Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TOÁN NHẬN THỨC CHƯƠNG NITƠ –PHOTPHO – LỚP 11 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.94 KB, 40 trang )

CHƯƠNG 2:
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TOÁN NHẬN THỨC CHƯƠNG NITƠ –
PHOTPHO – LỚP 11 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Phân tích chương trình hóa học phần phi kim (phần nâng cao) ở THPT
2.1.1. Mục tiêu và nội dung chương trình phần hoá học phi kim
2.1.1.1. Mục tiêu
Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD & ĐT ban hành cho chương trình Hóa học
THPT nâng cao sau khi học phần hóa học phi kim HS đạt được:
a) Kiến thức:
– Nêu được vị trí của các nguyên tố phi kim trong bảng tuần hoàn và viết được cấu hình
electron của nguyên tử của chúng.
– Viết được công thức cấu tạo (CTCT) của các phân tử halogen, oxi, nitơ, một số hợp
chất với hiđro của một số phi kim và hiđroxit của chúng.
– Nêu được tính chất vật lí (TCVL), tính chất hóa học (TCHH) cơ bản của các phi kim
và một số hợp chất quan trọng của chúng.
– Nêu được ứng dụng chính, phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệmvà trong
công nghiệp của các phi kim và một số hợp chất quan trọng của chúng.
– Giải thích tại sao các phi kim có tính oxi hóa và quy luật biến đổi tính phi kim trong
một nhóm.
– Giải thích TCHH của một số hợp chất quan trọng của các phi kim (tính axit – bazơ,
tính oxi hóa – khử, ...)
– Phân biệt được một số phi kim bằng phương pháp hoá học.
– Nhận biết các muối halogenua, muối sunfua, muối sunfat, muối nitrat, muối amoni,
muối cacbonat, muối silicat, ... bằng phương pháp hóa học.
b) Kĩ năng
– Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về TCHH của đơn chất phi kim và
một số hợp chất quan trọng của chúng dựa vào cấu tạo phân tử, số oxi hóa của nguyên tố phi
kim trong các hợp chất.


– Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh, bảng số liệu, mô hình, mô phỏng..., rút ra được


nhận xét về TCVL và TCHH các phi kim một số hợp chất quan trọng của chúng.
– Đề xuất các thí nghệm, lựa chọn hóa chất, dụng cụ và tiến hành thí nghiệm chứng
minh, nghiên cứu TCHH của một số chất.
– Giải các dạng bài tập hóa học có liên quan đến các kiến thức về phi kim và hợp chất
của chúng.
c) Thái độ
– Góp phần phát triển năng lực tư duy, bồi dưỡng hứng thú và phương pháp học tập
môn Hóa học.
– Giáo dục HS phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện đức tính cẩn thận chính
xác.
– Giúp HS hiểu được vai trò của các nguyên tố phi kim và hợp chất của chúng trong
đời sống con người và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua kiến thức về oxi, ozon, khí
sunfurơ, khí clo, hiện tượng mưa axit, phân bón hoá học, ...
– Liên hệ các kiến thức về thực tế cuộc sống như việc bảo quản sử dụng các chất và vận
dụng để giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.
d) Định hướng các năng lực chủ yếu cần phát triển
Các năng lực chủ yếu cần hình thành và phát triển cho HS là:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Biết cách nghiên cứu BTNT để phát hiện được mâu thuẫn và phát biểu rõ được vấn
đề cần giải quyết.
+ Đề xuất được cách giải quyết đúng hướng
+ Xây dựng quy trình giải BTNT thành công
- Năng lực sáng tạo:
+ Biết tự nghiên cứu, phát hiện được vấn đề cần giải quyết.
+ Biết đề xuất phương án mới lạ đúng hướng để GQVĐ.
+ Biết tự xây dựng quy trình mới, nhiều quy trình khác nhau để giải quyết BTNT
thành công.
- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực tính toán hóa học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa
học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn, năng lực thực hành hóa học.



2.1.1.2. Nội dung
Trong chương trình hóa học nâng cao ở trường THPT, nội dung kiến thức phần hóa học
phi kim nghiên cứu các phi kim điển hình thuộc các nhóm nguyên tố IVA, VA, VIA, VIIA
tập trung ở chương trình hóa học lớp 10 và lớp 11. Cụ thể: Lớp 10 gồm 2 chương: Chương 5
– Nhóm halogen, chương 6 – Nhóm oxi; lớp 11 gồm 2 chương: Chương 2 – Nhóm nitơ,
chương 3 – Nhóm cacbon.
Cấu trúc của các chương đều bắt đầu bằng bài giới thiệu khái quát về nhóm nguyên tố,
tiếp theo là các bài cụ thể nghiên cứu một số đơn chất phi kim điển hình và các hợp chất quan
trọng tiêu biểu của chúng. Có thể tóm tắt nội dung kiến thức phần hóa học phi kim chương
trình nâng cao THPT theo sơ đồ sau:

Hình 2.1. Sơ đồ nội dung kiến thức phần hoá học phi kim chương trình nâng cao

2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương nitơ – photpho hóa học lớp 11 nâng cao
Nội dung chương nit ơ- phtpho được trình bày với 14 tiết trong chương 2 của
lớp 11 nâng cao.
Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung chương niơ – photpho lớp 11nâng cao
STT
Tên bài
1 Bài 9: Khái quát về nhóm nitơ

Số tiết
1


2
3
4
5

6
7
8
9
10
11

Bài 10: Nitơ
Bài 11: Amoniac và muối amoni
Bài 12: Axit nitric và muối nitat
Bài 13: Luyện tập: Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ
Bài 14: Photpho
Bài 15: Axit phophoric và muối photphat
Bài 16: Phân bón hóa học
Bài 17: Luyện tập: Tính chất của photpho và hợp chất của
photpho
Bài thực hành số 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ,
photpho, phân biệt một số loại phân bón
Kiểm tra một tiết

1
2
2
1
1
2
1
1
1


2.2. Xây dựng hệ thống bài toán nhận thức hóa học chương nitơ – photpho lớp 11
– nâng cao theo định hướng phát triển năng lực GQVĐ cho HS THPT.
2.2.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng BTNT chương Nitơ – photpho lớp 11 nâng
cao.
- Khi xây dựng BTNT cần chú ý đến những loại mâu thuẫn cụ thể như: Mâu
thuẫn giữa cấu tạo hóa học với tính chất; giữa tri thức đã có với tri thức mới; giữa lý
thuyết và thực hành, thực tiễn; giữa bản chất và hiện tượng; giữa các hiện tượng với
nhau... Mâu thuẫn có thể thấy rõ hơn khi chúng ta quan sát hiện tượng thí nghiệm,
hoặc so sánh số liệu thực nghiệm, thành phần và tính chất các chất...
- Trọng tâm của việc xây dựng BTNT là phát hiện ra mâu thuẫn nhận thức ẩn
chứa trong những nội dung kiến thức. Sau khi đã phân tích và tìm ra mâu thuẫn đó sao
cho vừa sức, phù hợp với trình độ nhận thức của HS, sau đó chuyển hóa thành BTNT
và giới thiệu đến HS một cách tường minh, lý thú để HS cảm thấy hứng thú và tham
gia tích cực vào quá trình giải quyết mâu thuẫn.
- Từ sự phát triển của nội dung chương trình và đặc điểm của BTNT chương
nitơ – photpho lớp 11 – nâng cao, chúng tôi đưa ra nguyên tắc quy trình xây dựng và
các tiêu chí đánh giá BTNT để làm căn cứ xây dựng nên hệ thống BTNT đảm bảo chất
lượng và hiệu quả dạy học.


2.2.2. Nguyên tắc xây dựng, quy trình xây dựng và tiêu chí đánh giá BTNT
2.2.2.1. Nguyên tắc xây dựng bài toán nhận thức
Xây dựng BTNT là để dạy học nhằm hai mục đích quan trọng: Một là, giúp HS
tiếp thu một cách tự giác hệ thống tri thức mới thông qua quá trình dạy học. Hai là giúp
HS tìm ra con đường mới để khám phá tri thức thông qua đó để phát triển năng lực HS.
Trên cơ sở lý thuyết về thận thức, lý luận về phát triển năng lực, mục đích, yêu
cầu của chương trình giáo dục, yêu cầu sư phạm và những đặc điểm riêng biệt của
BTNT, chúng tôi đề xuất những nguyên tắc chínhn để thiết kế BTNT sau đây:
a. BTNT phải chức đựng mâu thuẫn nhận thức, chứa đựng chi thức mới
Đặc chưng của BTNT là chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, có mâu thuẫn thì mới

kích thích được người học suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện và giả quyết mâu thuẫn. Như
vậy điều kiện tiên quyết của mỗi BTNT là phải chứa một hoặc một số mâu thuẫn.
Những mâu thuẫn đó có thể tồn tại ngai trong bản thân vấn đề cần nhận thức, có thể
được GV xây dựng lên từ việc xác định những tri thức HS đã có và tri thức mới HS
cần nhận thức, nhằm hình thành cho HS một số chi thức mới nào đó.
Việc phát hiện ra mâu thuẫn hoặc tạo ra mâu thuẫn để xây dựng BTNT là rất
khó khăn, đòi hỏi người GV phải am hiểu sâu sắc về chuên môn đồng thời phải dày
công suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo và gia công nó cho phù hợp với trình độ nhận thức của
HS.
Yêu cầu bắt buộc của BTNT là khi giải quyết mâu thuẫn nhận thức, HS phải tiếp
thu được tri thức mới. tri thức mới ở đây được hiểu là kiến thức hóa học mới hoặc là
một phương pháp mới, một con đường mới để tìm kiến kiến thức, những kiến thức hay
phương pháp đó không mới với khoa học nhưng mới với HS.
b. Đảm báo tính chính xác của các nội dung kiến thức hóa học
Trong quá trình xây dựng BTNT thì việc đảm bảo tính chính xác, khoa học và
đúng hướng của vấn đề học tập là rất quan trọng. Muốn vậy cần phải phân tích xem có
những mâu thuẫn nào cùng tồn tại trong nội dung kiến thức cần nghiên cứu, từ đó xác


định đúng mâu thuẫn cơ bản để đưa vào BTNT đồng thời lược bỏ được các mâu thuẫn
không cơ bản, rồi GV mới tiến hành ra công mâu thuẫn đó để đảm bảo được đồng thời
tính chính xác và nổi bật lên tri thức mà HS cần tiếp thu.
c. Đảm bảo tính vừa sức, tính linh hoạt của BTNT
BTNT muốn trở thành tình huống chứa đựng vấn đề đối với HS thì phải vừa sức
đối với HS, đảm bảo rằng, bằng sự chủ động, tích cực, tìm tòi thì HS có thể giải quyết
thành công được vấn đề ẩn chứa trong BTNT.
Nếu BTNT quá đơn giản hoặc là HS đã biết cách giải quyết mâu thuẫn ẩn chứa
trong nó, khi đó BTNT sẽ không tạo được tình huốn chứa vấn đề cho HS, làm cho quá
trình khám phá và tiếp thu kiến thức không hiểu quả, không kích thích được tính tích
cực, sáng tạo của HS.

Ngược lại nếu BTNT quá khó, vượt xa tầm hiểu biết, vốn kinh nghiệm và khả
năng tư duy của HS thì HS cũng không hứng thú tham gia giải quyết, như vậy BTNT
không trở thành tình huống chứa đựng vấn đề cho HS.
Muốn bài toán trở thành tình huốn chứa vấn đề đối với HS thì BTNT phải vừa
sức, phải căn cứ vào khả năng nhận thức, tri thức, kinh nghiệm của HS đã có và khả
năng tư duy của từng loại đối tượng HS cụ thể để từ đó xây dựng BTNT phù hợp, đáp
ứng được mục đích, yêu cầu của các nội dung kiến thức được quy trong chương nitơ –
photpho lớp 11 - nâng cao.
d. Đảm bảo phát triển năng lực của HS, đặc biệt là năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề.
Do BTNT chứa đựng mâu thuẫn khách quan của vấn đề cần nhận thức, nên khi
GV chuyển được mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan bên trong của
người học (tức là đưa được HS vào tình huống chứa vấn đề) thì mâu thuẫn đó sẽ kích
thích, thồng thúc HS tự lực, tìm tòi, nghiên cứu, khám phá… để phát hiện vấn đề và
chủ động đề xuất các giả thuyết mới, xây dựng lên quy trình giải mới để giải quyết
BTNT, thông qua đó năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề được bộc lộ rõ nét


e. Đảm bảo mục tiên của chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng
BTNT không phải là những bài quá khó, quá phức tạp đánh đố HS hay vượt quá
chương trình hoặc ngoài khả năng giải quyết của HS mà BTNT phải hướng vào đúng
trọng tâm kiến thức, hình thành kĩ năng mới mà chương trình cũng như chuẩn kiến
thức quy định

.

Như vậy, khi xây dựng BTNT điều quan trọng là phải xây dựng được mâu thuẫn
nhận thức cơ bản vừa sức đối với HS. Mâu thuẫn này phải được cấu trúc, gia công và
ẩn giấu trong bài toán. HS phải bằng cách tiến hành các thao tác tư duy độc lập như
phâ tích, so sánh, khái quát hóa… mới phát hiện ra mâu thuẫn. Khi đã phát hiện ra mâu

thuẫn thì HS tiến hành đề xuất các giả thuyết và lập quy trình giải ứng với giả thuyết
đó, qua đó năng lực GQVĐ của HS được bộc lộ.
2.2.2.2. Quy trình xây dựng bài toán nhận thức
a. Dựa vào quy trình chung để xây dựng bài toán, trên cơ sở những đặc điểm của
BTNT. Chúng tôi đề xuất quy trình chung xây dựng BTNT mới trong dạy học hóa học
chương nitơ – phopho gồm bốn bước sau
Bước 1: Xác định tri thức mà HS đã biết và tri thức cần hình thành để xây dựng
lên BTNT.
Bước 2: Xây dựng mâu thuẫn nhận thức cơ bản, đảm bảo vừa sức giải quyết với
HS.
Bước 3: Xây dựng BTNT.
Chọn các dữ kiện xuất phát (từ những kiến thức HS đã biết, từ hình ảnh, tranh
vẽ, thí nghiệm từ SGK) phù hợp với trình độ HS để tạo mâu thuẫn trong nhận thức với
(cái chưa biết) yêu cầu đặt ra của BTNT
Bước 4: Kiểm tra lại tính chính xác, khoa học, theo các tiêu chí của BTNT (nếu
làm tốt ba bước trên thì bước này tự hoàn thiện).
Ví dụ 1: Giải thích tính trơ của nitơ ở nhiệt độ thường
Bước 1: Kiến thức, kĩ năng HS đã biết và mục tiêu của BTNT


- Kiến thức đã biết:
+ nitơ là phi kim có độ ân điện lớn, chỉ sau flo, clo, oxi
+ Ở kiều kiện thường nitơ tồng tại ở trạng thái khí, chiếm khoảng 80% thể tích
không khí
- Kiến thức cần hình thành:
+ Phân tử nitơ gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết 3 rất bền nên
nitơ khá trơ về mặt hóa học.
+ Ở nhiệt độ cao nitơ trở nên hoạt động hơn và có thể tác dụng với nhiều hợp
chất
Bước 2: Xây dựng mâu thuẫn nhận thức

- nitơ là nguyên tố có độ âm điện lớn chỉ đứng sau flo, clo, oxi nhưng khả năng
hoạt động hóa học của nitơ không mạnh như các nguyên tố trên mà còn khá trơ ở nhiệt
độ thường.
- nitơ là nguyên tố phi kim mạnh, nhưng được ứng dụng tạo môi trường trơ
trong các ngành luyện kim, điện tử . . .
Bước 3: Xây dựng BTNT
- Tại sao ở điều kiện thường nitơ lại tương đối trơ về mặng hóa học?
- Tại sao người ta có thể dung nitơ để tạo môi trường trơ trong các ngành luyện
kim, điện tử…
Bước 4: Kiểm tra lại tính chính xác, khoa học
Bài toán nhận thức này đảm bảo tính chính xác, khoa học. Thỏa mãn các tiêu chí
của BTNT.
Ví dụ 2: Điều chế axit HNO3 trong phòng thí nghiệm
Bước 1: Kiến thức, kĩ năng HS đã biết và mục tiêu của BTNT
- Kiến thức đã biết: Axit HNO3 và axit H2SO4 đều là axit mạnh và tan nhiều
trong nước
- Kiến thức cần hình thành:


+ Axit HNO3 tinh khiết bốc khói mạnh trong không khí, axit H 2SO4 đặc không
bốc khói trong không khí
Bước 2: Xây dựng mâu thuẫn nhận thức
- Axit HNO3 và H2SO4 đều là axit mạnh, nhưng axit H2SO4 lại có khả năng đẩy
axit HNO3 ra khỏi tinh thể muối
- Tại sao trong phòng thí nghiệm axit HNO 3 đặc thường có nồng độ 68% trong
khi nồng độ của H2SO4 đặc là 98%
Bước 3: Xây dựng BTNT
Tại sao trong phòng thí nghiệm người ta có thể sử dụng phương pháp sunfat để điều
chế axit HNO3
NaNO3 tinh thể + H2SO4 đặc


o

t



HNO3 + NaHSO4

Có thể kết luận axit HNO3 yếu hơn axit H2SO4 được không.
Bước 4: Kiểm tra lại tính chính xác, khoa học
Bài toán nhận thức này đảm bảo tính chính xác, khoa học. Thỏa mãn các tiêu chí
của BTNT.
Ví dụ 3: Phản ứng của NH3 với khí Cl2
Bước 1: Kiến thức, kĩ năng HS đã biết và mục tiêu của BTNT
- Kiến thức đã biết:
+ Clo là chất có tính oxi hóa mạnh
+ Khí NH3 khi tác dụng với khí hidroclorua tạo ra tinh thể NH 4Cl lơ lửng trong
không khí dưới dạng khói trắng
- Kiến thức cần hình thành:
+ Ngoài tính bazơ, NH3 còn có tính khử mạnh. Khi cho NH3 tác dụng với Cl2 có
tính oxi hóa thì có phản ứng oxi hóa khử xảy ra
2NH3 + 3Cl2


→ N2

+ 6HCl

+ HCl tạo thành kết hợp ngay với NH3 nên có hiện tượng khói trắng

Bước 2: Xây dựng mâu thuẫn nhận thức


- Tại sao N2 không tác dụng với Cl2 mà NH3 lại tác dụng được với Cl2.
- Sau phản ứng của Cl2 và NH3thu được sản phẩm là N2 và HCl, vậy tạo sao có
khói trắng tạo thành?
Bước 3: Xây dựng BTNT
- Tại sao khi cho NH3 tác dụng với Cl2 lại thấy xuất hiện khói trắng?
- Trong phòng thí nghiệm có khí clo (là khí độc) thoát ra nhiều. nêu phương
pháp giúp loại bỏ khí clo trong phòng?
Bước 4: Kiểm tra lại tính chính xác, khoa học
Bài toán nhận thức này đảm bảo tính chính xác, khoa học. Thỏa mãn các tiêu chí
của BTNT.
Ví dụ 4: Khả năng phản ứng của Fe và Al với axit HNO3 đặc nguội
Bước 1: Kiến thức, kĩ năng HS đã biết và mục tiêu của BTNT
- Kiến thức đã biết:
+ Axit HNO3 là axit mạnh, có khả năng phản ứng với hầu hết các kim loại
+ Kim loại Al và Fe là kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa, nên Al và Fe
có khả năng phản ứng với nhiều axit
- Kiến thức cần hình thành:
+ Tuy HNO3 có tính axit và tính oxi hóa mạnh, còn Al và Fe là những kim loại
đứng trước H, nhưng Al và Fe bị thụ động hóa trong axit HNO3 đặc nguội, tạo ra lớp
màng oxit bền bảo vệ kim loại khỏi tác dụng của axit
Bước 2: Xây dựng mâu thuẫn nhận thức
- axit HNO3 có tính axit và tính oxi hóa mạnh. Nhưng axit HNO 3 đặc, nguội lại
không phản ứng với kim loại Al và Fe.
- Tại sao người ta có thể dùng bình làm Al và Fe để đựng dung dịch HNO 3 đặc,
nguội?
Bước 3: Xây dựng BTNT
Tiến hành các thí nghiệm sau:



- Thí nghiệm 1: Cho một thanh Al (hoặc thanh Fe) vào ống nghiệm đựng dung
dịch HNO3 đặc, nguội
Sau một thời gian lấy thanh Al (hoặc Fe) ra khỏi ống nghiệm rồi cho và bình
đựng dung dich HCl
- Thí nghiệm 2: Cho thanh Al (hoặc Fe) vào dung dịch HNO3 đặc, nóng
Quan sát hiện tượng và kết luận mới về axit HNO3 đặc nguội
Bước 4: Kiểm tra lại tính chính xác, khoa học
Bài toán nhận thức này đảm bảo tính chính xác, khoa học. Thỏa mãn các tiêu chí
của BTNT.
Ví dụ 5: Tính oxi hóa mạnh của axit HNO3
Bước 1: Kiến thức, kĩ năng HS đã biết và mục tiêu của BTNT
- Kiến thức đã biết: HNO3 là một axit mạnh có đầy đủ tính chất của axit
- Kiến thức cần hình thành: ngoài tính axit mạnh, HNO3 còn có tính oxi hóa
mạnh
Bước 2: Xây dựng mâu thuẫn nhận thức
- Cu là kim loại đứng sao H, nên Cu không phản ứng với nhiều axit như HCl,
H2SO4 loãng. Nhưng khi cho Cu tác dụng với axit HNO3 đặc thấy có phản ứng xảy ra.
- Khí tạo ra có mầu nâu đỏ, chứng tỏ không có khí H 2 thoát ra. Vậy sản phẩm
khử của phản ứng là chất gì?
Bước 3: Xây dựng BTNT
Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
- Thí nghiệm 2: Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng
- Thí nghiệm 3: Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc
Nêu hiện tượng xảy ra, viết phương trình phản ứng minh họa và rutsra kết luận
về tính chất đặc chưng của axit HNO3.
Bước 4: Kiểm tra lại tính chính xác, khoa học



Bài toán nhận thức này đảm bảo tính chính xác, khoa học. Thỏa mãn các tiêu chí
của BTNT.
Ví dụ 6: Khả năng bốc cháy của photpho đỏ và photpho trắng
Bước 1: Kiến thức, kĩ năng HS đã biết và mục tiêu của BTNT
- Kiến thức đã biết:
+ Photpho là phi kim tương đối hoạt động, nó vừa thể hiện tính oxi hóa (khi tác
dụng với kim loại, vừa thể hiện tính khử (khi tác dụng với phi kim).
+ Photpho đỏ và photpho trắng là hai dụng thù hình của photpho
- Kiến thức cần hình thành:
+ Phân tử photpho trắng có 4 nguyên tử photpho liên kết với nhau bằng lực
tương tác yếu, dễ bị đứt ra, dễ nóng chảy, dễ bay hơi. Phân tử photpho đỏ có cấu trúc
dạng polime tương đối bền nên khó nóng chảy, khó bay hơi.
+ Phopho trắng hoạt động hóa học mạnh hơn photpho đỏ.
Bước 2: Xây dựng mâu thuẫn nhận thức
+ Tại sao Pđỏ và P trắng đều hình thành từ một nguyên tố photpho. Nhưng Ptrắng bốc
cháy trong không khí ở 400c, còn Pđỏ thì không bốc cháy ở nhiệt độ này.
Bước 3: Xây dựng BTNT
Quan sát thí nghiệm chứng minh khả
năng bốc cháy của Pđỏ và Ptrắng qua hình sau:
Quan xát và giải thích hiện tượng xảy ra?

Bước 4: Kiểm tra lại tính chính xác, khoa học
Bài toán nhận thức này đảm bảo tính chính xác, khoa học. Thỏa mãn các tiêu chí
của BTNT.

Ví dụ 7: Tính oxi hóa của ion NO
3



Bước 1: Kiến thức, kĩ năng HS đã biết và mục tiêu của BTNT
- Kiến thức đã biết:
+ Cu là kim loại không phản ứng với dung dịch HCl và NaNO3
+ Cu tác dụng được với dung dịch HNO3 loãng tạo dung dịch màu xanh lam và có
thí không màu, hóa nâu trong không khí thoát ra.
- Kiến thức cần hình thành:

+ Trong môi trường trung tính, ion NO không có tính oxi hóa.
3


+ Khi có mặt ion H+, ion NO thể hiện tính oxi mạnh như axit HNO3.
3

Bước 2: Xây dựng mâu thuẫn nhận thức
Cu là kim loại không tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaNO 3, Nhưng
khi cho Cu vào dung dịch HNO3 lại thấy có phản ứng xảy ra.
Bước 3: Xây dựng BTNT
Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho Cu vào dung dịch HCl.
- Thí nghiệm 2: Cho Cu vào dung dịch NaNO3.
- Thí nghiệm 3: Cho Cu vào dung dịch chứa các chất NaNO3 và HCl
Cho biết hiện tượng xảy ra, viết phương trình phân tử và ion thu gọn của

phản ứng xảy ra. Em hãy rút ra kết luận về tính oxi hóa của ion NO ?
3

Bước 4: Kiểm tra lại tính chính xác, khoa học
Bài toán nhận thức này đảm bảo tính chính xác, khoa học. Thỏa mãn các tiêu chí
của BTNT.

Ví dụ 8: Phản ứng tạo muối amoni của axit HNO3
Bước 1: Kiến thức, kĩ năng HS đã biết và mục tiêu của BTNT
- Kiến thức đã biết: Axit HNO3 có tính oxit hóa mạnh, phản ứng với hầu hết
kim loại. Sản phẩm khử của phản ứng là những chất có số oxi hóa thấp hơn của nitơ
- Kiến thức cần hình thành: Khi axit HNO3 loãng phản ứng với các kim loại có
tính khử mạnh như Al, Mg, Zn … có thể tạo thành muối NH 4+


Bước 2: Xây dựng mâu thuẫn nhận thức
+ Khi cho kim loại Mg (hoặc Al, Zn…) tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng,
thấy kim loại tan ra, nhưng không thấy khí thoát ra.
+ Khi áp dụng định luật bảo toàn electron cho bài toán Mg, Al, Zn phản ứng với
dung dịch HNO3 loãng nhận thấy số tổng số mol electron nhường (của kim loại) và
tổng số electron nhận (của các khí tạo ra) thường không bằng nhau.
Bước 3: Xây dựng BTNT
+ Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho Mg tác dụng với dung dịch HNO 3
loãng không thấy khí thoát ra?
+ Hòa tan hết 5,76 gam Mg bằng dung dịch HNO 3 loãng thu được 1,12 lít hỗn
hợp khí X gồm N2 và N2O, tỉ khối của X so với H2 là 18,8. Tính khối lượng muối thu
được?
Bước 4: Kiểm tra lại tính chính xác, khoa học
Bài toán nhận thức này đảm bảo tính chính xác, khoa học. Thỏa mãn các tiêu chí của
BTNT.
2.2.2.3 Tiêu chí đánh giá BTNT
Để đảm bảo bài toán mà ta xây dựng đúng là BTNT, chúng tôi dựa vào lý luận
về sự phát triển năng lực, chương trình giáo dục, mục đích dạy học đặc biệt là những
đặc điểm của BTNT để đưa ra bộ tiêu chí đánh giá BTNT làm căn cứ để phân biệt
BTNT với bài toán và bài tập. Theo chúng tôi, BTNT phải đảm bảo những tiêu chí sau:
- Chứa đựng mâu thuẫn nhận thức.
- Chứa đựng tri thức mới.

- Đảm bảo mục tiêu, chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Cấu trúc gồm 3 phần: Cái đã biết, cái chưa biết và phép giải.
- Vừa sức tiếp thu, khả năng nhận thức và giải quyết của HS.
- Ngôn từ phải rõ ràng, trong sáng.
2.2.3 Xây dựng các dạng BTNT chương nitơ – photpho lớp 11 –nâng cao


Chúng tôi tiến hành lựa chọn và xây dựng hệ thống BTNT nhằm phát triển năng
lực GQVĐ cho chương nitơ – photpho lớp 11 nâng cao. Hệ thống bài tập được sắp xếp
theo các nguyên tắc sau:
- Sắp xếp theo mức độ nhận thức và đặc điểm bài tập định hướng năng lực.
- Sắp xếp theo thứ tự nội dung học tập của từng bài thuộc chương nitơ – photpho
Như vậy, hệ thống bài tập này được sắp xếp theo các dạng bài:
+ Các bài tập vận dụng (củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cơ bản)
+ Các bài tập tình huống có vấn đề
+ Các bài tập có gắn với bối cảnh thực tiễn
a. Bài tập vận dụng
* Bài tập tự luận
Bài 1: Trong công nghiệp, amoniac được điều chế từ N 2 và H2, Sản phẩm thu được
gồm có NH3, H2 dư, N2 dư. Em hãy nêu phương pháp để tách riêng NH3 (ở dạng tinh
khiết) ra khỏi hỗn hợp gồm sản phẩm?
Phân tích mâu thuẫn nhận thức: HS biết độ tan của NH3 trong nước là lớn và nhiệt
độ hóa lỏng của NH3 thấp.
- Nếu cho sản phẩm hòa tan vào nước ta cũng tác được NH 3 nhưng không tinh
khiết.
- Vì vậy để thu được NH3 tinh khiết ta sử dụng phương pháp hóa lỏng nó.
Bài 2: Trong thí nghiệm khi cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch axit HNO 3 đặc
thường sinh ra khí độc NO2. Em hãy đề xuất phương pháp xử lí khí NO 2 thoát ra từ ống
nghiệm một cách hiệu qủa nhất ngay từ miệng ống nghiệm?
Phân tích mâu thuẫn nhận thức: HS biết NO2 là khí ít tan trong nước, là oxit axit

- Nếu bịt kín ống nghiệm không cho khí thoát ra có được không?
- Nếu ta lấy bông tẩm một dung dịch X để hòa tan hết thi thoat ra thì nên dùng
dung dịch X là chất nào?


Bài 3: Trong công nghiệp NH3 được điều chế từ N2 và H2 qua phản ứng hóa học sau:
t , P , xt

→ 2NH3 (k); ΔH = –92 kJ.
N2 (k) + 3H2 (k) ¬

0

Để tăng hiệu suất của phản ứng, người ta nên tiến hành phản ứng ở áp suất cao hay
thấp? Nếu tiến hành ở áp suất thấp quá, hoặc cao quá có tốt cho quá trình sản xuất
không?
Phân tích mâu thuẫn nhận thức: HS đã biết sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng
thuận nghịch tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng le Chatelier.
- Để tăng hiệu suất của phản ứng, ta cần thực hiện phản ứng ở áp suất sao.
- Nếu thực hiện ở áp suất quá cao sẽ không đảm bảo an toàn cho quá trình sản
xuất.
Bài 4: Nitơ là nguyên tố phi kim có độ âm điện tương đối lớn. Tại sao ở nhiệt độ
thường nitơ lại kém hoạt động hóa học.
Phân tích mâu thuẫn nhận thức: Học sinh biết nitơ là nguyên tố phi kim có độ ân
điện lớn, nhưng ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học
- Giúp học sinh nhận thức được đặc điểm của liên kết 3 trong phân tử nitơ giúp
nitơ trở nên khá trơ ở nhiệt độ thường.
Bài 5: Cho hỗn hợp khí gồm có: N2, CO2, SO2, Cl2, HCl. Làm thế nào để thu được nitơ
tinh khiết từ hỗn hợp trên. Giải thích cách làm và viết PTHH minh họa.
Phân tích mâu thuẫn nhận thức: Phân tích để HS biết đặc điểm của các khí trên. Từ

đó giúp HS nhận thức được cách làm để tách N 2 ra khỏi hỗn hợp là cho hỗn hợp đi qua
dung dịch bazơ (VD NaOH) dư
* Bài tập trắc nghiệm
Bài 6: Khi cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có khói trắng xuất hiện.
B. có kết tủa keo trắng xuất hiện có có khí bay ra.
C. chỉ có kết tủa keo trắng xuất hiện và không tan khi dư NH3.
D. có kết tủa keo trắng xuất hiện và tan khi dư NH3.


Phân tích mâu thuẫn nhận thức: Giúp HS nhận thức được NH3 có tính bazơ yếu, tác
dụng được với dung AlCl3 tạo kết tủa keo trắng Al(OH)3 và không bị tan trong NH3 dư.
Bài 7: Tính bazơ của NH3 do :
A. Trên Nitơ còn cặp electron tự do.
B. Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. NH3 tan được nhiều trong H2O .
D. NH3 tác dụng với H2O tạo NH4OH .
Phân tích mâu thuẫn nhận thức: HS đã biết khái niệm bazơ theo thuyết Areniut và
theo thuyết Bron-stet, HS biết cấu tạo của NH3 từ đó giúp HS GQVĐ của bài toán.
- Trong phân tử NH3 nguyên tử nitơ còn một cặp electron chưa tham gia liên kết,
vì vậy NH3 có khả năng nhận proton do đó có tính bazơ
Bài 8: Cho cân bằng hóa học :

N2 (khí) +3 H2 (k)

2 NH3 (K). Phản ứng thuận là

phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi.
A. Thay đổi p của hệ


C. Thêm chất xúc tác Fe

B. Thay đổi t0

D. Thay đổi nồng độ N2

Phân tích mâu thuẫn nhận thức: HS biết sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng
thuận nghịch tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng le Chatelier, qua đó phân tích
được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng của phản ứng trên.
- Với xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng của phản ứng, nó giúp cho cân
bằng nhanh tróng được thiết lập hơn
Bài 9: Nhiệt phân các muối amoni sau: NH 4NO3, NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3,
NH4NO2. Có bao nhiêu muối cho sản phẩm là NH3
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Phân tích mâu thuẫn nhận thức: HS thấy 5 muối trên đều là muối amoni, và biết
muối amoni đều bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao.


- Để GQVĐ của bài toán Hs cần nhận thức được đặc điểm của phản ứng nhiệt
phân muối amoni, đó là các muối amoni tạo bởi gốc axit không có tính oxi hóa khi
nhiệt phân tạo ra NH3 (đáp án B)
Bài 10: Cho hỗn hợp khí gồm có 2 mol N2 và 7 mol H2 được đựng trong một bình kính
có chứa một ít xúc tác thích hợp. Đun nóng hỗn hợp một thời gian rồi đưa về nhiệt độ

ban đầu thu được 8,2 mol hỗn hợp khí. Tính hiệu suất của phản ứng?
A. 20%.

B. 40%.

C. 17,1%

D. 34,4%

Phân tích mâu thuẫn nhận thức:
- HS cần tính được số mol phản ứng của các khí. Hướng dẫn để HS biết cách
tính hiệu suất theo theo N2 hay H2 từ đó tính được kết quả của bài toán (đáp án A)
Bài 11: Cho 3,024 gam một kim loại M hòa tan hết trong dd HNO3 loãng, thu được
940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối so với H 2 bằng 22. Khí
NxOy và kim loại M lần lượt là:
A. N2O và Al.

B. NO và Mg.

C. N2O và Mg.

D. NO và Al.

Phân tích mâu thuẫn nhận thức:
- Từ tỉ khối của khí NxOy HS xác định được công thức của khí là N2O.
- Để xác định kim loại, HS có thể giải theo các viết PTHH hoặc bảo toàn
electron, qua đó xác định được kim loại là Al. (đáp án A)
Bài 12: Một loại phân lân có chứa 80% Ca(H 2PO4)2. Độ dinh dưỡng của phân lân đó

A.60,6%.


B.26,5%.

C.21,2%.

D.48,5%.

Phân tích mâu thuẫn nhận thức:
- HS cần nắm được cách tính độ dinh dưỡng của phân lân bằng %mP O tương ứng
2 5

với lượng photpho có trong phân.
- HS tính được %mP2O5 =

M P2O5 .100%
M Ca ( H 2 PO4 )2

× 80% = 48,5% (Đáp án D)


Bài 13: Cho bột Al vào 1 lít dd HNO3 2M thu được V lít khí N2O (là sản phẩm khử
duy nhất, ở đktc) và dd sau phản ứng có pH = 1,0. Giá trị của V là:
A. 2,184.

B. 4,256.

C. 1,792.

D. 2,128.


Phân tích mâu thuẫn nhận thức:
- HS nhận thức được dd sau phản ứng có pH = 1, chứng tỏ axit dư.
- GV phân tích giúp HS GQVD của bài toán: tính được số mol axit dư và số mol
axit phản ứng, mà nHNO

3

phản ứng

= 10nN O từ đó tính đượcgiá trị của V.
2

Đáp số B
Bài 14: Cho 3,6 gam Mg vào 100 gam dd HNO 3 loãng dư, Sau phản ứng thu được khí
X (là sản phẩm khử duy nhất) và 100,6 gam dd Y. Khí X là:
A. N2O.

B. N2.

C. NO.

D. NO2.

Phân tích mâu thuẫn nhận thức:
- Để GQVĐ của bài toán, HS cần áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính
khối lượng của khí X. áp dụng phương pháp bảo toàn electron để tính số mol của khí
X. Qua đó tìm ra công thức của X (đáp số C)
Bài 15: Cho 13,68 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Zn hòa tan hết trong dd HNO 3 loãng,
dư thu được 1,568 lít khí N2O (là sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dd chứa m gam
muối khan. Giá trị của m là:

A. 57,08.

B. 31,04.

C. 62,70

D. 48,40.

Phân tích mâu thuẫn nhận thức:
- Để GQVĐ của bài toán, HS cần phát hiện ra vấn đề của bài toán nằm ở việc so
sánh số mol electron nhận và số mol NO3− tạo muối là bằng nhau. Từ đó tính được khối
lượng muối tạo ra. (đáp số D).
b. Các bài tập tình huống có vấn đề
* Bài tập tự luận
Bài 16: A, B, C, D là những hợp chất khác nhau của nitơ, hãy xác định các chất thích
hợp và viết những phương trình phản ứng theo sơ đồ sau :


A

D ← NH3 → B

C
Cho biết phân tử D chỉ chứa 1 nguyên tử nitơ và có thành phần khối lượng như sau:
N=17,72%, H=6,33%, C=15,19% và O=60,76%
Phân tích tình huống có vấn đề:
- Trước hết HS cần xác định được công thức của chất D.
- Các chất chủ yếu dưới dạng ẩn, vì vậy HS cần phân tích, tìm ra các mối liên hệ
giữa các chất để viết sơ đồ hợp lý.
Bài 17: Người ta có thể thu khí bằng phương pháp dời chỗ không khí (theo hình 1 hoặc

hình 2) và phương pháp dời chỗ nước (theo hình 3). Trong phòng thí nghiệm, hãy cho
biết khí amoniac được thu theo hình nào sau đây? Giải tích tại sao phải sử dụng cách
thu đó.


Hình
Phân tích tình huống có vấn 2đề: Các khí có tỉ khối khác nhau so với không khí. Có
độ tan khác nhau trong nước. Vì vậy phải nắm được các tính trất trên để có phương
pháp thu khí hợp lý.
Bài 18: Viết công thức cấu tạo của axit HNO3? Xác định cộng hóa trị và số oxi hóa
của N trong axit HNO3? Từ kết quả thu được em rút ra kiến thức mới gì?
Phân tích tình huống có vấn đề: Qua bài này giúp HS thấy được cộng hóa trị và số
oxi hóa thường không bằng nhau.
Bài 19: Cho cân bằng hoá học sau: N2 +3H2 → 2NH3 ; ∆ = -92 kj
Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nào (có giải thích) khi:
a. Tăng nhiệt độ.
b. Hoá lỏng amoniac để tách amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
c. Giảm thể tích của hệ phản ứng.
d. Tăng áp suất chung của hệ phản ứng.
e. Giảm nhiệt độ.
g. Thêm khí nitơ.
h. Dùng chất xúc tác thích hợp.
Phân tích tình huống có vấn đề:
- HS cần nắm chắc nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier, qua đó phân
tích được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng của phản ứng trên để giải quyết các vấn
đề của bài toán.


Bài 17: Cho 1 ít chất chỉ thị phenolphtalein vào dd NH 3 loãng thu được dd A. Màu dd
A thay đổi thế nào khi :

a. Đun nóng dd một hồi lâu.
b. Thêm 1 số mol HCl = số mol NH3 có trong dd A.
c. Thêm 1 ít Na2CO3.
d. Thêm AlCl3 tới dư.
Phân tích tình huống có vấn đề:
- HS đã biết khi cho phenolphtalein vào dd NH3 thì dd chuyển màu hồng.
- Trong dd NH3 có quá trình điện ly
NH 3 + H 2O €

NH 4+ + OH −

Mầu của dd thay đổi nếu [OH -] thay đổi, HS phân tích để giải quyết lần lượt
từng vấn đề của bài toán, chứng minh trong từng trường hợp có sự thay đổi nồng độ
của [OH-] qua đó tháy được sự thay đổi màu của dd A
Bài 20: Cho lần lượt cùng thể tích của 4 khí NH 3, CO2, SO2, NO2 xục vào 4 cốc chứa
thể tích nước như nhau(trong không khí). Sắp xếp thứ tự pH tăng dâng của các dung
dịch thu được? giải thích?
Phân tích tình huống có vấn đề:
- Khi hòa tan 4 khí trên vào nước ta đều thu được các dd có pH khác nhau.
- HS cần xác định được một cách định tính giá trị pH của từng môi trường thu
được để sắp xếp hợp lí. Dd NH3 có môi trường bazơ yếu nên pH cao nhất, các oxit còn
lại tạo dd có mối trường axit trong đó NO2 tạo ra axit HNO3 mạnh nhất.
Bài 21: Hãy giải thích tại sao Nitơ không có khả năng tạo thành phân tử N 4 trong khi
Photpho và các nguyên tố khác cùng nhóm có khả năng tạo thành phân tử E 4 (E là ký
hiệu chung cho P, As, Sb, Bi).
Phân tích tình huống có vấn đề:
- HS đã biết công thức phân tử của nitơ là N 2, phân tử P trắng do 4 nguyên tử P
liên kết với nhau nên ta có thể kí hiệu là P4.



- Vì Các nguyên tố P, As, Sb, Bi có phân lớp d trống nên có khả năng tạo liên
kết cho nhận kiểu p→d làm liên kết đơn E-E bền hơn trong khi N không có khả năng
đó.
Bài 22: Hòa tan MX2 có sẵn trong tự nhiên bằng dung dịch HNO 3 dư, thu được dung
dịch Y và khí NO2. Đem dung dịch Y tác dụng với BaCl2 tạo kết tủa trắng không tan
trong HNO3, dung dịch Y tác dụng với NH 3 dư cho kết tủa màu nâu đỏ. Xác định công
thức phân tử của MX2 và viết phương trình ion rút gọn trong các thí nghiệm trên.
Phân tích tình huống có vấn đề:
- HS đã biết mầu đặc trưng của một số chất kết tủa.
- Qua những hiện tượng đầu bài đưa ra, HS phân tích để tìm được công thức của
MX2. Do tác dụng với BaCl2 tạo kết tủa ⇒ có SO42-, tác dụng với dung dịch NH 3 tạo
kết tủa nâu đỏ ⇒ có Fe3+. Vậy MX2 là FeS2
Bài 23: Hỗn hợp bột A gồm Al và Mg được hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3,
làm tạo thành dung dịch B chứa 3 muối .Cho tiếp dung dịch NaOH vào dung dịch B
rồi lọc tách kết tủa C tạo thành ,thu được dung dịch D có chứa 2 muối. Nung C đến
khối lượng không đổi được chất rắn E chỉ gồm 2 oxit.
Giải thích và viết các phương trình dưới dạng ion biểu diễn những quá trình trên .
Phân tích tình huống có vấn đề:
- HS đã nắm đượng về tinh oxi mạnh của axit HNO 3 có thể hòa tan hầu hết các
kim loại.
- Cho 2 kim loại tác dụng với axit HNO3, sau phản ứng thu được 3 muối, chứng
tỏ phản ứng tạo ra muối amoni.
- Khi cho dd NaOH tác dụng với dd B thu được dd D chứa 2 muối, qua đây HS
có thể rút ra kết luận Al(OH)3 tạo ra bị tan tạo muối NaAlO2.
- Khi nung C thu được chất rắn chứa 2 oxit, nên Al(OH)3 chỉ bị tan một phần.
Bài 24: Khi cho lượng dư dd NH4Cl vào dd NaAlO2 rồi đun nóng thì thấy kết
Al(OH)3 xuất hiện. Em hãy giải thích hiện tượng này

tủa



Phân tích tình huống có vấn đề:
- HS đã biết một số muối khi thủy phân trong nước cho môi trường axit hoặc
bazơ
- Khi cho 2 dd trên tác dụng với nhau có kết tủa là do trong dd có các quá trình
thủy phân sau:
NaAlO 2 → Na + + OH −
+
4

NH 4 Cl → NH + Cl
+
4

NH € NH3 + H

2

(1)



(2)

+

+

AlO + H € HAlO 2 + H


(3)
+

HAlO 2 + H 2O € Al(OH) 3

(4)
(5)

Khi đun nóng thì NH3 bay đi làm cho cân bằng (3) và do đó (4,5) chuyển dịch sang
phải, nghĩa là kết tủa Al(OH)3 xuất hiện.
Bài 25: Hòa tan hoàn toàn 26,4 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu trong dung dịch HNO 3,
thu được 7,84 lít NO (đktc) và 800 ml dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl vào X
đến khi không còn khí thoát ra, thì thu được thêm 1,12 lít NO (đktc).
1. Xác định % khối lượng của mỗi kim loại trong A.
2. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
3. Tính CM của các chất trong X.
Phân tích tình huống có vấn đề:
- HS cần xác định được các vấn đề của bai toán: Trong dd X có chứa muối Fe 2+
hay Fe3+. Tại sao khi cho HCl vào lại thu thêm được khí NO.
- Vì khi cho dd HCl và dd X thu thêm được khí NO, chứng tỏ trong dd X có
chứa Fe2+, dd sau đó chỉ chứa muối Fe3+.
- Để GQVĐ của bài toán, ta nên gộp 2 quá trình làm 1 để bài toán đơn giản hơn
và ta có hệ phương trình:
56x+64y=26,4
 x = 0,3
=> 

3x+2y= 3(0,35+0,05)
 y = 0,15



- Để GQVĐ bài toán ở ý 3. Ta chỉ xét giai đoạn 1 với nFe = x, nFe = y , Qua đó
2+

3+

tính được kết quả của bài toán như sau:
Đáp số: 1. % Fe = 63, 64% ;

%Cu = 36,36%

2. nHNO phản ứng = 1,4(mol)
3

3. [Fe(NO3)2] = [Fe(NO3)3] = [Cu(NO3)2] = 0,1875 M
Bài 26: Cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO 3 (vừa đủ) thu được dung
dịch X và hỗn hợp A gồm CO 2, NO. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X được
dung dịch Y và không có khí thoát ra. Dung dịch Y hoà tan tối đa m gam Cu tạo ra sản
phẩm khử NO duy nhất. Tính giá trị của m?
Phân tích tình huống có vấn đề:
- HS biết trong các hợp chất của Fe tác dụng với dd HNO3 tạo muối Fe3+ .
- Khi cho Cu vào dd Y thì có những phản ứng nào xảy ra? HS cần nhận thức
được có 2 phản ứng xảy ra:
3Cu

+ 8H+ + 2NO3- →

Cu

+


2Fe3+



3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Cu2+

+

2Fe2+

Từ đó HS sẽ tính được khối lượng Cu phản ứng là 16 gam
Bài 27: Cho 29 gam hỗn hợp Al, Cu, Mg tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO 3
1,5M thu được dd chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N 2O.
Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Tính giá trị của m?
Phân tích tình huống có vấn đề:
- Để GQVĐ của bài toán, chúng ta cần xác định phản ứng có tạo ra muối amoni
không?
- Vấn đề đầu tiên cần giải quyết là tính được số mol của hai khí NO và N 2O. Sau
đó tính được số mol axit HNO3 phản ứng (giả sử có tạo muối amoni):
n HNO3 = 4n NO + 10n N2O + 10n NH4 NO3

(1)

- Qua biểu thức (1) chứng minh được phản ứng có tạo muối
mol

NH +4 .


Tới đây HS tính được khối lượng muối tạo ra

NH +4

và tính ra số


×