source not found

Bảng 3:

Thu nhập bình quân hàng tháng của đối tượng nghiên cứu..............Error:

Reference source not found
Bảng 4:

Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu. . .Error: Reference source

not found
Bảng 5:


Loại hình di cư của đối tượng nghiên cứu.....Error: Reference source not

found
Bảng 6:

Hình thức tham gia BHYT của đối tượng nghiên cứu.....Error: Reference

source not found
Bảng 7:

Tỷ lệ LĐDC có kiến thức đạt về BHYT........Error: Reference source not

found
Bảng 8:

Được nghe nói về BHYT......................Error: Reference source not found

Bảng 9:

Được nghe nói về Luật BHYT 2016.....Error: Reference source not found

Bảng 10: Chủ đề thông tin liên quan đến BHYT dự định tìm hiểu.Error: Reference
source not found
Bảng 11: Điều kiện tham gia BHYT do người sử dụng lao động chi trả.........Error:
Reference source not found
Bảng 12: Thời gian đóng BHYT..........................Error: Reference source not found
Bảng 13: Mức đóng thẻ BHYT.............................Error: Reference source not found
Bảng 14: Cách tính thời gian tham gia BHYT.....Error: Reference source not found
Bảng 15: Thời điểm BHYT có hiệu lực...............Error: Reference source not found
Bảng 16: Thời gian cấp thẻ BHYT.......................Error: Reference source not found



3

Bảng 17: Biết về mức hưởng khi KCB đúng tuyến ban đầu Error: Reference source
not found
Bảng 18: Mức hưởng khi KCB trái tuyến............Error: Reference source not found
Bảng 19: Mức hưởng trong trường hợp bị tai nạn lao động Error: Reference source
not found
Bảng 20: Mức hưởng trong trường hợp sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao............Error:
Reference source not found
Bảng 21: Quyền lựa chọn cơ sở KCB ban đầu.....Error: Reference source not found
Bảng 22: Lựa chọn cơ sở KCB ban đầu ở nơi di cư......Error: Reference source not
found
Bảng 23: Các DVYT không được thanh toán BHYT....Error: Reference source not
found
Bảng 24: Thanh toán chi phí khi KCB ở CSYT tư nhân Error: Reference source not
found
Bảng 25: Mức độ quan trọng của BHYT.............Error: Reference source not found
Bảng 26: Mức độ cần thiết của BHYT.................Error: Reference source not found
Bảng 27: Mức độ quan tâm đối với BHYT..........Error: Reference source not found
Bảng 28: Tỷ lệ LĐDC có thái độ đúng về BHYTError: Reference source not found
Bảng 29: Bảng điểm đánh giá kiến thức...............Error: Reference source not found
Bảng 30: Bảng điểm đánh giá thái độ...................Error: Reference source not found

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn....Error: Reference source not
found
Biểu đồ 2: Tỷ lệ LĐDC có hợp đồng lao động.......Error: Reference source not found



4

Biểu đồ 3: Tỷ lệ LĐDC có BHYT..........................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4: Các kênh chính nhận được thông tin về BHYT & Luật BHYT 2016Error:
Reference source not found
Biểu đồ 5: Dự định tìm hiểu thông tin liên quan đến BHYT. Error: Reference source
not found
Biểu đồ 6: Kênh cung cấp thông tin về BHYT mong đợiError: Reference source not
found


5

TÓM TẮT ĐỀ CƯƠNG
Sự thay đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của Việt Nam trong ba thập kỉ trở lại
đây đã kéo theo làn sóng di cư mạnh mẽ trên cả nước, đặc biệt là các luồng di cư
nông thôn – thành thị. Di cư được coi là cơ hội mới cho những người muốn cải
thiện điều kiện kinh tế và mong muốn “đổi đời” cho gia đình. Tuy nhiên, những
luồng di cư tự phát ngoài thay đổi mạnh mẽ đời sống, việc làm và sức khỏe người di
cư mà còn tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nơi địa phương
chuyển bằng việc gây áp lực lên cơ sở hạ tầng vật chất và các dịch vụ xã hội. Chính
vì thế, vấn đề đảm bảo an sinh xã hội cho lao động di cư (LĐDC) tại nơi ở mới là
vấn đề nhận được sự quan tâm không những của các nhà quản lý, các nhà lập chính
sách, các nhà xây dựng chương trình phát triển tại địa phương chuyển đến, mà còn
của toàn xã hội.
Các nghiên cứu về sức khỏe của LĐDC cung cấp bằng chứng cho thấy người
di cư dễ bị tổn thương hơn về sức khỏe và bị hạn chế hơn trong tiếp cận các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe so với người không di cư/ người bản địa. Một trong những rào
cản trong tiếp cận dịch vụ y tế là rào cản trong việc sử dụng bảo hiểm y tế (BHYT)

trong chăm sóc sức khỏe của nhóm LĐDC. BHYT là công cụ đảm bảo sự bao phủ
chăm sóc sức khỏe cho toàn dân tuy nhiên đối với LĐDC, tiếp cận và sử dụng
BHYT trong hoạt động chăm sóc sức khỏe còn gặp nhiều rào cản từ phía cá nhân
người di cư, từ đó hạn chế bớt sự chăm sóc sức khỏe mà họ đáng được nhận. Luật
BHYT năm 2016 được sửa đổi nhằm tăng tính tiếp cận với BHYT cho tất cả các
nhóm dân cư, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử
dụng các dịch vụ y tế (DVYT) chi trả bằng BHYT của LĐDC. Chính vì vậy, tôi đã
tiến hành nghiên cứu về đề tài “Kiến thức và thái độ về BHYT và rào cản trong sử
dụng BHYT của lao động di cư thuộc dự án Đường sắt đô thị Hà Nội năm 2016”
nhằm đánh giá kiến thức, thái độ với việc sử dụng BHYT trong chăm sóc sức khỏe,
đồng thời xác định các rào cản khác trong việc sử dụng BHYT của nhóm đối tượng
lao động di cư.


6

Với mục tiêu đó, nghiên cứu này được thiết kế với hai cấu phần chính nhằm
phục vụ cho hai mục tiêu nghiên cứu chính riêng biệt. Cấu phần đầu tiên được xây
dựng để đánh giá kiến thức và thái độ của LĐDC và BHYT thông qua thu thập và
phân tích số liệu theo phương pháp định lượng để đánh giá nhận thức của LĐDC
trong sử dụng BHYT. Cấu phần thứ hai nhằm thu thập thông tin định tính để tìm
hiểu những rào cản trong việc tiếp cận và sử dụng BHYT trong chăm sóc sức khỏe
của nhóm LĐDC. Tất cả kết quả nghiên cứu của dự án sử dụng để đưa ra các
khuyến nghị cho nghiên cứu can thiệp trong tương lai, đồng thời cung cấp bằng
chứng khoa học và đề xuất giải pháp cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao
chất lượng sức khỏe của nhóm LĐDC. Điều này sẽ giúp cho người di cư cũng phải có
nhận thức tốt hơn về nâng cao sức khỏe và chú trọng hơn vào sức khỏe của bản thân.


7


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức về sử dụng BHYT của nhóm lao động di cư làm việc thuộc
dự án Đường sắt đô thị Hà Nội năm 2016.
2. Mô tả thái độ đối với sử dụng BHYT của nhóm lao động di cư làm việc
thuộc dự án Đường sắt đô thị Hà Nội năm 2016.
3. Tìm hiểu rào cản trong sử dụng BHYT của nhóm lao động di cư làm việc tại
làm việc thuộc dự án Đường sắt đô thị Hà Nội năm 2016.


8

KHUNG LÝ THUYẾT
Luật, chính sách
Truyền thông
Chất lượng & sự cung ứng
dịch vụ y tế

Nhận thức về BHYT
chưa đúng
(kiến thức & thái độ)

Tình trạng sống lưu động
Thời gian làm việc dài
Điều kiện kinh tế

Sử dụng DVYT
thanh toán bằng BHYT

Tình trạng sức khỏe


* Xây dựng dựa trên mô hình “Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe” của Lalonde (1974)


9

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình lao động di cư
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, di cư được hiểu theo nghĩa rộng là sự
chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian và thời gian nhất kèm theo
sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viên. Theo nghĩa hẹp, di cư được hiểu là sự
di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm
thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định [16]. Trong
nghiên cứu này, người di cư được định nghĩa là những người có nơi thường trú tại
thời điểm 5 năm trước thời điểm điều tra khác với nơi thường trú hiện tại [17]. Định
nghĩa này cũng được sử dụng trong cuộc Tổng điều tra Dân số (Census) năm 2009
và gần đây nhất là cuộc Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ (IPS) năm 2014.
Di cư trong nước ở Việt Nam được chia thành di cư lâu dài, di cư ngắn hạn (di cư
tạm thời) hay di cư mùa vụ. Việc phân nhóm người di cư thành di cư lâu dài, di cư
ngắn hạn và di cư mùa vụ này rất thuận tiện nhờ vào hệ thống đăng ký thường trú. Hệ
thống đăng lý thường trú bao gồm 4 nhóm quản lý theo KT (Khu vực Thường trú) là
KT1, KT2, KT3, KT4. Tuy nhiên từ năm 2007 trở đi, hệ thống quản lý này có một số
thay đổi trong cách phân loại, theo đó, chỉ còn 3 loại hình cư trú với đăng ký tương ứng
là tạm trú, thường trú và lưu trú. Trong đó, nhóm “Thường trú” – KT1, KT2; nhóm
“Tạm trú” – KT3; còn nhóm “Lưu trú” và “Không đăng ký” là KT4 [11]. Như vậy,
nhóm di cư lâu dài, di cư ngắn hạn và di cư mùa vụ sẽ lần lượt tương ứng với nhóm
“thường trú”, nhóm “tạm trú” và nhóm “lưu trú” của hệ thống đăng ký thường trú.
Trên thế giới, tính đến năm 2015, số người di cư đạt mốc 244 triệu người, tăng
41% so với năm 2000. Con số này đạt mức trên 1 tỷ người nếu tính cả 740 triệu
người di cư nội địa và một số lượng lớn những người di cư liên tục với thời gian

ngắn, không thể tiếp cận được [37]. Số liệu năm 2015 của UN chỉ ra số lượng người
di cư còn tăng nhanh hơn cả mức độ gia tăng dân số tự nhiên trên toàn thế giới. Xu


10

hướng tập trung tại các quốc gia phát triển ngày càng tăng, người di cư thường
chuyển đến tại các quốc gia phát triển hơn là các quốc gia kém phát triển. Trong
năm 1960, 57% người di cư quốc tế sống trong các khu vực kém phát triển, nhưng
năm 2005 tỷ lệ đó là 37% và đến năm 2015, tỷ lệ đó chỉ còn dưới 20% [15], [45].
Hơn một nửa số người di cư toàn cầu là người châu Á. Từ năm 2000 đến năm 2015,
châu Á đóng góp số lượng lớn nhất người di cư hơn bất cứ khu vực nào với tổng
cộng 26 triệu người di cư trong vòng 15 năm.
Trong khi đó, tại Việt Nam, tình hình di cư trong hai thập kỷ gần đây có xu
hướng gia tăng cả về số lượng và tỷ lệ người di cư [26]. Theo Census 2009, dân số
sinh sống ở các khu đô thị của Việt Nam tăng thêm 7,3 triệu người so với thập kỷ
trước. Mức tăng này tương đương với 77% mức tăng dân số của cả nước trong cùng
thời kỳ [4]. Qua Census 1999, Census 2009 và Điều tra Dân số giữa kỳ năm 2014
cho thấy, luồng di cư giữa các tỉnh và di cư từ nông thôn vào thành thị chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng số người di cư. Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm ở thành thị
khoảng 3,4% trong khi tỷ lệ này chỉ đạt 0,4% ở khu vực nông thôn. Những nơi có tỷ
lệ gia tăng dân số cao nhất là các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải
Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu với tỷ lệ dao động từ 2,9% đến 3,5% [30].
Các luồng di cư tại Việt Nam hầu hết là những luồng di cư tự phát (di cư
không có sự tổ chức của chính phủ) do nơi đến của người di cư thường có những
khác biệt về mức sống, chênh lệch trong thu nhập, cơ hội việc làm, tiếp cận dịch vụ
xã hội và hệ thống dịch vụ hạ tầng. Di cư là kết quả của rất nhiều yếu tố trong đó
kinh tế có vai trò quyết định [3], [9], [18], [23], [26]. Khoảng 70% người di cư được
điều tra năm 2004 cho biết họ di cư vì những lý do kinh tế, trong đó 41% để tìm
việc làm và khoảng 30% di cư với mong muốn cải thiện điều kiện sống. Đây là

nguyên nhân giải thích tại sao hầu hết điểm đến của các luồng di cư đều là những
thành phố hoặc những nơi có các khu công nghiệp phát triển.
Hà Nội – một trong hai đô thị lớn nhất đất nước, với các điều kiện cơ sở hạ
tầng được đầu tư xây dựng, các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa tinh thần


11

phát triển mạnh đã trở thành nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố thu hút người di cư đến
với mục đích tìm kiếm việc làm có thu nhập cao, cơ hội học tập cùng với các điều
kiện sinh hoạt và các dịch vụ xã hội tốt hơn. Tổng số dân Hà Nội năm 2015 khoảng
8 triệu người, trong đó có khoảng 1 triệu là người nhập cư [7], trong đó dân số tăng
do nhập cư khu vực nội thành chiếm khoảng 70-80% so với tổng số dân nhập cư
vào toàn thành phố. Năm 2015, chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội
cho biết, mỗi năm quy mô dân số Hà Nội dự kiến tăng thêm tương đương dân số
một huyện lớn, khoảng 200.000 người và tỷ lệ nhập cư về Hà Nội liên tục tăng [7].
1.2. Tình hình sức khỏe của nhóm lao động di cư thuộc lĩnh vực xây dựng
Người di cư có sức khỏe kém hơn về lâu dài nhưng lại ít tiếp cận với các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe so với người định cư/ người bản địa, đặc biệt là nhóm lao
động di cư thuộc lĩnh vực xây dựng. Do yêu cầu công việc, nhóm đối tượng này
phải thường xuyên sống lưu động với điều kiện ăn ở tạm bợ. Không chỉ vậy, họ
phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như điều kiện sống và làm việc khó khăn, thời
gian làm việc dài, nguy cơ tai nạn lao động cao, không có BHYT, thu nhập thấp
cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Năm 1979, Hull đưa ra mối quan hệ giữa di cư và tình trạng sức khỏe trong đó
chỉ ra người di cư “có vẻ” có sức khỏe tốt hơn so với người không di cư. Nhiều
nghiên cứu khác cũng cho thấy ban đầu, sức khỏe của người di cư tốt hơn các nhóm
khác nhưng dần dần sức khỏe của họ đã bị giảm sút nhanh chóng, đặc biệt là ở
nhóm di cư tạm thời [30]. Việc này gọi là hiện tượng “người di cư khỏe mạnh” và
được giải thích do tác động chọn lọc về tôn giáo, độ tuổi, thu nhập,… đặc biệt là tác

động chọn lọc về tuổi tác với hơn một nửa người di cư nằm trong độ tuổi từ 25 trở
xuống, nhóm người di cư thường có xu hướng trẻ hóa so với các nhóm dân cư khác
[17]. Tuy nhiên, khi các tác động độ tuổi, giới tính, cùng mức thu nhập hay trình độ
học vấn được khống chế – khi đó ta thấy người di cư thường không có sức khỏe tốt
bằng người không di cư. Các nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố làm tăng tính dễ tổn
thương đến sức khỏe người di cư đó là thiếu tiếp cận thông tin, mạng lưới xã hội


12

kém, thiếu hiểu biết và hạn chế kiến thức về các bệnh tại đô thị, thiếu tiếp cận với
nước sạch và vệ sinh môi trường không được đảm bảo [9], [42].
Nhóm LĐDC thuộc lĩnh vực xây dựng được đánh giá là nhóm đối tượng có
nguy cơ bệnh nghề nghiệp cao và tỷ lệ “near miss” cũng cao hơn nhiều so với các
nhóm người di cư khác do điều kiện làm việc trên cao với thời tiết khắc nghiệt cùng
với đó là yêu cầu công việc cao, đòi hỏi nhiều sức lực nên thường mắc các bệnh về
da, hệ cơ xương khớp. Tuy nhiên, họ cũng là một trong nhóm “lơ là” nhất trong
việc chăm sóc sức khỏe của bản thân.
Chính vì vậy, LĐDC rất cần được tiếp cận và sử dụng những DVYT với mức
phí “có thể chi trả được” mà trong đó DVYT chi trả bằng BHYT được xem là một
trong giải pháp tốt nhất đảm bảo các DVYT cần thiết chi trả được và tiếp cận được
cho nhóm LĐDC tại nơi chuyển đến. Trong hầu hết trường hợp, bảo hiểm y tế có
thể chi trả phần lớn chi phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu đối tượng sử dụng
BHYT, tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng BHYT khi sử dụng DVYT
của người LĐDC vẫn còn gặp rất nhiều rào cản, đặc biệt là rào cản do nhận thức
chưa đúng về BHYT. Việc thiếu kiến thức về sử dụng BHYT, tâm lý “dè chừng”
khi sử dụng BHYT cùng với một số rào cản trong sử dụng BHYT đã khiến việc sử
dụng các DVYT chi trả bằng BHYT ở LĐDC bị hạn chế nhiều. Tình trạng này tại
Việt Nam có nhiều điểm tương đồng so với các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan,
Singapore và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á [31], [34], [41], [46], [47].

1.3. Chính sách Bảo hiểm y tế
Như đã trình bày ở trên, nhu cầu sử dụng DVYT có thể chi trả được của
LĐDC là một nhu cầu thiết yếu và BHYT là giải pháp tốt nhất đảm bảo tiếp cận tới
sự chăm sóc y tế chất lượng có thể chi trả được cho LĐDC tại nơi chuyển đến. Với
BHYT, LĐDC hoàn toàn có quyền và quyền lợi được tiếp cận các dịch vụ xã hội tại
nơi chuyển đến như mọi đối tượng dân cư khác tại địa phương chuyển đến và sẽ
được hỗ trợ tối đa khi có nhu cầu tiếp cận và sử dụng các DVYT nếu gặp các vấn đề


13

sức khỏe.
Tại Việt Nam, luật BHYT luôn được chỉnh sửa, cải thiện theo phản hồi trong
thi hành để đảm bảo tính tiếp cận và sự bảo vệ pháp lý cho người tham gia BHYT,
trong đó, luật BHYT 2008 (hiệu lực vào 01/01/2008) và luật BHYT 2016 (hiệu lực
vào 01/01/2016) là hai bộ luật được chỉnh sửa gần nhất mang lại thay đổi tích cực
về quyền lợi cho LĐDC. Trong đó, có hai điểm cần chú ý là việc tham gia BHYT
và những thông tin liên quan đến sử dụng BHYT.
Đầu tiên, về việc tham gia BHYT, có 04 hình thức tham gia BHYT bao gồm:
bảo hiểm dành cho trẻ em dưới 6 tuổi và bảo hiểm dành cho người nghèo bảo hiểm
bắt buộc (dành cho học sinh, sinh viên và người lao động có hợp đồng lao động có
thời hạn từ 01 - 03 tháng), bảo hiểm tự nguyện (luật 2016 chuyển thành hình thức bảo
hiểm hộ gia đình). Trong số 04 hình thức tham gia BHYT, hình thức bảo hiểm y tế tự
nguyện và hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc (chi trả thông qua người sử dụng lao
động) là 2 hình thức chính thường gặp ở nhóm LĐDC. Đối với hình thức bảo hiểm y
tế bắt buộc, khi ký kết hợp đồng lao động với cơ quan sử dụng lao động, người lao
động cũng sẽ được tham gia BHYT với hình thức bắt buộc. Với những đối tượng có
thời gian làm hợp đồng dưới 1 tháng hoặc không có hợp đồng lao động, vẫn có thể
tham gia BHYT theo hình thức tự nguyện và khuyến khích đăng ký theo hộ gia đình,
tuy nhiên hình thức này mới được đưa vào triển khai từ tháng 01/2016 và còn gặp

nhiều vướng mắc về thủ tục cũng làm trì hoãn việc tham gia BHYT [21].
Thứ hai, về những quy định khi sử dụng BHYT, luật BHYT 2016 đã quy định
rõ theo 5 điều khoản chính về: mức đóng & trách nhiệm đóng; mức hưởng; thẻ
BHYT; cơ sở KCB ban đầu và thanh toán chi phí BHYT. Trong đó, về trách nhiệm
đóng BHYT, người sử dụng lao động mỗi tháng sẽ trích từ tiền lương, tiền công của
người lao động để đóng BHYT cho người lao động theo mức đóng của đối tượng đó,
cụ thể là mức đóng sẽ bằng 4,5% mức lương và người sử dụng lao động chi trả 2/3
hoặc 1/3 trong số đó. Trong khi đó, nếu tham gia BHYT với hình thức tự nguyện, đối
tượng sẽ phải chi trả tối đa 6% mức lương cơ bản. Ngoài ra, LĐDC khi tham gia


14

BHYT cũng được nhận quyền lợi và mức hưởng cho các dịch vụ KCB theo quy định
giống như các đối tượng khác. Đối tượng có quyền được lựa chọn cơ sở KCB ban
đầu và được phép đổi vào đầu mỗi quý. Mỗi đối tượng tham gia BHYT đều có thẻ
BHYT với thời gian sử dụng và tên cơ sở KCB ban đầu được in trên thẻ. Đối với đối
tượng LĐDC đã có BHYT mà làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương thì
được KCB tại cơ sở y tế (CSYT) phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người
đó hiện đang làm việc lưu động. Đồng thời, quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám
bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở
lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
1.4. Rào cản trong sử dụng DVYT chi trả bằng BHYT của người di cư
Để phân tích sâu hơn vấn đề sử dụng DVYT chi trả bằng BHYT của LĐDC,
dưới đây nghiên cứu sẽ trình bày và phân tích các rào cản chính trong việc sử
dụng BHYT trong CSSK của nhóm đối tượng di cư, dựa trên việc tổng quan các
tài liệu và xem xét mô hình Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe và hành vi sức
khỏe của Lalonde (1974). Trong đó, các rào cản trong việc sử dụng DVYT chi trả
bằng BHYT của nhóm LĐDC trong nghiên cứu sẽ được phân tích và trình bày
dưới đây theo 4 khía cạnh chính là nhận thức về việc sử dụng BHYT (1); DVYT chi

trả bằng BHYT được cung cấp (2); hai yếu tố về điều kiện sống, làm việc (3) và
điều kiện kinh tế (4) đại diện cho yếu tổ môi trường
1.1.1. Nhận thức về BHYT
Nhận thức về BHYT trong nghiên cứu được xét là yếu tố cá nhân, trong đó
bao gồm kiến thức của đối tượng về BHYT và thái độ của đối tượng đối với BHYT.
Các nghiên cứu về BHYT trong nhóm người di cư có kết quả tương đồng nhận thức
của LĐDC với BHYT đối với việc sử dụng BHYT trong KCB. Việc LĐDC thiếu
kiến thức về BHYT và chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của BHYT đã
tạo ra rào cản cho LĐDC trong việc sử dụng BHYT, đồng thời cũng là cản trở việc
họ sử dụng các dịch vụ CSSK cần thiết.


15

Trước hết về kiến thức về BHYT và cách sử dụng, nhóm đối tượng này đánh
giá thiếu kiến thức về BHYT, đặc biệt về quyền được tham gia BHYT và các quyền
lợi khác khi chuyển tuyến và lựa chọn cơ sở KCB ban đầu. Lê Thị Kim Ánh và
cộng sự (2012) chỉ ra những cơ quan tổ chức lao động cỡ vừa và nhỏ thường lảng
tránh chuyện chi trả BHYT cho người lao động và không phải đối tượng LĐDC nào
cũng biết quyền được tham gia BHYT của mình [31]. Tuy nhiên, người lao động
thường không có nhận thức đúng đắn về quyền và quyền lợi của mình nên quyền lợi
của họ bị “bỏ quên” bởi những người tuyển dụng họ. Với những đối tượng người
lao động có BHYT thì người sử dụng lao động thường đăng kí chung một cơ sở
KCB ban đầu cho toàn bộ lao động và cơ sở đó thường được đăng kí ở một địa
điểm khó tiếp cận so với nơi đối tượng đang sinh sống. Điều đó phần nào gây ra trở
ngại cho LĐDC trong sử dụng DVYT chi trả bằng BHYT [30]. Cùng với đó, việc
thiếu thông tin về hệ thống y tế nơi đến cũng làm hạn chế phần nào việc sử dụng
các DVYT chi trả bằng BHYT của người di cư. Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Kim
Ánh và cộng sự năm 2011 với nhóm LĐDC tại khu công nghiệp ở Hà Nội, Đà Nẵng
và Hồ Chí Minh cho thấy một trong những lý do ít tiếp cận DVYT ở trạm (là những

DVYT được chi trả bằng BHYT) là do người di cư chưa hiểu rõ quyền được sử
dụng DVYT và chưa tiếp cận được thông tin y tế [10]. Số liệu trong điều tra Tiếp
cận an sinh xã hội với LĐDC của ActionAid cho biết tỷ lệ LĐDC không có kiến
thức về các chương trình an sinh xã hội liên quan đến y tế khá cao, khoảng 70 –
80% ở nhóm LĐDC chính thức [1].
Bên cạnh việc thiếu kiến thức, việc LĐDC chưa có thái độ đúng đối với
BHYT cũng là nguyên nhân chính của việc LĐDC ít sử dụng các DVYT chi trả bằng
BHYT. Trong đó, các nghiên cứu đều có những bằng chứng chứng minh người
LĐDC không tin tưởng vào chất lượng DVYT chi trả bằng BHYT, đồng thời là tâm
lý coi nhẹ sự quan trọng của BHYT nên không tham gia BHYT. Nghiên cứu của
Trần Thanh Hương về tiếp cận các DVYT chi trả bằng BHYT năm 2011 ở nhóm lao
động phi chính thức cho thấy người lao động chưa tham gia BHYT là do chưa thực
sự tin tưởng vào chế độ BHYT (chiếm 77,4% người được hỏi). Những người sử dụng


16

DVYT thường cảm thấy rằng nếu sử dụng BHYT để chi trả cho các dịch vụ thì
thường dẫn đến việc chất lượng kém [24]. Kết quả khảo sát của Viện Khoa học
BHXH trên 711 lao động phi chính thức tại Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế,
Đồng Nai đã chỉ ra, người lao động chưa tham gia BHYT là do chưa thực sự tin
tưởng vào chế độ BHYT (chiếm 77,4% người được hỏi); gần 50% người cho biết do
việc tham gia BHYT không được giảm chi phí nhiều, thủ tục KCB mất nhiều thời
gian chờ đợi, chất lượng dịch vụ chưa cao. Còn với những đối tượng thuộc diện mua
BHYT tự nguyện thường không nhận thức đúng được tầm quan trọng của BHYT
hoặc không có các thông tin về việc tham gia BHYT tự nguyện như thế nào dẫn đến
việc họ bị bỏ rơi bên ngoài sự bảo vệ của hệ thống bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn
dân này [30]. Việc sử dụng DVYT thanh toán bằng BHYT trở thành định kiến trong
mắt người LĐDC thì LĐDC thường sẽ ít tìm kiếm DVYT hơn, đặc biệt khi bệnh trở
nên trầm trọng và cần thiết sử dụng DVYT.

Điều này có thể lí giải bằng mối liên quan với trình độ học vấn của người di
cư, sự hạn chế về trình độ học vấn dẫn đến sự hạn chế về kiến thức CSSK của
người di cư. Các cộng đồng đồng có trình độ học vấn cao thường có tình trạng sức
khỏe tốt và tuổi thọ cao. Mối liên quan giữa trình độ, học vấn cũng như kiến thức
sẵn có của người di cư về việc CSSK sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định sử
dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nhóm này. Điều này tương thích với đặc
trưng của nhóm LĐDC là trình độ học vấn không cao với tỷ lệ tốt nghiệp trung học
phổ thông chiếm đa số [20].
Tóm lại, để có thể sử dụng DVYT chi trả bằng BHYT một cách hiệu quả đúng
như mục đích đã đề ra của chính sách an sinh xã hội này, LĐDC cần có nền tẳng kiến
thức về việc sử dụng BHYT tốt hơn và có nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng
của BHYT cũng như niềm tin vào các DVYT chi trả bằng BHYT được cung cấp.
1.1.2. Sự cung ứng và chất lượng của DVYT
Có rất nhiều bằng chứng nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy việc những người


17

được BHYT thanh toán đã nhận được DVYT có chất lượng thấp hơn so với những
người chi trả trực tiếp cho dịch vụ [14]. Gần 50% người cho biết do việc tham gia
BHYT không được giảm chi phí nhiều, thủ tục KCB mất nhiều thời gian chờ đợi,
chất lượng dịch vụ chưa cao. Nghiên cứu của Trần Thúy Hà về nhận thức mua và
sử dụng BHYT cũng đưa ra các đánh giá và góc nhìn của người tham gia BHYT đối
với những cản trở trong KCB theo chế độ BHYT tập trung vào một số điểm như
thời gian chờ đợi lâu, nhiều thủ tục phiền hà, bị phân biệt đối xử, các chi phí gián
tiếp và chi phí cơ hội nằm ngoài chế độ BHYT. Ngoài ra, một vấn đề đáng lưu ý
đến trong sự cung ứng DVYT chi trả bằng BHYT là việc phần lớn chi phí hiện nay
người sử dụng phải chi trả đều dành cho chi phí thuốc men, do danh mục thuốc
được BHYT hiện nay không đáp ứng được nhu cầu KCB của CSYT [14]. Do đó, dù
đã sử dụng BHYT nhưng gần như người bệnh sẽ không được bảo trợ chi phí về

thuốc. Những cản trở này là nguyên nhân làm người tham gia BHYT mất đi niềm
tin vào DVYT chi trả bằng BHYT và có tác động không thuận lợi trong quá trình
bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và đảm bảo sức khỏe của nhóm LĐDC nói
riêng. Kết quả này cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu khác về việc sử
dụng BHYT khi tiếp cận và sử dụng DVYT của nhóm người di cư [25].
Bên cạnh các yếu tố nội tại của DVYT chi trả bằng BHYT thì một yếu tố khác
cũng làm hạn chế việc sử dụng DVYT của người di cư là tính tiếp cận được của cơ
sở KCB ban đầu đăng kí trong thẻ BHYT, điều được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu
trong nước và quốc tế. Do người lao động không nắm được quyền chủ động trong
việc lựa chọn cơ sở KCB ban đầu do đó người sử dụng lao động thường đăng kí
chung một cơ sở KCB ban đầu cho toàn bộ lao động và cơ sở đó không phải là địa
điệm thuận tiện tiếp cận cho mọi đối tượng đang làm việc. Điều đó phần nào gây ra
trở ngại cho LĐDC trong sử dụng DVYT chi trả bằng BHYT [30]. Nghiên cứu với
LĐDC tại một số khu công nghiệp cũng cho biết việc tiếp cận các CSYT đăng ký
bảo hiểm không phải là dễ dàng do khu công nghiệp ở những nơi xa xôi, cách xa cơ
sở y tế, hơn nữa thời gian đến khám dài ảnh hưởng đến thời gian làm việc của họ.
Giờ mở cửa cung cấp dịch vụ khám của cơ sở đăng ký bảo hiểm cũng không phù


18

hợp với thời gian làm việc theo ca của người lao động [10].
1.1.3. Tình trạng sống lưu động & thời gian làm việc dài
Do tính chất công việc thuộc lĩnh vực xây dựng, LĐDC thuộc lĩnh vực này
liên tục phải di chuyển theo yêu cầu công việc, không định cư lâu dài ở một địa
điểm cố định, dẫn đến tình trạng sống lưu động. Đây là một trong những yếu tố
chính làm hạn chế việc sử dụng BHYT của LĐDC. Trước hết là do khi đến nơi cư
trú mới, người di cư thường không biết về hệ thống chăm sóc y tế địa phương và
địa điểm các cơ sở y tế, do đó họ thường trì hoãn việc tìm kiếm DVYT. Hơn nữa,
lao động thường sống lưu động, không tuân thủ nghiêm ngặt chế độ đăng kí tạm

trú nên các chương trình địa phương khó tiếp cận và quản lý để tuyên truyền, giới
thiệu các DVYT người di cư có thể sử dụng cũng như các thông tin y tế và an sinh
xã hội cần thiết [29]. Hai điểm này đã làm điều kiện sống của người di cư hạn chế
với việc tìm kiếm DVYT và sử dụng BHYT. Ngoài ra, việc tiếp cận CSYT đăng
ký bảo hiểm không phải dễ dàng do các cơ sở này thường xa nơi sinh sống, thời
gian đến khám dài và ảnh hưởng đến thời gian làm việc của họ [9]. Khi thay đổi
địa điểm nơi ở, người di cư không được chuyển CSYT ban đầu theo đó mà chỉ
được thay đổi vào đầu mỗi quý nên khi có các vấn đề sức khỏe, người di cư phải
tìm về nơi đăng ký cũ để KCB. Một bộ phận người di cư thuộc lĩnh vực xây dựng
thì phải sống tại khu vực xây dựng để thuận tiện cho công việc nhưng địa điểm
công trường xây dựng thường ở những nơi xa lánh, ít dân cư và xa cơ sở y tế.
Trong khi đó, do di chuyển liên tục, người di cư đi theo công trình xây dựng
không có điều kiện để mang theo phương tiện đi lại như xe máy hay xe đạp theo
mình, do vậy càng không có điều kiện để tiếp cận các CSYT nơi đến. Như vậy,
tình trạng sống lưu động đã làm hạn chế đi sự tiếp cận và sử dụng DVYT và
BHYT của người di cư.
Ngoài ra, vấn đề về thời gian làm việc là rào cản chính cho việc sử dụng
DVYT của nhóm di cư. Hầu hết những người được hỏi cho biết họ dùng thời gian
rảnh rỗi để ngủ bởi vì họ quá mệt mỏi sau những giờ làm việc dài. Các công nhân


19

cho biết họ sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi có tình trạng sức khỏe nghiêm
trọng, vì những việc này mất nhiều thời gian và tiền bạc [29]. Bên cạnh đó, thời
gian làm việc kéo dài của họ cũng không cho phép họ tham gia các hoạt động xã hội
hoặc tham gia các cuộc họp của các tổ chức quần chúng [27], từ đó làm hạn chế các
kênh thông tin về sức khỏe mà họ cần biết. Luật BHYT 2016 đã có sửa đổi thêm về
việc thay đổi thời gian cung cấp DVYT thanh toán bằng BHYT trong đó CSYT do
quá tải phải khám ngoài giờ, KCB vào ngày nghỉ, ngày lễ thì người tham gia BHYT

vẫn được hưởng mức thanh toán và quyền lợi như ngày làm việc bình thường
(nghĩa là việc khám BHYT ngoài giờ hành chính vẫn được chấp nhận) [12]. Tuy
nhiên, sự thay đổi này mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 nên các tài liệu nghiên
cứu trước vẫn có những thông tin, kết luận về LĐDC bị hạn chế thời gian khám
BHYT.
1.1.4. Điều kiện kinh tế
Người di cư thường có thu nhập thấp và không ổn định, ngoài việc chi trả cho
các khoản tài chính cơ bản thì người di cư thường phải gửi tiền về quê để hỗ trợ gia
đình vì thế vấn đề công việc và tiết kiệm chi phí luôn được đặt lên hàng đầu. [20] Do
có mức thu nhập thấp nên họ thường không quan tâm nhiều đến việc chăm sóc sức
khỏe [30]. Đây cũng là nguyên nhân giải thích cho việc tỷ lệ sử dụng DVYT trong
nhóm người di cư thấp hơn so với nhóm người không di cư. Báo cáo về Di cư trong
nước (UNDP, 2010) chỉ ra với thu nhập thấp, tăng cường sử dụng các dịch vụ phải
chi trả tiền là trở ngại lớn đối với người di cư trong việc tiếp cận các DVYT một
cách kịp thời. Ngoài ra, việc ít sử dụng DVYT và BHYT của người di cư còn do chi
phí KCB và các chi phí gián tiếp khác khi sử dụng DVYT chi trả bằng BHYT quá
cao so với mức thu nhập thấp của họ. Nhiều người di cư ở các thành phố lớn như
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho biết chi phí khám, chữa bệnh gấp đôi thu
nhập hàng tháng của họ [27], [29]. Bùi Đắc Thành Nam và cộng sự (2013) nhận
định thu nhập thấp và chi phí KCB cao chính là rào cản lớn nhất đến việc tiếp cận
và sử dụng DVYT của người di cư [6]. Đối với các nước khác, rào cản về tính chi


20

trả được của DVYT là điểm tương đồng lớn nhất với tình hình hiện nay ở Việt
Nam. Tại Bắc Kinh, 40,5% người LĐDC bị bệnh cho biết chi phí cho mỗi lần KCB
cao (dù đã được hỗ trợ bằng BHYT) là một trở ngại đáng kể đến việc tiếp cận dịch
vụ CSSK [43]. Nghiên cứu tại Thẩm Quyến (Trung Quốc) thì chỉ ra tính chi trả
được khi sử dụng DVYT (chi phí sau khi đã được BHYT hỗ trợ) vẫn chưa phù hợp

với nhóm LĐDC [38]. Ngoài ra, các chi phí gián tiếp khác như chi phí đi lại, ăn
uống cho người đi thăm nom hoặc khoản tiền bị mất đi do nghỉ làm để khám bệnh
cũng là điểm khiến LĐDC không muốn đi KCB [25]. Kết quả này tương đồng và
được chứng minh ở nhiều nghiên cứu khác như một trong những rào cản lớn nhất
làm người di cư quyết định không sử dụng DVYT.
1.5. Tóm tắt tổng quan
Đối tượng LĐDC trong nghiên cứu được định nghĩa theo sự chuyển dịch nơi ở
trong vòng 5 năm tính từ thời điểm nghiên cứu. Với định nghĩa trên, đối tượng
nghiên cứu được phân thành 3 nhóm dựa trên hệ thống đăng kí hộ khẩu thường trú
gồm di cư dài hạn, di cư ngắn hạn và di cư mùa vụ.
LĐDC có điều kiện cuộc sống và làm việc kém, phơi nhiễm với nhiều nguy cơ
sức khỏe hơn người bản địa/ người định cư lâu dài cùng với những khó khăn trong
cuộc sống, LĐDC trở thành nhóm dễ tổn thương hơn so với người không di cư, đặc
biệt là trong nỗ lực bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Với những yếu thế như
vậy, tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe với mức chi phí chấp nhận được
không chỉ là một nhu cầu bức thiết của LĐDC mà còn là giải pháp tối ưu đưa ra cho
LĐDC có thể chăm sóc sức khỏe của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng DVYT chi trả
bằng BHYT ở nhóm người di cư còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức về BHYT
còn hạn chế; điều kiện sống và điều kiện kinh tế còn hạn chế cũng như việc DVYT
chi trả bằng BHYT còn nhiều bất cập trong quá trình sử dụng.
Với những điểm đối mới tích cực trong luật BHYT 2016 nhằm tạo điều kiện
thâunj lợi nhất trong tiếp cận và sử dụng BHYT của mọi người dân, đặc biệt là với


21

đối tượng LĐDC, việc sử dụng các DVYT chi trả bằng BHYT của LĐDC hi vọng
sẽ được cải thiện theo hướng tích cực. Tuy nhiên, việc sử dụng DVYT thanh toán
bằng BHYT phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, thái độ của LĐDC đối với BHYT
cũng như công tác tuyên truyền chính sách. Phải chăng nhận thức của LĐDC về

BHYT còn chưa thật đầy đủ? Với những sự thay đổi từ luật BHYT 2016, người di
cư gặp khó khăn gì khi sử dụng DVYT chi trả bằng BHYT?
Để trả lời những câu hỏi này, nghiên cứu này tập trung vào vấn đề kiến thức,
thái độ về BHYT và rào cản trong sử dụng BHYT của lao động di cư để cung cấp
thêm bằng chứng về nhận thức về BHYT cũng như rào cản sử dụng BHYT trong
KCB của nhóm đối tượng này.


×