Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

huy động vốn tại Ngân Hàng thương mại Sacombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.84 KB, 17 trang )

I.Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1)Khái niệm về vốn của Ngân hàng thương mại
Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân Ngân hàng
thương mại tạo lập hoặc huy động vốn dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện dịch
vụ kinh doanh khác. Vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm:
 Nguồn vốn tự có
 Nguồn vốn huy động
 Vốn đi vay
 Nguồn vốn khác
a)Nguồn vốn tự có
Vốn tự có là giá trị thực có của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ
khác của Ngân hàng theo quy định của NHNN. Vốn tự có chiếm tỷ trọng rất nhỏ
nhưng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của NHTM. Vốn tự có gồm:
 Vốn điều lệ : là số vốn do pháp luật quy định khi Ngân hàng mới thành lập và đi
vào hoạt động.
 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ : được trích lập hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận
sau thuế và không được vượt quá vốn điều lệ.
 Quỹ dự phòng tài chính: được trích lập hàng năm theo tỷ lệ 10% lợi nhuận sau
thuế nhương không được vượt quá 25% vốn điều lệ.
 Tài sản nợ khác:
• Lợi nhuận chưa phân phối
• Thu nhập lớn hơn chi pní
• Hao mòn TSCĐ.....
b)Nguồn vốn trong huy động


Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng huy động được từ hai nguồn chủ
yếu là:
• Tiền gửi của cá nhân và hộ gia đình
• Tiền gửi của tổ chức kinh tế và doanh nghiệp
Đây là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng sử dụng để kinh doanh của Ngân hàng. Vốn


huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM.

Để đảm bảo hoạt động có hiệu quả cao, Ngân hàng phải huy động đủ vốn đáp ứng
cho nhu cầu sử dụng vốn làm sao để huy động được nguồn vốn phù hợp với chi phí
thấp nhất, tỷ trọng các nguồn vốn phải hợp lý từ đó nâng cao được sức cạnh tranh và
hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
c)Nguồn vốn đi vay
Vốn đi vay là nguồn vốn được hình thành do Ngân hàng đi vay các tổ chức tín dụng
khác hoặc NHTƯ:
 Vay các TCTD khác: Trong trường hợp vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu
thanh khoản NHTM có thể đi vay các TCTD khác để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
Đây là nguồn vốn có tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn, NHTM chỉ sử dụng nguồn
vốn này khi thực sự cần thiết vì nó có chi phí cao hơn vốn huy động rất nhiều.
 Vay NHTƯ: NHTƯ cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn, vay thanh toán,
vay ngắn hạn bổ sung...NHTƯ có cho NHTM vay hay không phụ thuộc vào:
• Chính sách tiền tệ mà NHTƯ đang theo đuổi: Nếu NHTƯ muốn mở rộng mức
cung tiền để thúc đẩy kinh tế phát triển thì NHTƯ sẽ đáp ứng nhu cầu vay của
NHTM một cách dễ dàng và ngược lại.
• Hạn mức tín dụng của NHTM được NHTƯ cấp đã được sử dụng hết chưa: thông
thường NHTƯ cấp cho mỗi Ngân hàng một hạn mức tín dụng và NHTM được
phép vay trong hạn mức này. Đây là nguồn vốn có chi phí rất cao do đó NHTM
chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
d)Nguồn vốn khác


Ngoài các nguồn vốn chủ yếu trên NHTM còn có các nguồn vốn khác cũng không
kém phần quan trọng như: vốn trong thanh toán, nguồn vốn uỷ thác đầu tư...NHTM
có thể sử dụng các nguồn vốn này để kinh doanh trong khoảng thời gian và điều kiện
nhất định.
2)Khái niệm về huy động vốn

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Các NHTM nhận vốn từ những người gửi tiền, các chủ thể cho vay để phục vụ cho
nhu cầu kinh doanh của mình nên nguồn vốn này được xem như một khoản nợ của
Ngân hàng.
2.1)Các hình thức huy động vốn trong Ngân hàng thương mại
• Phân loại căn cứ theo thời gian
Phân loại theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng vì nó liên quan mật
thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huy động cũng như thời
gian phải hoàn trả khách hàng. Theo thời gian hình thức huy động chia thành
a.

Huy động ngắn hạn

Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các Ngân hàng thương mại thông qua việc
phát hành các công nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ và các nghiệp vụ nhận tiền gửi
ngắn hạn, tiền gửi thanh toán… Phần lớn số này được dùng để cho vay ngắn hạn
(dưới 1 năm) hoặc được chuyển hoán kỳ hạn để cho vay trung hạn. Do thời gian ngắn
nên lãi suất huy động ngắn hạn thường thấp, tính ổn định kém.
b.

Huy động trung hạn

Đây là nguồn huy động vốn Ngân hàng qua phát hành các công cụ nợ trung hạn trên
thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn (1 năm đến 5 năm). Vốn huy động này
Ngân hàng có thể sử dụng tương đối dài và thuận tiện. Tuy nhiên lãi suất huy động
nguồn này thường cao hơn nguồn ngắn hạn. Nguồn huy động trung hạn rất quan trọng
và cần thiết để Ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư, thay đổi công nghệ và cho
vay trung hạn, dài hạn với lãi suất cao.
c.


Huy động dài hạn


Đây là hoạt động huy động vốn dài hạn của Ngân hàng trên thị trường vốn. Với
nguồn huy động này Ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng, có tính ổn định cao (từ 5
năm trở lên). Do vậy lãi suất của Ngân hàng phải trả cũng rất ca
• Phân loại theo đối tượng huy động
a.

Huy động vốn từ dân cư

Đây là khu vực huy động đầy tiềm năng cho các Ngân hàng. Ngân hàng huy động từ
các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyển đến cho những người cần
vốn để mở rộng đầu tư và kinh doanh. Nguồn huy động từ dân cư thường khá ổn
định.
b.

Huy động vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế

Đây là nguồn huy động được đánh giá rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn
vốn. Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn hay
nhỏ hầu hết đều có tài khoản trong Ngân hàng. Các doanh nghiệp khi bán được hàng
hóa đều gửi tiền vào Ngân hàng và rút ra khi cần. Chu kỳ rút tiền của doanh nghiệp
và các tổ chức trong xã hội không giống nhau. Vì vậy, Ngân hàng luôn có trong tay
một khoản tiền lớn mà mình có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi. Tuy nhiên,
độ lớn của khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà Ngân
hàng mang lại khi khách hàng sử dụng các dịch vụ. Điều này khiến cho việc huy động
vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế gắn liền với việc mở rộng, cải tiến các
dịch vụ Ngân hàng.
c.


Huy động vốn từ Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng khác

Trong quá trình hoạt động, các Ngân hàng thường có các khoản tiền gửi lẫn nhau để
thuận tiện trong giao dịch, thanh toán… Ngoài ra việc vay lẫn nhau giữa các Ngân
hàng cũng làm tăng nguồn vốn huy động. Điều này tuy không thường xuyên song là
cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng thương mại. Khi xuất hiện
việc thiếu hụt dự trữ hay khả năng thanh toán bị đe dọa… các Ngân hàng thương mại
có thể vay lẫn nhau. Quá trình vay là một thỏa thuận tín dụng giữa hai bên. Quá trình
tăng vốn huy động này có thể được thực hiện trên thị trường nội tệ hay thị trường
ngoại tệ. Trong số những người cho Ngân hàng vay có 1 người đặc biệt đó là Ngân
hàng Trung ương. Ngân hàng Trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng để
cứu các Ngân hàng thương mại thoát khỏi các trục trặc xảy ra. Huy động vốn từ các
Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác tuy cũng khá dễ dàng nhưng số lượng thường


không nhiều và chi phí huy động thường cao hơn. Do vậy, hình thức huy động này
các Ngân hàng sử dụng không nhiều.
• Phân loại theo nghiệp vụ huy động:
Hình thức phân loại này là hình thức chủ yếu được các Ngân hàng thương mại sử
dụng hiện nay. Phân loại theo nghiệp vụ huy động vốn rõ ràng tạo sự thuận tiện cho
Ngân hàng khi tiến hành huy động, bao gồm:
a.

Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi

 Huy động tiền gửi không kỳ hạn
Đây là phần tiền huy động tương đối quan trọng ở những nước phát triển có tỷ lệ
thanh toán không dùng tiền mặt cao. Mục đích của các khoản tiền gửi này không phải
là để lấy lãi mà chủ yếu dùng để thanh toán. Khách hàng gửi tiền phần lớn là những

tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các cá nhân làm ăn buôn bán phải thanh toán tiền
hàng hoá, dịch vụ liên tục. Người gửi tiền có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào hoặc để trả
cho người thứ ba. Hình thức rút có thể là tiền mặt hay lấy qua hình thức thanh toán
bằng séc. Đặc biệt người gửi tiền có thể không cần trực tiếp đến Ngân hàng lấy mà có
thể rút qua các máy rút tiền tự động ( máy ATM ). Ngân hàng thường bảo quản loại
tiền gửi này trên hai tài khoản: Tài khoản thanh toán và tài khoản vãng lai
• Tài khoản thanh toán là loại tài khoản tiền gửi mà chủ tài khoản có toàn quyền
sử dụng số tiền trên tài khoản nhưng chỉ trong phạm vi số dư tiền gửi. Loại tài khoản
này luôn luôn có số dư có.
• Tài khoản vãng lai là tài khoản có thể dư có hoặc dư nợ, thường được sử dụng
cho các tổ chức kinh tế. Số dư có thể hiện tiền gửi của khách hàng còn số dư nợ thể
hiện khoản tín dụng Ngân hàng cấp cho khách hàng vay.

Với mục đích chủ yếu khi gửi tiền là để sử dụng các dịch vụ Ngân hàng nên mức lãi
suất mà Ngân hàng trả cho người gửi tiền là rất thấp, thậm chí không phải trả lãi. Tuy
nhiên ở nhiều nước có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt thấp (trong đó có Việt
Nam) và để tăng mức động viên tiền gửi, Ngân hàng vẫn trả lãi cho tiền gửi này (có
những thời điểm được trả ngang bằng với lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn). Tỷ
lệ huy động từ nguồn này sẽ là khá cao nếu Ngân hàng có các dịch vụ đa dạng, sản


phẩm Ngân hàng chất lượng cao, hệ thống mạng lưới rộng rãi đáp ứng tốt các nhu cầu
của người gửi tiền.
 Huy động tiền gửi có kỳ hạn
Là các tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào Ngân hàng và rút ra sau một
thời hạn nhất định. Khoản này thường gắn với các tổ chức kinh tế có chu kỳ kinh
doanh gần như xác định, thời gian thanh toán tiền ổn định, ít có sự biến động. Phần
tiền gửi này Ngân hàng sử dụng dễ dàng nên mức lãi suất mà Ngân hàng phải trả
cũng cao hơn. Người gửi tiền ngoài mục đích sử dụng các dịch vụ Ngân hàng còn có
mục đích kiếm lời. Do đó, sự thay đổi lãi suất sẽ có tác động rất nhanh và rõ nét đối

với nguồn vốn huy động của Ngân hàng.

Ở Việt Nam, hình thức tiền gửi có kỳ hạn bằng các chứng chỉ tiền gửi mà chúng ta
vẫn gọi là kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích với các thời hạn 3 tháng, 6 tháng, 12
tháng, 24 tháng... ngày càng phổ biến, đã và đang phát huy vai trò hay việc tạo vốn
cho các Ngân hàng.
 Huy động tiền gửi tiết kiệm
Đây là hình thức phổ biến nhất, lâu đời nhất của các Ngân hàng thương mại. Bao gồm
các loại sau:
• Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là một loại sản phẩm mà Ngân hàng cung ứng để
giúp khách hàng tích lũy dần những khoản tiền nhỏ để đáp ứng một khoản chi tiêu
nào đó trong tương lai mà vẫn được hưởng lãi. Khi mở tài khoản này khách hàng có
thể tùy ý gửi tiền hoặc rút tiền. Do các giao dịch này không thường xuyên, chủ yếu là
giao dịch gửi tiền và rút tiền trực tiếp nên chi phí của Ngân hàng thấp. Hình thức này
gần giống như huy động tiền gửi không kỳ hạn. Tuy nhiên so với tiền gửi không kỳ
hạn thì số dư của phần này ổn định hơn, ít biến động hơn nên Ngân hàng phải trả lãi
suất cao hơn.

Khi khách hàng gửi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng sẽ được Ngân hàng
cấp một sổ tiền gửi. Sổ tiền gửi này sẽ phản ánh tất cả các giao dịch gửi tiền, rút tiền,
số dư hiện có, tiền lãi được hưởng hoặc khách hàng được cung cấp một báo cáo tài
khoản sau mỗi lần giao dịch thay cho sổ tiền gửi.


• Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Đây là loại hình tiết kiệm phổ biến nhất, quen thuộc nhất ở nước ta. Người gửi tiền
gửi vào Ngân hàng và rút ra sau những thời hạn xác định: 3 tháng, 6 tháng... Người
gửi không được rút trước, nếu rút trước hạn thì sẽ bị phạt. Đây là những khoản tiền có
tính ổn định rất cao nên Ngân hàng phải trả khách hàng với lãi suất gần như là cao
nhất. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, để tăng sức cạnh tranh, thu hút được vốn các

Ngân hàng đã rất linh hoạt trong việc khách hàng rút ra trước thời hạn. Có Ngân hàng
thì tính lãi cho khách hàng với lãi suất không kỳ hạn, có Ngân hàng vẫn tính với lãi
suất đó với số ngày gửi thực tế...
• Tiền gửi tiết kiệm có thời hạn dài
Loại hình này khá phổ biến ở những nước phát triển nhưng ở nước ta còn khá mới
mẻ. Người gửi có thể gửi tiền vào bất cứ lúc nào và chỉ được rút ra khi đến hạn (thời
hạn tương đối dài). Loại hình này giúp cho Ngân hàng có nguồn vốn ổn định để có
thể đầu tư trung và dài hạn.

b.

Huy động vốn qua nghiệp vụ đi vay

Hình thức này ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanh đầy
biến động như hiện nay. Các Ngân hàng thương mại có thể vay từ nhiều nguồn:
 Vay từ các Tổ chức tín dụng
Đó là các khoản vay thông thường mà các Ngân hàng vay lẫn nhau trên thị trường
liên Ngân hàng hay thị trường tiền tệ. Các Ngân hàng thường xây dựng các mối quan
hệ tốt để khi thiếu hụt vốn có thể vay lẫn nhau chứ không vay Ngân hàng Trung
ương.
 Vay từ Ngân hàng Trung ương
Khi Ngân hàng thương mại xảy ra tình trạng thiếu hụt dự trữ bắt buộc hay mất khả
năng thanh toán thì người cuối cùng mà các Ngân hàng có thể cầu cứu là Ngân hàng
Trung ương. Ngân hàng Trung ương cho vay dưới hình thức tái chiết khấu thương
phiếu. Các Ngân hàng thương mại có thể mang các thương phiếu lên Ngân hàng
Trung ương để vay. Tuy nhiên việc vay này cũng có một số khó khăn do Ngân hàng
Trung ương chỉ cho Ngân hàng thương mại một hạn mức tái chiết khấu và việc cho


vay này lại nằm trong định hướng của chính sách tài chính quốc gia. Dẫu sao đây

cũng là một hình thức bổ sung vốn cho Ngân hàng thương mại cực kỳ quan trọng
trong những thời điểm nhất định.
c.

Huy động vốn qua phát hành các công cụ nợ

Ngân hàng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để
huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước (Điều 46 – Luật các tổ chức tín dụng).
Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả khá cao của Ngân hàng thương mại.
Trong quá trình hoạt động, ở những thời điểm nhất định, Ngân hàng thấy cần phải
huy động thêm vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn. Ngân hàng huy động
vốn ở thế chủ động, có nghĩa là có đầu ra mới tính đầu vào. Ngân hàng xác định rõ
quy mô huy động vốn, loại tiền huy động và đưa ra mức hợp lý làm cho việc tạo vốn
của Ngân hàng thành công nhanh chóng.

Giấy tờ có giá là chứng nhận của Ngân hàng phát hành để huy động vốn trong đó xác
nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và
các điều khoản cam kết khác giữa Ngân hàng và người mua.
 Phân loại giấy tờ có giá
Căn cứ vào thời hạn, giấy tờ có giá bao gồm
• Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng như kỳ phiếu,
chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Kỳ phiếu Ngân hàng là một loại giấy tờ nhận nợ ngắn hạn do Ngân hàng phát hành
nhằm huy động vốn trong dân, chủ yếu là để phục vụ những kế hoạch kinh doanh xác
định của Ngân hàng như một dự án, một chương trình kinh tế.
• Giấy tờ có giá dài hạn là giấy tờ có giá có thời hạn từ 12 tháng trở lên, bao gồm
trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác.
Trái phiếu của Ngân hàng là một loại giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ của Ngân
hàng đối với người chủ của Ngân hàng với những cam kết thanh toán một số tiền xác

định vào một ngày xác định trong tương lai với thời hạn xác định cho trước. Trái


phiếu được phát hành trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng, chủ yếu là huy động vốn
trung và dài hạn.
Căn cứ vào phương thức trả lãi, giấy tờ có giá bao gồm
• Giấy tờ có giá tính lãi trước là các giấy tờ có giá Ngân hàng tính lãi ngay khi phát
hành, khi đáo hạn khách hàng nhận tiền bằng mệnh giá.
• Giấy tờ có giá trả lãi một lần khi đến hạn thanh toán là các giấy tờ có giá Ngân
hàng phát hành chỉ thanh toán lãi khi đáo hạn cùng mệnh giá.
• Giấy tờ có giá trả lãi theo định kỳ là các giấy tờ có giá Ngân hàng phát hành căn
cứ vào phiếu trả lãi theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm đối với các giấy tờ có giá dài
hạn.
 Các trường hợp phát hành giấy tờ có giá
Có các trường hợp phát hành giấy tờ có giá sau:
• Phát hành giấy tờ có giá ngang giá (phát hành bằng mệnh giá) là phát hành giấy tờ
có giá đúng bằng mệnh giá.
• Phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu (giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá) là phát
hành giấy tờ có giá với giá nhỏ hơn mệnh giá. Phần chênh lệch giữa giá phát hành
nhỏ hơn mệnh giá gọi là chiết khấu giấy tờ có giá.
• Phát hành giấy tờ có giá có phụ trội (giá phát hành lớn hơn mệnh giá) là phát hành
giấy tờ có giá với giá lớn hơn mệnh giá. Phần chênh lệch giữa giá phát hành lớn hơn
mệnh giá gọi là phụ trội giấy tờ có giá.
d.

Huy động vốn qua các hình thức khác

Để tăng cường huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh
nghiệp, các Ngân hàng thương mại còn sử dụng các hình thức khác về dịch vụ xã hội:
làm dịch vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán, trung gian thanh toán, đầu mối

trong hợp đồng đồng tài trợ... Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ trên càng mang
lại cho Ngân hàng những nguồn huy động lớn giúp cho Ngân hàng có thể kinh doanh
một cách an toàn và hiệu quả.
2.2.Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy độn vốn của NHTM:


 Chỉ tiêu huy động theo loại tiền:

Tiền gửi ngoại tệ (USD, EUR…)
Tổng tiền gửi

(Cho thấy sản phẩm huy động ngoại tệ của NH tốt hơn hay xấu hơn, lợi thế của
NH là gì?)

Tiền gửi nội tệ
Tổng tiền gửi

Cho thấy sản phẩm huy động nội tệ của NH tốt hơn hay xấu hơn, lợi thế của NH
là gì?

 Chỉ tiêu huy động theo loại hình:

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Tổng tiền gửi

Chỉ tiêu này có ưu điểm là chi phí huy động nhỏ, món tiền lớn, nhược điểm là
nguồn tiền không có kỳ hạn ổn định
Tiền gửi tiết kiệm
Tổng tiền gửi



(Chỉ tiêu này có ưu điểm là có kỳ hạn ổn định. Tuy nhiên có nhược điểm là
món tiền nhỏ, chi phí huy động lớn)
Giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu…)
Tổng tiền gửi

(Chỉ tiêu này có ưu điểm là có kỳ hạn ổn định, chi phí huy động thấp, món tiền
lớn. Tuy nhiên có nhược điểm lớn là khó huy động từ cá nhân và các TCKT. Chủ
yếu vẫn là từ các NHTM hoặc NHNN)

 Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn:
Tiền gửi ngắn hạn
Tổng tiền gửi

(Tiền gửi ngắn hạn thường có chi phí huy động cao --> NH sẽ cân đối huy động
nguồn tiền này ở 1 tỷ lệ vừa phải; theo luật NH chỉ được phép dùng tối đa 30% vốn
ngắn hạn để tài trợ các khoản dư nợ cho vay trung dài hạn)

Tiền gửi chung và dài
hạn
Tổng tiền gửi

(Tiền gửi trung dài hạn có chi phí huy động thấp --> NH rất thích huy động được
nguồn tiền này trong thời điểm LS có xu hướng tăng dần trong tương lai.)

 Chỉ tiêu:
Vốn huy động


Vốn tự có

(Chỉ tiêu này cho thấy đòn bẩy tài chính của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn
thì hoạt động tài chính của NH càng an toàn, nếu chỉ tiêu này ở ngưỡng khoảng
15 – 20 lần chứng tỏ NH đang hoạt động trong vùng an toàn với hệ số đòn bẩy hợp
lý)
 Chỉ tiêu:
Vốn huy động
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ vốn huy động được so với tổng nguồn vốn, cho thấy
trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng có bao nhiêu vốn hình thành từ
huy động
(Cho thấy khả năng tự chủ của Ngân hàng, tỷ lệ này càng bé càng tốt; càng
lớn chứng tỏ NH đang phải trang trải quá nhiều chi phí để huy động vốn. Chỉ tiêu
này cần xem xét với chỉ tiêu: Tổng dư nợ cho vay/ Tổng nguồn vốn. Nếu 2 chỉ tiêu
này hơn kém nhau từ 0,9 - 1,1 lần thì là ở ngưỡng an toàn, nếu không thì NH
đang ko hoạt động hiệu quả)
 Chỉ tiêu:
Tỷ lệ chi phí huy động vốn
Tổng chi phí

(Tỷ lệ càng thấp cho thấy hoạt động huy động vốn của NH càng hiệu quả. )

 Chỉ tiêu:
Tỷ lệ lãi thu từ hoạt động cho vay
Lãi chi cho hoạt động huy động
vốn


Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch càng lớn giữa doanh thu từ cho vay và chi
phí cho hoạt động huy động vốn, tỷ lệ này càng tốt.
 Chênh lệch thu chi:

Thu từ cho vay trừ chi cho huy động vốn: Chỉ tiêu này cũng tương tự chỉ tiêu số
trên; thể hiện thu nhập ròng mà Ngân hàng nhận được trong hoạt động kinh
doanh giữa huy động vốn và cho vay, chỉ số này càng lớn thì hiệu quả sinh lời của
mỗi đồng vốn huy động càng lớn.


Vòng quay huy động vốn
Tổng doanh thu
Tổng vốn huy động

Vòng quay HĐ vốn càng lớn cho thấy NH sử dụng vốn càng hiệu quả; một
mặt nữa phản ánh kỳ hạn các khoản vay và gửi tiền tại NH là các kỳ hạn ngắn.
 Chỉ tiêu: Tỷ trọng các loại tiền gửi theo từng sản phẩm huy động
Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn
Tổng tiền gửi
Tiền gửi tiết kiệm không kì
hạn
Tổng tiền gửi
Tiền gửi ký quỹ
Tổng tiền gửi
-


Tiền gửi tiết kiệm bậc
thang
Tổng tiền gửi
Tiền gửi tiết kiệm không kì
hạn
Tổng tiền gửi
Tiền gửi tiết kiệm tích lũy

Tổng tiền gửi

Chỉ tiêu này thể hiện cơ cấu vốn huy động theo các tiêu thức: thời gian, loại
tiền, sản phầm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm,thẻ tín dụng,thanh toán
POS...
II. Thực trạng huy động vốn của Sacombank qua 3 năm (2012- 2014)
Việc các NHTM đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm
bảo thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước, vừa đảm bảo cho hoạt động của NHTM được ổn định và đạt được hiệu
quả cao. Không giống các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế hoạt động
của NHTM chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động. Do đó, Ngân hàng cần tạo cho
được nguồn vốn ổn định, phù hợp với yêu cầu về vốn.
Mỗi một khoản nguồn vốn đều có nhu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản,
thời hạn hoàn trả khác nhau… Do đó, Ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính
xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong
từng thời kỳ nhất định để hạn chế rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu
vào cho Ngân hàng. Chúng ta sẽ đi vào phân tích từng loại nguồn vốn huy động của
Ngân hàng qua 3 năm từ năm 2012-2014
1)Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín:


Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (tên giao dịch: Sacombank) là
một ngân hàng thương mại cổ phần củaViệt Nam, thành lập vào năm 1991.
Sau nhiều năm hoạt động, Sacombank vươn lên dẫn đầu khối ngân hàng TMCP tại
Việt Nam về tốc độ tăng trưởng với tỉ lệ hơn 50%/năm với mạng lưới hoạt động trên
toàn quốc.Mục tiêu đến năm 2010 Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh thành
trong cả nước với số lượng khoảng 350 điểm giao dịch và tiến tới mở rộng hoạt động
ở nước ngoài.Chiến lược của Sacombank là phát triển thành một ngân hàng bán lẻ,
hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam.
Theo Quyết định số 1844/QĐ-NHNN ngày 14/9/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam, Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) chính thức sáp nhập vào
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) từ ngày 01/10/2015.
Sacombank sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của
Southern Bank và cam kết duy trì quyền, nghĩa vụ của khách hàng, đối tác, cổ đông
của cả hai Ngân hàng. Việc Southern Bank sáp nhập vào Sacombank là phù hợp với
định hướng chung của Chính phủ và NHNN trong chương trình tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng nhằm mang đến cho thị trường những định chế tài chính lớn mạnh, an
toàn và chuyên nghiệp hơn.
Sacombank là ngân hàng TMCP có quy mô lớn với đội ngũ nhân sự được đào tạo
chuyên nghiệp; văn hóa doanh nghiệp vững mạnh; hệ thống quy trình, quy chế bài
bản, đặc biệt là các quy trình quản trị rủi ro chặt chẽ. Còn Southern Bank có quy mô
tài sản tương đối trong hệ thống cùng mạng lưới hoạt động khá tốt. Đây là những yếu
tố chính đảm bảo việc sáp nhập đạt kết quả như kỳ vọng.
Sau sáp nhập, Sacombank thuộc Top 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản
đạt 297.184 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt gần 24.506 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là
18.853 tỷ đồng; mạng lưới hoạt động lên đến 563 điểm giao dịch trên toàn quốc và 2
nước Lào, Campuchia; tổng số cán bộ nhân viên là 15.510 người. Với nguồn lực
mạnh hơn, Sacombank có thể nâng cao hơn nữa về quy mô và chất lượng cung cấp
dịch vụ cho khách hàng, tăng khả năng cung ứng vốn ra thị trường. Sacombank cũng
đưa ra các phương án kỹ lưỡng để ổn định cả về nhân sự, tài chính, kinh doanh, đặc
biệt là các phương án quản trị rủi ro sau sáp nhập.
Trước đó, Đại hội đồng cổ đông bất thường của Sacombank được tổ chức vào ngày
11/7/2015 đã thông qua tỷ lệ hoán đổi cổ phần sáp nhập là 1 cổ phần của Southern
Bank (PNB) hoán đổi thành 0,75 cổ phần của Sacombank (STB). Ngoài ra, 1 cổ phần


của cổ đông Sacombank tại ngày chốt danh sách để hoán đổi cổ phần khi sáp nhập sẽ
nhận thêm 0,3875 cổ phần ngân hàng sáp nhập, trong đó gồm: 0,0875 cổ phần từ tỷ
lệ chuyển đổi cổ phần Southern Bank; 0,080 cổ phần là cổ tức 8% bằng cổ phiếu từ
lợi nhuận sau thuế của năm 2013; 0,120 cổ phần là cổ tức 12% bằng cổ phiếu từ lợi

nhuận sau thuế của năm 2014; 0,0875 cổ phần là thưởng cổ phiếu từ chia cổ phiếu
quỹ; và 0,0125 cổ phần từ thặng dư vốn cổ phần. Đồng thời, ngày 21/9/2015 vừa
qua, Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn số 7168/NHNN-TTGSNH chấp thuận đề
nghị tăng vốn điều lệ của Sacombank từ 12.425 tỷ đồng lên mức 18.853 tỷ đồng.

2) Phân tích tình hình huy động vốn của Sacombank qua 3 năm (2012- 2014)
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank năm 2012, 2013 và 2014

Chỉ tiêu
Vốn
huy động
Tổng
nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn năm 2012, 2013, 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chênh lệch
2013/2012
2014/2013
2012
2013
2014
Số
Số
%
%
tiền
tiền
107.74 140.77
33.02 30,6 27.12 19,2

167.898
6
0
4
5
8
7
152.11
28.50
160.170 188.678 8.051 5,29
17,8
9
8
Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank

Sơ đồ 2.2: Vốn huy động của Sacombank năm 2012, năm 2013 và năm 2014


• Năm 2012: Tổng nguồn vốn huy động toàn Ngân hàng đạt 107.746 tỷ
đồng, tăng 12% so đầu năm. Trong đó, huy động bằng VND tăng 43% so
với năm 2011, đạt 142% kế hoạch tăng trưởng năm 2012. Diễn biến tiền
gửi thay đổi theo hướng tích cực, đáp ứng được các tiêu chí hoạt động
của Sacombank và theo đúng quan điểm điều hành tiền tệ của Nhà nước:
tập trung tăng trưởng tiền gửi dân cư mang tính ổn định lâu dài; tăng tỷ
trọng tiền gởi VND tạo được thế chủ động khi vai trò thanh toán của
đồng bản tệ ngày càng được củng cố.
• Năm 2013: Dự kiến kiến cả năm, vốn huy động tăng 30,65%.Điều đó
cho thấy niềm tin của khách hàng vào Sacombank là rất tốt và khẳng
định sự bền vững trong hoạt động
Năm 2014:Nguồn vốn huy động đạt 167.898 tỷ đồng, #137%KH,

tăng 19,3% so đầu năm. Trong đó, huy động từ TCKT&DC đạt
162.534 tỷ đồng, #127%KH, tăng 23,7% so đầu năm;



×