Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

DAY HOC THEO CHU DE TICH HOP MON NGU VAN VO CHONG a PHU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.53 KB, 21 trang )

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học:
Tích hợp môn Địa lí,văn hóa, phong tục, tập quán của người Mông, Ma
túy, để dạy bài "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài.
2.Mục tiêu của bài dạy:
* Kiến thức:
- Thấy được cuộc sống bi thảm và sức sống mãnh liệt của người lao động
trong xã hội cũ.
- Thấy được vốn sống phong phú của Tô Hoài về nhiều phương diện ở
mảnh đất Tây Bắc: phong tục, tập quán, cách sống...
- Những thành công về nghệ thuật của Tô Hoài qua tác phẩm: xây dựng
nhân vật, miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật; những hình ảnh, chi tiết
giàu tính biểu tượng...
* Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy,thu thập thông tin, phân tích các
kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
* Thái độ:
- Cảm thông, chia sẻ với cảnh ngộ, số phận của nhân vật; Biết phát hiện
và ngợi ca những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật; Đồng thời phê phán
những cái xấu, cái ác đã chà đạp lên cuộc sống của nhân vật.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến
thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
3. Đối tượng dạy học của bài học:
* Đối tượng dạy học là học sinh lớp 12C1.
- Số lượng học sinh: 30 em.
* Thuận lợi:
- Thứ nhất: Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân
văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở HS năng lực sử dụng tiếng
Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ


văn còn giúp HS có được những hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử,
đời sống nội tâm của con người vì thế so với các môn học khác môn văn vẫn dễ
đi vào tình cảm, nhận thức của các em hơn.
- Thứ hai: Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp HS
có năng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con
người vì thế học sinh dễ có tâm thế để tiếp thu môn văn.
- Thứ ba: Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp
HS bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị

1


hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách. Vì thế, Ngữ văn là môn học có những
khả năng đặc biệt trong việc giáo dục các Kĩ năng sống cho HS.
* Khó khăn:
- HS không còn hứng thú với môn Văn cho nên thường không chuẩn bị
bài trước khi đến lớp.
- HS ngại xây dựng bài.
- HS ngại sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học.
4. Ý nghĩa của bài học:
Qua dạy học thực tế nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến
thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là
việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy
bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà
còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác
để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh
chóng và hiệu quả nhất.
Đối với việc tích hợp kiến địa lí thì hiểu biết về mảnh đất vùng cao với
những đặc điểm khác biệt về địa hình, khí hậu... đóng vai trò vô cùng quan trọng
để học sinh hiểu thêm không gian nghệ thuật trong tác phẩm. Bên cạnh đó qua

tác phẩm" Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài đã thể hiện sự hiểu biết rất sâu sắc và
phong phú về phong tục, tập quán của người miền núi Tây Bắc.Vì vậy, khi dạy
tác phẩm này, GV có thể cung cấp thêm một số phong tục của người dân tộc
miền núi(tục cưới hỏi.) để giúp HS thấy được sự khác nhau của tục cưới hỏi ở
vùng cao Tây Bắc trước kia với tục cưới xin bây giờ ở đồng bằng của người
Kinh. GV có thể nói thêm phong tục xử kiện, phong tục đón Tết, tục trình ma,
đêm tình mùa xuân, tục phạt trói đứng…mà trong tác phẩm đã có nới đến để HS
hiểu thêm về kiến thức, vừa thấy thoải mái hơn trong tiết học văn. Bên cạnh đó
vấn nạn ma túy đang là nỗi nhức nhối của toàn xã hội vì vậy GV cần tích hợp
những tác hại của ma túy để giúp HS có biện pháp phòng tránh tệ nạn này.
Trong thực tế khi soạn bài có tích hợp với kiến thức của các môn học
khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra
trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú bài học,
được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời
vận dụng vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
* Giáo viên:
- Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng sọan giảng bằng
chương trình word.
- Kiến thức địa lí về vị trí địa lí, tiềm năng du lịch của vùng cao Tây Bắc
mà cụ thể là mảnh đất Hồng Ngài.
- Kiến thức về Văn hóa của người Mông.

2


* Học sinh:
- Soạn nội dung bài học;
- Tìm những tác phẩm liên quan đến mảnh đất Tây Bắc trước cách mạng
tháng tám và những tác phẩm viết cùng đề tài về người nông dân trước cách

mạng từ đó có cái nhìn sâu rộng và toàn diện đối với tác phẩm;
- Xem lại bài địa lí địa phương đặc biệt là vùng cao Tây Bắc.
* Ứng dụng CNTT: Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các
Slide minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh.
6. Phương pháp dạy học và tiến trình dạy học:
6.1. Phương pháp tích hợp:
Đối với bài “Vợ chồng A Phủ ” giáo viên sẽ thực hiện tích hợp kiến thức
liên môn theo các phương pháp sau:
- Tích hợp Âm nhạc và Điện ảnh khi giới thiệu bài học;
- Tích hợp văn hóa, phong tục, tập quán và ma túy trong phần đọc hiểu
văn bản;
- Tích hợp giáo dục khi củng cố từng phần hoặc khi tổng kết bài học;
- Tích hợp khi giao bài tập về nhà cho học sinh.
6.2. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới:
3.1. Lời vào bài: GV cho HS nghe một đoạn nhạc và yêu cầu HS xác định xem
đây là khúc nhạc của vùng nào? Gợi nghĩ đến tên bài hát hoặc phim nào?
( Nhạc phim Vợ chồng A Phủ)
GV dẫn: Tây Bắc, một vùng văn hoá, xứ sở hoa ban, quê hương xoè hoa,
miền đất dịu ngọt của những thiên tình sử Tiễn dặn người yêu nhưng cũng đầy
tiếng than thở của những thân phận người làm dâu trong đó không thể không
nhắc đến " Vợ chồng A phủ" của Tô Hoài.
3.2.Tiến trình bài dạy:
HĐ 1: Hướng dẫn HS Đọc - hiểu tiểu dẫn
- Ở HĐ này GV tích hợp kiến thức địa lí về địa danh Tây Bắc nói chung
và Hồng Ngài nói riêng khi cho HS tìm hiểu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm.Truyện Tây Bắc gồm có 3 truyện ngắn "Cứu đất cứu mường", "Mường
Giơn" và "Vợ chồng A Phủ" đều là sự tri ân của Tô Hoài đối với đất và người

nơi đây. Tây Bắc theo cách hiểu truyền thống là một tiểu vùng gồm các địa
phương thuộc các tỉnh Điện Biên,Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái và Lào
Cai. Vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn, khắc nghiệt nhất, nguy cơ tai biến
môi trường cao nhất nhưng lại là nơi có địa chính trị quan trọng nhất...Tây Bắc
là một miền núi cao hiểm trở. Các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông
Nam, trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn dài đến 180 km, rộng 30 km, cao từ

3


1500m trở lên, các đỉnh cao nhất như Phanxipăng 3142m, Yam Phình 3096m,
Pu Luông 2.983m. Dãy Hoàng Liên Sơn, được người Thái gọi là "sừng trời"
(Khau phạ), chính là bức tường thành phía đông và vùng Tây Bắc.
- Còn Hồng Ngài nằm giữa huyện Bắc Yên, cách trung tâm thành phố
Sơn La 100km về hướng đông. Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống của
những bản làng người Mông vẫn còn giữ được những nét hoang sơ vốn có.
Những con đường đất dài chừng vài km quanh co qua đồi núi sẽ dẫn du khách
vào bản. Đây chính là quê hương "vợ chồng A Phủ" trong tác phẩm cùng tên
của nhà văn Tô Hoài.

Cảnh sắc hoang sơ nhưng tuyệt đẹp của miền đất Hồng Ngài. Ảnh: flickr.com

4


Bản Hồng Ngài nằm giữa huyện Bắc Yên, cách trung tâm thành phố Sơn La 100km về hướng
đông. Ảnh: khampha.thethaovanhoa.vn

Vào Hồng Ngài phải đi qua xã Y Tý – nơi đây được mệnh danh là thung lũng mây của
Tây Bắc. Ảnh: Internet


5


Bản Hồng Ngài gây ấn tượng du khách với nhiều mái nhà nhỏ mang đậm đặc trưng của
ngưới dân tộc Mông. Ảnh: Internet

6


Cổng hang A Phủ

HĐ 2: Hướng dẫn HS Đọc - hiểu văn bản
- Ở hoạt động này GV hướng dẫn HS tích hợp kiến thức về văn hóa, phong tục
của người Mông trên dẻo cao Tây Bắc ở các nội dung sau của bài học:
+ Khi nói về nguyên nhân Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ: món nợ từ đời cha
mẹ để lại GV nên tích hợp với phong tục cho vay nặng lãi. Tục cho vay nặng
lãi ở miền núi thời phong kiến được thể hiện tập trung ở nhân vật Mị. Số phận
của Mị tiêu biểu cho số phận người phụ nữ H’mông nghèo ngày trước: có đầy

7


đủ phẩm chất để được sống hạnh phúc nhưng lại bị đọa đày trong kiếp sống nô
lệ.
Đi tìm nguyên nhân cho số phận bất hạnh của cô Mị, người đọc có dịp hiểu về
tục cho vay nặng lãi – nỗi lo sợ hãi hùng của biết bao số phận người lao động
nghèo khổ miền núi trước Cách mạng. Ngày xưa, bố mẹ Mị lấy nhau không có
đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi
năm phải đem nộp lãi một nương ngô. Rồi đến khi mẹ Mị chết, bố Mị đã già mà

món nợ ấy vẫn như một sợi dây oan nghiệt: “Chao ôi! Thế là cha mẹ ăn bạc của
nhà giàu từ kiếp trước, đến bây giờ người ta bắt con trừ nợ, không thể làm khác
được rồi”. Mị muốn được làm chủ cuộc đời bằng sức lao động của chính mình:
“Con nay đã biết cuốc nương, làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay
cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Nhưng đâu có được! Tục cho vay nặng
lãi đã trói Mị vào món nợ truyền kiếp. Từ đây, Mị phải sống cuộc đời của người
con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Định mệnh bi thảm đã giáng xuống cuộc
đời người thiếu nữ ấy, buộc chặt cô vào số phận nô lệ không có lối thoát.
+ Khi nói đến cảnh Mị bị A Sử bắt về cúng trình ma thì GV lồng ghép về tục
cướp vợ trình ma của người Mông.
"Bản Mèo ánh trăng sáng
Tay dắt cương giấu con ngựa dưới sàn
Chàng trai người Mông vắt em yêu ngang lưng ngựa đó
Ngựa mang thiên thần lên đỉnh núi".
Những câu hát trong ca khúc “Cướp vợ” của ban nhạc Ngũ Cung đã phần nào
nói lên phong tục cưới hỏi rất đặc sắc của người H’mông. Trai gái H’mông yêu
nhau, chàng trai thỏa thuận với người yêu tổ chức cuộc “cướp” mang người
con gái về nhà mình. Sau đó mới đến trình nhà vợ. Thường mùa xuân ăn tết, con
trai hay đi “cướp vợ”. Đây là phong tục thanh niên rất thích và bây giờ vẫn
còn.
Mị là cô gái đẹp, thổi kèn hay, nhiều người mê Mị “trai đến đứng nhẵn cả chân
vách đầu buồng Mị”. Tết năm ấy, Mị bị A Sử - con trai thống lí Pá Tra đánh
lừa, lợi dụng tục này cướp cô về làm vợ. Xót xa thay, hắn đâu cưới Mị vì tình
yêu, hắn và người nhà hắn bắt Mị về ép duyên để gạt nợ: “Họ nhốt Mị vào
buồng. Ngoài vách kia, tiếng nhạc sinh tiền cúng ma đương rập rờn nhảy múa”.
Ngòi bút hiện thực tỉnh táo của Tô Hoài đã phanh phui bản chất bóc lột giai cấp
được ẩn sau những phong tục tập quán. Cô Mị tiếng là con dâu nhưng thực chất
chỉ như một nô lệ, thứ nô lệ người ta không phải mua mà lại tha hồ được bóc
lột,
hành

hạ.
Ý thức phản kháng của Mị cũng dần tiêu tan chỉ vì ý nghĩ : mình đã bị đem trình
ma thì có chết cũng trở thành ma nhà thống lí, chết cũng không được tự do. Hủ
tục đã giết chết hạnh phúc của Mị. Suy nghĩ lạc hậu, mê tín dị đoan – một phần
trong tâm linh người dân tộc H’mông cũng là một phần nguyên nhân khiến cuộc
đời Mị rơi vào bi kịch. Tình cảnh của Mị là chứng cớ tố cáo mãnh liệt nhất bọn
cường hào cho vay nặng lãi. Vợ chồng A Phủ chính là bản cáo trạng hùng hồn

8


về những nối thống khổ của người phụ nữ miền núi – những người vừa phải
chịu gánh nặng của chế độ phong kiến, vừa bị trói chặt trong xiềng xích của
thần
quyền.
+ Khi nói đến những yếu tố tác động đến sự thức tỉnh của Mị khi " những
đêm tình mùa xuân đã tới" GV cần tích hợp kiến thức về văn hóa, phong
tục ;về quan niệm tết và ý nghĩa tiếng sáo trong cuộc sống của người Mông.
. Tết của người vùng cao không giống tết ở miền xuôi. Người H'mông ăn tết khi
ngô lúa đã gặt xong, mùa xuân có niềm vui thu hoạch mùa màng. Cho nên cái
tết năm ấy đến Hồng Ngài giữa lúc "gió và rét rất dữ dội" nhưng cũng không
ngăn được niềm vui đang trỗi dậy trong tâm hồn những người dân ở đây, đặc
biệt là ở những đôi trai gái yêu nhau. Tô Hoài đã đặc tả không khí ngày tết với
những từ ngữ giàu chất tạo hình, qua đó hiện lên bức tranh ngày tết miền núi
tràn ngập màu sắc và âm thanh: "Trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa
đã đem ra phơi trên những mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ [...] Đám trẻ đợi
tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà". Ông cũng đặc biệt chú trọng
đến những phong tục lạ, ngộ nghĩnh qua con mắt tò mò, hóm hỉnh của mình:
"Trai gái kéo nhau lên núi chơi. Đi chơi trên núi từng đoàn", "Các chị Mèo đỏ,
váy thêu, áo khoác, khăn hoa chùm rực rỡ. Các chị Mèo trắng chít khăn xếp

phẳng lì, tóc mai cạo xanh nhẵn".
. Khi viết về những ngày tết ở Hồng Ngài, nhà văn Tô Hoài cũng rất chú ý miêu
tả tiếng sáo. Sáo H’Mông có khả năng diễn tả ngôn ngữ của người H’Mông,
thay họ nói lên tình cảm trong lòng:" Anh ném pao, em không bắt. Em không
yêu, quả pao rơi rồi". Đó là phương tiện giao duyên hữu hiệu của các chàng
trai đối với con gái trong bản làng. Trong "Vợ chồng A Phủ", ngòi bút Tô Hoài
cũng tỏ ra rất thành công khi lột tả được nét đặc trưng, lột tả được "cái hồn"
của tiếng sáo: "Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sao rủ bạn đi chơi",
"Tiếng sáo réo rắt suốt đêm ngoài đầu núi tranh". Tiếng sáo còn là cách tỏ tình
đặc biệt của người con trai miền núi: "Suốt đêm, con trai đến nhà người mình
yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách".Tiếng sáo đêm tình mùa xuân thực sự là
một chi tiết đầy sức quyến rũ, là nét hoa văn độc đáo nhất trên toàn tấm thảm
hoa Tây Bắc
+ Khi nói về cảnh sử kiện A Phủ GV phải liên hệ đến Tục xử kiện, phạt vạ,
trình ma người vay nợ ở Hồng ngài trước CM tháng Tám.Sự xuất hiện của nhân
vật A Phủ cũng góp phần thể hiện nhãn quan phong tục của Tô Hoài. A Phủ có
số phận bất hạnh, mồ côi cả cha lẫn mẹ, suốt đời làm thuê làm mướn. Anh
nghèo đến nỗi không thể nào lấy được vợ và cũng không có nổi cái vòng bạc để
đi chơi tết như bao chàng trai H’mông khác. Chính những hủ tục “phép rượu”,
“phép làng” và tục cưới xin nên A Phủ trở thành tứ cố vô thân, không sao lấy
được
vợ.
Ngày tết, A Phủ rủ bạn đi chơi đánh pao. A Sử đến phá đám bị A Phủ đánh.
Cũng vì thế, A Phủ bị trói mang đến nhà Pá Tra. Bằng ngòi bút miêu tả phong
tục bậc thầy, Tô Hoài đã tái hiện sống động một cuộc xử kiện quái lạ, từ đó
vạch trần cách áp bức dã man, trắng trợn kiểu trung cổ của bọn thống lí miền
núi. Cuộc xử kiện diễn ra trong không gian của màu khói thuốc phiện “xanh

9



như khói bếp”, của mùi khói thuốc phiện ngào ngạt. Những kẻ tham gia vào bộ
máy xử kiện thì “nằm dài cả bên khay đèn”. Cứ hút xong một đợt thuốc phiện,
Pá Tra lại ra lệnh, trai làng lại thay nhau lạy tên thống lí lia lịa rồi xông ra
đánh A Phủ. Như vậy, cuộc xử kiện quái đản này thực chất chỉ là một cuộc tra
tấn người dã man của bọn chúa đất – những con nghiện: “suốt chiều, suốt đêm,
càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút”. Cuối cùng, người con trai
tự do của núi rừng như A Phủ cũng không thoát khỏi nanh vuốt của lũ chúa đất.
Từ đây, anh vĩnh viễn trở thành nô lệ cho nhà Pá Tra: “Cả tiền phạt, tiền thuốc,
tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng… Bao giờ có tiền giả thì tao cho
mày về, chưa có tiền giả thì tao bắt mày ở làm con trâu, con ngựa cho nhà tao.
Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi”.
Như vậy, bản chất của phạt vạ ở đây chỉ là để thỏa mãn cho bọn thống quản ăn
chơi,
hút
xách.
Bằng nhãn quan phong tục sắc sảo, Tô Hoài đã giúp người đọc hiểu thêm về
những tục lệ kì quái, dã man của bọn chúa đất, chúa rừng trước kia. Câu
chuyện về A Phủ - người nô lệ gạt nợ đã bổ sung cho câu chuyện về Mị - người
con dâu gạt nợ để làm hoàn chỉnh bản án về tội ác của bọn thống trị phong kiến
đối với những người lao động lương thiện ở miền núi trước Cách mạng.
- Cuộc xử kiện đã phản ánh tình trạng nghiện thuốc phiện ( ma túy) nặng ở
Hồng Ngài.Thuốc phiện là loại cây vườn phổ biến và thu hút. Hoa của chúng đa
dạng về màu sắc, kích cỡ và hình dáng.Cây thuốc phiện (cây Anh túc) là loại
cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ 1 - 1,5m, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp
với đất sét vôi. Nó có từ 8 - 12 nhánh phụ, mỗi nhánh có 1 bông hoa nhiều màu
sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa từ quả gọi là thuốc phiện sống.Nhựa thuốn phiện
thường dùng để hút. Lúc đầu hút vào thấy có sự khoái lạc, tạo cảm giác hưng
phấn, làm giảm đau nhức, mệt mỏi. Nhưng càng hút thì càng ngày càng phải
tăng liều mới đạt được cảm giác như lần trước. Dần dần người hút bị suy sụp,

mất hết nghị lực, ý chí và cả cảm giác không còn.

10


Hơn thế, ở người sử dụng ma tuý hút thuốc phiện còn xuất hiện các biến chứng
như: viêm dạ dày, viêm ruột mãn tính, táo bón dai dẳng, phát ban ngoài da, tiểu
tiện ra abumin, thường hay bị sưng phổi, mạch đập chậm và không đều. Nguy
hiểm hơn là khi không có thuốc, người sử dụng ma tuý phải nạo xái trong ống
thuốc ra để hút, hút xái độc hơn vì nó có khoảng 80 - 90% chất morphin.

11


Ma tuý vẫn đang còn là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Ma tuý không chỉ huỷ
hoại sức khoẻ con người mà còn khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt,
bần cùng. Ma tuý không chỉ là nguyên nhân của các mối bất hoà trong gia đình
mà còn là nguyên nhân dẫn đến phạm tội và gây mất trật tự, an toàn xã hội.
Những tác hại và hậu quả của ma tuý vẫn đang tác động và gây ảnh hưởng đến
tất cả chúng ta từng ngày, từng giờ. Vì vậy, “chung tay đẩy lùi ma tuý” và
“giảm thiểu tác hại” của ma tuý không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước hay các tổ chức liên quan đến việc phòng chống ma tuý mà còn là trách
nhiệm của mỗi chúng ta.
Lang Chánh, ngày 25 tháng 12 năm 2015
TÁC GIẢ

GIÁO ÁN

12



CUỘC THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP NĂM HỌC 20152016
Tên bài: VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI
Tiết: 55 - 56
Ngày soạn: 26/11/2015
Ngày dạy: 03/01/2015
Lớp dạy: 12A1, Trường THPT Lang Chánh Tỉnh Thanh Hóa.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Thấy được cuộc sống bi thảm và sức sống mãnh liệt của người lao
động trong xã hội cũ.
- Thấy được vốn sống phong phú của Tô Hoài về nhiều phương diện ở
mảnh đất Tây Bắc: phong tục, tập quán, cách sống...
- Những thành công về nghệ thuật của Tô Hoài qua tác phẩm: xây dựng
nhân vật, miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật; những hình ảnh, chi
tiết giàu tính biểu tượng...
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy,thu thập thông tin, phân tích các
kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
3. Giáo dục:
- Cảm thông, chia sẻ với cảnh ngộ, số phận của nhân vật; Biết phát hiện
và ngợi ca những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật; Đồng thời phê phán những
cái xấu, cái ác đã chà đạp lên cuộc sống của nhân vật.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến
thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên cần:
- SGK, GA;

- Máy chiếu, bảng, bảng phụ;
- Phiếu học tập;
2. Học sinh:
- Vở soạn, SGK, bút, vở ghi.
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
1. Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm-> Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động chiếm lĩnh bài học của HS.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định trật tự:

13


2. Kiểm tra bài cũ:
3. Lời vào bài: GV cho HS nghe một đoạn nhạc và yêu cầu HS xác định xem
đây là khúc nhạc của vùng nào? Gợi nghĩ đến tên bài hát hoặc phim nào?
( Nhạc phim Vợ chồng A Phủ)
GV dẫn: Tây Bắc, một vùng văn hoá, xứ sở của hoa ban, quê hương của
xoè hoa,là miền đất dịu ngọt của những thiên tình sử như "Tiễn dặn người
yêu" nhưng cũng đầy tiếng than thở của những thân phận người làm dâu...
một lần nữa lại hiện ra thật độc đáo, thật chân thực qua ngòi bút của Tô Hoài
với truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ".
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. HĐ 1: Hướng dẫn HS Đọc - I. Tìm hiểu chung:
hiểu tiểu dẫn.
1. Tác giả:
CH: Dựa vào tiểu dẫn SGK hãy - Quê: huyện Thanh Oai- Hà Nộinêu những nét khái quát về nhà > Làng ven đô trở thành không
văn Tô Hoài trên hai phương diện gian nghệ thuật quen thuộc trong
: Quê quán và cuộc đời?

nhiều sáng tác.
CH: Có những nhà văn nào có - Chỉ học hết bậc tiểu học, phải
hoàn cảnh như Tô Hoài mà em làm nhiều nghề để kiếm sống
biết từ đó em rút ra điều gì đối trước khi cầm bút.
với các nghệ sĩ?
2. Sự ngiệp sáng tác:
CH: Kể tên những tác phẩm 2.1. Tác phẩm chính: (sgk)
chính của Tô Hoài?
2.2. Đề tài:
CH: Từ tên gọi của tác phẩm, em - Đồng thoại về thế giới loài vật.
hãy cho biết những đề tài chính - Cuộc sống, số phận và vẻ đẹp
trong sáng tác của ông?
người lao động nghèo ở miền
xuôi và miền ngược trước CM
CH: Nội dung chính trong sáng tháng Tám.
tác của Tô Hoài là gì?
2.3. Nội dung:
- Cái nhìn trìu mến, bao dung,
nhân ái với trẻ thơ.
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân
CH: Chỉ ra những nét đặc sắc về đạo mới mẻ.
tài năng nghệ thuật của Tô Hoài 2.4. Nghệ thuật:
qua các sáng tác?
- Miêu tả tâm lí nhân vật
- Cách kể chuyện sống động, hấp
dẫn.
CH: Vậy em có nhận xét gì về vị - Lời văn giàu tính tạo hình và
trí văn học sử của Tô Hoài trong chất thơ.
nền văn học VNHĐ ?
=> Vị trí : Cây bút văn xuôi tiêu

CH: Hãy nêu xuất xứ, hoàn cảnh biểu của nền văn học Việt Nam
sáng tác của tác phẩm?
hiện đại.
( GV tích hợp kiến thức địa lí về 3. Tác phẩm:

14


địa danh Tây Bắc nói chung và
Hồng Ngài nói riêng; GV chiếu
hình ảnh về Hồng Ngài ngày
nay).
CH: Theo sự chuẩn bị bài của em
ở nhà, hãy cho biết truyện ngắn "
Vợ chồng A Phủ" có kết cấu gồm
mấy phần? Nội dung của từng
phần?
CH: Dựa vào sơ đồ sau hãy tóm
tắt bằng lời văn về truyện " Vợ
chồng A Phủ" của Tô Hoài?

II. Hướng dẫn HS Đọc - hiểu
văn bản.
CH: Trước khi làm dâu Mị được
miêu tả là cô gái có những ưu
điểm gì?

CH: Như vậy Mị là cô gái như thế
nào?
CH: Nguyên nhân nào dẫn đến

sự kiện Mị làm dâu gạt nợ nhà
giàu?
CH: Từ khi làm dâu gạt nợ Mị đã
bị đày đọa trên những phương

15

3.1. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng
tác.
- In trong tập " Truyện Tây Bắc"
(1953)
- Nhân chuyến đi dài 8 tháng
cùng bộ đội lên giải phóng Tây
Bắc năm 1952.
3.2. Kết cấu: 2 phần
- Phần 1: Bức tranh thiên nhiên
và cuộc sống của người dân lao
động vùng núi cao Tây Bắc.
- Phần 2: Quá trình vận động từ
tự hát đến tự giác của người lao
động.
3.3. Tóm tắt tác phẩm:
Mỵ và A Phủ -> Người Mông Hồng Ngài.
Mỵ - bị A Sử lừa bắt làm vợ ->
Mỵ phản kháng -> Thương cha
chấp nhận làm vợ A Sử -> Mỵ bị
đày đọa cả thể xác lẫn tinh thần
-> Mùa xuân đến Mỵ hồi sinh - >
bị A Sử trói cả đêm.
A Phủ -> bị bán -> trốn lên Hồng

Ngài -> Làm thuê để sống ->
Đánh A Sử - bị bắt -> tra tấn ->
bị phạt vạ -> Làm nô lệ nhà
Thống Lí -> Để hổ bắt bò -> bị
trói, chờ chết - > được Mỵ cắt
dây cởi trói - hai người chạy đến
Phiềng Sa -> được giác ngộ trở
thành du kích.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Nhân vật Mỵ
1.1. Trước khi làm dâu
- Có nhan sắc...
- Có khiếu âm nhạc
- Đầy khát vọng tự do, sự tự
trọng, hiếu thảo...
-> Mỵ là cô gái hội tụ đầy đủ
điều kiện để hưởng cuộc sống tự
do, hạnh phúc.
1.2. Từ khi làm dâu


diện nào?
* Nguyên nhân:
CH: Hãy tìm những câu văn miêu - Vì món nợ " truyền kiếp" cha
tả cảnh Mị bị chà đạp về thể xác? mẹ để lại -> Mỵ - con dâu gạt nợ
nhà giàu, chịu kiếp sống như một
nô lệ.
* Bị xã hội cũ vùi dập tàn khốc
cả về thể xác lẫn tinh thần:
-> Về thể xác:

+ “Con trâu con ngựa làm còn có
CH: Hãy tìm những câu văn miêu lúc, đêm nó còn được đứng gãi
tả cảnh Mị bị đày đọa về tinh chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con
thần?
gái ở cái nhà ngày thì vùi vào việc
làm cả ngày lẫn đêm”
+ Bị trói đứng suốt đêm ngay
giữa ngày tết, bị đạp chân vào
mặt, bị đánh ngã xuống bếp khi
ngồi sưởi lửa...
-> Về tinh thần:
CH:Như vậy Mị đã bị giai cấp + “lùi lũi như con rùa nuôi trong
thống trị tước đoạt những gì?
xó cửa” . Tác giả cắt nghĩa: "Ở
CH: Hậu quả của chuỗi ngày bị lâu trong cái khổ, Mị quen khổ
đọa đày ở nhà thống lí Pá Tra là rồi"
gì?
+ Căn buồng Mị, kín mít với cái
cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay
CH: Qua cảnh ngộ, số phận của + Mị trở nên trai lì, u mê: tưởng
Mị, Tô Hoài muốn phản ánh điều mình cũng chỉ là con trâu, con
gì?
ngựa.
=> Bị tước: Tự do - Tuổi trẻ Tình yêu - Ý thức.
=> Sống tăm tối, nhẫn nhục, đau
CH: Mị đã phản kháng như thế khổ, Mị tê liệt về tinh thần,
nào khi mới bị bắt về làm dâu gạt buông xuôi theo số phận.
nợ? Ý nghĩa của sự phản kháng => Tiếng nói tố cáo chế độ
đó?
phong kiến miền núi tàn bạo, vô

nhân tính.
* Bị vùi dập, bề ngoài Mỵ có vẻ
cam chịu nhưng tâm hồn cô luôn
tiềm tàng sức sống mãnh liệt.
- Phản kháng khi mới bị bắt về
làm dâu gạt nợ:
CH: Chỉ ra những tác nhân dẫn + Khóc.
đến sự
+ Trốn chạy.
hồi sinh của Mị trong đêm tình + Ý định tìm đến cái chết.

16


mùa xuân?

CH: Tác nhân nào quan trọng
nhất trong những tác nhân em
vừa nêu? Vì sao?
CH: Tiếng sáo xuất hiện mấy
lần? Liệt kê ?
( GV tích hợp kiến thức văn hóa
và phong tục tỏ tình của người
Mông)
CH: Những biểu hiện phản kháng
của Mị trong " những đêm tình
mùa xuân đã tới"?

CH: Tô Hoài có dụng ý gì khi đặt
sự hồi sinh của Mị vào tình huống

đầy bi kịch?
CH: Hãy khái quát tư tưởng của
nhà văn qua đoạn văn?
CH: Sự hồi sinh của Mị còn thể
hiện ở chi tiết nào trong tác
phẩm?
CH: Diễn biến tâm trạng của Mị
trong đêm cắt dây cởi trói cứu A
Phủ? ý nghĩa của chi tiết “Mị vẫn
thản nhiên thổi lửa hơ tay"?
CH: Chi tiết nào đã khiến tâm
hồn chai lì, u mê của Mị thức
tỉnh? Dòng nước mắt ấy có ý
nghĩa gì?

17

-> Nhận thức sâu sắc tình cảnh
cùng quẫn của bản thân, sống
cũng như chết, phản ứng tiêu cực
của lòng yêu cuộc sống và khát
vọng tự do.
- Thể hiện trong " những đêm
tình mùa xuân đã tới"
+ Tác nhân:
. Cảnh vật:
. Rượu là chất xúc tác để tâm
hồn Mị trỗi dậy
. Tiếng sáo gọi bạn “vọng lại
thiết tha, bổi hổi"-> Tiếng sáo là

biểu tượng của khát vọng, tình
yêu, tự do.

+ Diễn biến tâm trạng của Mị:
.Uống rượu
.Thấy mình còn trẻ, muốn đi chơi
. Nghĩ lại cuộc sống không tình
cảm với A Sử lại muốn chết.
.Cuốn theo tiếng sáo gọi bạn
quên chết.
. Chuẩn bị để đi chơi xuân: cô
khêu sáng lên đĩa đèn ; sửa sang
lại mái tóc; thay váy áo đẹp.
. Bị A Sử trói vào cột vẫn âm ỉ
khát vọng đi chơi xuân.
-> Tô Hoài đặt sự hồi sinh của Mị
vào tình huống bi kịch: khát vọng
mãnh liệt >< hiện thực phũ
phàng, khiến cho sức sống của Mị
càng thêm mãnh liệt.
=> Tư tưởng của nhà văn:
Sức sống của con người cho dù bị
giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn
luôn âm ỉ và có cơ hội là bùng
lên.
- Thể hiện trong đêm mùa đông
trên núi cao


+ Lúc đầu khi chứng kiến A phủ

bị trói “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa
hơ tay"
à Dấu ấn của sự tê liệt tinh
thần.

CH: Ý nghĩa nỗi sợ hãi của Mị khi
tưởng tượng ra cảnh A Phủ trốn
được?

CH: Hành động cắt dây cởi trói
cứu A Phủ rồi cùng A Phủ chạy
trốn khỏi Hồng Ngài của Mị có ý
nghĩa như thế nào?

CH: Qua hình tượng nhân vật Mị,
em có nhận xét gì về tài năng
của nhà văn cũng như tư tưởng
nhân đạo mà nhà văn gửi gắm
qua tác phẩm?

18

+ Khi nhìn thấy “một dòng nước
mắt lấp lánh bò xuống hai hõm
má đã xám đen lại…” của A Phủ:
Mị thức tỉnh dần.
.“Mị chợt nhớ lại đêm năm
trước A Sử trói Mị”, “Nhiều lần
khóc, nước mắt chảy xuống
miệng, xuống cổ, không biết lau

đi được”
à Thương người
+ Nhận thức được tội ác của nhà
thống lí:
“Trời ơi nó bắt trói đứng người ta
đến chết. Chúng nó thật độc
ác…”
+Thương cảm cho A Phủ:
“Cơ chừng chỉ đêm mai là người
kia chết, chết đau, chết đói, chết
rét”
à Từ lạnh lùng thương cảm, dần
dần Mị nhận ra nỗi đau khổ của
mình và của người khác.
+ Mị lo sợ hốt hoảng, tưởng
tượng khi A Phủ đã trốn được:
“lúc ấy bố con sẽ bảo là Mị cởi
trói cho nó, Mị liền phải trói thay
vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc
ấy”
à Nỗi sợ như tiếp thêm sức
mạnh cho Mị đi đến hành
động.
+ Mị liều lĩnh hành động: cắt dây
mây cứu A Phủ
“Mị rón rén bước lại… Mị rút con
dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây
mây…”
à Hành động bất ngờ nhưng



CH: Sự xuất hiện của A Phủ được
miêu tả qua chi tiết nào? Tác giả
đã sử dụng từ loại nào để khái
quát nên con người A Phủ qua
đoạn văn?
CH: Hãy tái hiện lại số phận đặc
biệt của A Phủ?

CH: Số phận của A Phủ gợi cho
em liên tưởng đến nhân vật nào
mà em vừa được học?
CH: Qua những hành động của A
Phủ hãy khái quát nên tích cách
của anh?

CH: Hãy tái hiện lại cảnh xử kiện
và cho biết dụng ý của nhà văn
khi xây dựng cảnh này trong tác
phẩm?
(GV tích hợp phong tục xử kiện ở
Hồng Ngài và kiến thức về ma
túy)

19

hợp lí: Mị dám hi sinh vì cha mẹ,
dám ăn lá ngón tự tử nên cũng
dám cứu người.
+ “Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra”
à Là hành động tất yếu:
Đó là con đường giải thoát duy
nhất, cứu người cũng là tự cứu
mình
* Tiểu kết:
⇒ Tài năng của nhà văn trong
miêu tả tâm lí nhân vật:
Diễn biến tâm lí tinh tế được
miêu tả từ nội tâm đến hành
động.
⇒ Giá trị nhân đạo sâu
sắc:
+ Khi sức sống tiềm tàng trong
con người được hồi sinh thì nó là
ngọn lửa không thể dập tắt.
+ Nó tất yếu chuyển thành hành
động phản kháng táo bạo, chống
lại mọi sự chà đạp, lăng nhục để
cứu cuộc đời mình.
2. Nhân vật A Phủ
2.1.Sự xuất hiện
- " Một người to lớn... xé vai áo
đánh tới tấp"
-> Hàng loạt động từ chỉ hành
động nhanh, mạnh, dồn dập thể
hiện một tính cách mạnh mẽ, gan
góc,quyết liệt.
2.2. Số phận đặc biệt của A
Phủ

- Sớm mồ côi cha mẹ, anh emdo
dịch bệnh và nạn đói.
- Mới 10 tuổi bị bắt đem bán đổi
lấy thóc của người Thái, sau đó
trốn thoát và lưu lạc đến Hồng
Ngài
- Cái nghèo khiến A Phủ không
thể nào lấy được vợ.
-> Sự hẩm hiu, tủi cực ấy của


CH: Qua cảnh A Phủ bị xử kiện,
Tô Hoài muốn phản ảnh tình
trạng gì?
HĐ3: Hướng dẫn HS tổng kết
bài học.
CH: Tác phẩm đã thể hiện được
những giá trị gì? Biểu hiện của
những giá trị đó trong tác phẩm?

CH: Khái quát lại những thành
công về nghệ thuật của Tô Hoài
khi viết "Vợ chồng A Phủ"?

HĐ 4: Hướng dẫn HS củng cố
kiến thức bài học.
1. Nắm được giá trị nôi dung tư
tưởng ( giá trị hiện thực và nhân
đạo)
và đặc sắc nghệ thuật của tác

phẩm.

20

chàng trai vùng cao này thật
giống với với số phận của anh cu
Tràng ở miền xuôi trong truyện
ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân.
2.3.TÝnh c¸ch
- Đầy nghĩa khí, quả cảm, quật
cường.
- Chăm chỉ, yêu lao động.
- Có tinh thần lạc quan và giàu
lòng yêu đời.
- Khát vọng sống mãnh liệt.
2.4. Cảnh xử kiện quái đản, lạ
lùng.
- Địa điểm : nhà Thống Lí
- Không gian: mịt mù khói thuốc
phiện như khói bếp.
- Thời gian: từ trưa đến đêm.
- Người xử kiện:
+ Hành động: đánh, quỳ lạy, chửi
bới, kể lể.
- Người bị kiện:
+ Tư thế : bị trói quỳ giữa nhà,
im lặng như tượng đá; mặt xưng,
môi và đuôi mắt chảy máu.
- Kết quả: A Phủ bị con ma nhà
thống lí nhận mặt con nợ -> A

Phủ thành nô lệ nhà thống lí Pá
Tra.
-> Tố cáo sự tàn bạo của bọn
chúa đất và tình cảnh khốn cùng
của người nông dân trước cách
mạng.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:Giá trị hiện thực,
nhân đạo sâu sắc.
- Cảm thông sâu sắc với nỗi khổ
vật chất và nỗi đau tinh thần của
các nhân vật Mị và A phủ dưới
chế độ thống trị của phong kiến
miền núi.
- Khám phá sức mạnh tiềm ẩn
của những nạn nhân: niềm khát
khao hạnh phúc, tự do và khả


2. Thấy được nét mới trong cái
nhìn nhân đạo của Tô Hoài: Mở
ra tương lai tươi sáng cho người
lao động, khẳng định con đường
và khả năng đến với cách mạng
của những kiếp đời bất hạnh.
3. Thành công nổi bật ở tác
phẩm là ở nghệ thuật xây dựng
nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật.
HĐ 5: Giao nhiệm vụ về nhà

1. Yêu cầu học sinh tìm đọc các
văn bản cùng loại, cùng chủ đề
ngoài chương trình(Cứu đất cứu
mường, Mường Giơn – Tô Hoài…)
2. Từ văn bản trên anh (chị) có
suy nghĩ gì về vai trò của ý chí,
nghị lực đối với hạnh phúc của
bản thân trong cuộc sống?( GV
tích hợp với kiến thức GDCD và
những hiểu biết về cuộc sống).

năng vùng dậy để tự giải phóng.
2.Nghệ thuật:
- Khắc họa nhân vật: sống
động và chân thực.
- Miêu tả tâm lí nhân vật
- Quan sát, tìm tòi: Có những
phát hiện mới lạ trong phong tục,
tập quán.
- Nghệ thuật kể chuyện: uyển
chuyển, linh hoạt, mang phong
cách truyền thống nhưng đầy
sáng tạo
- Ngôn ngữ: giản dị, phong phú,
đầy sáng tạo, mang bản sắc
riêng.
- Giọng điệu: trữ tình, lôi cuốn
người đọc.

4. Rút kinh nghiệm sau tiết giảng:

- Về nội dung: Đầy đủ nội dung, chuẩn kiến thức và kỹ năng, phân chia các
phần, mục phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Về phương pháp: Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với
nội dung bài dạy.
- Phương tiện: Sử dụng linh hoạt, hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học,
trình chiếu hỗ trợ bài giảng.
- Học sinh: Học sinh hứng thú trong xây dựng bài, đa số học sinh hiểu bài và
thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của giáo viên.
- Về thời gian: Phân phối thời gian hợp lý.

21



×