MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra.
1. Khái niệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
3. Tại sao phải quy định trách nhiệm bồi thườn thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra?
4. Khái quát những quy định cuả Pháp luật về bồi thườnng thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra.
II. Những quy định chung của Pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
1. Các quy định của Pháp luật về nguồn nguy hiểm cao độ.
2. Dấu hiệu để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra:
3. Trách nhiêm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra :
4. Đánh giá quy đinh của Pháp luật hiện hành về trách nhiêm bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
III. Thực tiễn áp dụng quy định Pháp luật về trách nhiệm bồi thường do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra.
C. KẾT LUẬN
1
A. MỞ ĐẦU :
Trong thực tế, có những sự vật như máy móc, phương tiện, hệ thống tải điện,
dây chuyền sản xuất trong nhà máy ... mà bản thân hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn
khả năng gây thiệt hại cho chúng ta. Mặc dù chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ đã tìm mọi cách phòng ngừa, vận hành chúng an toàn nhưng
thực tế vẫn có những thiệt hại khách quan bất ngờ xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát đó.
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm đặc biệt
bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải do hành vi và do lỗi của con người mà do hoạt động
của những sự vật mà hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại. Mặc dù
chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể không có lỗi đối
với thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật
vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi thường. Pháp luật dân sự thế giới cũng như Việt Nam
không có bất kỳ một khái niệm đầy đủ nào về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nhưng có thể hiểu một cách khái quát, đó là loại trách
nhiệm phát sinh cho người sở hữu, chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ khi hoạt động
của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho môi trường và những người xung
quanh.
B. NỘI DUNG :
I. Một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
1. Khái niệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Để có thể tìm hiểu được khái niệm về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra ta có thể tìm hiểu về một số vấn đề: thứ nhất, chúng ta cần biết bồi
thường thiệt hại là gì? Thứ hai, khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ? Và cuối cùng
là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?
Thứ nhất, Điều 604 BLDS 2005 quy định:
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh
2
dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả
trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Như vậy, theo quy định tại Điều 604 BLDS 2005 ta có thể hiểu về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng là một loại trách nhiệm pháp lý được phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp
luật quy định khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật
bảo vệ.
Thứ hai, Điều 623 BLDS 2005 quy định: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm
phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang
hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn
nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”. Qua sự liệt kê các loại tài sản được
coi là nguồn nguy hiểm cao độ, trên cơ sở xem xét, đánh giá về các loại tài sản được
coi là nguồn nguy hiểm cao độ trong các văn bản hướng dẫn ta có thể hiểu nguồn
nguy hiểm cao độ là những vật nhất định do pháp luật quy định luôn tiểm ẩn nguy cơ
gây thiệt hại cho con người, con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối.
Để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, một
trong những yếu tố không thể bỏ qua đó là xác định nguồn nguy hiểm cao độ. Căn cứ
vào Điều 623 BLDS 2005 thì có các lọai nguồn nguy hiểm cao độ sau:
- Phương tiện giao thông vận tải cơ giới: Theo khoản 18, Điều 3, Luật Giao
thông đường bộ 2008 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2009) quy định: Phương
tiện giao thông cơ giới bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô, máy kéo, rơ mooc
hoặc sơ mi rơ mooc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba
bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Theo khoản 1, Điều 623 BLDS 2005 thì phương tiện vận tải cơ giới bao gồm:
phương tiện vận tải hoạt động trên đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng
không “ được trang bị và hoạt động bằng máy móc. ” Đặc điểm của phương tiện vận
3
tải cơ giới là một loại tư liệu mà khi sử dụng đòi hỏi các điều kiện về người sử dụng
và về an toàn kỹ thuật. Mặt khác, do vận hành bằng động cơ phương tiện vận tải cơ
giới có thể gây nguy hiểm cao độ cho những người xung quanh. Hơn nữa, phương tiện
vận tải cơ giới hiện nay đang được sử dụng phổ biến có giá trị và mang tính xã hội
cao, là đối tượng thường được chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, thế chấp, bảo
đảm. Trong các vụ do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì số vụ tai nạn do phương tiện
vận tải cơ giới gây ra chiếm số lượng lớn và có mức độ thiệt hại cao. Nhưng vấn đề
đặt ra là: có phải tất cả các phương tiện vận tải cơ giới đều là nguồn nguy hiểm cao độ
hay không? Ví dụ: đối với loại xe máy có dung tích xi lanh <50cm3 thì người điều
khiển không bắt buộc phải có giấy phép lái xe… Ngoài ra còn có một số lọai xe vừa
có thể chạy bằng động cơ, vừa có thể đạp như xe babetta, hay như xe đạp điện, xe máy
điện… các loại xe chuyên dùng cho thi công.
- Hệ thống tải điện: Luật Điện lực 2004 không đưa ra khái niệm hệ thống tải
điện mà chỉ đưa ra khái niệm “lưới điện” , “thiết bị đo đếm điện”:
“…3. Lưới điện là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị
phụ trợ để truyền dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành,
được phân biệt thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối…
4. Thiết bị đo đếm điện là thiết bị đo công suất, điện năng, dòng điện, điện áp,
tần số, hệ số công suấ, bao gồm các loại công tơ, các loại đồng hồ đo điện và các
thiết bị, phụ kiện kèm theo.”
Tuy nhiên trong hệ thống truyền tải điện còn có hệ thống trang thiết bị phát điện vì
vậy nó cũng được coi là bộ phận trong hệ thống truyền tải điện.
- Nhà máy: được hiểu là: “Xí nghiệp, cơ sở sản xuất của nền đại công nghiệp,
thường sử dụng máy móc tương đối hiện đại với quy mô lớn: nhà máy cơ khí, nhà máy
điện…”
Phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy chỉ được coi là
nguồn nguy hiểm cao độ khi “đang hoạt đông” vì khi ở trạng thái tĩnh – không hoạt
4
động chúng giống như các vật bình thường khác không tạo ra nguy hiểm cho những
người xung quanh. Chính trạng thái đang hoạt động đã đưa đến cho chúng khả năng
gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vậy nếu chúng gây thiệt hại khi không o
trạng thái hoạt động thì thiệt hại đó không được giải quyết theo chế bộ bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
- Vũ khí: gồm vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn, vũ khí thô sơ…
- Chất cháy, chất nổ: là chất lỏng, khí, rắn… dễ gây ra cháy nổ. Chất cháy có
đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với oxy trong không khí, nước hoặc dưới tác động
của các yếu tố khác…(xăng dầu, phốt pho…). Chất nổ với khả năng gây nổ mạnh,
nhanh tỏa nhiệt và ánh sáng (thuốc nổ, thuốc pháo…)
- Thú dữ: là động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa, to
lớn, rất dữ có thể làm hại người. Ví dụ: sư tử, hổ, báo…
Như vậy, qua hai điều trên ta có thể hiều bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra là như thế nào? Qua nghiên cứu Pháp luật về trách nhiêm bồi
thường thiệt hại ở một số nước, ta nhận thấy hiện nay tồn tại hai quan điểm:
- Quan điểm cổ điển: cần phải tồn tại điều kiện lỗi mới phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại. Quan điểm này đặt căn bản trách nhiệm bồi thường thiệt hại trên
ý niệm lỗi, vì vậy trong các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại phải chứng minh được
yếu tố lỗi của người gây thiệt hại. Song với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, quan
điểm này càng tỏ ra lạc hậu, không đủ để bảo vệ cho những người bị hại. Trong các
trường hợp: tai nạn xảy ra mà không do lỗi của ai cả, thì việc đòi nạn nhân phải dẫn
chứng lỗi của người gây thiệt hại chẳng khác nào gián tiếp bác bỏ quyền đòi bồi
thường của những nạn nhân. Mặt khác, quan điểm này cũng không thể giải thích được
trách nhiệm của người chưa đủ thành niên, người mất năng lực dân sự khi họ là những
người gây thiệt hại.
- Quan điểm khách quan: để giải thích trách nhiệm của một người đối với thiệt
hại – ngay cả khi họ không phạm một lỗi nào cả.
5
Quy định của BLDS Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra là một trường hợp cụ thể của chế độ trách nhiệm khác quan này.
Vậy bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được hiểu là trách
nhiệm của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao
độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ
sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi
2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra :
Xuất phát từ hai điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra, có thể khẳng định, về đặc điểm, trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại trách nhiệm dân sự về tài sản
và trách nhiệm dân sự này không cần điều kiện lỗi.
Thứ nhất, cũng giống như điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra chỉ được xác định khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế. Thiệt hại theo khái
niệm chung được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích vật chất của cá nhân, pháp nhân,
tổ chức hoặc Nhà nước về sức khỏe, tính mạng, tài sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm,
thi thể, mồ mả... được xác định bằng một khoản tiền và những chi phí hợp lí, phù hợp
nhằm khắc phục những tổn thất về vật chất, tinh thần cho chủ thể bị thiệt hại. Tuy
nhiên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ mang tính chất thiệt hại về tài
sản, tính mạng, sức khỏe chứ không bao gồm thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín
hay thi thể, mồ mả... Bởi xuất phát từ chính đối tượng gây thiệt hại là nguồn nguy
hiểm cao độ được xác định theo khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 như: phương tiện giao
thông cơ giới, hệ thống tải điện, thú dữ, vũ khí,... đồng thời thiệt hại xảy ra do bản
thân nội tại nguồn nguy hiểm cao độ đang trong tình trạng hoạt động chứ không phải
bởi hành vi trái pháp luật có yếu tố lỗi của con người nên rõ ràng, nguồn nguy hiểm
cao độ chỉ có thể gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản chứ hoạt động nội
6
tại của các đối tượng này dẫn tới thiệt hại không thể là thiệt hại vể uy tín, danh dự,
nhân phẩm.
Thứ hai, nếu như lỗi là một trong bốn điều kiện cơ bản làm phát sinh trách
nhiệm trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra lại dựa trên sự suy đoán trách
nhiệm của chủ sở hữu hay người quản lý nguồn nguy hiểm cao độ. Xuất phát từ việc
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ phát sinh khi
thiệt hại xảy ra do nội tại nguồn nguy hiểm cao độ đang trong tình trạng vận hành,
nằm ngoài khả năng kiểm soát, điều khiển của người chiếm hữu, người đang sử
dụng... và đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại thì theo khoản 3 Điều 623
BLDS 2005: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp
sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại
xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.” Như vậy, chủ sở hữu, người đang chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ
không được miễn trừ trách nhiệm bồi thường kể cả trong trường hợp chứng minh
được họ không có lỗi trong việc trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao
độ.
Tuy nhiên, quy định này của pháp luật cũng không loại trừ khả năng thiệt hại
xảy ra do một phần lỗi của chủ sở hữu, người quản lý, trông giữ, bảo quản, vận hành
nguồn nguy hiểm cao độ; nhưng hành vi để xảy ra thiệt hại này của người trông giữ,
vận hành nguồn nguy hiểm cao độ không phải nguyên nhân có tính quyết định đến
việc xảy ra thiệt hại. Ví dụ như trước khi xuống dốc, lái xe không kiểm tra lại phanh;
lốp mòn nhưng chưa thay do chủ quan nghĩ rằng xe vẫn vận hành tốt… Hoạt động gây
thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ có thể hoàn toàn không có lỗi của con người
như xe đang chạy trên đường bất ngờ nổ lốp trước dẫn đến đổi hưởng đột ngột gây
thiệt hại...
Như vậy, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong
những trường hợp đặc biệt, theo đó, trách nhiệm bồi thường phát sinh là trách nhiệm
7
pháp lý nâng cao không nhất thiết đòi hỏi phải chứng minh yếu tố lỗi của chủ thể gây
thiệt hại. Nếu căn cứ vào yếu tố lỗi và cho nó là điều kiện bắt buộc để xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và nếu trong mọi trường
hợp xảy ra thiệt hại đều buộc người bị hại dẫn chứng lỗi từ phía gây thiệt hại thì thực
sự là việc quá khó khăn, gần như không thực hiện được. Từ đó không thể đảm bảo
quyền lợi hợp pháp cho chủ thể bị thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra. Do đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra sẽ phát sinh mà không cần điều kiện lỗi.
3. Tại sao phải quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra?
- Nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu đối với nguồn nguy hiểm cao độ.
- Bảo vệ người bị hại.
Dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ độ được đưa
ra với nhận định đó là những sự vật tiềm ẩn nguy cơ gây ra thiệt hại lớn. Trên cơ sở
đó, cùng với việc xem xét mối quan hệ giữa hành vi của con người với thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, pháp luật dân sự Việt Nam đã đề cập đến trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Từ khi BLDS năm 1995 ra
đời cho đến nay, BLDS 2005 với những quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng dân sự nói chung và chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra nói riêng tại Điều 623 cùng với các Nghị quyết như Nghị quyết
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày
08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, ... đã trở thành hành lang pháp lí vững chắc, bao quát tương đối
đầy đủ, phù hợp với các vụ việc, tình huống phát sinh trong thực tế. Nhờ có quy phạm
pháp luật trực tiếp điều chỉnh nên khi xảy ra thiệt hại có thể giải quyết nhanh chóng và
chính xác; đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các chủ thể bao gồm người bị thiệt hại và
cả chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn
nguy hiểm cao độ; đồng thời khắc phục kịp thời những tổn thất về tài sản, sức khỏe,
tính mạng của người bị thiệt hại. Việc ghi nhận chế định bồi thường thiệt hại do nguồn
8
nguy hiểm cao độ gây ra có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập trật tự, kỉ cương xã
hội, tăng cường việc xây dựng Nhà nước ta thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa.
4. Khái quát những quy định cuả Pháp luật về bồi thườnng thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra.
Như chúng ta đã biết, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra được quy định tại Điều 623 BLDS 2005 nhưng trước đó BLDS 1991 đã có
những quy đinh về vấn đề này tại Điều 627. Theo điều 627 BLDS 1995 thì BLDS
2005 quy định về điều này không có sự thay đổi nào, BLDS 2005 giữ nguyên và kế
thừa những gì mà BLDS 1995 đã quy định. Ngoài ra ta có thể tìm hiểu thêm thông qua
Nghị định số 03Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật
dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
II. Những quy định chung của Pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
1. Các quy định của Pháp luật về nguồn nguy hiểm cao độ.
Hiện nay chưa có một điều luật nào khái quát chung về các nguồn nguy hiểm
cao độ mà dựa trên cơ sở quy định của Điều 623 BLDS 2005. Theo Điều 623 ta có thể
thấy các nguồn nguy hiểm cao độ chỉ mang tính liệt kê. Ví dụ về Phương tiện giao
thông vận tải cơ giới: Trên thực tế, có những phương tiện đang nằm ngoài “sự kiểm
soát” của Pháp luật khi quy định về “nguồn nguy hiểm cao độ”, như: xe đạp, xe
Babetta hay như máy thi công, máy ủi… Hay như rắn, ong gây thiệt hại thì chúng ta
không thể cho chúng vào nguồn nguy hiểm cao độ được. Vì liệt kê các loại tài sản
được coi là nguồn nguy hiểm cao độ chứ không đưa ra một khái niệm cụ thể nào nên
Điều 623 BLDS 2005 còn đề cập “nguồn nguy hiểm cao độ khác” do pháp luật quy
định. Như vậy, đây là quy định mang tính “mở” của pháp luật liên quan đến nguồn
nguy hiểm cao độ.
9
2. Dấu hiệu để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra:
Trên thực tế, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra là một trong những vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp. Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được áp dụng khi thỏa mãn các
điều kiện sau:
Một là, những sự vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại phải
đang trong tình trạng vận hành, hoạt động như: phương tiện giao thông đang tham gia
giao thông trên đường; cháy, chập hệ thống tải điện; nhà máy công nghiệp đang hoạt
động; ... bởi chỉ trong tình trạng vận hành, hoạt động, những đối tượng được coi là
nguồn nguy hiểm cao độ mới thực sự tiềm ẩn mối đe dọa gây nguy hiểm lớn cho
người, vật và môi trường xung quanh và khi đó, con người mới không thể hoàn toàn
điều khiển, chế ngự được chúng, sự cố xảy ra gây thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ đang ở trạng thái hoạt động nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người. Nếu
thiệt hại xảy ra khi nguồn nguy hiểm cao độ đang ở trạng thái không hoạt động ( trạng
thái tĩnh ) ví dụ: xe ô tô dừng đỗ trên đỉnh dốc nhưng theo quán tính trượt xuống chân
dốc gây thiệt hại; cột điện bị đổ trong lúc đang thi công, chưa có điện; thú dữ chết thối
rữa gây dịch bệnh thì không thể coi đó là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Hai là, có thiệt hại do tự thân NNHCĐ gây thiệt hại. Và quan hệ giữa sự hoạt
động của nguồn nguy hiểm cao độ với thiệt hại xảy ra phải là mối quan hệ phổ biến,
biện chứng. Nghĩa là thiệt hại xảy ra này phải do chính sự tác động của bản thân
nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra mà không phải do sự tác động bởi hành vi có dấu hiệu lỗi của con người. Đây là
trường hợp hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ hoàn toàn độc lập với ý chí, nằm
ngoài sự kiểm soát, chế ngự của con người. Ví dụ như: xe máy đang chạy với tốc độ
cao đột nhiên mất phanh, mất lái hoặc nổ lốp gây ra thiệt hại; cháy, chập đường dây
tải điện; cháy nổ trong nhà máy do trục trặc kỹ thuật… sẽ áp dụng trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại Điều 623 BLDS 2005. Điều
kiện này đòi hỏi hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm cao độ phải là nguyên nhân
10
tất yếu, có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại. Khi xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại, điểm mấu chốt quan trọng là xác định thiệt hại đó do nguyên nhân nào gây
ra. Những trường hợp thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhưng do
“tác động của con người”, do hành vi của con người gây ra thì chỉ cần áp dụng nguyên
tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
3. Trách nhiêm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra :
Căn cứ vào khoản 2 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 và Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật
dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể được áp dụng với các chủ thể sau:
- Chủ sở hữu;
- Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ;
- Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ.
Việc xác định ai trong số các chủ thể trên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.
Điều 165 Bộ luật dân sự quy định Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu, theo đó
“Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng
không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích công
cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Khi có thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra, trước tiên người ta nghĩ đến nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn
trọng và bảo vệ lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, vì vậy, trách
nhiệm bồi thường trước hết được đặt ra cho chủ sở hữu, trừ trường hợp chủ sở hữu
chứng minh được trách nhiệm thuộc về người khác. Chúng ta có thể xem xét các
trường hợp sau:
11
3.1. Chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ.
Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu là người có quyền chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản theo ý chí của mình. Việc thực hiện quyền sở hữu của chủ sở
hữu không được gây tổn hại tới lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác. Vì vậy, nếu nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác trong
trường hợp chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì
trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ.
- Trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao nguồn nguy
hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng theo ý chí của chủ sở hữu
- Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng luôn có các hình thức thể hiện khác nhau:
Chủ sở hữu có thể trực tiếp chiếm hữu, sử dụng để khai thác công dụng của tài sản;
chủ sở hữu cũng có thể chuyển giao quyền chiếm hữu thực tế tài sản cho người khác
và cho phép người này được sử dụng tài sản của mình (cho thuê, cho mượn, chuyển
giao theo nghĩa vụ lao động…). Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ được
chuyển giao cho người khác theo ý chí của chủ sở hữu, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm
cao độ vẫn có quyền kiểm soát về mặt pháp lý (chiếm hữu pháp lý) đối với tài sản.
Khi cho thuê, cho mượn hay chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao
động, mặc dù chủ sở hữu không trực tiếp khai thác công dụng của tài sản nhưng đó
cũng là một hình thức chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản, cụ thể là khai thác
lợi ích kinh tế từ tài sản. Bộ luật dân sự 2005 quy định “nếu chủ sở hữu đã giao cho
người khác chiếm hữu, sư dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác”. Tuy nhiên, nếu cho rằng khi chủ sở hữu đã chuyển giao nguồn
nguy hiểm cao độ cho người khác là chủ sở hữu hoàn toàn hết trách nhiệm, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm
cao độ là không hợp lý. Quy định của Bộ luật dân sự 2005 hiện nay hoàn toàn chưa
phân định rõ ràng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
12
ra trong các trường hợp khác nhau. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày
08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một
số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mặc dù
đã đưa ra được một số ví dụ cụ thể mang tính chất hướng dẫn về vấn đề này nhưng lại
chưa đưa ra được các quy định mang tính chất khái quát chung.
Theo tôi, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể chuyển giao quyền chiếm
hữu, sử dụng tài sản thông qua hai hình thức sau:
+ Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ
theo nghĩa vụ lao động. Trong trường hợp này, người được chuyển giao nguồn nguy
hiểm cao độ là những người làm công, ăn lương, được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ để thực hiện nhiệm vụ mà người chủ lao động giao cho. Giữa chủ
sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ và người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ có mối quan hệ lao động, được xác lập qua tuyển dụng hoặc ký kết hợp
đồng lao động. Mặc dù người lao động là người đang thực tế chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ nhưng hoàn toàn dưới sự quản lý, điều hành của chủ sở hữu
nguồn nguy hiểm cao độ và vì lợi ích của chủ sở hữu nên phải coi đây giống như
trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng,
theo đó, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm khi tài sản của mình gây thiệt hại cho người
khác.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số trường hợp biệt lệ sau:
Thứ nhất: Người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo
nghĩa vụ lao động nhưng thiệt hại xảy ra không phải trong lúc người đó thực hiện
nhiệm vụ mà người sử dụng lao động giao cho thì ai sẽ bồi thường. Ví dụ: Anh A là
lái xe theo hợp đồng của Công ty X, có nhiệm vụ đưa giám đốc đi họp hội nghị. Trong
lúc chờ giám đốc họp, A tranh thủ lái xe đi chơi thăm bạn bè. Xe bị mất lái trong lúc
A điều khiển xe đi chơi dẫn đến gây thiệt hại. Theo tôi, trong trường hợp này, thiệt hại
13
xảy ra không phải trong lúc A đang thực hiện nghĩa vụ lao động vì lợi ích của chủ sở
hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vậy, A là người đang thực tế chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Thứ hai: Giữa người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận người
lao động phải chịu mọi trách nhiệm khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại. Ví
dụ: B là lái xe Taxi của Công ty X. B đóng cổ phần vào Công ty X 20 000 000 (hai
mươi triệu) và được giao 1 xe Taxi. Giữa B và Công ty có ký thỏa thuận B phải chịu
mọi trách nhiệm khi xe của mình gây thiệt hại. Thỏa thuận này theo chúng tôi là
không trái pháp luật, đạo đức xã hội, cũng như không nhằm trốn tránh việc bồi
thường. Theo quy định pháp luật hiện nay, vấn đề gánh chịu trách nhiệm bồi thường
trong trường hợp các bên có thỏa thuận sẽ căn cứ vào thỏa thuận tự nguyện giữa các
bên. Tuy nhiên, theo tôi, nếu buộc người bị thiệt hại đòi người lái xe phải bồi thường
trong trường hợp tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là tương đối khó khăn. Mặt
khác, ô tô thuộc sở hữu của công ty và Công ty có trách nhiệm bảo đảm an toàn tài sản
thuộc sở hữu, quản lý của mình. Người lái xe chỉ là người đang thực hiện một hoạt
động của công ty, mang lại lợi nhuận cho công ty, dưới sự giám sát, điều hành của
công ty. Chúng tôi cho rằng trong trường hợp này, để bảo đảm được lợi ích cho người
bị thiệt hại, bảo đảm thiệt hại được bồi thường nhanh chóng, cần xác định công ty phải
bồi thường với tư cách chủ sở hữu. Còn thỏa thuận giữa lái xe và công ty là thỏa thuận
bên trong nhằm đề cao trách nhiệm của người lái xe, đồng thời là cơ sở pháp lý để
công ty yêu cầu lái xe thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.
Trên thực tế hiện nay có nhiều hãng Taxi hoạt động theo phương thức người có
xe có thể đăng ký tham gia vào hãng, hàng tháng đóng một khoản tiền để được sử
dụng bộ đàm, logo của hãng, được điều hành đón khách, còn mọi chi phí, trách nhiệm
liên quan đến xe cũng như lợi nhuận thu được họ được hưởng. Trong trường hợp này
người lái xe là chủ sở hữu, đồng thời trực tiếp khai thác, sử dụng nguồn nguy hiểm
cao độ nên theo chúng tôi, họ tự chịu trách nhiệm là hoàn toàn hợp lý.
14
3.2. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao cho người khác
chiếm hữu, sử dụng theo một giao dịch dân sự.
Chủ sở hữu có thể chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ cho chủ thể khác thông qua hợp đồng: mượn, thuê, cầm cố, gửi giữ… tài sản hoặc
ủy quyền cho người khác quản lý tài sản của mình. Đây là những hợp đồng dân sự
được xác lập trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận, vì vậy sự cam kết thỏa thuận được coi
như pháp luật đối với các bên. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra trước tiên căn cứ vào sự thỏa thuận đó. Trong trường hợp các bên không
có thỏa thuận ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thì áp dụng nguyên tắc chung của
pháp luật. Bên mượn, thuê, nhận cầm cố, nhận gửi giữ, được ủy quyền quản lý tài sản
là những người chiếm hữu, sử dụng tài sản có căn cứ pháp luật, vì vậy họ có các
quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, trong đó có nghĩa vụ trông coi, quản lý nguồn
nguy hiểm cao độ, không để tài sản mình quản lý gây thiệt hại cho người khác.
Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại khi đang thuộc quyền chiếm hữu,
quản lý của họ, họ bị coi là có lỗi trong việc quản lý, sử dụng và phải chịu trách nhiệm
bồi thường.
3.3. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp
luật, Bộ luật dân sự 2005 phân định thành 2 trường hợp.
- Nếu chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ hoàn
toàn không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu, người chiếm hữu
nguồn nguy hiểm cao độ sẽ được giải trừ khỏi trách nhiệm bồi thường nếu họ chứng
minh được đã tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ trong việc bảo quản, trông giữ, vận
chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật.
15
- Trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy
hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng
trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường cùng người chiếm hữu, sử dụng trái pháp
luật.
- Ngoài những trường hợp pháp luật quy định, trên thực tế có trường hợp chủ sở
hữu bắt buộc phải chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác theo quy định
của pháp luật, ví dụ: người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước trưng dụng tài sản
của các cá nhân, tổ chức khi cần thiết để bảo vệ lợi ích chung; hoặc tạm thu giữ tài sản
theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền… Trong những trường hợp này,
chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ bắt buộc chuyển giao
quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Theo chúng tôi, pháp luật nên quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng
được chuyển giao cho cơ quan nhà nước đó.
- Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ trong tự nhiên gây thiệt hại thì ai có
trách nhiệm bồi thường: ví dụ thú dữ trong rừng tấn công gây thiệt hại cho người đi
rừng? Theo quy định hiện nay, những tài sản như vậy là một loại tài nguyên thiên
nhiên và là tài sản thuộc sở hữu nhà nươc, thuộc sự quản lý của bộ, ngành có liên
quan. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có văn bản nào quy định cơ quan quản lý Nhà
nước phải bồi thường và vì vậy, không ai phải chịu trách nhiệm bồi thường trong
những trường hợp này.
4. Đánh giá quy đinh của Pháp luật hiện hành về trách nhiêm bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
- Thứ nhất: Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ được quy định trong Khoản 1
Điều 623 theo hướng liệt kê, vì vậy không đầy đủ, thậm chí không thống nhất với các
quy định trong các văn bản pháp luật khác. Vì vậy, tôi kiến nghị không nên định nghĩa
nguồn nguy hiểm cao độ theo hướng liệt kê mà chỉ cần xác định tiêu chí chung để
được coi là nguồn nguy hiểm cao độ.
16
- Thứ hai: Cần phân định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp chủ sở hữu đã chuyển giao nguồn
nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng, cụ thể là trường hợp chuyển
giao theo quan hệ lao động và chuyển giao theo quan hệ dân sự . Cụ thể:
+ Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao cho người khác theo
nghĩa vụ lao động: Nếu thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong quá trình
người lao động quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nhiệm vụ được giao thì
trách nhiệm bồi thường thuộc về chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu người
được giao quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động nhưng lại
sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ vào mục đích khác không theo nhiệm vụ mà gây
thiệt hại thì họ phải tự chịu trách nhiệm.
+ Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao cho người khác
chiếm hữu, sử dụng theo một giao dịch dân sự. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trước tiên căn cứ vào sự thỏa thuận giữa các bên khi
giao kết hợp đồng. Nếu các bên không có thỏa thuận ai phải chịu trách nhiệm bồi
thường thì áp dụng nguyên tắc chung của pháp luật, bên mượn, thuê, nhận cầm cố,
nhận gửi giữ, được ủy quyền quản lý tài sản là những người chiếm hữu, sử dụng tài
sản có căn cứ pháp luật, vì vậy họ có nghĩa vụ trông coi, quản lý nguồn nguy hiểm cao
độ, không để tài sản mình quản lý gây thiệt hại cho người khác. Trường hợp nguồn
nguy hiểm cao độ gây thiệt hại khi đang thuộc quyền chiếm hữu, quản lý của họ thì họ
phải chịu trách nhiệm bồi thường.
- Thứ ba: Về điều kiện áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra. Hiện nay chưa có quy định nào phân định cụ thể: khi nào áp
dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và khi nào áp dụng trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dẫn đến có những cách hiểu và áp
dụng không thống nhất trên thực tế. Thực tiễn cho thấy khi xét xử, nhiều trường hợp
cứ thấy thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là áp dụng trách nhiệm bồi
17
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bất kể nguyên nhân gây thiệt hại
là do con người hay do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Thậm chí, Nghị quyết
03/2006 còn đưa ra. Ví dụ để hướng dẫn cho trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu
nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra trong trường hợp: “Xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của
pháp luật thì bất ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị thương
hoặc bị chết”. Ví dụ này có thể dẫn đến cách hiểu loại trừ trường hợp người bị thiệt
hại cố ý lao vào xe ô tô tự tử thì mọi thiệt hại do xe ô tô gây ra đều áp dụng trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Vì vậy, tôi cho rằng, cần có quy định rõ ràng về việc trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ phát sinh khi thiệt hại là do sự tác
động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
- Thứ tư: Pháp luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước đối với những thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ trong tự nhiên gây ra cho các
chủ thể khác; Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp cơ quan Nhà
nước chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ
chức để phục vụ lợi ích công cộng như: trưng dụng, tạm giữ…
III. Thực tiễn áp dụng quy định Pháp luật về trách nhiệm bồi thường do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra.
Để có thể hiểu hơn về việc áp dụng những quy định của pháp luật về bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chúng ta hãy đi vào xem xét những ví dụ
cụ thể dưới đây:
Tình huống: Khoảng 20h30, ngày 31/8/2009, trời mưa lớn. Em Hà Anh Tuấn,
(14 tuổi, học sinh lớp 8A1 trường THCS Lý Phong, thành phố Hồ Chí Minh) cùng hai
bạn học đi xe đạp về đến ngã tư Trần Hưng Đạo - Nguyễn Biểu thì thấy đường ngập
nên Duy đã rủ bạn đi lên vỉa hè. Vừa đưa xe lên hè, bất ngờ một luồng điện từ trụ đèn
đường Trần Hưng Dạo đã phóng thẳng vào nguời Duy làm em ngã vật xuống. Thấy
18
Duy gặp nguy hiểm, hai bạn học đi cùng vội đến kéo Duy ra thì lập tức cũng bị điện
giật, phải kêu cứu.
Nghe tiếng kêu cứu, những người dân gần đó lập tức chạy đến, kịp đẩy hai bạn
học của Duy ra, rồi gọi điện thoại báo cho cơ quan chức năng. Công an phường 2,
quận 5, thành phố Hồ Chí Minh và lực lượng cấp cứu nhanh chóng có mặt nhưng
không ai dám đến gần Duy vì lúc này dòng điện vẫn chưa được cắt. 30 phút sau, nhân
viên của Công ty điện lực và công ty chiếu sáng công cộng thành phố Hồ Chí Minh
mới xuống hiện trường xử lí cắt điện. Lúc này, em Duy đã chết tại chỗ, còn hai bạn
học đi cùng em bị chấn thương, sau khi cấp cứu cả hai bạn đã may thoát chết.
Ngay trong đêm 31/08/2009, các cơ quan chức năng gồm Công an quận 5, Công
ty chiếu sáng công cộng thành phố Hồ Chí Minh và công ty điện lực đã khảo sát hiện
trường. Tại ngã tư nơi xảy ra sự cố có trụ điện chiếu sáng công cộng số 86 thuộc xí
nghiệp chiếu sáng 2 (công ty chiếu sáng công cộng thành phố Hồ Chí Minh), phát hiện
có luồng điện 240V phát ra từ cột đèn chiếu sáng cộng cộng số 86 do hở mạch điện.
Đồng thời do trời mưa lớn, ngập trên diện rộng nên đã làm ngập trụ đèn và dòng điện
từ mạch điện hở đã theo nước làm chết nạn nhân. Tuy nhiên, cũng theo kết quả giám
định tại hiện trường, cột đèn chiếu sáng số 86 có đủ các điều kiện kỹ thuật cần thiết
như : có thiết bị tiếp đất tức là nếu xảy ra sự cố rò, chập điện thì thiết bị này sẽ tác
động lên cầu dao ngắt điện tự động đầu nguồn để cắt nguồn điện.
Ngày 03/09/2009, gia đình nạn nhân em Hà Anh Tuấn đã gửi toàn bộ hồ sơ liên
quan đền vụ việc lên Toà án nhân dân quận 5, thành phố Hồ Chí Minh khởi kiện công
ty chiếu sáng công cộng thành phố Hồ Chí Minh trong việc gây ra cái chết của em Hà
Anh Tuấn. Trong khi đó, ông Trần Trọng Đức – Giám đốc Công ty Chiếu sáng công
cộng thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nguyên nhân rò điện là do nước ngập đã thẩm
thấu vào các mối nối của dây điện bên trong hộp trụ đèn khiến bộ phận cách điện mất
tác dụng. Từ đó điện mới bị rò ra ngoài. Theo ông Đức, đây là yếu tố khách quan
không lường trước được nên Công ty chiếu sáng công cộng thành phố Hồ Chí Minh sẽ
chỉ hỗ trợ cho gia đình em Tuấn chứ không có trách nhiệm bồi thường dân sự.
Phân tích và hướng giải quyết vụ việc:
19
Để xác định trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này cần phải xác định
chính xác đối tượng gây thiệt hại. Căn cứ khoản 10 Điều 3 Luật Điện lực 2004: “ Hệ
thống tải điện Quốc gia là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện, các trang
thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy thống nhất trong phạm vi cả
nước.” 1, có thể khẳng định đèn cao áp công cộng số 86 ngã tư Trần Hưng Đạo –
Nguyễn Biểu đang trong tình trạng hoạt động đã gây thiệt hại cho em Hà Anh Tuấn là
trang thiết bị chiếu sáng phát điện nằm trong hệ thống tải điện. Như vậy, nó nằm trong
danh mục nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS 2005.
Đồng thời, tai nạn xảy ra vào thời điểm trời mưa lớn gây ngập đường Trần Hưng
Đạo – Nguyễn Biểu. Do nước ngập đã thấm vào các mối nối của dây điện bên trong
hộp trụ đèn khiến bộ phận cách điện mất tác dụng đã tạo thành nguyên nhân rò điện
gây ra cái chết của em Hà Anh Tuấn. Nhưng Công ty chiếu sáng công cộng thành phố
Hồ Chí Minh cũng đã đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đối với trang thiết bị phát điện:
đèn cao áp có lắp kèm thiết bị tiếp đất tức là nếu xảy ra sự cố rò, chập điện thì thiết bị
này sẽ tác động lên cầu dao ngắt điện tự động đầu nguồn để cắt nguồn điện. Tuy nhiên
thiệt hại vẫn xảy ra trên thực tế nên đây là sự cố xảy ra bất ngờ, hoàn toàn xuất phát từ
bản thân nguồn nguy hiểm cao độ đang trong tình trạng hoạt động, nằm ngoài sự kiểm
soát của cán bộ chuyên trách ngành điện, và không phải xảy ra dưới sự tác động bởi
hành vi trực tiếp của con người. Mặt khác, đây cũng không thể được xếp vào trường
hợp bất khả kháng hay tình thế cấp thiết; đồng thời không có bất cứ căn cứ nào chứng
minh em Tuấn cố ý tự gây thiệt hại cho chính mình nên không thể có dấu hiệu lỗi của
người bị thiệt hại. Như vậy, những căn cứ trên đã đủ điều kiện làm phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Chủ thể phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp này là Công ty chiếu sáng
công cộng thành phố Hồ Chí Minh. Bởi Công ty này là cơ quan được Nhà nước giao
cho trực tiếp quản lí hệ thống tải điện khu vực thành phố Hồ Chí Minh nghĩa là Công
ty này chính là chủ thể được chủ sở hữu (Nhà nước) trao quyền chiếm hữu, sử dụng,
quản lí nguồn nguy hiểm cao độ nên căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 623 BLDS
1
(5) : Theo khoản 10 Điều 3 Luật Điện lực năm 2004.
20
2005: “ Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì
những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
2
cũng như
theo khoản 3 Điều 623 BLDS 2005: “ Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao
quyền chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi
không có lỗi ...” 3 , thì Công ty chiếu sáng công cộng thành phố Hồ Chí Minh không
thể lấy cớ là trời mưa, nước ngập hay bất kỳ lý do nào khác để thoái thác trách nhiệm
dân sự trong vụ việc này.
Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ thuộc sự chiếm hữu, sử dụng, quản lí của
Công ty chiếu sáng công cộng thành phố Hồ Chí Minh đã gây ra trong trường hợp này
là thiệt hại về tính mạng em Hà Anh Tuấn. Do đó, căn cứ vào Điều 610 BLDS 2005,
Công ty này phải có trách nhiệm bồi thường cho gia đình em Tuấn chi phí hợp lí cho
việc mai táng, cũng như khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho gia đình em Tuấn.
C. KẾT LUẬN :
Sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật cùng những thành tựu mới của
công nghiệp hóa, cơ giới hóa cũng đồng thời kéo theo sự gia tăng thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra. Vì vậy những văn bản, nghị quyết quy định về trách nhiệm
bồi thường thiệt hai do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có ý nghĩa pháp lý rất quan
trọng, là căn cứ để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho chủ thể bị thiệt hại. Tuy nhiên
trong thực tế những quy định về trách nhiệm bồi thường vẫn chưa đầy đủ và còn nhiều
tranh cãi xung quanh. Bởi vậy, tiếp tục xậy dưng, hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
là điều cần thiết.
2
(6) : Theo khoản 2 Điều 623 BLDS 2005, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009, tr 263.
(7) : Theo khoản 3 Điều 623 BLDS 2005, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009, tr 263.
3
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Tập 2,
NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2006.
2. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Tập 2, NXB.
Giáo dục, Hà Nội, 2009.
3. Ts. Phùng Trung Tập, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức
khỏe và tính mạng, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009.
4. Ts Trần thị Huệ, Ts Vũ thị Hải Yến, ThS Vũ Thị Hồng Yến-Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng - từ quy định đến thực tiễn, Nxb.Tư pháp,
Hà Nội 2008.
5. Ts Vũ thị Hải Yến Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra.
6. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005.
7. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số
03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006
22