Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Quy chế lao động tiền lương công ty xây dựng mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.56 KB, 26 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN ….
…..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---o0o---

-----------o0o----------

Số : ….……/QĐ-TCHC/……

Hà nội, ngày

tháng

năm 201

QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY …….
V/v : Ban hành Quy chế Lao động Tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ….)
Công ty CP ………..

TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY ……….
-

Căn cứ Bộ luật Lao động 2012;

-

Căn cứ Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động;



-

Căn cứ Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ LĐTBXH về việc
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01
năm 2015 của Chính phủ về tiền lương;

-

Căn cứ Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Bộ LĐTBXH về việc
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01
năm 2015 của Chính phủ về hợp đồng, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;

-

Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty …………………….;

-

Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của Công ty;

-

Xét đề nghị của Hội đồng tiền lương Công ty,

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Nay ban hành kèm theo quyết định này “Quy chế Lao động Tiền lương - Công ty cổ
phần …………………… ” ( sửa đổi, bổ sung lần thứ …………).
Điều 2:

-

Quy chế lao động tiền lương này được áp dụng kể từ ngày ….. tháng …. năm 20…. và
thay thế cho Quy chế lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ …..) đang được áp
dụng.

-

Các Phòng ban, Trung tâm Công ty và các Dự án trực thuộc có trách nhiệm tổ chức, triển
khai và thực hiện theo Bản Quy chế này. Phòng Tổ chức hành chính Công ty có trách
nhiệm lập Bảng lương mẫu và hướng dẫn các Phòng ban, Trung tâm, Dự án thực hiện.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Phòng ban, Trung tâm Công ty và các Dự
án trực thuộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

CÔNG TY ………….
Nơi nhận:
- Như điều 3 (để t/h);


-

Lưu P. TCHC.

QUY CHẾ
LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG
(sửa đổi, bổ sung lần thứ …..)
CỦA CÔNG TY CP …………….
(Ban hành kèm theo Quyết định số ..……../QĐ-TCHC/…….. ngày …./…./20…. của
Tổng Giám đốc Công ty CP ………………)


PHẦN I – QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 – Các căn cứ áp dụng
1. Căn cứ Bộ luật Lao động 2012;
2. Căn cứ Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động;
3. Căn cứ Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ LĐTBXH về việc
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01
năm 2015 của Chính phủ về tiền lương;
4. Căn cứ Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Bộ LĐTBXH về việc
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01
năm 2015 của Chính phủ về hợp đồng, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;
5. Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty …………………….;
6. Nội quy lao động và Thỏa ước lao động tập thể của Công ty CP ….;
7. Quy chế lao động tiền lương, sửa đổi bổ sung lần thứ …. của Công ty CP …..
Điều 2 - Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng áp dụng của Quy chế Lao động tiền lương này là toàn thể người lao động đang
làm việc tại Công ty CP …… (sau đây gọi là Công ty ….).
2. Quy chế này được áp dụng trong phạm vi Công ty ….
3. Các Công ty thành viên thuộc Hệ thống ………… nghiên cứu, xây dựng và áp dụng cho
phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị mình.
Điều 3 – Giải thích các Thuật ngữ, định nghĩa:
1. Lãnh đạo Công ty: được hiểu là Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc.
2. Trưởng, phó đơn vị: được hiểu là Giám đốc, Phó Giám đốc ngành dọc, Trưởng, Phó
phòng nghiệp vụ; Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy trưởng của các Dự án.
3. Đơn vị: được hiểu là Trung tâm, Phòng, Ban, và các Dự án.
4. Kế hoạch: được hiểu là Kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính (SX-KT-TC) hàng năm
của các Công ty, Dự án được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua để
làm cơ sở thực hiện và đánh giá theo nguyên tắc:
4.1 Đại hội đồng cổ đông giao các chỉ tiêu kế hoạch cho Ban điều hành Công ty;

4.2 Tổng giám đốc giao chỉ tiêu cho Trưởng các đơn vị.
5. Lợi nhuận: được hiểu là lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
6. Năm kế hoạch: là năm thực hiện kế hoạch SX-KT-TC mà trên cơ sở đó để tính lương,
thưởng và đánh giá các kết quả kinh doanh, đánh giá thành tích cho đơn vị và cá nhân.
Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

2


7. Lương kế hoạch: là tổng mức lương cơ bản và các khoản phụ cấp lương trả cho người
lao động. Lương kế hoạch không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của Đơn vị.
8. Lương năng suất : là mức lương trả cho người lao động dựa trên vị trí chức danh và hiệu
quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
9. Lương thêm giờ : Là khoản lương chênh lệch so với giờ công tiêu chuẩn được trả cho
người lao động khi người lao động được yêu cầu làm thêm ngoài số giờ công tiêu chuẩn
theo Hợp đồng lao động.
10. Tiền thưởng từ quỹ lương: là khoản tiền ngoài tiền lương được nêu trên mà người lao
động được hưởng do có những thành tích trong hoạt động SXKD của đơn vị và được
Lãnh đạo Công ty quyết định khen thưởng từ một phần trong tổng quỹ lương của đơn vị.
11. Thu nhập bình quân : Là thu nhập bình quân tháng của mỗi cá nhân. Được tính bằng
tổng của lương kế hoạch, lương năng suất, lương thêm giờ (nếu có) và các khoản tiền
thưởng (nếu có) của cá nhân trong 1 năm chia cho 12 tháng.
12. Thu nhập bình quân đầu người : Là thu nhập bình quân 1 người/tháng của toàn Công
ty. Là tổng tiền lương, tiền thưởng từ quỹ lương và các khoản trích theo lương của toàn
Công ty chia cho tổng số lao động sử dụng trong tháng của toàn Công ty.
13. Số lao động sử dụng trong tháng : là số lao động có từ 15 ngày công làm việc thực tế
trong tháng trở lên.
14. Số lao động sử dụng trong năm : là tổng số lao động sử dụng trong 12 tháng chia cho
12.
15. Tổng quỹ lương kế hoạch của đơn vị : Là tổng quỹ lương của toàn Công ty trong năm

kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua.
16. Hội đồng tiền lương: Là Hội đồng được thành lập theo quyết định của Tổng giám đốc
Công ty để thực hiện chức năng, nhiệm vụ liên quan đến tiền lương, tiền thưởng và các
chế độ khác của người lao động trong toàn Công ty.

PHẦN II – QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A – QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
Chương I : HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Điều 4 - Hợp đồng lao động không xác định thời hạn (HĐLĐ KXĐTH) :
1. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn được áp dụng với các trường hợp sau đây :
1.1 Được ký kết đối với những CBCNV có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao; đảm

nhận các vị trí cấp cao và các chức vụ quan trọng khác trong Công ty.
1.2 Được ký kết đối với những CBCNV đã hoàn thành 02 hợp đồng lao động xác định
thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng với Công ty và có nguyện vọng tiếp tục được làm
việc tại Công ty.
1.3 Được ký kết đối với những CBCNV làm những công việc có thời hạn trên 36 tháng.
2. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải ký kết bằng văn bản.
Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

3


3. Thời hạn hợp đồng: Không xác định thời điểm kết thúc hợp đồng
4. Người lao động làm việc theo HĐLĐ KXĐTH được hưởng các quyền lợi :
4.1 Công ty đảm bảo việc làm theo đúng trình độ chuyên môn được đào tạo trong suốt quá
trình thực hiện hợp đồng lao động.
4.2 Được hưởng lương và các chế độ đãi ngộ khác quy định trong hợp đồng lao động.
4.3 Đóng BHXH, BHYT, BHTN theo đúng quy định của Nhà nước.
4.4 Khi hết khả năng lao động hoặc đủ thời gian làm việc theo quy định của Bộ luật lao

động và Luật Bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng các chế độ hưu trí theo quy định của
Nhà nước.
4.5 Được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho Công ty biết
trước ít nhất 45 ngày (khoản 3, điều 37 Bộ luật lao động).
Điều 5 - Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng (HĐLĐ
XĐTH) :
1. Công ty đảm bảo việc làm theo đúng trình độ chuyên môn được đào tạo trong suốt quá
trình thực hiện hợp đồng lao động.
2. Được hưởng lương và các chế độ đãi ngộ khác quy định trong hợp đồng lao động.
3. Đóng BHXH, BHYT, BHTN theo đúng quy định của Nhà nước.
4. Khi hết khả năng lao động hoặc đủ thời gian làm việc theo quy định của Bộ luật lao động
và Luật Bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng các chế độ hưu trí theo quy định của Nhà nước.
Điều 6 - Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng (HĐLĐ TV) :
1. Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12
tháng áp dụng cho những công việc có thể hoàn thành trong khoảng thời gian dưới 12 tháng
hoặc để tạm thời thay thế người lao động bị kỷ luật chuyển làm công việc khác có thời hạn,
người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động nghỉ việc vì lý do
khác và hợp đồng với người đã nghỉ hưu.
2. Hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng phải ký kết bằng văn bản.
3. Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động
miệng, nhưng phải bảo đảm nội dung theo qui định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ Luật Lao
động.
4. Hợp đồng lao động ký với người đã nghỉ hưu đang hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng và

người làm việc có thời hạn dưới 03 tháng, thì ngoài tiền lương theo cấp bậc công việc, người
lao động còn được Công ty thanh toán các khoản sau:
4.1 Bảo hiểm xã hội = 16%;
4.2 Bảo hiểm Y tế = 3%;
4.3 Bảo hiểm thất nghiệp = 1%;

Điều 7 - Hợp đồng lao động thử việc (HĐLĐ thử việc) :
Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

4


1. Hợp đồng lao động thử việc được áp dụng với các lao động mới tuyển dụng mà Công ty
cần xác minh năng lực thực tế.
2. Thời hạn hợp đồng: tối đa là 60 ngày đối với các lao động có trình độ từ Cao đẳng trở
lên ; tối đa là 30 ngày đối với các lao động có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân
viên nghiệp vụ và tối đa 6 ngày đối với lao động phổ thông.
3. Người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động thử việc được hưởng các quyền lợi :
3.1 Được hưởng lương và các chế độ đãi ngộ khác quy định trong hợp đồng lao động.
3.2 Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty theo dõi, kiểm tra trình độ, năng lực. Nếu
đạt yêu cầu, Công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng chính thức và hưởng các chế độ theo
quy định của Công ty.
3.3 Trường hợp người lao động chưa đạt yêu cầu, Công ty sẽ ký hợp động đào tạo (nếu có
nhu cầu) để tiếp tục đào tạo trong thời gian nhất định và hưởng mức lương đào tạo
theo thỏa thuận hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
3.4 Bộ phận quản lý trực tiếp có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá trình độ, đạo đức, lối sống
của người lao động trong thời gian thử việc, đề xuất ý kiến tiếp tục ký hợp đồng lao
động, đào tạo thêm hay chấm dứt hợp đồng để trình Tổng Giám đốc Công ty phê
duyệt.
Điều 8 - Hợp đồng đào tạo :
1. Trường hợp Công ty tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc cho Công ty thì Công
ty và người lao động ký kết Hợp đồng đào tạo. Trong trường hợp này, người học không phải
đóng học phí và hợp đồng đào tạo gồm một số nội dung chính sau đây:
1.1Công việc đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo, chương trình đào tạo, giáo

viên, dụng cụ đào tạo, những yêu cầu sau đào tạo.

1.2Mức tiền lương trả cho người học nghề trong thời gian đào tạo.
1.3Những cam kết của người học và Công ty trong và sau khi đào tạo.

2. Nếu người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo trước thời hạn hoặc học
xong không làm việc hay làm việc không đủ thời hạn cam kết đã ghi trong hợp đồng đào tạo
với Công ty thì phải bồi thường phí đào tạo.
3. Phí đào tạo gồm các khoản chi phí tiền lương cho người học trong thời gian đào tạo, phí
cho người dạy học, tài liệu học tập, phòng học, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các
chi phí khác đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho người học. Mức bồi thường do Công ty xác định,
được thoả thuận trước và ghi rõ trong hợp đồng đào tạo.
4. Sau 3 tháng kể từ lúc kết thúc đào tạo mà Công ty không giao kết hợp đồng lao động với
người học nghề, thì người đó có quyền giao kết hợp đồng lao động với đơn vị khác và không
phải bồi thường phí đào tạo.

Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

5


5. Kết thúc thời gian đào tạo Công ty sẽ tiến hành kiểm tra lại trình độ, năng lực của người
lao động kèm theo sự nhận xét, đánh giá, đề xuất của cán bộ chịu trách nhiệm đào tạo để
quyết định có tiếp tục ký hợp đồng lao động hay không.
6. Các trường hợp đạt yêu cầu sau đào tạo sẽ được ký hợp đồng chính thức, được hưởng các
chế độ theo quy định. Đối với trường hợp đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, nếu đạt yêu
cầu sẽ được hưởng quyền lợi cao hơn theo quy định của Công ty.

Chương II: HỒ SƠ LAO ĐỘNG
Điều 9 - Hồ sơ lao động tuyển mới :
1. Hồ sơ đối với lao động là người Việt Nam :


1.1 Đơn xin việc (viết tay hoặc đánh máy)
1.2 Sơ yếu lý lịch tự thuật theo mẫu của Nhà nước (có xác nhận của chính quyền địa
phương).
1.3 Hồ sơ ứng tuyển theo mẫu riêng của Công ty
1.4 Bản sao công chứng Giấy khai sinh, Giấy khám sức khoẻ có thời hạn không quá 6
tháng.
1.5 Bản sao công chứng các văn bằng chứng chỉ.
1.6 Bản sao công chứng Bảng điểm hoặc Học bạ.
1.7 03 ảnh thẻ cỡ 3 x 4 (chụp trong thời gian gần nhất).
Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

6


1.8 Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân và hộ khẩu.
1.9 Bản sao công chứng các giấy tờ liên quan đến quá trình công tác tại các đơn vị trước
đây.
1.10 Các hồ sơ trên được đựng trong phong bì cỡ 24 x 30, ngoài bì đề rõ: Họ tên, địa chỉ, số
điện thoại liên lạc và các giấy tờ kèm theo.
2. Hồ sơ đối với lao động là người nước ngoài :

Người lao động nước ngoài muốn vào Việt Nam (Công ty) làm việc phải nộp 02 (hai) bộ
hồ sơ xin làm việc cho Công ty. Mỗi bộ hồ sơ gồm có:
2.1 Đơn xin làm việc theo mẫu quy định của Công ty;
2.2 Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người lao động cư trú
cấp. Trường hợp người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam từ 06 (sáu) tháng trở lên thì
sử dụng phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp của Việt Nam nơi người nước ngoài
đang cư trú cấp.
2.3 Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài quy định tại tiết c khoản 1 Điều 5 của Nghị
định số 105/2003/NĐ-CP thực hiện theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư số

04/2004/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2004 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị
định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17/9/2003 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý lao
động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và có dán ảnh của người nước ngoài.
2.4 Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài đang
cư trú ở Việt Nam thì giấy chứng nhận sức khoẻ cấp theo quy định của Bộ Y tế Việt
Nam;
2.5 Bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người nước ngoài bao gồm:
Bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ hoặc giấy chứng nhận về trình độ chuyên môn
tay nghề của người lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định
của nước đó.
Đối với người lao động nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống
hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà
không có chứng chỉ thì phải có văn bản nhận xét về trình độ chuyên môn, tay nghề và
trình độ quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận;
2.6 Ba ảnh màu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai,
không đeo kính), ảnh chụp không quá 01 (một) năm.
2.7 Các giấy tờ trong hồ sơ xin làm việc nêu trên do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc
công chứng, chứng thực phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật
Việt Nam và dịch ra tiếng Việt Nam; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy
định của pháp luật Việt Nam.
2.8 Phòng TCHC Công ty lưu giữ hồ sơ lao động của tất cả người lao động trong Công ty
đảm bảo tính khoa học, dễ nhận biết, dễ tìm kiếm và an toàn.
Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

7


Chương III: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Điều 10 - Thời gian làm việc :
1. Khối Văn phòng Công ty:

1.1Thời gian làm việc được quy định 7,5 giờ/ngày ; làm việc 5 ngày/tuần (nghỉ ngày Chủ

Nhật và 3 ngày Thứ Bảy của 3 tuần đầu tiên của tháng).
a. Sáng

: 08 giờ 00 - 12 giờ 00

b. Chiều

: 13 giờ 00 - 16 giờ 30

1.2Ngày Thứ Bảy, các Phòng ban, Trung tâm vẫn có thể phải làm việc theo yêu cầu của
công việc.
1.3Người lao động làm việc 8h liên tục được nghỉ 30 phút, tính vào giờ làm việc.

1.4Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương bao gồm:
a.Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc;
b.Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất của công việc;
Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

8


c.Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao
động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người;
d.Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng
tuổi;
e.Thời giờ nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với người lao động nữ trong thời gian hành
kinh;
f.Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của Công ty;

g.Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
h.Thời giờ hội họp, học tập do yêu cầu của Công ty hoặc được Công ty cho phép.
2. Khối Công trường:
Thời gian cụ thể do Quản lý Dự án quy định theo yêu cầu tiến độ của công việc và đặc
thù của từng Dự án nhưng phải phù hợp với quy định Bộ Luật Lao động.
Điều 11 - Thời gian làm thêm giờ:
1. Là thời gian làm ngoài 8 giờ tiêu chuẩn theo yêu cầu của Công ty. Giờ làm thêm chỉ được
tính khi công nhân làm thêm giờ theo kế hoạch mà Dự án lập lên có sự phê duyệt của
Ban Tổng Giám đốc. Trong kế hoạch làm thêm giờ phải nêu rõ công việc làm thêm giờ,
đối tượng làm thêm giờ, số lượng và thời gian làm thêm giờ dự kiến …
2. Thời giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi
ngày đối với từng loại công việc. Trong trường hợp quy định thời giờ làm việc theo tuần
thì tổng cộng thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm trong một ngày không
vượt quá 12 giờ. Tổng số thời giờ làm thêm trong một năm không vượt quá 200 giờ, trừ
các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm không quá 200
giờ trong một năm theo quy định tại khoản 2 Điều này trong các trường hợp sau:
3.1 Xử lý sự cố trong sản xuất;
3.2 Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn;
3.3 Xử lý kịp thời các hạng mục của công trình xây dựng hoặc các sản phẩm khác do yêu
cầu nghiêm ngặt của công nghệ không thể bỏ dở được;
3.4 Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị
trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời được.
4. Trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm, được quy định
như sau:
4.1 Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản xuất hoặc gia công hàng xuất
khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thuỷ sản nếu phải giải quyết
công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất hoặc do tính
chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước thì được làm
thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, nhưng phải thực hiện đúng các quy

định sau:
Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

9


4.2 Phải thoả thuận với người lao động;
4.3 Nếu người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên thì Đơn vị phải bố trí cho họ
được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc, ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca
làm việc bình thường;
4.4 Trong 7 ngày liên tục, Đơn vị phải bố trí cho người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ
liên tục.
5. Trong trường hợp phải khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn,
dịch bệnh trong phạm vi Công ty thì được phép huy động làm thêm giờ vượt quá quy
định tại khoản 2 của Điều này, nhưng phải được sự thỏa thuận của người lao động.
6. Thời gian làm thêm giờ ngoài 8 giờ tiêu chuẩn do CBCNV tự nguyện làm nhằm nâng cao
thu nhập, không do yêu cầu của Công ty chỉ được tính lương theo ngày công bình
thường. CBCNV nào muốn làm thêm giờ nhằm nâng cao thu nhập thì phải có đơn xin
làm thêm giờ và cam kết chấp nhận hình thức trả lương trên mà không có quyền đòi hỏi
gì thêm.
7. Khi làm thêm giờ thì phải có phiếu báo làm thêm giờ. Trong phiếu phải ghi rõ là làm
thêm theo hình thức tự nguyện hay theo yêu cầu của Công ty.
Điều 12 - Thời giờ nghỉ ngơi:
1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ/ngày được nghỉ ít nhất 30 phút với ca ngày và 45
phút với ca đêm. Làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca
khác.
2. Mỗi tuần làm việc được nghỉ ít nhất 01 ngày (24 giờ).
3. Thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo quy định của Bộ luật Lao động :
3.1 Tết Dương lịch (Mùng 1 Tháng 1)


:

01 ngày.

3.2 Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) :

01 ngày.

3.3 Ngày Chiến thắng (30-4)

:

01 ngày.

3.4 Ngày Quốc tế lao động (1-5)

:

01 ngày.

3.5 Ngày Quốc khánh (2-9)

:

01 ngày.

3.6 Tết Âm lịch

:


04 ngày (01 ngày cuối năm, 03 ngày đầu năm).

4. Những ngày nghỉ nói trên nếu trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày
tiếp theo.
5. Riêng Tết Âm lịch, Tổng Giám đốc có thể quyết định cho nghỉ nhiều hơn số ngày quy
định ở trên nhưng vẫn được hưởng nguyên lương.
6. Việc tính công cho những ngày nghỉ Tết Âm lịch như sau:
6.1 Đối với CBCNV về nghỉ Tết Âm lịch :
a. Được nghỉ 04 ngày theo quy định tại khoản 3 Điều này
b. Được nghỉ thêm 03 ngày đi đường (đối với DA phía Nam từ Đà Nẵng trở vào), 02
ngày đi đường (đối với DA phía Bắc từ Thừa Thiên Huế trở ra).

Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

10


c. Được nghỉ thêm 02 ngày nghỉ tính cho những cán bộ về dự Đại hội tổng kết cuối
năm.
d. Các ngày nghỉ trên được hưởng nguyên lương.
e. Các ngày nghỉ còn lại trong dịp Tết Nguyên đán không được hưởng lương.
6.2 Đối với CBCNV ở lại trực Tết:
a.Được tính làm thêm giờ trong 04 ngày nghỉ Tết theo quy định, mức lương làm thêm
giờ bằng 300% mức lương ngày thường.
b. Những ngày nghỉ còn lại trong dịp Tết không được hưởng lương.
c.Nếu người lao động được bố trí nghỉ bù sau thời gian trực Tết thì không được hưởng
lương làm thêm giờ mà chỉ được hưởng lương như ngày thường. Thời gian nghỉ bù
được tính như thời gian nghỉ không hưởng lương.
7. Nghỉ phép năm: Người lao động làm việc liên tục đủ 01 năm (đủ 12 tháng) thì được nghỉ
phép 12 ngày đối với lao động làm việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày đối với lao

động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày đối với lao động đặc biệt nặng nhọc, độc
hại. Danh mục công việc nặng nhọc độc hại do Bộ lao động thương binh xã hội quy định
thực hiện và thống nhất chung trên toàn quốc.
8. Nghỉ việc riêng có hưởng lương : Người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên
lương trong các trường hợp sau đây :
8.1 Bản thân kết hôn

: 03 ngày.

8.2 Con kết hôn

: 01 ngày.

8.3 Người thân chết

: 03 ngày (bố mẹ cả bên vợ, bên chồng, vợ, chồng, con).

9. Nghỉ khác có hưởng lương : Tổng Giám đốc Công ty có thể quyết định cho CBCNV
được nghỉ mà vẫn hưởng nguyên lương trong các sự kiện đặc biệt của Công ty. Số ngày
nghỉ sẽ được quy định cụ thể trước mỗi sự kiện trên.
10. Nghỉ không hưởng lương : Người lao động có thể thoả thuận với Công ty để được nghỉ
không hưởng lương, nhưng phải được người sử dụng lao động đồng ý. Thời gian nghỉ sẽ
do hai bên thỏa thuận những không làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Công ty.

PHẦN B – TIỀN LƯƠNG
Chương I : CƠ CẤU TIỀN LƯƠNG

Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

11



Điều 13 – Nguyên tắc của hệ thống tiền lương Công ty:
1. Mang tính toàn diện : bao gồm tiền lương cơ bản, phụ cấp lương, lương thêm giờ, lương
bổ sung, lương hiệu quả công việc và tiền thưởng.
2. Đề cập tới mức lương và cơ cấu tiền lương
3. Phản ánh giá trị công việc
4. Tính đến mức lương trên thị trường lao động
5. Tính đến yếu tố biến độ của giá cả sinh hoạt
6. Bao gồm cơ chế thưởng
7. Căn cứ vào kết quả làm việc của người lao động
8. Có sự tham gia của Công đoàn vào việc xây dựng Quy chế Lao động tiền lương.
Điều 14 – Hình thức trả lương:
- Công ty sử dụng kết hợp hai hình thức trả lương là : Trả lương theo thời gian (Lương Kế
hoạch) và Trả lương theo sản phẩm (Lương Năng suất).
- Lao động thuộc khối Văn phòng Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian ; lao
động thuộc khối Dự án áp dụng kết hợp hai hình thức trả lương theo thời gian và trả
lương theo kế hoạch:
Điều 15 - Thu nhập của người lao động:
- Là tổng tiền lương mà người lao động nhận được trong tháng căn cứ vào số ngày công
làm việc và kết quả làm việc trong tháng.
- Công thức tính tổng thu nhập:
Tổng thu nhập hàng tháng của lao động i được tính bởi công thức sau :
(TN)i = (Lkh)i + (Lns)i + Pi+ (Ltg)i + (Lbs)i + Tthi + Pti + Tni + (Lcv)i – KTi
Trong đó:
+ TNi

: Là thu nhập của người lao động i

+ (Lkh)i


: Là lương kế hoạch của người lao động i

+ (Lns)i

: Là lương năng suất của người lao động i

+ Pi

: Là lương nghỉ phép của người lao động i

+ (Ltg)i

: Là lương thêm giờ của người lao động i trong trường hợp làm thêm giờ

+ (Lbs)i

: Là khoản lương bổ sung (nếu có) của người lao động i

+ (Tth)i

: Là khoản tiền thưởng từ quỹ lương của người lao động i

+ (Pt)i

: Là lương phối thuộc của người lao động i

+ (Tn)i

: Là khoản tiền thâm niên của người lao động i khi làm việc đủ 12 tháng


tính từ khi bắt đầu làm việc tại Công ty.
+ (Lcv)i

: Là lương chờ việc của người lao động i

+ KTi

: Là các khoản khấu trừ hàng tháng của người lao động i

Điều 16 - Lương Kế hoạch
1. Là tổng lương thời gian và các khoản phụ cấp lương mà người lao động nhận được hàng
tháng trên cơ sở số ngày công thực tế làm việc trong tháng.
Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

12


2. Các khoản cấu thành lương kế hoạch :

2.1 Lương cơ bản (Lcb) = Lương tối thiểu (Ltt) x Hệ số bậc lương (Hs)
a. Lương tối thiểu (Ltt): Được Công ty áp dụng tại từng thời điểm theo mức lương tối
thiểu do Nhà nước quy định.
b. Hệ số bậc lương (Hs): Công ty áp dụng Hệ số bậc lương cơ bản (Hệ số bậc lương
đóng BHXH) trong Thang bảng lương do Công ty xây dựng đã được đăng ký với Sở
Lao động Thương binh xã hội thành phố Hà Nội.
2.2 Phụ cấp dự án (PCDA): Công ty áp dụng và chi trả khoản phụ cấp theo lương cho
từng dự án căn cứ theo quy định của Nhà nước và điều kiện thực tế của từng dự án.
2.3 Phụ cấp chức vụ, trách nhiệm: Phụ cấp chức vụ, trách nhiệm là khoản phụ cấp để bổ
sung lương cho CBCNV giữ những chức vụ chủ chốt trong Công ty (trừ các vị trí

trong Ban Tổng Giám đốc Công ty) hoặc kiêm nhiệm thêm công việc của một bộ phận
khác, của người khác ngoài công việc chính hoặc trong thời gian do CBCNV nghỉ chế
độ, chuyển công tác mà chưa bổ sung được người thay thế. Mức phụ cấp chức vụ,
trách nhiệm do Tổng Giám đốc quy định đối với từng vị trí chức danh cụ thể tại từng
thời điểm.
2.4 Phụ cấp Thâm niên : là khoản phụ cấp được chi trả để ghi nhận những cống hiến và
gắn bó của người lao động đối với Công ty. Người lao động làm việc đủ 12 tháng công
tác sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên. Mỗi tháng làm việc, người lao động sẽ được
hưởng 1 khoản tiền nhất định do Công ty quy định. Mức phụ cấp thâm niên hàng
tháng sẽ do Tổng giám đốc quyết định và ban hành cụ thể tại từng thời điểm.
2.5 Phụ cấp ăn ca : Công ty áp dụng mức ăn ca cho người lao động căn cứ theo quy định
của Nhà nước. Mức phụ cấp tiền ăn ca hàng tháng tối đa cho một người không vượt
quá tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
3. Công thức tính lương kế hoạch:

((Lcb)i + ∑(PCLi))
(Lkh)i =

x Ntti
Nkh

Trong đó:
+

(Lkh)i

: Là lương kế hoạch của người lao động i

+


(Lcb)i

: Là lương cơ bản của người lao động i

+

PCLi

: Là các khoản phụ cấp tiền lương của người lao động i

+

Nkh

: Là số ngày công kế hoạch theo quy định của Công ty. Đối với lao động trực tiếp

Nkh = 26 ngày công; đối với lao động gián tiếp văn phòng công ty, Nkh = 22 ngày công; đối với
lao động gián tiếp khối công trường, Nkh = 30 ngày công.
+

Ntti

: Là số ngày công làm việc thực tế của người lao động i

Điều 17 - Lương năng suất của các Dự án
1. Là khoản tiền lương mà người lao động nhận được hàng tháng trên cơ sở kết quả SXKD
của Dự án và hiệu quả làm việc của người lao động trong tháng.
Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

13



2. Công thức tính lương năng suất :

∑Lns
(Lns)i =

x (Hnsi x Hhti)
∑(Hnsi x Hhti)

Trong đó:

+(Lns)i : Là lương năng suất của người lao động i
+(∑Lns) : Là tổng Quỹ lương năng suất của Dự án nhận được hàng tháng căn cứ trên kết
quả sản lượng mà Dự án thực hiện được so với chỉ tiêu sản lượng kế hoạch được Tổng
Giám đốc giao hàng tháng.
+Hnsi : Là hệ số bậc lương năng suất của người lao động i được quy định trong Thang
bảng lương của Công ty.
+Hhti : Là hệ số hoàn thành nhiệm vụ của người lao động i được Chỉ huy trưởng Dự án
phê duyệt trên cơ sở đánh giá và bình bầu của các Ca, Tổ, Đội tại Dự án. Hht = 1, Hht > 1
hoặc Hht < 1 tương ứng với Hoàn thành, Hoàn thành xuất sắc hoặc Không hoàn thành
nhiệm vụ.
3. Quỹ lương năng suất :
3.1 Khái niệm : Là tổng số tiền lương năng suất mà các Dự án nhận được tương ứng với
sản lượng và giá trị sản lượng mà các Dự án thực hiện được trong tháng.
3.2 Đối tượng và phạm vi áp dụng : Tính lương năng suất theo sản lượng thi công được áp
dụng đối với tất cả người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn
từ 03 tháng trở lên tại các Dự án trực thuộc Công ty.
3.3 Cách xác định Quỹ lương năng suất :
a. Giao Kế hoạch lương Năng suất :

- Trung tâm QLDA Công ty xác định kế hoạch sản lượng thi công, đơn giá tiền
lương và tổng mức tiền lương năng suất tương ứng cho các Dự án hàng tháng.
- Trình TGĐ Công ty xem xét, phê duyệt và banh hành bằng văn bản đến các đơn vị
trước ngày 25 hàng tháng thông qua hình thức gửi fax hoặc gửi email.
- Cơ sở giao kế hoạch : Đơn giá hợp đồng, chi phí nhân công theo hợp đồng, tiến độ
thi công theo hợp đồng, tiến độ thi công thực tế và năng lực của từng Dự án.
b. Quy trình xác định Quỹ lương Năng suất :
- Các Dự án gửi báo cáo kết quả SXKD hàng tuần về Trung tâm QLDA để tổng hợp
và đánh giá hiệu quả SXKD.
- Các Dự án gửi báo cáo quản trị hàng tháng về Trung tâm QLDA trước ngày Mùng
5 hàng tháng để tổng hợp báo cáo và đánh giá hiệu quả SXKD.
- Trung tâm QLDA căn cứ vào kết quả SXKD hàng tháng của các Dự án, lập Bảng
tổng hợp, phân tích, đánh giá hiệu quả SXKD và báo cáo Tổng Giám đốc Công ty
Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

14


trước ngày 15 hàng tháng để phê duyệt Quỹ lương Năng suất hàng tháng của Dự
án trên cơ sở phê duyệt hệ số điều chỉnh quỹ lương năng suất hàng tháng. Tổng
Giám đốc Công ty hoặc người được TGĐ ủy quyền là người phê duyệt hệ số điều
chỉnh và Quỹ lương Năng suất của các Dự án trong tháng.
c. Hệ số điều chỉnh lương Năng suất (Hđc):
- Là tỉ lệ % Quỹ lương Năng suất thực nhận so với Quỹ lương năng suất kế hoạch mà
các Dự án được hưởng căn cứ vào kết quả hoàn thành kế hoạch SXKD của các Dự
án hàng tháng.
- Hđc có thể bằng 100% nếu đạt kế hoạch; nhỏ hơn 100% nếu không đạt kế hoạch và
lớn hơn 100% nếu vượt chỉ tiêu kế hoạch SXKD.
- Sau khi Hđc được phê duyệt, Phòng TCHC gửi kết quả bằng văn bản cho các Dự án
để tính lương năng suất và lương thu nhập cho người lao động.

- Phòng Tổ chức hành chính kết hợp với Trung tâm Quản lý Dự án để xây dựng cách
xác định Hđc lương năng suất căn cứ vào kết quả SXKD của các Dự án và trình
Tổng giám đốc xem xét, phê duyệt, ban hành.
- Kết quả SXKD của các Dự án cũng là cơ sở để xét thưởng A, B, C cho Dự án và
người lao động của Dự án.
4. Hệ số hoàn thành nhiệm vụ (Hht) :
4.1 Khái niệm : Là tỉ lệ (%) hoàn thành nhiệm vụ được giao của người lao động. Tỉ lệ này
được Chỉ huy trưởng Dự án phê duyệt trên cơ sở đánh giá và bình bầu của các Ca, Tổ,
Đội tại Dự án. Hht = 1, Hht > 1 hoặc Hht < 1 tương ứng với Hoàn thành, Hoàn thành
xuất sắc hoặc Không hoàn thành nhiệm vụ:
4.2 Cách xác định Hht :
a. Đối với Ban chỉ huy Dự án : Hht được xác định bằng với Hđc (Hht = Hđc). Bởi
Ban chỉ huy Dự án chịu trách nhiệm điều hành, chỉ đạo hoạt động SXKD của Dự
án. Do vậy, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Dự án gắn liền với kết
quả SXKD của Dự án.
b. Đối với các lao động khác của Dự án : Chỉ huy trưởng chủ trì tổ chức việc nhận xét,
đánh giá, bình bầu và xác định Hht cho từng người để làm căn cứ tính lương năng
suất cho từng cá nhân.
c. Ca trưởng, Đội trưởng, Tổ trưởng, Xưởng trưởng và Trưởng các Bộ phận của Dự
án thực hiện việc nhận xét, đánh giá, bình bầu và xác định Hht cho từng cá nhân
thuộc Bộ phận mình sau đó trình Chỉ huy trưởng phê duyệt để làm căn cứ tính
lương cho người lao động.
d. Thời gian hoàn thành việc đánh giá và xác định Hht từ ngày 26 của tháng trước
đến ngày 05 của tháng sau.
4.3 Tiêu chí đánh giá để xác định Hht :
- Phòng TCHC Công ty xây dựng quy chế và biểu mẫu đánh giá nhân viên của Dự án
theo phương pháp tính điểm và dựa trên 5 tiêu chí chủ yếu sau đây :
a. Số ngày công làm việc.
b. Tinh thần trách nhiệm với công việc được giao.
c. Kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

15


d. Chấp hành nội quy lao động của Công ty và các quy định của Dự án
e. Chấp hành mệnh lệnh cấp trên.
- Các Dự án căn cứ vào quy chế này để đánh giá và xác định Hht của từng cá nhân
làm cơ sở xác định lương năng suất.
Điều 18 – Lương năng suất của Văn phòng Công ty
1. Là khoản tiền lương mà người lao động nhận được hàng tháng trên cơ sở chức vụ đảm
nhận, vị trí lương năng suất, kết quả làm việc và số ngày công làm việc thực tế của người
lao động.
2. Công thức tính lương năng suất :

((Mns)i x (Hns)i) x Hhti
(Lns)i =

x Ntti
Nkh

Trong đó:

+(Lns)i : Là lương năng suất của người lao động i
+(Mns)i : Là mức lương năng suất dùng để tính lương năng suất của người lao động i
+(Hns)i : Là hệ số bậc lương năng suất của người lao động i
+(Hht)i : Là hệ số hoàn thành nhiệm vụ của người lao động i được người quản lý trực tiếp
phê duyệt trên cơ sở đánh giá và bình bầu của các Phòng ban, Trung tâm. Hht = 1, Hht >
1 hoặc Hht < 1 tương ứng với Hoàn thành, Hoàn thành xuất sắc hoặc Không hoàn thành
nhiệm vụ.

+Nkh

: Là số ngày công kế hoạch theo quy định của Công ty. Đối với lao động thuộc

Văn phòng Công ty, Nkh = 22 công.
+Ntti

: Là số ngày công làm việc thực tế của người lao động i

3. Điều chỉnh bậc lương năng suất :
- Bậc lương năng suất của từng cá nhân được thay đổi theo quyết định của Tổng Giám đốc
(tăng lên hoặc gảm xuống) trên cơ sở đề nghị của Trưởng đơn vị tại từng thời điểm tuỳ
thuộc vào mức độ phức tạp của công việc và kết quả hoàn thành công việc của từng cá
nhân tại thời điểm đó.
4. Hệ số hoàn thành nhiệm vụ (Hht):
4.1 Khái niệm, tiêu chí đánh giá nhân viên và cách xác định Hht được áp dụng tương tự
như quy định tại Khoản 4, Điều 18 của Quy chế này.
4.2 Đối với CBCNV khối Văn phòng Công ty, ở thời điểm hiện tại, khi chưa xây dựng
được Quy chế đánh giá nhân viên làm căn cứ xác định Hht thì hệ số hoàn thành nhiệm
vụ được tính bằng 1 (Hht = 1). Sau khi xây dựng xong, các Phòng ban Trung tâm phải
thực hiện đánh giá nhân viên định kỳ hàng tháng để xác định lương năng suất.
Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

16


4.3 Phòng Tổ chức hành chính chủ trì kết hợp với Trung tâm Quản lý Dự án để xây dựng
quy chế đánh giá nhân viên làm cơ sở xác định Hht và trình Tổng giám đốc phê duyệt
ban hành áp dụng trong năm 2011.
Điều 19 - Lương phối thuộc (Lpt):

1. Lương phối thuộc : Là tiền lương trả cho người lao động khi làm các công việc khác
không thuộc chuyên môn, nhiệm vụ chính được giao. Mức lương của 1 ngày công phối
thuộc bằng 50% mức lương (theo cấp bậc, chức vụ) của công việc chính.
2. Việc chấm công phối thuộc chỉ áp dụng đối với công nhân lái xe, lái máy, công nhân kỹ
thuật khi được yêu cầu đi làm công việc phổ thông có yêu cầu tay nghề, kỹ thuật thấp
hơn.
3. Công thức tính lương phối thuộc :
(Lpt)i = (L1KH)i x Npti x Hpt
Trong đó:
+ Lpti

: Là tiền lương phối thuộc của người lao động i

+ (L1KH)i

: Là tiền lương của 1 ngày công tiêu chuẩn của người lao động i

+ (Npt)i

: Là số ngày công phối thuộc của người lao động i

+ Hpt

: Là hệ số tiền lương phối thuộc so với lương chính (Hpt = 0,5)

Điều 20 – Lương chờ việc (Lcv):
1. Lương chờ việc : Là tiền lương trả cho người lao động khi phải ngừng việc do những yếu
tố thời tiết, yếu tố bất khả kháng gây nên hoặc do Công ty, Dự án không ứng đủ điều kiện
thi công. Công ty sẽ chấp nhận trả lương cho người lao động trong những ngày nghỉ chờ
việc này. Mức lương của 1 ngày công chờ việc bằng 70% mức lương cơ bản.

2. Công thức tính lương chờ việc :
(LCB)i
(Lcv)i =

x Ncvi
Nkh

Trong đó:
+ Lcvi

: Là tiền lương chờ việc của người lao động i

+ (LCB)i

: Là tiền lương cơ bản của người lao động i

+ (Ncv)i

: Là số ngày công chờ việc của người lao động i

+ Nkh

: Là số ngày công kế hoạch theo quy định của Công ty. Đối với lao động

trực tiếp thuộc Dự án, Nkh = 26 công.
Điều 21 - Lương thêm giờ (Ltg):
1. Lương thêm giờ được trả cho người lao động trong trường hợp người lao động được
Công ty yêu cầu làm việc ngoài thời gian làm việc hàng ngày, làm việc trong ngày nghỉ
hàng tuần và làm việc trong các ngày nghỉ được hưởng nguyên lương theo quy định tại
Khoản 3, Điều 13 của Quy chế này.

Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

17


2. Đối với lao động gián tiếp được hưởng lương theo thời gian, thì không áp dụng trả lương
làm thêm giờ.
3. Đối với khối lao động trực tiếp tại các Dự án hưởng lương theo sản phẩm, lương khoán,
thì người lao động được trả lương làm thêm giờ khi Công ty có yêu cầu làm thêm số
lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc
làm trong giờ tiêu chuẩn hoặc trong tháng kế hoạch.
4. Người lao động làm thêm giờ nói tại khoản 3 Điều này được trả lương làm thêm giờ theo
đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của công việc đang làm như sau:
4.1 Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
4.2 Vào ngày nghỉ hàng tuần quy định tại Khoản 2, Điều 13 của Quy chế này, ít nhất bằng
200%;
4.3 Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương quy định tại Khoản 3, Điều 13 của Quy chế
này, ít nhất bằng 300%.
5. Trường hợp làm thêm giờ nếu người lao động được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì
Công ty chỉ phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm,
nếu làm thêm giờ vào ngày bình thường; 100%, nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng
tuần; 200%, nếu làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương.
Điều 22 - Tiền lương trong thời gian nghỉ có hưởng lương:
1. Trong thời gian nghỉ các ngày lễ có hưởng lương quy định tại Khoản 3, Điều 13 của Quy
chế này, nếu Công ty yêu cầu Dự án làm việc bình thường thì người lao động được hưởng
lương thêm giờ theo quy định tại Điểm 4.3, Khoản 4, Điều 22 của Quy chế này. Nếu
Công ty không yêu cầu làm việc trong những ngày lễ này nhưng Dự án muốn làm thêm
nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động thì phải có văn bản gửi về Công ty trình
Tổng giám đốc phê duyệt. Trong trường hợp này, người lao động không được tính hưởng
lương làm thêm giờ.

2. Nếu người lao động được bố trí nghỉ bù cho những ngày làm việc trong những ngày nghỉ
có hưởng lương thì người lao động được trả lương chênh lệch theo quy định tại Khoản 5,
Điều 22 của Quy chế này.
Điều 23 - Lương bổ sung (Lbs):
1. Là khoản tiền lương mà người lao động nhận được ngoài tiền lương chính hàng tháng
nhân dịp các ngày Lễ lớn của dân tộc, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán nhằm động
viên và khuyến khích người lao động làm việc tích cực hơn.
2. Mức lương được ấn định tuỳ theo từng thời điểm phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh
doanh của Công ty. Cách tính lương bổ sung cho từng người sẽ được quy định cụ thể theo
quyết định của Tổng giám đốc tại từng thời điểm cụ thể.
Điều 24 - Thưởng từ quỹ lương:
1. Thưởng A, B, C
1.1 Mục đích : Khuyến khích động viên kịp thời những lao động có thành tích tốt trong
công việc, góp phần nâng cao năng suất lao động của người lao động.
1.2 Phạm vi, đối tượng áp dụng : Thưởng A, B, C được áp dụng cho những lao động làm
việc tại các Dự án.

Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

18


1.3 Căn cứ xét thưởng : Dựa trên hiệu quả SXKD (có lãi) của các Dự án và mức độ hoàn
thành công việc của người lao động.
1.4 Nguyên tắc : Mức A > Mức B > Mức C.
1.5 Hình thức thưởng : Thưởng bằng tiền mặt cho những cá nhân có thành tích cao trong
công việc.
1.6 Nguồn thưởng : Số tiền thưởng được trích từ Quỹ tiền lương kế hoạch của Công ty.
1.7 Tổng Giám đốc quyết định tổng mức tiền thưởng A,B,C hàng tháng của các Dự án căn
cứ vào hiệu quả SXKD của các Dự án.

1.8 Chỉ huy trưởng Dự án quyết định mức A, hoặc B hoặc C cho người lao động.
1.9 Tiêu chí xác định mức A, B, C :
a. Mức A : Cá nhân đạt thành tích đặc biệt xuất sắc trong hoạt động SXKD của Dự
án, cụ thể :
- Hoàn thành đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ được giao về sản lượng, tiến độ mà Chỉ
huy trưởng hoặc Ca trưởng giao hoặc có những đóng góp đặc biệt xuất sắc góp
phần giúp Dự án hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Chấp hành tốt Nội quy, quy định của Công ty và quy định của Dự án.
b. Mức B : Cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động SXKD của Dự án, cụ thể :
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao về sản lượng, tiến độ mà Chỉ huy
trưởng hoặc Ca trưởng giao hoặc có những đóng góp quan trọng góp phần giúp
Dự án hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Chấp hành tốt Nội quy, quy định của Công ty và quy định của Dự án.
c. Mức C : Cá nhân hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động SXKD của Dự án, cụ thể :
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao về sản lượng, tiến độ mà Chỉ huy trưởng hoặc
Ca trưởng giao hoặc có những đóng góp tích cực giúp Dự án hoàn thành nhiệm
vụ.
- Chấp hành tốt Nội quy, quy định của Công ty và quy định của Dự án.
1.10 Thẩm quyền thưởng A, B, C :
a. Tại các Dự án : Chỉ huy trưởng Dự án có quyền đánh giá và quyết định các mức A,
B, C cho người lào động trên cơ sở đánh giá, bình bầu và đề nghị của Trưởng bộ
phận, Ca trưởng, Đội trưởng, Xưởng trưởng.
b. Sau khi quyết định mức A, B, C ; Chỉ huy trưởng dự án sẽ quyết định số tiền
thưởng cho các cá nhân đạt các mức A, B, C và tổ chức khen thưởng trước toàn thể
Dự án.
2. Thưởng đột xuất.
2.1 Khái niệm :
- Là khoản tiền thưởng cho tập thể hoặc cá nhân dựa trên những thành tích xuất sắc
vượt bậc trong hoạt động SXKD mà Tổng Giám đốc xét thấy cần khen thưởng để
động viên, khuyến khích kịp thời.

2.2 Phạm vi, đối tượng áp dụng : Thưởng đột xuất được áp dụng cho tất những cá nhân
hoặc tập thể có thành tích xuất sắc đang làm việc tại các đơn vị trong toàn Công ty.
2.3 Căn cứ xét thưởng : Dựa trên thành tích xuất sắc trong hoạt động SXKD hoặc những
sáng kiến, cải tiến mang lại lợi ích cho Công ty của tập thể hoặc cá nhân.
Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

19


2.4 Nguyên tắc : Thưởng công khai, kịp thời, chính xác và thỏa đáng.
2.5 Hình thức thưởng : Thưởng bằng tiền mặt.
2.6 Nguồn thưởng : Số tiền thưởng được trích từ Quỹ tiền lương kế hoạch của Công ty.
2.7 Mức thưởng đột xuất: Tổng Giám đốc sẽ quyết định mức thưởng đột xuất cụ thể cho
cá nhân hoặc tập thể căn cứ theo thành tích đạt được của cá nhân và tập thể đó.
2.8 Quy trình, thủ tục xét Thưởng đột xuất :
a. Các đơn vị lập báo cáo thành tích của cá nhân hoặc tập thể kèm theo tờ trình đề

nghị xét thưởng đột xuất trình Tổng Giám đốc Công ty.
b. Hội đồng tiền lương chủ trì kết hợp với Trung tâm Quản lý dự án Công ty để phân

tích, đánh giá hiệu quả của thành tích mà cá nhân hoặc tập thể đạt được, trình Tổng
Giám đốc xét duyệt.
c. Phòng Tổ chức hành chính căn cứ ý kiến phê duyệt của Tổng Giám đốc, làm quyết

định thưởng đột xuất cho cá nhân hoặc tập thể.
d. Phòng Tài chính Kế toán căn cứ quyết định thưởng để làm các thủ tục chi thưởng

đột xuất cho cá nhân hoặc tập thể.
Điều 25 - Các khoản khấu trừ lương hàng tháng:
1. BHXH : Theo quy định hiện hành của Nhà nước (áp dụng với cán bộ, công nhân viên

tham gia BHXH bắt buộc theo quy định hiện hành của Nhà nước). Người lao động đóng
phí BHXH 6% trên lương cơ bản (Lcb) và Công ty đóng 16% phí BHXH trên Lcb.
2. BHYT : Theo quy định hiện hành của Nhà nước (áp dụng với cán bộ, công nhân viên
tham gia BHXH bắt buộc theo quy định hiện hành của Nhà nước). Người lao động đóng
phí BHYT 1,5% trên Lcb và Công ty đóng 3% phí BHYT trên Lcb.
3. BHTN: Theo quy định hiện hành của Nhà nước (áp dụng với cán bộ, công nhân viên
tham gia BHXH bắt buộc theo quy định hiện hành của Nhà nước). Người lao động đóng
phí BHTN 1% trên Lcb và Công ty đóng 1% phí BHTN trên Lcb.
4. Thuế thu nhập cá nhân: Thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao được khấu
trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11
năm 2007 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ Hai ; Nghị định
số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Thuế thu nhập cá nhân và Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
5. Các khoản khấu trừ khác theo quy định của Nhà nước và các tổ chức xã hội (nếu có) như:
Đoàn phí công đoàn (1% tính trên lương cơ bản) , Đoàn phí đoàn thanh niên, Đảng phí
(1% tính trên lương cơ bản),...
6. Tạm ứng lương (nếu có) : CBCNV nếu tạm ứng trước tiền lương trong tháng sẽ phải
khấu trừ vào thu nhập bằng số tiền đã tạm ứng của tháng đó.

Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

20


Chương II : XÂY DỰNG QUỸ TIỀN LƯƠNG KẾ HOẠCH
Điều 26 - Mục đích xây dựng Quỹ lương
- Quỹ tiền lương kế hoạch được xây dựng để chi trả các khoản tiền lương, phụ cấp lương, tiền
lương bổ sung, tiền thưởng từ quỹ lương và các khoản chi lương hợp lý khác cho người lao
động.

Điều 27 - Nguồn hình thành Quỹ tiền lương.
1. Với những công việc trực tiếp tạo ra doanh thu : Quỹ tiền lương này được xác định trước khi
triển khai công việc dựa trên chi phí nhân công, chi phí lương thợ vận hành máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải, lương của bộ phận quản lý theo biên chế và dự toán đã được HĐQT hoặc
Tổng Giám đốc phê duyệt.
2. Với những công việc không trực tiếp tạo ra doanh thu : Quỹ tiền lương này được xây dựng
dựa trên định biên nhân sự và chi phí tiền lương của từng lao động thuộc biên chế đã được
HĐQT hoặc Tổng Giám đốc phê duyệt.
3. Quỹ lương dự phòng còn lại từ năm trước chuyển sang.
Điều 28 - Cách xác định Quỹ tiền lương kế hoạch.
Công ty xây dựng Quỹ tiền lương theo 2 phương pháp sau đây :

1. Trên cơ sở kế hoạch SX-KT-TC được lập hàng năm, nguồn hình thành quỹ tiền lương như đã
nêu ở trên, Công ty xác định quỹ tiền lương kế hoạch của năm đó trên cơ sở tham khảo
hướng dẫn của Thông tư số 05/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29/1/2001 của Bộ Lao động
thương binh xã hội về việc Hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu
nhập trong doanh nghiệp Nhà nước.
2. Xác định tỉ lệ (%) chi phí tiền lương (quỹ tiền lương) trên doanh thu của năm trước liền kề
làm cơ sở xác định chi phí tiền lương (quỹ tiền lương) cho năm tiếp theo căn cứ trên : Tỉ lệ %
chi phí lương của năm trước liền kề, doanh thu năm kế hoạch và chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
của năm kế hoạch.
Điều 29 - Trách nhiệm và thời điểm xây dựng Quỹ tiền lương kế hoạch.
1. Phòng TCHC chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp cùng Trung tâm Quản lý Dự án để xây dựng
quỹ tiền lương kế hoạch hàng năm, trình Tổng Giám đốc xem xét trước khi báo cáo Hội đồng
quản trị phê duyệt để xin ý kiến Đại hội đồng cổ đông thông qua.
2. Trung tâm Quản lý Dự án chịu trách nhiệm cung cấp số liệu doanh thu thực hiện của năm
trước liền kề và doanh thu năm kế hoạch cho Phòng Tổ chức Hành chính để làm cơ sở xác
định quỹ tiền lương kế hoạch.
3. Phòng TCHC lập quỹ tiền lương kế hoạch và báo cáo Tổng Giám đốc xem xét trình cấp trên
phê duyệt và thông qua.

Điều 30 – Thẩm quyền phê duyệt Quỹ tiền lương kế hoạch.
1. Đại hội đồng cổ đông Công ty phê duyệt thông qua Quỹ tiền lương kế hoạch trên cơ sở tờ
trình của Hội đồng Quản trị Công ty.
2. Đại hội đồng cổ đông giao Ban điều hành công ty tổ chức thực hiện việc chi tiền lương trong
tổng Quỹ lương đã được thông qua sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất.

Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

21


Chương III : CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG
Điều 31 - Nguyên tắc xếp lương :
1. Khi ký hợp đồng thử việc, người lao động được hưởng mức lương cố định theo quy định của
Công ty tại từng thời điểm.
2. Khi hết thời gian thử việc, người lao động được ký hợp đồng lao động chính thức và hưởng
100% lương bậc 1 theo chức vụ được giao. Trường hợp đặc biệt Công ty và người lao động
sẽ thoả thuận để xếp hưởng bậc lương cao hơn.
3. Mức lương sau khi được thống nhất là căn cứ để trả lương hàng tháng cho người lao động và
là cơ sở để thực hiện các chế độ theo quy định Nhà nước.
4. Đối các lao động giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao. Công ty có thể để người
lao động được hưởng lương chính thức mà không phải thử việc. Mức lương chính thức do
hai bên thỏa thuận và được ghi trong Hợp đồng lao động.
Điều 32 - Lương hệ số đóng BHXH
1. Định nghĩa, đối tượng áp dụng, căn cứ xác định:
1.1 Định nghĩa:
Là mức lương theo thời gian được trả cho người lao động theo hệ thống thang lương, bảng
lương do Công ty xây dựng đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội - Hà Nội).
1.2 Đối tượng áp dụng:

Áp dụng đối với CBCNV làm việc tại Công ty theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng
trở lên.
1.3 Căn cứ xác định lương hệ số đóng BHXH:
a. Căn cứ vào Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ LĐTBXH
về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31
tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc
trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp trong có có hướng dẫn cách
xây dựng thang, bảng lương để làm cơ sở chi trả lương và các chế độ bảo hiểm xã hội
theo quy định của Nhà nước.
b. Căn cứ vào ngành nghề đào tạo, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật đối với công nhân trực
tiếp sản xuất; chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, nhân viên
nghiệp vụ;
c. Căn cứ vào mức lương tối thiểu do Chính phủ ban hành tại từng thời điểm tính trả
lương cho người lao động;
2. Đối tượng, điều kiện xét nâng lương:
Là những CBCNV đang làm việc tại Công ty theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng
trở lên có đủ 3 điều kiện sau đây sẽ được xét nâng bậc lương:
2.1 Được cấp trên đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ được giao theo hợp đồng lao động hoặc
theo bản Mô tả công việc.
2.2 Không trong thời gian thi hành kỷ luật lao động.
2.3 Có đủ thời gian giữ bậc lương đang hưởng theo quy định trong bảng cho dưới đây:

Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

22


TT

Chức danh nghề nghiệp


I

Khối Cán bộ Quản lý và Nhân viên
Văn phòng Công ty

1
2
3
4

Ban Tổng Giám đốc
Khối quản lý văn phòng
Nhân viên văn phòng Công ty
Ban Chỉ huy công trường

II

Khối Công trường Dự án

1
2

Nhân viên Văn phòng Dự án
Công nhân trực tiếp sản xuất

Thời gian xét nâng bậc lương (tháng)
Bậc 1-4

Bậc 4-6


Bậc 6-8

Bậc 8-9

24
24
24
24

48
36
36
36

48
48
48

Bậc 1-5

Bậc 5-7

Bậc 7-8

Bậc 8-9

24
24


36
36

48
48

60
60

3. Quy định nâng lương trước thời hạn, kéo dài thời gian nâng lương và tạm ngừng xét nâng
lương.
3.1 Trường hợp người lao động có thành tích xuất sắc hoặc sáng kiến cải tiến mang lại lợi ích
cho Công ty và được khen thưởng thì được xét nâng bậc lương trước thời hạn quy định.
3.2 Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động với hình thức “kéo dài thời hạn
nâng lương không quá 6 tháng” theo quy định của Nội quy lao động Công ty thì người
lao động không được xét nâng lương khi đến hạn.
3.3 Những trường hợp đặc biệt do tình hình SXKD Công ty gặp khó khăn, HĐQT hoặc Tổng
Giám đốc có thể quyết định tạm ngừng việc xét nâng lương khi đến hạn. Trong trường
hợp này, Công ty sẽ có thông báo cụ thể bằng văn bản đến các đơn vị.
4. Mức nâng lương trong một lần xét:
4.1 Thông thường là tăng một bậc lương trong mỗi lần xét.
4.2 Trường hợp đặt biệt cũng tăng không quá ba (03) bậc lương trong mỗi lần xét.
5. Định kỳ điều chỉnh bậc lương đóng BHXH:

5.1 Lần 1: Ngày 1/1 xem xét quyết định điều chỉnh lương cho những lao động đã đến hạn
nâng lương từ ngày 1/7 đến ngày 31/12 của năm trước.
5.2 Lần 2: Ngày 1/7 xem xét quyết định điều chỉnh lương cho những lao động đã đến hạn
nâng lương từ ngày 1/1 đến ngày 30/6.
5.3 Đột xuất: Được quyết định điều chỉnh lương khi người lao động có thành tích xuất sắc
theo quy định tại Điểm 3.1, Khoản 3, Điều này.

6. Quy trình xét nâng lương:
6.1 Trước kỳ xét nâng lương 1 tháng, Phòng Tổ chức hành chính Công ty lập danh sách các
CBCNV đến hạn nâng lương và thông báo bằng văn bản cho các đơn vị trong Công ty.
6.2 Trưởng các đơn vị căn cứ vào thông báo để tổ chức cuộc họp đánh giá và bình xét nâng
lương cho CBCNV thuộc đơn vị mình. Gửi biên bản cuộc họp và các bản đánh giá nhân
sự để nâng lương (theo mẫu) của từng cá nhân về Hội đồng tiền lương Công ty.
6.3 Hội đồng tiền lương Công ty tổ chức họp đánh giá và quyết định nâng lương cho các
CBCNV theo đề nghị của các đơn vị.
7. Thẩm quyền quyết định nâng lương:
7.1 Hội đồng quản trị quyết định đối với các chức danh : Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc
và Kế toán trưởng.
7.2 Tổng giám đốc quyết định đối với các chức danh còn lại.
Điều 33 - Lương hệ số Năng suất
Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

23


1. Định nghĩa, đối tượng áp dụng, căn cứ xác định:
1.1 Định nghĩa:
Là mức lương trả cho người lao động căn cứ vào hiệu quả SXKD của đơn vị và kết quả thực
hiện công việc của cá nhân người lao động.
1.2 Đối tượng áp dụng:
Áp dụng đối với CBCNV làm việc tại Công ty theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng
trở lên.
1.3 Căn cứ xác định lương hệ số Năng suất:
a. Căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng tháng của các đơn vị ;
b. Căn cứ vào kết quả thực hiện công việc của người lao động;
2. Đối tượng, điều kiện xét nâng lương:
Là những CBCNV đang làm việc tại Công ty theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng

trở lên có đủ 2 điều kiện sau đây sẽ được xét nâng bậc lương:
2.1 Được cấp trên đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao theo hợp đồng lao
động hoặc theo bản Mô tả công việc.
2.2 Không trong thời gian thi hành kỷ luật lao động.
3. Quy định giảm bậc lương năng suất.
3.1 Trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành đầy đủ những nhiệm vụ được
giao thì Trưởng đơn vị có thể đề nghị TGĐ xem xét và quyết định hạ bậc lương năng suất.
3.2 Trường hợp Công ty điều chỉnh thu nhập của người lao động khi áp dụng tăng lương tối
thiểu theo quy định của Chính phủ, TGĐ Công ty sẽ xem xét để quyết định hạ bậc lương
năng suất sao cho thu nhập của người lao động phù hợp với mặt bằng chung của Công ty.
4. Mức nâng lương trong một lần xét:
4.1 Thông thường là tăng một bậc lương trong mỗi lần xét.
4.2 Trường hợp đặt biệt cũng tăng không quá ba (03) bậc lương trong mỗi lần xét.
5. Quy trình xét nâng lương:
5.1 Trưởng các đơn vị căn cứ vào kết quả thực hiện công việc và thành tích của cán bộ nhân
viên thuộc đơn vị mình ; gửi tờ trình đề nghị và bản đánh giá nhân sự để nâng lương (theo
mẫu) về Hội đồng tiền lương Công ty.
5.2 Hội đồng tiền lương Công ty tổ chức họp đánh giá và quyết định nâng lương cho các
CBCNV theo đề nghị của các đơn vị.
6. Thẩm quyền quyết định nâng lương:
6.1 Hội đồng quản trị quyết định đối với các chức danh : Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc
và Kế toán trưởng.
6.2 Tổng giám đốc quyết định đối với các chức danh còn lại.
Điều 34 - Điều chỉnh ngạch lương, bậc lương:
1. Nâng ngạch lương:
CBCNV được xếp hưởng lương ở ngạch cao hơn trong các trường hợp sau đây :
1.1 CBCNV được bố trí vào nhiệm vụ cao hơn, công việc phức tạp hơn, hoặc đã được đào tạo
phù hợp yêu cầu công việc thì được chuyển sang ngạch lương, bậc lương tương ứng với
công việc đảm nhận.
1.2 Trường hợp CBCNV đi học nâng cao trình độ có chuyên môn đào tạo phù hợp với công

việc đang đảm nhận thì được xét nâng ngạch lương.

Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

24


1.3 Trường hợp CBCNV đi học nâng cao trình độ, nhưng có chuyên môn đào tạo không phù
hợp với công việc đang đảm nhận thì không được xét nâng ngạch lương.
1.4 Để được nâng ngạch lương, CBCNV phải đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, tiêu
chuẩn cấp bậc kỹ thuật quy định của công việc đang đảm nhận, có đánh giá đề nghị của
Trưởng đơn vị và có đơn đề nghị gửi Hội đồng lương Công ty xem xét, quyết định.
1.5 Nguyên tắc chuyển xếp lương là xếp lên bậc lương có hệ số cao hơn liền kề của ngạch
lương được chuyển.
2. Hạ ngạch lương:
CBCNV bị chuyển xuống hưởng lương ở ngạch lương thấp hơn trong các trường hợp
sau đây :
2.1 CBCNV được điểu chuyển, bố trí thực hiện nhiệm vụ, công việc đơn giản hơn công việc
cũ, hoặc bị vi phạm kỷ luật lao động phải chuyển sang làm công việc có mức lương thấp
hơn thì được chuyển sang ngạch, bậc lương tương ứng với công việc đảm nhận.
2.2 Nguyên tắc chuyển xếp lương là xếp vào bậc lương có hệ số thấp hơn liền kề của ngạch
lương được chuyển.
Điều 35 - Quy trình thanh quyết toán tiền lương :
1. Đối với các Dự án:
1.1 Ca trưởng, đội trưởng, xưởng trưởng chấm công, chốt bảng công và gửi bảng chấm công
cho Bộ phận TCHC trước ngày 28 hàng tháng. Tổ chức họp đánh giá, bình bầu và xác
định hệ số hoàn thành nhiệm vụ (Hht) gửi Chỉ huy trưởng Dự án trước ngày Mùng 5 hàng
tháng.
1.2 Chỉ huy trưởng Dự án tổ chức họp để đánh giá, bình bầu và xác định Hệ số hoàn thành
nhiệm vụ cho những cá nhân còn lại.

1.3 Bộ phận TCHC tổng hợp bảng chấm công của người lao động và tính lương cho toàn dự
án từ ngày 28 đến ngày 30 hàng tháng. Gửi bảng lương tạm tính về Phòng TCHC Công ty
qua email trước ngày Mùng 5 hàng tháng để phục vụ cho việc lập báo cáo quản trị.
1.4 Bộ phận TCHC Dự án gửi các bảng chấm công gốc về Phòng TCHC trước ngày Mùng 5
hàng tháng để đối chiếu và kiểm tra tính chính xác của Bảng lương mà Dự án đã gửi.
1.5 Trung tâm QLDA Công ty báo cáo kết quả SXKD của các Dự án, lập bảng đề nghị phê
duyệt hệ số điều chỉnh, xác định quỹ lương năng suất và quỹ tiền thưởng A, B, C cho các
Dự án, trình TGĐ phê duyệt trước ngày 20 hàng tháng.
1.6 Chỉ huy trưởng công trường tổ chức họp toàn Dự án để đánh giá, bình bầu, xét thưởng và
phát thưởng A, B, C cho những cá nhân xuất sắc trong tháng.
1.7 Bộ phận TCHC Dự án hoàn thiện bảng lương trình Chỉ huy trưởng Dự án ký duyệt trên cơ
sở quỹ lương năng suất được duyệt. Gửi bảng lương đã ký duyệt về Phòng TCHC để kiểm
soát, thống nhất và trình TGĐ Công ty phê duyệt.
1.8 Phòng TCKT căn cứ bảng lương đã được duyệt để làm thủ tục chi lương cho các Dự án.
2. Đối với Văn phòng Công ty
2.1 Trưởng các Phòng ban, Trung tâm chấm công, chốt bảng công và gửi bảng chấm công cho
Phòng TCHC trước ngày Mùng 1 hàng tháng. Tổ chức họp đánh giá, bình bầu và xác định
hệ số hoàn thành nhiệm vụ (Hht) gửi Phòng TCHC trước ngày Mùng 5 hàng tháng.
2.2 Phòng TCHC tập hợp bảng chấm công và bản đánh giá xác định Hht của các Phòng ban,
Trung tâm và tính lương cho khối Văn phòng Công ty. Trình TGĐ phê duyệt bảng lương

Quy chế Lao động tiền lương (sửa đổi, bổ sung lần thứ ……)

25


×