Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Xây dựng và hướng dẫn khai thác, sử dụng tư liệu điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 25 trang )

Xây dựng và hướng dẫn khai thác, sử dụng tư liệu
điện tử mơn Hóa học lớp 11 nâng cao, trung học
phổ thơng theo hướng dạy học tích cực
Construction and operation manuals, use of electronic document advanced chemistry
grade 11, high school teaching positive direction
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang120 tr. +

Phạm Văn Hạnh
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (bộ mơn Hóa học);
Mã số: 60 14 10
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thị Oanh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, vai trị của
cơng nghệ thơng tin và vấn đề sử dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học hóa học. Điểu tra
phân tích thực trạng việc sử dụng các ứng dụng của cơng nghệ thơng tin trong dạy học nói
chung và mơn hóa học nói riêng ở một số trường trung học phổ thông thuộc huyện Gia Lâm
thành phố Hà Nội. Trên cơ sở phân tích nội dung chương trình sách giáo khoa Hóa học lớp
11 nâng cao, đề xuất nguyên tắc lựa chọn tư liệu dạy học điện tử, xây dựng cấu trúc tư liệu
dạy học điện tử, nguyên tắc lựa chọn phương pháp dạy học cho tư liệu dạy học điện tử và đề
xuất phương pháp sử dụng tư liệu điện tử. Xây dựng được đĩa CD tư liệu dạy học điện tử
dưới dạng Single file Executable (exe) theo cấu trúc đã trình bày của phần dẫn xuất
hiđrocacbon Hóa học 11 nâng cao. Xây dựng bảng gợi ý phương pháp dạy học cho các tư
liệu dạy học điện tử phần dẫn xuất hiđrocacbon thuộc chương 8, 9 Hóa học 11 nâng cao.
Thiết kế hoạt động dạy học cho một số bài có sử dụng đĩa CD tư liệu dạy học điện tử. Đã
tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 4 lớp 11 của 2 trường trung học phổ thông ở Gia Lâm Hà Nội.
Keywords: Phương pháp dạy học; Hóa học; Lớp 11; Dạy học điện tử

Content.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông ( ICT- Information and Communication
Technology) đang tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có giáo
dục. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục nước ta đã và đang đổi mới theo hướng ứng dụng ICT và thiết
bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Thực tế cho thấy, hầu hết việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên cịn mang tính tự
1


phát, nên có rất nhiều tư liệu được xây dựng chưa phù hợp với nội dung kiến thức, cũng như phương
pháp dạy học.
Để GV phổ thơng có một nguồn tư liệu dạy học điện tử Hoá học 11 nâng cao phong phú,
chính xác, khoa học, dễ dàng khai thác, sử dụng theo hướng mở, phù hợp với mục tiêu, phương pháp
dạy học và đối tượng học tập thì việc “Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy học
điện tử mơn Hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thơng theo hướng dạy học tích cực” là rất
cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có khá nhiều đề tài về thiết kế trang web, e-book, thư viện tư liệu điện tử từ khóa luận tốt
nghiệp của sinh viên đến các luận văn thạc sỹ của học viên cao các đề tài đều có những ưu điểm và
một số tồn tại.
- Ưu điểm chung: Cung cấp tư liệu cho GV và học sinh tham khảo để dạy học và tự học, góp
phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học, tự nghiên cứu kiến thức của học sinh.
- Một số tồn tại:
+ Một số website đòi hỏi phải truy cập Internet mới sử dụng được.
+ Mô ̣t số tư liê ̣u trên các website mở chưa đươ ̣c kiể m đinh chấ t lươ ̣ng mô ̣t cách chắc chắn từ
̣
những tổ chức kiể m đinh có thẩ m quyề n .
̣
+ Các tư liệu điện tử còn chưa được đa dạng phong phú, chủ yếu dưới dạng tư liệu chưa có sự
hướng dẫn sử dụng trong dạy học như thế nào cho có hiệu quả.
+ Phần dẫn xuất hiđrocacbon là phần nội dung khó nên các đề tài chưa khai thác được sâu và

vốn tư liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập chưa đa dạng.
3. Mục đích nghiên cứu
Sưu tầm, xây dựng hệ thống tư liệu dạy học điện tử hóa học phần dẫn xuất hiđrocacbon lớp
11 nâng cao và đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống tư liệu điện tử đó góp phần đổi mới phương pháp
dạy và học hóa học ở trường phổ thông hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
4.2. Phân tích nội dung chương trình SGK Hóa học 11 nâng cao.
4.3. Xây dựng hệ thống tư liệu dạy học điện tử hóa học 11 nâng cao, chương 8: Dẫn xuất halogen.
Ancol-Phenol và chương 9: Andehit-Xeton- Axit cacboxylic.
4.4. Hướng dẫn khai thác sử dụng hệ thống TLDHĐT.
4.5. Thực nghiệm sư phạm.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu: Q trình dạy học Hóa học ở trường THPT.
2


5.2. Đối tượngnghiên cứu: Xây dựng và hướng dẫn sử dụng hệ thống tư liệu điện tử hóa học 11
nâng cao, trung học phổ thơng theo hướng dạy học tích cực.
6. Phạm vi nghiên cứu
Chương 8 : Dẫn xuất halogen. Ancol – Phenol
Chương 9: An đehit – Xeton – Axitcacboxylic
Hoá học 11 nâng cao – Trung học phổ thông.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Nhóm phương pháp toán học.
8. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được một hệ thống tư liệu dạy học điện tử (Single file Executable - exe) phong
phú, sắp xếp một cách khoa học và hướng dẫn khai thác sử dụng hệ thống tư liệu dạy học điện tử

theo hướng dạy học tích cực một cách cụ thể sẽ giúp cho giáo viên sử dụng một cách dễ dàng thuận
tiện, góp phần đổi mới phương pháp dạy học hố học ở trường phổ thơng.
9. Đóng góp mới của đề tài.
9.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, vai trò của CNTT và
vấn đề sử dụng CNTT trong dạy học hóa học . Điểu tra phân tích thực trạng việc ứng dụng của
CNTT trong dạy học nói chung và mơn hóa học nói riêng ở một số trường THPT thuộc TP Hà Nội.
9.2. Xây dựng hệ thống các tư liệu hình ảnh (tĩnh , động), movie thí nghiệm, thí nghiệm mơ
phỏng...thiết kế dưới dạng Single file Executable (exe) và đề xuất cách sử dụng hệ thống tư liệu điện
tử đó trong dạy học theo hướng dạy học tích cực.
9.3. Thiết kế các hoạt động dạy học có sử dụng tư liệu điện tử theo phương pháp dạy học tích
cực cho 7 bài th ̣c chương 8,9 Hóa học 11 nâng cao và tiến hành thực nghiệm sư phạm.
10. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Xây dựng và hướng dẫn sử dụng hệ thống tư liệu dạy học điện tử hóa học 11 nâng
cao, trung học phổ thông.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Phƣơng hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay: [12], [13], [14]
1.1.1. Phương hướng chung.
3


1.1.2. Những xu hướng dạy học hóa học hiện nay[12]
1.1.2.1. Dạy học hướng vào người học.
1.1.2.2. Dạy học theo hướng “hoạt động hóa người học”.
1.1.2.3. Phương pháp dạy học tích cực.[12]
1.2. Phƣơng tiện dạy học và đổi mới phƣơng tiện dạy học hóa học THPT

1.2.1. Phương tiện dạy học hóa học [12]
1.2.1.1. Khái niệm phương tiện dạy học
1.2.1.2. Các phương tiện dạy học trong dạy học hóa học
1.2.1.3. Vai trị của phương tiện dạy học trong dạy học hóa học
1.2.2. Sử dụng phương tiện dạy học hóa học theo hướng dạy học tích cực[11], [12], [14], [19]
1.2.2.1. Sử dụng thí nghiệm hố học theo hướng dạy học tích cực.
1.2.2.2. Sử dụng phương tiện dạy học khác theo hướng dạy học tích cực.
1.3. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học [2], [8], [9]
1.4. Cơ sở lí luận về tƣ liệu điện tử (TLĐT) [18]
1.4.1. Khái niệm tư liệu điện tử
TLĐT là các tài liệu dạy học được số hóa theo một cấu trúc, định dạng và kịch bản nhất định
được lưu trữ trên máy tính nhằm phục vụ việc dạy và học qua máy tính. Dạng thức số hóa có thể là
văn bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video clip, các ứng dụng tương tác và hỗn hợp của
các dạng thức nói trên.
- Tư liệu tĩnh là các file text, slide, bảng dữ liệu.
- Tư liệu đa phương tiện.
1.4.2. Đặc điểm của tư liệu điện tử
1.4.3. Những ưu điểm và hạn chế của tư liệu điện tử
1.4.3.1. Ưu điểm
- GV sử dụng tư liệu điện tử tổ chức, điều khiển, hướng dẫn HS nghiên cứu bài
học. HS cũng có thể sử dụng đĩa tư liệu để tự học trên máy tính.
- Chuyển tải được thơng tin kiến thức bằng đầy đủ các media: văn bản, hình ảnh, âm thanh và tiếng
nói, hình ảnh động (video).
- Có thể sử dụng mọi nơi, mọi lúc, sử dụng nhiều lần, lặp lại từng phần tùy nhu cầu.
- Kích thước gọn nhẹ, dễ dàng mang theo người, sử dụng dễ dàng, chỉ cần có một máy tính với cấu
hình vừa phải.
- Dễ vận chuyển đến mọi nơi thông qua gửi e-mail hoặc truyền tệp trên mạng.
- Dễ dàng đưa vào các thư viện điện tử hiện đang rất phát triển.

4



1.4.3.2. Hạn chế
- Do hạn chế về tốc độ đường truyền nên các TLĐTđặt trên mạng hoặc trong đĩa CD chủ yếu
là dạng text, hình ảnh, ít dùng media đa phương tiện (video, âm thanh), nếu sử dụng nhiều media
thì tốc độ truyền tải của tư liệu sẽ chậm.
- Việc học qua tư liệu điện tử sẽ có một số vấn đề HS khó tiếp thu hơn so với được nhìn và nghe
giảng trực tiếp, ví dụ đối với những phần thao tác thực hành HS cần được nhìn kỹ cách làm mẫu của
GV.
- Mặt khác cũng có một số trường không đáp ứng được đủ phương tiện dạy học hiện đại nên khơng
phải lúc nào cũng có thể sử dụng tư liệu điện tử trong dạy học.
1.4.4. Sử dụng một số phần mềm để xây dựng tư liệu điện tử
* Lectora Enterprise Edition.
* Phần mềm viết và vẽ công thức cấu tạo ChemOffice
* Phần mềm SWF & FLV Converter
* Phần mềm Total Video Converter (TVC)
* Phần mềm Adobe Photoshop CS3
1.5. Thực trạng việc sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực có ứng dụng CNTT trong dạy
học hóa học ở trƣờng Trung học phổ thông
1.5.1. Điều tra thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực có ứng dụng CNTT
trong dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thơng
Tìm hiểu thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực có ứng dụng CNTT trong dạy
học hóa học trong trường THPT tại huyện Gia Lâm – Hà Nội
Bảng 1.1. Địa điểm điều tra
STT

Tên trƣờng

Địa điểm


1

Trường THPT Dương xá

Huyện Gia Lâm - Hà Nội

2

Trường Cao Bá Quát

Huyện Gia Lâm - Hà Nội

3

Trường THPT Yên Viên

Huyện Gia Lâm - Hà Nội

4

Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Huyện Gia Lâm - Hà Nội

5

Trường THPT Lý Thánh Tông

Huyện Gia Lâm - Hà Nội


Bảng 1.3. Tỉ lệ % các phương pháp thường dùng

STT

Phƣơng pháp (PP)

Tỉ lệ %

5


Thƣờng

Thỉnh

Hiếm

Khơng

xun

thoảng

khi

dùng

1

PP thuyết trình


51,51

30,30

18,19

0,00

2

PP đàm thoại

63,63

27,27

9,10

0,00

3

PP trực quan

24,24

63,63

12,13


0,00

4

PP nêu vấn đề

54,54

39,40

3,03

3,03

5

PP dạy học theo nhóm

30,30

54,54

9,09

6,07

6

PP dạy học theo dự án


0,00

12,12

21,21

66,67

7

PPDH theo góc, theo hợp đồng

0,00

0,00

0,00

100,00

8

PP nghiên cứu

30,31

33,33

21,21


15,15

1.5.2. Nhận xét về thực trạng việc sử dụng các PPDH tích cực có ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trong dạy học hóa học trong trường trung học phổ thơng
Dù đều cơng nhận vai trị của CNTT trong dạy học ngày nay nhưng đa số GV vẫn chỉ sử dụng
các hoạt động đơn giản, ít sử dụng đến sự hỗ trợ của các thiết bị, máy móc đặc biệt và CNTT (Ví dụ
dạng: Phiếu học tập, thảo luận câu hỏi, báo cáo TNG...) hoặc chỉ sử dụng CNTT như là công cụ để
soạn giáo án, hay trình chiếu bài giảng bằng powerpoint hỗ trợ viết bảng
Theo kết quả trên, ta có thể thấy các phương pháp dạy học tích cực cũng đã được GV quan tâm
và sử dụng, tuy nhiên phương pháp dạy học theo góc cịn chưa được áp dụng phổ biến ở một số
quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.

CHƢƠNG 2
XÂY DỰNG VÀ HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TƢ LIỆU
DẠY HỌC ĐIỆN TỬ HÓA HỌC 11 - NÂNG CAO
(Chương 8, chương 9)
2.1. Phân tích cấu trúc chƣơng trình sách giáo khoa phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học lớp
11 nâng cao [5], [26]
Phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao gồm hai chương:
- Chương 8: Dẫn xuất halogen, ancol – phenol
- Chương 9: An đehit, xeton – Axit cacboxylic
2.1.1. Mục tiêu Chương 8: Dẫn xuất halogen, ancol – phenol
2.1.2. Mục tiêu Chương 9: An đehit, xeton – Axit cacboxylic

6


2.2. Xây dựng hệ thống tƣ liệu dạy học điện tử cho phần dẫn xuất hiđrocacbon chƣơng trình
hóa học lớp 11 nâng cao Trung học phổ thông

2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn xây dựng TLĐT [21]
2.2.2. Công cụ thiết kế tư liệu điện tử (Giới thiệu phần mềm Lectora)
2.2.3. Quy trình xây dựng TLĐT
2.2.4. Thiết kế TLĐT phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao
2.2.4.1. Cấu trúc đĩa tư liệu dạy học điện tử
Đĩa CD tư liệu dạy học điện tử phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học lớp 11 nâng cao gồm có
hai chương :
* Chương 8: Dẫn xuất halogen – ancol-phenol
* Chương 9: Anđehit - xeton – axit cacboxylic
* Cấu trúc đĩa tư liệu
- Chương (Tên chương).
- Bài (Tên bài)
+ Tư liệu hình ảnh (Hình ảnh tĩnh, hình ảnh động).
+ Sơ đồ, biểu bảng...
+ Tư liệu movie thí nghiệm.
+ Tư liệu thí nghiệm mơ phỏng.
+ Hóa học vui.
+ Hóa học và các hiện tượng tự nhiên, môi trường.
+ Tư liệu bài tập trắc nghiệm (phục vụ bài luyện tập và củng cố).
- Hướng dẫn xây dựng và sử dụng tư liệu
- Tư liệu tham khảo (bổ sung, đọc thêm)

7


Hình 2.1. Trang chủ của tư liệu điện tử
2.2.4.2. Cách sử dụng TLĐT
Kích đúp chuột trái vào icon LUANVAN- HANH.exe để vào trang chủ. Kích chuột vào một
chương bất kì, sẽ hiện ra một trang mới bao gồm các bài trong chương, bố trí theo chiều dọc phía bên
trái của trang.


Hình 2.2. Chương 8 : Dẫn xuất halogen – Ancol - Phenol
Bạn muốn truy cập vào bài cụ thể thì kích chuột vào button của bài đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 51: “Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon”, bạn kích chuột vào button là
lúc đó sẽ hiện ra trang mới với đầy đủ đề mục đơn vị kiến thức cần nắm được của bài 51.

8

,


Hình 2.4. Bài 51: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
Trong các đề mục chính của từng bài đều có chứa các tư liệu tương ứng.
Thí dụ: Trong mục III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC/ 1. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm
–OH, có các tư liệu tương ứng là:
51.8. Cơ chể phản ứng thế nguyên tử halogen
+ Cơ chế SN1.
+ Cơ chế SN2.
51.9. Phản ứng thế Cl bằng OH của Metyl clorua
51.10. Phản ứng thế halogen bằng OH của anlyl halogenua
Để nghiên cứu cơ chế SN1 ta click chuột vào tư liệu SN1.

Hình 2.5. Bài 51/ mục III- Tính chất hóa học/ 51.8. /+ Cơ chế SN1.
9


+ Ấn nút

để trở lại bài 51.


+ Ấn nút

+Ấn nút

để thốt khỏi chương trình.

trở về trang chủ.

Khi dạy đến các mục khác của bài hoặc dạy các bài khác, ta làm thao tác tương tự như ví dụ đã
lấy ở trên.
2.2.4.3. Phân loại tư liệu trong đĩa tư liệu dạy học điện tử
Phim thí nghiệm/ Mơ phỏng

Hình 2.7. Tư liệu 55.5. Phenol tác dụng với dd NaOH
Phim phóng sự

10


Hình 2.7. Tư liệu 51.13. Chất CFC và sự phá hủy tầng Ơzon
Hình ảnh

Hình 2.9. Tư liệu 51.5. Danh pháp thông thường
Tài liệu đọc thêm

11


Hình 2.11. Tư liệu 51.12. Nhựa PVC và mơi trường - Tư liệu điện tử
2.2.5. Sử dụng tư liệu điện tử phần dẫn xuất hiđrocacbon Hóa học 11 để nâng cao hiệu quả dạy

học theo hướng tích cực
2.2.5.1. Nguyên tắc lựa chọn tư liệu điện tử
2.2.5.2. Nguyên tắc sử dụng tư liệu điện tử

2.2.5.3. Nguyên tắc lựa chọn phương pháp dạy học khi sử dụng tư liệu điện tử
Mục tiêu của đơn vị
kiến thức

Lựa chọn tƣ liệu
điện tử

Nội dung đơn vị kiến thức

Xác định kiến
thức có liên quan

Phƣơng
pháp dạy
học

Kiến thức cần đạt
được

Sơ đồ: Nguyên tắc lựa chọn phương pháp dạy học khi sử dụng tư liệu điện tử
12


2.2.5.4. Sử dụng hệ thống tư liệu dạy học điện tử theo các PPDH tích cực
* Sử dụng phim thí nghiệm
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề


Hình 2.15: Tư liệu 55.6. Phenol tác dụng với dung dịch Brom- Tư liệu điện tử
+ Mục đích: Hiểu vì sao phản ứng của phenol với dung dich brom xảy ra rất dễ dàng ở điều
kiện thường khơng cần có xúc tác.
+ Vận dụng : Viết phương trình hóa học (PTHH) minh họa tính chất hóa học của phenol tác
dụng với dung dịch brom.
PHIẾU HỌC TẬP: Nhóm…….
Trả lời các câu hỏi sau :
1. So sánh đặc điểm cấu tạo của phenol và benzen?
…………………………………………………………………………………
2. Dựa vào thí nghiệm em hay cho biết đặc điểm của phản ứng giữa phenol và Br2?
…………………………………………………………………………………
3. So sánh khả năng phản ứng của phenol và benzen với Br2?
…………………………………………………………………………………
4. Dựa vào thí nghiệm hóa học, viết PTHH khi cho phenol tác dụng với dung dịch Br2?
…………………………………………………………………………………
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của học sinh (HS)
- GV : Cho HS xem phim thí - HS : quan sát
nghiệm phản ứng của phenol và Br2
(tư liệu 55.6). Yêu cầu HS quan sát
và nêu hiện tượng ?
- Hiện tượng: có kết tủa màu trắng xuất hiện.
- GV nêu vấn đề: So với benzen, - HS: các nhóm thảo luận và làm vào phiếu học tập.
13


phenol phản ứng với dung dịch Br2 dễ
dàng hơn, ở điều kiện thường và
không cần xúc tác, tại sao lại có sự

khác nhau đó?
- GV: hướng dẫn, điều khiển HS giải
quyết vấn đề. Yêu cầu HS làm phiếu
học tập.

1. So với benzen, phenol có nhóm thế -OH,
2. Phản ứng thế Br2 của phenol xảy ra ở điều kiện
thường và không cần xúc tác.
3. Do ảnh hưởng của nhóm thế OH lên vòng benzen
nên mật độ electron trong vòng benzen tăng lên, nhất là
ở vị trí ortho và para làm cho phản ứng thế dễ dàng hơn
benzen và đồng đẳng.
4. PTHH:
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH ↓ + 3HBr
2,4,6-tribromphenol(↓trắng)
- GV : Hãy phân loại phản ứng vừa - HS : Phản ứng thế.
viết theo sự biến đổi phân tử hợp - HS kết luận : Phản ứng thế Br2 của phenol xảy ra
chất hữu cơ ?
rất dễ dàng. Phản ứng này dùng để phân biệt phenol
- GV : Hướng dẫn HS kết luận lại với các chất khác.
vấn đề.

- Phương pháp kiểm chứng

Hình 2.17: Tư liệu 54.1. Phản ứng của ancol etylic với Na - Tư liệu điện tử
+ Mục đích : Biết được ancol etylic tác dụng với Na.
+ Hiểu vì sao ancol tác dụng với Na không mãnh liệt và tỏa nhiều nhiệt như với nước.
14



Hoạt động của GV
- GV: Ở lớp 9 các em đã học bài
rượu etylic vậy rượu etylic có tác
dụng được với Na khơng ?
- GV : Tiến hành thí nghiệm hoặc
cho xem phim thí nghiệm (tư liệu
54.1).
- GV : Yêu cầu HS nêu hiện tượng
và giải thích ? Viết PTHH ?
- GV bổ sung : Chưng cất đuổi hết
ancol tu được chất rắn A. Hòa tan A
vào nước thu được dung dịch là hồng
phenolphtalein..
Vì natri etylat bị thủy phân
C2H5ONa+H2O→C2H5OH+NaOH
- GV : So sánh khả năng phản ứng
của ancol etylic với Na so với H2O
tác dụng với Na và kết luận?

Hoạt động của HS
- HS : rượu etylic tác dụng với Na .

- HS: Ancol etylic tác dụng với Na giải phóng
khia H2.
- Giải thích : H trong nhóm OH của ancol bị thay
thế bới Na tạo thành natri etylat và giải phóng
khí H2.
- HS viết phƣơng PTHH :
C2H5OH + Na → C2H5ONa + H2↑
Natri etylat

- HS : Ancol etylic tác dụng với nước êm dịu
không mãnh liệt như với H2O.
- HS kết luận : Ancol tác dụng với Na giải
phóng khí H2

* Sử dụng tư liệu hình ảnh
+ Mục đích : Hiểu cấu trúc phân tử phenol, phân biệt phenol với ancol thơm từ đó dự đốn
được tính chất hóa học của phenol.

Hình 2.18: Tư liệu 55.1: Phân biệt phenol và ancol thơm - Tư liệu điện tử
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV : Chiếu mơ hình các phân tử phenol, - HS quan sát và nhận xét:
o-crezol và benzyl ancol(ancol thơm) (tư + Với phenol và o-crezol: nhóm Oh liên kết
15


liệu 55.1)

với nguyên tử cacbon của vòng benzen.

- GV: hướng dẫn HS quan sát và nhận xét + Với benzyl ancol nhóm OH liên kết với
về:

nguyên tử cacbon mạch nhánh của vịng

+ Đặc điểm về vị trí của ngun tử cacbon benzen.
liên kết với nhóm OH.


+ Vậy trong phenol nhóm OH liên kết trực

+ Cho biết sự khác biệt cơ bản về vị trí liên tiếp với vịng benzene.
kết của nhóm OH so với vịng benzen của Kết luận: Phenol là hợp chất hữu cơ mà
các phân tử .

phân tử có chứa nhóm hiđroxyl(OH) liên

+ Dựa trên cơ sở đó hãy phân biệt phenol kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng
và ancol thơm…

benzene.

GV: Yêu cầu học sinh kết luận về phenol.
* Sử dụng tư liệu mô phỏng
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
+ Mục đích : Biết dẫn xuất halogen có phản ứng thế nguyên tử halogen(X) bằng nhóm OH
theo cơ chế SN2.

Hình 2.19: Tư liệu 55.2: Phản ứng thế Cl bằng nhóm OH - Tư liệu điện tử
Bài tập trắc nghiệm và tự luận
Bài tập trắc nghiệm và tự luận được sử dụng để củng cố kiến thức sau bài học và bài tập trắc
nghiệm, tự luận sử dụng trong bài luyện tập, các bài kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh qua các
bài và chương học.

16


Hình 2.13. Tư liệu Bài 52: Luyện tập dẫn xuất halogen - Tư liệu điện tử

2.2.6. Gợi ý về phương pháp sử dụng các tư liệu dạy học điện tử phần dẫn xuất hiđrocacbon Hóa
học 11 nâng cao
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm
Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng hệ thống tư liệu dạy học điện tử
(phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học11 nâng cao) theo hướng dạy học tích cực, nhằm góp phần đổi mới
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của học sinh.
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm
- Đánh giá chất lượng của đĩa tư liệu điện tử thông qua ý kiến của giáo viên trung học phổ thông.
- Kiểm tra, đánh giá so sánh kết quả của lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) từ đó đánh giá sơ
bộ hiệu quả của quá trình dạy học sử dụng các tư liệu điện tử theo hướng tích cực.
- Đánh giá thái độ của học sinh về việc sử dụng tư liệu điện tử.
- Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm, đánh giá khả năng sử dụng hệ thống tư liệu dạy học phần dẫn
xuất hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng
dạy và học hóa học.
3.3. Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm
3.3.1. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm

17


Trƣờng

Lớp ĐC

Lớp TN

THPT


Giáo viên tham gia thực
nghiệm sƣ phạm

Dương Xá

11A1 : 46 HS

11A2 : 45 HS

Phạm Văn Hạnh

Yên Viên

11A4 : 45 HS

11A5 : 47 HS

Nguyễn Thị Minh

3.3.2. Chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm
- Phát đĩa CD đến các trường thực nghiệm, gợi ý thiết kế các hoạt động dạy học, kèm theo
phiếu khảo sát dùng cho giáo viên hóa học đánh giá chất lượng của đĩa tư liệu điện tử.
3.4. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm
3.5. Xử lý kết quả thực nghiệm
3.5.1. Kết quả đánh giá của GV và HS
Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến nhận xét của GV về tư liệu điện tử. Sau khi tiến hành phát
33 phiếu điều tra đến GV hóa học của 5 trường THPT ở huyện Gia Lâm - Hà Nội. Chúng tôi đã thu
được 30 phiếu trả lời (Phiếu điều tra số 2 – Phụ lục). Từ kết quả đánh giá về đĩa tư liệu dạy học
phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao chúng tôi thấy rằng một số tiêu chí quan trọng đều
được giáo viên đánh giá cao. Đó là tín hiệu cho thấy tính hiệu quả của việc xây dựng đĩa tư liệu dạy

học điện tử phần dẫn xuất hiđrocacbon Hóa học 11 nâng cao.
Về phía HS, qua thống kê số liệu phiếu điều tra của 180 HS (Phiếu điều tra số 3 - Phụ lục)
các em đều cho rằng các bài dạy sử dụng công nghệ thơng tin nói chung và đĩa tư liệu điện tử phần
dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao nói riêng là rất hữu ích, giúp các em dễ tiếp thu kiến thức.
Đặc biệt các phim thí nghiệm giúp các em học được những kỹ năng chuẩn xác khi thực hành, các
flash mơ phỏng giúp các em hình dung cấu tạo và nguyên tắc hoạt đông của một số thiết bị sản xuất,
điều chế phức tạp một cách nhanh chóng. Các em cũng đề nghị các thầy cô giáo nên thường xuyên
sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đặc biệt nên hướng dẫn học sinh cách khai thác tư liệu
trên internet để các em học hỏi được nhiều kiến thức trong thời gian ngắn hơn.
3.5.2. Đánh giá định lượng
3.5.2.1. Xử lí theo thống kê tốn học
3.5.2.2. Xử lí theo tài liệu nghiên cứu KH sư phạm ứng dụng
3.5.2.3. Kết quả thực nghiệm
Bảng 3.5. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra chương 8 của 4 lớp
Số HS đạt điểm xi

% HS đạt điểm xi

% HS đạt điểm xi

Điểm

trở xuống
TN

0

ĐC

0


0

TN
0,00

ĐC
0,00

18

TN
0,00

ĐC
0,00


0

0

0,00

0,00

0,00

0,00


2

0

0

0,00

0,00

0,00

0,00

3

3

8

3.30

8.70

3.3

5.43

4


4

8

4.40

8.70

7.69

17.39

5

14

19

15.38

20.65

23.08

38.04

6

15


23

16.48

25.00

39.56

63.04

7

25

16

27.47

17.39

67.03

80.43

8

13

10


14.29

10.87

81.32

91.30

9

9

5

9.89

5.43

91.21

96.74

10

8

3

8.79


3.26

100.00

100.00

Tổng

91

92

% HS đạt điểm Xi trở xuống (%)

1

100
90
80
70
60
50
40
30
ĐC

20
10

TN


0
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Điểm Xi

Hình 3.1. Đường lũy tích ài kiểm tra chương 8
Bảng 3.6. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra chương 9 của 4 lớp
Điểm

Số HS đạt điểm xi


% HS đạt điểm xi

xuống

TN

ĐC

0

0

0

0.00

0.00

0.00

0.00

1

0

0

0.00


0.00

0.00

0.00

2

0

0

0.00

0.00

0.00

0.00

3

1

5

1.10

5.43


1.10

5.43

4

5

9

5.49

9.78

6.59

15.22

5

12

21

13.19

22.83

19.78


38.04

6

15

23

16.48

25.00

36.26

63.04

7

22

14

24.18

15.22

60.44

78.26


8

16

11

17.58

11.96

78.02

90.22

TN

19

ĐC

% HS đạt điểm xi trở
ĐC

TN


10

6


10.99

6.52

89.01

96.74

10

10

3

10.99

3.26

100.00

100.00

Tổng

91

92

% HS đạt điểm Xi trở xuống (%)


9

100
90
80
70
60
50
40
30
20

ĐC

10

TN

0
1

2

3

4

5

6


7

8

9

10

Điểm Xi

Hình 3.2. Đường lũy tích bài kiểm tra chương 9
Bảng 3.7. Bảng phân loại kết quả học tập
Phân loại kết quả học tập của HS (%)
Bài

Yếu kém

Trung bình

Khá

Giỏi

KT

(0-4 điểm)

(5, 6 điểm)


(7, 8 điểm)

(9, 10 điểm)

TN

ĐC

TN

ĐC

TN

ĐC

TN

ĐC

Ch 8

7.69

17.39

31.87

45.65


41.76

28.26

18.68

8.70

Ch 9

6.59

15.22

29.67

47.83

41.76

27.17

21.98

9.78

60
50
40
30

20

ĐC
TN

10
0

Yếu-Kém

TB

Khá

Giỏi

Hình 3.3. Biểu đờ phân loại kế t quả học tập của học sinh chương 8

20


60.0
50.0
40.0
30.0
20.0

ĐC
TN


10.0
0.0

Yếu-Kém

TB

Giỏi

Khá

Hình 3.4. Biểu đồ phân loại kế t quả học tập của HS chương 9
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng các lớp TN, lớp ĐC của trường THPT Dương Xá
và THPT Yên Viên
Bài

S

x

KT

Lớp

V(%)

TN

ĐC


TN

ĐC

TN

P

ES

ĐC

CH

D. Xá

7,02

6,20

1,50

1,54

21,42

24,89

0,006


0,46

8

Y-Viên

6,71

5,89

1,48

1,49

22,11

25,34

0,009

0,49

CH

D. Xá

7,17

6,27


1,49

1,48

20,79

23,59

0,002

0,50

9

Y-Viên

7,00

6,00

1,48

1,46

21,10

24,33

0,001


0,60

Bảng 3.10: Bảng hệ số tương quan rSB
Hê ̣ số tương quan r

Trường THPT Dương Xá

Trường THPT Yên Viên

TN-11A1
GiữaC8 & C9

ĐC-11A2

TN-11A4

ĐC-11A5

0,8643

0,7715

0,9646

0,8890

3.5.2.4. Phân tích kết quả thực nghiệm.
* Tỉ lệ HS yếu kém, trung bình, khá và giỏi
Phương án thực nghiệm đã có tác dụng phát triển năng lực nhận thức của HS, góp phần giảm
tỷ lệ HS yếu kém, trung bình và tăng tỷ lệ HS khá, giỏi.

* Các đường luỹ tích
Các đường lũy tích của lớp thực nghiệm ln nằm bên phải và phía dưới các đường luỹ tích của
lớp đối chứng.
Điều đó cho thấy chất lượng học tập của các lớp TN tốt hơn các lớp ĐC.
* Giá trị các tham số đặc trưng
21


- Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn HS lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ
HS các lớp thực nghiệm nắm vững và vận dụng kiến thức, kỹ năng tốt hơn HS các lớp đối chứng.
- Độ lệch chuẩn ở lớp thực nghiệm nhỏ hơn ở lớp đối chứng, chứng tỏ số liệu của lớp thực
nghiệm ít phân tán hơn so với lớp đối chứng.
- Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng đã chứng minh độ phân tán quanh
giá trị trung bình cộng của lớp thực nghiệm nhỏ hơn, tức là chất lượng lớp thực nghiệm đồng đều hơn lớp đối
chứng.
Mặt khác, giá trị V thực nghiệm đều nằm trong khoảng từ 10% đến 30% (có độ dao động
trung bình). Do vậy, kết quả thu được đáng tin cậy.
* Giá trị tham số đặc trưng theo phần mềm
- Thông số p<0,05 có ý nghĩa và chênh lê ̣ch khơng có khả năng xảy ra ngẫu nhiên .
- Mức độ ảnh hưởng đều nằm trong khoảng từ 0,4 - 0,6 như vâ ̣y mức đô ̣ ảnh hưởng ở đây là trung bình
.
Nghĩa là việc xây dựng và sử dụng hệ thống tư liệu điện tử phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa
học lớp 11 nâng cao THPT có tính thực tiễn và có ý nghĩa lớn , nó đã có tác đ ộng tích cực với việc
nâng cao kết quả dạy và học mơn hóa học.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Sau một thời gian thực hiện đề tài : “Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng tư liệu dạy
học điện tử mơn Hóa học lớp 11 nâng cao, trung học phổ thơng theo hướng dạy học tích cực”, tôi
đã đạt được một số kết quả như sau:

1.1. Tổng quan cơ sở lí luận của đề tài :
1.2. Trên cơ sở phân tích nội dung chương trình sách giáo khoa hóa học lớp 11 nâng cao, đề xuất
nguyên tắc lựa chọn tư liệu dạy học điện tử, xây dựng cấu trúc tư liệu dạy học điện tử, nguyên tắc lựa
chọn phương pháp dạy học cho tư liệu dạy học điện tử và đề xuất phương pháp sử dụng tư liệu điện
tử.
1.3. Chúng tôi đã xây dựng được đĩa CD tư liệu dạy học điện tử dưới dạng Single file
Executable (exe) theo cấu trúc đã trình bày của phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao
bao gồm:
+ Tư liệu phim thí nghiệm :15

+ Tư liệu hình ảnh : 35

+ Tư liệu mô phỏng : 8

+ Tư liệu tham khảo :10

+ Tư liệu sơ đồ, biểu bảng, đồ thị :7

+ Video tham khảo : 15

+ Tư liêụ bài tập : 4

+ TL dẫn thực hành :2

+ Tư liệu hóa học vui:8

+ Tư liệu đề kiểm tra : 2

1.4. Xây dựng bảng gợi ý phương pháp dạy học cho các tư liệu dạy học điện tử phần dẫn xuất
22



hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao. Thiết kế hoạt động dạy học cho một số bài có sử dụng đĩa CD tư
liệu dạy học điện tử.
1.5. Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 4 lớp 11 của 2 trường trung học phổ thông ở Gia Lâm Hà Nội, bước đầu thu được những kết quả khả quan.
2. Một số tồn tại của luận văn
Trong quá trình tiến hành triển khai đề tài, kiến thức cũng như khả năng nghiên cứu của tôi đã
được nâng cao. Tuy nhiên đây mới chỉ là những kết quả nghiên cứu bước đầu. Vì điều kiện thời gian có
hạn, khả năng và năng lực cịn hạn chế nên cơng việc nghiên cứu khơng tránh khỏi thiếu sót như:
 Chưa xây dựng hệ thống TLDH ĐT cho tồn bộ chương trình hóa học 11.
 Giao diện trang tư liệu chưa được xinh động, bắt mắt.
3. Khuyến nghị
3.1. Tập huấn thường xuyên cho giáo viên về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học
hóa học, đặc biệt là việc sử dụng các phần mềm, tư liệu dạy học và thiết kế các bài học theo hình
thức E-learning.
3.2. Trang bị đầy đủ hơn nữa các thiết bị thí nghiệm và các phương tiện kỹ thuật dạy học cho
các trường trung học phổ thông để giáo viên có thể sử dụng thường xuyên.
4. Phƣơng hƣớng nghiên cứu trong thời gian tới
4.1. Biên soạn đầy đủ các giáo án sử dụng hệ thống tư liệu điện tử hóa học lớp 11 nâng cao
theo các phương pháp dạy học tích cực.
4.2. Tiếp tục tiến hành thực nghiệm sư phạm bài bản với thời gian dài hơn. Khắc phục
những hạn chế về nội dung và hình thức của hệ thống TLDH điện tử. Thu thập các số liệu đa dạng
để kết quả thu được chính xác và có tính thuyết phục.

References.
1. Nguyễn Duy Ái, Đỗ Quý Sơn, Thế Trƣờng (2004), Truyện kể các nhà bác học hóa học,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Phạm Ngọc Bằng, Trần Trung Ninh, Trang Thị Lân, Hoàng Thị Chiên, Nguyễn Văn
Hiếu, Võ Văn Duyên Em, Dƣơng Huy Cẩn, Phạm Ngọc Sơn (2009), Ứng dụng công nghệ
thơng tin và truyền thơng (ICT) trong dạy học hóa học, Tập 2, NXB Đại học Sư phạm Hà

Nội, Hà Nội.
3. Phạm Ngọc Bằng, Lê Hải Đăng, Đĩa VCD thí nghiệm hoá học lớp 11, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công
nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012.
23


5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng mơn hóa học
lớp 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học, Chương trình phát triển giáo dục trung học
(2010), Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
trong chương trình giáo dục phổ thơng mơn Hóa học cấp Trung học phổ thơng.
7. Võ Chấp (2006), Những vấn đề của giáo dục phổ thông hiện nay và định hướng chiến lược
phát triển giáo dục đào tạo Việt Nam trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước, Trường Đại học
Sư phạm - Đại học Huế.
8. Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT về việc tăng
cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005.
9. Chỉ thị số 40/CT–TWcủa Ban chấp hành trung ương Đảng ngày15/6/2004 về việc xây dựng,
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD.
10. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo
dục.
11. Nguyễn Cƣơng (1999), …, Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Cƣơng (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học-Một
số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Mạnh Dung (2000), Phương pháp dạy học hóa học (tập 2), NXB
Giáo dục, Hà Nội.
14. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương pháp dạy học Hóa
học (tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Hữu Đĩnh, Đặng Thị Oanh, Đặng Xuân Thƣ (2008), Dạy và học hóa học 11 theo
hướng đổi mới, NXB giáo dục, Hà Nội.
16. Cao Cự Giác, Hoàng Thanh Phong, Nguyễn Thị Bích Hiền, Trần Thị Thanh Nga (2007),
Thiết kế bài giảng hóa học 11 nâng cao tập 1 và tập 2, NXB Hà Nội.
17. Quách Tuấn Ngọc (2004), “Đổi mới giáo dục bằng công nghệ thông tin và truyền thông”,
Báo cáo về ICT in Education.
18. Quách Tuấn Ngọc (1999), “Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thơng tin - xu thế của
thời đại”, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên ngành, số 8.
19. Đặng Thị Oanh, Đặng Xuân Thƣ, Phạm Đình Hiến, Cao Văn Giang, Phạm Tuấn Hùng,
Phạm Ngọc Bằng (2007), Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm hóa học trung học phổ thơng, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
20. Trịnh Lê Hồng Phƣơng (2011), Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy và học phần cấu tạo
nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học – chương trình trung học phổ thơng
24


chuyên, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Đào Anh Quang (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin để lập hệ thống tư liệu dạy và học
Hóa học lớp 12 - Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học
Sư phạm Huế.
22. Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (2007), Phương pháp dạy học hóa học, Học phần phương pháp dạy
học hóa học 2, NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội, Hà Nội.
23. Nguyễn Trọng Thọ (2002),Ứng dụng tin học tronggiảng dạy hóa học, NXBGD
24. Lê Xuân Trọng, Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đồn Việt Nga, Lê Trọng Tín (2007),
Sách giáo viên hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục, HN.
25. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2007), Hóa học 11 nâng
cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
26. Lê Xuân Trọng (Chủ biên) (2006), Bài tập hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
27. Nguyễn Xuân Trƣờng (2002), Hoá học vui, Nxb khoa học và kĩ thuật.
28. Nguyễn Xuân Trƣờng (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thơng, NXB

giáo dục, Hà Nội.
29. Hồng Anh Tuấn (2010), Xây dựng và hướng dẫn khai thác sử dụng hệ thống tư liệu dạy
học điện tử môn hóa học lớp 12 nâng cao THPT, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
30. Viện chiến lược và chương trình giáo dục (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học ở trường phổ thơng Việt Nam, Trang web .
31. Trong q trình xây dựng đĩa tƣ liệu, chúng tôi đã sử dụng tƣ liệu và phần mềm của:
- Các tác giả khoa Hóa Học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Nguyễn Đức Chuy, Đặng
Thị Oanh, Đặng Xuân Thư, Trần Trung Ninh, Phạm Ngọc Bằng, Phạm Ngọc Sơn...).
- Một số Flash mô phỏng của Đặng Thị Oanh - Phạm Ngọc Bằng.
32. Địa chỉ một số trang web
















o










25


×