Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Ứng dụng phần mềm vilis trong xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính tại thị trấn lương sơn – huyện lương sơn – tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THANH TÙNG

Tên đề tài:

"ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS TRONG XÂY DỰNG VÀ
QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TẠI THỊ TRẤN LƯƠNG SƠN
HUYỆN LƯƠNG SƠN – TỈNH HÒA BÌNH"

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Môi trường

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Lớp

: K42 – ĐCMT N02

Khóa học

: 2010 - 2014



Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Ngô Thị Hồng Gấm

Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố
và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được
sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài
nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực hiện đề
tài: “Ứng dụng phần mềm Vilis trong xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính
tại thị trấn Lương Sơn – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình”.
Thời gian thực tập tuy không dài nhưng đem lại cho em những kiến thức
bổ ích và những kinh nghiệm quý báu, đến nay em đã hoàn thành đề tài tốt
nghiệp của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong
khoa Quản lý Tài nguyên, người đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn chúng
em và đặc biệt là cô giáo Th.S. Ngô Thị Hồng Gấm , người đã trực tiếp hướng
dẫn em một cách tận tình và chu đáo trong suốt thời gian thực tập và hoàn
thành đề tài tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các bác, cô chú, anh chị đang công tác tại
phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ chỉ
bảo em hoàn thành bản báo cáo tốt nghiệp này.
Do thời gian có hạn, lại bước đầu mới làm quen với phương pháp mới
chắc chắn báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để đề tài này
được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 28 tháng 04 năm 2014
Sinh viên

Phạm Thanh Tùng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BTNMT
CMND
CSDL
ĐVHC
GCN
GCNQSD
GIS (Geographic Information System)
GPS (Global Positioning System)
HĐND
HSĐC
MĐSD

QSD
TCĐC
TT
TTCN
UBMTTQ
UBND

Giải thích
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Giấy chứng minh nhân dân

Cơ sở dữ liệu đất đai
Đơn vị hành chính
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hệ thống Thông tin địa lý
Hệ thống Định vị Toàn cầu
Hội đồng nhân dân
Hồ sơ địa chính
Mục đích sử dụng đất đai
Quyết định ban hành
Quyền sử dụng đất
Tổng cục địa chính
Thông tư ban hành
Ngành tiểu thủ công nghiệp
Ủy ban mặt trận tổ quốc
Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Bảng cơ cấu tình hính sử dụng đất ................................................. 22
Bảng 4.2: Hồ sơ địa chính thị trấn Lương Sơn năm 2013 .............................. 24
Bảng 4.3: Các lớp thông tin trên bản đồ số ..................................................... 25


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất thị trấn Lương Sơn - huyện Lương
Sơn - tỉnh Hòa Bình ....................................................................... 21
Hình 4.2. Menu chức năng và giao diện của Phần mềm Famis ...................... 25
Hình 4.3. Menu khởi động giao diện cửa sổ tự động sửa lỗi MRF Clean ...... 25
Hình 4.4. Menu khởi động chức năng tạo vùng (BUILD) .............................. 26

Hình 4.5. Bản đồ đã tạo vùng thành công ....................................................... 27
Hình 4.6. Cửa sổ nhập thông tin thuộc tính cho các thửa đất ......................... 27
Hình 4.7. Menu khởi động chức năng vẽ nhãn thửa ....................................... 28
Hình 4.8. Mã ĐVHC Thị trấn Lương Sơn ...................................................... 29
Hình 4.9. Bảng chọn xã (phường) ................................................................... 29
Hình 4.10. Menu khởi động giao diện chuyển đổi dữ liệu trên Famis sang ViLIS ...29
Hình 4.11. Dữ liệu bản đồ được nhập vào ViLIS ........................................... 30
Hình 4.12. Menu khởi động đăng ký sử dụng đất ........................................... 31
Hình 4.13. Cửa sổ nhập các thông tin vào đơn đăng ký ................................. 32
Hình 4.14. Hiển thị đơn xin cấp giấy chứng nhận QSD đất ........................... 33
Hình 4.15. Menu khởi động chức năng in đơn đăng ký cấp giấy ................... 34
Hình 4.16. Màn hình in đơn đăng ký sử dụng đất .......................................... 34
Hình 4.17. Menu khởi động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ........... 35
Hình 4.18. Cấp GCNQSD đất ......................................................................... 35
Hình 4.19. Sơ đồ thửa đất GCN ...................................................................... 36
Hình 4.20. Menu khởi động chức năng lập sổ địa chính ................................ 37
Hình 4.21. Màn hình tạo và in sổ địa chính .................................................... 38
Hình 4.22. Menu khởi động chức năng lập sổ mục kê đất ............................. 38
Hình 4.23. Màn hình tạo và in sổ mục kê đất ................................................. 39
Hình 4.24. Menu khởi động chức năng lập sổ cấp GCNQSD đất .................. 39
Hình 4.25. Tạo sổ cấp giấy chứng nhận .......................................................... 39
Hình 4.26. Menu khởi động chức năng lập sổ theo dõi biến động đất đai ..... 40
Hình 4.27. Menu khởi động chức năng in danh sách công khai ..................... 40
Hình 4.28. Cửa sổ in danh sách công khai ...................................................... 41
Hình 4.29. Menu khởi động chức năng thống kê kết quả cấp GCNQSD đất....... 41


Hình 4.30. Màn hình hiển thị kết quả cấp GCN ............................................. 42
Hình 4.31. Menu khởi động chức năng thống kê tổng hợp trên ViLIS .......... 42
Hình 4.32. Thống kê tổng hợp đất đai ............................................................ 42

Hình 4.33. Màn hình đăng nhập hệ thống ....................................................... 43
Hình 4.34. Menu chọn biến động hồ sơ bao gồm các kiểu biến động ............ 43
Hình 4.35. In nội dung biến động .................................................................. 44
Hình 4.36. Menu khởi động chức năng cấp lại GCN ..................................... 45
Hình 4.37. Menu khởi động giao diện chức năng thu hồi GCN ..................... 45
Hình 4.38. Menu khởi động giao diện chuyển MĐSD đất trên ViLIS ........... 46
Hình 4.39. Menu khởi động giao diện thay đổi thời hạn sử dụng đất trên ViLIS ...46
Hình 4.40. Tách thửa theo phương pháp thực tế ............................................. 47
Hình 4.41. Menu khởi động chức năng gộp thửa ........................................... 48
Hình 4.42. Gộp hai thửa thành một ................................................................. 48
Hình 4.43. Menu khởi động chức năng tra cứu lịch sử biến động trên ViLIS ......49
Hình 4.44. Menu khởi động chức năng quản lý biến động trên ViLIS .......... 49
Hình 4.45. Màn hình giao diện quản lý biến động trên ViLIS ....................... 49
Hình 4.46. Menu khởi động chức năng thống kê biến động đất đai ............... 50
Hình 4.47. Menu khởi động chức năng tra cứu thông tin theo thửa đất trên ViLIS ...50
Hình 4.48. Màn hình tra cứu theo thông tin thửa đất ...................................... 51
Hình 4.49. Menu khởi động chức năng tra cứu thông tin theo chủ sử ụng đất .. 51
Hình 4.50. Tìm kiếm thông tin theo chủ sử dụng đất ..................................... 52
Hình 4.51. Menu khởi động chức năng tra cứu tìm kiếm thông tin theo GCN
trên ViLIS ..................................................................................... 52
Hình 4.52. Tìm kiếm theo giấy chứng nhận ................................................... 53


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................. ..1
1.3. Yêu cầu của đề tài......... ............................................................................. 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3
2.1. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai ....................................................... 3

2.1.1. Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai ................................................. 3
2.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm có 13 nội dung ............ 3
2.2. Hồ sơ địa chính .......................................................................................... 4
2.2.1. Khái niệm về hồ sơ địa chính .................................................................. 4
2.2.2. Các loại tài liệu về hồ sơ địa chính ......................................................... 5
2.3. Tổng quan một số phần mềm liên quan khóa luận .................................... 5
2.3.1. Phần mềm Microstation SE..................................................................... 5
2.3.2. Phần mềm Famis ..................................................................................... 7
2.3.3. Phần mềm ViLIS ..................................................................................... 8
2.4. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ................. 9
2.4.1. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai trên thế giới ..... 9
2.4.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở Việt Nam ... 10
2.4.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở địa phương. 11
2.5. Đánh giá chung về tổng quan tài liệu ....................................................... 12
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....14
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 14
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 14
3.3. Nội dụng nghiên cứu ................................................................................ 14
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất tại thị trấn Lương Sơn
- huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình................................................................ 14
3.3.2. Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính bằng hệ thống phần mềm ViLIS tại
thị trấn Lương Sơn - huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình ................................ 14
3.3.3. Quản lý và khai thác hồ sơ địa chính bằng phần mềm ViLIS tại địa phương . 15
3.3.4. Nhận xét và đánh giá kết quả việc ứng dụng phần mềm ViLIS ........... 15


3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 15
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 15
3.4.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ................................................. 15
3.4.3. Phương pháp thành lập bản đồ bằng hệ thống phần mềm Microstation SE,

Famis và ViLIS ................................................................................................ 15
3.4.4. Phương pháp quản lý và khai thác hồ sơ địa chính............................... 16
3.4.5. Phương pháp chuyên gia ...................................................................... 16
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 17
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.......................................................... 17
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 17
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 19
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................ 20
4.1.4. Tình hình sử dụng và quản lý đất đai tại địa phương ........................... 21
4.2. Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính bằng hệ thống phần mềm ViLIS tại thị
trấn Lương Sơn - huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình ..................................... 23
4.2.1. Thu thập dữ liệu .................................................................................... 24
4.2.2. Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm Microstation SE ... 24
4.2.3. Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm Famis ................... 25
4.2.4. Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm ViLIS ................... 30
4.3. Quản lý và khai thác hồ sơ địa chính bằng phần mềm ViLIS tại địa phương .... 30
4.3.1. Đăng ký đất đai và lập hồ sơ địa chính ................................................. 31
4.3.2. Phục vụ đăng ký biến động và quản lý biến động ................................ 43
4.3.3. Tra cứu tìm kiếm thông tin.................................................................... 50
4.4. Nhận xét và đánh giá kết quả việc ứng dụng công nghệ phần mềm ViLIS... 53
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 55
5.1. Kết luận .................................................................................................... 55
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi
trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng… là yếu tố cấu thành lãnh thổ quốc gia.
Đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người.
Đất đai là có hạn trong khi dân số ngày càng tăng cùng với quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng đất cho các
mục đích ngày càng cao. Sự tăng trưởng về dân số, các loại hình sử dụng đất
làm cho công tác quản lý đất đai ngày càng phức tạp về tính chất và khối
lượng dữ liệu.
Từ nhu cầu thực tiễn hiện nay Đảng và Nhà nước ta có những chương
trình, chính sách để xây dựng hệ thống thông tin đất đai từ cấp trung ương
xuống địa phương để thuận tiện cho công tác quản lý hồ sở địa chính và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng cho các Tỉnh trong cả nước. Nhưng thực tế
công tác quản lý đất đai còn chưa đáp ứng được yêu cầu (về đo đạc bản đồ,
HSĐC, chuyển bản đồ địa chính (BĐĐC) về bản đồ số, xây dựng cơ sở dữ
liệu địa chính hoàn chỉnh . . .). Do đó, đòi hỏi cần phải xây dựng một hệ thống
quản lý thông tin đáp ứng đầy đủ những nhu cầu trên.
Để quản lý đất đai có hiệu quả thì hệ thống hồ sơ địa chính có một vai trò
hết sức quan trọng, vì đây là cơ sở pháp lý để thực hiện các công tác quản lý
Nhà nước về đất đai như:cấp giấy chứng nhận quyền sử dử dụng đất, đăng ký
biến động, quy hoạch sử dụng đất chi tiết,…
Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên đây,tôi tiến hành lựa chọn đề tài:
“Ứng dụng phần mềm Vilis trong xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính tại
thị trấn Lương Sơn – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình”.
1.2. Mục đích của đề tài
Thành lập cơ sở dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính bằng hệ thống
phần mềm Vilis theo quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ứng dụng
dựa trên chức năng của hệ thống phần mềm Vilis vào việc quản lý và khai
thác hồ sơ địa chính tại thị trấn Lương Sơn – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa



2

Bình, nhằm giúp cho công tác quản lý và khai thác thông tin hồ sơ địa chính
được thực hiện một cách nhanh chóng - chính xác.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của thị trấn Lương Sơn
- huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian theo đúng quy phạm thành lập bản
đồ địa chính theo Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Bản đồ địa chính phải đáp ứng các thông tin về lưu trữ, xử lý số liệu,
cung cấp thông tin và có thể trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác.
- Xây dựng thông tin thuộc tính theo quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và
Môi trường bằng hệ thống phần mềm ViLIS.
- Quản lý và khai thác dữ liệu hồ sơ địa chính bằng hệ thống phần mềm Vilis.
- Đưa ra các biện pháp mang tính khả thi cao.
`* Ý nghĩa trong học tập
Giúp sinh viên củng cố thêm kiến thức và tìm hiểu thực tế công tác quản
lý hồ sơ địa chính tại địa phương.
* Ý nghĩa trong thực tiễn
Trong quá trình tìm hiểu thực tế và nghiên cứu ứng dụng phần mềm
ViLIS tại địa phương giúp tạo ra một môi trường làm việc mới, hiện đại và
đồng bộ trong quản lý đất đai.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
2.1.1. Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai
Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân. Vì vậy,
không thể có bất kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản
chung thành tài sản riêng của mình được. Chỉ có Nhà nước, chủ thể duy nhất
đại diện hợp pháp của toàn dân mới có toàn quyền trong việc quyết định số
phận pháp lý của đất đai, thể hiện sự tập trung quyền lực và thống nhất của
Nhà nước trong quản lý chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Vấn đề này
được quy định tại Điều 18, Hiến pháp năm 1992 “ Nhà nước quản lý toàn bộ
quỹ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả”
và được cụ thể tại Điều 5, Luật Đất đai 2003 “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”, “Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối
với đất đai”, “Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi thông qua các
chính sách tài chính về đất đai”.
2.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm có 13 nội dung
Từ khi Luật đất đai thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản dân
sự đặc biệt(1993) thì quyền sở hữu đất đai thực chất cũng là quyền sở hữu
một loại tài sản dân sự đặc biệt. Vì vậy, khi nghiêm cứu về quan hệ đất đai, ta
thấy có các quyền năng của sở hữu nhà nước về đất đai bao gồm: quyền
chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai. Các quyền
năng này được được Nhà nước thực hiện trực tiếp bằng việc xác lập các chế
độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai. Nhà nước không trực tiếp thực hiện
quyền năng này mà thông qua hệ thống các cơ quan Nhà nước do Nhà nước
thành lập ra và thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy
định và theo sự giám sát của Nhà nước.
Hoạt động trên thực tế của các cơ quan Nhà nước nhằm bảo vệ và thực
hiện quyền sở hữu nhà nước về đất đai rất phong phú đa dạng, bao gồm 13
nội dung đã quy định ở Điều 6, Luật Đất đai 2003 như sau:( Nguyễn Khắc
Thái Sơn, 2007 ).



4

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính;
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất;
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất;
- Thống kê, kiểm kê đất đai;
- Quản lý tài chính về đất đai;
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản;
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Có thể thấy rằng với 13 nội dung này nhà nước đã tạo được cơ sở khoa
học, căn cứ pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất đai. 13 nội dung này
có mối quan hệ biện chứng với nhau luôn hỗ trợ bổ sung cho nhau, nhằm thiết
lập một cơ chế pháp lý chặt chẽ, thống nhất từ trung ương tới địa phương đảm
bảo cho việc sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, bền vững.

2.2. Hồ sơ địa chính
2.2.1. Khái niệm về hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính (HSĐC) bao gồm hệ thống tài liệu, bản đồ, sổ sách,
v.v... chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội,


5

pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính
đăng ký ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp GCNQSD đất.
2.2.2. Các loại tài liệu về hồ sơ địa chính
- Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý
có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
- Sổ địa chính: là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi
người sử dụng đất và các thông tin về sử dụng đất của người đó.
- Sổ mục kê: là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi
các thửa đất và các thông tin về thửa đất đó.
- Sổ theo dõi biến động đất đai: là sổ được lập để theo dõi các trường
hợp có thay đổi trong sử dụng đất bao gồm thay đổi kích thước và hình dạng
thửa đất, người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất,
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
2.3. Tổng quan một số phần mềm liên quan khóa luận
2.3.1. Phần mềm Microstation SE
Microstation là phần mềm trợ giúp thiết kết đồ họa (CAD). Đây là một
môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa
thể hiện các yếu tố bản đồ.
Các công cụ của Microstation được sử dụng và số hóa các đối tượng trên nền
ảnh bitmap(dữ liệu dạng Raster), sữa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.
Microstation còn cung cấp các công cụ nhập (Import) và xuất (Export) dữ liệu

đồ họa từ các phần mềm khác qua các File có định dạng như: *.DXF, *.DWG,…
Ngoài ra, Microstation còn là môi trường để chạy các phần mềm khác
như: IrasB, IrasC, I/Geovec, MRFClean,MRFFlag, MRFPloy và Famis...
* IrasB
- Khái niệm
IrasB là phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu dưới các ảnh đen trắng.
Mặc dù, dữ liệu của IrasB và Microstation được thể hiện trên cùng một
màn hình nhưng nó hoàn toàn độc lập với nhau như nghĩa là việc thay đổi dữ
liệu phần này không làm ảnh hưởng tới dữ liệu phần kia.


6

- Chức năng của IrasB
 Làm sạch và thay đổi dữ liệu Raster;
 Mở, cất, in nhiều loại ảnh nhị phần khác nhau;
 Chuyển đổi dữ liệu từ ảnh Raster sang Vector;
 Nắn ảnh về tọa độ định trước;
 Tạo file Raster.
Ngoài việc sử dụng IrasB để thể hiện các file ảnh bản đồ phục vụ cho
quá trình số hóa trên ảnh, công cụ Warp của IrasB được sử dụng để chuyển
đổi các file ảnh Raster(ảnh quét bản đồ) từ tọa độ hàng cột của các pixel về
tọa độ thực của bản đồ theo hệ tọa độ địa lý hoặc hệ tọa độ phẳng.
* Geovec
Geovec là một phần mềm chạy trên nền của MicroStation, cung cấp các
công cụ số hóa bán tự động các đối tượng trên nền ảnh đen trắng(binary) với
định dạng của Intergraph. Mỗi một đối tượng số hóa bằng Geovec phải được
định nghĩa trước các thông số đồ họa về màu sắc, lớp thông tin, khi đó đối
tượng này được gọi là một feature. Mỗi một feature có một tên gọi và mã số
riêng. Trong quá trình số hóa các đối tượng bản đồ, Geovec được dùng nhiều

trong việc số hóa các đối tượng dạng đường.
* MSFC
MSFC (MicroStation Feature Cllection) cho phép người dùng khai báo
và các đặc tính đồ họa cho các lớp thông tin khác nhau của bản đồ phụ vụ cho
quá trình số hóa, đặc biệt số hóa trong Geovec.
Ngoài ra, MSFC còn cung cấp một loạt các công cụ số hóa bản đồ trên
nền MicroStation. MSFC được dùng để:
+ Tạo bảng phần lớp và đĩnh nghĩa các thuộc tính đồ họa cho đối tượng;
+ Quản lý các đối tượng cho quá trình số hóa;
+ Lọc điểm và làm trơn đường với các đối tượng đường riêng lẻ;
+ Chuẩn hóa dữ liệu bản đồ theo quy định của ngành.
* MRFCLEAN
MRFCLEAN được viết bằng MDL (MicroStation Development
Language) và chạy trên nền của MicroStation. MRFClean dùng để tự động
sửa lỗi các đối tượng đồ họa trong các trường hợp sau:


7

+ Xóa những đường, những điểm trùng nhau;
+ Cắt đường trong trường hợp muốn tách một đường thành hai đường tại
điểm giao với đường khác;
+ Tự động loại các đường thừa nhỏ hơn tiêu chuẩn cho trước.
* MRFFLAG
MRFFLAG được thiết kế tương hợp với MRFCLean, dùng để tự động
hiển thị lên màn hình lần lượt các vị trí có lỗi mà MRFClean đã đánh dấu
trước đó và người sẽ sử dụng các công cụ của MicrStation để sửa.
* IPLOT
IPLOT gồm có Iplot Client và Iplot Server được thiết kế riêng cho việc
in ấn các tệp tin đồ họa(*.dgn) của MicroStation. Iplot Client nhận các yêu

cầu in trực tiếp tại các trạm làm việc, còn Iplot Server nhận các yêu cầu in qua
mạng. Do vậy. trên máy tính của bạn ít nhất phải cài đặt Iplot Client. Iplot cho
phép đặt các thông số in như lực nét, thứ tự in các đối tượng… thông qua tệp
tin điều khiển là pen-table.
2.3.2. Phần mềm Famis
Phần mề Famis là một phần mềm nằm trong Hệ thống phần mềm chuẩn
thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính.
Famis có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý
bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại
nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản
đồ kết hợp với CSDL Hồ sơ địa chính thành một CSDL địa chính thống nhất.
Phần mềm tuân theo các quy định của luật Đất đai 2003 hiện hành.
Famis tích hợp với phần mềm GCN 2006 là phần mềm phục vụ In Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, lập và quản lý Hồ sơ địa chính. Phần mềm
tuân theo các quy định của luật Đất đai 2003.
Phần mềm Famis có hai nhóm chức năng lớn:
- Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất:
 Quản lý khu đo;
 Đọc và tính toán tọa độ của số liệu trị đo;
 Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo;
 Công cụ tính toán;


8

 Xuất số liệu;
 Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ.
- Các chức năng làm việc với bản đồ địa chính:
 Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau;
 Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn;

 Tạo vùng tự động tính diện tích;
 Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ;
 Đăng ký sơ bộ (qui chủ sơ bộ);
 Thao tác trên bản đồ địa chính;
 Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất;
 Xử lý bản đồ;
 Liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ Địa chính.
2.3.3. Phần mềm ViLIS
Phần mềm ViLIS được xây dựng dựa trên nền tảng các thủ tục về kê khai
đăng ký, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại
thông tư 1990/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục địa chính
“Hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất”, Nghị định thi hành luật đất đai số 181/2004/NĐ-CP ngày
29 tháng 10 năm 2004 về việc thi hành luật đất đai, thông tư 08/2007/TTBTNMT ngày 2 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất
đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thông tư
09/2007/TT_BTNMT ngày 2 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn lập, chỉnh lý quản
lý hồ sơ địa chính và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành. Phần mềm
này là một trong số các Modules của Hệ thống thông tin đất đai (LIS) đang
được phát triển. Phần mềm được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình CSDL
Visual Basic 6.0, thao tác trên CSDL Access.
Phần mềm ViLIS phiên bản 1.0 là phiên bản ViLIS chạy trên các máy đơn
lẻ, thích hợp cho các đơn vị sử dụng cấp quận, huyện, phù hợp với trình độ của
các cán bộ quản lý đất đai. Phần mềm ViLIS thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất
đai bao gồm đăng ký đất đai, quản lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cung cấp thông tin, hỗ trợ việc lập, thẩm
định quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê


9


đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và bồi thường; cung cấp thông tin
phục vụ thanh tra đất đai; cung cấp thông tin đất đai.
Phần mềm gồm 02 Môdul làm việc: Hệ thống kê khai đăng ký và lập hồ
sơ địa chính; hệ thống đăng ký và quản lý biến động đất đai. Hai modul này
giúp thực hiện hai nội dung quản lý đất đai trọng tâm tại cấp xã, phường, thị
trấn vào thời điểm hiện tại. Hơn thế nữa đây lại là phiên bản được cung cấp
miễn phí cho người dùng nên rất phù hợp với điều kiện tài chính hạn hẹp của
các cấp xã, phường, thị trấn.
Vào ngày 14/02/2007 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra
quyết định số 221/QĐ-BTNMT về việc sử dụng thống nhất phần mềm hệ
thống thông tin đất đai ViLIS (Viet Nam Land Information System) tại các
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại các địa phương.
Phần mềm ViLIS được thiết kế đúng với các quy định trong Thông tư
09TT/BTNMT về việc hướng dẫn lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính và hệ
thống các văn bản pháp luật hiện hành. Điểm này làm cho ViLIS có khả năng
ứng dụng cao trong thực tế.
Phần mềm ViLIS kết hợp với Microstation và Famis cho phép xây dựng
và quản trị cơ sở dữ liệu địa chính số.
ViLIS có ưu điểm nổi trội hơn so với các phần mềm quản trị cơ sở dữ
liệu hiện nay tại Việt Nam ở điểm: ViLIS quản lý thống nhất dữ liệu bản đồ
và dữ liệu thuộc tính.
Phần mềm ViLIS không đòi hỏi máy tính phải có cấu hình cao, chỉ cần
một máy tính với cấu hình bình thường vào thời điểm hiện tại (hệ điều hành
Windows XP (Windows 7), Chip Pentium III, Ram 512, ổ cứng 10GB, máy
in khổ A3) là có thể cài đặt và sử dụng phần mềm ViLIS.
2.4. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai
2.4.1. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai trên
thế giới
Hiện nay công nghệ thông tin đã thực sự chiếm vị trí quan trọng trong
cuộc sống của con người, chúng ta đang sống và làm việc trong kỷ nguyên

của công nghệ thông tin, ngành công nghệ thông tin thực sự đã tiến hành một
cuộc cách mạng phát triển các ứng dụng trong mọi lĩnh vực. Mạng Internet đã


10

và đang được biết đến tại khắp mọi nơi trên thế giới. Cùng với sự phát triển
của công nghệ thông tin trong lĩnh vực Trắc địa - Bản đồ - Viễn thám cũng
diễn ra nhiều thay đổi, hầu hết các công nghệ cổ truyền đã và đang chuyển
sang công nghệ số, đặc biệt đối với ngành địa chính hiện nay các công nghệ
được ứng dụng mạnh đó là hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic
Information System) và hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning
System). Công nghệ GIS cho phép quản lý thông tin gắn liền với vị trí của
chúng trong thế giới thực và thông tin bản đồ được liên kết chặt chẽ với các
thông tin thuộc tính trong một môi trường thống nhất. Với các thông tin GIS,
chúng ta có thể xác định được mô hình hiện trạng của các đối tượng cần
nghiên cứu. Công nghệ GPS cho phép xác định tọa độ của các điểm trên mặt
đất với độ chính xác đến vài cm trong một khoảng thời gian ngắn.
Trên thế giới, công nghệ hiện đại đó đã được ứng dụng vào xây dựng các
loại bản đồ đối với tỉ lệ lớn, giúp cho việc nắm bắt các thông tin của một vùng
đất hết sức rõ ràng. Các thông tin trên có ưu thế trong công tác thu thập và
quản lý thông tin thuộc lĩnh vực địa chính góp phần lớn trong công việc quản
lý đất đai. Cơ sở dữ liệu trao đổi luôn sẵn sàng cho các quyền truy nhập thông
tin của người sử dụng bất kỳ nơi đâu không hạn chế không gian và thời gian.
Hiện nay, mạng thông tin viễn thông ngày càng phát triển với những đường
truyền tốc độ cao, tạo khả năng tự động xây dựng và theo dõi cũng như thể
hiện các đối tượng cần quan tâm ở mọi nơi, mọi lúc. Cung cấp các dữ liệu đến
người sử dụng và lưu trữ thông tin trên mô hình tổng hợp thống nhất.
2.4.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở Việt Nam
Ở Việt Nam từ 1987, tin học bắt đầu được ứng dụng vào lĩnh vực địa

chính cụ thể là trong đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Tại thời điểm ban đầu này, các phần mềm được viết
trong môi trường Foxpro, Foxbase, chủ yếu phục vụ cho công tác lập hồ sơ
địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mục tiêu ban đầu của
các nhà lập trình là xây dựng các phần mềm cho phép tạo dựng được cơ sở dữ
liệu thuộc tính về thửa đất, chủ sử dụng và hiện trạng sử dụng đất phục vụ cho
công tác quản lý đất đai, chủ sử dụng và hiện trạng sử dụng đất. Do vậy, các
phần mềm không đề cập đến cơ sở dữ liệu không gian. Đầu ra của các phần


11

mềm này là sổ địa chính, sổ mục kê đất, các biểu tổng hợp và in giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên máy in kim.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin trong ngành quản lý đất
đai trên trên thế giới. Ở Việt Nam từ những năm 1994 đến nay, việc ứng dụng
công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đồng bộ từ trung ương
xuống tới địa phương; trước hết xây dựng hệ thống dữ liệu không gian nền
địa chính các cấp hành chính và toàn quốc để cập nhập và chỉnh lý các dữ liệu
chuyên môn về hiện trạng sử dụng đất các cấp hành chính theo định kỳ kiểm
kê đất đai, cung cấp tài liệu cho các hoạt động điều tra cơ bản liên quan tới
đất đai; tạo cơ sở dữ liệu vùng, giá trị đất phục vụ công tác định giá, dự báo
biến động về giá đất; làm cơ sở dữ liệu phục vụ đăng ký giao dịch đất đai trực
tuyến. Xây dựng và hoàn thiện chính sách thương mại hóa thông tin đất đai
làm cơ sở thực hiện tự chủ tài chính đối với các cơ quan, đơn vị cung cấp
thông tin đất đai.
Đến nay, tất cả 100% các Sở Tài nguyên và Môi trường trên cả nước đã
có mạng cục bộ, hầu hết là đã kết nối Internet bằng ADSL hoặc Leased Line,
Wireless. Mạng cục bộ và các thiết bị mạng cơ bản đã được đầu tư, trang thiết
bị cho 62/63 Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. Tại các đơn vị

thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai hệ thống thư điện tử trong
công việc. 100% cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử và tỷ lệ số
người sử dụng thường xuyên đạt 80%. Trong lĩnh vực đất đai đã đạt 100% số
Sở Tài nguyên và Môi trường dùng phần mềm hệ thống cơ sở dữ liệu thống
kê đất đai có chức năng cập nhập, lưu giữ số liệu đồng thời cho phép tổng
hợp, kết xuất báo cáo bằng văn bản, giúp tổng hợp số liệu về đơn vị, cập nhật
số liệu biến động và trợ giúp thiết kế biểu mẫu, in báo cao. Có khoảng 20% số
Sở Tài nguyên và Môi trường dùng phần mềm Elis, 30% số sở dùng phần
mềm ViLIS xây dựng hồ sơ địa chính, hệ thống thông tin đất đai.
2.4.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở địa phương
* Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở
tỉnh Hòa Bình
Trong thời gian qua công tác quản lý đất đai tỉnh Hòa Bình đã được
chú trọng đầu tư và ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu và làm tốt công


12

tác quản lý đất đai. Việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý đã đạt
được những kết quả nhất định, các phần mềm ứng dụng trong quản lý đất
đai bao gồm các phần mềm như Microstation SE, Famis, AutoCAD,
Mapinfo, TK05 (Phần mềm thống kê, kiểm kê đất đai), Lendata (phần
mềm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) công nghệ tin học đã góp
phần thúc đẩy cho việc quản lý đất đai được thực hiện tốt hơn.
Tuy nhiên trên cả tỉnh hiện nay tình hình ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý đất đai còn chưa được ứng dụng đồng bộ ở các huyện
trong tỉnh, bản đồ địa chính số còn chưa được đo đạc xây dựng đồng bộ,
do vậy việc ứng dụng các phần mềm công nghệ trên chưa được áp dụng
hoàn toàn ở các huyện trong tỉnh. Việc đó đã gây khó khăn cho các địa
phương trong việc ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý đất đai, đặc

biệt là công tác quản lý hồ sơ địa chính.
* Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở
huyện Lương Sơn
Tình hình ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất đai tại
huyện Lương Sơn còn rất hạn hẹp. Hiện nay cả huyện có 19 xã và 01 thị trấn,
trong đó tất cả các xã đều đã được xây dựng bản đồ địa chính số cho nên việc
áp dụng phần mềm công nghệ thông tin là khá dễ dàng.
Trong công tác quản lý đất đai, ở địa phương đã ứng dụng các phần
mềm công nghệ phục vụ trong lĩnh vực quản lý đất đai như: Microstation
SE, AutoCAD hai bộ phần mềm chủ yếu sử dụng trong việc trích lục bản
đồ và quản lý bản đồ số trên máy tính, phần mềm TK05 dùng trong thống
kê đất đai và một số phần mềm khác như Word, Excel,… thông thường
dùng để hỗ trợ cho việc tính toán và gõ văn bản.
2.5. Đánh giá chung về tổng quan tài liệu
Phần tổng quan tài liệu của đề tài nói lên những cơ sở khoa học, Luật đất
đai 2003 đã chỉ rõ 13 nội dung trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nắm
được các loại sổ sách trong bộ hồ sơ địa chính bao gồm có 4 loại tài liệu chính:
Bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai, biết
được tính ứng dụng của các phần mềm liên quan đến đề tài như Microstation SE,
Famis, ViLIS và hiểu được cấu trúc, chức năng của từng phần mềm. Hiện nay


13

tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai trên thế giới cũng
như trong nước đã được ứng dụng rộng rãi, tại địa phương các phần mềm tin học
ứng dụng trong quản lý đất đai chưa được phổ cập và chưa được ứng dụng, hệ
thống hồ sơ địa chính vẫn chưa đầy đủ và không có tính cập nhật, chủ yếu quản
lý và lưu chữ hồ sơ trên giấy nên công tác quản lý đất đai tại Hòa Bình nói chung
và của huyện Lương Sơn nói riêng trong một thời gian dài từ trước đến nay gặp

rất nhiều khó khăn.


14

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là bản đồ
và sổ sách địa chính của thị trấn Lương Sơn - huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa
Bình thông qua việc quản lý bằng phần mềm ViLIS.
- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn thị trấn Lương Sơn- huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Sơn- tỉnh
Hòa Bình.
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 20 tháng 01 đến ngày 30 tháng 04 năm 2014.
3.3. Nội dụng nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất tại thị trấn Lương
Sơn - huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
- Địa hình địa mạo
- Khí hậu
- Các nguồn tài nguyên
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Dân số, lao động, việc làm
3.3.2. Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính bằng hệ thống phần mềm ViLIS
tại thị trấn Lương Sơn - huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình
- Thu thập dữ liệu

- Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm Microstation SE
- Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm Famis
- Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm ViLIS


15

3.3.3. Quản lý và khai thác hồ sơ địa chính bằng phần mềm ViLIS tại địa phương
3.3.3.1. Đăng ký đất đai và lập hồ sơ địa chính
- Kê khai đăng ký
- Hồ sơ địa chính
+ Cấp GCNQSD đất
+ In giấy chứng nhận
+ Lập bộ hồ sơ địa chính
+ In danh sách công khai
+ Kết quả cấp giấy chứng nhận
+ Thống kê tổng hợp
3.3.3.2. Phục vụ đăng ký biến động và quản lý biến động
* Biến động hồ sơ
* Biến động bản đồ
* Quản lý biến động
3.3.3.3. Tra cứu tìm kiếm thông tin
3.3.4. Nhận xét và đánh giá kết quả việc ứng dụng phần mềm ViLIS
- Ưu điểm
- Nhược điểm
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Lương Sơn.
- Thu thập các tài liệu về hồ sơ địa chính và các tài liệu có liên quan.
- Bản đồ địa chính và các loại bản đồ liên quan đến hồ sơ địa chính.

- Hồ sơ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ
theo dõi biến động đất đai.
3.4.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng các phần mềm tin học như
Word, Excel,...
3.4.3. Phương pháp thành lập bản đồ bằng hệ thống phần mềm Microstation
SE, Famis và ViLIS
- Sử dụng phần mềm Microstation SE để khởi động phần mềm Famis.


16

- Thực hiện dựa trên ba bộ phần mềm Microstation, Famis và ViLIS.
- Bản đồ địa chính số sẽ được hoàn thiện cơ sở dữ liệu thuộc tính bằng
phần mềm Famis.
- Hoàn chỉnh và chuyển đổi cơ sở dữ liệu địa chính sang ViLIS.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đầu ra bằng phần mềm ViLIS.
- Các dữ liệu thuộc tính sẽ được nhập thông qua bàn phím máy vi tính.
3.4.4. Phương pháp quản lý và khai thác hồ sơ địa chính
Sử dụng các công cụ và chức năng của phần mềm ViLIS để quản lý và
khai thác hồ sơ địa chính (Tra cứu, tìm kiếm,…).
3.4.5. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến đóng góp của những người am hiểu trong lĩnh vực ứng
dụng công nghệ phần mềm ViLIS trong quản lý đất đai và các phần mềm
chuyên ngành khác như Microstation SE, Famis,…


17


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Thị trấn Lương Sơn được thành lập năm 1965, là huyện lị huyện Lương
Sơn, cửa ngõ phía Đông của tỉnh Hòa Bình, là cầu nối giữa thủ đô Hà Nội và
miền Tây Bắc Việt Nam, nằm trên quốc lộ 6A và 12B.Với tổng diện tích tự
nhiên là 1.725,61 ha, cách Hà Nội 40 km về phía tây nam gần chuỗi đô thị
Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc thuộc thành phố Hà Nội, ranh giới thị trấn
được xác định:
+ Phía Bắc giáp xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội .
+ Phía Nam giáp xã Tân Vinh và xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn,
tỉnh Hòa Bình .
+ Phía Đông giáp Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà
Nội và xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
+ Phía Tây giáp xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
* Địa hình địa mạo
Thị trấn Lương Sơn là thị trấn thuộc huyện Lương Sơn có địa hình miền
núi thấp có độ cao trung bình 251m so với mặt nước biển, điều kiện giao
thông đi lại thuận tiện hơn các xã khác trong huyện.
Địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
* Khí hậu
Thị trấn Lương Sơn nằm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu mang tính
chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt; Mùa nóng mưa
nhiều từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3.
- Nhiệt độ không khí trung bình trong năm 230C, số giờ nắng trung bình
1642 giờ/năm.
- Lượng mưa bình quân từ 276 - 322mm/tháng.
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84,5% (trung bình cao là

97,7%; trung bình thấp là 46,4%).


×