Tải bản đầy đủ (.doc) (181 trang)

TIỂU LUẬN CÁCH MẠNG THÁNG tám năm 1945 ở các TỈNH bắc TRUNG bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.32 KB, 181 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam thời cận hiện đại, Cách mạng tháng Tám
năm 1945 là một trong những sự kiện lịch sử vĩ đại, đánh dấu một bước ngoặt lớn
trong tiến trình lịch sử dân tộc. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đánh đổ chế độ
thực dân, phát xít và phong kiến tay sai, thiết lập nên chế độ xã hội tiến bộ với sự ra
đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cách mạng tháng Tám đã tạo ra những
tiền đề cho sự phát triển và thắng lợi của dân tộc Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một vấn đề khoa học được nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Bên cạnh những vấn đề chung của Cách mạng tháng Tám, một số công trình mang
tính khu vực và địa phương đã được tiếp cận. Cuộc vận động Cách mạng tháng Tám
ở các tỉnh đã được nghiên cứu nhưng chủ yếu còn dưới dạng mô tả, vấn đề nêu đặc
điểm gần như chưa được đề cập. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ
là một vấn đề quan trọng nhưng chưa được các nhà sử học nghiên cứu toàn diện và
có hệ thống.
Đóng góp vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có các tỉnh
Bắc Trung Bộ. Đây là địa bàn chiến lược của xứ Trung Kì. Bộ máy cai trị cũng như
lực lượng quân sự của thực dân Pháp và phát xít Nhật ở đây tương đối mạnh. Vì
vậy, Bắc Trung Bộ là một trong những địa bàn diễn ra cuộc đấu tranh cách mạng ác
liệt nhất, khó khăn nhất. Vượt qua các cuộc khủng bố của đế quốc, qua các phong
trào cách mạng, vùng đất Bắc Trung Bộ thực sự là một trong những trung tâm cách
mạng của cả nước. Bước vào giai đoạn 1939 - 1945, quán triệt và thực hiện đường
lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương, dưới sự lãnh
đạo trực tiếp của Xứ ủy Trung Kì, tổ chức Đảng địa phương, Việt Minh các tỉnh
Bắc Trung Bộ đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân kết hợp chuẩn bị và đấu tranh tiến
tới cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi.
Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945, các tỉnh Bắc Trung
Bộ có một vị trí, vai trò quan trọng. Đây là một trong những khu vực diễn ra cuộc
khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi sớm nhất ở tỉnh lị, trực tiếp chấm dứt chế độ
phong kiến lạc hậu và Chính phủ Trần Trọng Kim. Cuộc vận động Cách mạng



1


tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có nét sáng tạo về tập hợp lực lượng,
phương thức khởi nghĩa và hình thái giành chính quyền. Vì vậy, nghiên cứu Cách
mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là việc làm có ý nghĩa về mặt
khoa học và có giá trị thực tiễn sâu sắc.
- Về khoa học: Góp phần tái hiện đầy đủ bức tranh lịch sử Cách mạng tháng
Tám trong cả nước nói chung và ở khu vực nói riêng; làm nổi rõ vai trò, đặc điểm
của Cách mạng tháng Tám ở Bắc Trung Bộ, khẳng định sự đúng đắn và sáng tạo
của đường lối cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương vạch ra.
- Về thực tiễn: Góp vào kho tàng kinh nghiệm của lịch sử cách mạng Việt
Nam một mẫu hình tiêu biểu về tổ chức lực lượng và phát động quần chúng tiến
hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi; đúc rút những bài học kinh
nghiệm để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chỉnh đốn Đảng, chiến lược đại đoàn
kết dân tộc trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay; góp phần giáo dục truyền
thống, củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc; bổ sung tư liệu về Cách mạng tháng
Tám ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và cả nước.
Vì những lí do trên, tôi chọn vấn đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các
tỉnh Bắc Trung Bộ” làm đề tài Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các
tỉnh Bắc Trung Bộ.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Khu vực Bắc Trung Bộ đặt dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy
Trung Kì, bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị và Thừa Thiên.
- Về thời gian: Từ ngày 1-9-1939 đến ngày 26-8-1945, là thời gian trực tiếp

chuẩn bị và khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một biến cố lịch sử. Biến cố lịch sử này
có quá trình chuẩn bị trong 15 năm, trực tiếp từ năm 1939 đến năm 1945.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã dẫn đến sự chuyển hướng đấu tranh
của Đảng Cộng sản Đông Dương, biểu hiện qua các chủ trương lớn như chuyển
trọng tâm công tác về nông thôn, rút vào hoạt động bí mật, đặt vấn đề giải phóng

2


dân tộc lên hàng đầu, xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền… Vì
vậy, chúng tôi chọn sự kiện Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1-9-1939) làm
mốc mở đầu của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Ngày 26-8-1945, các châu, phủ miền núi tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An là
những địa phương cuối cùng giành được chính quyền, đánh dấu sự thắng lợi của
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, để làm rõ
phương thức, vai trò của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ,
một số nội dụng của luận án chúng tôi phân tích đến sự kiện Bảo Đại thoái vị ngày
30-8-1945.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tái hiện có hệ thống và toàn diện về cuộc vận động Cách mạng tháng Tám
năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Trên cơ sở đó, khẳng định sự lãnh đạo đúng
đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Xứ ủy Trung Kì, tổ chức Đảng
địa phương, Việt Minh các tỉnh Bắc Trung Bộ và sự đóng góp to lớn của quần
chúng nhân dân ở khu vực này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu để xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên
cứu về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
- Phân tích bối cảnh lịch sử của cuộc vận động Cách mạng tháng Tám ở các

tỉnh Bắc Trung Bộ.
- Trình bày công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc
Trung Bộ từ tháng 9-1939 đến tháng 8-1945.
- Làm sáng tỏ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở các
tỉnh Bắc Trung Bộ.
- Trên cơ sở đó, phân tích đặc điểm; ưu điểm, hạn chế; vai trò và bài học
kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu
- Nguồn tài liệu thành văn
+ Tài liệu đã công bố

3


Bao gồm các văn kiện của Đảng, các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các sách lịch sử Đảng bộ tỉnh, thành phố, thị xã,
huyện ở Bắc Trung Bộ; các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã xuất bản;
các luận án, luận văn đã bảo vệ thành công; các bài viết đăng trên báo, tạp chí… về
đề tài Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên phạm vi cả nước nói chung và các tỉnh
Bắc Trung Bộ nói riêng.
+ Tài liệu lưu trữ
Các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, thông cáo liên quan đến Cách mạng tháng
Tám năm 1945 của Đảng và Việt Minh các cấp ở một số tỉnh, một số hồi kí chưa
công bố, một số tài liệu của thực dân Pháp… liên quan đến phong trào cách mạng
các tỉnh Bắc Trung Bộ tại Phòng Lưu trữ thuộc Văn phòng Tỉnh ủy các tỉnh từ
Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, Thư viện, Bảo tàng, Kho Lưu trữ Viện Lịch sử
Đảng, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV tại
Đà Lạt, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. Tác giả xem đây là nguồn tài
liệu quan trọng để luận án đạt được nhiệm vụ đề ra.

- Nguồn tài liệu khảo sát điền dã
Tác giả luận án còn khảo sát điền dã, đi thực tế tại một số di tích lịch sử,
đồng thời phỏng vấn các nhân chứng lịch sử để tìm hiểu, xác minh các sự kiện liên
quan đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, của
Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng, xây
dựng Đảng, vận động quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang, đặc biệt là khởi
nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Trong luận án, chúng tôi kết hợp phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic
và các phương pháp cụ thể của chuyên ngành như miêu tả, phân tích, tổng hợp để
tái hiện bức tranh lịch sử về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ.
Đồng thời, sử dụng phương pháp thống kê để thống kê định lượng các sự kiện lịch
sử tiêu biểu theo nội dung tổ chức Đảng, quần chúng, số lượng đảng viên, tù chính
trị ở các địa phương; trên cơ sở đó rút ra nhận xét, đánh giá những vấn đề lịch sử
liên quan. Ngoài ra, tác giả luận án sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu
phong trào giữa các tỉnh trong khu vực, giữa các tỉnh Bắc Trung Bộ với các tỉnh

4


đồng bằng Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ và các phương pháp liên ngành như
điền dã, phỏng vấn nhân chứng để tìm hiểu, xác minh các nhân vật, sự kiện lịch sử.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, tái hiện toàn cảnh bức tranh lịch sử về Cách mạng tháng Tám năm
1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Thứ hai, từ nội dung nghiên cứu rút ra đặc điểm đặt trong mối quan hệ đối
sánh Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ với các tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ, các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ; nêu lên ưu
điểm, hạn chế; vai trò và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945

ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Thứ ba, cung cấp hệ thống tư liệu tương đối hoàn chỉnh về Cách mạng tháng
Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Thứ tư, luận án là tài liệu tham khảo để nghiên cứu và học tập Cách mạng
tháng Tám năm 1945 ở bậc đại học và cao đẳng; góp phần giáo dục truyền thống
yêu nước, cách mạng cho các tầng lớp nhân dân ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, là tài liệu
bổ ích giúp giáo viên ở các trường trung học phổ thông biên soạn và giảng dạy phần
lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài mở đầu (5 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (14 trang), phụ
lục, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án (24
trang).
Chương 2: Quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc
Trung Bộ (từ tháng 9-1939 đến tháng 3-1945) (43 trang).
Chương 3: Gấp rút chuẩn bị về mọi mặt và khởi nghĩa giành chính quyền ở
các tỉnh Bắc Trung Bộ (từ tháng 3-1945 đến tháng 8-1945) (57 trang).
Chương 4: Một số nhận xét về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh
Bắc Trung Bộ (31 trang).

5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Các tỉnh Bắc Trung Bộ nằm dọc theo ven biển, từ 16 0 đến 20030’ vĩ độ Bắc
và từ 106002’ đến 108002’ kinh độ Đông bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên. Diện tích phần đất liền toàn khu vực

khoảng 49.600 km2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ có đường bờ biển dài hơn 632 km và 27
hòn đảo lớn nhỏ, tiêu biểu là các đảo: Cồn Cỏ (Quảng Trị) diện tích 4 km 2, Hòn
Ngư (Nghệ An) diện tích 2,5 km2, Sơn Dương (Hà Tĩnh) diện tích khoảng 1 km2.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Cách mạng tháng Tám thành công và
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2-9-1945 đã mở ra một thời kì mới
trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi là kết quả của cuộc vận động
trong suốt 15 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, là kết quả
tổng hợp của các nhân tố chủ quan và khách quan.
Chiến tranh thế giới thứ hai làm cho chủ nghĩa đế quốc càng thêm suy yếu.
Cuộc chiến đấu của nhân dân Liên Xô và lực lượng dân chủ đã từng bước làm thất
bại lực lượng phát xít Đức - Ý - Nhật, điều kiện khách quan cho cuộc khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền đã hết sức thuận lợi. Phát xít Nhật ở Đông Dương và Chính
phủ Trần Trọng Kim hoang mang, tê liệt. Đó là thời cơ “ngàn năm có một” được
Đảng Cộng sản Đông Dương kịp thời chớp lấy, phát động toàn dân nổi dậy khởi
nghĩa và giành được thắng lợi mau lẹ, ít đổ máu. Tuy nhiên, điều kiện khách quan
đó chỉ có thể được phát huy thông qua các yếu tố chủ quan.
Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, trên cơ sở
đường lối chiến lược đề ra trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (2-1930) đã tiến
hành chuyển hướng chỉ đạo cách mạng thể hiện trong các nghị quyết Hội nghị
Trung ương tháng 11-1939, tháng 11-1940 và Hội nghị Trung ương 8 (5-1941).
Đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên
hàng đầu, đã thể hiện sự đúng đắn và sáng tạo, phản ánh đúng thực tế Việt Nam

6


trong xu thế phát triển của thế giới. Nhờ đó, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khơi
dậy, phát huy được truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm của dân tộc, tinh thần

yêu nước của nhân dân và dấy lên được phong trào yêu nước, cách mạng của quần
chúng trong những năm 1930 - 1935 và phong trào dân chủ 1936 - 1939. Đến cuộc
vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945, công cuộc chuẩn bị diễn ra trực tiếp, khẩn
trương và toàn diện. Trong quá trình chuẩn bị, Đảng Cộng sản Đông Dương, Mặt
trận Việt Minh và lãnh tụ Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng,
trước hết là lực lượng chính trị của quần chúng. Trên cơ sở lực lượng chính trị của
quần chúng đã từng bước xây dựng lực lượng vũ trang. Đó là hai lực lượng cách
mạng được Đảng Cộng sản Đông Dương sử dụng hợp lí nhằm phát huy sức mạnh to
lớn vào cuộc đấu tranh với những hình thức thích hợp: Chính trị kết hợp vũ trang và
khởi nghĩa vũ trang; từ khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng bộ phận, tiến
lên tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến, giành chính quyền trong cả nước.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc
Việt Nam. Nó đã đập tan ách thống trị của phát xít Nhật, chấm dứt chế độ phong
kiến lạc hậu, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa nhân dân ta từ thân
phận nô lệ trở thành chủ nhân thật sự của đất nước; đưa Việt Nam từ một nước
thuộc địa, nửa phong kiến thành một nước độc lập tự do; đưa Đảng Cộng sản Đông
Dương thành một Đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước; đưa dân tộc Việt Nam
lên hàng các dân tộc tiên phong trên thế giới. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã
đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới: Kỉ nguyên độc lập tự do và tiến bộ
xã hội. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám chẳng những giai cấp công nhân và
nhân dân Việt Nam có thể tự hào, mà giai cấp công nhân và những dân tộc bị áp
bức ở các nơi khác cũng có thể tự hào rằng: “Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử
cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mới có 15 tuổi đã
lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền trong toàn quốc” [86, tr.159].
Đặc điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là vừa mang tính toàn quốc
nhưng đồng thời thể hiện những nét cụ thể của địa phương. Trong cuộc vận động
Cách mạng tháng Tám năm 1945, xuất phát từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và
dân cư, kinh tế - xã hội vùng miền, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông
Dương, cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các địa phương diễn ra
khá phong phú về hình thức tổ chức hoạt động.


7


Theo phân chia khu vực hành chính, đối tượng nghiên cứu của lịch sử bao
gồm: Toàn quốc, khu vực (miền), tỉnh, huyện, xã… Trong luận án, tác giả nghiên
cứu về cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở khu vực Bắc Trung Bộ
được phân biệt với các khu vực khác bởi các dấu hiệu lịch sử, kinh tế, xã hội như
khu vực đồng bằng Bắc Bộ; khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ; khu vực duyên hải
Nam Trung Bộ; khu vực Đông Nam Bộ; khu vực Tây Nam Bộ… Chính sự đa dạng,
phong phú này dẫn đến tính phong phú, đa dạng của Cách mạng tháng Tám về quá
trình chuẩn bị, thời gian giành chính quyền, phương thức tiến hành, hình thái vận
động và sự sáng tạo của các địa phương trong quá trình vận dụng đường lối của
Đảng. Chẳng hạn, hình thái khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế là từ nông
thôn vào thành thị nhưng ở Sài Gòn là từ thành thị về nông thôn…
Về vấn đề địa giới Bắc Trung Bộ, theo Hiệp ước Patenôtre ngày 6-6-1884,
xứ Trung Kì (L’Annam) bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến tỉnh Bình Thuận. Theo
cách phân chia của người Pháp, Trung Kì gồm 3 khu vực: Bắc Trung Kì (Nord Annam) gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh; Trung Trung Kì (Central Annam) gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và Quảng
Ngãi; Nam Trung Kì (Sud - Annam) gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,
Ninh Thuận và Bình Thuận. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo phong trào cách
mạng các tỉnh miền Trung, Xứ ủy Trung Kì đặt 2 trụ sở: Trụ sở chính đặt tại thành
phố Vinh (Nghệ An) để lãnh đạo chung các tỉnh Trung Kì và trực tiếp chỉ đạo các
tỉnh Bắc Trung Kì từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên; trụ sở 2 đặt tại thành phố Đà
Nẵng (Quảng Nam) trực tiếp chỉ đạo các tỉnh Nam Trung Kì từ Quảng Nam đến
Bình Thuận [153], [155].
Cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
gắn với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Xứ ủy Trung Kì và sự
lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng địa phương. Do đó, để làm rõ vai trò lãnh đạo
của Xứ ủy đối với phong trào đấu tranh cách mạng ở các tỉnh, trong luận án chúng
tôi sử dụng cách phân chia Trung Kì gồm hai khu vực như đã trình bày ở trên.

Về tên gọi, từ tháng 6-1884 đến tháng 3-1945, chính quyền thực dân Pháp
gọi là Bắc Trung Kì; từ tháng 4-1945, Chính phủ Trần Trọng Kim gọi là Bắc Trung
Bộ. Theo Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc
hội thông qua ngày 9-11-1946, nước Việt Nam về phương diện hành chính gồm có

8


3 bộ: Bắc, Trung, Nam. Để đảm bảo sự thống nhất và phù hợp với tên gọi hiện nay,
trong luận án, chúng tôi dùng tên gọi Bắc Trung Bộ.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một chủ đề khoa học lớn, hấp dẫn, thu
hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Liên quan đến Cách mạng tháng Tám
năm 1945 nói chung và ở các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng đã có nhiều công trình
được công bố, đề cập đến những khía cạnh khác nhau.
1.2.1. Những công trình về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam
1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Kỉ niệm một năm Cách mạng tháng Tám 1945, tập hợp những bài đã đăng
trên báo “Sự thật”, năm 1946, Trường Chinh cho ra mắt tác phẩm “Cách mạng
tháng Tám”. Công trình đã tái hiện lịch sử cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc, phân
tích tính chất, ý nghĩa lịch sử, làm rõ những ưu điểm và hạn chế của Cách mạng
tháng Tám năm 1945. Theo tác giả, ưu điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945
là “chuẩn bị chu đáo”, “mau lẹ và kịp thời”, “toàn dân nổi dậy” [38, tr.367-372].
Nhược điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là “tinh thần kiên quyết không
đều”, “không triệt để tước vũ khí quân đội Nhật”, “không kiên quyết trấn áp bọn
phản cách mạng”, “không chiếm được nhà ngân hàng” [38, tr.375-382].
Năm 1946, Nhà xuất bản Sự thật ấn hành công trình “Chặt xiềng”. Cuốn
sách gồm một số tư liệu lịch sử từ sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) đến
ngày Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước. Những tài liệu được ghi lại
trong cuốn “Chặt xiềng” đã phản ánh những nhận định, phân tích rất chính xác,

khoa học của Đảng Cộng sản Đông Dương về tình thế cách mạng lúc bấy giờ và khi
thời cơ đến đã kiên quyết phát động, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính
quyền thắng lợi trong toàn quốc. Do đó, công trình có giá trị lớn về mặt tư liệu.
Năm 1957, Nhà xuất bản Văn Sử Địa ấn hành công trình “Cách mạng cận
đại Việt Nam: Tài liệu tham khảo lịch sử” do Trần Huy Liệu chủ biên. Đây là công
trình nghiên cứu công phu và đồ sộ nhất về lịch sử Việt Nam cận đại nói chung và
cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 nói riêng. Trong các tập 10, 11, 12,
công trình đã tái hiện bức tranh toàn cảnh và sinh động về phong trào chống phát
xít, chống chiến tranh, về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương;
về cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, trong

9


đó có các tỉnh Bắc Trung Bộ. Đặc biệt, trong tập 12, sau khi trình bày về cuộc tổng
khởi nghĩa trong toàn quốc, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những phân tích, đánh giá
về đặc điểm, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của
Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Năm 1960, Nhà xuất bản Sử học ấn hành công trình “Lịch sử Cách mạng
tháng Tám” của các tác giả Văn Tạo, Thành Thế Vĩ, Nguyễn Công Bình. Trên cơ sở
kế thừa có chọn lọc thành tựu nghiên cứu của các công trình trước, các tác giả đã
tập trung làm rõ bối cảnh lịch sử, kết quả quá trình chuẩn bị về mọi mặt và diễn
biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Đặc biệt, các tác giả đã dành 20
trang sách để phân tích về những đặc điểm của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945, đó là: “Thống nhất hành động, mau lẹ kịp thời”, “là thắng lợi của cuộc đấu
tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, thắng lợi chính trị là chủ yếu”,
“lãnh đạo và quần chúng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám đã khăng khít với nhau
như keo sơn”, “từ nông thôn ra thành thị và từ thành thị về nông thôn” [117,
tr.154-168]. Những luận điểm này giúp tác giả luận án có một cái nhìn tổng quan khi
trình bày về đặc điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Để làm rõ hơn cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc, năm
1960, Tổ Lịch sử Cách mạng tháng Tám của Viện Sử học đã xuất bản công trình
“Cách mạng tháng Tám - Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương” (quyển 1,
2). Công trình là kết quả của sự phối hợp nghiên cứu giữa các nhà sử học với Ban
Tuyên giáo và Hội đồng hương các tỉnh, thành trong cả nước tại Hà Nội. Do đó,
công trình đã tập hợp được nguồn tư liệu phong phú, trong đó có nhiều tài liệu nhân
chứng, điền dã. Diễn biến của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương
trong toàn quốc được trình bày cụ thể và sinh động hơn so với các công trình được
xuất bản trước đó. Tuy nhiên, do một số tư liệu chưa được kiểm chứng nên dẫn đến
những sai sót của các sự kiện lịch sử ở một vài địa phương. Chẳng hạn, cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền ở huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) diễn ra ngày 23-8-1945
nhưng trong công trình ghi ngày 25-8-1945 [152, tr.37]. Mặc dù vậy, công trình là
tài liệu quý để tác giả luận án tham khảo khi trình bày về diễn biến cuộc khởi nghĩa
giành chính quyền ở các tỉnh.
Năm 1967, Nhà xuất bản Sự thật ấn hành các công trình “Tìm hiểu Cách
mạng tháng Tám” và “Tìm hiểu tính chất và đặc điểm của Cách mạng tháng Tám”.

10


Hai công trình đã đi sâu nghiên cứu về quá trình chuẩn bị và diễn biến cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc, trong đó có các tỉnh Bắc Trung Bộ; phân
tích tính chất, đặc điểm, nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm của
Cách mạng tháng Tám năm 1945. Các tác giả của công trình “Tìm hiểu Cách mạng
tháng Tám” đã hoàn toàn chính xác khi cho rằng, thắng lợi của Cách mạng tháng
Tám năm 1945 “là kết quả tất yếu của sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài
người nói chung và của xã hội Việt Nam nói riêng… Nhờ đường lối chính trị đúng
đắn của Đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên, cho nên Đảng ta đã
giữ được mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng. Đảng và quần chúng gắn bó mật
thiết với nhau tạo thành một sức mạnh vô địch vượt qua mọi khó khăn, trở ngại,

đưa Cách mạng tháng Tám đến thắng lợi” [25, tr.70-72]. Ngoài những nguyên nhân
cơ bản nói trên, các tác giả cũng khẳng định, Cách mạng tháng Tám năm 1945
thắng lợi còn nhờ điều kiện khách quan thuận lợi. Tuy nhiên, do các công trình
được biên soạn dưới góc độ lịch sử Đảng nên không có điều kiện đi sâu phân tích
quá trình vận động quần chúng nhân dân, đặc biệt là các tầng lớp trung gian tham
gia cách mạng cũng như chưa đề cập, đánh giá vai trò của thanh niên trí thức đối
với sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương.
Năm 1970, Nhà xuất bản Tiền phong ấn hành công trình “Dưới lá cờ vẻ vang
của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi
mới” của Lê Duẩn. Trong phần 1 của công trình, tác giả đã nêu lên những kinh
nghiệm cơ bản nhất của Đảng về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Công trình
đã phân tích rất khoa học, rất sâu sắc những vấn đề được đề cập đến và đã nêu lên
thành những tổng kết lí luận, những chân lí phổ biến của lí luận cách mạng Việt
Nam. Chẳng hạn, phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trong
thời kì tiền khởi nghĩa, tác giả cho rằng: “Khi Nhật hất cẳng Pháp, Đảng đã tranh
thủ thời cơ, chuyển hướng mau lẹ, phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước. Đây
là thời kì động viên quần chúng sôi nổi, mạnh mẽ, phát triển lực lượng chính trị sâu
rộng ở nông thôn và thành thị, đồng bằng và rừng núi, kết hợp với phát triển lực
lượng vũ trang, chuẩn bị lực lượng mọi mặt, tiến tới tổng khởi nghĩa” [42, tr.49].
Đề cập toàn diện hơn về Cách mạng tháng Tám, năm 1971, Ban Nghiên cứu
Lịch sử Đảng ấn hành công trình “Cách mạng tháng Tám 1945”. Công trình là kết
quả nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học uy tín trong nước, trên cơ sở những tư

11


liệu mới, các tác giả đã làm rõ được vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng, sự sáng
tạo của Đảng bộ và nhân dân ở các địa phương; phân tích, đánh giá về tầm vóc và ý
nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Năm 1975, Nhà xuất bản Sự thật ấn hành công trình “Cách mạng dân tộc dân

chủ nhân dân Việt Nam”, tập 1 của Trường Chinh. Trong hơn 400 trang sách, tác
giả đã dành 150 trang để in các bài viết về cách mạng Việt Nam đăng trên báo “Cờ
giải phóng” từ tháng 9-1941 đến tháng 7-1945. Qua các bài viết, tác giả đã phân
tích và chứng minh sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ
thể của Việt Nam để vạch ra đường lối chính trị, chiến lược và sách lược đúng đắn
của Đảng Cộng sản Đông Dương trong các giai đoạn lịch sử từ năm 1930 đến năm
1941. Đường lối này chính là nền tảng để Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra những
chủ trương, quyết sách đúng đắn, kịp thời nhằm đưa Cách mạng tháng Tám năm
1945 đến thắng lợi. Đây là công trình có giá trị lớn về lí luận và tư liệu.
Kỉ niệm lần thứ 40 Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Viện Lịch sử
Đảng phối hợp với Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng các tỉnh, thành phố trong cả nước
xuất bản cuốn “Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945”. Với nguồn tư liệu tương đối
phong phú, công trình đã trình bày khái quát diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám
1945 ở các tỉnh trong cả nước, trong đó có các tỉnh Bắc Trung Bộ. So với công trình
“Cách mạng tháng Tám - Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương” của Viện
Sử học xuất bản năm 1960, ưu điểm nổi bật của công trình này là các tư liệu được
đối sánh, kiểm chứng kĩ lưỡng nên có độ tin cậy cao và diễn biến cuộc khởi nghĩa
giành chính quyền trong toàn quốc được trình bày một cách có hệ thống.
Năm 1985, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành công trình “Đấu tranh vũ
trang trong Cách mạng tháng Tám” của Nguyễn Anh Dũng. Trên cơ sở các tài liệu
hiện có viết về Cách mạng tháng Tám năm 1945, tác giả đã đi sâu nghiên cứu, hệ
thống hóa các sự kiện và tư liệu lịch sử nhằm tái hiện một cách tổng quát bức tranh
về quá trình phát triển của đấu tranh vũ trang trong Cách mạng tháng Tám, làm nổi
bật những đặc điểm, quy luật của đấu tranh vũ trang. Về vấn đề này, công trình có
đoạn viết: “Theo quy luật phát triển của cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai
cấp, khi phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta phát triển tới một mức độ nhất
định, thì chỉ riêng hình thức đấu tranh chính trị là không còn đủ để đáp ứng yêu
cầu tiến triển của cách mạng nữa. Một hình thức đấu tranh mới nhất định sẽ xuất

12



hiện, đó là hình thức đấu tranh vũ trang… Phải có cuộc đấu tranh vũ trang phối
hợp với đấu tranh chính trị, với sự nổi dậy của quần chúng thì mới có thắng lợi huy
hoàng và nhanh chóng của Cách mạng tháng Tám” [43, tr.212-214].
Nhân kỉ niệm 50 năm Cách mạng tháng Tám 1945, vào năm 1995, Viện Lịch
sử Đảng cho xuất bản công trình “Lịch sử Cách mạng tháng Tám 1945”. Trong
công trình này, các tác giả đã tập trung làm rõ quá trình chuẩn bị lực lượng cách
mạng, diễn biến của cuộc tổng khởi nghĩa, rút ra nguyên nhân thắng lợi, tầm vóc và
bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đặc biệt, trên cơ sở các
tư liệu mới, công trình đã trình bày những nhận định mới về cuộc cách mạng này,
trong đó có các tỉnh Bắc Trung Bộ. Quán triệt tinh thần đổi mới của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong nghiên cứu lịch sử, ở công trình này, thắng lợi vĩ đại của Cách
mạng tháng Tám được nêu bật, song những hạn chế, khuyết điểm của một số địa
phương cũng được chỉ rõ: “Ở một số địa phương, do ta vận động chưa thật khéo
léo đối với quân Nhật nên đã đưa lại hậu quả đáng tiếc. Trong nội bộ hàng ngũ
cách mạng còn có nơi, do sự thống nhất trong cơ quan lãnh đạo chưa cao hoặc do
hiểu nhầm nhau mà dẫn đến sự xung đột như ở Tuy Hòa ngày 17-8-1945…, cuộc
đụng độ ở Tân Bình từ ngày 25-8…” [150, tr.235-236]. Đây là nội dung ít được đề
cập đến trong các công trình nghiên cứu trước.
Năm 1995, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành công trình “Cách mạng
tháng Tám - Một số vấn đề lịch sử” do Văn Tạo chủ biên. Đây là công trình nghiên
cứu chuyên sâu của tập thể các nhà khoa học uy tín trong cả nước, đề cập đến nhiều
vấn đề khác nhau của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 như chủ trương đại
đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương, vai trò của giai cấp công nhân,
chính sách thống trị của Nhật Bản đối với Việt Nam trong những năm 1940 - 1945,
hình thái vận động trong tổng khởi nghĩa, tính chất, bối cảnh khu vực và quốc tế của
cuộc cách mạng này… Đặc biệt, một số chuyên đề đã đi sâu tìm hiểu những lĩnh
vực dường như còn là một khoảng trống trong nghiên cứu lúc bấy giờ. Chẳng hạn
chuyên đề: “Các tầng lớp thanh niên, trí thức, tiểu tư sản thành thị trong cuộc vận

động Cách mạng tháng Tám” của tác giả Phạm Như Thơm. Chuyên đề đã làm nổi
rõ đời sống kinh tế chính trị, tinh thần yêu nước và hành động cách mạng của bộ
phận nhân dân rất năng động cách mạng này. Không chỉ các hoạt động yêu nước mà
các tổ chức của họ như Hội truyền bá quốc ngữ, Hội hướng đạo sinh, Trường Thanh

13


niên Tiền tuyến ở Trung Bộ, Thanh niên Tiền phong ở Nam Bộ cũng được đề cập
tới, nhằm làm rõ tính năng động và sáng tạo của phong trào quần chúng do Đảng
Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, đã nhanh chóng thu hút và hướng dẫn họ đi đúng
đường lối của cách mạng. Tác giả Ngô Phương Bá đã trình bày chuyên đề “Vài nét
về tôn giáo trong thời kì Cách mạng tháng Tám”. Tuy chỉ mới là “vài nét” thôi,
nhưng cũng đã gợi mở nhiều nội dung cần làm rõ về vấn đề tôn giáo trong Cách
mạng tháng Tám năm 1945. Bởi vì không chỉ “Phật giáo, Công giáo mà tín đồ
chiếm đại đa số trong dân tộc, còn các tín đồ Cao Đài, Hòa Hảo ở miền Nam, tuy
phần đông có tinh thần yêu nước, nhưng trong bối cảnh lịch sử dân tộc và quốc tế
lúc đó, cũng có nhiều vấn đề phức tạp cần phải làm rõ” [115, tr.13].
Cũng trong năm 1995, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia
công bố công trình “Cách mạng tháng Tám và sự nghiệp đổi mới hôm nay”. Các tác
giả trong công trình nghiên cứu này đã trình bày quan điểm của mình về những
thành tựu và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội. Công trình đã đề cập và phân tích sự lãnh đạo đúng đắn của
Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong những ngày vô cùng khó khăn của
đất nước, đã vượt qua muôn vàn thử thách để đưa Cách mạng tháng Tám năm 1945
đến thành công. Từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, các tác giả đã
đúc rút những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào sự nghiệp đổi mới đất nước
hiện nay. Đúng như lời giới thiệu công trình của Nguyễn Duy Quý: “Cách mạng
tháng Tám không để lại cho chúng ta những công thức có sẵn, nhưng lại để cho
chúng ta những bài học vô cùng quý giá, những bí quyết để thành công trước mọi

diễn biến của lịch sử” [141, tr.9].
Khẳng định giá trị lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945, năm 2005, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia đã ấn hành công trình “Cách mạng tháng Tám - Một sự
kiện vĩ đại của thế kỉ XX”. Công trình gồm một số bài viết của các đồng chí lãnh
đạo Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học trong và ngoài nước, nhằm giúp cho bạn
đọc có một cái nhìn toàn cảnh về cuộc cách mạng này. Những đánh giá đều khẳng
định Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những trang chói lọi nhất trong
lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, là kết quả tất yếu của những nhân tố chủ quan
và khách quan, là kết quả hi sinh phấn đấu của dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ,

14


trực tiếp là 15 năm đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương do
Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện.
Năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản công trình “Khởi nghĩa
từng phần lên Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám 1945” của Nguyễn
Thanh Tâm. Công trình đã đi sâu nghiên cứu nội dung của ba hình thức khởi nghĩa:
Khởi nghĩa địa phương, khởi nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa; tìm ra mối quan
hệ biện chứng giữa các hình thức và sự chỉ đạo thành công của cách mạng. Trên cơ
sở đó, tác giả khẳng định: “Với một quy trình kiên định phương hướng chiến lược
đúng, từng bước tìm ra các hình thức, bước đi thích hợp, chỉ đạo đường lối phải đi
đôi với chỉ đạo phương pháp cách mạng, khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa
đã rèn cho Đảng: Đường cách mạng đi tới thắng lợi không rộng lớn thênh thang
mà lắm khi phải đi len lỏi trên những con đường núi nhỏ hẹp, ngoắt ngoéo, khó đi
và đầy nguy hiểm” [118, tr.190].
Trên cơ sở Luận án Tiến sĩ lịch sử “Đảng bộ các tỉnh ven biển Nam Trung
Bộ lãnh đạo quá trình vận động cách mạng 1939 - 1945” được bảo vệ thành công tại
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005, Nhà xuất bản Đà Nẵng đã ấn
hành công trình “Cách mạng tháng Tám tại các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ” của

tác giả Ngô Văn Minh. Công trình đã trình bày một cách có hệ thống và toàn diện
về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quá trình chuẩn bị, khởi nghĩa giành chính
quyền ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ. Về vấn đề này, tác giả khẳng định: “Tổ
chức cơ sở Đảng và số lượng đảng viên tại các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ tuy
không nhiều nhưng chất lượng đảng viên rất cao, biết chủ động, sáng tạo trong việc
vận dụng đường lối chung của Trung ương Đảng vào tình hình cụ thể của địa
phương, tuyên truyền tổ chức được mọi tầng lớp nhân dân, lôi cuốn cả tầng lớp
trung gian về phía cách mạng để tạo nên thế mạnh áp đảo kẻ thù, đặc biệt các đảng
bộ ở đây còn chủ động lên dự án kế hoạch khởi nghĩa cụ thể cho địa phương và khi
thời cơ đến, mặc dù chưa nhận được lệnh của Trung ương nhưng đảng bộ tất cả
các tỉnh đều chủ động phát động và lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa giành chính
quyền thắng lợi” [90, tr.265-266]. Công trình không chỉ gợi mở cho tác giả luận án
về phương pháp tiếp cận và hướng giải quyết vấn đề mà còn cung cấp những luận
điểm để tác giả đối sánh Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
với các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ.

15


Để ghi lại hoạt động của các học viên Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế,
năm 2008, Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành công trình “Trường Thanh niên
Tiền tuyến Huế 1945 - Một hiện tượng lịch sử”. Công trình đã tập hợp 78 bài viết
của những người nguyên là học viên hoặc thân nhân của học viên và các giáo sư
đầu ngành trong cả nước nên có tính xác thực và hàm lượng khoa học cao. Trong
đó, nhiều bài viết đã tập trung làm rõ quá trình “Việt Minh hóa” Trường Thanh niên
Tiền tuyến và những đóng góp của học viên Nhà trường trong cuộc khởi nghĩa
giành chính quyền ở thành phố Huế. Tác giả Đặng Văn Việt với bài “Việt Minh hóa
Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế 1945” đã phác họa những nét cơ bản về quá
trình vận động học viên của Trường tham gia Việt Minh. Tác giả viết: “Qua sự
tuyên truyền vận động của nhóm Việt Minh chúng tôi, anh em đều rất nhạy cảm với

tình hình, đều hưởng ứng, sẵn sàng làm mọi việc mà cách mạng cần đến, sẵn sàng
hi sinh cả tính mệnh trước yêu cầu của đất nước” [93, tr.136]. Trong bài “Những
ngày giành chính quyền ở Huế”, tác giả Phan Hàm đã tái hiện những công việc mà
học viên Trường Thanh niên Tiền tuyến đã thực hiện trong nửa cuối tháng 8-1945.
Có thể nói, công trình đã cung cấp một lượng thông tin quan trọng giúp tác giả luận
án có một cái nhìn tổng quan về sự ra đời, hoạt động của Trường Thanh niên Tiền
tuyến Huế và đóng góp của học viên nhà trường trong cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền ở thành phố Huế.
Năm 2009, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành công trình “Nội các
Trần Trọng Kim - Bản chất, vai trò và vị trí lịch sử” của Phạm Hồng Tung. Công
trình đã trình bày một cách toàn diện, sâu sắc và cụ thể về hoàn cảnh, nguyên nhân
ra đời, các chủ trương, chính sách, hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim và đề
xuất cách tiếp cận, đánh giá mới về bản chất, vai trò, vị trí lịch sử của Nội các này.
Trên cơ sở khẳng định ý nghĩa của một số đóng góp của Nội các trong việc khuấy
động và cổ vũ mạnh mẽ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của nhân dân, đấu tranh
đòi lại chủ quyền, thống nhất đất nước, tác giả đã có cơ sở khi cho rằng: “Nội các
Trần Trọng Kim cũng có một vị trí nhất định trên hành trình chung của dân tộc đến
độc lập, tự do” [143, tr.366]. Tuy nhiên, khi đánh giá bản chất, vị trí lịch sử của Nội
các Trần Trọng Kim, dường như có một sự mâu thuẫn trong quan điểm của tác giả
công trình. Trong khi tác giả chứng minh Nội các Trần Trọng Kim và hệ thống chính
quyền bản xứ “phải được coi là một bộ phận của bộ máy thống trị, cầm quyền ở

16


Việt Nam trong thời gian từ ngày 11-3 đến ngày 23-8-1945…” [143, tr.362], thì ở
phần đánh giá về bản chất của Nội các, tác giả lại cho rằng: “Nội các Trần Trọng
Kim không thể là cái gì khác hơn một chính phủ bù nhìn do người Nhật dựng lên
sau cuộc đảo chính Nhật - Pháp, nhằm phục vụ chính sách chiếm đóng Việt Nam
của người Nhật” [143, tr.346].

Năm 2010, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản công trình “Tổng khởi
nghĩa tháng Tám 1945 ở đồng bằng Bắc Bộ” của Nguyễn Đình Cả. Công trình đã
phân tích sự linh hoạt, tích cực, chủ động, ý chí đấu tranh kiên cường của Đảng bộ
và quần chúng cách mạng các tỉnh, thành đồng bằng Bắc Bộ trong cuộc vận động
giải phóng dân tộc (1939 - 1945); nêu rõ những thành công nổi bật và kinh nghiệm
của Đảng bộ các tỉnh, thành trong quá trình chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng
Tám 1945. Bàn về tác động của tổng khởi nghĩa ở các tỉnh, thành đồng bằng Bắc
Bộ đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên toàn quốc, tác giả
cho rằng: “Thắng lợi của khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh, thành đồng
bằng Bắc Bộ là điểm tựa tinh thần và vật chất cho tất cả các địa phương, là tấm
gương cho cả nước học tập để tiến hành khởi nghĩa thắng lợi làm nên Cách mạng
tháng Tám 1945” [36, tr.239-240]. Tuy nhiên, do công trình được phát triển từ
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng nên tác giả đã chú trọng việc trình bày,
phân tích chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng, vai trò của các tổ chức Đảng
địa phương; trong khi đó vấn đề vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các tổ
chức quần chúng, vai trò của thanh niên trí thức trong quá trình chuẩn bị và khởi
nghĩa giành chính quyền chưa được trình bày một cách có hệ thống. Mặc dù vậy,
công trình đã cung cấp những luận cứ quan trọng giúp tác giả luận án có cơ sở để
đối sánh Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ với các tỉnh,
thành đồng bằng Bắc Bộ.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã tập trung làm sáng tỏ về
bối cảnh lịch sử, quá trình chuẩn bị lực lượng, diễn biến, tính chất, đặc điểm, ý
nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng
Tám năm 1945 ở Việt Nam. Một số công trình đã đề cập đến diễn biến cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền ở các địa phương, trong đó có các tỉnh Bắc Trung Bộ.

17


1.2.1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Trong hơn 70 năm qua, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở
Việt Nam luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà sử học trên thế giới
như: Aphônhin, Kebeliep, Buđanop, Varônhin, Guber, Ephimmop, Grammachicop
(Liên Xô cũ); Paul Mus, Philippe Devillers, Chales Fourniau (Pháp); Masaya
Shiraishi, Motoo Furuta (Nhật Bản); Stein Tonnesson (Na Uy); David G.Marr,
William J. Duiker (Mĩ)... Sau đây là một số công trình tiêu biểu.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, tác giả
Paul Mus, trong công trình “Vietnam, Sociologie d’une guerre” xuất bản năm 1952,
cho rằng: “Chính quyền thực dân Pháp phải chịu trách nhiệm về việc đã phá vỡ cơ
sở và cấu trúc kinh tế - xã hội của Việt Nam, khiến Việt Nam trở thành một dân tộc
mất cân bằng; và Cách mạng tháng Tám là cách người Việt Nam lập lại thế cân
bằng đó” [163, tr.261]. Có thể nói, Paul Mus là sử gia phương Tây đầu tiên phân
tích nguyên nhân xã hội - chính trị sâu xa của Cách mạng tháng Tám.
Trong chuyên luận “Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí
Cộng sản ở Pháp số tháng 9-1961, Chales Fourniau xem đây là “điểm tập trung của
phong trào dân tộc và dân chủ, hai trào lưu lớn xuyên qua toàn bộ lịch sử nước
Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa chống bọn xâm lược Nhật - Pháp thắng lợi là một chiến
công to lớn ghi vào lịch sử như những chiến công của Lê Lợi, Quang Trung…” [55].
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 không chỉ có ý nghĩa đối với
dân tộc Việt Nam, mà còn tác động tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Trong công trình “The Vietnamese Revolution of 1945, Roosevelt, Ho Chi Minh
and De Gaulle in a world at war”, xuất bản năm 1991, tác giả Stein Tonnesson cho
rằng: “Tuyên bố độc lập của Việt Nam năm 1945 mở ra thời kì phi thực dân hóa ở
châu Á, tiếp đến là châu Phi” [159, tr.426].
Công trình “Vietnam 1945. The quest for power” của nhà sử học người Mĩ
David G.Marr, xuất bản lần đầu năm 1995 có thể xem là công trình sử học nghiên
cứu chi tiết nhất về Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Việt Nam ở nước ngoài.
Để cho ra đời công trình này, David G.Marr đã mất 13 năm sưu tầm tư liệu, khảo
sát ở Mĩ, Pháp, Australia và Việt Nam. Đánh giá về tầm vóc của Cách mạng tháng
Tám năm 1945, tác giả David G.Marr khẳng định: “Mặc dù quy mô nhỏ hơn nhưng

cuộc cách mạng của người Việt Nam có thể đặt ngang hàng các cuộc Cách mạng
Pháp, Nga và Trung Quốc về các kết quả của sự phê bình, so sánh” [148, tr.10].

18


Ở một khía cạnh khác, tác giả Philippe Devillers đã phần nào hiểu được bản
chất của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền nổ ra ở Hà Nội cũng như tính chất nhân
dân, chính nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông viết: “Đúng vào ngày
19-8, qua cuộc biểu tình của các công nhân viên chức đòi độc lập và thống nhất Tổ
quốc, các cán bộ Việt Minh đã lọt vào thành phố và thuyết phục được vị Khâm sai
theo họ và chiếm chính quyền. Lập tức mở những cuộc tiếp xúc với các đảng phái
quốc gia và các cơ quan của Nhật... Kể từ đây, trên sân khấu châu Á đã có một
nước Việt Nam mới, một Chính phủ Việt Nam cho toàn nước Việt Nam” [41, tr.142].
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên một số sử gia trên có những nhận định
thiếu xác thực về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Trong công trình
“Histoire du Viet Nam de 1940 à 1952”, Philippe Devilers xem thắng lợi của Cách
mạng tháng Tám năm 1945 là “sự ăn may” (le mendicité) [162]. Cùng quan điểm
với Philippe Devilers, Stein Tonnesson cho rằng: “Với việc tạo ra khoảng trống
quyền lực, các nước lớn đã làm đảo lộn toàn bộ tình hình và do đó giúp Việt Minh
giành chính quyền” [159, tr.5-6]. Trong khi đó, David G.Marr khẳng định: “Sau
ngày 9-3-1945 các sự kiện diễn ra một cách tự phát, không có bàn tay điều khiển
nào… Việt Nam đã kinh qua một cuộc khởi nghĩa quy mô toàn quốc, nhưng chưa
phải một cuộc cách mạng” [158, tr.4-6]. Rõ ràng, các tác giả chưa thấu hiểu được
vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương, Mặt trận Việt Minh và tính chủ động của
nhân dân Việt Nam trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây ít đề cập đến Cách mạng
tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Trong công trình của mình, tác giả
David G.Marr đã dành hơn 30 trang để viết về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở
khu vực này nhưng hết sức khái quát, chưa có hệ thống.

1.2.1.3. Các hội thảo khoa học, luận án tiến sĩ và các bài nghiên cứu đăng
trên các tạp chí chuyên ngành
Trong những năm 60 của thế kỉ XX, để xuất bản công trình Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam, nhiều hội thảo khoa học đã được tổ chức trong cả nước. Tiêu
biểu là “Cuộc tọa đàm về Cách mạng tháng Tám” từ ngày 29-3 đến ngày 2-4-1963
do Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự
của 178 đại biểu, trong đó có 6 ủy viên Trung ương Đảng. Cuộc tọa đàm đã thảo
luận nhiều nội dung quan trọng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 như: Sự thay

19


đổi chỉ đạo chiến lược và chủ trương của Đảng đối với giai cấp địa chủ, tư sản; tính
chất, đặc điểm, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám.
Chẳng hạn, khi thảo luận về vấn đề hình thái vận động trong Tổng khởi nghĩa tháng
Tám năm 1945 đã có 12 ý kiến phát biểu xung quanh vấn đề này nhưng “không có
đồng chí nào khẳng định trong Cách mạng tháng Tám biểu hiện hoàn toàn quy luật
nông thôn bao vây thành thị và cũng không có đồng chí nào khẳng định hoàn toàn
là thành thị tiến về nông thôn” [34, tr.28]. Đại biểu Bạch Ngọc Anh - Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội cho rằng, trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã biểu
hiện đầy đủ cả bốn trạng thái khác nhau: “Từ nông thôn bao vây thành thị: Nhiều
nhất ở Bắc Bộ; từ thành thị trở về nông thôn: Nhiều nhất ở Nam Bộ; nông thôn bao
vây thành thị rồi lực lượng thành thị nổi lên cùng với nông thôn giải quyết thành
thị, tức là nông thôn và thành thị cùng làm một lúc; một số nông thôn trước rồi đến
thành thị. Thành thị lại ảnh hưởng đến nông thôn còn lại. Ở đây có sự ảnh hưởng
chứ không có sự bao vây rồi cùng nhau khởi nghĩa cướp chính quyền” [34, tr.28].
Trong khi đó, một số ý kiến khác lại cho rằng “khởi nghĩa tháng Tám đã diễn biến
theo đúng với tư tưởng chỉ đạo của Trung ương nghĩa là không coi nhẹ nông thôn
mà cũng không coi nhẹ thành thị” [34, tr.28].
Kỉ niệm 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, vào năm 2010,

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học
“Cách mạng tháng Tám ở Nam Bộ”. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của các nhà
nghiên cứu, giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. 50 báo cáo khoa
học được lựa chọn để xuất bản trong kỉ yếu của hội thảo đã phân tích làm rõ bối
cảnh thế giới, khu vực; sự chỉ đạo của Đảng; diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền và đặc điểm, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Nam Bộ. Tác giả Trần Văn Giàu với bài “Mấy
đặc điểm của Cách mạng tháng Tám ở Sài Gòn, Nam Bộ” đã chỉ ra rằng: “Ở Sài
Gòn, quyết định khởi nghĩa là kết quả sau cùng của mấy hội nghị kéo dài, trong đó
hai chiến lược đối chọi nhau gay gắt” [142, tr.10] và “trong điều kiện trở lực hết
sức lớn, Đảng bộ đã kịp thời tập hợp đủ lực lượng để khởi nghĩa thành công đồng
nhịp với Hà Nội, Huế” [142, tr.15]; đồng thời “một cách chỉ đạo khởi nghĩa gần sát
với khoa học và nghệ thuật khởi nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin” [142, tr.20]. Tác
giả Lê Huỳnh Hoa với bài “Cách mạng tháng Tám ở Sài Gòn và những điểm khác

20


biệt” đã phân tích những điểm nổi bật của cuộc cách mạng tại thành phố Sài Gòn,
đó là “sự tồn tại và hoạt động của tổ chức Đảng ở Nam Kì, hình thức tập hợp quần
chúng, xây dựng lực lượng thành một mặt trận thống nhất ủng hộ Việt Minh, hình
thức khởi nghĩa giành chính quyền…” [142, tr.458]. Tác giả cho rằng, so với Hà
Nội, Huế, hình thái vận động của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn lại
khác hoàn toàn: “Cũng sử dụng lực lượng cách mạng là quần chúng nhân dân yêu
nước mà chủ lực là Thanh niên Tiền phong, đoàn viên Tổng Công đoàn Nam Bộ
song cuộc chiến đấu giành chính quyền lại được thực hiện từ trong ra và gần như
không một tiếng súng. Đó là cuộc khởi nghĩa mà kết quả của nó đã được xác lập
trước ánh bình minh” [142, tr.464]. Đây là những luận cứ quan trọng giúp tác giả
luận án có cơ sở để rút ra những đặc điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở
các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945, báo chí cách mạng giữ
vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối của Đảng, vận động các tầng
lớp nhân dân tham gia đấu tranh. Năm 2012, tác giả Nguyễn Văn Trung đã hoàn
thành Luận án Tiến sĩ lịch sử với đề tài “Báo chí của các cấp Đảng bộ Trung Kì
trong những năm 1930 - 1945” tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án đã tái hiện được bức tranh sinh động về báo chí
các cấp của Đảng bộ Trung Kì từ ngày Đảng ra đời đến Cách mạng tháng Tám năm
1945 thành công; làm rõ nội dung, vai trò, thực tế sắc thái lịch sử của báo chí các
cấp Đảng bộ Trung Kì trong cuộc vận động giải phóng dân tộc, trong đó có một số
tờ báo của tổ chức Đảng các tỉnh Bắc Trung Bộ; đưa ra những nhận xét, đánh giá và
kinh nghiệm chủ yếu qua hoạt động báo chí các cấp của Đảng bộ Trung Kì.
Ngoài ra, nhiều bài nghiên cứu liên quan đến đề tài được đăng trên các tạp
chí chuyên ngành, tiêu biểu là: Văn Phong (1955), “Tính chất xã hội Việt Nam và
Cách mạng tháng Tám”, Tập san Văn Sử Địa, số 02; Trần Huy Liệu (1956), “Mấy
nét đặc biệt về Cách mạng tháng Tám”, Tập san Văn Sử Địa, số 20; Nguyễn Công
Bình (1960), “Bàn về tính chất Cách mạng tháng Tám”, Nghiên cứu Lịch sử, số 17;
Trần Văn Tí (1961), “Tìm hiểu những kinh nghiệm của hình thái đấu tranh Cách
mạng tháng Tám”, Nghiên cứu Lịch sử, số 29, 30; Nguyễn Ngọc Minh (1965),
“Cách mạng tháng Tám và nền kinh tế Việt Nam”, Nghiên cứu kinh tế, số 28;
Lương Sơn Châu (1970), “Vấn đề thời cơ - Từ khởi nghĩa tháng Mười Nga đến

21


khởi nghĩa tháng Tám của Việt Nam, Nội san Nghiên cứu Lịch sử Đảng, số 03;
Thanh Đạm (1975), “Nghiên cứu vấn đề tầng lớp trung gian trong thời kì Cách
mạng tháng Tám”, Nghiên cứu Lịch sử, số 163; Nguyễn Thế Nguyên (1980), “Tìm
hiểu nghệ thuật tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám”, Tạp chí Cộng sản, số
08; Nguyễn Nhân Tâm (1985), “Tìm hiểu chủ trương khởi nghĩa từng phần của
Đảng trong Cách mạng tháng Tám”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 03, 04; Nguyễn
Thành (1990), “Cách mạng tháng Tám 1945 trong dư luận chính trị ở Pháp”,

Nghiên cứu Lịch sử, số 04; Văn Tạo (2005), “Cách mạng tháng Tám - thắng lợi của
đường lối chiến lược, sách lược chủ động và sáng tạo của Đảng”, Tạp chí Cộng sản,
số 739; Nguyễn Mạnh Hà (2006), “Bàn thêm về đặc điểm của cuộc Tổng khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945”, Tạp chí Cộng sản, số 16; Nguyễn Hoàng Giáp (2010),
“Tầm vóc thời đại của Cách mạng tháng Tám”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 08…
Các bài nghiên cứu trên đã cung cấp những tư liệu mới, đặt ra nhiều vấn đề
và đánh giá mới về Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tuy nhiên, trong khuôn khổ
hạn hẹp của một bài tạp chí, các bài viết chủ yếu trình bày những nhận định, đánh
giá về Cách mạng tháng Tám toàn quốc, không đi sâu phân tích cụ thể về từng tỉnh;
vấn đề nêu đặc điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
cũng không được đề cập đến. Trên cơ sở tập hợp các bài viết chuyên khảo, chúng
tôi đã có sự đối chứng, so sánh, mở rộng những nhận định, đánh giá về cuộc vận
động Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
1.2.2. Những công trình về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh
Bắc Trung Bộ
1.2.2.1. Các công trình lịch sử địa phương
Năm 1966, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Thanh Hóa xuất bản công
trình “Sơ giản lịch sử Cách mạng tháng Tám (1939 - 1945)”. Công trình đã trình
bày khái quát quá trình chuẩn bị và diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền
tháng Tám năm 1945 ở Thanh Hóa. Trong phần kết luận, công trình đã phân tích
những ưu điểm và hạn chế của Đảng bộ tỉnh trong quá trình lãnh đạo cuộc vận động
giải phóng dân tộc 1939 - 1945. Về những hạn chế của Đảng bộ tỉnh, công trình đã
chỉ ra rằng: “Có lúc một bộ phận trong ban lãnh đạo của Đảng bộ tỏ ra thiếu kiên
định vững vàng, công khai hình thức, bị động chạy theo phong trào, tạo sơ hở cho
đế quốc dễ khủng bố. Ngược lại cũng có lúc bị kẻ thù khủng bố ác liệt, trong lãnh

22


đạo một số đồng chí lại nảy sinh khuynh hướng do dự rụt rè không mạnh bạo phát

động quần chúng đấu tranh duy trì phong trào” [33, tr.87]. Đặc biệt, nhiều số liệu
được sử dụng trong công trình là từ kết quả của các cuộc điều tra xã hội học do Ban
Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh và các huyện, thị tiến hành trong năm 1964 nên có
độ tin cậy cao. Tuy nhiên, do bước đầu nghiên cứu biên soạn, nhiều tài liệu chưa
được sưu tầm hết và tổng kết một cách có hệ thống nên công trình chỉ trình bày khái
quát quá trình đấu tranh cách mạng giành chính quyền ở Thanh Hóa. Vấn đề nêu
đặc điểm cũng chưa được công trình đề cập đến.
Công trình “Cách mạng tháng Tám 1939 - 1945” do Ban Nghiên cứu Lịch sử
Đảng Tỉnh ủy Nghệ An xuất bản năm 1966 đã trình bày khái quát quá trình chuẩn
bị và khởi nghĩa giành chính quyền cũng như công cuộc bảo vệ, củng cố chính
quyền cách mạng của nhân dân Nghệ An. Trong phần kết luận, công trình đã phân
tích những ưu điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Nghệ An, đồng thời
một số hạn chế của tổ chức Đảng địa phương trong quá trình lãnh đạo phong trào
cũng được làm rõ. Công trình viết: “Do chưa nhận thức đầy đủ vị trí của nông dân
trong cách mạng, nên Đảng bộ Nghệ An đã thiếu sự quan tâm đúng mức trong việc
tổ chức lực lượng nông dân và chưa đề ra được những khẩu hiệu cụ thể và thiết
thực để phát động nông dân. Trong lúc địch khủng bố, đúng ra phải chuyển hoạt
động về nông thôn để duy trì và củng cố lực lượng, nhưng phong trào ở Nghệ An
vẫn bám vào thành phố và xoay quanh thành phố...” [27, tr.84].
Năm 1966, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Hà Tĩnh xuất bản công
trình “Thời kì Cách mạng tháng Tám (1939 - 1945)”. Công trình là kết quả của sự
phối hợp nghiên cứu giữa Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh với Ban Nghiên cứu
Lịch sử Đảng các huyện, thị. Do đó, công trình đã tập hợp được nhiều tài liệu địa
phương, nhiều ý kiến của các nhân vật đã từng lãnh đạo hoặc tham gia trong phong
trào đấu tranh cách mạng giai đoạn 1939 - 1945 ở Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó, công
trình đã trình bày khái quát quá trình chuẩn bị và khởi nghĩa giành chính quyền
tháng Tám năm 1945 ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, một số sự kiện, nội dung chưa được
phản ánh chân thực như ngày khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Can Lộc,
vai trò của tầng lớp thanh niên trí thức đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám
năm 1945 ở Hà Tĩnh...


23


Năm 1974, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Quảng Bình xuất bản
công trình “Lịch sử Cách mạng tháng Tám Quảng Bình (sơ thảo)”. Trong công trình
này, các tác giả đã dành hơn 40 trang sách để trình bày về quá trình chuẩn bị và
diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở Quảng Bình.
Trên cơ sở đó, công trình đã rút ra một số bài học kinh nghiệm của Cách mạng
tháng Tám năm 1945 ở Quảng Bình, đó là: “Nắm vững tư tưởng bạo lực cách
mạng, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang”; “Nhận rõ vai trò của
nông dân, kiên trì giáo dục và phát động cao trào khởi nghĩa của nông dân”;
“Thực hiện đúng đắn chính sách mặt trận dân tộc thống nhất vững chắc và rộng
rãi, triệt để phân hóa cô lập kẻ thù”; “Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định
mọi thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám” [31, tr.80-97]. Tuy nhiên, do bước đầu
nghiên cứu nên công trình chỉ trình bày một cách khái quát quá trình chuẩn bị và
khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Bình, không có sự đối sánh với phong trào
cách mạng ở các tỉnh lân cận; vấn đề nêu đặc điểm về quá trình chuẩn bị, hình thái
khởi nghĩa và phương thức giành chính quyền cũng chưa được đề cập đến.
Ngoài ra, cũng phải kể đến một số công trình khác như: Ban Nghiên cứu
Lịch sử tỉnh Nghệ Tĩnh (1984), “Lịch sử Nghệ Tĩnh”, tập 1; Ban Nghiên cứu và
biên soạn lịch sử tỉnh Thanh Hóa (1996), “Lịch sử Thanh Hóa (1930 - 1945)”, tập
5; Đặng Duy Báu (chủ biên) (2000), “Lịch sử Hà Tĩnh”, tập 1; Nguyễn Văn Hoa
(chủ biên) (2005), “Địa chí Thừa Thiên Huế” (phần lịch sử); Nguyễn Khắc Thái
(2014), “Lịch sử Quảng Bình”... đã ít nhiều phác họa sơ lược công cuộc chuẩn bị và
khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân các tỉnh nói trên.
Đặc biệt, đến nay tất cả các tỉnh, huyện, thị, thành và nhiều xã, phường trong
khu vực đã biên soạn lịch sử Đảng bộ của địa phương mình. Có thể kể ra đây một
số công trình như: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1993), “Lịch sử Đảng bộ
Hà Tĩnh, tập 1 (1930 - 1954)”; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1995),

“Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình, tập 1 (1930 - 1954)”; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
Thừa Thiên Huế (1995), “Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập 1 (1930 - 1954)”;
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (1996), “Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị, tập 1
(1930 - 1954)”; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An (1998), “Lịch sử Đảng bộ
Nghệ An, tập 1 (1930 - 1954)”; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2010),
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1930 - 1954)”...

24


Những công trình lịch sử Đảng bộ mới chỉ dừng lại ở việc tái hiện các sự
kiện lịch sử có liên quan đến vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cách
mạng của nhân dân tại các địa phương, vấn đề nêu đặc điểm gần như chưa được đề
cập. Có nhiều vấn đề quan trọng chưa được giải quyết thấu đáo hoặc còn đang tranh
luận hay xác minh. Chẳng hạn tình trạng thiếu đoàn kết, nhất trí trong nội bộ những
người cộng sản tại một số tỉnh thời gian đầu sau ngày 9-3-1945; việc vận động tầng
lớp trung gian ở các địa phương; vai trò của thanh niên, trí thức trong những ngày
diễn ra khởi nghĩa giành chính quyền tuy có đề cập đến nhưng vẫn còn hạn chế…
Hầu hết các công trình ít khai thác và sử dụng nguồn tư liệu của chính quyền thực
dân Pháp và phát xít Nhật.
1.2.2.2. Các hội thảo khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các bài
nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành
Luận án Phó tiến sĩ khoa học lịch sử “Công nhân xí nghiệp vôi thủy Long
Thọ (1896 - 1945)” của tác giả Nguyễn Thị Đảm được bảo vệ thành công tại
Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội năm 1994 đã trình bày một cách có hệ thống,
tương đối hoàn chỉnh, trung thực về tình hình đội ngũ công nhân xí nghiệp vôi thủy
Long Thọ. Trong chương 2 của luận án, tác giả đã dành một mục để trình bày hoạt
động đấu tranh của công nhân Long Thọ, trong đó có phong trào phá kho thóc Nhật,
việc thành lập và hoạt động của Tổ Việt Minh trong xí nghiệp, việc giành chính
quyền ở nhà máy và tham gia cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế. Tác giả

cho rằng: “Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), công nhân Long Thọ
nhanh chóng hòa vào phong trào giải phóng ở Thừa Thiên Huế tự nhiên và mau lẹ.
Nhờ đấy trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám họ trở thành lực lượng đi đầu trong cuộc
đấu tranh giành chính quyền ở địa phương” [47, tr.146].
Năm 2003, tác giả Trần Văn Thức đã hoàn thành Luận án Tiến sĩ lịch sử với
đề tài “Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở Nghệ An thời kì 1939 1945” tại Viện Sử học. Bằng nhiều nguồn tư liệu khác nhau, tác giả đã tái hiện công
cuộc chuẩn bị và khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở Nghệ An; rút ra một số
nhận xét về quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở Nghệ An; so sánh
với Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh. Mặc dù
vậy, trong luận án một số nhận định của tác giả cần được tiếp tục thảo luận trên cơ
sở tư liệu và đánh giá vấn đề có tính toàn diện. Chẳng hạn, khi bàn về thời gian

25


×