Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN KHỬ TRÙNG TẠO MẪU NUÔI CẤY MÔ TỪ CHỒI NGỦ CỦA CÂY BÌNH VÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.04 KB, 19 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN HOÁ HỌC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 2.4.1
(HĐ số

ngày

tháng

năm 2014)

Tên chuyên đề:
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN KHỬ TRÙNG TẠO MẪU
NUÔI CẤY MÔ TỪ CHỒI NGỦ

Thuộc đề tài: “Nghiên cứu và xây dựng quy trình chiết tách hoạt chất rotundin
trong cây bình vôi trồng ở qui mô sản xuất thử, áp dụng tại tỉnh Thái Bình”
Mã số: VAST.NĐP.07/14-15
Người thực hiện: TS. Nguyễn Văn Dư

Hà Nội, 2014


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN HOÁ HỌC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
(HĐ số

ngày



tháng

năm 2014)

Tên chuyên đề:
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN KHỬ TRÙNG TẠO MẪU
NUÔI CẤY MÔ TỪ CHỒI NGỦ

Thuộc đề tài: “Nghiên cứu và xây dựng quy trình chiết tách hoạt chất rotundin
trong cây bình vôi trồng ở qui mô sản xuất thử, áp dụng tại tỉnh Thái Bình”
Mã số: VAST.NĐP.07/14-15
Người thực hiện

Chủ nhiệm đề tài

Xác nhận cơ quan

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên và đóng dấu)

TS. Nguyễn Văn Dư


MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................................3
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................................2
1.1. Nghiên cứu về nhân giống các loài trong chi Bình vôi............................................................2
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................................4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................4
1.4. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................4
2.4.1. Phương pháp luận..................................................................................................................4
2.4.2. Phương pháp thực nghiệm.....................................................................................................4
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................................................9
1.6. Công thức khử trùng thích hợp cho tạo mẫu sạch in vitro........................................................9
3.2. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến khả năng tái sinh chồi Bình Vôi in vitro..........11
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ...........................................................14
1.7. Kết luận...................................................................................................................................14
1.8. Khuyến nghị............................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................15


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Bình vôi (Stephania) gồm nhiều loài cây thuốc quý có tác dụng an
thần, chữa ho, sốt, lỵ, dạ dày, chữa mất ngủ, chúng còn được sử dụng để chữa
bệnh ung thư một trong những căn bệnh của thế kỷ. Hiện nay các tài liệu mô tả
về các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài Bình vôi rất hạn chế.
Trong đó loài Bình vôi (Stephania rotunda Lour.) đang bị suy giảm nghiêm
trọng trong tự nhiên. Do vậy việc hiểu biết một số đặc điểm sinh vật học của
loài cây này có ý nghĩa lớn nhằm góp phần bảo tồn nguồn gen và phát triển
loài cây thuốc quý hiếm này. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về tầm quan trọng, lợi
ích và công tác nhân giống, đặc biệt là nhân giống sinh dưỡng loài cây này
không chỉ giúp cho công tác bảo tồn mà còn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu
đảm bảo cả số lượng và chất lượng cho việc sản xuất hóa dược với quy mô lớn.

Chính vì những lý do trên đây, trong đề tài tiến hành thực hiện nội dung
nghiên cứu “Nghiên cứu điều kiện khử trùng tạo mẫu nuôi cấy mô từ chồi
ngủ” nhằm cung cấp thêm những thông tin về phương pháp khử trùng tạo mẫu
nuôi cấy mô từ chồi ngủ của cây Bình Vôi, góp phần tạo cơ sở cho các bước
tiếp theo của quy trình nuôi cấy mô tế bào thực vật loài cây Bình Vôi.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Nghiên cứu về nhân giống các loài trong chi Bình vôi
Trong vài năm trở lại đây, nhiều nghiên cứu nhân giống Bình vôi bằng các

phương pháp vô tính các loài thuộc chi Stephania đã được quan tâm chú trọng
nhiều. Trong đó, 2 phương pháp phổ biến là nhân giống bằng giâm hom và
nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Điển hình trong số những nghiên
cứu đó có:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và nhân giống loài Bình vôi
(Stephania rotunda Lour.) bằng phương pháp giâm hom” của tác giả Nguyễn
Văn Dũng, Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam. Trong Nghiên cứu này, tác giả đã
đi đến một số kết quả bước đầu:
- Thể nền 1 sử dụng công thức 100% là cát sạch cho kết quả tốt hơn thể
nền 2 sử dụng công thức 70% cát sạch + 30% đất tầng B đã được xử lý. Trong
chất kích thích Kinetin thì ta chọn nồng độ 10ppm là công thức tốt nhất.
- Kết quả nghiên cứu khẳng định, công thức sử dụng chất kích thích
Kinetin cho tỷ lệ ra chồi và chiều dài chồi tốt hơn chất kích thích BAP.
Với các phương pháp thực nghiệm nuôi cấy mô, 2 tác giả là Trịnh Ngọc
Nam, Nguyễn Văn Linh có Đề tài “Nghiên cứu nhân giống in vitro và khảo sát

hợp chất alkaloid rotundine từ cây Bình vôi (Stephania rotunda Lour.)”. Trong
đề tài này, các tác giả đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công việc nhân
giống loài Bình vôi (Stephania rotunda Lour.) bằng phương pháp nuôi cấy mô
và đi đến một số kết luận sau:
Khả năng tạo mô sẹo từ khúc cắt thân đạt hiệu quả cao trên môi trường
MS bổ sung 2,4-D 5 mg/l, BA 0,2 mg/l.
Môi trường có hàm lượng khoáng cao thích hợp cho quá trình tạo mô sẹo
từ khúc cắt thân.
2


Trên môi trường MS bổ sung BA 1,0 mg/l, NAA 0,2 mg/l, quá trình hình
thành chồi từ chồi ngủ xẩy ra thuận lợi.
Ở tất cả các mẫu thí nghiệm (thân, củ, mô sẹo) đều có alkaloid rotundine.
Trong đó, củ có hàm lượng rotudin cao nhất.

3


CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
- Bước đầu xây dựng được kỹ thuật khử trùng tạo mẫu nuôi cấy mô từ

chồi ngủ Bình vôi bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật.
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây Bình vôi (Stephania rotunda


Lour.)
- Vật liệu nghiên cứu: Chồi ngủ cây Bình Vôi
- Phạm vi nghiên cứu: Phòng nuôi cấy mô hợp tác xã Linh Dược Sơn,
thành phố Hòa Bình nơi có loài Bình vôi này phân bố tự nhiên.
1.4.

Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của loại hóa chất và thời gian khử trùng đến khả

năng tạo mẫu sạch in vitro.
Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến khả năng tái sinh
chồi Bình Vôi in vitro
1.5.

Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp luận
-

Các nhân tố là chỉ tiêu nghiên cứu: phải chia thành các công thức thí nghiệm khác
nhau, phải có công thức đối chứng.

-

Các nhân tố không phải chỉ tiêu nghiên cứu: phải bảo đảm tính đồng nhất giữa các
công thức thí nghiệm.

-


Số mẫu của mỗi công thức thí nghiệm phải đủ lớn (≥ 30)

-

Thí nghiệm được lặp lại ≥ 3 lần.

2.4.2. Phương pháp thực nghiệm

4


Sử dụng chồi ngủ làm nguồn vật liệu khởi đầu, tiến hành khử trùng và cấy
vào môi trường MS cơ bản. Khi mẫu tái sinh và bật chồi, sau 2-3 tuần cắt chồi
và cấy chuyển sang môi trường MS có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng để
nghiên cứu khả năng nhân nhanh chồi. Khi các chồi dài khoảng 3-5 cm thì tiến
hành cắt và cấy chuyển sang môi trường kích thích tạo rễ, những chồi không
đủ kích thước thì tiếp tục cấy chuyển sang môi trường nhân nhanh.
Các môi trường thí nghiệm được chỉnh pH đến 5,8 sau đó khử trùng ở
120oC trong thời gian 20 phút.
Các mẫu cấy được nuôi ở điều kiện ánh sáng trắng 12 giờ/ngày, cường độ
3.000 lux, nhiệt độ 25-27 oC .
Đề tài tiến hành 2 thí nghiệm với các phương pháp bố trí thí nghiệm như
sau:
2.4.2.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của loại hóa chất và thời gian khử trùng đến
khả năng tạo mẫu sạch in vitro
Có nhiều hóa chất được sử dụng để khử trùng mẫu cấy nhằm loại bỏ
nguồn bệnh và tạo được lượng lớn các mẫu sạch in vitro, nhưng hai loại hóa
chất được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả cao là HgCl 2 và NaClO.
-


Phương pháp khử trùng:

Khử trùng ngoài box cấy: Phần thân mang chồi được đựng trong ống
phancol, lắc rửa mạnh bằng nước sạch và dung dịch nước xà phòng để loại bỏ
chất bẩn bám trên bề mặt. Sau đó rửa sạch mẫu dưới vòi nước chảy sao cho hết
xà phòng, tráng lại mẫu bằng nước cất sạch.
Khử trùng trong box cấy: Phần thân được rửa bằng nước cất vô trùng, lắc
mạnh trong 1-2 phút để loại bỏ các chất bẩn bám trên bề mặt, lặp lại 3 lần. Sau
đó tiến hành rửa bằng cồn 70 % trong 2 phút rồi rửa sạch bằng nước cất vô
5


trùng (rửa 3 lần). Sử dụng hóa chất HgCl 2 0,1% hoặc NaClO 60% với thời gian
khử trùng khác nhau, sau đó rửa lại 4-5 lần bằng nước cất vô trùng để loại bỏ
hóa chất bám trên bề mặt tránh gây độc cho chồi.
Cấy mẫu vào môi trường: Phần thân sau khi xử lý được đưa ra đĩa vô
trùng, dùng giấy thấm vô trùng để thấm khô nước trên bề mặt của phần thân,
sau đó cấy lên môi trường: MS + 8g/l Agar + 30g/l sucrose. Thí nghiệm được
bố trí như ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của loại hóa chất và thời gian khử trùng đến
khả năng tạo mẫu sạch in vitro
Hóa chất Thời Tổng
Mẫu sạch
gian số mẫu Số Tỷ lệ
(phút) cấy
mẫu mẫu
(mẫu)
Công
sạch sạch
thức

(mẫu) (%)
KT1
KT2

4
6

30
30

KT3

8

30

KT4 Javen
KT5 60%
KT6 (NaClO)

6
12
18

30
30
30

HgCl 2
0,1%


Mẫu sạch tái sinh
Thời
Số mẫu Tỷ lệ mẫu gian mẫu
sạch nẩy sạch nẩy nẩy chồi
chồi
chồi (%) (ngày)

2.4.2.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến khả năng tái
sinh chồi Bình Vôi in vitro
Trong nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro, môi trường dinh dưỡng
được xem là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả nhân
giống. Môi trường dinh dưỡng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự
tăng trưởng, phát triển và phân hóa của các mô trong suốt quá trình nuôi cấy.
Vì vậy, việc nghiên cứu để xác định được môi trường dinh dưỡng phù hợp với
từng đối tượng cây trồng ở từng giai đoạn cụ thể trong quy trình nuôi cấy là
6


việc rất cần thiết, để đạt được hiệu quả nuôi cấy cao nhất. Trong thí nghiệm
này, sử dụng chồi ngủ cây in vitro để cấy vào các loại môi trường dinh dưỡng
cơ bản khác nhau, gồm: Môi trường MS, ½ MS, WPM, B5 Gamborg và Chu
(N6), các loại môi trường này đều được bổ sung 0,5 mg/l BAP + 8 g/l agar +
30 g/l đường sucrose, nhằm xác định môi trường dinh dưỡng thích hợp cho tái
sinh chồi Bình Vôi in vitro. Thí nghiệm được bố trí trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến khả năng tái sinh chồi Bình
Vôi in vitro
Công thức
thí nghiệm


Môi
trường
dinh
dưỡng

Tổng số
mẫu cấy
ban đầu
(chồi)

MT1
MT2
MT3
MT4

½ MS
MS
WPM
B5
(Gamborg)
N6 (Chu)

45
45
45
45

MT5

Số mẫu

tái sinh
chồi

Tỷ lệ mẫu
tái sinh
chồi (%)

Số chồi
TB/mẫu

Chất
lượng
chồi

45

Ghi chú: MS (Murashige and Skoog medium); WPM (Woody Plant
Medium); B5 ( Gamborg Medium); N6 (Chu medium)

2.5. Các chỉ tiêu theo dõi và thu thập
2.5.1. Chỉ tiêu thu thập
+ Thí nghiệm nghiên cứu tạo mẫu sạch in vitro:
Tỉ lệ mẫu sạch =

Tỉ lệ mẫu nảy chồi =

Tổng số mẫu sạch
Tổng số mẫu cấy
Tổng số mẫu nảy chồi
Tổng số mẫu cấy


x100 (%)

x100 (%)

Số mẫu cho mỗi thí nghiệm ≥ 30 mẫu, Thời điểm thu thập số liệu sau 2
tuần nuôi cấy.
7


2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng chương trình Excel
Dùng phương pháp phân tích số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel
2007, các bước tiến hành như sau: mở bảng tính Excel → Data → Data
analysis → Anova single factoc hoặc Anova two factoc with replication →
chọn vùng dự liệu phân tích, vùng xuất dữ liệu và độ tin cậy 0.05→ nhấn Ok.

8


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1.6.

Công thức khử trùng thích hợp cho tạo mẫu sạch in vitro
Trong quy trình kỹ thuật nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy

in vitro, tỷ lệ mẫu sạch có khả năng tái sinh chồi có ý nghĩa rất quan trọng đối
với các bước tiếp theo. Vì vậy, cần phải tìm ra công thức khử trùng tối ưu để
nâng cao hiệu quả tạo mẫu sạch in vitro và khả năng nảy chồi của mẫu sạch.
Tuỳ thuộc vào loại chất khử trùng, nồng độ và thời gian khử trùng khác nhau
mà hiệu quả tạo mẫu sạch in vitro thu được khác nhau. Trong nghiên cứu này,

đã sử dụng phần thân mang chồi cây Bình Vôi để tạo cây in vitro sau đó lấy vật
liệu sinh dưỡng cho nhân giống. Kết quả thí nghiệm thu được như ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của loại hóa chất và thời gian khử trùng đến khả năng tạo
mẫu sạch in vitro
Mẫu sạch
Mẫu sạch tái sinh
Thời gian
Tỷ lệ
Thời
Tỷ lệ mẫu mẫu nẩy
mẫu Số mẫu
mẫu
Số
mẫu
sạch
Hóa chất gian
sạch
sạch nẩy
cấy
chồi
sạch
nẩy chồi
(phút)
chồi (%)
(chồi) (chồi)
(ngày)
(%)
4
30
25

83,3
22
73,3
8
HgCl2
6
30
27
90,0
14
46,6
10
0,1%
8
30
30
100
4
13,3
12
Tổng số

Công
thức

KT1
KT2
KT3
KT4
KT5


Javen
60%

KT6 (NaClO)

6
12

30
30

22
30

73,3
100

22
30

73,3
100

6
6

18

30


30

100

26

86,6

7

Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho thấy F tính (65,3) > F crit
(3,1). Như vậy có sự ảnh hưởng rõ rệt giữa các công thức khử trùng, điều này
cho thấy loại hóa chất sử dụng để khử trùng và thời gian khử trùng có ảnh
hưởng đến khả năng tạo mẫu sạch in vitro của mẫu Bình Vôi.

9


Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, khi khử trùng bằng HgCl 2 0,1% tỷ lệ mẫu
sạch cao (83,3 – 100%) nhưng tỉ lệ mẫu tái sinh lại thấp. Khi tăng thời gian
khử trùng thì tỷ lệ mẫu nẩy chồi giảm xuống rất thấp chỉ đạt 13,3 % ở công
thức KT2 khử trùng bằng HgCl 2 0,1% trong 8 phút và thời gian nảy chồi cũng
chậm hơn. Ở công thức KT1 khử trùng bằng HgCl 2 0,1% trong 4 phút tỷ lệ
mẫu sạch đạt cao nhất đạt 83,3 % và tỷ lệ mẫu nẩy chồi cũng cao nhất đạt
73,3%, thời gian lên chồi là 10 ngày nuôi trên môi trường.
Khi khử trùng mẫu cấy với hoá chất là Javen 60% đem lại kết quả tốt hơn
cho tỉ lệ mẫu sạch và tỉ lệ mẫu tái sinh cao. Thời gian khử trùng 12 phút, tỷ lệ
mẫu sạch và tỷ lệ mẫu tái sinh cao nhất đạt 100%, sau 6 ngày nuôi bộ phận
sinh dưỡng nảy chồi. Với thời gian khử trùng là 6 và 18 phút cho tỷ lệ mẫu tái

sinh thấp hơn chỉ đạt 73,3% và 86,6%.
Từ kết quả trên cho thấy, khử trùng bằng Javen 60% cho kết quả tốt hơn
so với HgCl 2 0,1%, nguyên nhân là do HgCl 2 là chất khử trùng mạnh có độc
tính cao đối với tế bào nên khi tăng thời gian khử trùng thì tỷ lệ mẫu sạch tăng
nhưng tỷ lệ mẫu tái sinh lại giảm và thời gian nảy chồi cũng chậm hơn.
Vậy công thức khử trùng tốt nhất cho phần thân mang chồi ngủ là sử dụng
Javen 60% trong thời gian 12 phút cho tỷ lệ mẫu sạch và tỷ lệ mẫu tái sinh đều
đạt 100%, sau 6 ngày nuôi nảy chồi.

10


B

A

Hình 3.1. Bộ phận sinh dưỡng cây Bình Vôi nảy chồi trên môi trường MS

A. Mẫu được khử trùng bằng Javen 60% trong 12 phút; B.Mẫu được khử trùng bằng
HgCl2 0,1% trong 4 phút.
3.2. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến khả năng tái sinh chồi
Bình Vôi in vitro
Trong nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro, môi trường dinh dưỡng
được xem là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả nhân
giống. Môi trường dinh dưỡng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự
tăng trưởng, phát triển và phân hóa của các mô trong suốt quá trình nuôi cấy.
Vì vậy, việc nghiên cứu để xác định được môi trường dinh dưỡng phù hợp với
từng đối tượng cây trồng ở từng giai đoạn cụ thể trong quy trình nuôi cấy là
việc rất cần thiết, để đạt được hiệu quả nuôi cấy cao nhất. Trong thí nghiệm
11



này, sử dụng chồi của cây in vitro để cấy vào các loại môi trường dinh dưỡng
cơ bản khác nhau, gồm: Môi trường MS, ½ MS, WPM, B5 Gamborg và Chu
(N6) (Bảng 3.2), các loại môi trường này đều được bổ sung 0,5 mg/l BAP + 8
g/l agar + 30 g/l đường sucrose, nhằm xác định môi trường dinh dưỡng thích
hợp cho tái sinh chồi Bình Vôi in vitro. Kết quả thí nghiệm được thu thập sau 2
tuần nuôi cấy và được thể hiện trong bảng 3.2 dưới đây.
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến khả năng tái sinh chồi Bình
Vôi in vitro
Môi
trường
dinh
dưỡng
½ MS
MS
WPM

Tổng số
mẫu cấy
ban đầu
(chồi)
45
45
45

Số mẫu
tái sinh
chồi
25

28
26

Tỷ lệ
mẫu tái
sinh
chồi
(%)
84,44
93,33
88,89

MT4

B5
(Gamborg)

45

20

66,67

1,68

-

MT5

N6 (Chu)


45

16

57,78

1,44

-

CTTN
MT1
MT2
MT3

Số chồi
TB/mẫu
1,71
2,35
1,86

Chất
lượng
chồi
+
+++
++

Ghi chú: MS (Murashige and Skoog medium); WPM (Woody Plant

Medium); B5 ( Gamborg Medium); N6 (Chu medium)

Kết quả phân tích phương sai một nhân tố về ảnh hưởng của môi trường
dinh dưỡng đến khả năng tái sinh chồi Bình Vôi in vitro, cho kết quả như sau:
Ftính = (24,4) > Fcrit = (3,4), chứng tỏ môi trường dinh dưỡng khác nhau có ảnh
hưởng rõ rệt đến khả năng tái sinh chồi Bình Vôi in vitro.

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, Chồi Bình Vôi được cấy vào môi trường
1/2MS cho số chồi trung bình chỉ đạt 1,71 chồi/mẫu và chất lượng chồi ở mức
trung bình (chồi yếu, lá xanh vàng, phiến lá hẹp, mỏng). Ở công thức môi
trường MS thì mẫu cấy có khả năng tái sinh tốt nhất, tỷ lệ mẫu tái sinh đạt

12


93,33%, số chồi trung bình đạt 2,35 chồi/mẫu và chất lượng chồi tốt (chồi mập,
khỏe mạnh, lá xanh đậm, chồi phát triển nhanh).
Trong 3 môi trường còn lại thì môi trường WPM cho tỷ lệ mẫu tái sinh
cao hơn cả đạt 88,90 %, số chồi trung bình 1,83 chồi/mẫu; môi trường B5 và
N6 cho hiệu quả mẫu tái sinh thấp, chất lượng chồi kém.
Tóm lại, môi trường MS phù hợp nhất cho tái sinh chồi Bình Vôi trong
điều kiện nuôi cấy in vitro.

13


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ
1.7.

Kết luận

Công thức khử trùng vật liệu nuôi cấy tốt nhất là sử dụng dung dịch Javen

60% (NaClO) trong 12 phút, tỷ lệ mẫu sạch in vitro đạt 100%, tỷ lệ mẫu sạch
tái sinh đạt 100%, thời gian mẫu này chồi sau 6 ngày nuôi.
Công thức môi trường dinh dưỡng thích hợp nhất để tái sinh chồi Bình
Vôi in vitro là môi trường: MS + 0,4 mg/l BAP + 0,2 mg/l Kinetin + 8 g/l Agar
+ 30g/l sucrose, cho số chồi trung bình đạt 5,25 chồi/mẫu và chiều cao trung
bình của chồi là 3,85 cm, chất lượng chồi tốt.
1.8. Khuyến nghị
Từ những kết luận và tồn tại ở trên tôi xin đưa ra 1 số khuyến nghị như
sau:
- Thử nghiệm kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
- Tiến hành điều tra đặc điểm sinh vật học của Bình vôi ở nhiều tỉnh khác
nhau để có thể tổng hợp nhận xét và đưa ra kết quả tốt nhất.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đỗ Thị Đào (2008 ), “Ảnh hưởng của một số nhân tố tới kết quả giâm củ

cắt Tai chua ”. Khoá luận tốt nghiệp 2008, GVHD Kiều Văn Thịnh.
2.

Phan Nguyên Hồng, Vũ Văn Dũng (1978); Sinh thái thực vật, NXB Giáo

dục, Hà Nội.
3.


Dương Mộng Hùng “ Nhân giống Phi lao bằng Củ cành” ĐH Lâm

Nghiệp số 11/1992.
4.
Dương Mậu Hùng, Lê Đình Khả (2003). Giáo trình giống cây rừng. Nhà
xuất bản Nông Nghiệp.
5.
Đoàn Thị Mai và cộng sự (2000). Kết quả bước đầu vê nhân giống Bạch đàn
lai bằng phương pháp nuôi cấy mô phân sinh. Tạp chí Lâm nghiệp, 10 : 46 – 47.
6.
Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nhi, Lê Thị Muội (1997). Công nghệ Sinh học thực
vật trong cải tiến giống cây trồng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
7.
Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên. Thực vật rừng.
8.
Lê Văn Chi (1992). Cách sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và vi lượng
hiệu quả cao. Nhà xuất bản Khoa học – Kỹ thuật, Hà Nội.
9.

Lê Đình Khả, 1993, “ Nhân giống Keo lá tràm và Keo tai tượng” Tạp chí

lâm nghiệp số 5/1993.
10.

Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, giáo trình giống cây rừng, 2003

11.

Lê Đình Khả, Đoàn Thị Bích, Trần Cự, “ Nghiên cứu tạo chồi, môi


trường và giá thể giâm củ cắt Bạch đàn trắng”, tạp chí Lâm nghiệp dố
10/1996.
12.

Lê Đình Khả, Trần Cự, Lê Thị Xuân (1996 ), “ Nhân giống Thông đỏ

bắng Củ”, tạp chí Lâm nghiệp số 9/1996.
13.

Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Cấn Thị Lan (1998) “ Nhân giống cây

Sao đen bằng thuốc bột TTG”, tạp chí khoa học lâm nghiệp số 8/1998.
15


14.

Ngô Kim Khôi (1998), Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, NXB Nông

Nghiệp Hà Nội.
15.

Hoàng Kin Ngũ – Phùng Ngọc Lan: Giáo trình sinh thái rừng, ĐH Lâm

nghiệp, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
16.

Lê Đức Thọ (2007 ) “ Nhân giống vô tính chàm (Melaleula caujuputy


Powell ) bằng phương pháp giâm củ cắt”. Luận văn tốt nghiệp trường ĐH Lâm
Nghiệp.
17.

Nguyễn Hữu Thước và cộng sự: “Ảnh hưởng của chế đọ che sáng đến

cây Xà Cừ”. Tập san SVĐH III 1964. Tr.35-38.
18.

Nguyễn Hữu Thước, Lê Văn Khôi: “Nghiên cứu yêu cầu ánh sáng đối

với cây Mỡ giai đoạn tuổi non”. Tập san SVĐH III.
19.

Thái Văn Trừng (2000): “Những hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới ở Việt

Nam”, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
20.

Phạm Văn Tuấn (1997). “ Nhân giống cây rừng bằng Củ, thành tựu và

khả năng áp dụng ở Việt Nam”. Tổng luận chuyên khảo kỹ thuật Lâm nghiệp
Việt Nam. NXB Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
21.

Đỗ Tất Lợi, 1991. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB BNN.

16




×