Tải bản đầy đủ (.ppt) (201 trang)

DOI MOI TO CHUC HOAT DONG TAO HINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.15 MB, 201 trang )

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Phòng Giáo dục & Đào tạo quận 2
Tháng 1/2015


THỰC HÀNH
Chia cụm chuyên môn thảo luận góp ý giáo án tạo hình
Cụm 1 : giáo án 1+2
Cụm 2 : giáo án 3+4
Cụm 3 : giáo án 5+6
Cụm 4 : giáo án 7+8
Cụm 5 : giáo án 9+10
Cụm 6 : giáo án 11+12
Cụm 7 : giáo án 13+14


SỬA GIÁO AN


NHẬN XÉT
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH


Các giờ học tạo hình mang tính khuôn
mẫu, áp đặt, kết hợp nhiều nội dung chưa phù
hợp.
Một số giáo viên khi dạy vẽ cho trẻ Mầm
non còn nghiêng về phía dạy kỹ năng cầm bút


vẽ, luyện khéo tay, dạy cho trẻ vẽ đủ các nội
dung có trong chương trình ít có chú ý dạy trẻ
hoạt động vẽ hướng tới phát triển tư duy sáng
tạo.


Giáo viên chưa thật sự tạo cơ hội cho
trẻ tự do hoạt động, tự do thể hiện cảm xúc
suy nghĩ hay tự chọn sản phẩm.
Giáo viên chưa quan tâm đến việc tạo
cảm xúc, hứng thú, ấn tượng của trẻ đối với
đối tượng mà trẻ tạo hình.
Nguyên
vật liệu tạo hình khá cứng nhắc
và thậm chí quá hạn hẹp đối với trẻ, thiếu sự
kết hợp những nguyên vật liệu đơn giản và
gần gũi từ thiên nhiên.


Sự sắp xếp về thể loại, loại tiết và độ
khó chưa thật hợp lý.
Trẻ chưa được giao tiếp một cách
thoải mái, chưa được sử dụng ngôn ngữ
của cá nhân mình cũng như chưa được thể
hiện sở thích và ý tưởng mà chỉ thụ động
nói theo yêu cầu của cô khi tham gia hoạt
động tạo hình.


Trẻ chỉ được học và làm dưới

một hình thức đồng loạt mà chưa
được phát huy “cá nhân” mình,
chưa được kích thích để thể hiện
kinh nghiệm, ấn tượng và cảm xúc
của riêng mình


Trẻ chưa được hoạt động phối hợp để
tạo ra các sản phẩm chung của cả nhóm trên
giờ học.
Trẻ chưa được tranh luận, giao tiếp
cùng nhau, cùng trao đổi, cùng nhận xét để
tạo ra sản phẩm …
Trẻ chưa được giáo dục tinh thần tập
thể, tương trợ lẫn nhau thông qua loại hình
hoạt động đặc biệt này


TỔ CHỨC ĐỔI MỚI
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH


Các hình thức tổ chức hoạt động
2 hình thức tổ chức hoạt động tạo hình
cho trẻ :
Hoạt động tạo hình trên giờ học
Hoạt động tạo hình ngoài giờ học


Hoạt động tạo hình trên giờ học :

 Tạo hình theo mẫu :(nên sử dụng ở trẻ 5 tuổi)
Vật mẫu có thực ở trước mặt và tạo hình lại
theo cách nhìn, cách cảm thụ, cách nghĩ của trẻ.
Giờ học nhằm dạy trẻ cách quan sát đối tượng (1
hoặc 2 đối tượng)
Lựa chọn mẫu phải có cấu trúc rõ ràng, màu
sắc đẹp, hấp dẫn đối với trẻ, hình mẫu thích ứng
với từng lứa tuổi.
Cách quan sát: quan sát để nhận ra hình
dáng, những nét, đặc điểm của mẫu, để trẻ khám
phá đặc điểm của mẫu thông qua các giác quan
của trẻ : thị giác, thính giác, xúc giác …


 Tạo hình theo đề tài :
Giờ học nên hướng dẫn trẻ tái hiện lại
những biểu tượng về đồ vật, hiện tượng
đã được hình thành hoặc tưởng tượng ra
và sắp xếp chúng tạo nên một tổng thể có
nội dung theo một chủ đề cho trước.
Trong mỗi đề tài có nhiều cách thể
hiện, cách tạo hình do trẻ tự nghĩ ra, tùy
theo cảm nhận và cảm xúc ở mỗi trẻ.
Muốn tạo hình theo đề tài, trẻ phải có
được một số kỹ năng tạo hình và giàu vốn
tưởng tượng, biết quan sát thực tiễn.


Tạo hình theo ý thích :
Do trẻ tự lựa chọn theo ý thích của

mình đến một vật, một hiện tượng nào
đó.
Khi tiến hành lọai tạo hình này, cô
có thể biết được ý thích của trẻ, mức độ
phát triển khả năng sáng tạo của trẻ,
việc lĩnh hội kỹ năng tạo hình của trẻ.


Tạo hình trang trí :
Là nghệ thuật sắp xếp đường nét, hình
mảng, hình khối, màu sắc, đậm nhạt, sáng tối
trên mặt phẩm, trong không gian để tạo nên
sản phẩm đẹp phù hợp với nội dung.
Tạo hình trang trí dạy cho trẻ cách sắp
xếp hình, mảng, mảu sắc lên một hình hay một
đồ vật làm cho nó đẹp hơn
Lọai hình này phát huy tính độc lập suy
nghĩ, sáng tạo.


Nguyên tắc sắp xếp các lọai họa tiết
như nguyên tắc nhắc lại, xen kẽ, đăng đối
hay phá thể .
Họa tiết là những hoa, lá, chim, cá,
các hình hình học…trong thiên nhiên,
những hình tượng đó được làm đẹp, gợi
cảm xúc thẩm mỹ…Do đó khi quan sát cô
sẽ cho trẻ cảm nhận về đường nét : mềm
mại, sự đan xen giữa các đường nét làm
cho hình sinh động hơn.



Hoạt động tạo hình ngòai giờ học :
Hoạt động mang tính tự do mà
trẻ có thể tham gia một cách tự
nguyện, tự giác, các hoạt động này
có thể diễn ra ở những thời điểm
khác nhau trong ngày một cách hợp
lý không theo một quy trình chặt chẽ
về thời gian.


- Họat động tạo hình kết hợp vui chơi
- Hoạt động tạo hình ứng dụng vào sinh
hoạt : lễ hội, trang trí môi trường
-Hoạt động tạo hình mang tính tạo hình
trong các giờ rãnh rỗi.
- Họat động tạo hình theo nhóm ở ngòai
trời.


Môi trường hoạt động tạo hình gồm có :
+ Hoạt động tạo hình trong lớp học
+ Họat động tạo hình ngoài môi trường
thiên nhiên.
Để tránh sự bó hẹp, bài bản và cứng nhắc
trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ,
giáo viên cần phải biết linh hoạt, luân chuyển,
phối hợp các hình thức tổ chức tạo hình sẽ tạo
sự phong phú trong khả năng sáng tạo của trẻ,

giúp trẻ phát huy tính độc lập, tích tích cực và
khả năng giao tiếp, khả năng tương tác hòa
nhập cộng đồng.


Phối hợp các hình thức hoạt động trong
hoạt động tạo hình trong lớp học với hoạt
động ngoài thiên nhiên là điều kiên gắn cuộc
sống của trẻ ở trường lớp, môi trường xung
quanh,gắn nội dung giáo dục dạy học với thực
tiễn, giúp trẻ không chỉ biết tiếp thu những
kinh nghiệm người lớn truyền đạt mà còn có
cơ hội tìm kiếm, khám phá những điều chưa
biết từ thế giới xung quanh, độc lập tổ chức
hoạt động nhận thức trong mọi hòan cảnh, mọi
tình huống khác nhau.


NHỮNG ĐIỀU
CẦN LƯU Ý


Tổ chức hoạt động tạo hình trên giờ học
giáo viên cần linh hoạt không gò bó, áp đặt trình
tự các bước như trước đây, không nhất thiết
phải nhận xét sản phẩm cuối giờ (trẻ trưng bày
sản phẩm nhìn ngắm trong ngày trao đổi với
bạn, chơi với sản phẩm…)
Các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình
ngòai tiết học cần được tiến hành với thời

lượng phù hợp có sự gợi ý kịp thời của cô giáo.


Tạo tình huống và kích thích trẻ cùng
thảo luận, tranh luận về đặc điểm của vật khi
khảo sát vật thật, vật mẫu, tranh mẫu, mô
hình…
Tăng cường và bổ sung những nguyên
vật liệu phong phú như: hột, hạt, que, lá, tăm,
gạch non, phấn, màu nước, bột mì, giấy xốp…
để trẻ được tự chọn theo cá nhân.
Cho trẻ tự chọn nhóm cùng phối hợp tạo
thành các sản phẩm mới lạ đặc biệt trong các
giờ tạo hình theo đề tài hay tạo hình theo ý
thích. Khuyến khích trẻ giúp đỡ lẫn nhau trong
nhóm khi được bạn bè đồng ý.


Tiến hành cho trẻ trưng bày theo nhóm
trẻ cùng làm, nhóm cùng sở thích. Cho trẻ
trưng bày sản phẩm nơi trẻ thích, không
được áp đặt trẻ trưng bày ở trên hay ở dưới.
Hướng dẫn trẻ biết phối hợp nhiều
nguyên vật liệu để tạo ra những sản phẩm
mới lạ, đẹp mắt.
Chú trọng đến kỹ năng sắp xếp và tổ
chức hoạt động tạo hình ở các góc lắp ghép,
xây dựng hay góc nghệ thuật để trẻ được
chơi theo nhóm và cá nhân nếu trẻ thích.



Giáo viên không kết hợp nhiều hoạt
động khác nên dành thời gian cho trẻ tạo
hình.
Tạo điều kiện cho trẻ tự lựa chọn
nguyên vật liệu, cách tạo sản phẩm theo khả
năng và ý thích của trẻ.
Xây dựng môi trường tạo cảm xúc, ấn
tượng của trẻ đối với đối tượng trẻ sắp tạo
hình.


×