Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NGHIÊN cứu KHOA học XU HƯỚNG tất yếu TRONG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG dạy các môn lý LUẬN CHÍNH TRỊ ở các TRƯỜNG đại học và CAO ĐẲNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.94 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - XU HƯỚNG TẤT YẾU
TRONG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
CÁC MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HIỆN NAY
Trần Thanh Lâm*

1. Đặt vấn đề:
Để đáp ứng u cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế, con đường cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo
ở trường đại học và cao đẳng là đổi mới nội dung, phương pháp
dạy học, trong đó lấy nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu
khoa học làm cơ bản. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu khoa học ở
nước ta hiện nay nói chung, nhất là nghiên cứu khoa học các mơn lí
luận chính trị nói riêng đang còn nhiều hạn chế, bởi việc hình thành
kỹ năng xã hội và việc giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên trong
giáo dục hội nhập chưa được định hình một cách cụ thể. Bài viết
này sẽ xác định nhu cầu tất yếu tăng cường khả năng nghiên cứu
khoa học trong giảng dạy và học tậpcác mơn lí luận chính trị ở các
trường đại học, cao đẳng hiện nay, trên cơ sở phân tích thực trạng,
đề xuất các biện pháp nhằm tháo gỡ và thúc đẩy hoạt động này hiệu
quả hơn.
2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học các mơn lí
luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay
Giảng dạy các mơn lí luận chính trị tại các trường đại học và
cao đẳng hiện nay có vai trò quan trọng trong phần giáo dục kiến
thức đại cương, trang bị thế giới quan, nhân sinh quan và phương
*

Thượng úy, Giảng viên trường Sĩ quan lục qn II.


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

401


pháp luận khoa học cho sinh viên để học tốt hơn các mơn khoa học
khác và góp phần nhìn nhận các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống xã
hội.Nghiên cứu các mơn lí luận chính trị liên quan mật thiết đến lĩnh
vực chính trị, xã hội, đạo đức nhân cách, tư tưởng văn hóa của dân
tộc, cho nên đây là lĩnh vực quan trọng. Vì vậy, để nâng cao chất
lượng giảng dạy các mơn lí luận chính trị ở các trường đại học và
cao đẳng đòi hỏi phải gắn chặt với cơng tác nghiên cứu khoa học
(NCKH), đòi hỏi nhà trường phải hết sức coi trọng việc NCKH của
giảng viên và sinh viên.
Nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo
dục đại học và cao đẳng, vì khơng những góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới phục
vụ cho sự phát triển của nhân loại. Với tầm quan trọng như vậy,
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành TW khóa VIII của
Đảng Cộng sản Việt Nam có nêu: “Các trường đại học phải là các
trung tâm nghiên cứu khoa học, cơng nghệ, chuyển giao và ứng
dụng cơng nghệ vào sản xuất và đời sống”. Chỉ thị 296/CT-TTg
ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới
quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2020 cũng nêu rõ “Nâng
cao năng lực quản lý và hiệu quả cơng tác nghiên cứu khoa học ở
các trường đại học, góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo
và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”.
Hoạt động NCKH các mơn lí luận chính trị giúp giảng viên
mở rộng, tìm hiểu sâu kiến thức chun mơn để giảng dạy tốt hơn.
Người giảng viên muốn có bài giảng hấp dẫn, khúc chiết, rõ ràng,

mạch lạc phong phú thì trước hết phải có kiến thức chun mơn thật
vững, phơng kiến thức nền thật rộng. Nhưng kiến thức được đào tạo
ở trường đại học hoặc qua cao học mới chỉ là một phần rất nhỏ
trong bể kiến thức vơ cùng rộng lớn. Do đó, để giảng dạy tốt, giảng
viên phải tự bồi dưỡng kiến thức cho mình thơng qua hoạt động
NCKH. Với hoạt động này, buộc giảng viên phải đọc, phải suy
ngẫm, phải tìm tòi cái mới, phải giải thích, phân tích, chứng minh
vấn đề đặt ra. Những hoạt động tư duy đó làm cho trình độ nhận
thức của giảng viên ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu ngày càng cao của người học, góp phần khơng nhỏ vào nâng
cao chất lượng giảng dạy các mơn lí luận chính trị hiện nay.

402

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và cơng nghệ
hiện nay, kiến thức rất nhanh bị lạc hậu. Đặc biệt, mặt trái nền kinh
tế thị trường tác động làm cho cuộc đấu tranh trên mặt trận tư
tưởng, lí luận càng trở nên nóng bỏng. Nếu giảng viên khơng tham
gia NCKH thì sẽ khó có thể cập nhật những kiến thức mới, bài
giảng sẽ thiếu tính thực tiễn. Chỉ thơng qua thực hiện đề tài NCKH
buộc giảng viên phải tìm tòi tài liệu, phải đọc rất nhiều để tìm ra
những tri thức mới, đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm sai trái
thù địch trên mặt trận tư tưởng, lí luận hiện nay.
Hoạt động NCKH sẽ góp phần quan trọng đáp ứng u cầu
ngày càng cao của xã hội, qua đó để khẳng định uy tín của nhà

trường. Mỗi bài viết tham gia hội thảo được đánh giá cao, mỗi cơng
trình NCKH ở các cấp Tỉnh, Bộ, Nhà nước, mỗi bài viết đăng trên
tạp chí chun ngành với tên cán bộ, giảng viên gắn với tên nhà
trường là mỗi lần danh tiếng của nhà trường được thể hiện. Danh
tiếng tốt của nhà trường khơng phải là cái gì đó chung chung, trừu
tượng mà nó phải được thể hiện thơng qua thành tích đóng góp của
từng cán bộ, giảng viên, sinh viên của nhà trường. Thành tích của cá
nhân góp phần làm nên thành tích của tập thể.
Đối với sinh viên, một thực tế đáng buồn là đơng đảo sinh
viên Việt Nam ra trường, kỹ năng nghiên cứu và thực hành còn rất
yếu, khơng đáp ứng được những đòi hỏi của đơn vị tổ chức sử dụng.
Đó là hệ qủa của việc người học thiếu sự quan tâm NCKH, ngay cả
phương pháp học tập và tư duy nghề nghiệp cũng còn rất hạn chế.
Kết quả là đơn vị sử dụng phải tốn tiền của, cơng sức để tổ chức đào
tạo lại. Vấn đề đặt ra là tại sao cơ sở đào tạo khơng tìm hiểu, nghiên
cứu thực tế để có một chương trình đào tạo đúng hướng, đáp ứng
nhu cầu của thực tế cuộc sống.
Hiện nay ở nhiều trường đại học và cao đẳng, cơng tác
NCKH trong sinh viên còn rất khiêm tốn, nhiều nơi còn mang tính
phong trào nên rất hình thức mà chưa đi vào thực chất. Nhiều sinh
viên còn cảm thấy xa lạ với cơng tác NCKH, thậm chí còn khơng ít
sinh viên của các trường đại học chưa có thói quen NCKH, chưa có
những kỹ năng cần thiết cho việc NCKH, chẳng hạn như việc chọn
đề tài, lập đề cương, xây dựng cấu trúc, lựa chọn phương pháp, giải
quyết vấn đề, trình bày văn bản báo cáo khoa học,…

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

403



Trong thời gian qua, hoạt động NCKH các mơn lí luận chính
trị của các trường đại học và cao đẳng đạt hiệu quả còn thấp.Theo
Tác giả, có một số ngun nhân cơ bản sau: hoạt động NCKH đối
với các mơn lí luận chính trị chưa thực sự được chú trọng; một số
cán bộ, giảng viên, sinh viên vẫn chưa hiểu đúng tính chất nhiệm vụ
NCKH; các viện - phòng khoa học và hợp tác quốc tế tuy có nhiều
cố gắng nhưng vẫn cần tham mưu cho lãnh đạo nhà trường áp dụng
những biện pháp để tổ chức và khuyến khích giảng viên, sinh viên
tham gia NCKH; chế độ của nhà trường chưa khuyến khích được
giảng viên, sinh viên, chưa tạo được phong trào tham gia NCKH;
xếp loại thi đua hàng năm việc hồn thành nhiệm vụ NCKH chưa
phải là một tiêu chuẩn cứng để xếp loại cá nhân và tập thể dù hiện
nay các trường có chú trọng hơn về vấn đề này, có khen thưởng tập
thể và cá nhân tham gia NCKH nhưng vẫn chưa phải là chú trọng
tiêu chuẩn cứng; đề tài cấp trường chưa được chú trọng về quy đổi
định mức và kinh phí...
3. Kết quả nghiên cứu và bình luận kiến nghị:
Để đẩy mạnh hoạt động NCKH các mơn lí luận chính trị góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở các trường đại học
và cao đẳng, cần thực hiện tốt một số nội dung, giải pháp sau.
3.1. Xây dựng mơi trường nghiên cứu khoa học, khuyến
khích, tạo động lực để giảng viên, sinh viên nghiên cứu khoa học
các mơn lí luận chính trị.
Một mơi trường nghiên cứu tạo điều kiện cho họ đóng góp
những kinh nghiệm, kỹ năng và tri thức của mình vào việc thực hiện
nhiệm vụ NCKH, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học
tập các mơn lí luận chính trị hiện nay. Để tiến hành biện pháp này
cần thực hiện các cơng việc sau:
Một là, nâng cao nhận thức của giảng viên, sinh viên và cán

bộ quản lý về hoạt động nghiên cứu khoa học các mơn lí luận chính
trị.
Tăng cường tun truyền, phổ biến chiến lược khoa học cơng
nghệ, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt
động khoa học cơng nghệ, qn triệt sâu sắc hơn nữa cho đội ngũ
cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên các quyết định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về hoạt động NCKH cũng như các qui định, qui chế

404

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


khác liên quan đến hoạt động này để đội ngũ NCKH của các trường
có định hướng hoạt động, có ý thức trách nhiệm trong việc thực
hiện nhiệm vụ NCKH bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy và học tập.
Thơng tin đầy đủ về các chủ trương, chính sách NCKH; xác
định rõ vị trí và vai trò của hoạt động NCKH đối với mục tiêu đào
tạo trong trường đại học và cao đẳng. Bên cạnh đó, cần xác định
hoạt động NCKH có vị trí quan trọng, có liên quan trực tiếp đến
chất lượng giáo dục đào tạo các mơn lý luận chính trị của nhà
trường.Vì vậy, giảng viên phải có nhiệm vụ NCKH và kết quả của
NCKH phải được xem là một tiêu chí đánh giá về chất lượng
chun mơn của giảng viên.
Hai là, tạo mơi trường hoạt động khoa học sơi nổi cho các mơn
lí luận chính trị.
Hình thành các giải thưởng khoa học cơng nghệ với quy mơ
khác nhau để thu hút cũng như tạo nên một mơi trường khoa học

năng động. Có cơ chế khuyến khích giảng viên, sinh viên tham gia
NCKH thơng qua việc khen thưởng về vật chất và tinh thần để tơn
vinh những cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH,
có kết quả nghiên cứu nổi bật hay cơng bố bài báo khoa học xuất
sắc... Cơ chế khen thưởng cần rõ ràng, theo định mức để tạo ra tính
hấp dẫn cho hoạt động này góp phần tạo hứng thú, say mê NCKH
của giảng viên, sinh viên. Đồng thời, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh
thúc đẩy hoạt động NCKH trong nhà trường; khuyến khích hoạt
động hội nghị, hội thảo, xemina, sinh hoạt chun mơn tại các khoa,
bộ mơn để tổ chức các hoạt động học thuật sơi nổi thơng qua việc
dành một phần kinh phí KHCN hàng năm hợp lý cho các đơn vị tổ
chức hội nghị, hội thảo.
Ban hành quy định u cầu bắt buộc về số bài báo, số đề tài
NCKH hàng năm đối với cán bộ giảng dạy theo học hàm, học vị; tất
cả các cán bộ khoa học, giảng viên có nhiệm vụ bắt buộc tham gia
hoạt động NCKH dưới nhiều hình thức với những chế tài cụ thể,
hợp lí.Tạo điều kiện để các chủ nhiệm đề tài cơng bố kết quả nghiên
cứu, từ đó góp phần khơi dậy đam mê NCKH của giảng viên.
3.2. Tăng cường các điều kiện phục vụ hoạt động nghiên
cứu khoa học của giảng viên, sinh viên và cán bộ quản lý.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

405


Sử dụng hợp lý các nguồn kinh phí từ ngân sách sự nghiệp;
đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho khoa học cơng nghệ và bỏ hình
thức phân bổ bình qn kinh phí nghiên cứu đề tài khoa học, mà
phân theo nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của mỗi đề tài.

Cần chú trọng khâu duyệt dự tốn bởi nếu khâu này bị xem nhẹ, dự
tốn được phê duyệt chưa hẳn đã phù hợp với u cầu nghiên cứu
thực tế.Song song đó cần dành kinh phí cho việc xác định nhiệm vụ,
tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì, kiểm tra, đánh giá định kỳ kết
quả hoạt động NCKH, đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu và
hỗ trợ ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn để đảm bảo chất
lượng và hiệu quả hoạt động NCKH. Khuyến khích các đơn vị hỗ
trợ kinh phí trích từ hoạt động đào tạo hỗ trợ NCKH.
Huy động kinh phí NCKH từ nhiều nguồn khác nhau. Các cơ
sở đào tạo cần chủ động thành lập được các nhóm nghiên cứu đa
ngành, tập hợp các nhà khoa học có năng lực nghiên cứu để tham gia
xây dựng các đề tài có kinh phí lớn, các dự án hợp tác quốc tế về
NCKH; tập trung lực lượng để xây dựng các dự án, tăng cường năng
lực nghiên cứu tốt trình Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đẩy mạnh hợp tác NCKH với các địa phương, các tỉnh thành
trong nước và hợp tác quốc tế. Các trường cần đẩy mạnh ký kết hợp
tác với Sở Khoa học và Cơng nghệ các tỉnh trong việc thực hiện có
hệ thống các NCKH tại địa phương. Thơng qua việc hợp tác, thơng
tin về hoạt động khoa học cơng nghê của các địa phương, kết quả
nghiên cứu các đề tài, dự án được trao đổi thường xun, từ đó
tránh sự trùng lặp trong tổ chức NCKH. Tăng cường các hoạt động
NCKH giữa các trường đại học trong và nước ngồi qua các dự án,
đề tài nghị định thư, hợp tác song phương; khuyến khích, tạo điều
kiện cho các đơn vị, cá nhân mở rộng quan hệ tìm kiếm các dự án
hợp tác quốc tế.
3.3. Tăng cường cơng bố, ứng dụng kết quả, sản phẩm của
hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên.
Xuất bản định kỳ các ấn phẩm cơng bố các cơng trình và kết
quả nghiên cứu và chú trọng đến các đối tượng trong phạm vi áp
dụng của đề tài và chương trình; phối hợp và hỗ trợ các đề tài xuất

sắc xuất để quảng bá kết quả đề tài.Xuất bản các ấn phẩm tóm tắt
các cơng trình cơng bố (bài báo trong nước và quốc tế) của các cá
nhân các nhà khoa học. Lập kế hoạch làm việc với các trung tâm

406

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


chuyển giao cơng nghệ của các doanh nghiệp và địa phương về kết
quả nghiên cứu đề tài có tính ứng dụng cao, cần tiến đến xây dựng
trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao cơng nghệ mũi
nhọn.
Nâng cao nhận thức về hoạt động sở hữu trí tuệ cho cán bộ
quản lý,giảng viên và sinh viên của các trường. Tun truyền phổ
biến các văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam
và các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam tham gia.
Các trường cần lập kế hoạch về hoạt động sở hữu trí tuệ hàng năm;
hướng dẫn các đơn vị, giảng viên, sinh viên đăng ký và hỗ trợ kinh
phí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quảng bá thương hiệu. Phối hợp
với Cục Sở hữu trí tuệ triển khai cơng tác đăng ký bản quyền sở hữu
trí tuệ. Xây dựng các biện pháp thúc đẩy q trình thương mại hóa
kết quả nghiên cứu và chuyển giao cơng nghệ nhằm tăng nguồn thu
từ các hoạt động này.
Nâng cao chất lượng Tạp chí khoa học, hình thành các số
chun san bằng tiếng Anh và xuất bản định kỳ, chuẩn hóa quy
trình quản lý và xuất bản tạp chí theo tiêu chuẩn quốc tế và ứng
dụng cơng nghệ thơng tin trong các quy trình này. Thành lập các

ban biên tập với sự cộng tác của các nhà khoa học có uy tín trong và
ngồi nước và các nhà xuất bản có uy tín trong việc cơng bố ấn
phẩm nhằm mở rộng mạng lưới người đọc, tăng khả năng tiếp cận
đến với các nhà khoa học.
3.4. Làm tốt cơng táctổ chức, bồi dưỡng phương pháp
nghiên cứu khoa học cho sinh viên
Hiểu và vận dụng thành thạo phương pháp NCKH sẽ giúp
học viên chủ động, tự tin, mạnh dạn tham gia NCKH với các hình
thức và mức độ phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng cơng trình
NCKH của sinh viên. Vì vậy, phải trang bị phương pháp NCKH, bao
gồm phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể cho sinh
viên ngay từ năm thứ nhất một cách có hệ thống và xun suốt q
trình học viên học tập ở nhà trường. Qua đó để họ có được những kiến
thức cơ bản về phương pháp luận NCKH; đồng thời được làm quen
với các phương pháp cụ thể, như: phân tích, tổng hợp tài liệu, quan sát,
phỏng vấn, điều tra, thực nghiệm…, nắm được quy trình, cách thức
triển khai một đề tài nghiên cứu, các thủ thuật nghiên cứu như cách
thức xác định đề tài, xây dựng giả thuyết đến kĩ năng lập đề cương
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

407


nghiên cứu, thu thập và xử lí số liệu, khảo sát, biểu diễn bằng đồ thị,
mơ hình hố…v.v. Đặc biệt, phải hướng người học đến việc xác định
và lập kế hoạch để tiến hành nghiên cứu những vấn đền thực tiễn,
hướng dẫn người học nghiên cứu được những đề tài gắn liền với thực
tiễn cuộc sống. Muốn vậy, cơ quan quản lý đào tạo phải có kế hoạch,
chương trình cụ thể và những hỗ trợ thiết thực cho hoạt động giảng
dạy, hướng dẫn NCKH.

4. Kết luận:
Tóm lại, nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh hoạt động NCKH
là xu hướng tất yếu để nâng cao chất lượng dạy và học các mơn lí
luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng. Bằng nhiều hình thức
khác nhau, NCKH sẽ tạo ra những bước đi ban đầu để học viên tiếp
cận với những vấn đề của thực tế cuộc sống cần phải được lý giải,
qua đó, rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, từng bước trau dồi
phương pháp luận NCKH, biết sử dụng hệ thống lý thuyết, phương
pháp nghiên cứu thích hợp để xem xét và giải quyết vấn đề có căn
cứ khoa học. Vì vậy, để học viên tự tin, chủ động, nhiệt tình tham
gia NCKH, việc nâng cao nhận thức, tăng cường bồi dưỡng năng
lực và định hình cơ chế NCKH nói chung, đối với các mơn lý luận
chính trị nói riêng là u cầu có tính chất khách quan trong đổi mới,
nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng hiện nay.
Trên đây là một số ý kiến của tác giả với mong muốn hoạt
động NCKH của các nhà trường sẽ ngày càng nở hoa kết trái và
chất lượng giảng dạy và học tập các mơn lí luận chính trị nói riêng,
các mơn khoa khác nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010),
Chỉ thị 296/CT-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 về đổi mới quản lý giáo
dục đại học giai đoạn 2010 – 2020
2.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban
chấp hành TW khóa VIII.
3.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thơng tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày
30 tháng 5 năm 2011 về việc ban hành Quy định về hoạt động khoa học
và cơng nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.


408

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



×