Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

tiếp nhận số đỏ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.77 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
--------------------

CHU THỊ HẰNG

TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ CỦA VŨ
TRỌNG PHỤNG Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
HÀ NỘI – 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
--------------------

CHU THỊ HẰNG

TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ CỦA VŨ
TRỌNG PHỤNG Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học
Th.S MAI THỊ HỒNG TUYẾT

HÀ NỘI – 2015

LỜI CẢM ƠN




Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Mai Thị Hồng Tuyết. Cô
đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu cũng
như luôn động viên khuyến khích tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Lí luận văn học, khoa
Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực
hiện và hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả khóa luận

Chu Thị Hằng

LỜI CAM ĐOAN


Kết quả nghiên cứu này là của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của ThS Mai
Thị Hồng Tuyết. Khóa luận không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả
khác. Tôi xin cam đoan rằng:
-

Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
Mội tư liệu trích dẫn trong khóa luận là hoàn toàn trung thực.

Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm.

Hà Nội,ngày tháng năm 2015
Sinh viên thực hiện


Chu Thị Hằng

MỤC LỤC
Trang


MỞ ĐẦU.............................................................................................................
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................
6. Đóng góp của khóa luận..................................................................................
7. Bố cục của khóa luận.......................................................................................
NỘI DUNG.........................................................................................................
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ MỸ HỌC TIẾP NHẬN.
1.1. Vài nét về lý thuyết mỹ học tiếp nhận..........................................................
1.2. Sự giới thiệu và vận dụng lý luận tiếp nhận trọng văn học Việt Nam
CHƯƠNG 2. TIẾP NHẬN TÁC PHẨM SỐ ĐỎ Ở VIỆT NAM.
2.1. Thái độ hoài nghi ban đầu............................................................................
2.1.1. Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn lịch sử, xã hội................................................
2.1.2. Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn phân tâm học
2.2. Thái độ phủ nhận triệt để trong những năm 1960 – 1970
2.2.1. Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn chính trị
2.2.2. Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn xã hội học dung tục


2.3. Thái độ khẳng định hiện nay
2.3.1. Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn phong cách học và chân dung học
2.3.2. Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn thi pháp học.



MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài.
Vũ Trọng Phụng là một trong những tên tuổi nổi bật hàng đầu trong nền văn

xuôi Việt Nam trước cách mạng. Dư luận coi ông là kiện tướng xuất sắc của
khuynh hướng “tả chân” đương thời. Xung quanh Vũ Trọng Phụng đã từng có
những cuộc tranh luận nảy lửa và diễn ra trong nhiều năm, ông trở thành một “vụ
án văn học” nghiêm trọng kéo dài. Từ khi có công cuộc “đổi mới” trên đất nước,
“vụ án” đó mới chính thức được giải tỏa và vị trí xứng đáng của nhà văn trong sự
nghiệp văn học dân tộc được khẳng định dứt khoát. Người xưa từng nói “các cuốn
sách có số phận của mình”. Rất nhiều tác phẩm vừa ra đời đã “cộm lên” trong dư
luận người đọc vài ba năm hay vài mươi năm, rồi sau đó chìm hẳn vào quên lãng
dưới lớp bụi của thời gian. Với tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, tác phẩm
vừa buổi đầu ra mắt đã gặp phải những búa rìu của dư luận. Sự “quan tâm” ấy thể
hiện thái độ tiếp nhận của độc giả, là thước đo tài năng của người nghệ sĩ.
Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng độc đáo của nền văn học Việt Nam giai
đoạn 1930 – 1945. Chỉ với chín năm cầm bút ngắn ngủi, Vũ Trọng Phụng đã để lại
một sự nghiệp văn học đồ sộ cho dân tộc trên nhiều thể loại như: phóng sự, truyện
ngắn, tiểu thuyết, kịch... Nhưng có lẽ giữa sự phong phú và đa dạng của nhiều thể


loại ông thành công nhất là tiểu thuyết. Tiểu thuyết của ông luôn đề cập đến những
vẫn đề của xã hội, khái quát được một phạm của đời sống hết sức rộng lớn mà ta
không thể tìm thấy ở những sáng tác khác của những nhà văn cùng thời.
Số đỏ là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu trong hệ thống sáng tác của
Vũ Trọng Phụng, đã nếm trải nhiều sóng gió dư luận khác nhau, ở mỗi giai đoạn

nó lại được độc giả tiếp nhận với những thái độ riêng.
Nếu như ở giai đoạn 1934 – 1945, Nhất chi Mai có bài Ý kiến của một người
đọc “Dâm hay không dâm?” và đưa ra nhận xét của mình về tác phẩm của Vũ
Trọng Phụng nói chung và tiểu thuyết Số đỏ nói riêng như sau: “Đọc văn VTP,
thực không bao giờ tôi thấy một tia hy vọng, một tư tưởng lạc quan. Đọc xong tôi
phải tưởng tượng nhân gian là một địa ngục và nhân gian toàn là những kẻ giết
người, là đĩ, ăn tục, nói càn, một thế giới khốn nạn vô cùng.
Phải chăng đó là một tấm gương phản chiếu tính tình, tư tưởng của nhà văn,
một nhà văn nhìn thế giới qua cặp kình đen, có một bộ óc cũng đen và một nguồn
văn càng đen hơn nữa?” [2; 138]
Đối với Vũ Ngọc Phan, ông xem “Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là quyển tiểu
thuyết hoạt kê, nhưng lối hoạt kê không lấy gì làm cao cho lắm... Cái lối khôi hài
của ông trong Số đỏ là một lối khôi hài nông nổi, tuy nhạo đời. Nhưng không căn
cứ. Nó giống như lối khôi hài ở một rạp chèo; hay “văn minh” hơn, nó giống như
lối khôi hài của mấy vai hề trên màn bạc.
Đọc Số đỏ không ai nhịn được cười, người ta cũng phải cười như nghe mấy
ai bông lơn trong một đám chèo hay xem mấy tay tài tử pha trò trong một phim
chớp bóng, nhưng không phải cái cười thú vị thấm thía như ta đọc một hài kịch của
Molierc.” [2; 174]


Trái ngược với những ý kiến trên, Trần Đăng Suyền lại đề cao cá tính sáng
tạo của Vũ Trọng Phụng. Trong cuốn Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng
tạo, ông từng có nhận xét: “Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, Vũ Trọng
Phụng là một trong số ít những nhà văn có cá tính sáng tạo độc đáo. Đây chính là
cơ sở của phong cách nghệ thuật Vũ Trọng Phụng. Cá tính sáng tạo của ông trước
hết được thể hiện ở sự độc đáo trong cách nhìn nhận hiện thực đời sống. Cái nhìn
độc đáo của Vũ Trọng Phụng thể hiện khả năng nắm bắt tinh nhạy, chính xác, khả
năng nhìn thấy cái mà người khác không nhìn thấy được. Đó không chỉ là cái gì
của cuộc sống thu hút sự chú ý của Vũ Trọng Phụng mà còn ở chỗ ông coi cái gì là

quan trọng, là nổi bật, là tiêu biểu nhất của xã hội đương thời. Với Vũ Trọng
Phụng; “tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Và sự thực ở đời, qua cái nhìn rất riêng, đầy
ấn tượng của ông chỉ tràn những cái xấu xa, tồi tệ xã hội Việt Nam trước cách
mạng, trong quan niệm của ông, là môi trường tụ tập những “hội chứng” của cái
ác, cái dâm, cái đểu, cái rởm, bịp bợm và giả dối. Đó là cái xã hội “khốn nạn”,
“chó đểu” theo cách gọi của ông.” [1; 223]
Năm 1997, trong một bài trả lời phỏng vấn, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã
từng nhận định về Số đỏ: “Số đỏ, đấy là một tác phẩm tuyệt vời. Nó chứng minh
khả năng tưởng tượng rất phong phú của nhà văn mà là nhà văn trẻ. Sở dĩ Vũ
Trọng Phụng có được trí tưởng tượng ghê gớm như vậy là do ông viết Số đỏ khi
còn rất trẻ. Trí tưởng tượng là ưu thế của tuổi trẻ”. [8; 9]
Có thể thấy rằng, tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn họ Vũ ở mỗi thời điểm khác
nhau và với mỗi đọc giả khác nhau lại có cách tiếp nhận riêng. Dựa trên những thái
độ tiếp nhận đó, chúng tôi chọn đề tài: “Tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng
Phụng ở Việt Nam”. Với mục đích khái quát lại sự tiếp nhận tác phẩm Số đỏ ở Việt
Nam trong suốt quá trình từ khi nó ra đời cho đến nay, cũng như giúp người đọc có
một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về nó. Đồng thời qua đề tài này, chúng tôi hy vọng


sẽ góp một phần công sức vào việc khẳng định vị trí của chuyên ngành Lý luận văn
học và ứng dụng của chuyên ngành này trong trong thực tiễn nghiên cứu văn học
hiện nay.
2.

Lịch sử vấn đề.
Vũ Trọng Phụng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt

Nam hiện đại. Cuộc đời ông tuy ngắn ngủi (1912 – 1939) nhưng khối lượng tác
phẩm của ông để lại khá phong phú: hơn 50 tác phẩm trong đó có 28 truyện ngắn,
9 tiểu thuyết, 8 phóng sự, 6 kịch bản, 1 dịch thuật. Ngoài ra còn có một số bài viết

tranh luận, phê bình văn học và hàng trăm bài báo về các vấn đề chính trị, xã hội,
văn hóa... Nghiên cứu về vũ Trọng Phụng đã có rất nhiều, nhưng mỗi đề tài lại có
những hướng nghiên cứu, tiếp cận khác nhau.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiếp cận được một số bài viết và
công trình nghiên cứu về Số đỏ và Vũ Trọng Phụng đáng lưu ý như:
Về cuộc đời sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng có: Vũ Trọng Phụng về tác gia
và tác phẩm (2000) biên tập các bài viết của nhiều tác giả. Chuyên luận Vũ Trọng
Phụng nhà văn hiện thực (1957) của Văn Tâm. Hay Những lớp sóng ngôn từ
trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng của Gs Đỗ Đức Hiểu.
Nghiên cứu về tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng có các công trình: Nhà
văn tư tưởng và phong cách (1976) của Gs Nguyễn Đăng Mạnh, Số đỏ (2000) của
Trần Đăng Suyền, Vũ Trọng Phụng (1912 – 1930) (1988) của Nguyễn Hoành
Khung.
Trong cuốn Nhà văn Vũ Trọng Phụng với chúng ta (Nxb Tp Hồ Chí Minh,
1999) do Gs Trần Hữu Tá sưu tầm – biên soạn – giới thiệu ra mắt nhân dịp 60
năm Ngày Vũ Trọng Phụng qua đời là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, công


phu nhằm “xem xét sơ lược vấn đề Vũ Trọng Phụng trong non 70 năm qua” với
hướng thể hiện “sự trân trọng đúng mức của chúng ta hôm nay đối với thành quả
sáng tạo của ông cho nền văn học Việt Nam hiện đại”.
Nhà nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn cũng đã dày công nghiên cứu về
Vũ Trọng Phụng: “... Stefan Zweig nói rằng trong Banzac “có cả một thời đại, cả
một vũ trụ, cả một thế hệ”. Đôi lúc đọc những Cơm thầy cơm cô, kỹ nghệ lấy Tây,
Số đỏ, Giông tố... người đọc bất chợt nghĩ rằng cũng có thể nói về Vũ Trọng Phụng
bằng một câu tương tự”.
Nói về sáng tác của Vũ Trọng Phụng, trong cuốn Nhà văn hiện thực đời
sống và các tính sáng tạo Trần Đăng Suyền có viết: “Trong nền văn xuôi hiện đại
Việt Nam, Vũ Trọng Phụng là một trong số ít những nhà văn có cá tính sáng tạo
độc đáo. Đây chính là cơ sở của phong cách nghệ thuật Vũ Trọng Phụng. Cá tính

sáng tạo của ông trước hết được thể hiện ở sự độc đáo trong cách nhìn nhận hiện
thực đời sống. Cái nhìn độc đáo của Vũ Trọng Phụng thể hiện khả năng nắm bắt
tinh nhạy, chính xác, khả năng nhìn thấy cái mà người khác không nhìn thấy được.
Đó không chỉ là cái gì của cuộc sống thu hút sự chú ý của Vũ Trọng Phụng mà còn
ở chỗ ông coi cái gì là quan trọng, là nổi bật, là tiêu biểu nhất của xã hội đương
thời.” [1; 225].
Còn có rất nhiều các công trình khác nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng cũng
như tác phẩm Số đỏ, dù trực tiếp hay gián tiếp thì vấn đề tiếp nhận tác phẩm của
ông qua các thời kí vẫn ít nhiều được đề cập đến và được xem như một phần quan
trọng.
Về đề tài nghiên cứu “Tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở
Việt Nam” thực sự chưa có. Các nghiên cứu thường nói đến thái độ tiếp nhận tác
phẩm trên một phương diện cụ thể nào đó mà chưa thực sự có một nghiên cứu nào


đi sâu vào tìm hiểu, khảo sát thái độ tiếp nhận của độc giả từ khi tác phẩm ra đời
cho đến nay. Qua việc nghiên cứu và tiếp nhận các ý kiến của những tác giả đi
trước, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã nghiên cứu khá toàn diện về tác phẩm Số
đỏ của Vũ Trọng Phụng, tiếp nối những thành tựu đó chúng tôi chọn đề tài: “Tiếp
nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam”.

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Kế thừa và tiếp nhận những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước

vào việc nghiên cứu đề tài: “Tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở
Việt Nam” giúp chúng ta đánh giá đúng được vị trí cũng như giá trị của tác phẩm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Đọc cuốn Lý luận văn học tập 1, đặc biệt là các chương: Chương mười
“Bạn đọc, chủ thể tiếp nhận văn học”; Chương mười một “quá trình tiếp nhận” của
Phương Lựu (chủ biên) để nắm được lý thuyết về mỹ học tiếp nhận.
Tìm hiểu các bài phê bình, các công trình nghiên cứu Vũ Trọng Phụng nói
chung và tiểu thuyết Số đỏ của ông nói riêng. Tiếp nhận những ý kiến đó để khái
quát lại sự tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam.
4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
4.1.
Đối tượng nghiên cứu.
Tìm hiểu về quá trình tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ ở Việt Nam qua các thời

kì.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu.


Tư liệu mà chúng tôi nghiên cứu là tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng
Phụng.
5.

Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện bài khóa luận này, chúng tôi thực hiện một số

phương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp hệ thống.

6. Đóng góp của khóa luận.
Từ lý thuyết mỹ học tiếp nhận, vận dụng để tìm hiểu sự tiếp nhận nhận tiểu
thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam. Từ đó góp phần đánh giá đúng về
tác phẩm.
7. Bố cục của khóa luận.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương
như sau:
Chương 1: Khái quát chung về mĩ học tiếp nhận.
Chương 2: Tiếp nhận tác phẩm Số đỏ ở Việt Nam.


NỘI DUNG
Chương 1. Khái quát chung về mỹ học tiếp nhận.
1.1

Vài nét về lý thuyết mỹ học tiếp nhận.
Mỹ học tiếp nhận là khuynh hướng trong phê bình nghiên cứu văn học, xuất

phát từ ý tưởng cho rằng, tác phẩm văn học chỉ ra đời trong quá trình gặp gỡ tiếp
xúc giữa văn bản tác phẩm với độc giả.
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của mỹ học tiếp nhận là sự tiếp nhận, tức sự
cảm nhận văn học của độc giả.
Xét về nguồn gốc, mỹ học tiếp nhận là sự phản ứng với mỹ học nội quan,
đối với tư tưởng về tính tự trị của nghệ thuật. “Mỹ học tiếp nhận đoạn tuyệt với
những ý niệm về tính độc lập của nghệ thuật khỏi văn cảnh xã hội lịch sử, nó gia
nhập lĩnh vực nghiên cứu độc giả và xã hội”. Do vậy mỹ học tiếp nhận đặc biệt
quan tâm tới các hiện tượng của văn hóa đại chúng (văn chương giải trí, các loại ấn
phẩm báo chí), nó có mối liên hệ với các nghiên cứu xã hội học, khoa học xã hội,
khoa học sư phạm, các bộ môn nghiên cứu văn học ứng dụng.
Trong quá khứ, lí luận tiếp nhận đã được đề cập ở những mức độ nhất định.

Tuy nhiện, ngọn nguồn của mỹ học tiếp nhận là Giải thích học, chủ nghĩa cấu trúc
trường phái Prague, trường phái hình thức Nga những năm 20 của thế kỉ XX, Xã
hội học văn học...
Người tiên phong của mỹ học tiếp nhận là R. Ingarden. Ông “coi trọng vai
trò tiếp nhận của bạn đọc. Ông cho rằng tác phẩm văn học vốn hàm chứa những
“điểm chưa xác định”, chờ đợi người đọc đến bổ sung theo ý hướng của mình.
Đến Giải thích học thì H. G. Gamado lại cho rằng một tác phẩm văn học ra đời
trong bối cảnh văn hóa lịch sử nhất định, khi đặt trong bối cảnh lịch sử văn hóa


khác, sẽ nảy sinh những ý mới”. [5; 328]. Nghĩa là họ rất coi trọng việc tiếp nhận
chủ động và sáng tạo của bạn đọc.
Đầu những năm 40 của thế kỉ XX, một đại diện của chủ nghĩa cấu trúc
trường phái Prague và Felix Vodicka cho rằng, không phải tất cả những sự cụ thể
hóa có thể xét từ góc độ những ý đồ của cá nhân độc giả, đều có thể trở thành mục
tiêu nghiên cứu, mà chỉ có những sự cụ thể hóa nào cho thấy có diễn ra sự gặp gỡ
cấu trúc tác phẩm và cấu trúc các chuẩn mực văn học do thời đại lịch sử cụ thể
quy định, những chuẩn mực mà người tiếp nhận là đại diện.
Biểu hiện hoàn chỉnh nhất của các nguyên tắc mỹ học tiếp nhận, tính đến
nay, là ở công trình của các nhà nghiên cứu thuộc trường phái Konstanz ra đời ở
Cộng hòa liên bang Đức những năm 60. Đại diện là H. R. Jauss, W. Iser, R.
Warning... “Họ phê phán thuyết văn bản trung tâm của Phê bình mới và chủ nghĩa
cấu trúc và khảng định rằng ý nghĩa của tác phẩm được sản sinh trong sự tương
tác giữa văn bản với người đọc. Tác phẩm không thể có ý nghĩa cố định, mà phụ
thuộc vào sự giao thoa diễn biến giữa những điểm nhìn trong lịch sử, do đó,
không phải là lịch sử của tác giả với tác phẩm, mà là lịch sử tiếp nhận của bạn
đọc”. [5; 329]
“Như thế, gạt bỏ tất cả những sai trái mang sắc thái riêng, có thể thấy từ lối
đọc “kí thác” cổ điển phương Đông đến Mỹ học tiếp nhận phương Tây đều nhấn
mạnh ý nghĩa tiếp nhận của người đọc. Có thể khẳng định vai trò của người đọc

không phải chỉ là một khâu tất yếu tiếp theo, mà còn là một phương diện hữu cơ
trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật”. [5; 329]
Mỹ học tiếp nhận đã ra đời trên cơ sở kế thừa, phát triến và kết hợp những lý
luận của nhiều trường phái lý luận khác nhau trước nó. Sự ra đời của nó thực sự
đã đánh dấu một bước phát triển mới của lý luận văn học cũng như khẳng định
một đường hướng mới, một phương diện tiếp cận mới đối với văn học nghệ thuật
Tuy nhiều luận điểm và định nghĩa đã được luận chứng khá kĩ, song Mỹ học
tiếp nhận với tư cách là hệ thống lí thuyết vẫn còn chưa hoàn chỉnh. Như G.


Grimm nhận xét, những khó khăn gắn với việc xây dựng một lí thuyết tiếp nhận
thống nhất, có gốc rễ ở tính phức tạp và đa thành phần của chính đối tượng nghiên
cứu, đòi hỏi sự tiếp cận phân tích liên ngành và đa ngành. Hiện tại các chuyên gia
mới chỉ ghi nhận một số lĩnh vực và khuynh hướng nghiên cứu của mỹ học tiếp
nhận:
+ Mỹ học tiếp nhận nhận thức lý thuyết (giải thích học và hiện tượng học)
+ Mỹ học tiếp nhận mô tả tái tạo (chủ nghĩa cấu trúc, những người kế tục
chủ nghĩa hình thức Nga)
+ Mỹ học tiếp nhận xã hội học thực nghiệm (xã hội học về thị hiếu đọc)
+ Mỹ học tiếp nhận tâm lý (nghiên cứu tâm lý các thế hệ độc giả)
+ Mỹ học tiếp nhận lý thuyết giao tiếp (nghiện cứu kí hiệu học)
+ Mỹ học tiếp nhận thông tin xã hội học (nghiên cứu vai trò xã hội của các
phương tiện thông tin đại chúng)
MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ:
1.

Kinh nghiệm thẩm mỹ: một trong số những phạm trù trung tâm của mỹ học tiếp
nhận do R. Ingarden nêu ra trong cuốn Cụ thể hóa và tái lập. Khái niệm này được
H. R. Jauss tu chính trong cuốn Văn học sử như là sự khiêu khích nghiên cứu văn
học hay cuốn Kinh nghiệm thẩm mỹ và giải thích văn học. Kinh nghiệm thẩm mỹ

cho phép người đọc đột phá về phía tương lai, mở cho con người những khả năng
mới, làm sống lại cái quá khứ bị lãng quên; cho phép người đọc thâm nhập vai đối
với cái thế giới được mô tả và biểu hiện, tạo cho người đọc khả năng tham dự trò
chơi độc đáo, đồng nhất mình với những gì được hình dung là lý tưởng; nó cũng
cho phép người đọc thưởng thức những cái mà trong cuộc đời thực không thể thực


hiện được. H. R. Jauss cho rằng, bản chất sâu xa của kinh nghiệm thẩm mỹ không
phải ở sự tiếp nhận hay nhạy bén cái mới, không phải ở cái ấn tượng sửng sốt
chứa đựng trong sự làm quen với thế giới khác; bản chất ấy là ở việc quay lại thời
gian đã mất, tiềm kiếm cái quá khứ đã bị lãng quên từ lâu mà con đường đi đến
phải qua “cánh cửa của sự nhận biết lặp lại”.
2.

Khoảng cách thẩm mỹ: khái niệm xác định mức độ bất ngờ của của tác

phẩm đối với độc giả, và theo quan niệm của mỹ học tiếp nhận, nó xác định giá trị
thi học của tác phẩm. Sự ngạc nhiên hay thất vọng xâm chiếm người tiếp nhận khi
gặp gỡ tác phẩm đã cám dỗ sự chờ đợi của anh ta, theo H. R. Jauss, đó là tiêu
chuẩn xác định giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Khoảng cách giữa tầm chờ đợi của
độc giả và tầm chờ đợi của tác phẩm, tức giữa cái quen biết thuộc kinh nghiệm
thẩm mỹ và sự tất yếu “biến đổi tầm” mà sự tiếp nhận tác phẩm mới đòi hỏi, theo
quan niệm của mỹ học tiếp nhận, khoảng cách ấy xác định tính nghệ thuật của tác
phẩm văn học. Trong trường hợp khoảng cách thẩm mỹ được rút ngắn lại, ý thức
cảm thụ của người tiếp nhận không đòi hỏi tiếp xúc với tầm kinh nghiệm thẩm mỹ
mới, thì tác phẩm tiếp cận phạm trù “tiêu dùng”. Nghệ thuật đó không đòi hỏi thay
đổi tầm chờ đợi của người tiếp nhận, ngược lại nó hoàn toàn đáp ứng sự chờ đợi
ấy, thỏa mãn nhu cầu của người tiếp nhận là gặp lại các mẫu mực quen thuộc về
thẩm mỹ.
3.


Cụ thể hóa: thuật ngữ của mỹ học tiếp nhận, chỉ quá trình độc giả tái tạo tác

phẩm nghệ thuật, đem ý niệm và xúc cảm của mình, dựa trên cơ sở tầm chờ đợi
của bản thân mình, lấp đầy nghĩa vào những điểm trống, những vùng bất định
trong khung cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm. Theo R. Ingarden, tác phẩm văn học
mang tính nghệ thuật chỉ là một thứ khung sườn, độc giả sẽ phủ da đắp thịt lên thứ
khung sườn ấy. Có vô số sự cụ thể hóa trong cùng một tác phẩm, mỗi lần đọc lại
tạo ra một sự cụ thể hóa mới, khác với sự cụ thể hóa cũ. Cùng với khái niệm cụ thể


hóa, R. Ingarden còn đề xuất khái niệm tái cấu trúc và giải thích nó như là sự
khách quan hóa nội dung đề tài tác phẩm mà độc giả thực hiện sau khi cụ thể hóa.
Felix Vodicka cho rằng, không phải tất cả những sự cụ thể hóa có thể có xét
từ góc độ những ý đồ của cá nhân độc giả, đều có thể trở thành mục tiêu nghiên
cứu, mà chỉ những sự cụ thể hóa nào cho thấy có diễn ra sự gặp gỡ cấu trúc tác
phẩm và cấu trúc các chuẩn mực văn học do thời đại lịch sử cụ thể quy định,
những chuẩn mực mà người tiếp nhận là đại diện.
4.

Đồng thời hóa: thuật ngữ của mỹ học tiếp nhận, chỉ sự tự đồng nhất của độc

giả với các nhân vật văn học; viêc độc giả trải nghiệm thế giới hư cấu của tác phẩm
nghệ thuật như là thế giới cụ thể sống động có thực, trải nghiệm này nảy sinh trên
cơ sơ niềm tin của độc giả vào tính thực tại của ảo giác nghệ thuật.
W. Iser xem quá trình đọc như là sự xung đột thường xuyên của hai hướng:
một mặt độc giả có nhu cầu đồng nhất hóa, tin vào ảo giác, mặt khác là “mỉa mai
văn bản”, đặt toàn bộ các liên hệ cấu trúc của văn bản trước sự hoài nghi. W. Iser
nhận xét rằng, trong quá trình đọc, có sự này sinh hình thức tham gia của độc giả
vào tác phẩm, khi anh ta bị lôi kéo vào văn bản đến mức anh ta có cảm tưởng là bất

cứ khoảng cách nào giữa anh ta và những điều xảy ra trong tác phẩm, cũng đều đã
mất đi. Kết quả là diễn ra sự “tan” ranh giới giữa chủ thể và khách thể, đưa đến sự
tách vỡ cá nhân của bản thân độc giả.
5.

Hiện thời hóa: thuật ngữ của mỹ học tiếp nhận, chỉ việc độc giả làm sống

động, vật thể hóa các chi tiết hoặc các đoạn của tác phẩm văn học, biến những
cảnh thoáng qua thành bức tranh khai triển, làm nảy nở một mạng lưới liên tưởng
và cảm xúc. R. Ingarden quan niệm, hiện thời hóa là một trong những cách khách
quan hóa và cụ thể hóa sự miêu tả nghệ thuật, ở mức độ nhất định nó được lập
chương trình bởi bản thân văn bản văn học. Độc giả nghe và tiếp nhận sau đó hiện


thời hóa, tức là vật thể hóa, làm sống động – nhờ khai triển và bổ sung bằng tưởng
tượng của bản thân – không phải bất cứ cái gì, mà chỉ những điều ám chỉ chứa
trong tác phẩm; các chi tiết, đường nét, ngôn từ, hình ảnh... Trong việc hiện thời
hóa các mảng của văn bản, độc giả giữ lấy một sự tự do đáng kể khỏi ý chí tác giả,
nhưng không thể hoàn toàn lạ hóa khỏi tác phẩm. Theo R. Ingarden, hiện thời hóa
(cũng như cụ thể hóa) các chi tiết nội dung là phầm khó thực hiện nhất trong sự
tiếp nhận cảu độc giả. Ở đây nảy sinh sự lệch lạc đáng kể nhất khỏi chủ định của
tác giả, ở đây độc giả đươc độc lập nhiều nhất. Các hình ảnh thị giác thường được
hiện thời hóa nhiều hơn so với các hình ảnh âm thanh và nhịp điệu. Các bức tranh
được hiện thời hóa trong quá trình tiếp nhận hầu như không bao giờ hoàn tất hoàn
chỉnh; chúng hầu như rải rác trong tác phẩm và chỉ gắn độc giả trong những mảng
nhỏ, những chi thiết, chỉ xuât hiện một cách bất thường, không rõ rệt theo quy luật.
6.

Tầm chờ đợi: thuật ngữ của mỹ học tiếp nhận, chỉ sự đồng bộ các ý niệm


thẩm mỹ, xã hội chính trị, tâm lí... quy định quan hệ của tác giả, và do vậy các tác
phẩm, với xã hội (và với những dạng công chúng độc giả khác nhau), cũng như
quan hệ của độc giả với tác phẩm, như vậy nó quy định cả tính chất sự tác động
của tác phẩm đến xã hội lẫn việc xã hội tiếp nhận tác phẩm.
H. R. Jauss phân thành tầm chờ đợi được mã hóa trong tác phẩm và tầm chờ
đợi của độc giả. Sự tiếp nhận tác phẩm và sự hình thành kinh nghiệm thẩm mỹ của
độc giả được thực hiện trong tiến trình tương tác của hia tầm chờ đợi ấy. H. R.
Jauss nhận xét, tầm chờ đợi của tác phẩm là bình ổn, khác với tầm chờ đợi của
người tiếp nhận vốn luôn luôn biến đổi.

1.2 Sự giới thiệu và vận dụng lí thuyết tiếp nhận trong văn học Việt Nam.


Từ sau năm 1980, vấn đề lý luận tiếp nhận đã gây được nhiều chú ý của giới
nghiên cứu phê bình. Đã có những bài nghiên cứu về vấn đề này xuất hiện trên các
báo, tạp chí: Năm 1974, trên Tạp chí văn học số 4, Nguyễn Văn Hạnh đã đề cập
đến vấn đề này như một “khâu thường thức”. Năm 1980, Hoàng Trinh đề cập đến
vấn đề tiếp nhận văn học trong mối quan hệ với văn học so sánh. Ông đã đưa ra
các “hình thái” và “cấp độ tiếp nhận” (Tạp chí văn học, số 4/1980)
Bài viết Nghiên cứu sự tiếp nhận văn chương trên quan điểm liên ngành của
Nguyễn Văn Dân trên Tạp chí văn học số 4/ 1986, đề cập con đường tìm ra “giá trị
thẩm mĩ cỉa tác phẩm”. Cùng số này có bài Giao tiếp trong văn học của Hoàng
Trinh bàn về “người đọc”...
Có thể nói trong công tác “nghiên cứu văn học ở nước ta nhiều năm nay,
một trong những vấn đề được coi là nổi bật nhất là vấn đề đánh giá tác phẩm văn
học”. Chúng ta có thể điểm các hiện tượng đánh giá tác phẩm:
-

Đánh giá không chính xác do thái độ bị chi phối bởi động cơ cá nhân.
Có khoảng cách giữa dư luận phê bình và giá trị thực của tác phẩm.

Đồng nhất điển hình xã hội với điển hình nghệ thuật.
Không quan tâm đồng đều mọi tác phẩm.
Thiên về khen hay chê mà không đánh giá sát tác phẩm.
Hiểu sai tác phẩm, gán ghép cho sáng tác những cái nó không có.

Tất cả các hiện tượng trên đều do chưa nắm bắt đúng đối tượng. Điều này có
liên quan đến vấn đề chính trị, xã hội với những biến động của văn học, nghệ thuật.
Nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn học phong kiến lâu dài và về mặt
truyền thống, có không ít những mặt yếu kém lạc hậu. Chính những điều này đã
tạo nên “sự bảo thủ văn học”. Sự bảo thủ văn học này trong điều kiện xã hội hiện
nay làm hạn chế quá trình văn học dân tộc hướng về tương lai. Bởi chính cái tính
truyền thống của văn học nước nhà đã tạo ra cách ứng xử với tác phẩm: chỉ là
khen, chê tập trung vào một tác phẩm...


Ở nước ta khi mà giáo trình Lý luận văn học đã có bài Tiếp nhận văn học thì
công chúng tiếp nhận văn học từ năm 1986 trở về đây đã khác rất nhiều so với
công chúng tiếp nhận văn học trước năm 1985 rất nhiều. Người ta không còn đến
với tác phẩm văn học như bản sao của hiện thực để xem các nhân vật trong tác
phẩm có giống ngoài đời thực, “ngang tầm” với hiện thực hay không, mà xem tác
phẩm văn học nói gì về hiện thực, có tư tưởng mới gì về hiện thực.
Với sự cố gắng nỗ lực nhằm du nhập và tham khảo lý luận văn học nước
ngoài, bằng nhiều kênh thông tin khác nhau chúng ta đã giới thiệu được nhiều về
các trường phái, trào lưu lý luận văn học nước ngoài trên các báo và tạp chí chuyên
ngành như Văn nghệ, Nhà văn, Tạp chí khoa học, Tạp chí thông tin khoa học xã
hội, Văn học nước ngoài... Về mảng sách nghiên cứu chúng ta đặc biệt chú ý đến
cuốn Các vấn đề khoa học của văn học (Trương Đăng Dung chủ biên, Nxb KHXH,
1990) chúng ta có thể thấy được vai trò của cuốn sách qua Lời giới thiệu của nhà
nghiên cứu Ngọc Phan “đây là lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện một tuyển tập
khẳng định có thể nghiên cứu văn học một cách khách quan”. Tuyển tập này đã

giới thiệu được những cách tiếp cận khác nhau của các học giả nước ngoài uy tín ở
thế kỉ XX như Bakhtin, Jakopson, Lotman... Cống trình này đã khởi nguồn cho
hàng loạt các cống trình khác như Từ kí hiệu học đến thi pháp học của Hoàng
Trinh (1992); Triết học và mỹ học phương Tây hiện đại (Nguyễn Hòa Hải chủ
biên, 1992) và Mười trường phái lý luân văn học phương Tây hiện đại (1998) của
Phương Lựu.
Song song với đó là mảng sách dịch lý luận văn học. Một số trường phái lớn
đã được giới thiệu: Cấu trúc kí hiệu học, chủ nghĩa hính thức Nga, phân tâm học
nghệ thuật, mỹ học tiếp nhận và hiện tượng học, chủ nghĩa hậu hiện đại... Đỗ Lai
Thúy với cuốn Tác phẩm văn học như là quá trình (Nxb KHXH, 2004). Cuốn
chuyên luận này dựa trên những thành tựu của triết học, mỹ học và lý luận văn học


hiện đại, hậu hiện đại đã đưa ra những bình diện để tiếp cận phương thức tồn tại
của tác phẩm văn học. Trên cơ sở đó, tác phẩm văn học được xem như là những
cấu trúc đang chờ đợi được giải mã, được nhìn nhận như là quá trình, một quá trình
mang tính tạo nghĩa, mang tính chất quan hệ của văn bản học.

Chương 2: Tiếp nhận tác phẩm Số đỏ ở Việt Nam.
Lý thuyết tiếp nhận thừa nhận vai trò quan trọng của người đọc trong việc
làm phong phú những giá trị của tác phẩm văn học, khiến cho tác phẩm luôn sống
trong mọi thời đại. Trong lịch sử văn học, tác phẩm của những nhà văn tài năng


thường tạo nên sự tiếp nhận phong phú, đa dạng và cả sự phức tạp. Tác phẩm của
Vũ Trọng Phụng là một trường hợp như thế.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận định “Vũ Trọng Phụng là
một hiện tượng phức tạp” [15; 5] nhưng nhà thơ Chế Lan Viên lại cho rằng không
phải Vũ Trọng Phụng phức tạp mà “chính chúng ta phức tạp” [2; 369]. Đây là một
khía cạnh của bình dân tiếp nhận văn học. Sự phức tạp của người đọc quyết định

sự phức tạp trong việc tiếp nhận tác phẩm. Thế kỉ XX, do sự thay đổi xã hội và tiếp
diễn các cuộc đấu tranh ý thức hệ, nên tình hình tiếp nhận các hiện tượng văn học
càng phức tạp hơn.
Viết về Vũ Trọng Phụng – một trong những gương mặt tiêu biểu của nền
văn xuôi Việt Nam hiện đại, tính đến nay đã có 3 tập chuyên luận và hơn 200 bài
báo. Trong đó có một số bài hoàn toàn phủ nhận, nhiều bài hết sức ca ngợi thành
tựu sáng tác của ông. Số đỏ có thể nói là một trường hợp đặc biệt được chú ý trong
số những sáng tác của Vũ Trọng Phụng.
2.1 Thái độ hoài nghi ban đầu. (Cuốn: Nhà văn Vũ Trọng Phụng với chúng ta)
“Lịch sử văn học Việt Nam có không ít những hiện tượng văn học phức tạp,
song phức tạp, sóng gió như Vũ Trọng Phụng thì thật hiếm có. Sự nghiệp văn
chương của nhà văn trẻ này có số phận thăng trầm thật lạ lùng. Ít có nhà văn nào
gây được sự chú ý đặc biệt của giới văn học, giới giáo dục, giới lãnh đạo và công
chúng rộng rãi, hơn hết nhiều nhà văn cùng thời, và cũng có lúc, bị vùi sâu dưới
đất đen, như chưa có nhà văn nào bị vùi dập như thế. Vấn đề Vũ Trọng Phụng đã
từng gây nhiều tranh cãi, có lúc nảy lửa, song vẫn cứ treo lơ lửng không được giải
quyết và một nghi án kéo dài, kiểu như khiêu khích dư luận suốt nhiều thập
niên.Vũ Trọng Phụng có thể nói thành “vấn đề” văn học ngay từ khi vừa xuất hiện
trên diễn đàn.” [3; 19]


Trước 1945, dư luận nêu và phê phán việc miêu tả "cái dâm" trong Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng, trong khi tác giả tự bảo vệ mình đã nhấn mạnh định hướng "tả
chân xã hội", định hướng tố cáo xã hội của ngòi bút mình. Nhưng tựu chung lại,
thái độ tiếp nhận ban đầu của giới nghiện cứu và độc giả là sự hoài nghi, và sự hoài
nghi đó được nhìn nhận từ góc độ lịch sử - xã hội và góc nhìn phân tâm học.
2.1.1 Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn lịch sư – xã hội.
Ấn tượng sâu sắc nhất mà có lẽ tất cả bạn đọc đều chia sẻ khi đọc Số đỏ, ấy
là cái sự nhố nhăng nhảm nhí của đời sống được nhà văn phác hoạ theo lối châm
biếm. Nói như Lưu Trọng Lư, ngòi bút Vũ Trọng Phụng đã “chế nhạo tất cả những

cái rởm cái xấu cái bần tiện cái đồi bại của một hạng người một thời đại”. Trong
con mắt của ông, xã hội đương thời là hoàn cảnh lý tưởng cho những kẻ tầm
thường nhưng lại đầy tham vọng. Cái phần luân thường đạo lý mà các thế hệ đi
trước dày công vun đắp đã phai nhạt hẳn, người nào người nấy xoay xoả kiếm sống
và khao khát hưởng thụ. Cả kẻ vô học như Xuân lẫn bọn có học như Văn Minh
đều sống bằng lừa bịp, ai giỏi lừa người đó thắng. Và cuộc sống của xã hội hiện
đại đồng nghĩa với sự tàn phá nhân cách , làm hỏng con người. Thiếu hẳn những
kẻ có tài năng cũng như có tấm lòng, tức cũng là thiếu hẳn những con người xứng
đáng để chúng ta kính trọng .
Như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, bức tranh mà Vũ Trọng Phụng vẽ
nên đó là sự phản ánh trung thực xã hội đương thời đồng thời có tính cách khái
quát một phần bản chất cuộc sống. Ở đó cuộc đời hiện ra như một thứ hội hoá
trang mà tác giả đã miêu tả.
“Thế nhưng liệu đã có thể nói đó là tất cả cái cuộc sống trên đường hiện đại
hoá được nói tới trong Số đỏ? Có phải xã hội đương thời chỉ có tàn lụi mục nát vô
phương cứu vãn hay thực ra nó đang vận động theo một phương hướng đầy triển


vọng và chính ngòi bút Vũ Trọng Phụng cũng đã tham gia vào việc ghi chép lại
cái quá trình đổi khác đó – một việc chắc chắn là chính ông cũng không ngờ
tới?”, Vương Trí Nhàn khẳng định.
Đặt xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX trong toàn bộ sự vận động chung
của lịch sử dân tộc, chúng ta thấy nó là một bước rẽ ngoặt mà nội dung căn bản là
hình thành nên một xã hội kiểu mới khác hẳn xã hội Việt Nam từ đó về trước.
Trong cả sử học lẫn các bộ môn khác của khoa học xã hội, trong đó có lịch sử
văn học, người ta thường gọi đó là quá trình hiện đại hoá. Nhưng sự thực xã hội
Việt Nam không hoàn toàn lố lăng, “Âu hóa” như những gì Vũ Trọng Phụng miêu
tả trong Số đỏ.
Hãy bắt đầu bằng một chi tiết nhỏ trong chương II của Số đỏ, cái đoạn tả
cảnh xảy ra tại một bóp cảnh sát khi một viên quản ngồi than thở sự đời với một

thầy cảnh sát dưới quyền, thầy min đơ:
-

Thầy có tiếc cái thời buổi ngày xưa, cách đây mười năm không?
Tiếc lắm! Mười năm trước đây, dân ta còn ngu.
Ngày nay dân ta văn minh mất rồi rõ thảm hại! Thầy phải biết là xưa kia, xã hội

tinh nhứng du côn với nặc nô, tinh những người bất lịch sự chỗ nào cũng phóng
uế,cũng đánh nhau. Hồi ấy có khi bốn người ngồi một xe! Họ chửi nhau hàng nửa
giờ, đánh nhau vỡ đầu, nhà cửa của họ thì rác rưởi, nước cống nước rãnh tung
toé, ngập lụt. Chó của họ cũng chạy ra ngoài đường nhông nhông… Xe đi đèo, hay
không đèn là nhan nhản. Bây giờ mọi sự đã thay đổi cả [7; 238]
Điều bất ngờ là ở chỗ đằng sau câu chuyện mà tác giả thuật lại để chế giễu
tự nó có một ý nghĩa khác. Không gì khác, cái thời buổi ngày xưa mà hai nhân vật
nói ở đây chính là xã hội Việt Nam trước hiện đại hoá,với một nếp sống phải nói là
lạc hậu và chẳng có gì là đáng ước ao, nếu không nói rằng đáng từ bỏ. Còn thay thế


×