Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại Long Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.54 KB, 37 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Những nội dung cơ bản về vốn lưu động.
1.1.1. Khái niệm vốn lưu động.
Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của
nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh
nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa
hoá lợi nhuận.
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có tư
liệu sản xuất, đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản
xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch
vụ. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển
dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được
thực hiện
Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường
xuyên liên tục nên vốn lưu động của doanh nghiệp cũng tuần hoàn không ngừng,
lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ gọi là sự chu chuyển của vốn lưu động. Do sự chu
chuyển của vốn lưu động diễn ra không ngừng nên trong cùng một lúc thường
xuyên tồn tại các bộ phận khác nhau trên các giai đoạn vận động khác nhau của
vốn lưu động. Khác với vốn cố định, khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh
doanh, vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện, chu chuyển giá trị toàn bộ
một lần vào giá trị sản phẩm và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm.


Như vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn mà doanh nghiệp đã
sử dụng để mua sắm hình thành nên tài sản lưu đông phục vụ cho quá trình
kinh doanh ở một thời điểm nhất địn.
Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

1

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp
1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động.

Khoa tài chính

- Trong quá trình sản xuất, VLĐ được chuyển qua nhiều hình thái khác nhau
qua từng giai đoạn. Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó luôn đan xen với nhau mà
không tách rời.
- Vốn lưu động luân chuyển với tốc độ nhanh. Vốn lưu động hoàn thành một
vòng tuần hoàn sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- VLĐ luôn chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất mà không giữ nguyên hình
thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị
sản phẩm.
- VLĐ vận động trong một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang hình thái
khác rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn. Chu kỳ vận động của
VLĐ là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp.
1.1.3. Vai trò của vốn lưu động.
- Vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói
cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.

- Đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành
thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh đánh giá quá trình
mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp.
- Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử
dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một
lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa.
- Vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo
lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Vốn lưu động là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc
điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán ra
được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi
nhuận

Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

2

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp
1.1.4. Phân loại vốn lưu động.

Khoa tài chính

 Phân loại theo hình thái biểu hiện.

- Vốn bằng tiền.
• Tiền và các khoản tương đương tiền gồm tiền mặt tại quỹ, vàng bạc, tiền

gửi ngân hàng không kỳ hạn, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương
tiền là trị giá các chứng khoán như kỳ phiếu, tín phiếu... có kỳ hạn thanh
toán không quá 3 tháng kể từ ngày doanh nghiệp mua.
• Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là giá trị các chứng khoán đã mua
có thời gian thanh toán trên 3 tháng đến 1 năm và các khoản tiền gửi có
kỳ hạn.
• Các khoản phải thu đây là nhóm công nợ phải thu của người mua, các
khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tín độ hợp
đồng xây dựng.
• Các khoản khác: chi phí trả trước. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ,
các khoản phải thu từ nhà nước, khoản tạm ứng cho công nhân viên chưa
thanh toán.
- Vốn vật tư hàng hóa.
• Trị giá hàng mua đang đi đường
• Trị giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu tồn kho
• Trị giá công cụ dụng cụ
• Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
• Trị giá thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán


Phân loại theo vai trò của VLĐ trong quá trình sản xuất kinh
doanh
- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất.

• Vốn nguyên vật liệu chính
• Vốn nguyên liệu phụ
• Vốn phụ tùng thay thế
• Vốn công cụ, dụng cụ
Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14


3

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất.


Vốn sản phẩm đang chế tạo



Chi phi trả trước



Chi phí chờ kết chuyển

Khoa tài chính

- VLĐ trong khâu lưu thông
• Vốn thành phẩm
• Vốn bằng tiền
• Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn
• vốn trong thanh toán( Nợ phải thu, tạm ứng)
1.1.5. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động.
1.1.5.1. Phương pháp trực tiếp.
Nội dung của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
nhu cầu vốn lưu động trong từng khâu như: khâu sản xuất, khâu dự trữ và khâu lưu

thông để xác định được vốn lưu động cần thiết trong mỗi khâu của quá trình chu
chuyển vốn lưu động. Trên cơ sở đó xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết của
doanh nghiệp trong kỳ bằng cách tập hợp nhu cầu vốn lưu động trong các khâu.
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp này có thể được thực
hiện theo trình tự sau:
- Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Xác định các khoản nợ phải thu.
- Xác định các khoản nợ phải trả.
- Tổng hợp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Có thể xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết năm kế hoạch
của doanh nghiệp theo công thức sau:
Nhu cầu

Mức dự trữ vật tư

vốn lưu động =

hàng hóa

+ Nợ phải thu - Nợ phải trả

(tồn kho cần thiết)
Nhu cầu vốn lưu động xác định theo phương pháp này tương đối sát và phù
hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn. Tuy vậy, nó có hạn chế là việc tính toán
tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất nhiều thời gian.
Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

4


MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

1.1.5.2. Phương pháp gián tiếp.
Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn. Ở
đây có thể chia làm 2 trường hợp.
- Trường hợp thứ nhất: Là dựa vào kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp
cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mình.
Việc xác định nhu cầu vốn theo cách này là dựa vào hệ số vốn lưu động tính
theo doanh thu được rút từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp cùng loại trong
ngành. Trên cơ sở đó xem xét quy mô kinh doanh dự kiến theo doanh thu của
doanh nghiệp mình để tính ra nhu cầu vốn lưu động cần thiết.
Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế.
Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu vốn lưu động khi thành lập doanh nghiệp
với quy mô nhỏ.
- Trường hợp thứ hai: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời
kỳ vừa qua của doanh nghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về vốn lưu động cho các
thời kỳ tiếp theo.
Nội dung chủ yếu của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa các yếu
tố hợp thành nhu cầu vốn lưu động gồm: Hàng tồn kho, nợ phải thu từ khách hàng
và nợ phải trả nhả cung cấp (số nợ phải trả phát sinh có tính chất tự động và có tính
chất chu kỳ) với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu
vốn lưu động tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầu vốn lưu
động cho các kỳ tiếp theo.
Phương pháp này thực hiện theo trình tự sau:
- Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động trong

năm báo cáo. Khi xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình để
loại trừ số liệu không hợp lý.
- Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo.
Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần.
- Xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

5

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp
Khoa tài chính
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ, năng lực khai thác và quản lý vốn lưu động của DN nhằm đảm
bảo cho VLĐ được luân chuyển với tốc độ cao, đảm bảo khả năng thanh toán của
DN luôn ở tình trạng tốt nhất và mức chi phí cho việc sử dụng VLĐ là thấp nhất.
Hay nói cách khác, hiệu quả sử dụng VLĐ thể hiện khả năng sinh lời của
VLĐ, nó cho biết mỗi đơn vị VLĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Sssst STT

Tiêu Công thức tính

Ý nghĩa


chí
Là chỉ tiêu phán ánh số vòng quay của
VLĐ trong kỳ phân tích. Hay phán ánh một
đồng VLĐ bình quân trong kỳ sẽ tham gia
Số vòng
1

và tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

quay

Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ VLĐ vận động

VLĐ

2

Doanh thu thuần
VLĐ bình quân

ngày càng nhanh, đây là nhân tố góp phần

Kỳ luân

360

nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp.
Đây là số ngày cần thiết để VLĐ quay được

chuyển


Số vòng quay VLĐ

một vòng. Thời gian quay càng nhỏ thì tốc

VLĐ

độ luân chuyển càng lớn.
Chỉ tiêu cho biết doanh nghiệp muốn có
một đồng doanh thu thuần thì cần phải có
bao nhiêu đồng VLĐ. Đây là căn cứ để đầu

Hệ
3

số

VLĐ bình quân

tư vào vốn lưu động sao cho thích hợp để

đảm
nhiệm

góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
Doanh thu thuần

doanh. Chỉ tiêu càng thấp chứng tỏ hiệu

của

VLĐ
Tỷ suất

quả sử dụng vốn càng cao.
LNST

sinh lời
4

VLĐ

Một đồng VLĐ làm ra bao nhiêu đồng lợi
x 100

nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả

VLĐ bình quân

Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

sử dụng vốn lưu động càng tốt.
Chỉ tiêu phán ánh trong kỳ phân tích vốn

6

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp


Khoa tài chính
đầu tư cho HTK quay được bao nhiêu vòng,

Số vòng

Doanh thu thuần

Hay phán ánh một đồng hàng tồn kho bình

quay
5

quân trong kỳ sẽ tham gia tạo ra bao nhiêu

hàng

HTK bình quân

đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu càng cao

tồn kho

chứng tỏ doanh nghiệp quản lý HTK càng
hiệu quả, HTK vận động không ngừng
Là khoảng thời gian bình quân cần thiết kể

Kỳ thu
6

tiền

trung

từ khi doanh nghiệp xuất ra hàng hóa cho
360 x Các khoản phải thu bq

đến khi doanh nghiệp thu tiền về. Chỉ tiêu

Doanh thu thuần

này càng lớn vốn của doanh nghiệp càng bị

bình

chiếm dụng lâu và ngược lại.
Là chỉ tiêu phán ánh khả năng chuyển đổi
thành tiền để đảm bảo trả được các khoản
nợ ngắn hạn đến hạn trả. Chỉ tiêu càng

Hệ

7

số

cao(>=1)chứng tỏ tài sản ngắn hạn của

thanh

Tổng giá trị TSNH


doanh nghiệp đủ khả năng để chuyển đổi

toán

Nợ ngắn hạn

thành tiền để trả nợ ngắn hạn. Tuy nhiên

hiện

nếu chỉ tiêu này quá cao có thể dẫn đến

thời

doanh nghiệp bị ứ đọng tài sản dấn đến
hiệu quả sử dụng vốn không cao. Chỉ tiêu
này càng thấp(<1)chứng tỏ toàn bộ giá trị
tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp không
đủ khả năng trả được các khoản nợ ngắn
hạn, doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng
chi trả các khoản nợ ngắn hạn.
Chỉ tiêu phán ánh khả năng chuyển đổi tài

Hệ
thanh
8

số

sản ngắn hạn thành tiền sau khi trừ đi yếu

Tổng giá trị TSNH - HTK

tố hàng tồn kho để trả các khoản nợ ngắn

toán
Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

hạn
7

tới

hạn

trả.

Chỉ

tiêu

MSV 12401348

càng


Luận văn tốt nghiệp
nhanh

Khoa tài chính


Nợ ngắn hạn

cao(>=0,75)chứng tỏ tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp có đủ khả năng để chuyển đổi
thành tiền để trả nợ ngắn hạn sau khi đã trừ
đi giá trị hàng tồn kho. Tuy nhiên nếu chỉ
tiêu này quá cao có thể dẫn đến doanh
nghiệp ứ đọng tài sản dẫn đến hiệu quả sử
dụng vốn không cao và ngược lại
Chỉ tiêu phản ánh khả năng trả các khoản

Hệ

số

thanh
9

nợ ngắn hạn ngay lập tức của doanh nghiệp
Tiền & các khoản tương do việc chỉ tính tới yếu tố vốn bằng tiền và

toán tức đương tiền

các khoản tương đương tiền để trả nợ ngắn

thời

hạn. Chỉ tiêu>=0,5 chứng tỏ lượng tiền

Nợ ngắn hạn


trong doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn và ngược lại
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ
• Các nhân tố khách quan:
+ Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Do tác động của nền kinh tế tăng
trưởng chậm nên sức mua của thị trường bị giảm sút. Điều này làm ảnh hưởng đến
tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ
hơn, doanh thu sẽ ít hơn, lợi nhuận giảm sút và như thế sẽ làm giảm hiệu quả sử
dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
+ Rủi ro: do những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà
các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị
trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra
doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hoả hoạn, lũ
lụt...mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được.
+ Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên sẽ làm giảm giá
trị tài sản, vật tư...vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh

Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

8

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp
Khoa tài chính
kịp thời giá trị của sản phẩm thì hàng hoá bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làm giảm
hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
+ Ngoài ra, do chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự thay đổi về chính sách

chế độ, hệ thống pháp luật, thuế... cũng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp.
• Các nhân tố chủ quan:
Ngoài các nhân tố khách quan nêu trên còn rất nhiều nhân tố chủ quan của
chính bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ cũng như
toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
+ Xác định nhu cầu vốn lưu động: do xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác
dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, điều này sẽ ảnh
hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp.
+ Việc lựa chọn phương án đầu tư: là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra
những sản phẩm lao vụ dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người
tiêu dùng, đồng thời giá thành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu
thụ nhanh, tăng vòng quay của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và
ngược lại.
+ Do trình độ quản lý: trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn
đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
+ Do kinh doanh thua lỗ kéo dài, do lợi dụng sơ hở của các chính sách gây
thất thoát VLĐ, điều này trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác tổ chức và sử
dụng VLĐ của doanh nghiệp. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới
hiệu quả tổ chức và sử dung VLĐ, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một
cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân của những mặt

Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

9


MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp
Khoa tài chính
tồn tại trong việc tổ chức sử dụng VLĐ, nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu
nhất, để hiệu quả của đồng vốn lưu động mang lại là cao nhất.
1.2.4 . Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
a)

Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động với mục đích

xuyên suốt là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để đảm bảo mục tiêu này, doanh
nghiệp thường xuyên đưa ra và giải quyết tập hợp các quyết định tài chính dài hạn
và ngắn hạn. Quản lý và sử dụng hiệu quả VLĐ là một nội dung trọng tâm trong
các quyết định tài chính ngắn hạn và là nội dung có ảnh hưởng to lớn đến mục tiêu
tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Với bản chất và định hướng mục tiêu như trên, doanh nghiệp luôn luôn tìm
mọi biện pháp để tồn tại và phát triển.
b) Xuất phát từ vai trò quan trọng của VLĐ đối với doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường.
Như đã trình bày, một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường muốn
hoạt động kinh doanh thì cần phải có vốn. VLĐ là một thành phần quan trọng
trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong khâu dự trữ và sản xuất, vốn lưu động đảm bảo cho sản xuất của
doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản
xuất. Trong khâu lưu thông, vốn lưu động đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ được liên tục của khách hàng. Với vai trò to lớn vậy, việc tăng tốc độ
luân chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh

nghiệp là một yếu tố tất yếu.
c) Xuất phát từ ý nghĩa của việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tức là có thể tăng tốc độ luân
chuyển vốn lưu động, rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong lĩnh vực dự trữ,
sản xuất, lưu thông, từ đó giảm bớt số vốn lưu động chiếm dụng, tiết kiệm vốn lưu
động. Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn có ảnh hưởng đối với việc hạ
thấp giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn để thõa mãn

Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

10

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp
Khoa tài chính
nhu cầu sản xuất và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước, đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong nước.
d) Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến một doanh nghiệp làm ăn
thiếu hiệu quả thậm chí thất bại trên thị trường. Có thể có các nguyên nhân chủ
quan, nguyên nhân khách quan, tuy nhiên một nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là
việc sử dụng vốn không hiệu quả trong việc mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm. Điều này dẫn đến việc sử dụng lãng phí vốn lưu động, tốc độ luân
chuyển vốn lưu động thấp, mức sinh lời kém thậm chí có doanh nghiệp còn gây
thất thoát, không kiểm soát được vốn lưu động dẫn đến mất khả năng tổ chức sản
xuất kinh doanh và khả năng thanh toán.


Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

11

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG
CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA – CÔNG TY CỔ
PHẦN
2.1. Một số nét khái quát về Tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóacông ty cổ phần.
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển.
- Tên công ty : Tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa
- Tên giao dịch quốc tế : The Thanh Hoa - Transport contruction joint stock
company
- Địa chỉ : Núi 1 - Xã Đông Lĩnh - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa
- Số điện thoại : 037.3820.125

Fax : 037.3820.236

- Tài khoản: 501.10.00.000.0180 NH đầu tư và phát triển Thanh Hóa
- Tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa – Công ty cổ phần tiền thân là
công ty mặt đường, thành lập năm 1969. Đến năm 1992 được thành lập lại theo
quyết định 1349 - TC/UBTH ngày 31/12/1992 của Uỷ ban nhân dân Thanh Hóa,
trước đây công ty hoạt động với một cái tên là công ty cổ phần công trình giao

thông Thanh Hóa trong qúa trình hoạt động kinh doanh công ty đổi tên Tổng công
ty công trình giao thông I Thanh Hóa. Qua 39 năm hoạt động công ty vẫn đạt được
sự phát triển bền vững phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước và
thế giới, thể hiện qua sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị
và công nghệ, từng bước khắc phục khó khăn phát huy nội lực đáp ứng được yêu
cầu sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Nhằm phát huy tốt nguồn lực trong
và ngoài công ty, phù hợp với xu thế phát triển của thị trường, công ty đã đổi thay
phương thức hoạt động từ công ty nhà nước thành công ty cổ phần vào ngày

Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

12

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp
Khoa tài chính
30/06/2003 với tên gọi là: Tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa với
tổng số vốn điều lệ là 10 tỷ đông.
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi phục vụ cho thị trường trong
nước.
- Khảo sát thiết kế và lập dự toán xây dựng các công trình giao thông trong và
ngoài tỉnh.
- Thí nghiệm vật liệu xây dựng.
- công ty còn hoạt động trong một số ngành nghề kinh doanh khác như kinh
doanh vật liệu xây dựng, tư vấn gám sát kỹ thuật xây dựng, giao thông thủy lợi...
2.1.3. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty.
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức, quản lý của công ty.


Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

13

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ
HOẠCH
KỸ THUẬT

XN cơ giới

PHÒNG THÍ
NGHIỆM
VẬT LIỆU

XN 4


PHÒNG TÀI
CHÍNH - KẾ
TOÁN

XN 5

XN 6

PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH
CHÍNH

XN 7

XN 8

( Nguồn phòng tổ chức hành chính của công ty)
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
- Đại hội cổ đông là cơ quan cao nhất bao gồm các cổ đông có quyền biểu
quyết.
- Hội đồng quản trị là cơ quan quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
- Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt đại hội cổ đông giá sát, đánh giá công tác
điều hành, quản lý của Hội đồng quản trị và Ban Giám Đốc theo đúng các điều lệ
trong công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội cổ đông.

Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

14


MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp
Khoa tài chính
- Ban giám đốc là bộ phận đứng đầu quản lý chung toàn bộ hoạt động của công
ty về hành chính và tài chính sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước cấp
trên và pháp luật.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: giám sát về thị trường và các công trình và làm thủ
tục nghiệm thu công trình, tổng hợp vật tư chỉ đạo chung tình hình vật tư của công
ty và chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo của công ty.
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện công tác kế toán trong
doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ và chính xác phục vụ quản
lý nội bộ và những người quan tâm khác, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh
của công ty, hiệu quả hoạt động và tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Kiểm tra và ngăn chặn những hành vi vi phạm các quy định về tài chính kế toán
đang có hiệu lực.
- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện quản lý nhân sự, bao gồm tổ chức
tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, điều chỉnh nhân sự phù hợp với tính chất, yêu cầu
công việc và khả năng của từng người. Theo dõi việc nâng bậc lương, đóng bảo
hiểm cho lao động (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tê) gián tiếp tại văn phòng công
ty. Đồng thời theo dõi, kiểm tra đơn vị trực thuộc thực hiện hợp đồng giao khoản
như kiểm tra định mức đơn giá khoản nội bộ, tiền lương, tiền thưởng. Thực hiện
các chế độ đối với người lao động theo bộ luật lao động.

2.2. Tình hình hoạt động SXKD của công ty giai đoạn 2012 - 2014.
2.2.1. Cơ cấu tài sản công ty giai đoạn 2012 - 2014.
Bảng 2.1. Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2012-2014.
Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm
Chỉ tiêu

A: Tài sản ngắn hạn

2012
Số

Tỷ

tiền

trọng

139.935

(%)
80,00

2013
Số tiền

2014
Số tiền

Tỷ
trọng

181.328


Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

(%)
85,89

15

180.166

So sánh năm

So sánh năm

Tỷ

2013/2012
Mức độ Tỷ lệ

2014/2013
Mức độ Tỷ lệ

trọng

+, -

(%)

+, -

(%)


(%)
88,20

41.393

29,58

(1.162)

(0,64)

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

I. Tiền & các khoản tương

15.528

11,09

25.243

13,93

6.056


3,37

9.751

62,56

(19.187)

(76,00)

đương tiền
II. Các khoản đầu tư TCNH

2.143

1,54

5.546

3,06

1.546

0,87

3.403

158,79


(4.000)

(72,12)

III. Các khoản phải thu
IV. Hàng tồn kho
V. TSNH khác
B: Tài sản dài hạn
I. Tài sản cố định
1.Tài sản cố định hữu hình
- nguyên giá
- giá trị HMLK
2. Tài sản cố định vô hình
- nguyên giá

87.890
34.206
168
34.976
29.466
29.278
60.309
(31.031)
188
312

62,80
24,44
0,13
20,00

100
99,36

110.518
39.822
199
29.764
24.254
24.096
62.965
(38.869)
159
312

60,94
21,96
0,11
14,11
100
99,35

133.319
39.213
33
24.088
18.578
18.413
64.387
(45.974)
165

348

73,99
21,76
0,01
11,80
100
99,11

22.628
5.616
31
(5.212)
(5.212)
(5.182)
2.656
(7.838)
(29)
0

25,75
16,41
18,45
(14,90)
(17,69)
(17,7)
4,40
25,26
(15,43)
0


22.801
(609)
(166)
(5.676)
(5.676)
(5.683)
1.422
(7.105)
6
36

20,63
(1,53)
(83,41)
(19,07)
(19,07)
(23,58)
2,56
18,28
3,77
10,34

(30)

24,39

(30)

19,61


0
(6.838)

0
(3,23)

- giá trị HMLK

0,64

(123)

II. Các khoản đầu tư TCDH
TỔNG TÀI SẢN

5.510
174.911

0,65

(153)
3,15
100

5.510
211.092

0,89


(183)
2,61
100

5.510
204.254

2,69
100

0
36.181

0
20,69

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2012-2014 của công ty)
Nhận xét:
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy: Tổng tài sản của công ty tăng, giảm qua
các năm; tăng từ 174.911 triệu đồng năm 2012 lên 211.092 triệu đồng năm 2013
(tăng 36.181 triệu đồng tương ứng 20,69%) so với năm 2012, tuy nhiên đến năm
2014 giảm nhẹ đạt 204.254 triệu đồng (giảm 6.838 triệu đồng tương ứng giảm
3,23%) so với năm 2013.
Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trên 80% trong tổng tài sản. Năm 2012
tài sản ngắn hạn chiếm 80% trong tổng tài sản, năm 2013 chiếm 85,89% và đạt
88,20% trong năm 2014. Quy mô của tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ trong
năm 2014, giảm so với năm 2013 là 1.162 triệu đồng tương ứng giảm 0,64% do sự
giảm sút của các khoản tiền và tương đương tiền, các khoản đầu tư TCNH.
Tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh trong năm 2014. Năm 2013
tăng so với năm 2012 là 9.751 triệu đồng tương ứng tăng 62,56%, năm 2014 lại

giảm 19.187 triệu đồng đạt mức 6.056 triệu đồng tương ứng giảm 76% so với năm
2013. Chỉ tiêu này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời của công ty.
Các khoản phải thu năm 2013 tăng 22.628 triệu đồng tương ứng tăng
25,75% so với năm 2012, năm 2014 tiếp tục tăng 22.801 triệu đồng tương ứng tăng
20,63%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn
Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

16

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp
Khoa tài chính
do ký hợp đồng thanh toán tiền hàng chậm, tuy nhiên đây cũng là chính sách nới
lỏng tín dụng khách hàng nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. Nhưng điều này
cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty khi mà lượng
vốn bị chiếm dụng có xu hướng tăng trưởng.
Hàng tồn kho của công ty tăng trong giai đoạn 2012-2013, tuy nhiên có sự
giảm nhẹ trong năm 2014. Cụ thể, năm 2012 hàng tồn kho la 34.206 triệu đồng,
năm 2013 tăng lên mức 39.822 triệu đồng, tăng 5.616 triệu đồng tương ứng tăng
16,41% so với năm 2012, năm 2014 đạt 39.213 triệu đồng giảm một lượng không
đáng kể so với năm 2013 là 609 triệu đồng tương ứng giảm 1,53%. Nguyên nhân
là do công ty đang dự trữ nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu công trình đang thi
công. Tuy nhiên công ty cần xem xét để hàng tồn kho ở mức hợp lý, lượng hàng
tồn kho quá cao sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, tăng chi phí bảo quản, chi phí lưu kho.
Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 19,99% trong tổng tài sản năm 2012, chiếm
14,10% năm 2013 và chiếm 11,79% tổng tài sản năm 2014. Về quy mô, năm 2013
tài sản dài hạn của công ty là 29.764 triệu đồng, giảm 5.212 triệu đồng tương ứng
giảm 17,69% so với năm 2012, năm 2014 là 24.088 triệu đồng, giảm 5.676 triệu

đồng tương ứng giảm 19,07% so với năm 2013. Quy mô tài sản giảm sút là do sự
giảm xụt giảm của tài sản cố định, điều này cho thấy máy móc thi công của công ty
đang có xu hướng cũ dần công ty cần đầu tư thêm vào máy móc, thiết bị mới nhằm
phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2012-2014.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu

2012
Số

Tỷ

tiền

trọng

2013
Số Tỷ

2014

So sánh năm

So sánh năm

Số


Tỷ

2013/2012
Mức
Tỷ lệ

2014/2013
Mức
Tỷ lệ

tiền

trọng

độ +, -

(%)

độ +, -

(%)

35.447

22,77

(12.210)

(6,39)


tiền

trọng

191.120

(%)
90,54

178.910

(%)
87,60

A: Nợ phải trả

155.673

(%)
89,00

I. Nợ ngắn hạn
1, Vay ngắn hạn

137.925
35.120

100
25,46


177.572
46.669

100
26,28

170.705
65.436

100
38,33

39.647
11.549

28,75
32,88

(6,867)
18.767

(3,78)
40,21

2. Phải trả cho người bán

5.173

3,65


14.805

8,34

21.974

12,88

9.632

186,19

7.619

48,42

Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

17

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp
5. Phải trả nội bộ

6. Các khoản phải nộp khác
7. quỹ khen thưởng phúc lợi
II. Nợ dài hạn
1. Vay dài hạn
2. Phải trả dài hạn khác
3. Dự phòng trợ cấp mất việc
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư chủ sở hữu
2. Vốn khác của chủ sở hữu

29.052
1.110
63.644
3.342
484
17.748
17.470
167
111
19.238
19.238
11.614
4.087

20,04
0,80
45,14
2,42
3,52

100
98,43
0,94
0,63
11,00
100
60,37
21,24

29.188
1.671
82.202
2.405
632
13.548
13.270
167
111
19.972
19.972
11.722
4.087

16,44
0,94
46,29
1,35
0,36
100
98,00

1,23
0,81
9,46
100
58,69
20,46

6.858
1.863
71.466
2.916
192
8.205
7.927
167
111
25.344
25.344
17.005
4.087

4,02
1,09
41,86
1,71
10,12
100
96,62
2,03
1,35

12,40
100
67,09
16,13

136
561
18.558
(937)
148
(4.200)
(4.200)
0
0
734
734
108
0

0,47
50,54
29,16
(28,04)
30,58
(23,66)
(24,04)
0
0
3,82
3,82

0,93
0

(22.330)
192
(10.736)
511
(440)
(5.343)
(5.343)
0
0
5.372
5.372
5.283
0

(76,50)
11,49
(13,06)
21,25
(69,62)
(39,44)
(40,26)
0
0
26,89
26,89
45,07
0


3. Quỹ đầu tư phát triển
4. Quỹ dự phòng tài chính
5. LNST chưa phân phối
TỔNG NGUỒN VỐN

1.894
534
1109
174.911

9,85
2,78
5,76
100

3.193
634
336
211.092

15,99
3,18
1,68
100

3.529
634
88
204.254


13,92
2,51
0,35
100

1.299
100
(773)
36.181

68,59
18,73
(69,70)
20,69

336
0
(248)
(6.838)

10,52
0
(73,81)
(3,24)

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2012-2014 của công ty)
Nhận xét:
Nhìn tổng quát qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn tăng giảm qua các
năm. Năm 2013 tăng 36.181 triệu đồng tương ứng tăng 20,69% so với năm 2012,

đến năm 2014 giảm 6.838 triệu đồng tương ứng giảm 3,24% so với năm 2013.
Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì nợ phải trả chiếm trên 85% trong tổng
nguồn vốn. Cụ thể, năm 2012 nợ phải trả là 155.673 triệu đồng chiếm 89% trong
tổng nguồn vốn, năm 2013 là 191.120 triệu đồng chiếm 90,54% trog tổng nguồn
vốn và năm 2014 nợ phải trả chiếm 87,59% tương ứng 178.910 triệu đồng. Chứng tỏ
công ty đang bị phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay từ bên ngoài, đồng thời cũng
cho thấy sự lên thuộc về tài chính của công ty tương đối lớn.
Trong nợ ngắn hạn khoản mục phải trả nội bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Phải
trả nội bộ tăng từ mức 63.644 triệu đồng lên 82.202 triệu đồng năm 2013 (tăng
18.558 triệu đồng tương ứng tăng 29,16%) so với năm 2012, năm 2014 giảm nhẹ
xuống đạt 71.466 triệu đồng (giảm 10.736 triệu đồng tương ứng giảm 13,06%) so
với năm 2013, phải trả nội bộ chủ yếu là chi trả cho các chi nhánh của công ty, chi
trả lương, chi các khoản chi phi phát sinh trong nội bộ. Phải trả người bán của công
Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

18

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp
Khoa tài chính
ty tăng nhanh qua các năm cụ thể: năm 2013 tăng so với năm 2012 là 9.632 triệu
đồng tương ứng tăng 186,19%, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 7.169 triệu đồng
tương ứng tăng 48,42%. Nguyên nhân là do công ty mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh mua thêm các phương tiện để phục vụ cho quá trình làm việc. Người
mua trả tiền trước có xu hướng tăng giảm qua các năm, năm 2013 tăng nhẹ so với
năm 2012 là 136 triệu đồng tương ứng tăng 0,47% nhưng đến năm 2014 giảm
mạnh so với năm 2013 là 22.330 triệu đồng tương ứng giảm 76,50%. Mặt khác vay
ngắn hạn lại tăng dần, vay ngắn hạn tăng từ mức 35.120 triệu đồng lên mức 46.669

triệu đồng năm 2013 (tăng 11.549 triệu đồng tương ứng tăng 32,88%) và tiếp tục
tăng lên mức 65.436 triệu đồng năm 2014 (tăng 18.767 triệu đồng tương ứng tăng
40,21% ), điều này chứng tỏ công ty đang phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ bên
ngoài.
Nợ dài hạn nhìn chung giảm, năm 2013 giảm so với năm 2012 là 4.200 triệu
đồng tương ứng giảm 23,66%, năm 2014 giảm xuống 5.343 triệu đồng tương ứng
giảm 39,44% so với năm 2013.
Vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng qua các năm. Cụ thể: Vốn chủ sở hữu
tăng từ mức 19.238 triệu đồng năm 2012 lên mức 19.972 triệu đồng năm 2013
(tăng 734 triệu đồng tương ứng tăng 3,82%) và tăng thêm lên mức 25.244 triệu
đồng năm 2014 (tăng 5.372 triệu đồng tương ứng tăng 26,89%). Điều này cho thấy
công ty đang củng cố về tài chính của mình tránh phụ thuộc vào vốn vay nhằm cắt
giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu

2012

2013

2014

So sánh năm


So sánh năm

2013/2012

2014/2013

Số

Số

Số

Mức

Tỷ lệ

Mức độ

Tỷ lệ

tiền

tiền

tiền

độ +,-

(%)


+,-

(%)

198.557

285.907

246.834

87.350

43,99

(39.073)

(13,67)

626

765

471

139

22,20

(294)


(38,43)

Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

19

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp

Khoa tài chính

3. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ

197.931

285.142

246.363

87.211

44,06

(38.779)

(13,59)

4. Gía vốn hàng bán

5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí trả lãi vay
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
14. Chi phí thuế TNDN hiện hành
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN

188.717
9.214
10.456
10.293
10.293
5000
4.377
0
53
(53)
4.324
1.081
3.243

274.155
10.987
9.916

8.607
8.607
6.843
5.453
181
128
53
5.506
1.376
4.130

236.680
9.683
9.134
8.094
8.094
7.267
3.456
154
0
154
3.610
794
2.816

85.438
1.773
(540)
(1.686)
(1.686)

1.843
1.076
181
75
106
1.182
295
887

45,27
19,24
(5,16)
(16,38)
(16,38)
36,86
24,58
100
141,5
(200)
27,34
27,29
27,35

(37.475)
(1.304)
(782)
(513)
(513)
424
(1.997)

(27)
(128)
101
(1.896)
(582)
(1.314)

(13,67)
(11,86)
(7,9)
(5,9)
(5,9)
6,2
(36,62)
(14,92)
(100)
190,6
(34,34)
(42,29)
(31,81)

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2012-2014 của công ty)
Nhận xét:
Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy. Tổng
doanh thu năm 2012 là 197.931 triệu đồng tăng lên mức 285.142 triệu đồng (tăng
87.211 triệu đồng tương ứng tăng 44,06% ) và đến năm 2014 giảm nhẹ xuống mức
246.363 triệu đồng (giảm 38.779 triệu đồng tương ứng giảm 13,59%) so với năm
2013. Điều này cho thấy những năm qua doanh nghiệp không ngừng nỗ lực phát
triển hoạt động kinh doanh, củng cố và tạo uy tín với khách hàng, tìm thêm các
hợp đồng xây dựng mới, tuy nhiên năm 2014 doanh thu có giảm hơn trước là do

công ty chưa tìm kiếm được nhiều cơ hội kinh doanh, đồng thời giá thanh toán các
công trình giảm hơn so với năm 2013.
Giá vốn hàng bán: Năm 2013 tăng 85.438 triệu đồng tương ứng tăng 45,27%
so với năm 2012, năm 2014 giảm 37.475 triệu đồng tương ứng giảm 13,67% so với
năm 2012. Giá vốn hàng bán tăng hay giảm là vấn đề liên quan tới hàng hóa bán
ra, hàng hóa bán ra tăng thì giá vốn hàng bán tăng và ngược lại. Để đảm bảo hiệu
quả kinh doanh công ty cần tìm hiểu kỹ những khoản chi phí và nguồn cung cấp
mới, rẻ hơn để hạ thấp giá vốn hàng bán nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận.
Chi phí hoạt động tài chính của công ty là toàn bộ chi phí lãi vay đồng thời
có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012-2014, cụ thể: Năm 2013 chi phí tài chính
là 10.293 triệu đồng, giảm so với năm 2012 là 1.686 triệu đồng tương ứng giảm
16,38%, năm 2014 là 8.094 triệu đồng, giảm 513 triệu đồng so với năm 2013
Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

20

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp
Khoa tài chính
tương ứng giảm 5,9%. Đây là do công ty giảm việc vay nợ dài hạn mà thay vào đó
tận dụng nguồn vốn rẻ để giảm chi phí.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 là 6.834 triệu đồng, tăng 1.843 triệu
đồng tương ứng tăng 36,86% so với năm 2012, năm 2014 tiếp tục tăng thêm 7.267
triệu đồng, tăng 424 triệu đồng tương ứng tăng 6,2% so với năm 2013.
Lợi nhuận sau thuế năm 2013 đạt 4.130 triệu đồng, tăng 887 triệu đồng tương
ứng tăng 27,35% so với năm 2012, nhưng đến năm 2014 lợi nhuận sau thuế là
2.816 triệu đồng, giảm 1.314 triệu đồng tương ứng giảm 31,81%. Điều này cho
thấy hiệu quả kinh doanh của công ty có dấu hiệu không tốt, công ty cần phải chú

trọng hơn nữa và cải thiện tình hình này.
2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty giai đoạn 2012-2014
2.3.1. Cơ cấu VLĐ của công ty
Bảng 2.4. Cơ cấu VLĐ của công ty giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm

2012

Chỉ tiêu

2013

2014

So sánh năm

So sánh năm

2013/2012

2014/2013

Số

Tỷ

Số

Tỷ


Số

Tỷ

Mức độ

Tỷ lệ

Mức độ

Tỷ lệ

tiền

trọng

tiền

trọng

tiền

trọng

+, -

(%)

+, -


(%)

Tổng số vốn lưu động

139.935

(%)
80,00

181.328

(%)
85,89

180.166

(%)
88,20

41.393

29,58

(1.162)

(0,64)

I. Tiền & các khoản tương


15.528

11,09

25.243

11,93

6.056

3,37

9.751

62,56

(19.187)

(76,00)

đương tiền
1. Tiền mặt

9.764

62,88

14.665

58,10


5.026

83,00

4.901

50,19

(9.639)

(65,72)

2. Tiền gửi ngân hàng
II. Các khoản đầu tư TCNH

5.764
2.143

37,12
1,54

10.578
5.546

41,90
3,06

1.030
1.546


17,00
0,87

4.814
3.403

83,5
158,79

(9.548)
(4.000)

(90,26)
(72,12)

1. Đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Các khoản phải thu khác
IV. Hàng tồn kho
V. TSNH khác
1.Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế và các khoản phải nộp

2.143
87.890
79.074
6.243

2.573
34.206
168
116
37

1,54
62,80
89,96
7,20
2,92
24,44
0,13
69,05
22,04

5.546
110.518
100.320
4.586
5.612
39.822
199
168
16

3,06
60,94
90,77
4,15

5,08
21,96
0,11
84,42
8,04

1.546
133.319
120.691
322
12.306
39.213
33
12
6

0,87
73,99
90,53
0,24
9,23
21,76
0,01
36,36
18,18

3.403
22.628
21.246
(1.657)

3.039
5.616
31
52
(21)

158,79
25,75
28,87
(26,54)
181,11
16,41
18,45
44,82
(56,76)

(4.000)
22.801
20.371
(4.264)
6.694
(609)
(166)
(156)
(10)

(72,12)
20,63
20,31
(92,98)

119,28
(1,53)
(83,41)
(92,86)
(62,5)

nhà nước
3. Tài sản ngắn hạn khác

15

9,00

15

7,54

15

45,46

0

0

0

0

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2012-2014 của công ty)

Nhận xét:
Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

21

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp
Khoa tài chính
Nhìn qua bảng kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp, ta thấy tổng số vốn
lưu động của công ty năm 2013 là 181.328 triệu đồng tăng so với năm 2012 là
41.393 triệu đồng tương ứng tăng 29,58%, nhưng sang năm 2014 vốn lưu động của
công ty giảm xuống mức 180.166 triệu đồng, giảm 1.162 triệu đồng tương ứng
giảm 0,64% so với năm 2013.
Tiền và các khoản tương đương tiền, năm 2012 tiền và các khoản tương
đương tiền là 15.528 triệu đồng chiếm 8,88% trong tổng vốn lưu động, năm 2013
là 25.243 triệu đồng chiếm 11,96% trong tổng vốn lưu động, tăng 9.715 triệu đồng
tương đương tăng 62,56% so với năm 2012, năm 2014 tiền và các khoản tương
đương tiền là 6.056 triệu đồng chiếm 2,96% trong tổng nguồn vốn, giảm 19.187
triệu đồng tương đương giảm 76% so với năm 2013. Trong khoản mục tiền và các
khoản tương đương tiền khoản mục tiền mặt có xu hướng tăng giảm qua các năm
cụ thể: năm 2013 tiền mặt đạt 14.665 triệu đồng (tăng 4.901 triệu đồng tương ứng
tăng 50,19 %) so với năm 2012, đến năm 2014 giảm 5.026 triệu đồng (giảm 9.639
triệu đồng tương ứng giảm 65,72%) so với năm 2013. Bên cạnh đó tiền gửi ngân
hàng cũng giảm từ 5.764 triệu đồng năm 2012 xuống 1.030 triệu đồng năm 2014.
Nguyên nhân là do trong kỳ phân tích doanh thu bán hàng giảm, lượng tiền thu về
còn ít, khách hàng chiếm dụng vốn chậm chễ trong thanh toán trả tiền hàng. Tiền
và các khoản tương đương tiền giảm cho thấy khả năng thanh toán của công ty
đang đi xuống, nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt cho hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp chưa được đảm bảo.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, năm 2012 đầu tư tài chính ngắn hạn là
2.143 triệu đồng tăng lên mức 5.546 triệu đồng năm 2013, tăng 3.403 triệu đồng
tương ứng tăng 158,79%. Đến năm 2014 lại giảm xuống mức 1.546 triệu đồng,
giảm 4.000 triệu đồng tương ứng giảm 72,12% so với năm 2013. Công ty chủ yếu
đầu tư vào việc cho vay ngắn hạn và có kỳ hạn.
Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số vốn lưu động và có
xu hướng tăng cao trong giai đoạn vừa qua, khoản mục này tăng từ mức 87.890
triệu đồng trong năm 2012 lên mức 133.319 triệu đồng năm 2014. Các khoản phải

Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

22

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp
Khoa tài chính
thu chiếm 62,80% trong tổng vốn lưu động trong năm 2012, chiếm 60,94% tổng
vốn lưu động năm 2013 và chiếm 73,99% trong năm 2014, điều này cho thấy công
ty đang gặp phải tình trạng một lượng vốn lưu động tương đối lớn bị các đối tượng
chiếm dụng và lượng vốn lưu đông bị chiếm dụng đang tăng cao qua các năm.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản phải thu là phải thu khách hàng, chiếm tỷ
trọng trên 80%, khoản mục phải thu khách hàng tăng từ mức 79.074 triệu đồng
năm 2012 lên mức 100.320 triệu đồng năm 2013 và tiếp tục lên mức 120.691 triệu
đồng năm 2014. Mặt khác trả trước cho người bán lại giảm từ mức 6.243 triệu
đồng năm 2012 xuống còn 322 triệu đồng năm 2014. Các khoản phải thu ngắn hạn
tăng cao một phần là do chính sách tín dụng của công ty đối với khách hàng cho
phép trả chậm trong một khoảng thời gian nhất định, ngoài ra còn do công tác thu

hồi vốn và quản lý nợ phải thu vẫn chưa được chặt chẽ.
Hàng tồn kho của công ty, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 5.616 triệu
đồng tương đương tăng 16,41%, năm 2014 giảm nhẹ so với năm 2013 là 609 triệu
đồng tương đương giảm 1,53%. Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng vốn lưu động có
biến động, năm 2012 HTK chiếm 19,56% tổng vốn lưu động, năm 2013 HTK
chiếm 18,86% và năm 2014 chiếm 19.19%, lượng HTK chiếm cao sẽ dẫn đến tình
trạng bị ứ đọng vốn chính vì vậy công ty cần phải chú trọng hơn về vấn đề này.
Tài sản ngắn hạn khác của công ty giai đoạn 2012-2014 có nhiều biến động,
năm 2013 tài sản ngắn hạn là 199 triệu đồng, tăng 31 triệu tương ứng tăng 18,45%
so với năm 2012, nhưng sang năm 2014 tài sản ngắn hạn giảm xuống mức là 33
triệu đồng, giảm 166 triệu tương ứng giảm 83,41% so với năm 2013. Chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tài sản ngắn hạn khác là chi phí trả trước ngắn hạn, chiếm tỷ
trọng trên 35%, khoản mục chi phí trả trước ngắn hạn tăng từ mức 116 triệu đồng
năm 2012 lên mức 168 triệu đồng năm 2013 và giảm xuống 12 triệu đồng năm
2014. Mặt khác thuế và các khoản phải nộp nhà nước cũng giảm từ mức 37 triệu
đồng năm 2012 xuống 6 triệu đồng năm 2014.
Từ những phân tích về cơ cấu vốn lưu động ở trên ta có thể thấy: Tổng số vốn
lưu động của công ty có xu hướng tăng chủ yếu là do tăng các khoản phải thu và

Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

23

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp
Khoa tài chính
lượng hàng tồn kho trong kỳ phân tích cao, công ty bị khách hàng chiếm một
khoản lượng lớn vốn. Vấn đề dặt ra trong thời gian tới công ty cần có những chính

sách, biện pháp thu hồi vốn, đốc thúc khách hàng trả tiền nhằm đảm bảo cho tình
hình hoạt động của công ty, cùng với đó là xác định và duy trì một mức tồn kho
hợp lý để tối thiểu hóa chi phí dự trữ hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo hoạt động sản
xuất kinh doanh diễn ra bình thường.
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng
Đơn
Năm
Chỉ tiêu

vị
tính

2012

2013

2014

So sánh năm

So sánh năm

2013/2012

2014/2013

Số


Số

Số

Mức độ

Tỷ lệ

Mức độ

Tỷ

tiền

tiền

tiền

+,-

(%)

+,-

(%

1.Doanh thu thuần

Trđ


197.931

285.142

246.363

87.211

44,06

(38.779)

(13

2.Lợi nhuận sau thuế

Trđ

3.243

4.130

2.816

887

27,35

(1.314)


(31

3. Vốn lưu động bình quân

Trđ

-

160.631

180.747

160.631

-

20.166

1

4. HTK

Trđ

34.206

39.822

39.213


5.616

16,4

(609)

(1

5. Tiền và các khoản tương đương tiền
6. Tài sản ngắn hạn
7. Nợ ngắn hạn
8. Hàng tồn kho bình quân
9. Các khoản phải thu bình quân
10. Số vòng quay vốn lưu động =(1)/(3)
11. Kỳ luân chuyển VLĐ= 360/(10)
12. Số vòng quay HTK = (1)/(8)

Trđ
Trđ
Trđ
Trđ
Trđ
Vòng
Ngày
Vòng

15.528
139.935
137.925
-


25.243
181.328
177.572
37.014
99.204
1,77
203
7,7

6.055
180.166
170.705
39.571
121.918
1,36
264
6,22

9.715
41.393
39.647
37.014
99.204
1,77
203
7,7

1
62,56

29,58
28,75
-

(19.188)
(1.162)
(6.867)
2.557
22.714
(0,41)
61
(1,48)

(76
(0
(3
6
2
(23
3
(19

13. Kỳ thu tiền trung bình = [360x(9)/(1)]
14. Hệ số đảm nhiệm VLĐ = (3)/(1)
15. Tỷ suất SLVLĐ = (2)/(3) x 100
16. Hệ số thanh toán hiện thời = (6)/(7)

ngày
Lần
%

Lần

1,01

125
0,56
2,57
1,02

178
0,73
1,55
1,06

125
0,56
2,57
0,01

0,99

53
0,17
(1,02)
0,04

4
3
(39
3


17.Hệ số thanh toán nhanh = [(6)- (4)]/(7)

Lần

0,76

0,79

0,83

0,03

3,95

0,04

5

18.Hệ số thanh toán tức thời = (5)/(7)

Lần

0,11

0,14

0,04

0,03


27,27

(0,1)

(71

( Nguồn: Báo cáo tài chính gai đoạn 2012-2014 của công ty)
Nhận xét:
Từ bảng 2.5 ta thấy:
Vòng quay VLĐ: Năm 2014 cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ sẽ
tham gia và tạo ra 1,36 đồng doanh thu thuần, giảm 0,41 đồng so với năm 2013
tương ứng giảm 23,16%. Điều này chứng tỏ khả năng thu hồi tiền hàng, khả năng
Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

24

MSV 12401348


Luận văn tốt nghiệp
Khoa tài chính
luân chuyển hàng hóa thấp, luân chuyển vốn chậm nên chi phí về vốn tăng lên làm
giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Kỳ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu bị ảnh hưởng bởi số vòng quay vốn
lưu động. Nếu số vòng quay lưu động càng lớn thì thời gian một vòng luân chuyển
càng ngắn, hay vốn lưu động luân chuyển được nhiều lần trong một kỳ, năm 2014
là 264 ngày, tăng 61 ngày so với năm 2013, điều này cho thấy công ty cần nhiều
thời gian để luân chuyển là biểu hiện tiêu cực cho tình hình hoạt động kinh doanh.
Số vòng quay HTK đang có xu hướng giảm qua các năm, năm 2013 hàng tồn

kho của công ty luân chuyển được 7,7 vòng sang năm 2014 vòng quay hàng tồn
kho giảm xuống 6,22 vòng (giảm 1,48 vòng tương ứng giảm 19,22%) so với năm
2013. Số vòng quay hàng tồn kho giảm chứng tỏ việc tiêu thụ hàng tồn kho đang bị
ứ đọng điều này làm cho doanh nghiệp tăng thêm chi phí bảo quản, chi phí lưu kho
và sẽ làm cho doanh nghiệp bị ứ đọng vốn.
Kỳ thu tiền trung bình: Chỉ tiêu này cho biết công ty cần trung bình bao
nhiêu ngày để có thể thu hồi được nợ, năm 2013 công ty chỉ cần 125 ngày để thu
hồi được nợ nhưng đến năm 2014 việc thu hồi nợ diễn ra chậm hơn lên đến 178
ngày ( tăng 53 ngày tương ứng tăng 42,2% ) so với năm 2013, đây là do doanh thu
thuần của năm 2014 giảm 38.779 triệu đồng tương ứng giảm 13,59% so với năm
2013.
Hệ số đảm nhiệm VLĐ: Cho biết 1 đồng doanh thu thuần được tạo ra bởi bao
nhiêu đồng vốn lưu động bình quân, năm 2013 cần 0,56 đồng vốn lưu động bình
quân để tạo ra một đồng doanh thu thuần, nhưng đến năm 2014 cần tới 0,73 đồng
vốn lưu động bình quân tạo ra 1 đồng doanh thu thuần. Hệ số đảm nhiệm VLĐ
tăng lên cho thấy công ty cần nhiều vốn lưu động cho việc tạo ra 1 đồng doanh thu
thuần. Từ đó cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty chưa được nâng cao.
Tỷ suất sinh lời vốn lưu động, năm 2013 là 2,57% và năm 2014 là 1,55%
giảm 1,02% so với năm 2013 tương ứng giảm 36,69%. Điều này cho thấy việc sử
dụng vốn lưu động cho việc tạo ra lợi nhuận chưa được hiệu quả đồng thời cho
thấy công ty đang hoạt động kém hiệu quả hơn với giai đoạn trước.

Đào Thị Hồng: 9LTCD_TC14

25

MSV 12401348



×