Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.52 KB, 124 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỉ của nền văn minh trí tuệ, nền kinh tế
tri thức. Sự phát triển của xã hội yêu cầu nghành Giáo dục và Đào tao tạo ra
nguồn nhân lực cố sức khoẻ tốt, có tri thức và năng lực HĐ sáng tạo, có tư
duy nhạy bén và có KN lao động thích ứng với sự thay đổi của xã hội.
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của xã hội nghành Giáo dục và Đào tạo
đang từng bước tiến hành đổi mới toàn diện từ bậc học mầm non đến đại học
và sau đại học.
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục, là
mảnh đất xây những viên gạch đầu tiên làm nền móng cho các bậc học tiếp
theo. Mục tiêu của giáo dục mầm non là ”giúp trẻ phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn
bị cho trẻ vào lớp 1”. (Điều 22- luật Giáo dục, 2005).
Hiện nay ở trường mầm non, đối với lứa tuổi MG mục tiêu phát triển
nhận thức rất được coi trọng. Các KNQS, SS, phân loại...là nội dung đang
được các nhà giáo dục quan tâm, ngiên cứu. Bởi lẽ, đối với trẻ mầm non QS
là công cụ, là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Tổ chức
HĐQS là con đường không thể thiếu được trong việc phát triển nhận thức nói
chung và các KN nói riêng. QS giúp trẻ phát hiện ra những dấu hiệu giống và
khác nhau giữa các CV cũng như sự thay đổi của thế giới xunng quanh. Chính
vì thế, thơng qua QS KNSS của trẻ được hình thành và phát triển tốt nhất.
Đối tượng nhận thức của trẻ MG 5 - 6 tuổi rất phong phú, đa dạng
nhưng thế giới động vật ln được trẻ u thích và có nhu cầu khám phá rất
cao. Thơng qua việc QS, tìm hiểu, khám phá các CV dưới nhiều hình thức
khác nhau trẻ xuất hiện nhu cầu SS các CV, khơng chỉ các CV cùng nhóm,
cùng lồi mà bản thân một CV trong những thời điểm khác nhau có những

1



đặc điểm khác nhau. Chính điều thú vị đó đã thơi thúc trẻ tìm hiểu, khám phá
và tiến đến SS.
Như vậy, có thể nói rằng, nếu khơng có QS, khám phá sẽ không phát
triển được nhận thức ở trẻ và KNSS cũng không được phát triển. Qua khảo sát
một số trường mầm non thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và Thành Phố Vinh, tỉnh
Nghệ An chúng tôi thấy, mặc dù GV coi trọng HĐQS và TX tổ chức HĐQS
nhưng nội dung các HĐ còn nghèo nàn; việc LKH tổ chức HĐQS cịn chung
chung khơng cụ thể theo từng mục đích QS đã đề ra; GV sử dụng nhiều biện
pháp để kích thích hứng thú và nhu cầu HĐ của trẻ song chất lượng sử dụng
các biện pháp chưa đạt yêu cầu; hình thức tổ chức chủ yếu là theo tập thể, GV
ít chú trọng tới hình thức nhóm nhỏ và cá nhân. Mặt khác, trong quá trình tổ
chức HĐQS GV chưa quan tâm tới vấn đề hình thành và phát triển KNSS
cho trẻ, nếu có chỉ là hình thức cịn chất lượng chưa cao.
Chính vì những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài “một số biện
pháp tổ chức HĐQS các CV nhằm phát triển KNSS cho trẻ MG 5- 6
tuổi” để nghiên cứu, với mong muốn sau khi bảo vệ đề tài, các biện pháp mà
chúng tôi đề xuất sẽ được GV mầm non vận dụng vào việc tổ chức HĐQS
cho trẻ ở trường mầm non.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, tìm ra một số biện pháp tổ chức HĐQS
các CV cho trẻ MG 5 - 6 tuổi, tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực, chủ
động trong quá trình nhận thức TGXQ nhằm phát triển KNSS.
3. Khách thể và CV nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức HĐQS khám phá khoa học về môi trường tự nhiên
cho trẻ MG 5 - 6 tuổi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

2



Các biện pháp tổ chức HĐQS các CV và việc phát triển KNSS cho trẻ
MG 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc xây dựng các biện pháp tổ chức
hoạt trẻ MG 5 - 6 tuổi.
4.2. Nghiên cứu thực trạng về việc tổ chức HĐQS môi trường tự nhiên
và thực trạng phát triển KNSS của trẻ MG 5 - 6 tuổi ở trường mầm non hiện
nay.
4.3. Xây dựng các biện pháp tổ chức HĐQS các CV cho trẻ MG 5 - 6
tuổi nhằm phát triển KNSS.
4.4. Tổ chức thử nghiệm các biện pháp đã xây dựng để kiểm nghiệm
tính khả thi và tính hiệu quả.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu GV mầm non biết sử dụng các biện pháp tổ chức HĐQS khám phá
về các CV một cách linh hoạt, sáng tạo giúp trẻ tiếp nhận các thông tin đầy
đủ, chính xác, trọn vẹn về CV thì năng lực QS và KNSS của trẻ sẽ được hình
thành và phát triển tốt hơn.
6. Giới hạn nghiên cứu
Do điều kiện khách quan và chủ quan nên đề tài chỉ dùng lại ở việc
nghiên cứu những vấn đề sau:
Nghiên cứu việc hình thành và phát triển KNSS của trẻ MG 5 - 6 tuổi
trong chủ đề động vật.
Nghiên cứu việc tổ chức HĐQS các CV đặc biệt chú trọng đến vấn đề
hình thành và phát triển KNSS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi.
Đề tài tiến hành nghiên cứu ở một số trường mầm non trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh và Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
3



Tìm kiếm, thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu trong và ngồi nước để xác định các khái niệm cơng cụ cho
đề tài và xây dựng, hệ thống hoá, khái quát hố thành lí luận về việc tổ chức
HĐQS và phát triển KNSS các CV cho trẻ MG 5 - 6 tuổi.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra anket
Sử dụng phiếu điều tra bằng các câu hỏi mở và đóng đối với GV mầm
non, thơng qua kết quả trả lời câu hỏi của GV mầm non để xác định rõ nhận
thức của GV về quá trình tổ chức HĐQS các CV nhằm phát triển KNSS cho
trẻ MG 5- 6 tuổi.
7.2.2. Phương pháp trắc nghiệm
Sử dụng các bài tập đo để xác định mức độ phát triển KNSS của trẻ
MG 5 - 6 tuổi.
7.2.3. Phương pháp QS
QS q trình tổ chức HĐQS khám phá mơi trường tự nhiên cho trẻ MG
5 - 6 tuổi của GV mầm non nhằm thu thập thêm một số thông tin hỗ trợ cho
phương pháp điều tra anket và phương pháp trắc nghiệm.
QS các biểu hiện phản ánh quá trình phát triển KNSS của trẻ MG 5- 6
tuổi trong HĐQS môi trường tự nhiên.
7.2.4. Phương pháp trò chuyện
Trò chuyện với GV mầm non để tìm hiểu về việc tổ chức HĐQS và trò
chuyện với trẻ để biết thêm về mức độ nhận thức, hứng thú, nhu cầu, động cơ
khi tham gia hoạt HĐQS, kết quả thu được sau QS.
7.2.5. Phương pháp TN
TN được tiến hành với 50 trẻ MG 5 - 6 tuổi thuộc trường mầm non
Xuân Hồng.
7.2.6. Phương pháp thống kê toán học


4


Chúng tơi sử dụng phương pháp thống kê tốn học để xử lí kết quả điều
tra thực trạng và kết quả sau TN (phụ lục 2)
8. Đóng góp mới của đề tài
8.1. Làm phong phú thêm lí luận về việc tổ chức HĐQS khám phá,
tìm hiểu mơi trường tự nhiên của trẻ. Trên cơ sở đó xác định các TC và
thang đánh giá mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5 - 6 tuổi.
8.2. Mô tả thực trạng về việc tổ chức HĐQS các CV và vấn đề phát KN
SS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. Từ đó, đề xuất các biện pháp tổ
chức HĐQS các CV nhằm tác động có hiệu quả đến sự hình thành và phát
triển KNSS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.

5


Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QS
ĐỘNG VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KN SS
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HĐQS CÁC CV NHẰM
PHÁT TRIỂN KNSS CHO TRẺ MẦM NON
1.1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Vấn đề phát triển nhận thức cho trẻ nói chung và tổ chức HĐQS khám
phá nói riêng là một trong những nội dung quan trọng được nhiều tác giả
nước ngoài quan tâm.

Nhà giáo dục lỗi lạc của thế kỉ XX- J. A. Komemxki đã từng đưa ra đề
nghị: “việc học tập của trẻ không nên bắt đầu bằng việc giải thích bằng lời
nói về các sự vật mà bằng QS, tiếp xúc trực tiếp với sự vật hiện tượng đó”
[56]. Ơng đề cao vai trò của việc hướng dẫn trẻ QS các sự vật hiện tượng và
hơn cả là QS vật thật. Ông chỉ ra rằng, trong mọi hoàn cảnh cần cố gắng cho
trẻ được tiếp xúc với vật thật, chỉ trong trường hợp khơng thể mới sử dụng
tranh ảnh, mơ hình và bản vẽ. Trong quá trình tổ chức cho trẻ QS, tiếp xúc
với các sự vật hiện tượng của TGXQ cần tạo điều kiện để trẻ huy động tối đa
các giác quan. Chỉ có QS như thế trẻ mới hiểu biết về thế giới. Quan điểm
giáo dục tiến của ông về QS vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
J J. Rutxo cũng quan niệm rằng, tri thức của trẻ được hình thành và
phát triển thơng qua việc tiếp xúc với đồ vật và HĐ thực tiễn. Chính trong
q trình HĐ với đồ vật mà tri thức của trẻ được hình thành và phát triển tốt
nhất. Trong quá trình giảng dạy ông từng nói: “đồ vật, đồ vật- hãy đưa ra đồ
vật”. Tôi không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng chúng ta lạm dụng quá mức lời
nói. Bằng cách ba hoa chúng ta chỉ tạo nên những con người ba hoa” [56].
6


Đi sâu nghiên cứu vấn đề QS của trẻ MG trong các HĐ, tác giả A. A.
Liu Blinxkaia đã nhấn mạnh vai trị của QS khi nó góp phần làm cho hành
động trí tuệ của trẻ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bà nói rằng, sự phối
hợp HĐ của tay với HĐ của mắt làm cho sự tri giác hình dạng ở trẻ MG lớn
tốt hơn [24. tr 228].
Bên cạnh đó, vấn đề QS trong trị chơi và giờ học cùng với vật liệu xây
dựng trong trường MG luôn được quan tâm. D.V. litsvan cho rằng, một trong
những yêu cầu để trẻ học tốt với vật liệu xây dựng là phải tập ch trẻ KNQS,
phân biệt đồ vật, vật liệu thì mới có thể tập cho trẻ làm quen với cấc KN xây
dựng mới và trẻ có thể tạo ra các sản phẩm của xây dựng. Tác giả đề ra yêu
cầu đầu tiên đối với việc tiến hành trò chơi xây dựng ở trẻ MG 5 - 6 tuổi là

“tiếp tục dạy trẻ KNQS, phân biệt những đặc tính đồ vật, SS khả năng xác
định mối liên hệ nhân quả giữa chúng...” [23, tr.13].
Các tác giả nước ngoài không chỉ quan tâm nhiều đến vấn đề QS của
trẻ MG mà họ còn đặc biệt chú trọng nghiên cứu các vấn đề về KN nói
chung và KN SS của trẻ nói riêng. Qua tìm hiểu các quan niệm của các tác
giả nước ngồi chúng tơi thấy, họ nghiên cứu KN theo hai khuynh hướng:
* Khuynh hướng thứ nhất: Nghiên cứu KN như là một thành phần
trong phẩm chất của mỗi con người
Thế kỉ XVII - XVIII, một số nhà giáo dục học nổi tiếng như: J.A
Cômenxki (1552 - 1670, tiệp khắc) ; J.J.Rutxo (1712 - 1778, Pháp)... đã đề
cập đến vấn đề hình thành KN trí tuệ của học sinh và con đường hình thành
KN này tuy chưa mang tính hệ thống.
Nhà tâm lý học E.A.Milerian (người áo), coi KN như là một thành
phần, một mức độ nguồn lực của con người, điều kiện hình thành KN là tri
thức và kinh nghiệm trước đó. Như vậy theo ơng KN khơng phải tự nhiên mà
có, KN được hình thành và phát triển dựa trên sự tích lũy tri thức và kinh
nghiệm cá nhân.

7


Một số tác giả như: Jean Marie Deketel nghiên cứu các KN nhận thức
cơ bản của con người ; Bloom, Phainer đã xác định các mức độ nhận thức của
con người qua đó giúp tìm ra những KN nhận thức cần thiết.
* Khuynh hướng thứ hai: Nghiên cứu KN như là một biểu hiện của
năng lực con người.
Theo một số nhà tâm lí học sư phạm, họ coi KN là một biểu hiện của
năng lực, làm rõ khái niệm KN, kỹ xảo mối quan hệ giữa KN và kỹ xảo.Theo
các tác giả này, cơ sở của KN là tri thức và kinh nghiệm cá nhân. Theo
A.V.Petropxki, V.A.Kruchetxki, N.Đ.Lêvitov thì kỹ năng có hai loại: KN bậc

thấp và KN bậc cao [34] [19].
Xavier Roegiers xem KN như là một biểu hiện của năng lực.Theo tác
giả này, khơng có một KN nào tồn tại dưới dạng thuần khiết và mọi KN đều
được biểu hiện qua nội dung cụ thể [53].
Ngoài ra, khi nghiên cứu về KNSS của trẻ mầm non các tác giả
A.M.Lêusina, B.B. Đanilơva đã nghiên cứu các biện pháp hình thành KNSS số
lượng trên cơ sở thiết lập tương ứng 1:1 cho trẻ MG ở lứa tuổi khác nhau. Một
số tác giả khác như: A.N.Mesinxkaia, A.A.Liublinxkaia, A.N.Daparogiet,
A.I.Xôrokina, V.X.Mukhina... cũng đã nghiên cứu khá kĩ đặc điểm phát triển
KNSS của trẻ mần non. Các tác giả này đều cùng có quan điểm là trẻ lứa tuổi
nhà trẻ chưa biết tiến hành đúng KNSS, chưa biết tách biệt các dấu hiệu bản
chất trong mỗi đối tượng. Đến tuổi MG thì KNSS ở trẻ phát triển tốt hơn, đặc
biệt là độ tuổi 4 -5. Trong giai đoạn 4 - 5 tuổi, trẻ đã biết SS để tìm ra sự
giống nhau và khác nhau giữa các CV. Hơn nữa, khi SS trẻ biết chú ý đến các
dấu hiệu cơ bản để tách bạch các đối tượng. Tuy nhiên, KNSS ở trẻ 4 - 5 tuổi
chưa thực sự thành thạo mà phải đến 5 - 6 tuổi thì KNSS mới thực hiện được
hồn chỉnh hơn. Nhưng nhược điểm thường gặp ở trẻ mọi lứa tuổi là khi SS
trẻ chú ý đến đặc điểm bên ngoài khơng đặc trưng củađói tượng SS. Vì vậy,
cần có biện pháp phù hợp để giúp trẻ thực hiện KNSS có hiệu quả [6].

8


1.1.1.2. Các nghiên cứu của các tảc giả trong nước
PGS. TS. Nguyễn Thạc với đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Nghiên cứu đặc
điểm sự phát triển trí tuệ của trẻ MG”. Kết quả nghiên cứu cho thấy QS của trẻ
MG lớn có những đặc điểm: “QS đại thể trước, chi tiết sau; QS gắn chặt với
xúc cảm, tư duy và ngôn ngữ. QS không bền vững và khi QS sự vật hoặc mơ
hình, tranh vẽ các cháu thường chỉ tay, sờ mó, hành động vật chất thực với CV
QS” [43, tr.48- 49].

PGS. TS. Lê Thanh Thủy, nghiên cứu ảnh hưởng của QS nói chung và
tri giác nói riêng trong HĐ tạo hình của trẻ MG. Tác giả nhấn mạnh ảnh
hưởng của tri giác đến sự phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ.
TS. Phan Việt Hoa sử dụng QS như là một biện pháp để bồi dưỡng xúc cảm
thẫm mĩ cho trẻ MG.
PGS. TS. Ngơ Cơng Hồn, PGS. TS. Nguyễn Ánh Tuyết nghiên cứu
ảnh hưởng của QS trong HĐ vui chơi của trẻ MG. Các tác giả đều cho rằng,
cần phải tổ chức cho trẻ QS trước khi tổ chức HĐ vui chơi và trong HĐ vui
chơi. Đây là một yêu cầu không thể thiếu được trong quá trình tổ chức HĐ
vui chơi cho trẻ MG [48].
Các tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Hoa, Đinh Văn Vang và
Võ Ánh Tuyết nghiên cứu vai trò của QS trong vui chơi. Họ cho rằng, trong
quá trình tổ chức hướng dẫn trẻ MG chơi, khi QS thì những hình tượng tri
giác sẽ chuyển thành biểu tượng và từ đó trẻ tái tạo lại hoặc sáng tạo khi thể
hiện trong trò chơi, đặc biệt là trong trò chơi phân vai và trò chơi xây dựng lắp ghép [49].
Các tác giả trong nước khơng chỉ nghiên cứu vai trị của QS đối với sự
phát triển nhận thức mà họ còn đi sâu tìm hiểu vấn đề phát triển các KN nhận
thức cho trẻ.
Trong đề tài nghiên cứu cấp bộ “vài nét về quy trình rèn luyện tay nghề
cho sinh viên khoa giáo dục mầm non” tác giả Ngơ Cơng Hồn đã trình bày
qui trình rèn luyện tay nghề cho sinh viên khoa giáo dục mầm non trường đại
9


học sư phạm Hà Nội. Tác giả đưa ra một số KN như: KN tiếp xúc với trẻ KN
tổ chức chế độ sinh hoạt, KN tổ chức trò chơi, KN lên lớp các tiết học và dựa
vào các KN đó để đánh giá HĐ thực tập của sinh viên khoa giáo dục mầm
non [11].
Bàn về KNSS của trẻ mần non nói chung và KN SS trẻ MG 5 -6 tuổi
nói riêng, các nhà tâm lí học- giáo dục học mầm non và một số tác giả khác

có quan niệm như sau:
PGS. TS. Ngơ Cơng Hồn, nghiên cứu sự hình thành và phát triển thao
tác SS của trẻ mần non theo từng độ tuổi.Tác giả cho rằng, ngay từ tuổi nhà
trẻ (24 - 36 thàng) trẻ đã biết: “SS bánh này to hơn bánh kia, quả taó này to
hơn quả táo kia” và đến tuổi MG bé (3 -4 tuổi) “ thao tác SS từ vật có khối
lượng to nhỏ khác nhau để chọn quả cam, táo chuối tự thích quả to hơn quả
bé. Đến tuổi MG nhỡ (4 -5 tuổi) thao tác SS phát triển ở mức độ cao hơn: “
nhờ có sự tích lũy nhiều biểu tượng về các sự vật, hiện tuợng, con người,... và
mối quan hệ giữa chúng dưới dạng hình ảnh mà trẻ tiến hành các thao tác tư
duy với các nhiệm vụ đơn giản (tuy nhiên sự lắp ghép SS còn khập khiễng
theo lối duy kỉ) [12].
PGS. TS. Nguyễn Ánh Tuyết, Trong quá trình nghiên cứu về đặc điểm
và sự phát triển tâm lí của trẻ em từ 0- 6 tuổi, bà cho rằng, quá trình tư duy
của con người phải dùng đến các thao tác trí tuệ như: phân tích, tổng hợp, SS,
trừu tượng hóa, khái qt hóa... và bà cịn khẳng định rằng, SS là một trong
những thao tác cơ bản của tư duy, cần cho cuộc sống, lao động và học tập của
con người. Đặc biệt đối với trẻ em lứa tuổi MG SS cần cho HĐ của trí tuệ, SS
càng tốt thì sự phát triển trí tuệ về cả hai phương diện cảm tính và lí tính đều
diễn ra một cách thuận lợi [48].
Ngồi ra, các cơng trình nghiên cứu luận án tiến sĩ, thạc sĩ cũng đề cập
đến vấn đề hình thành và phát triển KNSS cho trẻ mầm non..

10


Tổng kết một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước về các vấn đề liên quan đến QS và sự phát triển các KN nhận thức của
con người nói chung của trẻ mầm non nói riêng, có thể thấy đây là một nội
dung quan trọng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề
nghiên cứu việc tổ chức HĐQS các CV nhằm phát triển KNSS cho trẻ MG 5 6 tuổi còn rất mờ nhạt. Chính vì thế, chúng tơi đi sâu nghiên cứu nội dung tổ

chức HĐQS khám phá môi trường tự nhiên cho trẻ MG nhằm tìm ra một số
biện pháp giúp GV mầm non tổ chức tốt HĐQS hướng tới việc hình thành và
phát triển KNSS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi.
1.1.2. Một số khái niệm công cụ liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.2.1. Hoạt động quan sát
Tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về HĐ và QS nhưng chúng tôi chỉ
xem xét một số quan điểm sau:
Theo quan điểm của nhóm các tác giả Trần Thị Minh Đức, Nguyễn
Quang Uẩn, Ngơ Cơng Hồn, Hồng Mộc Lan: “HĐ là phương thức tồn tại
của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân
cách. HĐ của con người là HĐ có mục đích, mang tính xã hội, mang tính
cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ
nhất định” [59, tr. 229-230].
Như vậy, chúng ta có thể hiểu, hoạt động là sự tác động có ý thức của
chủ thể (con người, trẻ) lên đối tượng (thế giới xung quanh) nhằm biến đổi
đối tượng theo mục đích đặt ra trước đó.
Theo quan điểm của các tác giả Phạm Minh Hạc, Ngơ Cơng Hồn,
Nguyễn Ánh Tuyết, “QS là q trình tri giác có chủ đích, có kế hoạch các sự
vật, hiện tượng xung quanh” [7]. Các tác giả này xem QS như là hình thức tri
giác cao nhất- tri giác có chủ định. QS khác với tri giác thơng thường ở chỗ
“nó mang tính tích cực và có mục đích rõ rệt”, “nó có tổ chức, có suy nghĩ và
sáng tạo hơn”.
11


Theo các tác giả Trần Thị Ngọc Trâm, Hoàng Thị Thu Hương, Nguyễn
Thanh Giang, trong quá trình khám phá khoa học có q trình QS và họ thống
nhất q trình QS là hướng sự chú ý có tính mục đích rõ rệt vào đối tượng được
QS, trẻ cần thời gian để QS. Người lớn có thể sử dụng câu hỏi để định hướng
sự QS của trẻ, giúp trẻ chú ý, tập trung vào những chi tiết nhỏ và nói về những

gì chúng đang nhìn thấy. QS là một KN cho phép chúng học được nhiều hơn
những gì chúng đang nhìn thấy. QS cho phép trẻ phát hiện những đặc điểm
chủ yếu, quan trọng, đặc biệt của sự vật hiện tượng cũng như những thay đổi
và sự khác nhau của chúng (18, Tr 69- 70).
Theo chúng tôi: QS là một quá trình tâm lí, nhận thức có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể nhằm thu được biểu tượng trọn vẹn, chính xác về CV
đang trực tiếp tác động vào các giác quan. Q trình QS có sự tham gia của
nhiều yếu tố như tri giác có chủ định, chú ý có chủ định, tư duy, ngơn ngữ và
trí nhớ.
Từ hai khái niệm cuối cùng về HĐ và QS có thể hiểu: HĐQS là một
trong những HĐ nhận thức của con người, là sự tương tác giữa chủ thể với
CV đang tác động vào các giác quan của chủ thể) một cách có mục đích, có
kế hoạch nhằm thu được những thơng tin trọn vẹn về CV đó trong khoảng
thời gian nhất định. HĐQS có sự tham gia đầy đủ của các thành phần tâm lí
như: tri giác có chủ định, tri giác có suy nghĩ, các thao tác tư duy và ngôn
ngữ.
1.1.2.2. Biện pháp tổ chức HĐQS
Theo từ điển tiếng việt, “biện pháp là cách tiến hành giải quyết một vấn
đề cụ thể” [37].
Theo quan điểm đổi mới trong giáo dục, biện pháp là cách làm cụ thể
của GV nhằm tác động lên trẻ để đạt được mục đích đã đề ra. Biện pháp phải
tạo ra được mối liên hệ giữa GV và trẻ, trong đó trẻ vừa là khách thể vừa là
chủ thể tích cực của q trình nhận thức còn GV chỉ là người tạo cơ hội,
hướng dẫn, gợi mở các HĐ cho trẻ.
12


Như vậy, có thể hiểu biện pháp là cách làm cụ thể, cách giải quyết một
vấn đề cụ thể nào đó theo mục đích đã đề ra. Trong nhiều trường hợp biện
pháp được xem như là cách thức HĐ giữa GV và trẻ.

Theo từ điển tiếng Việt, tổ chức là tiến hành một cơng việc theo cách
thức, trình tự nào đó [37].
Vậy, biện pháp tổ chức HĐQS là cách thức làm việc của nhà giáo dục
(GV) và đối tượng được giáo dục (trẻ) trong q trình HĐ, trong đó GV là
người sắp xếp, bố trí các đối tượng QS, thời gian QS, xác định mục đích, nội
dung QS, các điều kiện ảnh hưởng đến q trình QS của trẻ. Cịn trẻ vừa là
khách thể chịu sự tác động của GV vừa là chủ thể tham gia các HĐQS nhằm
chiếm lĩnh tri thức của đối tượng.
1.1.2.3. KNSS của trẻ MG 5 - 6 tuổi
* Khái niệm KN
Tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về KN của các tác giả trong và ngồi
nước. Tuy nhiên, qua phân tích, tổng hợp khái qt chúng tơi thấy có 2
khuynh hướng quan niệm về KN như sau:
Khuynh hướng thứ nhất: Quan niệm KN nghiêng về mặt kĩ thuật của
hành động. Đại diện cho khuynh hướng này có các tác giả: V.X.Rudin,
V.A.Krutreski, P.A.Rudich, A.G. Cơvaliop, Trần Trọng Thủy, Hà Nhật Thăng...
[10] [38].
GS. Trần Trọng Thuỷ cho rằng, KN là mặt kĩ thuật của hành động. Con
người nắm được cách thức hành động nghĩa là có kĩ thuật hành động, có KN
[42]. Hà Nhật Thăng coi KN là mặt kĩ thuật của hành động, thể hiện ra các
thao tác của hành động.
Như vậy, các tác giả theo khuynh hướng này, xem xét KN thực hiện
công việc của con người như là một phương thức hành động, dựa trên sự hiểu
biết và vận dụng chúng một cách hợp lí trong q trình thực hiện đúng của
các thao tác chứ không phải chú ý đến các kết quả của hành động.

13


Khuynh hướng thứ hai: Xem xét KN như là năng lực của con người.

Tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng này: Paul Hersey, K.K. Platonov, G.G.
Golubev, X.I. Kixegop, Xavie Roegiers, Nguyễn Anh Tuyết, Ngơ Cơng
Hồn, Lê Văn Hồng, Hồng Phê...
Theo Paul Hersey, KN là khả năng sử dụng tri thức, các phương pháp,
kĩ thuật và thiết bị cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ nhất định có
được từ kinh nghiệm, giáo dục và đào tạo [33]. Theo X.I. Kixegop, KN là khả
năng thực hiện có hiệu quả hệ thống hành động phù hợp với mục đích và điều
kiện thực hiện hệ thống này [31]. Xavie Roegier quan niệm, KN là khả năng
thực một cái gì đó. Đó là một HĐ được thực hiện [53].
GS. Nguyễn Quang Uẩn, PGS. TS Ngơ Cơng Hồn, Trần Quốc Thành
cho rằng, “KN là năng lực của con người biết vận dụng các thao tác của một
hành động theo đúng quy trình” [59].
Trên cơ sở đó chúng tơi đưa ra cách hiểu về KN như sau:
+ KN là năng lực HĐ có hiệu quả của chủ thể, nó có được do luyện tập
mà thành. KN nếu được luyện tập nhiều sẽ trở thành kĩ xảo.
+ KN là biết cách thực hiện một hành động nào đó theo đúng quy trình
dựa trên sự hiểu biết, tri thức, kinh nghiệm mà chủ thể có được trong q
trình vận dụng có hiệu quả các thao tác cụ thể trong điều kiện về không gian
và thời gian nhất định.
* Khái niệm SS
Có nhiều quan điểm khác nhau bàn về khái niệm SS. Tuy nhiên qua tìm
hiểu các quan điểm của các tác giả chúng tơi thấy có thể phân chia thành hai
khuynh hướng.
Khuynh hướng thứ nhất, xem xét SS trong một quá trình nhận thức. Đại
diện cho khuynh hướng này gồm các tác giả:
Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Luỹ, Đinh Văn Vang xem xét “SS là
quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất

14



hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các CV nhận
thức (sự vật, hiện tượng)”[60, tr.151].
Một số tác giả khác như: Tạ Ngọc Thanh, Nguyễn Thành Nhân cũng
quan điểm SS là dùng trí óc để xác định sự giống nhau, khác nhau và sự
đồng nhất, không đồng nhất giữa các SVHT. “SS là nhìn vào cái này để xem
xét cái kia, để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém” [41] [27].
Khuynh hướng thứ hai: Xem xét SS như là một thao tác cơ bản của tư
duy.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Bảo, SS là một trong những thao tác tư duy
làm chức năng đối chiếu các CV để phát hiện ra những nét khác nhau giữa
chúng [3].
Tác giả Trần Ngọc Lan quan niệm rằng SS là thao tác của tư duy trong
đó chủ thể tư duy dùng trí óc để xác định sự giống nhau và khác nhau giữa
các sự vật hiện tượng (hoặc giữa các thuộc tính, các quan hệ, các bộ phận của
một số sự vật hiện tượng) [25].
Từ những cách nhìn nhận trên về SS, có thể hiểu: SS được xem như là
một phẩm chất của trí tuệ, một thao tác cơ bản của tu duy được hình thành và
phát triển trong quá trình nhận thức. Kết quả của quá trình SS mang lại cho
chủ thể những hiểu biết về đặc điểm, dấu hiệu, thuộc tính bản chất của sự
vật; sự giống nhau - khác nhau, sự tương đồng- sự khác biệt, mối tương quan
giữa các CV nhận thức. Mức độ SS ảnh hưởng đến trình độ nhận thức, khả
năng trí tuệ của cá nhân và ngược lại.
Tổng hợp hai khái niệm về KN và SS, theo chúng tôi: KNSS là khả
năng con người vận dụng những hiểu biết, tri thức và kinh nghiệm của bản
thân nhằm đem sự vật này đối chiếu với sự vật kia để tìm ra những dấu hiệu
giống nhau, khác nhau của các đối tượng hoặc sự tương đồng, sự thay đổi
của một đối tượng trong hoàn cảnh cụ thể và phân biệt chúng trong thế giới
khách quan.


15


KN SS của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong HĐ khám phá khoa học về môi
trường xung quanh là khả năng trẻ biết vận dụng những tri thức có được
trong q trình tìm hiểu, khám phá về mơi trường xung quanh để tiến hành
các thao tác SS theo đúng quy trình nhằm phân biệt sự giống nhau, khác
nhau; sự đồng nhất hay không đồng nhất; sự thay đổi- sự phát triển của các
sự vật trong thế giới khách quan, trên cơ sở đó trẻ nắm bắt được mục đích,
nhiệm vụ SS và cũng như cách thức SS các sự vật.
1.1.2.4. Biện pháp tổ chức HĐQS các CV nhằm phát triển KNSS cho trẻ
MG 5 - 6 tuổi
Từ hai khái niệm cuối cùng về biện pháp tổ chức HĐQS và KNSS của
trẻ MG 5 - 6 tuổi trong HĐ khám phá khoa học về môi trường xung quanh
chúng tôi đề xuất khái niệm về biện pháp tổ chức HĐQS các CV nhằm phát
triển KNSS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi như sau:
Đó là cách làm cụ thể của GV nhằm sắp xếp, bố trí các HĐ giữa cơ và
trẻ một cách có mục đích, có kế hoạch theo một hệ thống sao cho trẻ thu
được biểu tượng trọn vẹn, chính xác về CV thơng qua tiếp xúc (khảo sát, thực
hiện các thao tác SS) bằng các giác quan. Trên cơ sở đó trẻ có khả năng tìm
ra những dấu hiệu giống- khác nhau giữa các CV hoặc sự đồng nhất- không
đồng nhất và sự thay đổi, sự phát triển của một CV trong khoảng thời gian
nhất định và dần dần trẻ nắm được mục đích, nhiệm vụ, cách thức SS.
1.1.3. Cơ sở lí luận của việc tổ chức HĐQS các CV cho trẻ MG 5 - 6 tuổi
nhằm phát triển KNSS
1.1.3.1. HĐQS khám phá các CV của trẻ MG 5 - 6 tuổi
a. Vai trò của HĐQS khám phá các CV với sự phát triển nhận thức của trẻ:
Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, HĐ khám phá khoa học nói chung và
HĐQS các CV nói riêng chiếm vai trị quan trọng trong q trình phát triển
nhận thức cho trẻ. Nó khơng chỉ đơn thuần là giúp trẻ nắm được những kiến

thức cơ bản về các CV mà mục đích chính của HĐ là dạy trẻ q trình tìm tịi,
16


khám phá cấu tạo, quá trình phát triển, mối quan hệ giữa cấu tạo với môi
trường sống, với thức ăn và với con người; dạy trẻ cách suy nghĩ nhiều hơn
những gì mà chúng đang làm, đang nhìn thấy từ các CV; khơi dậy tính tị mị,
ham hiểu biết thích khám phá ở trẻ về các CV; khuyến khích trẻ khám phá,
xem xét các CV bằng các giác quan; lôi cuốn trẻ vào q trình thăm dị, thử
nghiệm để trau dồi các KN: QS, SS, phân loại, phỏng đoán,suy luận. Nhờ
vậy, các giác quan của trẻ ngày càng trở nên nhanh nhạy và chính xác hơn.
Mặt khác, Khi tham gia vào HĐQS trẻ được trải nghiệm, khám phá, trực tiếp
hành động với các CV, nhờ đó các q trình tâm lí của trẻ như: Cảm giác, tri
giác, tư duy, ngơn ngữ, tưởng tượng...cũng được rèn luyện và phát triển theo.
Đôi lúc trẻ phải huy đọng kinh nghiệm và trí nhớ để tìm ra đặc điểm ẩn náu
bên trong của CV. Chính vì thế QS cịn giúp trẻ rèn luyện và phát triển trí
nhớ. Đồng thời, trẻ phải diễn đạt quá trình QS khám phá và biểu đạt kết quả
khảo sát bằng lời nói nên ngơn ngữ mạch lạc được phát triển theo. Ngồi
ngơn ngữ nói, trẻ cịn sử dụng ngơn ngữ hành động, kí hiệu tượng trưng, biểu
đồ, sơ đồ, chữ viết để diễn đạt quá trình QS và kết quả QS.
Tóm lại, HĐQS khám phá các CV có vai trò rất quan trọng trong sự
phát triển nhận thức của trẻ. Vì vậy, các nhà giáo dục mầm non cần quan tâm
nhiều hơn nữa đến nội dung tổ chức HĐQS cho trẻ mầm non.
b. Đặc điểm của HĐQS các CV ở trẻ MG 5 - 6 tuổi:
HĐQS các CV ở trẻ MG 5- 6 tuổi thường được gắn liền với trị chơi.
Nhiệm vụ nhận thức trong QS được trình bày dưới dạng hành động chơi hoặc
đặt trong các tình huống chơi giúp trẻ lĩnh hội dễ dàng hơn (ví dụ: GV dự
định cho trẻ QS về CV nào đó, trước hết cho trẻ chơi trò chơi ghép tranh, trẻ
ghép một bức tranh từ các mảnh rời sao cho tạo ra hình CV mà trẻ chuẩn bị
được QS). Khác với độ tuổi khác, các hành động chơi của trẻ MG 5 - 6 tuổi

thường mang tính chất tìm kiếm đặc điểm mới lạ, ẩn náu bên trong của các
CV nhằm kích thích và duy trì hứng thú, sự tập trung chú ý QS của trẻ (ví dụ:

17


Khi QS con thỏ, trẻ khơng chỉ nhìn bằng mắt mà trẻ cịn cho nó ăn lá cây, ăn
cà rốt để tìm kiếm, khám phá cách ăn của thỏ và thức ăn của thỏ).
HĐ QS của trẻ MG 5 - 6 tuổi còn được xem như là tiền đề cho HĐ lao
động và HĐ tạo hình. Vì chính trong QS trẻ phát hiện ra các thuộc tính, các
dấu hiệu có ý nghĩa của các CV làm cơ sở cho việc thực hiện các nhiệm vụ
của HĐ lao động và HĐ tạo hình (ví dụ: thơng qua HĐQS các CV trẻ biết
cách chăm sóc CV, cho chúng ăn và dọn chuồng cho chúng hoặc sau khi QS
chú gà trống trẻ vẽ và tô màu cái mào gà màu đỏ, bộ lông tơ nhiều màu rực
rỡ, c mỏ nhọn màu vàng...)
Trẻ MG lớn vừa có thể QS cùng với cơ giáo vừa có thể QS cùng với
bạn bè trong nhóm. Trẻ MG 5- 6 tuổi cũng còn QS theo cá nhân, ở đây trẻ chủ
động lựa chọn, vận dụng cách thức khảo sát, phân tích CV, tự mình thực hiện
nhiệm vụ do GV giao (QS SS và sắp xếp các CV theo thứ tự thấp nhất đến
cao nhất trẻ có thể xếp các CV cạnh nhau để SS hoặc dùng phương pháp đo).
Như vậy, HĐQS của trẻ MG 5 - 6 tuổi vừa mang những đặc điểm QS của trẻ
mầm non vừa có những tính chất riêng của lứa tuổi.
c. u cầu khi tổ chức HĐQS các CV cho trẻ MG 5 - 6 tuổi:
Trước khi tổ chức HĐQS GV phải LKH chi tiết, cụ thể, rõ ràng từng
nội dung cần thực hiện. Đối tượng QS được lựa chọn phải mang dấu hiệu đặc
trưng của loài, đáp ứng hứng thú và nhu cầu nhận thức của trẻ, đồng thời giải
quyết được nhiệm vụ nhận thức đã đề ra. Đối với trẻ MG lớn CV QS phải
phức tạp và số lượng nhiều hơn lứa tuổi khác. Mục đích, nhiệm vụ QS phải
phù hợp với đối tượng nhận thức là trẻ 5 - 6 tuổi, phải đảm bảo nguyên tắc
“vùng phát triển gần nhất” của Vưgotxki. Chuẩn bị chu đáo trước khi QS về

không gian, bố trí CV QS; chuẩn bị kiến thức và tâm thế cho trẻ.
Sau khi kết thúc QS GV cần cho trẻ tham gia thảo luận, nhận xét, đánh
giá kết quả HĐ cùng nhau trong suốt thời gian QS.

18


GV cần phải có hồ sơ ghi chép lại kết quả QS của từng trẻ để nhận xét
một cách khách quan và chính xác về kết quả đạt được của từng trẻ sau mỗi
lần QS.
d Nội dung cho trẻ MG 5 - 6 tuổi QS khám phá các CV:
Hiện nay, ở trường mầm non nội dung cho trẻ khám phá khoa học
thường được tổ chức thực hiện theo các chủ đề. Chủ đề “động vật” bao gồm
các nội dung sau:
* Quan sát vật ni trong gia đình:
Đây là nhóm các CV gần gũi và quen thuộc nhất đối với trẻ. Vì thế vật
ni trong gia đình là nội dung đầu tiên cần cung cấp cho trẻ. Trẻ lứa tuổi này
không chỉ nhận biết, phân biệt tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, sinh sản ... của các
CV mà còn biết thảo luận, SS, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và
khác nhau giữa các CV. Bên cạnh đó, trẻ cịn nắm được q trình sinh sản và
phát triển của một số vật nuôi, mối quan hệ của vật nuôi đối với con người,
biết chăm sóc và bảo vệ vật nuôi. Dần dần trẻ biết khái quát và nắm được khái
niệm “động vật nuôi”.
* Quan sát động vật sống trong rừng:
Ở lứa tuổi này ngoài việc cung cấp kiến thức về tên gọi, đặc điểm, cấu
tạo... của động vật sống trong rừng cần cũng cố, mở rộng, biểu tượng của trẻ
về “động vật hoang dã”, khái qt hóa và hình thành khái niệm về “động vật
hoang dã”. Bên cạnh đó cần cho trẻ QS cách thức vận động, tập tính, nơi
sống, cách kiếm ăn, quá trình sinh sản và phát triển của động vật sống trong
rừng, khám phá mối quan hệ giữa cấu tạo với môi trường sống như: Nước,

không khí, ánh sáng...; trẻ biết khái quát và phân biệt CV hiền lành và CV
hung dữ...
* Quan sát động vật sống dưới nước:
Nếu ở lứa tuổi MG bé và nhỡ trẻ được QS về một số lồi cá thì ở độ
tuổi này trẻ biết thảo luận, SS tìm ra đặc điểm giống và khác nhau giữa 2-3

19


lồi cá; QS, tìm hiểu mối quan hệ giữa cá và nước, mối quan hệ giữa cấu tạo
với cách vận động. Ngồi ra trẻ cịn được QS thêm một số lồi động vật khác
như: Tơm, cua, ốc, cá sống ở ao hồ, sông suối, đại dương...
* Quan sát một số con trùng và chim:
Lứa tuổi MG lớn nội dung cho trẻ làm quen một số con trùng và chim
được mở rộng và nâng cao hơn. Ngoài kiến thức đã tiếp thu ở lứa tuổi trước
đó, trẻ MG lớn cịn được tìm hiểu thêm về một số lồi con trùng khác, QS
vòng đời phất triển của một số con trùng. Bên cạnh đó, trẻ được quan sát một
số lồi chim, cách làm tổ của một số loài chim: Chim bồ câu, chim sâu, vẹt...
Tóm lại, nội dung cho trẻ MG 5- 6 tuổi QS các CV rất phong phú và đa
dạng. Ngồi đặc điểm cấu tạo trẻ cịn được QS, tìm hiểu các mối liên hệ đơn
giản giữa CV với môi trường sống, với con người. Trẻ biết các suy luận, phán
đốn và giải thích các mối liên hệ đơn giản.
e. Các loại hình QS và các hình thức tổ chức HĐQS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi
Trong quá trình tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi trường tự
nhiên có thể sử dụng đa dạng các loại hình QS Như:
QS nhận biết đặc điểm đặc trưng của một CV hoặc một nhóm các CV
cùng lồi. Đây là loại hình QS truyền thống được sử dụng TX ở tất cả các chủ
đề và các lứa tuổi mầm non.
QS phân biệt, phân loại các CV theo nhiều dấu hiệu khác nhau (cấu tạo,
ích lợi, nơi sống, sinh sản, thức ăn, vận động,...)

QS, SS nhiều CV nhằm tìm ra những đặc điểm giống và khác nhau
giữa chúng, đặc điểm đặc trưng của các thể và của loài.
QS phát hiện sự thay đổi và phát triển của CV theo các giai đoạn (QS
quá trình phát triển của ếch, QS tìm hiểu vịng đời của bướm...).
QS q trình và cách thức khi tổ chức thí nghiệm, TN(QS cách săn
mồi của hổ, báo; QS gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi?...).
Để tiến hành các loại hình QS trên GV có thể tổ chức HĐQS dưới
nhiều hình thức khác nhau: QS tập thể (cả lớp), QS theo nhóm nhỏ, QS cá
20


nhân. Thời gian QS có thể dài hạn (QS quá trình phát triển của CV) hoặc
ngắn hạn tuỳ thộc vào loại hình và CV QS. Phạm vi QS rộng (QS tổng thể,
đại thể) hoặc hẹp (QS bộ phận, chi tiết) phụ thuộc vào mục đích QS.
1.1.3.2. Q trình hình thành và phát triển KNSS của trẻ MG
a. Các giai đoạn hình thành và phát triển KNSS ở trẻ MG 5 - 6 tuổi
Điểm qua một số quan điểm của các tác giả nghiên cứu về quá trình
hình thành và phát triển KN nói chung và KN của trẻ mầm non nói riêng
chúng tơi thấy có hai khuynh hướng nghiên cứu:
Khuynh hướng thứ nhất: Nghiên cứu quá trình hình thành KNSS trong
mối quan hệ với tri thức, KN và kĩ xảo đã có. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu
này gồm các tác giả sau:
Theo quan điểm tác giả K.K platanov và G.G Golubev quá trình hình
thành KN được chia làm 5 giai đoạn:
Giai đoạn KN sơ đẳng: Chủ thể ý thức được mục đích, hành động và
tìm kiếm cách thức thực hiện hành động dựa trên vốn hiểu biết kĩ xảo sinh
hoạt đời thường. Hành động được thực hiện bằng cách thử và sai.
Giai đoạn 2: Chủ thể biết cách làm nhưng khơng đầy đủ, có nghĩa là
chủ thể có hiểu biết về phương thức hành động, biết sử dụng các KN đã có
nhưng khơng phải là chun biệt cho hành động này.

Giai đoạn 3: Có KN chung nhưng cịn mang tính riêng lẻ, có nghĩa là
các hành động được tiến hành một cách riêng lẻ, không liên tục
Giai đoạn 4: Có KN phát triển cao, sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết và
các kĩ xảo đã có, ý thức được khơng chỉ mục đích hành động mà cịn có cả
hành động có lựa chọn cách thức đạt được mục đích.
Giai đoạn 5: Sử dụng sáng tạo các KN khác nhau.
Như vậy, quan điểm trên đánh giá cao vai trò của tri thức và kĩ xảo đã
có đối với việc hình thành KN mới trong HĐ của chủ thể. Họ cho rằng, giữa
KN và kỹ xảo, có mối quan hệ tác động lẫn nhau, kĩ xảo được hình thành và
hồn thiện dần trên cơ sở thuần thục của KN. Ngược lại, KN mới được hình
thành dựa trên cơ sở của sự hiểu biết, kinh nghiệm và kĩ xảo đã có.
21


Xu hướng thứ hai: Nghiên cứu quá trình hình thành KN trong mối
quan hệ với thao tác tri thức, thao tác hành động mẫu của người lớn. Đại
diện có các tác giả sau:
Kruchetxki V.A [19], Levitov N.Đ , Phạm Minh Hạc, Trần Quốc
Thành[59]... cho rằng, quá trình hình thành KN trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chủ thể nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều
kiện hành động.
Giai đoạn 2: QS mẫu của người khác và làm theo mẫu.
Giai đoạn 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo yêu cầu trong
điều kiện và hoàn cảnh khác nhau nhằm đạt được mục đích đề ra.
Các tác giả theo khuynh hướng này đề cao vai trò của việc cung cấp
hành động mẫu hay sự hướng dẫn của người có kiến thức và sự luyện tập
hành động trong các điều kiện khác nhau để hình thành KN.
Như vây, Tổng hợp hai khuynh hướng nghiên cứu trên chúng ta có
được cách nhìn đầy đủ và tồn diện hơn về quá trình hình thành và phát triển
KN của con người nói chung. Trên cơ sở đó chúng tơi mạnh dạn đưa ra các

giai đoạn hình thành và phát triển KNSS của trẻ trong HĐ khám phá khoa học
về môi trường xung quanh như sau:
Giai đoạn 1: Dựa trên vốn hiểu biết và các kĩ xảo đã có trong sinh
hoạt để tìm kiếm cách thức thực hiện hành động SS. Trẻ thực hiện hành
động SS nhưng chưa đầy đủ và thiếu chính xác theo phương thức “thử và
sai”.
Giai đoạn 2: QS hành động mẫu (kèm theo lời giải thích hành động
mẫu) của người lớn và làm theo mẫu để có được sự hiểu biết về cách thức
thực hiện hành động SS theo đúng quy trình.
Giai đoạn 3: Tạo cơ hội cho trẻ được thực hiện các hành động SS
trong HĐ hàng ngày và vận dụng các hành động đó vào việc giải quyết các
tình huống SS trong thực tiễn để hình thành, rèn luyện và phát triển KNSS
ở trẻ.

22


Giai đoạn 4: Trên cơ sở hiểu biết về cách thức SS và thực hiện các
hành động SS trong thực tiễn dần dần người lớn giúp trẻ hiểu được mục đích
và nhiệm vụ của SS.
d. Đặc điểm hình thành và phát triển KNSS ở trẻ MG 5 - 6 tuổi trong HĐQS
khám phá các CV
Đối với trẻ MG 5 - 6 tuổi, nhận thức của trẻ chủ yếu vẫn là nhận thức
cảm tính và tư duy trực quan - hình tượng vẫn chiếm ưu thế.Vì thế, trẻ nhận
biết biểu tượng của các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh thông
qua việc tiếp xúc bằng các giác quan (mắt nhìn, tay sờ, tay nghe, mũi ngửi...).
Thơng qua con đường nhận thức này trẻ có được biểu tượng về màu sắc, đặc
điểm, hình dạng, kích thước vận động... mối quan hệ giữa các sự vật hiện
tượng với thế giới xung quanh. Trẻ phân biệt được sự giống và khác nhau,sự
bằng nhau hay không bằng nhau, sự tương đồng, sự khác biệt giữa các CV

nhận thức.
Ở trẻ MG 5 -6 tuổi, kĩ năng sso sánh chính xác chỉ có thể thơng qua các
thao tác xếp chồng, đặt cạnh, lồng nhau.Vì thế trẻ phân biệt được mối quan hệ
về kích thước càng chính xác. Dưới tác động của dạy học trẻ có thể SS, đối
chiếu nhiều sự vật với nhau có kích thước chênh lệch nhau không đáng kể và
biết sắp xếp chúng tạo thành một dãy theo kích thước tăng dần hoặc giảm
dần. Đặc biệt là trẻ có thể SS và phân biệt được hình dạng của các CV, hình
dạng các bộ phận của CV và đồng nhất chúng với các hình chuẩn. Trẻ biết
lược bỏ các chi tiết khơng cần thiết để quy hình dạng của các CV về các hình
dạng chuẩn trong tốn học (đầu gà con có dạng hình trịn, thân con trâu có
dạng hình chữ nhật, mình con mèo có dạng hình bầu dục...). Trẻ biết thực
hiện thao tác lồng vào và xếp chồng, đặt cạnh để có sự phân biệt chính xác về
hình dạng của các sự vật, đặc biệt là sự khác nhau về hình dạng của các mảnh
ghép trong bộ đồ chơi gép tranh, ghép hình.

23


Trong chủ đề “động vật” trẻ còn biết SS để tìm ra những điểm giống và
khác nhau về tiếng kêu, tập tính, vận động, sinh sản, chu kì phát triển... của
các CV.
Như vậy, trẻ MG 5 - 6 tuổi không chỉ biết SS bằng cách xếp chồng, xếp
cạnh, xếp tương ứng 1:1 mà trẻ còn biết lồng các vật thể vào nhau để SS về
kích thước, hình dạng; đo các vật thể bằng các thước đo để xác định chính xác
độ chênh lệch về kích thước của các vật thể. Ngồi ra, trẻ cịn biết SS sự
giống và khác nhau về màu sắc, cấu tạo, ích lợi, tác hại... của các CV; trẻ
phân biệt được tiếng kêu, thức ăn, sinh sản... của một số loài vật; SS các giai
đoạn phát triển của một CV hay nhiều CV cùng loài hoặc khác lồi.
c.Phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển KNSS ở trẻ MG 5 - 6 tuổi
Môi trường vật chất là phương tiện tốt nhất để phát triển nhận thức cho

trẻ nói chung và phát triển KNSS nói riêng. Môi trường vật chất cung cấp đầy
đủ đối tượng cho trẻ tiến hành các HĐ nhận thức trong đó có HĐ QS và SS.
Để tiến hành SS trẻ phải có đối tượng để khảo sát, tìm ra những đặc điểm đặc
trưng và những đặc điểm giống và khác nhau giữa chúng đồng thời chúng
cũng là chứng cứ xác thực để chứng minh KQSS của trẻ. Hiện nay ở trường
mầm non rất coi trọng việc tổ chức môi trường HĐ cho trẻ đặc biệt là mơi
trường ở các góc.
Ở góc thiên nhiên, cây cối, CV, đồ dùng thật luôn thu hút sự chú ý của
trẻ. Các CV ở đây khơi dậy hứng thú, nhu cầu nhận thức cũng như SS của trẻ.
Các HĐ ở góc thiên nhiên tạo cơ hội cho trẻ được sử dụng và phối hợp nhiều
hơn các giác quan trong quá trình QS, rèn luyện độ nhanh nhạy và chính xác
của các giác quan làm cho giác quan của trẻ ngày càng hồn thiện hơn. Trẻ có
thể độc lập tiến hành SS, tự do HĐ theo ý thích cá nhân hoặc có thể HĐ nhóm
tuỳ vào khả năng của trẻ. Đối tượng ở góc thiên nhiên phong phú và đa dạng
nên trẻ có cơ hội phát hiện được những đặc điểm mới lạ mà trước đó trẻ chưa
hề thấy. Ở góc xây dựng, trẻ cần phải QS, SS để lựa chọn các vật liệu cần

24


thiết và phù hợp chủ đề và ý tưởng của trẻ. Trẻ phải SS vật này với vật kia,
SS kết quả xây dựng cơng trình hơm nay với hơm qua để biết được sự tiến
bộ của mình. Ở góc đóng vai trẻ cũng phải QS và SS để lựa chọn đồ dùng đồ
chơi phù hợp với vai diễn, SS năng lực nhập vai giữa các bạn với nhau để
phân chia vai hợp lí, SS kết quả sau mỗi lần chơi.
Ngồi ra, mơi trường ngồi lớp học cũng có ảnh hưởng đến quá trình
hình thành và phát triển KNSS cho trẻ.
GV mầm non là người thiết kế các HĐ, dẫn dắt trẻ vào các tình huống
có vấn đề kích thích hứng thú HĐ cho trẻ, giúp đỡ trẻ khi cần thiết, đáp ứng
nhu cầu HĐ, khơi dậy tiềm năng của mỗi trẻ. GV mầm non còn cung cấp đối

tượng, hướng dẫn cách thức SS, giúp trẻ kiểm nghiệm kết quả SS.
Hiện nay, đổi mới giáo dục yêu cầu về mặt phương tiện, kĩ thuật rất
cao. Đối với mỗi HĐ cần phải sử dụng phương tiện kĩ thuật hỗ trợ như: Máy
tính, đầu đĩa, đàn, đèn chiếu.
Thực tiễn giáo dục đã chứng minh hiệu quả sử dụng các phương tiện kĩ
thuật trong mỗi HĐ. Các HĐ ở trường mầm non nếu sử dụng phương tiện kĩ
thuật hỗ trợ thì kết quả cao hơn nhiều. Vì nó kích thích được hứng thú nhận
thức, đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ hiện nay.
1.1.3.3. HĐQS các CV với quá trình phát triển KNSS ở trẻ MG 5 - 6 tuổi
a. Mối quan hệ giữa HĐQS với q trình phát triển KNSS của trẻ:
Nhóm các tác giả do TS Lê Thu Hương chủ biên, cho rằng: QS giúp trẻ
phát hiện được những đặc điểm chủ yếu, quan trọng, đặc biệt của SVHT cũng
như sự thay đổi và khác nhau của chúng. Khi đã trở nên quen thuộc với các
thuộc tính của CV, trẻ bắt đầu SS giữa các CV với nhau. [17, tr17]. Theo
quan điểm của nhóm tác giả này, QS nói chung và HĐ QS nói riêng là nguồn
cung cấp tài liệu cho việc tiến hành KNSS. Bởi lẽ, QS mang lại cho trẻ những
hiểu biết nhất định về CV, về những đặc điểm đặc trưng, đặc điểm giống và
khác nhau cũng như sự thay đổi củaCV.

25


×