Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

VỀ đổi mới CHƯƠNG TRÌNH NGÀNH GIÁO dục CHÍNH TRỊ, GIÁO dục CÔNG dân THEO CÁCH TIẾP cận NĂNG lực KHOA học và PHẨM CHẤT sư PHẠM của SINH VIÊN ở các TRƯỜNG đại học sư PHẠM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.56 KB, 7 trang )

VỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH
NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, GIÁO DỤC CƠNG DÂN
THEO CÁCH TIẾP CẬN NĂNG LỰC KHOA HỌC
VÀ PHẨM CHẤT SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HIỆN NAY
Nguyễn Ngọc Khá*

Nghị quyết số 29 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản, tồn
diện giáo dục và đào tạo đã đặt ra hàng loạt nhiệm vụ bức bách cần
phải giải quyết mà xã hội đang quan tâm. Nghị quyết nhấn mạnh:
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo
dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực
của người học”1. Trong các nhiệm vụ cần thực hiện có các vấn đề
liên quan trực tiếp đến các trường đại học sư phạm, nơi đào tạo các
giáo viên phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Các vấn đề
đặt ra cần phải đổi mới là: Đổi mới mơ hình các trường sư phạm;
đổi mới chương trình, giáo trình; đổi mới phương pháp dạy học; đổi
mới cách thức kiểm tra, đánh giá; đổi mới cơng tác đào tạo, bồi
dưỡng giảng viên;…ở tất cả các ngành đào tạo. Trong khn khổ
bài viết viết này, tơi xin có một vài ý kiến nhỏ về đổi mới chương
trình đào tạo ngành Giáo dục Chính trị, Giáo dục cơng dân ở các
trường đại học sư phạm.

*

Tiến sĩ, Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương
khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2013, tr. 127.
1


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

345


Trước hết phải nói rằng, sản phẩm của khoa Giáo dục Chính trị
trong các trường đại học sư phạm (riêng đối với Trường Đại học Sư
phạm Hà nội, là Khoa Lý luận chính trị và Giáo dục cơng dân) là
những cử nhân có thể dạy mơn Giáo dục cơng dân trong các trường
trung học phổ thơng, mơn Chính trị trong các trường trung học
nghề, trung học chun nghiệp hoặc các mơn Lý luận chính trị trong
các trường cao đẳng, đại học; có thể cơng tác ở các cơ sở đào tạo,
nghiên cứu khoa học, các cơ quan lý luận, các tổ chức chính trị – xã
hội,…Chính vì thế, chương trình đào tạo ngành Giáo dục Chính trị,
Giáo dục cơng dân ở các trường đại học sư phạm cần đảm bảo mục
tiêu ấy.
Tuy nhiên, ở các khoa Giáo dục Chính trị ở các trường đại học
sư phạm lại triển khai các mã ngành khác nhau. Chẳng hạn, Khoa
Lý luận chính trị và Giáo dục cơng dân của Trường Đại học Sư
phạm Hà nội có hai mã ngành riêng là Giáo dục Chính trị và Giáo
dục cơng dân, các khoa Giáo dục Chính trị của Trường Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Vinh, Trường
Đại học Sư phạm Huế,… chỉ có một mã ngành Giáo dục Chính trị.
Do vậy, việc đổi mới chương trình ngành Giáo dục Chính trị, Giáo
dục cơng dân ở các trường đại học sư phạm cũng khác nhau.
1. Thực trạng chương trình ngành Giáo dục Chính trị,
Giáo dục cơng dân ở các trường đại học sư phạm hiện nay
a/ Ưu điểm:
- Nội dung chương trình đã qn triệt đường lối về đổi mới
cơng tác tư tưởng, lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam và đáp ứng

được u cầu thực tiễn đổi mới của sự nghiệp giáo dục – đào tạo.
- Về cơ bản, mục tiêu chương trình đã đáp ứng đúng quy định
của Luật Giáo dục và đã được cụ thể hóa ở ba bình diện: kiến thức,
kỹ năng và thái độ của người học, đã xác định được chuẩn kiến
thức, kỹ năng và thái độ làm cơ sở cho việc biên soạn giáo trình,
cũng như kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
- Nội dung chương trình cũng đã đề cập đến giáo dục các giá
trị, chuẩn mực chính trị, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật
gắn liền với quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân – sinh viên, đã
phần nào thể hiện được ngun tắc tích hợp trong lĩnh vực dạy học.
Kết cấu chương trình có phần mở, mang tính định hướng, gợi mở để

346

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


người học có thể liên hệ lý luận với thực tiễn cuộc sống của bản
thân và thực tiễn đổi mới đất nước hiện nay.
- Chương trình đã bao qt những nội dung cơ bản của Chủ
nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, bao gồm những vấn đề về văn
hóa và văn minh, giáo dục chính trị với giáo dục đạo đức và giáo
dục pháp luật, những vấn đề về phương pháp dạy học và thực hành
sư phạm, những vấn đề kinh tế – chính trị – xã hội khác đáp ứng
đầy đủ mục tiêu của từng mơn học đã được đặt ra.
- Giáo trình các mơn học thuộc ngành Giáo dục Chính trị, Giáo
dục cơng dân, về cơ bản, đã bám sát và cụ thể hóa mục tiêu chương

trình, được biên soạn một cách cơng phu, nghiêm túc, đảm bảo tính
khoa học và tính chính trị, tính hệ thống và lơgíc chặt chẽ; nội dung
chương trình, giáo trình phù hợp với trình độ của sinh viên.
- Chính vì thế, chương trình đã góp phần quan trọng vào việc
xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan
cách mạng, xây dựng niềm tin và lý tưởng cách mạng cho sinh viên,
để từ đó họ nỗ lực rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, trau dồi chun
mơn, phục vụ cơng tác dạy học ở các cấp khác nhau, đáp ứng u
cầu đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
b/ Hạn chế:
- Nội dung chương trình còn mang nặng tính kinh viện, hàn
lâm với những lý luận trừu tượng chưa bám sát thực tiễn nóng bỏng
của thời đại, của đất nước. Chương trình nặng về giáo dục chính trị,
nhẹ về giáo dục đạo đức, pháp luật và kỹ năng sống; trọng lý thuyết,
nhẹ thực hành, ít liên hệ với thực tiễn cuộc sống của bản thân và đất
nước.
- Nội dung chương trình chưa chú trọng đến việc hướng dẫn tự
học, tự nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên,
chưa chú trọng đến việc xây dựng và bồi dưỡng năng lực khoa học
và phẩm chất sư phạm của sinh viên, chưa cập nhật được những
thay đổi của đất nước và thời đại.
- Nhiều nội dung trong các học phần có sự trùng lặp. Ví dụ:
Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin với Triết triết
học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

347



khoa học, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam với
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử các học thuyết kinh tế
với Lịch sử kinh tế quốc dân, Lịch sử triết học với Lịch sử tư tưởng
xã hội chủ nghĩa,.v.v…
- Khối lượng kiến thức các mơn học q lớn, thời lượng dành
cho các mơn này lại khơng nhiều, trong khi việc tự học của sinh
viên lại chưa được phát huy đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu
quả của việc giảng dạy.
- Nguồn kinh phí đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học trong
lĩnh vực Giáo dục Chính trị, Giáo dục cơng dân còn khiêm tốn,
trong khi đội ngũ giảng viên phải dạy q nhiều giờ, vì vậy, ít có sự
đầu tư nghiên cứu khoa học, đặc biệt là những cơng trình nghiên
cứu về đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình chun ngành
Giáo dục Chính trị, Giáo dục cơng dân.
Từ thực trạng trên đây, việc đổi mới chương trình ngành Giáo
dục Chính trị, Giáo dục cơng dân trong các trường đại học sư phạm
đang được đặt ra một cách bức thiết.
2. Đề xuất mang tính định hướng đổi mới chương trình
ngành Giáo dục Chính trị, Giáo dục cơng dân ở các trường đại
học sư phạm hiện nay
Việc xây dựng chương trình, giáo trình phải xuất phát từ thực
tế đời sống, từ nhu cầu xã hội, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ thực trạng xã hội, nhu cầu xã hội để xác định mục
tiêu giáo dục của các cấp học. Chẳng hạn, ở cấp tiểu học là phát
triển thói quen về học tập cơ bản; ở cấp trung học cơ sở là bồi
dưỡng năng lực cơ bản và tố chất của học sinh; ở cấp trung học phổ
thơng là phát triển năng lực hướng nghiệp phù hợp với tố chất của
học sinh; ở cấp đại học là phát triển năng lực khoa học và phẩm chất

nghề nghiệp tương lai của sinh viên. Trên cơ sở mục tiêu đã xác
định sẽ xây dựng chương trình, giáo trình, sách giáo khoa phù hợp
với từng cấp học bằng cách tiếp cận năng lực và phẩm chất của
người học (tức là trang bị cho người học khơng phải chủ yếu là nhồi
nhét kiến thức mà là làm sao cho người học biết làm theo năng lực

348

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


và phẩm chất của mình, thơng qua đó phát triển năng lực và phẩm
chất của mình).
Xuất phát từ mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa phổ thơng
để xác định mục tiêu, chương trình, giáo trình của trường đại học sư
phạm. Cụ thể là, mục tiêu đào tạo của trường đại học sư phạm là
phát triển năng lực khoa học và phẩm chất sư phạm của sinh viên –
những giáo viên tương lai. Do vậy, chương trình, giáo trình của
trường đại học sư phạm phải gắn kết với chương trình, sách giáo
khoa phổ thơng, tức là phải dạy những cái gì để sau này họ có thể
vận dụng trong cơng việc giáo dục của mình. Chính vì thế, chương
trình, giáo trình đối với tất cả các ngành nói chung, ngành Giáo dục
Chính trị, Giáo dục cơng dân nói riêng phải được xây dựng theo
cách tiếp cận phát triển năng lực khoa học và phẩm chất sư phạm
của những giáo viên tương lai.
Để phát triển năng lực khoa học là cần phải rèn luyện cho sinh
viên phong cách tư duy và phương pháp nghiên cứu mang tính khoa
học, tính tự chủ, tự giác, độc lập, sáng tạo,…; còn để bồi dưỡng và

phát triển phẩm chất sư phạm là cần phải rèn luyện cho sinh viên
cách thức tổ chức hoạt động giáo dục, thực hiện bài giảng trên lớp,
phong cách ứng xử, cách thức giao tiếp với học sinh, với xã hội,…
Riêng đối với ngành Giáo dục Chính trị để đào tạo các giảng
viên Lý luận chính trị có thể giảng dạy ở các trường đại học và cao
đẳng thì chương trình, giáo trình khơng chỉ gắn kết với chương
trình, giáo trình các mơn Lý luận chính trị, mà còn phải chú ý đến
phát triển năng lực khoa học và phẩm chất nghề nghiệp của người
giảng viên tương lai.
Vì vậy, chương trình đào tạo ngành Giáo dục Chính trị, Giáo
dục cơng dân khơng chỉ cần phải khắc phục tính hàn lâm, kinh viện,
giáo điều, mà còn cần phải gia tăng tính nghiệp vụ, kỹ năng sư
phạm cho sinh viên. Mặt khác, chương trình cũng cần đảm bảo tính
tích hợp và tính phân hóa trong các mơn học. Vì thế, chương trình
sẽ rút gọn được những mơn học khơng thực sự quan trọng, xa rời
thực tiễn cuộc sống, đồng thời bổ sung thêm những mơn học mới
thiết thực, nhất là hình thành các mơn học mang tính tích hợp, tránh
sự trùng lắp, chồng chéo giữa các mơn học.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

349


3. Một số nội dung cơ bản về đổi mới chương trình ngành
Giáo dục Chính trị, Giáo dục cơng dân ở các trường đại học sư
phạm hiện nay
Từ thực trạng chương trình ngành Giáo dục Chính, Giáo dục
cơng dân hiện nay với những ưu điểm và hạn chế của nó, cùng với
những định hướng chủ yếu trong việc xây dựng chương trình mới

đáp ứng việc bồi dưỡng, phát triển năng lực khoa học và phẩm chất
sư phạm của sinh viên, có thể nêu lên một số nội dung cơ bản trong
việc đổi mới chương trình ngành Giáo dục Chính trị, Giáo dục cơng
dân ở các trường đại học sư phạm:
- Thứ nhất, cần tách ngành Giáo dục cơng dân ra khỏi ngành
Giáo dục Chính trị, hay nói cách khác, cần xây dựng mã ngành Giáo
dục cơng dân mang tính độc lập tương đối với mã ngành Giáo dục
Chính trị, như mơ hình Khoa Lý luận chính trị và Giáo dục cơng
dân của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, theo đó ngành Giáo dục
cơng dân đào tạo giáo viên dạy mơn Giáo dục cơng dân ở trường
trung học phổ thơng, còn ngành Giáo dục Chính trị đào tạo giảng
viên dạy mơn Lý luận chinh trị ở trường đại học, cao đẳng.
- Thứ hai, đối với ngành Giáo dục cơng dân, cần giảm bớt
hoặc bỏ một số học phần mang tính chất hàn lâm, như Tác phẩm
kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, Triết học trong khoa học tự
nhiên, Lơgíc biện chứng, Lịch sử kinh tế quốc dân, Kinh tế phát
triển, Lịch sử phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế,…; còn đối
với ngành Giáo dục Chính trị thì về cơ bản giữ ngun hoặc giảm
thời lượng đối với các học phần đó.
- Thứ ba, các học phần Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính
trị học Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong chương trình đào tạo
chun ngành được kết cấu thành các chun đề tương ứng.
- Thứ tư, tăng thời lượng cho các học phần Đạo đức học, Pháp
luật học, Văn hóa học, Lý luận và phương pháp dạy học,…
- Thứ năm, bổ sung một số học phần mới, như Giáo dục kỹ
năng sống, Giáo dục dân số và mơi trường, Giáo dục giới tính và
sức khỏe sinh sản, Giáo dục giá trị sống, Giáo dục kinh doanh, Giáo
dục gia đình, Nghệ thuật giao tiếp, Nghệ thuật hùng biện, các
chun đề đáp ứng u cầu của thực tiễn cuộc sống,…


350

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


- Thứ sáu, kết hợp chương trình giáo dục chính khóa với giáo
dục ngồi giờ, nghiên cứu thực tế; kết hợp truyền bá kiến thức với
q trình rèn luyện, thực tiễn của sinh viên,…
- Thứ bảy, bổ sung thêm nội dung về rèn luyện phẩm chất, đạo
đức, coi kết quả rèn luyện phẩm chất, đạo đức như là một trong
những nội dung học tập,…
- Thứ tám, bổ sung những vấn đề mới của thời đại, những
thành tựu nghiên cứu mới về khoa học của nhân loại, những vấn đề
thực tiễn xã hội để làm phong phú thêm cho nội dung chương trình.
- Thứ chín, khi xác định mục tiêu của từng học phần, cần nhấn
mạnh mục tiêu kỹ năng, trong đó trang bị kỹ năng nghiên cứu, kỹ
năng giảng dạy cho sinh viên thơng qua từng học phần, chứ khơng
chỉ là nội dung của các học phần về phương pháp giảng dạy, thực
hành sư phạm năm thứ ba, thứ tư của khóa học.
Tóm lại, trên đây là một số ý kiến về đổi mới chương trình,
giáo trình ngành Giáo dục Chính trị, Giáo dục cơng dân theo cách
tiếp cận năng lực khoa học và phẩm chất sư phạm của sinh viên ở
các trường đại học sư phạm hiện nay. Thiết nghĩ, những vấn đề đó
chỉ có thể thực hiện được khi có sự hợp tác của các nhà sư phạm;
đặc biệt, khi mỗi giảng viên thực sự có trách nhiệm với bản thân
mình, với nhà trường, với xã hội, với đất nước, với người học và với
các thế hệ tương lai.


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

351



×