Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.03 KB, 25 trang )

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
GIỚI HẠN ÔN TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
Chương 1: Phần II: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thông qua tại Hội
nghị thành lập Đảng
Chương II: Phần II: Giai đoạn 1939-1945
- Hội nghị BCH TW 8 (5/1941)
- Chỉ thị 12-3-1945
Chương III: - Phần I: + Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương “Kháng chiến, kiến
quốc” của Đảng
+ Sách lược hoà hoãn với quân Pháp và quân Tưởng (Tháng
9/ 45 - 12/1946)
- Phần II: + Đường lối chung của Cách mạng VN đươc xác định tại
ĐH III (9-1960)
+ Hội nghị lần thứ 12(12-1965)
Chương IV: Phần II: Đường lối CNH, HĐH thời kỳ đổi mới (bỏ mục kết quả, ý
nghĩa)
Chương V: - Phần I: Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế TT
- Phần II: Tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ( học
mục 2- Một số chủ trương hoàn thiện thể chế KTTT 2,4,5)
Chương VII: Phần I: Đường lối xây dựng và phát triển văn hoá thời kỳ đổi mới
- Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về xây dựng, phát triển văn hoá
- Các quan điểm và chủ trương xây dựng và phát triển văn hoá thời
kỳ CNH, HĐH đất nước
Chương VIII: Phần II: Đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới ( bỏ
a của mục 2- Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo…và mục 3- Thành tựu, ý
nghĩa, hạn chế… )

1

/>


Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
PHẦN I: CÂU 3 ĐIỂM
1. Cuộc đảo chính 9/3/1945 và tại sao chỉ thị 12/3 coi Nhật là kẻ thù chính,
kẻ thù cụ thể trước mắt ?
Nhật đảo chính Pháp. Nguyên nhân:
- Sâu xa: Mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp đã xuất hiện từ năm 1940
ngày càng trở nên sâu sắc
- Trực tiếp: Tác động của tình hình thế giới. Khi quân đồng minh
thắng lợi. Ở Pháp tướng Đờ gôn về nước giải phóng Pari đầu năm
45, P chuẩn bị lực lượng đánh nhật ở DD. Mỹ đánh bại Nhật ở
Philippin. Con đường của Nhật tới DD bị khống chế, Pháp chuẩn
bị đánh nhật khi quân đồng minh vào nên Nhật đã đánh Pháp trước
để trừ hậu họa.
Tại sao đến tận năm 1945 Nhật mới đuổi Pháp:
-

Vì khi Nhật vào thì Pháp tỏ ra ngoan ngoãn phục tùng Nhật, cùng với Nhật
bóc lột Đông Dương và Nhật có quá nhiều thuộc địa lại thấy P ngoan ngoãn
như vậy nên chưa đuổi Pháp

-

Sau khi Pháp bị mất nước năm 40 vào tay phát xít Đức thì 1 chính phủ mới
đã thành lập ở Pháp là chính phủ phát xít thân phát xít Đức. Do vậy cũng có
nghĩa là giai đoạn từ năm 40 đến đầu năm 45, chính phủ Pháp ở chính quốc
là đồng minh của Nhật (cùng theo phe phát xít) nên Nhật ko lỡ đuổi đồng
minh của mình

Chỉ thị 12/3/1945: xác định kẻ thù chính là Nhật. Tại sao?
+ ngày 9-3-1945 là một cuộc đảo chính, mục đích là truất quyền Pháp, tước khí

giới của Pháp, chiếm hẳn lấy Đông Dương làm thuộc địa riêng của chủ nghĩa đế
quốc Nhật. Tuy giữa hai bọn thống trị Nhật, Pháp có sự chia rẽ đến cực điểm; tuy
2

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
hàng ngũ bọn Pháp ở Đông Dương hoang mang, tan rã đến cực điểm; nhưng xét
riêng bọn thống trị Nhật, ta thấy chúng chưa chia rẽ, hoang mang, do dự đến cực
điểm.
+Nạn đói ghê gớm (quần chúng oán ghét quân cướp nước).
+Chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt (Đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh
Nhật). Bọn Pháp kháng chiến đang đánh Nhật là đồng minh khách quan của nhân
dân Đông Dương lúc này.
2. Vì sao trong chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25/11/1945), Đảng đã xác
định Pháp là kẻ thù nguy hiểm nhất?
- Quân Tưởng vào nước ta với lực lượng đông đảo lên tới 20 vạn quân nhưng
chỉ là đội quân ô hợp. Hơn nữa, Tưởng phải nhanh chóng về nước để đối
phó với phong trào cách mạng ở TQ đang dâng cao. Nội bộ quân Tưởng
lục đục -> Quân Tưởng ko thể ở lại lâu được, sớm muộn cũng sẽ phải về
nước
- Quân Anh: Danh nghĩa là tước vũ khí nhưng thực chất lại là giúp đỡ Pháp.
Trước khi CTTG lần 2 kết thúc, các nước thắng trận đã có 2 cuộc họp và đi
đến thống nhất là những nước nào có thuộc địa của mình ở châu Á thì
nghiễm nhiên quay trở lại với thuộc địa của mình. Như vậy, Pháp đc quyền
quay trở lại Đông Dương, Anh quay trở lại Singapo, Malaisia, Mỹ quay trở
lại Philippin. Do đó Anh cũng ko có lý do gì để ở lại mà chỉ để giúp đỡ
Pháp trở lại Đông Dương mà thôi
- Quân Nhật: Ko có lý do gì để Nhật ở lại vì Nhật là 1 đội quân thua trận.
Hơn nữa sau khi thua trận, Nhật đã phải kí hiệp ước với Mỹ đó là ko được

đem quân ra khỏi biên giới.
- Quân Mỹ: Đã nhòm ngó Đông Dương từ lâu, ý đồ lúc đầu là từng bước thay
thế Tưởng nhưng sau đó Tưởng phải quay về đối phó với phong trào CM
3

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
trong nước. Mỹ sợ nước CHND Trung Hoa ra đời, cộng sản giành thắng
lợi thì chủ nghĩa CS sẽ tràn khắp ĐNA nên phải cho Tưởng về nước. Do
đó, ý đồ của Mỹ đã thay đổi bằng cách là cho Pháp ra miền bắc từng bước
thay thế Tưởng và đợi khi nào Pháp sa lầy thì Mỹ sẽ từng bước thay thế.
Mỹ ko thể thay thế được vào thời kì này bởi vì thứ nhất, Mỹ đã kí hiệp ước
cho Pháp quay trở lại thuộc địa của mình rồi, thứ hai, trong thời kì này Mỹ
đang rất cần sự giúp đỡ của các nước Tây Âu trong đó có Pháp để Mỹ
thành lập 1 liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu, thực tế sau này khối liên
minh quân sự đó đã ra đời, gọi là khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây
Dương NATO. Do đó Mỹ ko phải là kẻ thù chủ yếu
- Quân Pháp: Pháp có đầy đủ cơ sở để quay trở lại nước ta lần thứ hai, theo
tinh thần hiệp ước, chuẩn bị kĩ từ trước, cũng như đã thiết lập được bộ máy
chính quyền. Pháp đã thể hiện rõ âm mưu này
 Pháp là kẻ thù chính
3. Tại sao hòa với Tưởng (T9/1945 – T2/1946)
- Cơ sở lý luận :
+ Áp dụng chủ trương của Lenin về hòa hoãn sau CMT10 khi nước Nga có
thù trong giặc ngoài thì Nga đã kí hoàn hoãn với 14 nước đế quốc bên ngoài
để tập trung lực lượng chống phản động trong nước. Năm 1920, Nga đã
thành công chống thù trong giặc ngoại -> Lenin kết luận : Trong tình thế đối
đầu với nhiều kẻ thù thì phải thực hiện hòa hoãn và chọn hòa với kẻ thù ít
nguy hiểm trước. Để có lợi cho cách mạng thì dù có phải hòa với kẻ cướp ta

cũng phải hòa.
- Cơ sở thực tiễn :

4

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
+ So sánh lực lượng lúc này ko cho phép ta đối phó với cả Tưởng và Pháp.
Hơn nữa, Tưởng trong phe Đồng minh đến tước vũ khí Nhật nên ta không
được phép đánh Tưởng. Hòa để quân tưởng bớt khiêu khích
+ Pháp lăm le muốn Tưởng nhanh chóng về nước để Pháp ra miền Bắc
nhưng ta lại hòa với Tưởng để đẩy mâu thuẫn giữa Tưởng và Pháp trở nên
gay gắt
+ Tưởng là kẻ thù ít nguy hiểm hơn Pháp, bởi vì…. (phần trước) => Hòa
với Tưởng trước.
+ Trong lúc này, Tưởng cũng muốn hòa với ta vì Tưởng muốn ở lại lâu để
củng cố địa vị tay sai và để tiếp tục mặc cả với Pháp. Lúc này nếu ta muốn
hòa với Pháp cũng ko được vì Pháp đang muốn đánh nhanh thắng nhanh từ
miền Nam ra miền Bắc
+ Hòa với Tưởng để ta có thể tập trung lực lượng đánh Pháp ở miền Nam.
- Nội dung:
+ Chính trị:
 ĐCS Đông Dương tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất là rút vào
hoạt động bí mật. Chỉ để lại công khai là "Hội nghiên cứu chủ nghĩa
Mác ở Đông Dương" và đây chính là nơi những người Cộng sản ra
vào hoạt động
 Chấp nhận nhường 70 ghế trong quốc hội và một số ghế trong chính
phủ cho Việt quốc Việt cách tay sai của Tưởng
 Thực chất thời kì này ta thực hiện đa nguyên chính trị, chính phủ lúc

này là chính phủ liên hiệp 3 bên, bao gồm: người của mặt trận Việt
Minh, người yêu nước ko đảng phái và người của Việt quốc Việt
cách. Tuy nhiên thì các ghế trong chính phủ, ghế nào quan trọng, chủ
chốt thì là của ta và người yêu nước ko đảng phái còn ghế nào rắc rối,
5

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
khó khăn thì là người của Việt quốc Việt cách như: Bộ trưởng bộ
ngoại giao, bộ trưởng bộ canh nông, bộ trưởng bộ văn hóa.
+ Kinh tế:
 Chấp nhận cung cấp thực phẩm nuôi 20 vạn quân Tưởng
 Tiêu 2 loại tiền: Quan kim, Quốc tệ (2 loại tiền mất giá ở Trung
Quốc)
+ Quân sự:
Các đơn vị vũ trang tỉnh táo, tránh khiêu khích của quân Tưởng và tay sai
- Kết quả:
+ Hạn chế thấp nhất hoạt động khiêu khích lật đổ chính quyền của quân
Tưởng và tay sai của chúng.
+ Tập trung được lực lượng đánh Pháp ở miền Nam.

4. Tại sao hòa với Pháp (T2-T12/1946)
- Việc Pháp và Tưởng kí hiệp ước Hoa-Pháp ngày 28/2/1946. Tưởng đã đồng
ý cho Pháp ra miền Bắc VN thay thế quân Tưởng để tước khí giới của quân
đội phát xít. Việc làm này nhằm hợp pháp hóa việc Pháp quay trở lại Đông
Dương lần thứ 2
- Xuất phát từ việc Đảng ta cân nhắc kĩ 2 khả năng đánh hay hòa với Pháp
+ Nếu đánh Pháp thì :
 TL : Được sự ủng hộ của nhân dân vì nhân dân qua hơn 80 năm nô

lệ đã quá chán ghét rồi, khí thế CM năm 1945
 KK :
 So sánh lực lượng ko cân sức, đằng sau Pháp có cả phe đồng
minh và nhất là quân Mỹ
 Kinh tế còn kém phát triển
6

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
 Chính trị : Sau năm 1945 ta vẫn trong vòng vây phong tỏa
của các nước đế quốc, chưa nước nào đặt quan hệ ngoại giao
với ta.
 Nếu đánh Pháp thì ta phải đối mặt với cả Tưởng bởi vì
Tưởng kí hiệp ước với Pháp như vậy thì Tưởng ko chịu về
để củng cố chính quyền tay sai và vòi vĩnh Pháp. Khi Pháp
ra thì Tưởng với Pháp lại cấu kết với nhau. Như vậy ta sẽ lại
phải đối phó với nhiều kẻ thù
 Nếu đánh Pháp, ta sẽ ko có thời gian xây dựng lực lượng
+ Nếu hòa Pháp thì :
 KK : Nhân dân ko đồng tình ủng hộ
 TL :
 Đuổi được 20 vạn quân Tưởng về nước. Khi có hiệp định pháp
lý cho Pháp ra thì Tưởng ko còn lý do gì ở lại. Và đồng thời
lực lượng việt quốc việt cách cũng phải về theo. Ta vừa loại bỏ
được ngoại xâm, nội phản
 Ta sẽ có thời gian xây dựng lực lượng vì chắc chắn ta sẽ phải
bước vào cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp
 Trong lúc này, Pháp cũng muốn hòa với ta. Bởi vì thứ nhất,
Pháp cũng muốn đuổi Tưởng về, thứ hai, vào thời điểm này,

phong trào phản chiến của nhân dân Pháp lên cao nên để xoa
dịu tình hình nd trong nước, Pháp cũng muốn kí hòa ước với ta,
thứ ba, đây cũng là cơ hội thuận lợi để Pháp xin thêm viện binh
từ trong nước.
* Nội dung:
- Ngày 6/3/1946, ta kí với Pháp "Hiệp định Sơ bộ"
+ 15000 quân Pháp ra Bắc thay thế quân Tưởng và rút dần trong 5 năm
7

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
+ Pháp công nhận VN độc lập, có chính phủ nhưng nằm trong khối liên hiệp Đông
Dương thuộc Pháp
+ Vấn đề Nam Bộ cho nhân dân mN tự quyết định
+ Trong quá trình kí hiệp định, 2 bên ngừng chiến sự
- Tháng 4 năm 1946, đại diện ta gặp đại diện chính phủ Pháp tại hội nghị trù bị ở
Đà Lạt, đề ra yêu cầu nhanh chóng có 1 cuộc đàm phán chiến sự.
- T5/1946, HCM sang Pháp với tư cách thượng khách nhưng thực chất Bác muốn
tìm 1 giải pháp để hòa hoãn lâu dài với Pháp
- T7/1946, đoàn đại biểu ta sang Pháp dự hội nghị chính thức tại Phongtennobro
nhưng ko đạt được thỏa thuận nào.
- T9/1946, đoàn đại biểu ta trở về nước
- 14/9/1946, HCM kí bản Tạm ước với Pháp và trao cho Pháp nhiều đặc quyền hơn
nữa.
5. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã xác định những thuận lợi
và khó khăn cho CMVN là gì ?
- Ta chiến đấu để bảo vệ nền độc lập, tư do của dân tộc và đánh địch trên đất
nước mình nên có chính nghĩa, có „thiên thời, địa lợi, nhân hòa‟.
- Ta cũng đã có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt nên về lâu dài ta sẽ có khả

năng đánh thắng quân xâm lược. Trong khi đó, thực dân Pháp cũng có nhiều
khó khăn về chính trị, kinh tế, quân sự ở trong nước và tại Đông Dương ko
dễ gì có thể khắc phục được ngay
- Trên thế giới, hệ thống XHCN do Liên Xô đứng đầu được hình thành,
phong trào CM giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, trở thành 1 dòng
thác CM. Phong trào DC và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ.
- Ở trong nước, chính quyền DCND được thành lập, có hệ thống từ TW tới cơ
sở. Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của đất nước. Toàn dân tin
tưởng và ủng hộ VN, ủng hộ chính phủ VN DCCH làm Chủ tịch
8

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
Khó khăn :
- Tương quan lực lượng quân sự của ta yếu hơn địch
- Ta bị bao vây 4 phía, chưa nước nào công nhận nền độc lập và đặt quan hệ
ngoại giao
- Quân Pháp lại có vũ khí tối tân, đã chiếm đóng được 2 nước Campuchia,
Lào và 1 số nơi ở Nam Bộ VN, có quân đội đứng chân trong các thành thị
lớn ở miền Bắc.
6. Thuận lợi và khó khăn khi đưa ra chủ trương ‘Kháng chiến kiến quốc’
của Đảng
Thuận lợi:
- Hệ thống XHCN do Liên Xô đứng đầu hình thành, phong trào CM
giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển
- Chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập từ TW tới cơ sở
- Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh đất nước
- Toàn dân tin tưởng vào chính phủ VN DCCH do HCM làm chủ
tịch

Khó khăn:
- Nạn đói nạn dốt nặng nề. Nạn đói năm 1945 đã làm gần 2tr đồng
bào ta chết đói, 95% dân số mù chữ
- Ngân quỹ quốc gia trống rỗng chỉ có vỏn vẹn hơn 1 triệu đồng
- Thiếu kinh nghiệm quản lý đất nước
- Nền độc lập của nước ta chưa được các quốc gia khác công nhận
và đặt quan hệ ngoại giao
- Với danh nghĩa quân Đồng minh, quân đội các nước kéo vào nhằm
chiếm đóng và xóa bỏ nền độc lập của nước ta.

9

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
7. Tại sao hội nghị BCH TW lần thứ tám (T5/1941) lại đưa nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu?
- Chính sách của Pháp và Nhật đã làm mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt hơn
bao giờ hết. Chúng đã thi hành chính sách thời chiến rất trắng trợn. Chúng
phát xít hóa bộ máy chính trị, thẳng tay đàn áp phong trào CM của nhân
dân, tập trung lực lượng đánh vào ĐCS Đông Dương. Ngày 22/09/1940,
Nhật tiến vào nước ta, ngay hôm sau Pháp đã đầu hàng, nhân dân ta chịu
cảnh 1 cổ 2 tròng áp bức, bóc lột của Pháp – Nhật.
"Trong lúc này nếu không đòi được quyền lợi dân tộc giải phóng thì chẳng
những dân tộc ta chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của 1 bộ phận giai
cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được"
- Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc để khẳng định đứng về phía phe
Đồng minh chống phát xít để nhận sự giúp đỡ của họ. Và thực tế là năm
1941, Tổng thống Mỹ đã gửi nhiều sỹ quan cấp cao của Mỹ sang huấn luyện
cho những người ở mặt trận Việt Minh tại núi rừng Việt Bắc.

- Ở trong nước đã xuất hiện các nhân tố mới báo hiệu thời đại giải phóng đã
đến. Đó là sự xuất hiện của 3 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940), Nam Kì
(1940) và Đô Lương (1941). Mặc dù cả 3 cuộc khởi nghĩa đều thất bại
nhưng nó như những tiếng súng báo hiệu cho thời kì mới – thời kì giải
phóng dân tộc
8. Hội nghị 12/1965 (mindmap)
9. Đại hội lần thứ III 9/1960 đã xác định mối quan hệ cách mạng 2 miền
như thế nào?
a. Nhiệm vụ chung :
- Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình
10

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
- Đẩy mạnh CMXHCN ở mB
- Đẩy mạnh CMDTDCND ở mN
- Thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập, dân chủ
b. Nhiệm vụ chiến lược :
- Tiến hành CMXHCN ở mB
- Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực
hiện thống nhất nước nhà
c. Mối quan hệ :
- Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng
thúc đẩy lẫn nhau, đều nhằm thực hiện 1 nhiệm vụ là giải quyết mâu thuẫn
chung của nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thực hiện
mục tiêu hòa bình, thống nhất Tổ quốc.
- CMXHCN ở mB có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của
cả nước, hậu thuẫn cho CM mN, chuẩn bị cho cả nước đi lên CNXH về sau,
nên giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của toàn bộ CM và sự

nghiệp thống nhất nước nhà
- CM DTDCND ở mN thì giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp
giải phóng mN khỏi ách thống trị của ĐQ Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa
bình thống nhất nước nhà, hoàn thành CM DTDCND trong cả nước

11

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU

PHẦN II: CÂU 7 ĐIỂM
1. Phân tích quá trình đổi mới tư duy của Đảng về CNH thời kỳ đổi
mới?
- ĐH VI (12/86) nêu quan điểm thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn đó là:
lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
- HNTW 7 (7/94) nêu lên nhận thức mới về khái niệm CNH, HĐH
+ Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sx, kd,
dvu,...
+ Từ sử dụng thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao
động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa
trên sự phát triển CN và tiến bộ KH-KT, tao ra năng suất lao động XH
cao
- ĐH VIII (6/96) nhận định nước ta đã ra khỏi khủng hoàng KT-XH và
chuyển sang thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đồng thời xác định
chiến lược CNH, HĐH đến năm 2020 với 6 quan điểm CNH, HĐH
- ĐH IX (4/2001) và ĐH X( 4/2006) nhấn mạnh một số điểm mới về
CNH,HĐH: Thời gian CNH, hướng CNH, CNH nông nghiệp, nông
thôn…
2. Vì sao trong giai đoạn hiện nay, CNH phải gắn liền với phát triển

KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế
Quan điểm này được nêu lên bởi vì 3 lý do, thứ nhất, nước ta đã trải
qua 1 giai đoạn dài thực hiện CNH theo mô hình cũ (mô hình tập trung quan
liêu bao cấp). Xuất phát từ việc nhận thức rõ được những hạn chế của việc
thực hiện CNH theo mô hình cũ đó là ko tận dụng được nguồn vốn, KHKT,
kinh nghiệm quản lý, thị trường bên ngoài (do thực hiện nền KT đóng).
Thực hiện theo mô hình cũ (phát triển theo chiều rộng) ko tận dựng được
12

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
những lợi thế sẵn có (tài nguyên, vốn, con người), tham quy mô lớn, nóng
vội do đó hiệu quả ko cao. Thứ hai, đó là việc nhận thức rõ được tính tích
cực của CNH thực hiện theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN đó là
trong nền KTTT việc phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, sản xuất do thị
trường quyết định. Thứ ba, đó là trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất
yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ KT quốc tế thì mới tận dụng được
những thành tựu KHKT hiện đại của các nước phát triển, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, họ hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
Biện pháp:
- Phát triển nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai
trò chủ đạo
- Thay đổi phương thức phân bổ nguồn lực CNH từ kế hoạch hóa tập
trung của Nhà nước sang thực hiện chủ yếu bằng kinh tế thị trường.
- Khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền KT và sử dụng chúng
hiệu quả để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Khi đầu tư vào
lĩnh vực nào, ở đâu, quy mô thế nào, công nghệ gì đều hỏi phải tính toán,
cân nhắc kĩ lưỡng, hạn chế đầu tư tràn lan, sai mục đích, kém hiệu quả
và lãng phí, thất thoát.


3. Một trong những quan điểm tiến hàng CNH-HĐH của Đảng là "Lấy
việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát
triển nhanh và bền vững". Phân tích nhận định trên. Theo em cần
có giải pháp gì để phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao ở
VN hiện nay?

13

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
Quan điểm này được nêu lên bởi 4 lý do. Thứ nhất, trong các nguồn lực
phát triển KT thì nguồn lực con người giữ vai trò quyết định vì nói chi phối
các nguồn lực khác. Các nguồn lực khác thì sẽ dần cạn kiệt nhưng nguồn
lực con người thì có khả năng tự tái sinh. Thứ hai đó là chủ trương CNH,
HĐH gắn với kinh tế tri thức và con người đóng vai trò quyết định, ở vị trí
trung tâm trong nền KTTT này. Thứ ba, Đảng chủ trương CNH rút ngắn,
do vậy con người có vai trò quyết định. Cuối cùng đó là việc học tập kinh
nghiệm từ các nước đi trước trong quá trình CNH mà điển hình là nước
Nhật Bản. Đại hội XI chỉ rõ: "Phát triển và nâng chất lượng nguồn nhân
lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược; là yếu
tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng KH, CN, cơ cấu lại nền KT,
chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất,
bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững".
Giải pháp thực hiện:
- Thể lực: nâng cấp hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe
- Trí lực: Chú ý tới phát triển giáo dục đào tạo
- Nhân cách đạo đức: Rèn luyện nhân cách đạo đức từ khi còn đi học tiểu
học.

4. Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng KT đi đôi với
việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường
Xây dựng CNXH ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện mục
tiêu đó, trước hết, kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Chỉ như vậy mới có khả năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của người dân, phát triển văn hóa giáo dục, y tế, rút
ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng,… Mục tiêu đó thể hiện sự
14

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
phát triển vì con người, mọi con người đều được hưởng thành quả của
phát triển.
5. Các định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực trong quá trình
đẩy mạnh CNH, HĐH:
- CNH, HĐH gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn
- Phát triển công nghiệp, xây dựng theo hướng hiện đại
- Phát triển dịch vụ nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng,du lịch
- Tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
- Phát triển kinh tế biển
- Phát triển kinh tế- xã hội hài hoà giữa các vùng, đô thị và nông thôn
6. Đẩy mạnh CNH-HĐH ngôn nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ
các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Liên hệ: Làm thế nào
để nâng cao chất lượng lao động nông thôn
Định hướng này đã được nêu lên từ ĐH 9, 10 và đến ĐH 11 lại được
nhắc lại tiếp. Lý do thực hiện định hướng này đó là thứ nhất, nước ta có thế
mạnh để phát triển NN (có tới 70% lực lượng lao động, 76% dân số sống ở
nông thôn). Do đó để đảm bảo cho cuộc sống của họ thì phải đẩy mạnh

CNH nông nghiệp, nông thôn. Thứ hai, ta đã nhận thức được mối quan hệ
giữa nông nghiệp và CN trong thời đại CNH đó là: Nông nghiệp cung cấp
nguyên liệu cho CN, là địa bàn tiêu thụ hàng hóa của CN. Công nghiệp làm
tăng năng suất cho NN, cung cấp máy móc, kĩ thuật, cơ sở hạ tầng cho NN,
bộ mặt của NN có thay đổi được hay ko là phụ thuộc vào sự phát triển của
CN. Thứ ba, mục đích của nước ta là tăng trưởng KT gắn với tiến bộ và
công bằng XH, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông
thôn. Do đó cần phải CNH NN, NT. Thứ tư, NN phát triển, bộ mặt nông
15

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
thôn thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện là một tiền đề quan trọng để
giữ vững sự ổn định chính trị XH. Thứ năm, đó là ta học tập kinh nghiệm
ko chỉ từ thành công mà còn từ thất bại của các nước khi thực hiện CNH.
Giải pháp:
- Về CNH, HĐH NN, NT: Chuyển dịch mạnh cơ cấu NN và KT nông thôn
theo hướng tạo ra GTGT ngày càng cao, gắn với CN chế biến và thị trường,
đẩy nhanh tiến bộ KHKT và công nghệ vi sinh vào sản xuất để nâng cao
năng suất, chất lượng. Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các
ngành CN, DV; giảm dần tỷ trọng sản phẩm vào lao động NN
- Về quy hoạch phát triển NT:
+ Thực hiện chương trình xây dựng NT mới để NT có cuộc sống no đủ, văn
minh, môi trường lành mạnh
+ Phát huy dân chủ ở NT đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao
dân trí, bài trừ các TNXH, hủ tục mê tín dị đoan,…
- Giải quyết lao động, việc làm ở NT:
+ Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân
+ Tạo điều kiện để nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông

thôn, kể cả đi lao động nước ngoài
+ Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

16

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
7. Phát triển kinh tế biển.
Lý do:
- ĐKTN: Đường bờ biển dài, nhiều thủy hải sản, khoáng sản,….
- Giao thông vận tải biển (có nhiều cảng nước sâu,…)
- Du lịch biển đảo (Hạ Long, Côn Đảo, Phú Quốc, …)
- Vấn đề an ninh quốc phòng
Biện pháp:
- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển KT biển toàn diện, có
trọng tâm, trọng điểm. Sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh
về KT biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh
và hợp tác quốc tế.
- Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển
và vân tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến
hải sản, phát triển du lịch biển đảo. Đẩy mạnh phát triển ngành CN
đóng tàu biển đồng thời hình thành một số hành lang kinh tế ven
biển
8. Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường.
- Từ đại hội 6 đến đại hội 8:
 Nhận thức KTTT không phải là cái riêng có của CNTB mà là thành
tựu chung của nhân loại
 KTTT tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH

 Cần thiết sử dụng KTTT để xây dựng CNXH ở nước ta
- Từ đại hội 9 đến đại hội 11:
 Đại hội 9 (T4/01) xác định KTTT định hướng XHCN là mô hình
KT tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ lên CNXH
17

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
 Đại hội 10 (2006) và ĐH 11 (2011) làm sáng tỏ ND cơ bản của
định hướng XHCN ở nước ta ở 4 tiêu chí:
 Mục đích phát triển:
ĐH 9: Công bằng, văn minh
ĐH 10: Công bằng, dân chủ, văn minh
ĐH 11: Dân chủ, công bằng, văn minh
 Phương hướng phát triển:
Từ ĐH 9 đến ĐH 11 đã nêu ra: phát triển KT nhiều thành phần
KT, nhiều loại hình sở hữu nhưng KTNN đóng vai trò chủ đạo.
Chủ đạo ko có nghĩa là lớn, ko có nghĩa là ưu tiên về nhiều mặt
mà là khi các TPKT khác gặp khó khăn, TPKT NN sẽ giúp đỡ.
 Định hướng XH và phân phối:
Tăng trưởng KT gắn với tiến bộ và CB XH, xóa đói giảm
nghèo, tạo việc làm cho người lao động, ý tế phân phối cho mọi
tầng lớp nhân dân.
 Về quản lý:
Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước
9. Một số chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
a. Hoàn thiện thể chế về sở hữu các thành phần kinh tế, loại hình
DN và các tổ chức sản xuất kinh doanh:
Phương hướng cơ bản hoàn thiện thể chế sở hữu:

- Khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà đại diện là Nhà nước,
đảm bảo và tôn trọng các quyền của người sử dụng đất.
- Tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của NN với chức năng
quản trị kinh doanh của DNNN
- Bổ sung các chính sách để khuyến khích phát triển sở hữu tập thể,
các hợp tác xã, bảo vệ quyền và lợi ích của xã viên đối với tài sản.
18

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
- Tạo cơ chế khuyến khích liên kết giữa sở hữu NN, sở hữu tập thể
và sở hữu tư nhân, làm cho chế độ sở hữu cổ phần, sử hữu hỗn hợp
trở thành hình thức sở hữu chủ yếu của DN trong nền KT
- Banh hành các quy định pháp lý về quyền sở hữu của DN, tổ chức,
cá nhân nước ngoài tại VN
Hoàn thiện thể chế phân phối:
- Đảm bảo tăng trưởng KT với tiến bộ và CBXH
- Các nguồn lực XH được phân bổ theo cơ chế thị trường và chiến
lược, bảo đảm hiệu quả KT-XH
- Đảm bảo hài hòa lợi ích của NN, người lao động và DN
- Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả KT đồng thời
theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối
thông qua hệ thống an ninh XH, phúc lợi XH
- Thu hẹp các lĩnh vực độc quyền NN
b. Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng KT với phát triển VH, thực
hiện tiến bộ, công bằng XH trong từng bước, từng chính sách
phát triển và bảo vệ môi trường
Nhà nước phải đề cao chủ trương này bởi vì mục tiêu của chúng ta là
đảm bảo đời sống cho người dân, do đó khi phát triển KT cũng cần

phải quan tâm đến các vấn để XH như: nghèo đói, khoảng cách giàu
nghèo,…
Giải pháp:
- Khuyến khích làm giàu đi đôi với tích cực thực hiện giảm nghèo,
đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi, dân tộc, hải đảo.
- Xây dựng hệ thống bảo hiểm XH đa dạng và linh hoạt, phù hợp với
yêu cầu của KTTT định hướng XHCN

19

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
- Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tự nguyện, nhân đạo, hoạt
động ko vì mục tiêu lợi nhuận, chăm sóc các đối tượng bảo trợ XH
- Hoàn thiện luật pháp, chính sách về bảo vệ môi trường, có chế tài
đủ mạnh đối với các trường hợp vi phạm, xử lý triệt để những điểm
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ngăn chặn ko để phát sinh
thêm.
c. Hoàn thiện thể chế về vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của NN
và sự tham gia của các tổ chức quần chúng vào quá trình phát
triển KT-XH:
Chủ trương này được đề cao bởi vì thứ nhất, nhà nước ta là nhà nước
pháp quyền XHCN do đó phải nâng cao vai trò của NN với tư cách là
bộ máy công quyền. Vai trò NN thể hiện rõ ở chỗ phát huy mặt tích
cực và ngăn ngừa mặt trái của nền KTTT, tạo đk để nền KTTT phát
triển định hướng XHCN và hội nhập KTQT. Thứ hai, trong thời gian
qua, vai trò quản lý của NN chưa đạt được hiệu quả cao, đề ra quá
nhiều chủ trương văn bản trong khi việc thực hiện và giám sát thực
hiện lại chưa được tốt

Biện pháp:
- NN cần phải tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo
điều kiện để các tổ chức và nhân dân tham gia tích cực và có hiệu
quả vào quá trình hoạch định, thực thi, giám sát thực hiện luật
pháp, các chủ trương KT-XH để có thể phát huy vai trò của các tổ
chức dân cử, tổ chức CT-XH, tổ chức XH, nghề nghiệp và nhân
dân trong nền KTTT định hướng XHCN

20

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
10. Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về xây dựng, phát triển văn hoá
- ĐH VI nhấn mạnh vai trò của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng tính
cách lành mạnh, tác động sâu sắc vào đổi mới nếp nghĩ, nếp sống con
người
- NQ 05 của BCT (1987) nhấn mạnh văn hoá là nhu cầu thiêt yếu trong đời
sống tinh thần của xã hội
- NQ TW 4 khoá VII lần đầu tiên khẳng định văn hoá là nền tảng tinh thần
của XH, một động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH, đồng thời là mục tiêu
của CNXH
- ĐH VIII (1996) Khẳng định: Văn hoá là nền tảng tinh thần của XH, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH
- NQTW5 (Khoá VIII- 1998) lần đầu tiên xác định 2 tính chất đặc trưng của
nền văn hoá là tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Và nêu 5 quan điểm chỉ
đạo quá trình phát triển văn hoá trong thời kỳ CNH,HĐH đất nước
- NQTW9 (Khoá IX): phát triển văn hoá phải đồng bộ với phát triển kinh tế
- NQTW10 (Khoá IX): phải gắn kết 3 nhiệm vụ phát triển kinh tế, chỉnh đốn
Đảng và phát triển văn hoá

- ĐH XI (2011) chủ trương phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá hài hoà
với phát triển kinh tế, theo hướng:
 Chú trọng xây dựng nhân cách con người VN về lý tưởng, trí tuệ, đạo
đức, lối sống; coi trọng văn hoá trong lãnh đạo quản lý,văn hoá trong
kinh doanh và văn hoá trong ứng xử.
 Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, xuất bản; đẩy mạnh
xã hội hoá trên lĩnh vực văn hoá, thông tin, hình thành thị trường văn
hoá lành mạnh.

21

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
11. Các quan điểm và chủ trương xây dựng và phát triển văn hoá thời
kỳ CNH, HĐH đất nước (1,2,4)
a. Văn hóa là nền tảng tinh thần của XH, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế:
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của XH:
+ Các giá trị VH tạo thành nền tảng tinh thần của XH vì nó được thấm
nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng, được truyền lại, nối tiếp
và phát huy qua các thế hệ. Các giá trị này chi phối hàng ngày đến cuộc
sống, tư tưởng, tình cảm của mọi thành viên XH bằng môi trường XH – VH
(cả văn hóa vật thể và VH phi vật thể)
+ Xây dựng VH lành mạnh để đủ sức đề kháng đẩy lùi các tiêu cực XH, đẩy
lùi tư tưởng, VH phản tiến bộ
- Văn hóa là động lực cho sự phát triển:
+ Nguồn lực nội sinh phát triển của 1 dân tộc thấm sâu trong VH
+ Bản thân sự phát triển KT cũng ko chỉ do các nhân tố thuần túy KT tạo
nên mà còn do những giá trị văn hóa được phát huy

+ Trong cuộc CM KHCN hiện nay, yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng
KT là khả năng phát huy tiềm năng sáng tạo của con người. Mà tiềm năng
này nằm trong các yếu tố cấu thành VH, nghĩa là trong tri thức, khả năng
sáng tạo, trong bản lĩnh tự đổi mới của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng.
+ Văn hóa, nhất là VH phương Đông, cổ vũ và hướng dẫn cho một lối sống
có chừng mực, do vậy giúp hạn chế lối sống chạy theo ham muốn quá mức
của "XH tiêu thụ" dẫn đến làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh
thái.
- Văn hóa là 1 mục tiêu của phát triển:
+ Mục tiêu xây dựng 1 XH VN "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh" chính là 1 mục tiêu VH
22

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
+ Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020 xác định:
"Tăng trưởng KT phải kết hợp hài hòa với phát triển VH, thực hiện tiến bộ
và công bằng XH, ko ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân".
Phát triển hướng tới mục tiêu VH-XH mới đảm bảo sự bền vững.
- Để VH trở thành động lực và mục tiêu cho sự phát triển, ta cần phát triển
VH gắn liền với phát triển KT-XH,cụ thể là:
+ Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, XH hài hòa với phát triển KT.
+ Khi xác định mục tiêu, giải pháp phát triển VH thì phải căn cứ mục tiêu,
giải pháp phát triển KT-XH để…
+ Khi xác định mục tiêu phát triển KT-XH thì phải đồng thời xác định mục
tiêu VH. Phải có chính sách KT trong VH để VH gắn liền với hoạt động
KT, khai thác tiềm năng KT, tài chính hỗ trợ cho phát triển VH.
b. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân

tộc và CNXH theo CN M-L, tư tưởng HCM nhằm mục tiêu tất cả vì con
người.
- Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị VH truyền thống, bền vững của cộng
đồng các dân tộc VN được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước
và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh
thần đoàn kết, lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính
cần cù, sáng tạo trong lao động. Có thể nói bản sắc dân tộc là tổng thể
những phẩm chất, tính cách, sức sống bên trong của dân tộc
- Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: cách
tư duy, cách sống, cách dựng nước, giữ nước,...
- Bản sắc dân tộc phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế, thể chế XH
và thể chế chính trị của các quốc gia. Nó cũng phát triển theo quá trình hội
23

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
nhập KTQT, giao lưu VH với các quốc gia khác, tiếp nhận văn minh nhân
loại.
- Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền VH phải được thấm đượm
trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu
KHCN, GD-ĐT,…
- Để xây dựng nền VH tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta có chủ
trương:
+ Bảo vệ bản sắc dân tộc gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có
chọn lọc nền VH các dân tộc khác để bắt kịp phát triển của thời đại
+ Chủ động tham gia hội nhập và giao lưu VH với các quốc gia để xây dựng
những giá trị mới của VH VN đương đại.
+ Xây dựng VN thành một địa chỉ giao lưu VH khu vực và quốc tế.
c. Xây dựng và phát triển VH là sự nghiệp chung của toàn dân do

Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức đóng vai trò quan trọng
- Mọi người phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
đều tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển VH nước nhà .
- CN, ND, trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền
tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển VH dưới sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của NN. Đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò quan trọng
trong sự nghiệp này
- Sự nghiệp xây dựng và phát triển ván hóa do Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý.

24

/>

Chìa khóa đạt điểm cao tại FTU
12. Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại,
hội nhập quốc tế.
- Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền
vững
- Chủ động và tích cực hội nhập KTQT theo lộ trình phù hợp
- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế KT phù hợp với các
nguyên tắc, quy định của WTO
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy NN
- Nâng cao năng lực cạnh trnah quốc gia, DN và sản phẩm trong hội nhập
KTQT
- Giải quyết tốt các vấn đề VH, XH và môi trường trong quá trình hội nhập
- Xây dựng và vận hành cso hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội như: bảo
hiểm, giáo dục, y tế, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo
- Giữ vững và tăng cường quốc phòng an ninh trong quá trình hội nhập. Xây
dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh, chống lại

âm mưu "diễn biến hòa bình" của kẻ thù.
- Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao NN và ngoại
giao nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại. Tạo cơ chế phối hợp
chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Đảng và đối ngoại của nhân dân để
tăng cương hiệu quả đối ngoại
- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của NN đối với
các hoạt động đối ngoại

25

/>

×