Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ SINH THÁI ẢNH HƯỞNG TỚI HÀM LƯỢNG ROTUNDIN TRONG CỦ BÌNH VÔI TRỒNG Ở VƯỜN PILOT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.5 KB, 21 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN
VIỆN HOÁ HỌC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 3.1
(HĐ số 04/HĐ-VAST.TB ngày 04 tháng 8 năm 2014)

Tên chuyên đề:

NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC
YẾU TỐ SINH THÁI ẢNH HƯỞNG TỚI HÀM
LƯỢNG ROTUNDIN TRONG CỦ BÌNH VÔI
TRỒNG Ở VƯỜN PILOT
Thuộc đề tài: “Nghiên cứu và xây dựng quy trình chiết tách hoạt chất rotundin
trong cây bình vôi trồng ở qui mô sản xuất thử, áp dụng tại tỉnh Thái Bình”
Mã số: VAST.NĐP.07/14-15

Người báo cáo: TS Nguyễn Văn Dư

Hà Nội, 2015


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN
VIỆN HOÁ HỌC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
(HĐ số 04/HĐ-VAST.TB ngày 04 tháng 8 năm 2014)

Tên chuyên đề:

NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC
YẾU TỐ SINH THÁI ẢNH HƯỞNG TỚI HÀM


LƯỢNG ROTUNDIN TRONG CỦ BÌNH VÔI
TRỒNG Ở VƯỜN PILOT

Thuộc đề tài: “Nghiên cứu và xây dựng quy trình chiết tách hoạt chất rotundin
trong cây bình vôi trồng ở qui mô sản xuất thử, áp dụng tại tỉnh Thái Bình”
Mã số: VAST.NĐP.07/14-15

Người báo cáo
(Ký, họ tên)

Nguyễn Văn Dư

Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ tên)

Xác nhận cơ quan
(Ký, họ tên và đóng dấu)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐÊ...................................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐÊ NGHIÊN CỨU...................................................2
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................7
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................10
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHI........................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................17


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Bình vôi có tên khoa học là Stephania spp.,


họ Tiết dê

(Menispermaceae), là một cây dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ
truyền. Củ Bình vôi được thái lát mỏng phơi khô, sắc uống hoặc tinh chế bột,
ngâm rượu uống hoặc chế dạng chè thuốc với liều 3-6 g/ngày để chữa mất ngủ,
ho hen, kiết lỵ, đau bụng. Ngoài ra Bình vôi còn được dùng để chữa đau dạ dày,
đau răng, viêm họng, mụn nhọt, sốt rét, phong thấp, tê đau, phù thận, v.v. Có
nhiều tác dụng như vậy do củ cây Bình vôi có các alkaloid là Ltetrahydropalmatin (rotundin), stepharin, roemerin, cycleanin, có dược tính cao.
Trong đó quan trọng nhất là rotundin. Tuy nhiên, người ta thấy hàm lượng
rotundin thì khác nhau ở từng loài, và ngay trong một loài nhưng củ rotundin thu
ở những vùng khác nhau cũng có hàm lượng rotundin khác nhau.
Các mẫu Bình vôi ngoài tự nhiên nhóm nghiên cứu thu thập được và các
mẫu Bình vôi trồng ở các điều kiện sinh thái khác nhau đều cho những giá trị về
hàm lượng totundin khác nhau. Câu hỏi nghiên cứu khoa học ở đây là có mối
quan hệ nào giữa các điều kiện sinh thái và hàm lượng rotundin.
Trong chuyên đề này, chúng tôi bàn luận tới những yếu tố sinh thái như ánh
sáng, thổ nhưỡng, và nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào tới hàm lượng rotundin
của loài Bình vôi được trông ở điều kiện đồng bằng và trồng ở điều kiện miền
núi dưới chân núi đá vôi.

1


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về cây Bình vôi
1.1.1. Đặc điểm hình thái của cây Bình vôi (Stephania spp.)

Cây thảo leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân nhẵn, thường có màu
xanh, phần gốc hóa gỗ. Rễ phình to thành củ có thể rất to ( nặng trên 20kg ) vỏ

ngoài xù xì màu nâu, nâu đen, hình dáng thay đổi tùy theo nơi củ phát triển. Lá
hình khiên, mọc cách, cuống lá dài, dính vào phiến lá khoảng 1/3, phiến lá hình
tim hoặc gần như tròn có cạnh hoặc tam giác tròn, mép lá nguyên hoặc hơi lượn
song, hai mặt nhẵn, gân lá xuất phát từ chổ đính của cuống lá, nổi rõ ở mặt dưới
lá.Cụm hoa hình xim tán mọc ở kẽ lá hoặc ở những cành già đã rụng lá; hoa đực
và hoa cái khác gốc; hoa đực có 6 lá đài xếp thành hai vòng, 3 cánh hoa màu
vàng cam; bộ nhị hàn liền thành một tục với 6 bao phấn màu vàng nhạt xếp
thành vòng tròn. Khi hoa nở các bao phấn mở nắp ngang quay ra xung quanh.
Hạt phấn nhỏ màu vàng; hoa cái có một lá đài; hai cánh hoa, bầu hình trứng.
Quả hạch hình cầu hơi dẹt, khi chín có màu đỏ hoặc da cam, hạt cứng hình móng
ngựa, hình trứng hoặc hình gần tròn tùy theo loài. Mùa hoa: tháng 2-6; mùa quả
vào tháng 7-10.
1.1.2. Phân bố, kỹ thuật trồng Bình vôi và chế biến.

Ở Việt Nam cả 3 miền Bắc Trung Nam đều có Bình vôi. Nhưng phổ biến
nhất ở các vùng núi đá vôi như Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Phú Thọ,
Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Bà Rịa. Riêng loài
Stephania pierei Diels tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển Bình Định, Phú
Yên, Ninh Thuận. Trên thế giới, Bình vôi phân bố ở nhiều nước như Ấn Độ,
Trung Quốc, Lào, Căm Pu Chia, Thái Lan và các nước Đông Nam châu Á, …
Cây Bình vôi có nơi sống tương đối đa dạng nhưng tập trung ở vùng núi
đặc biệt là địa hình núi đá vôi. Trong tự nhiên, lúc cây còn bé thích sống dưới
tán nhưng lại khá ưa sáng khi cây trưởng thành. Phần củ thường phình to và lộ
trên mặt đất hay khe đá.
2


Người dân tộc Dao ở Ba Vì trồng nhiều cây Bình vôi để làm thuốc. Ở đây,
cây Bình vôi được trồng dưới các cây lớn hoặc trồng và làm dàn tre cho các cây
Bình vôi leo. Các thầy thuốc vào rừng, gặp các cây Bình vôi tái sinh, đưa về sưu

tập vào vườn cây thuốc, chờ cho cây ra hoa, quả, lấy hạt và đem gieo.
Hiện ta đang thu hái củ Bình vôi chủ yếu từ nguồn mọc hoang dại. Khi thu
về cạo sạch vỏ nâu đen, thái lát mỏng đem phơi hoặc sấy khô hoặc đem chiết
rotundin.
Có thể trồng Bình vôi bằng hạt hoặc phần đầu của củ. Thu hái quả chín vào
khoảng tháng 8-10, lấy hạt bảo quản trong cát ẩm rồi gieo hạt vào mùa xuân
(tháng 2-3). Ngoài ươm cây giống từ hạt, có thể cắt phần đầu của củ để làm
giống. Mỗi đầu có thể xẻ làm 4 mảnh cũng trồng vào mùa xuân. Thu hoạch cây
trồng sau 2-3 năm, thời gian càng lâu năng suất càng cao.
1.2. Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới sinh trưởng của thực vật
1.2.1. Ánh sáng

Ánh sáng giúp cho cây xanh thực hiện chức năng quang hợp. Mỗi loài thực
vật có cường độ quang hợp cực đại ở cường độ ánh sáng khác nhau. Người ta
phân ra hai nhóm thực vật: cây ưa sáng (gồm những thực vật có cường độ quang
hợp cực đại khi cường độ chiếu sáng lớn, như cây gỗ ở rừng thưa, cây bụi ở
savan, bạch đàn, phi lao, lúa, đậu phọng …); cây ưa bóng (gồm những thực vật
có cường độ quang hợp cực đại khi cường độ chiếu sáng thấp, như lim, vạn niên
thanh, lá dong, ràng ràng …).
Ánh sáng tác động rõ rệt đến sự sinh sản của thực vật. Thời gian chiếu sáng
càng dài thì cây ở các vùng ôn đới (cây dài ngày) phát triển nhanh, ra hoa sớm;
ngược lại phần lớn các cây nhiệt đới (cây ngắn ngày) ra hoa muộn.
Ánh sáng đã tạo nên các đặc điểm thích nghi về hình thái, giải phẩu và sinh lý ở
các sinh vật.
1.2.2. Nhiệt độ

Sự sống có thể tồn tại trong khoảng nhiệt độ từ –200o +100÷C oC, nhưng đa số
loài chỉ tồn tại và phát triển trong khoảng từ 0 oC đến 50oC. Mỗi loài sinh vật chỉ
có thể sinh sản ở một nhiệt độ tối thiểu gọi là nhiệt độ nền và phát triển trong
3



một biên độ nhiệt nhất định. Vì vậy, có sinh vật rộng nhiệt, sinh vật hẹp nhiệt, có
động vật đẳng nhiệt, động vật biến nhiệt.
Nhiệt độ trên trái đất phụ thuộc vào năng lượng mặt trời và thay đổi theo các
vùng địa lý, theo những chu kỳ trong năm. Nhiệt độ có thể tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng phát triển và sự phân bố các cá thể, quần thể,
quần xã. Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các yếu tố khác của môi trường như độ
ẩm, đất …
Sự khác nhau về nhiệt độ trong không gian và thời gian đã tạo ra những nhóm
sinh thái có khả năng thích nghi khác nhau.
1.2.3. Nước và độ ẩm

Căn cứ vào nhu cầu thường xuyên về nước, người ta chia thực vật ra thành bốn
nhóm là thực vật thủy sinh (sống hoàn toàn trong nước như rong, tảo với thân
dài, mảnh, lá mảnh và dài, mô khí phát triển, lỗ khí nhiều); thực vật ưa ẩm (mọc
ở các vùng bờ ao, đầm lầy, ruộng lúa …); thực vật cần độ ẩm trung bình (cần
nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng vừa phải và phổ biến khá rộng); thực vật chịu
hạn (những cây vừa chịu nóng, ưa sáng và có khả năng tự tích lũy nước hoặc
điều tiết nước, ít thoát hơi nước, như họ xương rồng, họ thầu dầu, họ dầu, họ hòa
thảo …).
Nước có vai trò quan trọng trong đời sống của các sinh vật. Trong cơ thể sinh
vật thì khoảng 60-90% khối lượng là nước. Nước cần cho các phản ứng sinh hóa
diễn ra trong các cơ quan, mô và tế bào của các sinh vật, nước là nguyên liệu cho
cây quang hợp, là phương tiện vận chuyển của các chất vô cơ, hữu cơ, vận
chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật. Nước còn tham gia vào quá trình
trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Độ ẩm tương đối là yếu tố quyết định tốc độ mất nước do bay hơi, là một yếu tố
sinh thái quan trọng đối với thực vật ở trên cạn. Trên thực tế, ảnh hưởng của độ
ẩm tương đối thường khó tách rời ảnh hưởng của nhiệt độ.

1.2.4. Không khí-Gió

Gió có ảnh hưởng rõ rệt đến nhiệt độ, độ ẩm của môi trường dẫn đến sự thay đổi
thời tiết, ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của thực vật. Gió có vai trò rất quan
trọng trong phát tán vi sinh vật, bào tử, phấn hoa, quả, hạt thực vật … đi xa.
Nhân dân ta có câu ca dao "Gió Đông là chồng lúa chiêm, gió Bắc là duyên lúa
mùa" để nói lên mối quan hệ giữa lúa và gió. Gió Đông Nam thổi từ biển Đông
4


vào làm cho thời tiết ấm, nhiều hơi nước, gây mưa. Lúa chiêm theo thời vụ trước
đây (ở đồng bằng Bắc bộ) là thứ lúa được cấy từ trước tết âm lịch, gặt vào tháng
6. Khi gió Đông thổi tới (cuối mùa xuân), trời ấm, có mưa làm cho lúa chiêm
tươi tốt, đẻ nhánh khỏe và trổ bông. Gió Bắc là gió Đông bắc từ vùng cao áp
Xibêri tới mang tính chất lục địa khô và lạnh. Lúa mùa theo thời vụ cũ là thứ lúa
được cấy từ cuối tháng 6, gặt vào cuối tháng 10, tháng 11. Khi gió Bắc đến sớm
(cuối tháng 10) khí hậu trở nên mát mẻ, có lợi cho sinh trưởng và phát triển của
lúa mùa. Ngoài ra, có gió thì lúa mới thụ phấn được.
Loài cỏ lăn sống trên bãi biển có quả xếp tỏa tròn quanh một trục, khi gió thổi
mạnh, cụm quả bị gẫy và lăn trên bãi cát, lăn đến đâu rụng quả đến đấy, nhờ đó
mà chúng phân bố rất rộng trên các bãi biển nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu
Đại dương. Gió giúp cho sự vận chuyển của nhiều động vật, như chồn bay, cầy
bay có khả năng lượn nhờ gió .v.v…
Tuy nhiên, nếu gió mạnh sẽ gây hại cho động vật, thực vật và phá hủy môi
trường (gió mạnh, bão làm hạn chế khả năng bay của động vật. Ong mật chỉ bay
khi gió có tốc độ 709 m/giây, muỗi 3,6 m/giây).
Không khí cung cấp khí oxy (O2) cho sinh vật hô hấp sinh ra năng lượng dùng
cho cơ thể. Thực vật lấy khí cacbonic (CO 2) từ không khí dưới tác dụng của ánh
sáng mặt trời tạo ra chất hữu cơ. Không khí chuyển động (gió) có ảnh hưởng đến
nhiệt độ, độ ẩm.

1.2.5. Các chất khí và pH

CO2 và pH: CO2 cùng với nước tham gia tổng hợp chất hữu cơ, là chất đệm giữ
pH môi trường nước trung tính. Trong môi trường nước, CO2 tồn tại ở dạng:
Ca(HCO3)2 CaCO↔3 + CO2 + H2O
O2 cần cho sự hô hấp của các sinh vật (trừ sinh vật kị khí bắt buộc). Nguồn oxy
trong thủy vực là do oxy khuếch tán từ không khí (nhờ gió và sự chuyển động
của nước).
Nitơ (N2): Là thành phần bắt buộc của protid-chất đặc trưng cho sự sống, cung
cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia cấu tạo ADP, ATP.
Phospho (P): Thiếu phospho, động vật mềm xương, còi xương, liệt nửa thân sau.
Tỉ lệ thích hợp đối với N/P trong nước là 1/23.

5


Canxi (Ca): Hàm lượng Ca cao ngăn chặn sự rút các nguyên tố khác nhau
ra khỏi đất. Ca cần cho sự thâm nhập của NH 4+ và NO3-vào rễ. Tôm có thể sống
được ở nước lợ hoặc nước ngọt hoàn toàn nhưng phải giàu Ca.

6


CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích các yếu tố sinh thái làm ảnh hưởng tới hàm lượng
rotundin của củ Bình vôi trồng ở quy mô vườn pilot.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu yếu tố ánh sáng ảnh hưởng tới sinh trưởng và hàm

lượng Rotundin của cây Bình vôi.
Nội dung 2: Nghiên cứu các yếu tố nước và độ ẩm ảnh hưởng tới sinh
trưởng và hàm lượng rotundin của củ cây Bình vôi.
Nội dung 3: Nghiên cứu yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng tới sinh trưởng và hàm
lượng Rotundin của cây Bình vôi.
Nội dung 2: Nghiên cứu yếu tố về độ pH ảnh hưởng tới sinh trưởng và hàm
lượng Rotundin của cây Bình vôi.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Thu thập mẫu vât:

- Mẫu vật được thu thập từ Vườn trồng thí nghiệm tại vườn Dược liệu của
Công ty Dược Khải Hà (Thái Bình) và tại công ty dược Bio-Pharm (Hòa Bình).
Mỗi nơi lấy 10 mẫu củ của 10 cá thể.
- Các mẫu thu thập là cùng một loài Stephania glabra (Roxb.) Mier, được
trồng và chăm sóc với chế độ bón phân và tưới nước như nhau tại 2 địa điểm nếu
trên.
1.5.2. Phương pháp phân tích hóa:

 Hóa chất và thiết bị
- Rotundin chuẩn độ sạch 99,8% do Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương cung
cấp.
- Hệ thống sắc ký lớp mỏng CAMAG gồm có: máy chấm kính CAMAG –
linomat (Thụy Sỹ).
+ Máy đo mật độ densitometry CAMAG TLC SCANNER 3, được sử dụng
với sự hỗ trợ của phần mềm WinCATS (Thụy Sỹ).
+ Bản mỏng HP TLC plate silicagel 60 F254 Merck, kích thước 20 × 10cm.
 Điều kiện phân tích và tiến hành
7



 Chuẩn bị mẫu
Mẫu củ bình vôi (500 gam củ tươi) sau khi thu hái, đem băm nghiền nhỏ và
ngâm trong dung dịch axit sunfuric nồng độ 3-4% trong 24h. Dịch chiết axít
được lọc qua vải, vắt kiệt bã. Bã lại được tiếp tục ngâm trong dung dịch axít
trên. Lặp lại quá trình trên 3 lần. Các dịch chiết được gom lại và trung hòa bằng
dung dịch NaOH 8-10% đến pH 10 – 11 thu được tủa alkaloid toàn phần. Để
lắng tủa, lọc qua giấy lọc, phơi sấy khô, cân khối lượng và nghiền mịn thu được
bột alkaloid toàn phần.
- Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,05g bột alkaloid toàn phần cho vào
bình tam giác dung tích 50 ml, thêm 40 ml ethanol 96 độ, chiết siêu âm thời gian
30 phút. Lọc, thu dịch chiết vào bình định mức 50 ml, tráng giấy lọc bằng 5 ml
ethanol 96 độ, bổ sung ethanol 96 độ đến vạch định mức, lắc đều được dung
dịch chấm sắc ký.
-Dung dịch đối chiếu: Hòa tan chính xác khoảng 2 mg rotundin chuẩn 99,8%
trong 10ml ethanol 96 độ (TT) để được dung dịch có nồng độ khoảng 0,2 mg/ml.
 Điều kiện phân tích
- Hệ thống sắc ký lớp mỏng CAMAG gồm có máy chấm kính CAMAG –
linomat . Máy đo mật độ densitometry CAMAG TLC SCANNER 3, được sử
dụng với sự hỗ trợ của phần mềm WinCATS. Bản mỏng HP TLC plate silicagel
60 F254 Merck, kích thước 20 × 10 cm.
- Hệ dung môi sắc ký: n-hexan - ethyl acetat (2:1).
- Phát hiện: Đo TLC scanning, hấp thụ λ=283nm.
- Chấm thang chuẩn rotundin 99,8% với các lượng chấm: 2, 4, 6, 8, 10µl; các
mẫu thử chấm 4-20 µl tùy mẫu, chấm nhắc lại 2-3 lần đối với mỗi mẫu thử.
- Lớp mỏng được triển khai đến 85 mm. Kính sau đó được lấy ra, để bay hơi
hết dung môi trong tủ hút, thời gian 15 phút. Tiến hành đo scanning ở bước sóng
283nm, tốc độ quét 20 mm/s. Hàm lượng rotundin trong mẫu thử được xác định
từ kết quả đường chuẩn đã xây dựng. Hàm lượng % rotundin trong mẫu thử tính
theo khối lượng khô kiệt được tính theo công thức:
m.V.100.100

Hàm lượng % = ----------------------[1]
v.1000.P (100-B)
8


trong đó: m: lượng mẫu thử đo được (µg), v: lượng mẫu thử chấm trên máy
(µl), V: thể tích dịch chiết mẫu thử (50 ml), P: Khối lượng mẫu thử đem cân (g),
B: Hàm ẩm của lược liệu (%).

9


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.6. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Bình
Vị trí địa lý: Tỉnh Thái Bình là một tỉnh ven biển, nằm ở phía đông nam
đồng bằng châu thổ sông Hồng, từ 20º17´ vĩ Bắc đến 20º49´ vĩ Bắc, từ 106º06´
kinh Đông đến 106°39´ kinh Đông, diện tích tự nhiên 1546 km² (năm 2003)
Thủy văn:
Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng năm đón nhận
một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông
lớn, đó là các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển
Đặc điểm khí hậu: Khí hậu Thái Bình mang tính chất cơ bản là nhiệt đới
ẩm gió mùa. Thái Bình có nhiệt độ trung bình 23º-24ºC, tổng nhiệt độ hoạt động
trong năm đạt 8400-8500ºC, số giờ nắng từ 1600-1800h, tổng lượng mưa trong
năm 1700-2200mm, độ ẩm không khí từ 80-90%. Gió mùa mang đến Thái Bình
một mùa đông lạnh mưa ít, một mùa hạ nóng mưa nhiều và hai thời kỳ chuyển
tiếp ngắn.
Đặc điểm địa hình: Nền địa hình Thái Bình là đồng bằng được hình thành
cách đây không lâu. Đường bờ biển hiện nay chỉ mới được bồi đắp trong vòng
100-200 năm trở lại đây

Thổ nhưỡng: Đất đai Thái Bình được hình thành về cơ bản là do sự bồi đắp
phù sa của hệ thống sông lớn: Sông Hồng, sông Trà Lý (1 chỉ lưu của sông
Hồng), sông Luộc (cũng là một chi nhánh của sông Hồng), sông Thái Bình.
1.7. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hòa Bình
Địa hình: Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Hoà Bình là đồi, núi dốc theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam, chia thành 2 vùng rõ rệt:
- Phía Tây Bắc (vùng cao): Bao gồm các dải đồi núi lớn, bị chia cắt nhiều,
độ cao trung bình so với mực nước biển từ 500-600m, nơi cao nhất là đỉnh núi
Phu Canh (huyện Đà Bắc) cao 1.373m. Độ dốc trung bình từ 30-350, có nơi dốc
trên 400, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn.
10


- Phía Đông Nam (vùng thấp): thuộc hệ thuỷ sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi,
sông Bùi, gồm các huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Lương Sơn, Yên Thuỷ,
Lạc Thuỷ, Lạc Sơn, thành phố Hoà Bình. Địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị
chia cắt, độ dốc trung bình từ 20-250, độ cao trung bình so với mực nước biển từ
100-200 m, đi lại thuận lợi.
Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình
60%, cao nhất tới 90% vào tháng 8 và tháng 9, thấp nhất là 75% vào tháng 11 và
tháng 12. Do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt
trong năm:
- Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, thời tiết nóng ẩm,
mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 240C, cao nhất 38-390C vào tháng 6 và tháng 7,
lượng mưa trung bình từ 1.700-1.800 mm (trên 90% tổng lượng mưa cả năm).
- Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, thời tiết
lạnh, ít mưa, nhiệt độ trung bình 15-160C, thấp nhất 50C vào tháng 1 và tháng
12, ở vùng núi cao có nơi nhiệt độ xuống tới 20C, lượng mưa từ 100-200 mm
(chiếm 10% lượng mưa cả năm).
Khí hậu Hoà Bình nhìn chung tương đối phức tạp, mưa nắng thất thường

tạo ra các vùng tiểu khí hậu khác nhau trên địa bàn tỉnh, gây ảnh hưởng không
nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.
Thổ nhưỡng:
- Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hoà Bình tính đến 1/1/
2009 là 4.595,2 km2; gồm 3 nhóm chính: Nhóm Feralit phát triển trên đá trầm
tích và biến chất kết cấu hạt thô trên các loại đá chủ yếu là sa thạch Pocfirit
Spilit; nhóm đất phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn trên
các loại đá phiến thạch sét, diệp thạch; nhóm Feralit phát triển trên đá vôi và
biến chất của đá vôi.

11


So sánh sự khác biệt của các điều kiện sinh thái của 2 vùng trồng:
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Độ cao so với mực
nước biển
Địa hình
Độ ẩm
Nhiệt độ

Lượng mưa

Thái Bình

Hòa Bình

Ven biển đông bắc bộ


Miền núi tây bắc bộ

0-10 m

200-1.340 m

Đồng bằng

Núi đồi, dốc từ 10-40o

80-90%

60%

TB: 23-24oC

TB: 24oC

Cao nhất: 38-40oC

Cao nhất: 38-39oC

Thấp nhất: 5-10oC

Thấp nhất: 15-16oC

1.700-2.200 mm

2.000 mm


Tháng mưa nhiều: 7-8.

Tháng mưa nhiều: 6-7.

Tháng mưa ít: 11-3

Tháng mưa ít: 11-3.

Đất phù sa là chủ yếu,
Đất Feralit phong hóa
nhiểm phèn vùng ven biển
Nhìn vào bảng trên ta thấy ngay, sự khác biệt của vùng khí hậu của 2 tỉnh,

Thổ nhưỡng

đặc biệt là nơi triển khai mô hình thí nghiệm là vùng giáp biển, thổ nhưỡng nơi
đây chủ yếu là đất phèn, và khá trũng, thường bị ngập úng vào cuối tháng 8 đầu
tháng 9. Các yếu tố sinh thái này đã ảnh hướng khá lớn tới hàm lượng rotundin
trong củ Bình vôi.
1.8. Kết quả phân tích hàm lượng Rotundin trong củ Bình vôi
1.8.1. Hàm lượng rotundin trong củ Bình vôi trồng tại vườn thuốc công ty Dược Khải
Hòa (Thái Bình)

12


STT

Kí hiệu
mẫu


Nơi thu

1

TB-1

Khải Hà (Thái Bình)

2

TB2

Khải Hà (Thái Bình)

3
4
5
6
7
8
9
10

TB-3
TB-4
TB-5
TB-6
TB-7
TB-8

TB-9
TB-10

Hàm lượng
Hàm lượng
rotundin
rotundin trong
trong alkaloid
củ Bình vôi
toàn phần
tươi (%)
(%)
33.56
0.325
33.98

0.333

Khải Hà (Thái Bình)
30.33
0.313
Khải Hà (Thái Bình)
29.06
0.322
Khải Hà (Thái Bình)
31.72
0.309
Khải Hà (Thái Bình)
32.45
0.332

Khải Hà (Thái Bình)
31.36
0.328
Khải Hà (Thái Bình)
33.27
0.319
Khải Hà (Thái Bình)
32.56
0.328
Khải Hà (Thái Bình)
32.43
0.33
Giá trị trung bình
32.072
0.324
Nhận xét: Kết quả phân tích hàm lượng rotundin trong 10 mẫu củ Bình vôi

trồng ở Thái Bình cho biết, hàm lượng rotundin trong alkaloid toàn phần thấp
nhất là 29,06%, cao nhất là 33,98%, trung bình là 32,07%; hàm lượng rotundin
trong củ thấp nhất là 0,309%, cao nhất là 0,333%, trung bình là 0,324%.
1.8.2. Hàm lượng rotundin trong củ Bình vôi trồng tại vườn Bảo tồn cây thuốc thuộc
công ty Bio-Farm (Hòa Bình):

STT

Kí hiệu
mẫu

1


HB-1

2

HB2

3

HB-3

Hàm lượng
Hàm lượng
rotundin
rotundin trong
trong alkaloid
củ Bình vôi
toàn phần
tươi (%)
(%)

Nơi thu
Bio-Farm (Hòa
Bình)
Bio-Farm (Hòa
Bình)
Bio-Farm (Hòa
Bình)

13


40.12

0,409

39.98

0.433

39.33

0.393


Bio-Farm (Hòa
39.06
0.397
Bình)
Bio-Farm (Hòa
5
HB-5
41.72
0.409
Bình)
Bio-Farm (Hòa
6
HB-6
40.45
0.382
Bình)
Bio-Farm (Hòa

7
HB-7
41.36
0.398
Bình)
Bio-Farm (Hòa
8
HB-8
39.27
0.41
Bình)
Bio-Farm (Hòa
9
HB-9
39.56
0.389
Bình)
Bio-Farm (Hòa
10
HB-10
39.43
0.395
Bình)
Giá trị trung bình
40.028
0.401
Nhận xét: Kết quả phân tích hàm lượng rotundin trong 10 mẫu củ Bình vôi
4

HB-4


trồng ở Thái Bình cho biết, hàm lượng rotundin trong alkaloid toàn phần thấp
nhất là 39,06%, cao nhất là 41,72%, trung bình là 40,03%; hàm lượng rotundin
trong củ thấp nhất là 0,382%, cao nhất là 0,433%, trung bình là 0,401%.
3.4. Phân tích và đánh giá các yếu tố sinh thái và ảnh hưởng của chúng tới
hàm lượng rotundin trong củ Bình vôi
Nhìn vào bảng kết quả phân tích hàm lượng rotundin trong củ Bình vôi
trồng ở 2 địa điểm Thái Bình và Hòa Bình chúng ta có thể thấy rất rõ sự khác
biệt và sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái.
Yếu tố nước và độ ẩm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới các cây có củ, đặc
biệt đối với những cây củ của chúng cần có một thời gian tích lũy alkaloid trong
một thời gian nhất định như cây Bình Vôi. Chính vì thế cây Bình vôi trong thiên
nhiên thường gặp ở những vùng núi hoặc đất cao, nơi thoát nước rất tốt. Nếu
Bình vôi đem trồng ở vùng đồng bằng cần chọn nơi đất cao hoặc đánh luống thật
cao.
Nhiệt độ cũng là yếu tố ảnh hưởng tới hàm lượng alkaloid và rotundin trong
củ bình vôi. Thông thường nhiệt độ cao có tác động đến sự giải phóng và chuyển
14


hóa của một số alkaloid. Cũng có thể ở đây, củ Bình vôi được trồng ở Thái Bình
có nền nhiệt độ mùa hè cao hơn hẳn nền nhiệt độ của miền núi như ở Hòa Bình
là yếu tố làm cho hàm lượng rotundin trong củ Bình vôi giảm sút.
Rõ ràng các yếu tố về thổ nhưỡng, độ ẩm, độ pH ảnh hưởng lớn tới sự hình
thành các alkaloid trong cây. Đặc biệt đối với cây Bình vôi vốn xuất sứ tại các
vùng núi cao nơi thổ nhưỡng là các loại đất feralit đang phân hóa, hoặc đất mùn
trên các sườn núi, chân núi đá vôi. Việc di thực xuống trồng tại nơi có thổ
nhưỡng là đất phù sa, hơi nhiễm phèn do gần sát biển đã làm cho hàm lượng
rotundin trong củ Bình vôi giảm đi đáng kể.


15


CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHI
1.9. Kết luận
Hàm lượng củ rotundin trong củ Bình vôi được trồng ở những vùng có khí
hậu vùng núi cao, nhiệt độ không quá nóng, thoát nước tốt và có độ pH không
quá cao thì cao hơn trồng ở vùng đồng bằng, đặc biệt những vùng đất nhiễm
mặn, đất nhiễm phèn có độ pH cao.
Các yếu tố sinh thái học như độ ẩm, nhiệt độ, trồng cây ngoài đất trống và
thổ nhưỡng đất phù sa, độ pH cao ảnh hưởng mạnh tới hàm lượng rotundin trong
củ cây Bình vôi.
1.10. Kiến nghị
Việc trồng cây Bình vôi thích hợp hơn nếu trồng ở vùng núi hoặc trung du
có khí hậu khô, nhiệt độ không quá cao, đất thoát nước và có độ pH trung bình.
Nếu trồng ở vùng đồng bằng cần lưu ý trồng ở nơi đất cao, thoát nước tốt, đất có
độ pH không quá cao, và nên trồng dưới tán cây khác để làm giảm ánh sáng và
nhiệt độ.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đỗ Thị Đào (2008 ), “Ảnh hưởng của một số nhân tố tới kết quả giâm

củ cắt Tai chua ”. Khoá luận tốt nghiệp 2008, GVHD Kiều Văn Thịnh.
2.


Phan Nguyên Hồng, Vũ Văn Dũng (1978); Sinh thái thực vật, NXB

Giáo dục, Hà Nội.
3.

Dương Mộng Hùng “ Nhân giống Phi lao bằng Củ cành” ĐH Lâm

Nghiệp số 11/1992.
4.
Dương Mậu Hùng, Lê Đình Khả (2003). Giáo trình giống cây rừng. Nhà
xuất bản Nông Nghiệp.
5.
Đoàn Thị Mai và cộng sự (2000). Kết quả bước đầu vê nhân giống Bạch
đàn lai bằng phương pháp nuôi cấy mô phân sinh. Tạp chí Lâm nghiệp, 10 : 46 –
47.
6.
Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nhi, Lê Thị Muội (1997). Công nghệ Sinh học
thực vật trong cải tiến giống cây trồng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
7.
Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên. Thực vật rừng.
8.
Lê Văn Chi (1992). Cách sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và vi lượng
hiệu quả cao. Nhà xuất bản Khoa học – Kỹ thuật, Hà Nội.
9.

Lê Đình Khả, 1993, “ Nhân giống Keo lá tràm và Keo tai tượng” Tạp

chí lâm nghiệp số 5/1993.
10.


Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, giáo trình giống cây rừng, 2003

11.

Lê Đình Khả, Đoàn Thị Bích, Trần Cự, “ Nghiên cứu tạo chồi, môi

trường và giá thể giâm củ cắt Bạch đàn trắng ”, tạp chí Lâm nghiệp dố
10/1996.
12.

Lê Đình Khả, Trần Cự, Lê Thị Xuân (1996 ), “ Nhân giống Thông đỏ

bắng Củ”, tạp chí Lâm nghiệp số 9/1996.
13.

Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Cấn Thị Lan (1998) “ Nhân giống

cây Sao đen bằng thuốc bột TTG”, tạp chí khoa học lâm nghiệp số 8/1998.
17


14.

Ngô Kim Khôi (1998), Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, NXB

Nông Nghiệp Hà Nội.
15.

Hoàng Kin Ngũ – Phùng Ngọc Lan: Giáo trình sinh thái rừng, ĐH


Lâm nghiệp, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
16.

Lê Đức Thọ (2007 ) “ Nhân giống vô tính chàm (Melaleula caujuputy

Powell ) bằng phương pháp giâm củ cắt”. Luận văn tốt nghiệp trường ĐH
Lâm Nghiệp.
17.

Nguyễn Hữu Thước và cộng sự: “Ảnh hưởng của chế đọ che sáng đến

cây Xà Cừ”. Tập san SVĐH III 1964. Tr.35-38.
18.

Nguyễn Hữu Thước, Lê Văn Khôi: “Nghiên cứu yêu cầu ánh sáng đối

với cây Mỡ giai đoạn tuổi non”. Tập san SVĐH III.
19.

Thái Văn Trừng (2000): “Những hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới ở

Việt Nam”, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
20.

Phạm Văn Tuấn (1997). “ Nhân giống cây rừng bằng Củ, thành tựu và

khả năng áp dụng ở Việt Nam”. Tổng luận chuyên khảo kỹ thuật Lâm nghiệp
Việt Nam. NXB Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
21.


Đỗ Tất Lợi, 1991. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB BNN.

22.

Mai Phú Quý, Vũ Thị Chi - Về tính đa dạng côn trùng trong sinh quần

rau quả - Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5 – Nhà xuất bản Nông
nghiệp.
23.

Thiên nhiên.net 13-5-2007- Kiểm soát dư lượng hoá chất BVTV- Con

đường bền vững cho xuất khẩu nông sản tại Việt Nam.
24.

Hồ Khắc Tín (1980).- Giáo trình côn trùng nông nghiệp II- Nhà xuất bản

Nông nghiệp.

18



×