Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đề tài đô thị trong văn xuôi đỗ phấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.73 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

PHAN THỊ MINH PHƢƠNG

ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG VĂN XUÔI ĐỖ PHẤN
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ TRÀ MY

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới cô TS. LÊ TRÀ MY, người đã dành nhiều thời gian và tâm
huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào Tạo, Phòng
Sau Đại học, Khoa Ngữ Văn, các giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2; Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội, Ban giám hiệu và các thầy cô giáo
trong tổ Ngữ Văn Trường THPT Mê Linh (Mê Linh - Hà Nội), đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã hết lòng động viên, khuyến khích tôi trong học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!


Xuân Hoà, ngày 25 tháng 06 năm 2016
Tác giả

Phan Thị Minh Phương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự trợ giúp cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong lụân văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Phan Thị Minh Phương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 10
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 10
6. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 11
7. Đóng góp của luận văn.......................................................................... 11
8. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 12
NỘI DUNG..................................................................................................... 15
Chƣơng 1: VĂN XUÔI ĐỖ PHẤN TRONG BỨC TRANH CHUNG CỦA
VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI VỀ ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ .................. 13
1.1. Khái niệm đô thị ................................................................................. 13

1.2. Đề tài đô thị trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đại ........................... 17
1.3. Đô thị - đề tài xuyên suốt trong văn xuôi Đỗ Phấn. ........................ 24
Chƣơng 2: CÁC PHƢƠNG DIỆN CHỦ YẾU CỦA ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ
TRONG VĂN XUÔI ĐỖ PHẤN.................................................................. 35
2.1. Lối sống và thói quen sinh hoạt của ngƣời dân đô thị .................... 35
2.1.1. Trang phục .................................................................................. 35
2.1.2. Ẩm thực ...................................................................................... 37
2.1.3. Giao tiếp ...................................................................................... 41
2.2. Đời sống nội tâm của con ngƣời đô thị ............................................. 44
2.2.1. Sự cô đơn của con người đô thị .................................................. 44
2.2.2. Dục vọng trong con người đô thị ................................................ 51
2.3. Mối quan hệ gia đình trong môi trƣờng đô thị ............................... 54


2.3.1. Sự nứt vỡ, tan rã mô hình gia đình truyền thống. ....................... 54
2.3.2. Sự phai nhạt niềm tin và ý thức về gia đình của một thế hệ ....... 57
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG VĂN
XUÔI ĐỖ PHẤN ........................................................................................... 61
3.1. Nghệ thuật trần thuật ........................................................................ 61
3.1.1. Ngôi kể và điểm nhìn .................................................................. 61
3.1.2. Giọng điệu................................................................................... 66
3.1.3. Ngôn ngữ .................................................................................... 69
3.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ....................................................... 72
3.2.1. Sự phân rã của cốt truyện ........................................................... 72
3.2.2. Kết cấu đa tầng ........................................................................... 76
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .......................................................... 80
3.3.1. Tiết chế đối thoại ........................................................................ 80
3.3.2. Độc thoại – Phân thân ................................................................. 82
3.3.3. Miêu tả nhân vật qua hành động ................................................. 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, đô thị hoá là xu thế tất yếu
của mọi quốc gia trên con đường phát triển, ở những mức độ khác nhau và
với những sắc thái khác nhau, làn sóng đô thị hoá lan rộng như là một quá
trình kinh tế, xã hội toàn thế giới - quá trình mở rộng thành phố, tập trung dân
cư, thay đổi các mối quan hệ xã hội; quá trình đẩy mạnh và đa dạng hoá
những chức năng phi nông nghiệp, mở rộng giao dịch, phát triển lối sống và
văn hoá đô thị.
Đô thị đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử nước ta (thời phong
kiến) và phát triển mạnh mẽ sau cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Sau 1986,
đất nước bước vào thời kỳ đổi mới với chính sách mở cửa, chú trọng phát
triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần nhằm tạo tiền đề cho sự phát
triển của chính trị - xã hội. Chính sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và phức
tạp này đã dẫn đến những biến đổi mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau
của xã hội - đặc biệt là quá trình đô thị hóa diễn ra ồ ạt, mạnh mẽ.
Quá trình đô thị hóa cùng với nền kinh tế thị trường giàu tính cạnh
tranh đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng cuộc sống của con người,
xây dựng cơ sở vật chất cho đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh, có phần
ồ ạt của các đô thị cũng gây ra nhiều hệ lụy đáng suy ngẫm.
Sự biến đổi về đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của con người
(đặc biệt là người dân đô thị) trong cơ chế kinh tế thị trường nhanh chóng trở
thành vấn đề nóng của văn học nghệ thuật. Có nhiều tác giả lựa chọn đề tài đô
thị để triển khai tác phẩm của mình. Họ lột tả con người với những cô đơn,
băn khoăn, vấp ngã, xót xa, đứt gãy, quay cuồng trong cơn lốc khủng hoảng
giá trị của xã hội hiện đại. Những giá trị cũ đã bị mai một, những giá trị mới

đang hình thành còn nhiều bất ổn, chông chênh.


2
Đỗ Phấn chính là một trong số đó. Với vốn sống, vốn văn hóa của một
thị dân lâu đời, ông trút hết băn khoăn, trăn trở của mình về sự biến đổi của
con người vào trang viết. Những vấn đề nổi cộm của đô thị nói riêng và cả đất
nước trong cuộc thay da đổi thịt nói chung được đưa vào hầu hết các tác phẩm
văn xuôi của mình.
Đỗ Phấn là người thực hiện cuộc chơi “tay ngang” sang văn học, sau
bao rụt rè và đắn đo mới cho xuất bản hàng loạt tản văn, truyện dài, truyện
ngắn, tiểu thuyết. Đỗ Phấn bỗng trở thành một gương mặt “trẻ” của làng văn
ở độ tuổi năm mươi. Dù mới xuất hiện nhưng những tác phẩm của ông nhanh
chóng được bạn đọc đón nhận, giới phê bình chú ý, quan tâm.
Đỗ Phấn là một “ca” đặc biệt trong làng văn Việt Nam đương đại. Xuất
thân là họa sĩ nhưng ông lại chọn văn chương như một điểm đến và có những
thành công được văn giới thừa nhận. Đề tài đô thị là đề tài chính trong văn
xuôi của ông. Vậy, đâu là cái mới, là đóng góp riêng của Đỗ Phấn so với
những nhà văn khác cùng quan tâm thể hiện đề tài này? Cho đến nay, đây còn
là vấn đề bỏ ngỏ cần được nghiên cứu. Chính từ những băn khoăn, trăn trở,
trải nghiệm và phản ứng của tác giả về vấn đề con người đô thị trong xã hội
hiện đại, tác giả mạnh dạn nghiên cứu: Đề tài đô thị trong văn xuôi Đỗ Phấn.
2. Lịch sử vấn đề
Những sáng tác của Đỗ Phấn ra mắt ồ ạt, nhanh chóng nhận được phản
hồi tích cực của bạn đọc. Đề tài đô thị xuyên suốt các tác phẩm của ông như
một mạch nguồn khơi mở cảm hứng sáng tạo. Nó được tái hiện qua bối cảnh
thủ đô nghìn năm tuổi, một đô thị tiêu biểu, đang trở thành kiểu mẫu cho hàng
ngàn đô thị khác mọc lên khắp cả nước. Những vấn đề ông nêu lên cũng
chính là băn khoăn của nhiều người Việt: Làm sao để gìn giữ văn hóa truyền
thống, hạnh phúc, niềm tin và văn minh ứng xử trước làn sóng thực dụng

nghiệt ngã của tiền bạc, danh vọng?


3
Niềm trăn trở của ông qua đề tài đô thị bắt đầu được bạn đọc và giới
phê bình ghi nhận qua từng tác phẩm. Tiểu thuyết Vắng mặt đã lọt vào vòng
chung khảo của Giải thưởng Bách Việt (2010). Gần đây, truyện dài Dằng dặc
triền sông mưa giành được giải văn xuôi 2014 của Hội nhà văn Hà Nội.
Nhà văn, nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến nói về đề tài đô thị trong văn
xuôi của Đỗ Phấn, cho rằng ông viết “rất hay”, đến mức người khác phải ghen tị.
Nhà báo Đỗ Quang Hạnh nhận ra đằng sau những đề tài đô thị của Đỗ
Phấn là “lời độc thoại - ân tình và độ lượng, thiết tha thương nhớ những cái
đẹp, cái lẽ phải của đời sống cứ đang tuột khỏi tay mỗi người. Bao nhiêu thứ
tốt đẹp cứ vội vã trở thành quá vãng và chỉ còn hiu hắt nhắc khẽ trong tâm
tưởng hoài niệm của tác giả” [33, tr.393].
Tháng 10/2011 Dương Tử Thành trong bài Gã thị dân lạc lõng giữa
“Rừng người” trên trang đã
nêu lên tính mới, tính thời sự trong tiểu thuyết Đỗ Phấn: “(...) Không phải
ngẫu nhiên mà văn Đỗ Phấn nhận được sự cộng hưởng từ phía những người trẻ.
Là bởi tính chất thời sự của vấn đề anh đặt ra, cách anh đào sâu vào những vấn
đề của xã hội đương đại... luôn bám sát đời sống đương đại (...) Có thể nói ít
người theo đuổi, tha thiết với đô thị, nhìn nhận các vấn đề của đô thị một cách
thấu triệt, mổ xẻ, tiên đoán, bắt bệnh cho nó nhiệt thành, cùng kiệt như Đỗ Phấn.
Ở các tiểu thuyết của anh, người ta thấy một đô thị đang vỡ ra, đang bị cày xới,
sục sạo trong cuộc chiến giữa bản thể và những lai tạp nhố nhăng”.
Trong bài Lưỡng lự và chiêm nghiệm (Văn nghệ, số 35 + 36 - 2011)
nhà nghiên cứu văn học Đoàn Ánh Dương đánh giá cao đề tài của Đỗ Phấn về
mảng đời sống đô thị hiện đại: “Trong mấy năm trở lại đây, từ hội họa chuyển
sang lĩnh vực văn chương, Đỗ Phấn đã nhanh chóng khẳng định được bút lực
của mình. Trong sáng tác của anh, đời sống đô thị hiện đại luôn hiện ra với

nhiều dáng vẻ, khiến người đọc khó mà không suy ngẫm về nó (…) văn Đỗ


4
Phấn sắc sảo đến chao chát trong việc lột tả hiện thực đời sống thị dân bát
nháo”. Cũng Đoàn Ánh Dương trong bài Đỗ Phấn giữa chúng ta, nêu lên
những cảm nhận và đánh giá của mình về tác phẩm Rừng người, cũng là một
cái nhìn chung những tác phẩm về đô thị của tác giả. Đoàn Ánh Dương phát
hiện ra lối diễn đạt của Đỗ Phấn ít ẩn dụ, màu mè song tinh tế, nhẹ nhàng như
cách người ta thưởng trà: “Sáng tác của Đỗ Phấn không nhằm bày ra cho
người đọc cấu trúc ngôn từ nghệ thuật, cũng không cao đàm khoát luận về giá
trị, tư tưởng, tự do, chân lý. Nó chỉ bày ra một sự thụ cảm cuộc sống một cách
có nghệ thuật” [31, tr.365]. Anh cũng nhận xét rằng: “Trong văn học Việt
Nam đương đại, có hai tác giả chuyên chú về điều này (thái độ thị dân - người
viết chú thích), là Nguyễn Việt Hà và Đỗ Phấn, đều từ các lĩnh vực khác
muộn mằn đến với văn chương, mỗi người một kiểu, mỗi cách và đều rất độc
đáo. Ở Nguyễn Việt Hà, nó đọng ở cấu trúc nghệ thuật ngôn từ và ở Đỗ Phấn,
nó lửng lơ ở ngoài cái cấu trúc ngôn từ nghệ thuật ấy. Cái giống nhau, có
chăng, cũng là một thói thường thị dân, ở sự quan tâm đến thưởng ngoạn, lại
là đàn bà và rượu” [31, tr.367].
Đoàn Ánh Dương nhận định: “Sẽ rất thú vị nếu đọc văn Đỗ Phấn trong
(trí tưởng) những không gian đô thị còn tranh chấp, nơi vừa như muốn níu giữ
một điều gì đó còn trong trẻo của xưa kia, vừa như phải vươn vào đời sống
danh lợi tục tằn hiện tại” [48]. Với những nhận xét sắc sảo, nhà nghiên cứu
văn học Đoàn Ánh Dương đã khái quát được những nét đặc trưng làm nên tên
tuổi Đỗ Phấn: “Đỗ Phấn giàu có hơn các nhà văn khác mẫn cảm nghệ thuật
mà hội họa đã trao tặng. Có mẫn cảm ấy, văn Đỗ Phấn như cánh diều gặp
được gió lớn để thăng hoa cảm xúc nghệ thuật”. Đoàn Ánh Dương đã giúp
độc giả có cái nhìn tổng quan về con người, sự nghiệp văn chương, cùng năng
lực riêng biệt và những đóng góp của nhà văn Đỗ Phấn với văn học nước nhà.

Nguyễn Việt Hà cũng dành sự quan tâm của mình đối với các tác phẩm


5
của Đỗ Phấn: “Bao trùm lên trên của tất cả những đô thị, những đàn bà,
những công chức là một tâm cảm xót xa được viết điêu luyện bằng chất văn
cố dìm đi day dứt” [35, tr.2].
Nhà văn Nguyễn Việt Hà đã nhận xét về sự “đẻ sòn sòn” của Đỗ Phấn
như sau: “tốc độ lao động chữ của Đỗ Phấn phải nói là phi thường. Bây giờ,
dường như tuần nào tôi cũng “gặp” Đỗ Phấn. Không phải qua những cuộc “bia
hơi phố cổ”, cũng không phải qua những bức tranh. Tôi gặp Đỗ Phấn qua những
bài tản văn nho nhỏ của ông trên nhiều tờ báo lớn. Đều đặn và cần mẫn, Đỗ Phấn
gieo vào lòng người đọc những tản văn rất “êm đềm” về một Hà Nội cũ, của
những Bia hơi vỉa hè, Leng keng tàu điện, Tiếng guốc rao đêm”.
“Sau gần chục năm rẽ tạt vào văn chương, Đỗ Phấn đã “thử” qua cả
truyện ngắn, tiểu thuyết lẫn tản văn. Tò mò hỏi, thứ nào “khó nhằn” nhất, gã
“cao bồi già” thành thực: Tản văn. Cái thứ tưởng như dễ nhất, vì nó ngắn, có
khi chỉ ba bốn trăm chữ, nhiều thì hơn nghìn chữ ấy hóa ra lại rất khó viết.
Vậy mà cứ hàng tuần đều đặn, Đỗ Phấn lại có những tác phẩm mới ra đời và
được đăng trên các tờ báo, tạp chí. Không phải là cách viết cho có bài để đăng
mà đó thực sự là những đứa con tinh thần của nhà văn. Đọc những tập tản văn
ấy ta thấy sự trau chuốt, tỉ mỉ của người nghệ sĩ trong việc lựa chọn ngôn từ,
hình ảnh. Mỗi câu, mỗi chữ là sự khổ công chắt lọc để làm sống lại cảnh sắc
và con người mảnh đất đô thị. Bởi thế, tản văn của Đỗ Phấn khiến người đọc
thích thú vì được ngụp lặn trong một thế giới đầy gió, hương hoa, sắc màu,
âm thanh chứ không phải căng mình trong con chữ lô xô.
Nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thống trong bài viết Nghĩ về tản văn của Đỗ
Phấn đã đưa ra nhận xét thấu đáo, cặn kẽ và công tâm nhất về văn và người
Đỗ Phấn: Nếu trưng bày tất cả những tác phẩm văn chương của Đỗ Phấn thì sẽ
thấy một bức tranh thật phong phú và chân thực về đô thị. Đô thị xưa và nay.

Qua những trang văn, anh đã rất thành công trong việc khắc họa một đô thị vừa


6
quen thuộc, gần gũi vừa có nét rất riêng trong cách nhìn của Đỗ Phấn”.
Đỗ Ngọc Thống còn chỉ ra những nét đắc sắc cụ thể trong tản văn của
Đỗ Phấn: “Với tôi, những bài tản văn - phiếm đàm của Đỗ Phấn thật đặc sắc.
Hàng trăm bài rất ngắn gọn, hầu hết là viết về đô thị; lướt qua tưởng vụn vặt,
nhỏ nhoi nhưng đó là những phác họa nhanh về đời sống đô thị - một đời sống
thực, hết sức chi tiết, gần gũi, không tô vẽ, không hư cấu tưởng tượng; thêm
vào đó là những nhận xét, những lời bàn khi thông minh, hóm hỉnh; lúc chua
chát, xót xa của chính người viết; buộc người đọc cũng phải bâng khuâng, day
dứt; phải bận tâm và nhìn lại chính mình”.
Hơn nữa, Đỗ Ngọc Thống còn cho độc giả thấy được mối liên hệ giữa
văn chương và con người qua tản văn của Đỗ Phấn: “Đọc tản văn của Đỗ
Phấn, tôi hình dung rất rõ hai con người trong anh. Một nghệ sĩ Đỗ Phấn yêu
đô thị da diết, đắm say và một công dân đô thị Đỗ Phấn luôn cau mày, buồn
bã, lắc đầu, bực dọc với những đổi thay đang làm cho vẻ đẹp đô thị héo úa,
tàn phai”.
Cái thứ tưởng chừng như vớ vẩn ấy lại khiến người ta tốn chữ vô cùng.
Nó thử thách con người ta một cách dữ dội. Mỗi lần viết một cái tản văn, nó
đòi hỏi người ta phải có tứ, nó lại đòi người ta phải có văn, nó thúc người ta
phải sớm hoàn thành để kịp… nộp bài. Còn khi viết tiểu thuyết hay truyện
dài, ông thoải mái hơn, thậm chí đang vẽ tranh có thể xoay qua viết luôn…
đoạn giữa của tiểu thuyết” [13].
Khẳng định những thành công của Đỗ Phấn ở phương diện đề tài đô
thị, Trần Nhã Thụy, trong bài Vừa nhớ vừa bịa, đăng cuối tác phẩm Vắng mặt
(Đỗ Phấn), Nxb Hội Nhà văn, 2010, viết: “Không còn hư thực, lẫn lộn nữa,
mà là vắng mặt. Con người soi gương và hốt hoảng không nhìn thấy khuôn
mặt mình. Nhưng sản phẩm không “nói triết”, tác giả cũng loại trừ một lối

viết ẩn dụ, hay huyền ảo, hay giễu cợt, hay luận đề… Tác giả chỉ tập trung


7
làm rõ những tính chất của sự thật bằng cách lấy hiện thực làm chất lửa, và
phổ lên đó cái giọng buồn, cái nụ cười thầm của mình”... Ngay từ Vắng mặt
tác phẩm đầu tay, người đọc đã thấy đề tài đô thị được tác giả dụng tâm thể
hiện tinh tế, công phu: “Và, về thành phố. Tiểu thuyết là tập hợp những bức
tranh thành phố, ở những giai đoạn khác nhau, ráp nối lại, để nhìn ngắm, soi
rọi, nhớ thương hay phẫn nộ. Thành phố. Giữa những ồn tạp tưởng chừng như
bất tận, giữa những “hội hè miên man”…thì chừng như vẫn muôn thuở buồn,
vẫn không thể cứu vãn những mất mát. Thành phố không còn kí ức” [29,
tr.361].
Ở bài Sống trong đô thị, viết về đô thị, nhà văn Nguyễn Xuân Thủy
nhận xét: “Có thể nói ít người theo đuổi, tha thiết với đô thị, nhìn nhận các
vấn đề của đô thị một cách thấu triệt, mổ xẻ, tiên đoán, bắt bệnh cho nó nhiệt
thành và tận cùng như Đỗ Phấn”. Ông còn thấy được hình ảnh “đô thị đang vỡ
ra, đang bị cày xới, sục sạo trong cuộc chiến giữa phát triển và hệ lụy, giữa
bản thể và những lai tạp nhố nhăng” trong văn chương của Đỗ Phấn. Ông ví
Đỗ Phấn như một kẻ “rỗi việc”, “ngồi nhặt nhạnh, ngẫm nghĩ và xót xa trước
những lỗ hổng của văn minh đô thị” [47].
Trong bài Cao bồi già ở phố không còn cổ, nhà phê bình Nguyễn Hoài
Nam đã phát hiện ra, Đỗ Phấn là một “tay chơi” ham “xê dịch”, khao khát đi
tới nhiều vùng đất để trải nghiệm và khám phá: “Máu giang hồ nổi lên là đi.
Đi ở trong nước đã đành, nhưng châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ ông cũng đi đủ cả.
Đi cốt để nhìn ngắm cho no mắt cái đẹp của thiên nhiên và con người nơi xứ
lạ và nhất là cái đẹp nghệ thuật đang được trưng bày trong các bảo tàng danh
tiếng trên thế giới”. Quan trọng hơn, Nguyễn Hoài Nam thấy được câu
chuyện “kể đi kể lại, miệt mài, đầy hứng thú” của Đỗ Phấn “là chuyện của
một dân phố lâu đời ở Hà Nội, người đã sống cùng Hà Nội trong những năm

tháng bom đạn giặc giã, sống cùng Hà Nội qua những ngày dài bao cấp khốn


8
khó…, và sống cùng Hà Nội ở chính cái thời này, cái thời xôi đỗ giữa cũ và
mới, chắc và xổi, trật tự và nhốn nháo, nền nếp và xô bồ, tử tế và mất dạy”.
Ông kể bằng một “kiểu hành văn tinh tế kỹ càng đến mức trau chuốt,
mà thờ ơ buông thả cũng đến mức trau chuốt”. Nguyễn Hoài Nam đã kết luận
rằng: “Đỗ Phấn quả đúng là đứa con dứt ruột của Hà Nội, là cao bồi già phố
cổ” [18].
Khi nói về nhà văn Đỗ Phấn, Nguyễn Hoài Nam chia sẻ thêm: “Ít có
tác giả nào khi sáng tác chất tự truyện lại thấm đẫm trong văn chương, trong
cả sự nghiệp sáng tác như Đỗ Phấn. Đọc văn của ông không chỉ đơn thuần là
đọc một cuốn sách, một cuốn tiểu thuyết mà đang đọc chính con người ông”.
Nằm trong khuôn khổ hoạt động của Hội sách Hà Nội năm 2014 với
chủ đề “Kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô (1945 - 2014)”, Ban tổ chức đã
mở một buổi giao lưu với họa sĩ - nhà văn Đỗ Phấn. Buổi giao lưu đã thu hút
được đông đảo giới nhà văn, nhà phê bình văn học và độc giả. Độc giả Vũ
Hưng Nam, chia sẻ: “Tôi đến đây từ rất sớm để được giao lưu với nhà văn Đỗ
Phấn. Từng đọc qua một số tác phẩm đã xuất bản, thấy rằng những tác phẩm
của ông ghi lại nhiều dấu ấn gắn với tuổi thơ của mình. Là người con sinh ra
và lớn lên ở Hà Nội, trước sự thay đổi chóng mặt của một đô thị hiện đại, khi
đọc văn của ông, tôi cảm nhận và tìm thấy chút gì đó trong tuổi thơ được lồng
ghép qua câu chuyện đời thường” [52].
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội nhìn
nhận, những trang viết của Đỗ Phấn ăm ắp chi tiết và phảng phất một nỗi
buồn: “Chúng vẽ nên một Hà Nội chênh vênh, “ẩm ương” giữa những nét
thanh lịch của quá khứ và vẻ xù xì, gồ ghề của một đô thị đang chuyển mình
liên tục hiện nay. Ở đó, tác giả trằn trọc, day dứt với ước vọng gợi lên, làm
sống dậy những giá trị truyền thống” [24].

Ngoài ra, có nhiều nhà nghiên cứu đã viết bài giới thiệu về tiểu thuyết


9
của tác giả Đỗ Phấn như Nguyễn Trương Quý, Phạm Ngọc Tiến, Đỗ Chu,
Nguyễn Chí Hoan, Lê Anh Hoài, Lê Minh Khuê, ...
Phải nói, Đỗ Phấn là một trong rất ít tác giả dành toàn bộ tâm huyết của
mình để thể hiện được những nhức nhối, âu lo cho đời sống của cư dân thị
thành. Ông viết khỏe, không ngừng sáng tạo, tìm một lối viết để truyền tải
tâm tư của mình, nhằm thức tỉnh ở bạn đọc một thái độ văn hóa.
Nói chung, các nhà nghiên cứu, phê bình đã chú ý đến đề tài đô thị
trong tác phẩm của Đỗ Phấn, cũng như cách viết nhẹ nhàng, nhẩn nha mà sâu
sắc của ông.
Tuy nhiên, những bài viết này mới ở mức độ giới thiệu, tìm hiểu chung,
hoặc chỉ đề cập đến một khía cạnh trong văn xuôi của Đỗ Phấn như: Luận văn
“Hiện thực đô thị trong tiểu thuyết Đỗ Phấn” của Trần Kim Dũng, “Đề tài đô
thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn” của Nguyễn Thị Hương, “Tản văn viết về
Hà Nội của Đỗ Phấn” của Trần Thị Nga hay khóa luận “Đặc điểm tản văn
Đỗ Phấn” của Phạm Thị Thảo... Vẫn chưa có một công trình nghiên cứu
chuyên biệt nào về đề tài đô thị trong văn xuôi Đỗ Phấn. Từ đó, tác giả mạnh
dạn chọn đề tài: Đề tài đô thị trong văn xuôi Đỗ Phấn.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là chỉ ra những phương diện, khía
cạnh của đề tài đô thị trong văn xuôi Đỗ Phấn, trong đó tập trung đi sâu vào
nội dung và nghệ thuật, hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên đề tài đô thị trong văn
xuôi Đỗ Phấn. Ngoài ra, tác giả muốn cùng bạn đọc thấy được sự hòa điệu
của hai con người nghệ sĩ trong nhà văn Đỗ phấn. Đây cũng là nét làm nên sự
khác biệt của ông so với các nhà văn khác. Từ đó, một phần nào giúp bạn đọc
có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về văn xuôi và những đóng góp của Đỗ
Phấn trong tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc.



10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm tìm hiểu:
- Văn xuôi Đỗ Phấn trong bức tranh chung của văn xuôi Việt Nam
đương đại về đề tài đô thị.
- Các phương diện chủ yếu của đề tài đô thị trong văn xuôi Đỗ Phấn.
- Nghệ thuật thể hiện đề tài đô thị trong văn xuôi Đỗ Phấn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đề tài đô thị trong văn xuôi Đỗ
Phấn. Cụ thể, tác giả sẽ khảo sát các tác phẩm văn xuôi của Đỗ Phấn để
nghiên cứu về: đề tài đô thị trong dòng chảy của văn xuôi đương đại, các
phương diện chủ yếu của đề tài đô thị và các nét đặc sắc về nghệ thuật thể
hiện đề tài đô thị.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
5.2.1. Tiểu thuyết của Đỗ Phấn
- Vắng mặt, (2010) Nxb Hội Nhà văn - Công ty Bách Việt.
- Rừng người, (2010) Nxb Phụ nữ.
- Chảy qua bóng tối, (2011) Nxb Trẻ.
- Gần như là sống, (2013) Nxb Trẻ.
- Ruồi là ruồi, (2014) Nxb Trẻ.
- Rụng xuống ngày hư ảo, (2015) Nxb Trẻ.
- Vết gió, (2016) Nxb Trẻ.
5.2.2. Các sáng tác khác của Đỗ Phấn
- Chuyện vãn trước gương (2005) (Tản văn), Nxb Hội Nhà văn.
- Kiến đi đằng kiến (2009, Tập truyện), Nxb Phụ nữ.
- Đêm tiền sử (2009, Tập truyện), Nxb Hội Nhà văn.
- Thác hoa (2010, Tập truyện), Nxb Quân đội nhân dân.



11
- Ông ngoại hay cười (2011, Tản văn), Nxb Lao động - Trung tâm Văn
hóa Ngôn ngữ Đông Tây.
- Dằng dặc triền sông mưa (2013, Tập truyện), Nxb Trẻ.
- Ngồi lê đôi mách với Hà Nội (2015, Tản văn), Nxb Trẻ.
- Ngẫm ngợi phố phường (2015, Tạp bút), Nxb Trẻ.
Trong quá trình triển khai đề tài, tác giả có so sánh, đối chiếu sáng tác
của Đỗ Phấn với sáng tác của các nhà văn khác (như Hồ Anh Thái, Nguyễn
Việt Hà, Đỗ Bích Thúy…) để thấy rõ hơn sự độc đáo trong cách thể hiện đề
tài đô thị trong văn xuôi Đỗ Phấn.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học.
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
7. Đóng góp của luận văn
- Luận văn đưa ra những nhận định về đề tài đô thị trong văn xuôi của
Đỗ Phấn.
- Góp phần làm sáng tỏ đề tài đô thị được quan tâm trong văn học Việt
Nam đương đại nói chung và đề tài mang tính chất nổi bật, xuyên suốt văn
xuôi của Đỗ Phấn nói riêng trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Đồng thời ghi nhận đóng góp mới về đề tài đô thị trong văn xuôi Đỗ Phấn nói
riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung.
- Luận văn cũng là một tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên
cứu tiếp theo về Đỗ Phấn.



12
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được
triển khai qua 3 chương:
Chƣơng 1. Văn xuôi Đỗ Phấn trong bức tranh chung của văn xuôi
Việt Nam đương đại về đề tài đô thị.
Chƣơng 2. Các phương diện chủ yếu của đề tài đô thị trong văn xuôi
Đỗ Phấn.
Chƣơng 3. Nghệ thuật thể hiện đề tài đô thị trong văn xuôi Đỗ Phấn.


13
NỘI DUNG
Chƣơng 1
VĂN XUÔI ĐỖ PHẤN TRONG BỨC TRANH CHUNG CỦA
VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI VỀ ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ
1.1. Khái niệm đô thị
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, “Đô thị là một không gian cư trú
của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong khu vực kinh tế phi
nông nghiệp” [39, tr.12]. Đô thị được hình thành khi nhu cầu sống của con
người ngày càng cao, những lao động nông nghiệp trước đây chuyển sang làm
tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Đô thị bao gồm thành phố, thị xã,
thị trấn… Cũng có thể hình dung đô thị là trung tâm kinh tế - chính trị - văn
hóa của mỗi địa phương, mỗi quốc gia, là khu vực hành chính với cơ sở hạ
tầng, kinh tế, văn hóa, phát triển, tập trung mật độ dân cư lớn.
Đô thị được hình thành trên thế giới cách đây hàng ngàn năm, bắt đầu
từ những thành phố cổ Jerusalem (Isarel) hay Athens (Hy Lạp)…
Ở Việt Nam, đô thị được hình thành sớm cùng với sự hình thành của
các quốc gia cổ đại như Văn Lang, Âu Lạc. Đến thời phong kiến, cùng với
Thăng Long, những Phố Hiến, Hội An lần lượt ra đời, không ngừng mở rộng

từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, các đô thị thời phong kiến chủ yếu là các trung
tâm chính trị, văn hóa hơn là trung tâm kinh tế.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, do chương trình khai thác
thuộc địa và chính sách chia để trị, mạng lưới đô thị tăng lên nhanh chóng.
Cùng với đó, lối sống thị dân phương Tây du nhập vào Việt Nam, tác động
mạnh mẽ đến đời sống vật chất, văn hóa của thị dân. Bộ mặt đô thị thời kỳ
này có nhiều khác biệt so với thời phong kiến.
Đặc biệt sau năm 1986, nhờ chính sách mở cửa, xây dựng nền kinh kế


14
thị trường nhiều thành phần của nhà nước, hệ thống đô thị ở Việt Nam phát
triển một cách toàn diện. Nhiều trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế lớn mọc
lên ở cả ba miền. Đặc biệt, do chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm,
tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh và có chiều hướng phức tạp. Dù
vậy, đô thị ở Việt Nam với xuất phát điểm từ nền kinh tế nông nghiệp lâu đời,
vẫn còn mang nhiều đặc tính của vùng kinh tế nông thôn, với tính chất của
phố làng, phố huyện.
Ở Việt Nam, theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm
2001 của Chính phủ Việt Nam về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị,
đô thị là khu dân cư tập trung có những đặc điểm sau: về cấp quản lý, đô thị là
thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
thành lập; về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau: là
trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: vùng liên tỉnh,
vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành
phố trực thuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện. Đối với
khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tối
thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của
dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch

xây dựng quy định cho từng loại đô thị, quy mô dân số ít nhất là 4000 người
và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2000 người/km².
Các nước phát triển (như tại châu Âu, Mĩ hay Úc) thường có mức độ đô
thị hóa cao (trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt
Nam hay Trung Quốc) (khoảng 35%). Tỷ lệ dân số đô thị ở nước ta gia tăng
dần theo thời gian. Năm 1990 cả nước mới có khoảng 500 đô thị, năm 2000
con số này là 649, năm 2003: 656, năm 2010: 755, trong đó có 02 đô thị đặc
biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Theo dự báo của Liên hợp quốc


15
đến năm 2050 Việt Nam sẽ có hơn 65,8 triệu dân sống ở các đô thị, với tỷ lệ
đô thị hóa là 59% [46].
Đặc biệt, sau khi Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp
(năm 2000), Luật Đất đai (năm 2003), Luật Đầu tư (năm 2005); Chính phủ
ban hành Nghị định về Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất (năm 1997)…
nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng
vọt, gắn theo đó là sự hình thành trên diện rộng, số lượng lớn, tốc độ nhanh
các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới và sự cải thiện đáng kể kết
cấu hạ tầng ở cả thành thị và nông thôn. Làn sóng đô thị hoá đã lan toả, lôi
cuốn, như thổi luồng sinh khí mới và tác động trực tiếp đến đời sống con
người Việt Nam.
Theo Giáo sư Đặng Vũ Khiêu, nhà triết học, nhà nghiên cứu văn hóa:
“Dưới chế độ phong kiến, giữa nông thôn và thành thị là một khoảng cách quá
xa. Thời gian gần đây, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước, chúng ta thấy nông thôn đang xích lại gần hơn với thành thị. Quá
trình đô thị hóa nông thôn đã biến nền sản xuất nông nghiệp độc canh trở
thành nền sản xuất hàng hóa đa ngành nghề. Lối sống thành phố du nhập vào
nông thôn rất nhanh, tác động lớn tới cuộc sống, phong tục tập quán thôn quê
Việt Nam và những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời”. Nếu như ở nông

thôn trước kia còn nhiều hủ tục, mê tín dị đoan thì nay đã bớt đi nhiều. Quá
trình đô thị hóa nông thôn đã đem lại rất nhiều thành tựu cho đất nước. Cái
được là rất lớn. Những gì tốt đẹp mà đời sống vật chất đem lại cho con người
đã nảy sinh dần dần trong nông thôn. Đời sống được nâng cao đã khiến cho
người ta xây dựng lại nhà cửa đẹp, khang trang hơn. Đường sá nông thôn
được trải nhựa, bê-tông sạch sẽ, đi lại thuận tiện. Người nông dân trước kia
chỉ quanh quẩn trong thôn làng, giờ mở rộng quan hệ ra bên ngoài. Tuy nhiên,
những nét đẹp truyền thống trong gia đình, họ hàng, làng xóm láng giềng


16
cũng có phần bị tổn hại; một bộ phận thanh niên ăn chơi, đua đòi; quan hệ con
cái với cha mẹ trong một số gia đình ngày càng xa dần; thế hệ trẻ tiếp thu
nhanh xu thế hiện đại, ngược lại với đa phần người cao tuổi cố giữ những giá
trị truyền thống, dẫn tới những mâu thuẫn mới.
Quá trình đô thị hóa có thể hiểu là một quá trình phát triển về dân số đô
thị, số lượng và quy mô đô thị cũng như về các điều kiện sống ở đô thị hoặc
theo kiểu đô thị. Trong quá trình đô thị hóa đều có sự phát triển về lượng và
chất ở các đô thị cũng như các điểm dân cư nông thôn (về cơ cấu kinh tế, cơ
cấu dân cư, cơ cấu tổ chức xã hội và không gian quy hoạch - kiến trúc, hình
thái xây dựng,...).
Quá trình đô thị hóa là quá trình chuyển dịch lao động từ hoạt động sơ
khai nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên như nông, lâm nghiệp, khai
khoáng trên diện tích rộng khắp toàn quốc sang những hoạt động tập trung
hơn như công nghiệp chế biến, sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải, sửa chữa,
dịch vụ thương mại, tài chính, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật,... Hay
nói cách khác là chuyển dịch từ hoạt động nông nghiệp phân tán sang hoạt
động phi nông nghiệp tập trung trên một số địa bàn thích hợp gọi là đô thị.
Đề tài đô thị ở đây, được hiểu là một phạm vi hiện thực được các tác
giả “nhận thức, lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm” [5, tr.116]. Họ trăn trở

với mái ngói, tường nâu, cao ốc chung cư, siêu thị, nhà máy và cung cách ứng
xử của con người phố thị. Qua đề tài này, các nhà văn Việt Nam đã thể hiện
được năng lực quan sát, phân tích và cách tiếp nhận hiện thực của mình. Đây
là những trải nghiệm không kém phần sâu sắc so với các đề tài khác trong văn
học. Nó khác với đề tài nông thôn được phản ánh trong văn học những năm
trước 1975 với sự lưỡng phân tốt - xấu khá rõ ràng, con người và không gian
đều bình lặng, giản dị, chất phác. Có chăng một vài bon chen, toan tính, cũng
chỉ là toan tính của người nông dân vương lại chút tư tưởng phong kiến.


17
Đứng trước quá trình đô thị hóa của đất nước, mỗi người có một cảm
xúc, thái độ, tư thế khác nhau. Người hồ hởi lao vào lòng đô thị để tìm kiếm
những cơ hội đang rộng mở. Người nhẹ nhàng lánh xa đô thị vì sợ cái xô bồ,
đông đúc, bụi bặm, bon chen. Đô thị là một lòng chảo dung chứa cả những
điều tốt đẹp và cả những thứ tù đọng, xấu xa…
1.2. Đề tài đô thị trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đại
Đề tài đô thị trong văn xuôi Việt Nam đương đại được thể hiện rất
phong phú, đó là bức tranh đa dạng của sự pha tạp nhiều mảng màu khác nhau
trong xã hội. Văn xuôi Việt Nam đương đại phản ánh đời sống hàng ngày với
các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan, đa sự, phức tạp đan dệt nên những mảng
nổi, mảng ngầm của cuộc sống. Đời sống đô thị là một hiện thực phong phú
lôi cuốn sự chú ý của nhiều nhà văn. Ở đó có vô vàn mối quan hệ chằng chịt
của con người dệt lên như những mảnh lưới bao trùm lên mỗi số phận trong
cuộc sống này. Họ vừa có cuộc sống chung, vừa có những góc khuất riêng.
Văn xuôi đã nhanh nhạy, nắm bắt được những vấn đề nóng bỏng của xã hội,
đề cập đến những vấn đề cá nhân, xoáy sâu vào đời sống thực tế, đời sống nội
tâm của con người, để thấy được khuôn hình hài rõ nét muôn mặt của đời
sống hiện đại. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục đề cao cái mới, ca ngợi những điều
tốt đẹp, nhà văn được phép viết nhiều hơn về những mặt trái của xã hội, được

khuyến khích viết chỉ ra những tiêu cực, những hạn chế đang dần dần xâm
chiếm vào đời sống con người.
Văn xuôi Việt Nam đương đại phải gánh trên vai mình một trọng trách
hết sức nặng nề. Đó là việc phản ánh những vấn đề bức bách của cuộc sống,
của con người và đề xuất các giải pháp. Trong quá trình đi tìm hướng đi đúng
đắn cho mình, văn xuôi phải luôn không ngừng đổi mới. Muốn như vậy các
nhà văn phải luôn không ngừng tìm tòi và khám phá, phải biết phê phán
những cái xấu, cái ác; tìm cách khắc phục những hạn chế để phù hợp với quá


18
trình đổi mới văn học, mang đến cho văn học luồng không khí mới mà trước
đây chưa tìm thấy. Tiếp xúc với nhân vật trong văn xuôi đương đại, ta càng
thấy rõ con người là tiểu vũ trụ khó nắm bắt vô cùng. Với nhiều cung bậc cảm
xúc, nhiều trạng thái tâm lí khác nhau, quan niệm nghệ thuật về con người đổi
mới đòi hỏi phải có cái nhìn, cái tả tận cảnh, lột tả được hết muôn mặt của đời
sống. Trong đó, cái xấu - cái tốt, cái cao cả - thấp hèn đan xen lẫn nhau, hòa lẫn
trong cùng một con người tạo nên những phát hiện mới mẻ trong nội dung văn
học thời kỳ này. Dưới cái nhìn qua lăng kính của nhà văn, con người được soi
chiếu từ nhiều góc độ và được mổ xẻ nhiều khía cạnh nhất trong tác phẩm.
Trong những năm đầu thế kỷ XX, kinh tế xã hội của đất nước có nhiều
bước phát triển mạnh mẽ, cuộc sống ở các đô thị trở nên sôi động và phức tạp
hơn. Lối sống, văn hóa đô thị theo nhà máy, xí nghiệp, khu vui chơi giải trí
tràn vào các miền quê. Những vấn đề xã hội của con người nảy sinh ngày một
nhiều. Sự biến đổi tâm lý của cư dân đô thị cũng ngày một lớn. Văn xuôi Việt
Nam đương đại dành khá nhiều trang viết để phản ánh hiện thực ở đô thị. Không
ít nhà văn quan ngại về sự tha hóa của con người trong vòng xoáy bạc tiền đô
thị, hay làm sao để gìn giữ văn hóa truyền thống của thị thành. Đề tài đô thị hẳn
sẽ là một đề tài được khai thác nhiều hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Từ những năm đầu thế kỉ XX, đã có rất nhiều tác phẩm văn xuôi đề cập

đến cuộc sống nơi đô thị. Đây là giai đoạn khuôn khổ của lễ giáo phong kiến
đã ngấm sâu vào văn hóa Việt, những tư tưởng, ảnh hưởng của lối sống
phương Tây cũng bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Nó tạo nên những tư tưởng
mới về quyền tự do, tình yêu và hạnh phúc của con người.
Trong giai đoạn này ta không thể không nhắc tới Tự Lực văn đoàn. Khi
nhóm Tự lực văn đoàn được thành lập, các tác giả tiếp nhận mạnh mẽ nền văn
minh đến từ phương Tây. Không chỉ viết về cuộc sống yên ả chốn thôn quê,
họ còn hướng ngòi bút đến các đô thị lớn. Nhân vật ở chốn phồn hoa này


19
phong phú, tiến bộ, mạnh mẽ và có cá tính hơn. Họ mạnh bạo thể hiện cái
“tôi” cá nhân cùng các quan điểm của mình. Các nhà văn Nhất Linh, Khái
Hưng, Hoàng Đạo đều đề cao những cô gái tân thời, những chàng trai tiến bộ
dám vượt qua mọi rào cản để xây dựng tình yêu. Tuy nhiên, trong tác phẩm
của họ cũng không bỏ qua mặt trái của đô thị hoa lệ. Đó là cuộc sống trụy lạc
với rượu cồn và thuốc phiện… Thạch Lam cũng viết về đô thị, nhưng thường
là những phố huyện nhỏ bé, còn tối tăm, nghèo nàn, làm con người quẩn
quanh, bế tắc.
Đề tài đô thị trong văn xuôi đầu thế kỷ XX, các nhà văn đã tập trung
miêu tả cuộc sống thành thị với cảm hứng phê phán những lối sống thực
dụng, buông thả, không lý tưởng, coi đồng tiền là trên hết, bất chấp luân
thường, đạo lý.
Mỗi nhà văn lại nhìn đô thị bằng những cảm quan riêng. Với nhà văn
Vũ Trọng Phụng, “tiểu thuyết là sự thực ở đời”, đô thị hiện lên hỗn tạp như
chính nó đang tồn tại. Thậm chí, ông có phần nhạy cảm hơn với sự giả tạo,
học đòi, lố lăng của những thị dân mới. Thêm vào đó là các tệ nạn nghiện hút,
cờ bạc, mại dâm… Các tác phẩm tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng đề cập đến đề
tài này như Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Làm đĩ, Cơm thầy cơm cô
(phóng sự), Số đỏ…

Con người trong văn xuôi thường xuất hiện với tư cách con người cộng
đồng, con người dân tộc. Đề tài đô thị cũng tập trung phản ánh chân dung
những công dân - chiến sĩ, những nhân vật thị dân hiện lên có phần ít thiện
cảm. Đôi mắt của Nam Cao khắc họa nhân vật trí thức tiểu tư sản - nhà văn
Hoàng, về nông thôn tản cư vẫn giữ những tư tưởng, nếp sống của người
thành thị. Vào thời điểm đó, lối sống đô thị trở nên lạc lõng và không phù hợp
với đời sống của quần chúng lao động.
Tác giả Nguyễn Huy Tưởng viết Sống mãi với thủ đô, trong đó thủ đô


20
Hà Nội được chọn làm bối cảnh cho các nhân vật với một hình ảnh anh dũng,
kiên cường. Không khí kháng chiến len lỏi vào từng ngõ phố. Hà Nội là địa
bàn cho Nguyễn Huy Tưởng dồn tất cả tâm huyết của mình.
Nguyễn Tuân viết Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi. Hà Nội hiện lên trong tập
ký của ông với hình ảnh hiên ngang và hào hoa, đi qua công cuộc kháng chiến
chống Mỹ anh hùng. Mảnh đất thủ đô được khắc họa như hương đất, hồn
người của dân Việt qua những đêm trăng, những nhành hoa, vườn quất.
Ngoài ra, có một bộ phận các nhà văn sáng tác trong miền Nam những
năm 1954 - 1975. “Lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống và chủ yếu hướng tới
hiện thực cuộc sống, tác phẩm văn xuôi giai đoạn này đã đáp ứng được khá
linh hoạt nhu cầu của người đọc tại các vùng đô thị” [52]. Các tác phẩm văn
xuôi giai đoạn sau 1954 “không chỉ giới hạn trong những đề tài “cổ điển” như
nói về cuộc sống của người thành thị, trí thức, tình cảm lãng mạn, phiêu lưu
hay nỗi nhọc nhằn, đói khổ của những người nghèo. Văn xuôi hướng đến tất
cả mọi vấn đề từ cao cả đến thấp hèn, hướng đến mọi đối tượng từ người lớn
đến trẻ em, từ giới trí thức đến người lao động,…” [52].
Đã đi qua thời kì chiến tranh bom đạn, thời kì hoà bình, đời sống được
nâng lên tầm cao mới, con người mới được thể hiện qua tác phẩm với nhiều
phương diện khác nhau. Con người ở đây hiện lên chân thực như nó vốn có,

không bị thần thánh hoá, lí tưởng hoá. Họ được đặt trong bầu không khí ngổn
ngang của hiện thực, sự xô bồ của thời buổi kinh tế thị trường, trước sự bon
chen, tranh giành quyền lợi của con người...
Văn xuôi đương đại với lăng kính đa chiều, dưới nhiều góc độ quan sát
khác nhau, tạo nên những mảng màu chân thực, sống động và đa dạng của
cuộc sống muôn mặt đời thường. Dưới ống kính soi chiếu này, con người
trong văn xuôi Việt Nam đương đại hiện lên rất phức tạp, là sự đan cài nhiều
tính cách khác nhau trong một con người.


×