Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Tóm tắt luận văn: Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.99 KB, 43 trang )


MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài.
-Ngành học giáo dục mầm non đã đặt ra mục tiêu không cung cấp kiến
thức cụ thể mà là cung cấp cho trẻ năng lực nhận thức chung, giúp cho trẻ
thông minh, nhanh nhẹn, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá và có một số
kĩ năng tư duy cơ bản như: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát…
cũng như một số phẩm chất như độc lập, linh hoạt, tự giác, tự tin…
-Kĩ năng so sánh là một trong những kĩ năng nhận thức cơ bản của trẻ
mầm non. Đó là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau,
đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối
tượng nhận thức. So sánh là thao tác tư duy quan trọng trong quá trình nhận thức
của con người nói chung và của trẻ mầm non nói riêng. Nó là cơ sở để trẻ phân
biệt sự vật này với sự vật khác, hiện tượng này với hiện tượng khác, là cơ sở để
trẻ nhận biết thế giới xung quanh một cách chính xác nhất.
-Kĩ năng so sánh của trẻ được hình thành và phát triển trong quá trình
nhận biết, lĩnh hội thế giới xung quanh, đặc biệt là trong hoạt động học có chủ
đích ở trường mầm non. Hoạt động khám phá môi trường xung quanh có ưu
thế lớn trong việc phát triển nhận thức cũng như phát triển năng lực tư duy
cho trẻ.
-Thực tế cho thấy ở các trường mầm non KNSS của trẻ chưa tốt, trẻ
thực hiện quá trình so sánh nhưng chưa nắm được quá trình so sánh và KNSS
của trẻ chưa tốt.
- Giáo dục phải đảm bảo nhiệm vụ giáo dục nhưng cũng cần đề cao yếu
tố “chơi mà học, học mà chơi. Trò chơi học tập với những đặc trưng riêng của
mình có thể giải quyết được vấn đề này, giúp trẻ được vui chơi nhưng vẫn
góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ nói riêng và phát triển toàn diện nhân cách
trẻ nói chung.

1



Vì những lí do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng trò chơi
học tập trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ
năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” với mục tiêu đóng góp vào cơ sở lí luận
và thực tiễn cho quá trình hình thành và phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ, nhằm
năng cao khả năng nhận thức cho trẻ trong quá trình học tập sau này.
II.Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu cách thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động
khám phá môi trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1.Khách thể nghiên cứu.
Quá trình phát triển kĩ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong
hoạt động khám phá môi trường xung quanh.
3.2.Đối tượng nghiên cứu.
Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá môi
trường xung quanh nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
IV.Giả thuyết khoa học.
Nếu thiết kế được hệ thống TCHT đa dạng về nhiệm vụ và cách thức so
sánh và sử dụng nó một cách linh hoạt, phù hợp khả năng nhận thức của trẻ
và đặc điểm của hoạt động khám phá môi trường xung quanh thì kĩ năng so
sánh của trẻ sẽ được củng cố và phát triển tốt hơn
V.Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1.Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng
TCHT trong hoạt động khám phá MTXQ nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
5.2.Đề xuất thiết kế hệ thống TCHT và hướng dẫn sử dụng trong hoạt động
khám phá MTXQ nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

2



5.3.Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của hệ
thống TCHT đã thiết kế.
VI.Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Thiết kế và sử dụng TCHT trong hoạt động khám phá MTXQ theo chủ
đề thực vật.
VII.Phương pháp nghiên cứu.
7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận.
7.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
7.2.1.Phương pháp điều tra..
7.2.2.Phương pháp quan sát sư phạm.
7.2.3.Phương pháp đàm thoại.
7.2.4.Phương pháp nghiên cứu sản phẩm..
7.2.5.Phương pháp thực nghiệm.
7.2.6.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
7.3.Nhóm nhương pháp xử lí số liệu.
VIII.Những đóng góp mới của đề tài.
8.1.Làm rõ lí luận của việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm rèn luyện
kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá MTXQ.
8.2.Đánh giá thực trạng việc thiết kế và sử dụng TCHT để rèn luyện kĩ
năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá MTXQ.
8.3.Đề xuất cách thiết kế TCHT nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá MTXQ và hướng dẫn giáo viên
mầm non sử dụng những trò chơi này ở trường mầm non.
IX.Cấu trúc luận văn: Gồm 3 phần.
9.1.Phần mở đầu.
9.2.Phần nội dung.

3



Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiến của việc thiết kế và sử dụng
TCHT trong hoạt động khám phá MTXQ nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Chương 2: Thiết kế và sử dụng TCHT trong hoạt động khám phá
MTXQ nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
9.3.Phần kết luận.

NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ
VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM
PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI.
1.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1.1.Những nghiên cứu ở nước ngoài.
.1Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu vai trò của KNSS đối với sự
phát triển nhận thức.
2.Hướng nghiên cứu thứ hai:Nghiên cứu về tiến trình so sánh
3.Hướng nghiên cứu thứ ba: Nghiên cứu về đặc điểm so sánh của trẻ
mẫu giáo nói chung và đặc điểm so sánh của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng.
4.Hướng nghiên cứu thứ tư: Nghiên cứu TCHT đối với sự phát triển trí
tuệ, rèn luyện KNSS cho trẻ mẫu giáo.
1.1.2.Những nghiên cứu trong nước.
1.Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu vai trò của KNSS đối với sự
phát triển nhận thức.
Hướng nghiên cứu thứ 2: Nghiên cứu về quá trình hình thành KN so sánh

4



Hướng nghiên cứu thứ ba: Nghiên cứu về đặc điểm so sánh của trẻ
mẫu giáo nói chung và đặc điểm so sánh của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng.
Hướng nghiên cứu thứ tư: Nghiên cứu TCHT đối với sự phát triển trí
tuệ, rèn luyện KNSS cho trẻ mẫu giáo.
1.2.Cơ sở lí luận về việc thiết kế và sử dụng TCHT
trong hoạt động khám phá MTXQ nhằm rèn luyện kĩ năng
so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
1.2.1.Kĩ năng so sánh của trẻ 5-6 tuổi.
1.2.1.1.Khái niệm kĩ năng so sánh.
*Khái niệm kỹ năng.
Kỹ năng là khả năng lựa chọn những tri thức, kinh nghiệm trong hoàn
cảnh cụ thể để thực hiện hoạt động một cách hiệu quả, thành thạo trên cơ sở
nắm vững phương thức, cách thức hành động.
*Khái niệm “so sánh”
so sánh là một thao tác cơ bản của tư duy nhằm giúp cho chủ thể nhận
thức xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng
nhất khi xem xét các sự vật hiện tượng.
Như vậy trên cơ sở khái niệm “kỹ năng” và khái niệm “so sánh”, tôi
cho rằng: kỹ năng so sánh là khả năng sử dụng những tri thức, kinh
nghiệm và các giác quan phù hợp để tìm ra điểm giống nhau hay khác
nhau, điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều đối tượng một
cách vững vàng, thành thạo
*Khái niệm “rèn luyện kĩ năng so sánh”
Rèn luyện KNSS cho là sự hướng dẫn và tổ chức luyện tập giúp cho
trẻ có khả năng sử dụng những tri thức, kinh nghiệm và các giác quan phù
hợp để tìm ra điểm giống nhau hay khác nhau, điểm tương đồng hay khác
biệt giữa hai hay nhiều đối tượng một cách vững vàng, thành thạo.
1.2.1.2.Quá trình tâm lý hình thành thao tác so sánh.


5


*Các giai đoạn hình thành hoạt động trí tuệ của Galpêrin
Giai đoạn 1: Lập cơ sở định hướng của hành động
Giai đoạn 2: Hành động với đồ vật hay vật chất hóa.
Giai đoạn 3: Hành động với lời nói to, không dùng đồ vật.
Giai đoạn 4: Hành động vói lời nói thầm.
Giai đoạn 5: Hành động rút gọn với lời nói bên trong.
*Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Đặc điểm phát triển tư duy: trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã phát triển cả ba
loại tư: Tư duy trực quan-hành động, tư duy trực quan-hình tượng, tư duy trừu
tượng. Trong đó, kiểu tư duy trực quan hình tượng vẫn chiếm ưu thế. Đặc biệt
kiểu tư duy trực quan-sơ đồ xuất hiện, nó là bước trung gian của sự chuyển
tiếp từ tư duy trực quan-hình tượng đến tư duy loogic. Tư duy trực quan-sơ đồ
vẫn mang tính chất hình tượng nhưng bản thân hình tượng đã trở nên khác
trước. Kiểu tư duy này giúp cho trẻ phản ánh mối liên hệ khách quan giữa các
sự vật, hiện tượng
*Quá trình hình thành KNSS trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Xác định nhiệm vụ so sánh, nhận biết dấu hiệu so sánh.
Giai đoạn 2: Thao tác đối chiếu để so sánh
Giai đoạn 3: Giải thích hành động so sánh đã thực hiện
Các giai đoạn này tương ứng với ba giai đoạn đầu theo quan điểm
P.Ia.Galpêrin, hai giai đoạn tiếp theo sẽ dần dần hình thành khi tư duy của trẻ
chuyển sang tư duy logic.
Quá trình phát triển kĩ năng so sánh của trẻ tạo nên sự biến đổi về chất của
thao tác tư duy so sánh từ dạng so sánh sơ khai lên dạng so sánh chính thức:

6



Mới tri giác vật

Quan sát kỹ lưỡng vật





Dạng so sánh sơ khai

Dạng so sánh chính thức





So sánh một dấu hiệu nổi bật nhất

So sánh nhiều dấu hiệu thuộc tính





Đặc trưng ở trẻ

Khiếm khuyết ở trẻ


Dạng sơ khai của thao tác so sánh có đặc điểm là trẻ rất dễ bị chi phối
bởi các ấn tượng bên ngoài của sự vật, hiện tượng nên dễ bỏ qua những dấu
hiệu bản chất khi trẻ mới tri giác vật. Đặc điểm này đặc trưng của trẻ mầm
non.
Dạng chính thức của thao tác so sánh có đặc điểm là không diễn ra
ngay khi mới tri giác sự vật, trẻ so sánh khi tri giác có chủ định). Sự vật được
tri giác rồi phân tích từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng để tìm ra điểm
giống nhau hay khác nhau giữa chúng. Dạng chính thức của thao tác so sánh à
phải trải qua một quá trình luyện tập công phu với sự hướng dẫn của người
lớn.
1.2.1.3.Đặc điểm so sánh của trẻ 5-6 tuổi.
-Trẻ có thể so sánh những đối tượng quen thuộc gần gũi xung quanh
trẻ. Các đối tượng này có thể là vật thật, tranh ảnh, mô hình đều phù hợp với
khả năng tư duy của trẻ.
-Trong quá trình so sánh trẻ có thể cần phải thực hiện một số thao tác đối
chiếu như đặt cạnh, đặt chồng, sử dụng các đơn vị đo chuẩn (cân thăng bằng,
thước đo…) hoặc các đơn vị đo không chuẩn (thước tự làm, vật mẫu trung
gian…) để xác định sụ giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng so sánh.

7


-Thao tác so sánh để tìm ra mối quan hệ chung giữa các đối tượng
thường khó hơn để tìm ra sự khác nhau giữa các đối tượng
-Khi so sánh trẻ dễ phát hiện sự khác nhau nổi bật của các đối tượng so
sánh về đặc điểm của nó vì tri giác của trẻ mang tính tổng thể. Khả năng phân
tích đối tượng còn hạn chế nên trẻ thường khó khăn trong việc xác định dấu
hiệu để so sánh, nhất là dấu hiệu chung.
-Trẻ 5-6 tuổi thường vẫn rất hứng thú khi được thao tác với vật thể.
Bên cạnh đó, khả năng điều khiển vận động của trẻ đã tốt hơn trước rất nhiều

nên trẻ có thể thực hiện các thao tác so sánh khác nhau.
-Trẻ 5-6 tuổi hoạt động chủ đạo vẫn là hoạt động vui chơi, vì vậy nếu
việc so sánh được thực hiện dưới hình thức chơi thì trẻ sẽ thấy thoải mái hơn,
hứng thú hơn đối với việc giải quyết các nhiệm vụ so sánh đặt ra.
1.2.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kĩ năng so sánh của
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
a.Phương tiện so sánh.
*Về đối tượng so sánh:
Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chỉ có 3 loại phương tiện so sánh: so sánh
bằng vật thật, so sánh bằng mô hình, so sánh bằng tranh ảnh.
-Phương tiện so sánh bằng vật thật phải đảm bảo tính chính xác, tính
thẩm mĩ, tính khái quát cao.
-Phương tiện so sánh bằng mô hình mô phỏng phải thể hiện được nét
đặc trưng, tính chính xác, tính thẩm mĩ, cân đối so với đối tượng thật mà nó
mô phỏng.
-Phương tiện so sánh bằng tranh ảnh: hình ảnh trong tranh vẽ, ảnh chụp
phải thể hiện dưới góc độ biểu lộ những nét đặc trưng nhất của đối tượng so sánh
mà nó biểu thị.
*Bố trí đối tượng so sánh

8


b.Đặc điểm cá nhân trẻ
*Mức độ nhận thức của trẻ về đối tượng so sánh.
*Khả năng vận động của trẻ
*Mức độ hứng thú của trẻ với đối tượng so sánh
c.Phương pháp tác động của giáo viên.
*Hiểu biết của giáo viên về quá trình phát triển KNSS.
*Cách tổ chức hoạt động so sánh cho trẻ.

*Tạo cơ hội cho trẻ luyện tập và ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống.
1.2.2.TCHT với việc rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
1.2.2.1.Khái niệm TCHT.
TCHT là trò chơi trí tuệ-trò chơi có luật do người lớn nghĩ ra nhằm
thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ vừa giúp trẻ phát triển trí tuệ. Hành động
chơi, luật chơi được quy định rõ ràng tùy theo nhiệm vụ phát triển nhận thức
đã được xác định trước đó.
1.2.2.2.Đặc điểm của TCHT
-Trò chơi luôn luôn là một hoạt động mang tính chất vô tư. Trẻ em
tham gia vào trò chơi bởi sự hấp dẫn của bản thân quá trình chơi chứ không
phải là kết quả đạt được của quá trình chơi.
-Động cơ chơi không nằm ở kết quả mà nằm ngay trong bản thân hành
động chơi.
-Trò chơi là hoạt động tự lập của trẻ và mang tính tự do, tự nguyện, hay
nói cách khác nó thoát khỏi những phương thức hành động bắt buộc.
-Trò chơi luôn mang lại sự thỏa mãn và niềm vui vô bờ cho người chơi.
1.2.2.3.Phân loại TCHT.
*Dựa vào tính chất của TC
*Dựa vào các quá trình tâm lí chủ yếu được huy động để giải quyết tình
huống của TC

9


*Dựa trên nhiệm vụ học tập được đưa vào TC.
1.2.2.4.Cấu trúc của TCHT.
-Nhiệm vụ chơi hay chính là nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ học tập
nhằm đảm bảo nhiệm vụ phát triển các giác quan hay phát triển một phẩm
chất tâm lý nào đó.
-Hành động chơi là hệ thống thao tác nhằm thực hiện nhiệm vụ nhận

thức mà TC đặt ra, nhưng phải tuân thủ theo luật chơi đặt ra.
-Luật chơi là những quy định bắt buộc người chơi phải tuân thủ trong
khi thực hiện nhiệm vụ nhận thức. Nó là tiêu chuẩn để đánh giá hành động
đúng hay sai
-Kết quả chơi: TCHT bao giờ cũng có một kết quả nhất định, đó là lúc
TC kết thúc, trẻ hoàn thành một nhiệm vụ nhận thức nào đó mà TC yêu cầu.
-Đồ chơi là công cụ, là phương tiện để tiến hành TCHT. Đồ chơi được
giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức
của trẻ trong TCHT.
1.2.2.5.Vai trò của TCHT đối với việc rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi.
-Trong TCHT, nhiệm vụ nhận thức được do giáo viên đặt ra
-TCHT đa dạng về thể loại, hình thức chơi, cách chơi tạo cơ hội cho trẻ
được rèn luyện KNSS dưới nhiều hình thức, nhiều tình huống chơi khác nhau
nên KNSS của trẻ sẽ tốt hơn.
-TCHT được tổ chức cho trẻ chơi ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, vì vậy đối
với trẻ 5-6 tuổi thì TCHT đã trở nên quen thuộc. Cho nên, giáo viên rất dễ
dàng để tổ chức TCHT cho trẻ chơi.
-TCHT cũng như các loại TC khác đều có sức hấp dẫn, cuốn hút trẻ, lôi
cuốn trẻ tham gia vào trò chơi nên những gì mà trẻ trải qua trong TC sẽ để lại

10


ấn tượng sâu sắc hơn trong nhận thức cũng như niềm vui mà trẻ cảm nhận
được.
-Phương tiện sử dụng để tổ chức TCHT đơn giản, đa dạng không cần
phải chuẩn bị cầu kì. Vì vậy, giáo viên có thể tổ chức TCHT ở mọi điều kiện
khác nhau.
-Kết quả của TC được thể hiện ngay trước mắt trẻ nên kích thích hứng

thú của trẻ không chỉ ở quá trình chơi mà ở cả kết quả chơi
1.2.2.6.Vị trí của TCHT trong hoạt động khám phá MTXQ.
*Khái niệm “hoạt động khám phá MTXQ”
“Hoạt động khám phá MTXQ” là quá trình tác động giữa con người
với môi trường xung quanh nhằm tìm ra những quy luật tồn tại và phát triển
của các hiện tượng, sự vật xunh quanh trẻ, đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ.
*Đặc điểm của hoạt động khám phá MTXQ.
-Hoạt động khám phá MTXQ là một trong những hoạt động đặc thù
của trẻ lứa tuổi mầm non.
-Hoạt động khám phá MTXQ được tổ chức xuất phát từ chính nhu cầu,
hứng thú của trẻ.
-Hoạt động khám phá MTXQ là một hoạt động có mục đích rõ ràng.
*Cấu trúc của hoạt động khám phá MTXQ.
-Phần mở đầu: Hướng sự chú ý của trẻ đến đối tượng mà trẻ khám phá.
-Phần trọng tâm chính là những tác động của trẻ lên đối tượng nhận
thức để tìm ra những quy luật khách quan, chủ quan tồn tại trong sự vật hiện
tượng, tìm ra những mối liên hệ về sự tồn tại và phát triển của đối tượng.
-Phần kết thúc chính là phần củng cố những kiến thức, nhận thức của
trẻ về đối tượng nhận thức.
*Vai trò của TCHT trong hoạt động khám phá MTXQ.
-Cung cấp tri thức mới cho trẻ.

11


-Củng cố tri thức, kĩ năng mà trẻ nắm được trong hoạt động KPMTXQ.
1.3.Cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng TCHT trong hoạt
động khám phá MTXQ nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi trong trường mầm non hiện nay.
1.3.1.Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng TCHT trong hoạt động

khám phá MTXQ nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
trong trường mầm non hiện nay.
1.3.1.1.Mục đích điều tra.
Điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng thiết kế và sử dụng TCHT trong hoạt
động khám phá MTXQ nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi. Trên cơ sở đó để thiết kế một số TCHT và hướng dẫn cách sử dụng
TCHT trong hoạt động khám phá MTXQ nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho
trẻ có hiệu quả.
1.3.1.2.Đối tương, phạm vi và thời gian điều tra.
Chúng tôi tiến hành điều tra 52 giáo viên đang dạy lớp MGL ở một số
trường mầm non trên địa bàn quận Hà Đông và quận Cầu Giấy-Hà Nội. Thời
gian điều tra từ 20/2/2014 đến 25/3/2014.
1.3.1.3.Nội dung điều tra.
+ Nhận thức của giáo viên mầm non về tầm quan trọng của việc rèn
luyện KNSS đối với sự phát triển của trẻ, về vai trò của TCHT đối với việc
hình thành KNSS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
+ Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm rèn luyện KNSS
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá MTXQ.
1.3.1.4.Phương pháp điều tra.
Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra giáo viên kết hợp với quan sát, trao
đổi với giáo viên các nội dung điều tra
1.3.1.5.Cách tiến hành và kết quả điều tra.

12


- Phát phiếu điều tra cho giáo viên, giải thích những thắc mắc của giáo
viên về các câu hỏi nêu trong phiếu điều tra. Sau đó thu phiếu điều tra và tiến
hành phân tích kết quả.
- Dự hoạt động khám phá môi trường xung quanh của trẻ 5-6 tuổi tại

lớp MGL A1, A4 trường mầm non Hà Nội-Thăng Long, lớp A1 trường mầm
non Ánh Sao.
- Nghiên cứu kế hoạch hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở
các chủ đề: Tết và mùa xuân, Thế giới động vật.
- Phân tích và xử lí kết quả thu được.
1.3.1.6.Kết quả điều tra
-100% giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện
kĩ năng so sánh đối với sự phát triển của trẻ, tuy nhiên trên thực thế giáo viên
chưa chú ý rèn luyện KNSS cho trẻ.
-Có 88,7% giáo viên có suy nghĩ đúng về khái niệm so sánh.
-Tỉ lệ giáo viên cho rằng cần rèn luyện KNSS trẻ sớm là 15,3%(so sánh
sự giống nhau),23% (so sánh sự khác nhau)
-GV thường xuyên chú ý rèn luyện KNSS cho trẻ trong các hoạt động
LQVT, khám phá MTXQ, HĐ ngoài trời, GV ít chú ý rèn luyện kĩ năng so
sánh cho trẻ bao gồm: hoạt động tạo hình, hoạt động âm nhạc. GV chỉ đặt ra
nhiệm vụ so sánh và yêu cầu trẻ nói lên kết quả so sánh chứ không hướng dẫn
trẻ thao tác so sánh, nhất là trong hoạt động khám phá MTXQ, khi mà đặc
điểm so sánh rất đa dạng, khó xác định và khó đối chiếu.
-GV đều nhận thấy ưu thế của HĐKPMTXQ nhưng chỉ 7,6% nhận thấy
hết được tất cả các ưu thế của HĐKPMTXQ.
-100% giáo viên đều cho biết sử dụng TCHT vào phần kết thúc của
hoạt động.

13


-Loại TCHT mà GV hay sử dụng trong HĐKPMTXQ là TC dùng lời
-Nguồn TC mà GV hay sử dụng là tham khảo từ chương trình giáo dục.
-100% GV đều cho rằng TCHT hiện nay phù hợp với lứa tuổi.
-GV rất quan tâm đến vấn đề đồ chơi, đồ dùng trực quan phục vụ cho

TC.
-GV gặp nhiều khó khăn khi tổ chức TCHT như số trẻ đông, không đủ
thời gian cho trẻ chơi, thiếu đồ chơi, số lượng TC ít.
-100% GV đều cho biết thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế TCHT
*Nhận xét chung
Phần lớn GVMN đều thấy được vai trò hết sức quan trọng của TCHT
đối với việc phát triển trí tuệ cho trẻ MN nói chung và đối với việc rèn luyện
KNSS cho trẻ MG 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá MTXQ nói riêng. Tuy
nhiên, GV chưa có nhận thức đầy đủ về TCHT cũng như chưa có kinh
nghiệm trong việc thiết kế TCHT.
Sở dĩ có thực trạng như thế là do giáo viên còn gặp một số khó khăn
như giáo viên thiếu tài liệu hướng dẫn, ngại suy nghĩ tìm tòi, không có thời
gian đầu tư sáng tạo, thiếu đồ dùng, chưa quan tâm đến cách thức tổ chức
TC…
1.3.2.Thực trang mức độ hình thành kĩ năng so sánh của trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi.
1.3.2.1.Mục đích đánh giá.
Đánh giá mức độ hình thành KNSS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường
mầm non hiện nay, lấy đó làm cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế hệ thống
TCHT nhằm nâng cao hiệu quả của việc rèn luyện KNSS cho trẻ
1.3.2.2.Đối tương, phạm vi và thời gian đánh giá.

14


Việc khảo sát được tiến hành trên 80 trẻ mẫu giáo lớn của hai trường
mầm non Ánh Sao-Cầu Giấy và trường mầm non Hà Nội Thăng Long-Hà
Đông-Hà Nội
Thời gian đánh giá từ 01/01/2014 đến 28/02/2014.
1.3.2.3.Nội dung điều tra.

Đánh giá KNSS của trẻ thể hiện ở hai khía cạnh: so sánh sự giống nhau
và khác nhau của các đối tượng so sánh trong ba bài tập khảo sát mức độ phát
triển KNSS.
1.3.2.4.Các tiêu chí và thang đánh giá.
• Tiêu chí đánh giá.
Trên cơ sở nghiên cứu về kĩ năng so sánh và hoạt động khám phá môi
trường xung quanh, tôi xác định đánh giá kĩ năng so sánh của trẻ 5-6 tuổi
thông qua các tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Trẻ xác định được điểm khác biệt giữa hai đối tượng (5
điểm)
Tiêu chí 2: Trẻ xác định được điểm chung giữa hai đối tượng. (5 điểm)
• Thang đánh giá
*Mức độ tốt (9-10điểm
*Mức độ khá (7-<9điểm
*Mức độ trung bình (5-<7điểm
*Mức độ kém (<5điểm
1.3.2.5.Cách đánh giá.
Đánh giá trẻ thông qua bài tập khảo sát trước thực nghiệm, quan sát,
ghi chép lại và cho điểm theo tiêu chí đã xây dựng.
1.32.6.Phân tích kết quả.

15


Bảng 2.1.Mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5-6
tuổi (tính theo %)
đối tượng ks

số
trẻ


MN Ánh Sao
40
MN Hà Nội-Thăng
Long
tổng

40
80

mức độ
tốt
khá
tb
yếu
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
7
17.5 7
17.5 11 27.5 15 37.5
6
13

15

10
32.5 17

25
10
42.5 21

25
14 35
52.5 29 72.5

Biểu đồ 2.1.Mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5-6 tuổi
(tính theo%)

Qua khảo sát cho thấy mức độ phát triển KNSS của trẻ 5-6 tuổi phân
bố không đều và còn thấp, chủ yếu tập trung ở mức trung bình và yếu. Tỉ lệ
trẻ đạt trên mức trung bình (khá và giỏi) còn thấp. Kết quả trên cho thấy mức
độ phát triển KNSS của trẻ 5-6 tuổi chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục đề
ra. Nguyên nhân của thực trạng này là do GV chưa có chú ý rèn luyện KNSS

16


cho trẻ và chưa phát huy hết được vai trò của TCHT trong việc rèn luyện
KNSS cho trẻ.
Chương II: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH NHẰM
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI.
2.1.Thiết kế TCHT nhằm rèn luyện kĩ năng so
sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

2.1.1.Nguyên tắc thiết kế TCHT nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
a.Đảm bảo tính mục đích.
b.Bảo đảm tính hệ thống.
c.Đảm bảo tính phát triển.
d.Đảm bảo tính hấp dẫn.
2.1.2.Các bước thiết kế TCHT nhằm rèn luyện kĩ năng so sánh cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi.
a.Xác định nhiệm vụ nhận thức (mục đích của TC)
b.Xác định nội dung chơi.
c.Xác định các hành động chơi.
d.Xác định luật chơi.
e.Đặt tên TC
g.Lựa chọn đồ chơi
h.Hướng dẫn cách chơi.
2.1.3.Một số điều cần lưu ý khi thiết kế TCHT nhằm rèn luyện KNSS
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Cần dựa vào mức độ phát triển kĩ năng so sánh của trẻ 5-6 tuổi, căn
cứ vào nội dung khám phá MTXQ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.,cần phải xuất

17


phát từ nhu cầu thực tiễn, hoàn cảnh của từng trường cũng như đặc điểm cá
nhân trẻ (nhu cầu, cảm xúc, mức độ phát triển nhận thức…)
-Các TC được thiết kế cần có sự đa dạng về nội dung, về phương tiện,
cách thức so sánh với sự tham gia của mọi giác quan
-Nhiệm vụ chơi, hành động chơi, luật chơi cần rõ ràng, cụ thể và vừa
sức để mọi trẻ có thể tham gia được.
-Các TC được thiết kế theo hướng mở với các mức độ yêu cầu khác nhau,

với các cách phát triển khác nhau để giáo viên có thể sử dụng được thuận lợi và
phù hợp với nhu cầu khả năng của trẻ cũng như hoàn cảnh thực tiễn.
-Các TC được sắp xếp thành hệ thống theo chủ đề phám phá MTXQ
của trẻ cũng như nhiệm vụ so sánh mà trẻ cần thực hiện.
2.1.4.Hệ thống TCHT rèn luyện KNSS trong hoạt động khám phá
MTXQ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Bảng 2.1.Hệ thống TCHT nhằm rèn luyện KNSS cho
trẻ mẫu giáo cho chủ đề “Thực vật”
Nhiệm vụ so
sánh
Sự khác nhau

Nội dung so sánh
Đặc điểm
ngoài

Đặc điểm
trong

Đối tượng so
sánh
bên Các loại quả
Các loại hoa
Các loại quả
Cây lương thực

bên Các loại hoa
Các loại quả

18


Tên trò chơi
Thử tài đoán vật
Thi xem đội nào
nhanh
Ai giỏi nhất
Đi chợ
Tìm hình in sai
Nhà nông đua tài
Vượt chướng ngại
vật
Chinh phục đỉnh
cao
Mũi ai tinh
Nhắm mắt thi tài


Cách sử dụng

Các loại quả

Các loại rau
Cây lương thực
Lợi ích

Các loại hoa
Các loại rau
Các loại quả
Cây lương thực


Môi trường sống

Sự giống nhau

Các loại rau
Các loại hoa
Cây lương thực
Nhu cầu dinh Các loại rau
dưỡng
Các loại hoa
Cây ăn quả
Cây lương thực
Đặc điểm cấu tạo Các loại hoa
Các loại rau
Các loại quả
Cây lương thực

Nhu cầu
dưỡng
Lợi ích

dinh Các loại hoa
Các loại quả
Các loại rau
Cây lương thực
Các loại hoa

19

Người đầu bếp tài

năng
Chọn đúng quy
trình
Chọn quy trình
đúng
Chọn quy trình
đúng
Tìm về đúng chỗ
Tìm đúng bạn
thân

Trồng cây
Thứ gì cần cho tôi
Chăm sóc cây
trồng
Ai giỏi nhất
Nhà nông đua tài
Ai nói giỏi
Vượt chướng ngại
vật
Chinh phục đỉnh
cao
Đi chợ
Vật nào khác loại
Thi xem đội nào
nhanh
Thứ gì cần cho tôi
Trồng cây
Lợi ích của chúng
tôi



Các loại quả
Các loại rau
Cây lương thực

Tìm nhóm
thân

bạn

2.2.Hướng dẫn sử dụng hệ thống TCHT nhằm rèn luyện KNSS cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá MTXQ.
2.2.1.Yêu cầu sử dụng TCHT nhằm rèn luyện KNSS cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi trong hoạt động khám phá MTXQ.
2.2.2.Cách sử dụng TCHT nhằm rèn luyện KNSS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
2.2.2.1.Lập kế hoạch sử dụng TCHT nhằm rèn luyện KNSS cho trẻ
MG 5-6 tuổi.
a.Kế hoạch sử dụng TCHT nhằm rèn luyện KNSS cho trẻ mẫu giáo
trong chủ đề “Thực vật”.
Hệ thống TCHT đã thiết kế cho chủ đề “Thực vật”, vì vậy GV cần lựa
chọn TC cho phù hợp với nội dung KPMTXQ, với cá nhân trẻ lớp mình và
điều kiện thực tế của trường lớp.
b.Kế hoạch sử dụng TCHT nhằm rèn luyện KNSS trong các hình thức
hoạt động khác của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
Hình thức hoạt động
Hoạt động vui chơi

Trò chơi được sử dụng
1.Bán hàng

2.Tìm hình in sai
3.Người đầu bếp tài năng
4.Đi chợ
1.Hái hoa

Hoạt động ngoài trời

2.Thi xem đội nào nhanh
3.Trồng cây
4.Thử tài đoán vật
5.Nhà nông đua tài
1.Tìm hình in sai

Sinh hoạt chiều

20


2.Thi xem đội nào nhanh
3.Chọn hoa tặng bạn
4.Mũi ai tinh
5.Gắn nhị cho hoa
6.Trang trí khung tranh
7.Vượt chướng ngại vật
8.Ai giỏi nhất
9.Đối đầu
10.Chinh phục đỉnh cao
2.2.2.2.Hướng dẫn tổ chức TCHT nhằm rèn luyện KNSS cho trẻ MG 5-6
tuổi.
a.Tổ chức môi trường chơi cho trẻ.

GV cần quan tâm xây dựng môi trường vật chất lẫn môi trường tâm lý
tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cũng như tạo cho trẻ tâm lí tốt nhất khi
tham gia vào TC.
b.Xác định các hình thức và tình huống chơi.
*Các hình thức chơi phụ thuộc vào nhiệm vụ so sánh, nội dung và tính
chất của hoạt động khám phá MTXQ, đồ chơi, hành động chơi, khả năng chơi
của trẻ, số lượng trẻ chơi…
*Các tình huống chơi phụ thuộc vào nội dung khám phá MTXQ, phụ
thuộc vào hành động chơi, kĩ năng chơi, đồ dùng, đồ chơi, số lượng trẻ tham
gia vào TC để xây dựng nên tình huống chơi.
c.Hướng dẫn trẻ chơi
GV cần giúp trẻ chơi TC một cách dễ dàng, thuận lợi nhưng không
được can thiệp quá sâu vào TC, giúp trẻ tham gia vào TC một cách hứng thú
và tích cực nhất.
d.Tổ chức cho trẻ chơi

21


GV tổ chức cho trẻ chơi, có thể chơi TC nhiều lần tùy thuộc vào nhu
cầu, hứng thú của trẻ.
2.2.2.3.Đánh giá hiệu quả trò chơi.
GV theo dõi việc trẻ thực hiện các yếu tố của nhằm điều chỉnh các yếu
tố của TC cho phù hợp với khả năng và mức độ phát triển KNSS của trẻ, đặc
điểm cá nhân trẻ. Từ đó, tiếp tục điều chỉnh để thiết kế TCHT ngày càng tốt
hơn.
Kết luận chương 2
Dựa vào những nguyên tắc thiết kế TCHT, chúng tôi đã thiết kế được
một hệ thống TCHT nhằm rèn luyện KNSS cho trẻ MG 5-6 tuổi đồng thời
đưa ra cách hướng dẫn sử dụng hệ thống TCHT đã thiết kế.

Chương III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.
3.1. Mục đích thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm hiệu quả của hệ
thống TCHT đã đề xuất có liên quan đến giả thuyết khoa học đã đề ra.
3.2. Nội dung thực nghiệm.
Thực nghiệm hệ thống TCHT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động
khám phá MTXQ trong chủ đề “Thực vật” đã xây dựng ở trên.
3.3. Thời gian tiến hành thực nghiệm.
TN được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5/2014.
3.4. Đối tượng thực nghiệm.
Trẻ lớp MG 5-6 tuổi ở 2 trường mầm non: trường MN Ánh Sao và MN
Hà Nội-Thăng Long thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.
3.5. Điều kiện thực nghiệm.

22


Nhóm TN và ĐC đều có các điều kiện tương đương nhau về số lượng
trẻ, khả năng nhận thức, số trẻ trong mỗi nhóm, trình độ của giáo viên cũng
như cơ sở vật chất trường lớp.
3.6. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm.
- Phương pháp đánh giá:
+ Về mặt định tính: Nhận xét, phân tích, đánh giá mức độ phát triển
KNSS của trẻ theo các tiêu chí đã xác định.
+ Về mặt định lượng: Sử dụng thang đánh giá theo tiêu chí đã được
trình bày ở chương 2.
3.7. Quy trình tổ chức thực nghiệm.
* Giai đoạn 1. Thực nghiệm khảo sát.
* Giai đoạn 2. Thực nghiệm hình thành
* Giai đoạn 3.Thực nghiệm kiểm chứng

3.8 Tổ chức thực nghiệm
3.8.1. Thực nghiệm khảo sát
Bảng 3.1. Mức độ phát triển KNSS của trẻ 5-6 tuổi
trường MN Ánh Sao, MN Hà Nội-Thăng Long trước TN
(tính theo%).
MN Ánh Sao
Thực nghiệm
Đối chứng
Lớp sl
%
sl
%
tốt
4
20
3
15
khá
3
15
4
20
tb
5
25
6
30
yếu
8
40

7
35
tổng
20
100
20
100

23

MN Hà Nội-Thăng Long
Thực nghiệm
Đối chứng
sl
%
sl
%
2
10
4
20
6
30
4
20
5
25
5
25
7

35
7
35
20
100
20
100


Biểu đồ 3.1. Mức độ PTKNSS của trẻ 5-6 tuổi trường
MN Ánh Sao, MN Hà Nội-ThăngLong trước TN (tính theo
%)

MN Ánh Sao

MN Hà Nội-Thăng Long

Mức độ PTKNSS của trẻ ở hai lớp TN và ĐC trong cùng một trường
tương đối đồng đều và không có sự chênh lệch đáng kể. Mức độ PTKNSS của
trẻ ở hai trường phần lớn đạt ở mức độ trung bình ( 35 đến 40%).. Tỉ lệ trẻ đạt
mức độ khá và tốt chưa cao (10-20%). Số trẻ xếp loại yếu còn tương đối
nhiều (35-40%), Những trẻ này chỉ nhận biết được một vài điểm khác nhau
nổi bật giữa các đối tượng.
Bảng 3.2. Mức độ PTKNSS của trẻ 5-6 tuổi trường
MN Ánh Sao, trường MN Hà Nội-Thăng Long trước TN
(tính theo BT khảo sát).
Trường

MN Ánh Sao
MN Hà NộiThăng Long


Lớp

Số trẻ

TN
ĐC

20
20

TN
ĐC

20
20

1
5.48

TB các BT
2
3
5.70
5.53

X

δ


5.57

1.81

5.48
5.75

5.70
5.73

5.68
5.83

5.62
5.77

1.70
1.68

5.85

5.80

5.78

5.81

1.68

24



×