CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đầm Dơi, ngày 05 tháng 3 năm 2015
- Tên sáng kiến: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NHẬN XÉT BẢNG SỐ LIỆU
TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA QUA MÔN ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT ĐẦM DƠI
- Họ và tên người báo cáo: Phạm Việt Hưng
- Đơn vị công tác: Trường THPT Đầm Dơi
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
Với mục tiêu: Áp dụng những phương pháp hiện đại để cung cấp và hình
thành cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề và phải
thường xuyên khơi dậy, rèn luyện và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, nghĩ
và làm việc một cách tự chủ… Năm học 2013 – 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực
hiện đổi mới trong kì thi tốt nghiệp từ 6 môn còn lại 4 môn thi trong đó 2 môn Văn,
Toán bắt buộc còn lại các môn Lí, Hóa, Sinh, Sử, Địa và Ngoại ngữ là môn tự chọn
nhằm giảm áp lực thi cử và phù hợp với định hướng thi Đại học của học sinh.
Trong năm học 2014 – 2015, Bộ Giáo dục tiếp tục đổi mới Kì thi Tốt nghiệp THPT
và tuyển sinh Đại học thành một kì thi gọi chung là kì thi THPT Quốc gia. Đây là
kì thi có tính chất vô cùng quan trọng đối với học sinh phổ thông, qua đó đánh giá
quá trình học tập trong một thời gian dài của các em học sinh, đánh dấu kết thúc
cho một giai đoạn phổ thông từ đó các em có thể tiếp tục học lên bậc Đại học, Cao
đẳng hay theo các ngành nghề. Để bảo đảm cho các em học sinh 12 có một kết quả
tốt, từng trường THPT đều dành một khoảng thời gian ôn tập nhằm cũng cố lại các
kiến thức trọng tâm cho học sinh lớp 12 chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp.
Đối với trường THPT Đầm Dơi: Thời gian ôn tập được xác định là một
khoảng thời gian rất quan trọng và vô cùng quí báu cho học sinh, nếu nhà trường tổ
chức tốt, có kế hoạch cụ thể, hợp lý, các em chăm chỉ ôn tập chắc chắn sẽ giúp các
em cũng cố, hệ thống hóa kiến thức tạo được sự tự tin, tâm lý vững vàng trước áp
lực thi cử, đó là điều kiện thuận lợi giúp các em vượt qua kì thi một cách nhẹ
nhàng, đạt hiệu quả cao.
Đối với môn Địa lí ở Trường THPT Đầm Dơi mục tiêu tìm con đường ngắn
nhất để học sinh có thể tiếp cận, làm chủ được kiến thức, tự tin trong kì thi tốt
nghiệp THPT là mục tiêu được đặt lên hàng đầu trong quá trình ôn thi. Để thực
hiện tốt mục tiêu giáo dục trên việc hình thành các kĩ năng khai thác tri thức qua
bản đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê, sơ đồ, lược đồ cho học sinh được chú trọng. Đặt
Trang 1
biệt, trong kì thi THPT Quốc gia năm học 2014 – 2015, với yêu cầu phân hóa trình
độ để vừa lấy điểm kì thi xét công nhận tốt nghiệp, vừa xét tuyển Đại học nên đề
thi trong năm học này gắn liền với các câu hỏi có dạng giống với đề thi Đại học các
năm học trước. Vì thế việc rèn luyện các kĩ năng nhận dạng đề, hình thành các kỹ
năng đặc biệt là kĩ năng nhận xét bảng số liệu được tôi quan tâm hơn hết bởi vì đây
là nội dung luôn xuất hiện trong các đề thi Quốc gia. đó chính là lí do tôi chọn đề
tài: “Rèn luyện kĩ năng nhận xét bảng số liệu trong kì thi THPT Quốc gia qua
môn Địa lí cho học sinh trường THPT Đầm Dơi”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm trao đổi với đồng nghiệp một số kinh nghiệm hình thành kĩ
năng nhận xét bảng số liệu trong đề thi THPT Quốc gia môn Địa lí (Trước đây là
trong các đề thi Tốt nghiệp THPT và Đại học) để được quý thầy cô và các bạn đồng
nghiệp góp ý, xây dựng.
Giúp học sinh khắc phục những sai sót trong quá trình nhận xét bảng số liệu,
hình thành kĩ năng, thực hiện bài nhận xét một cách khoa học, đầy đủ, chính xác.
Đáp ứng được khoảng 15 đến 20% số điểm theo yêu trong cấu trúc đề thi góp phần
đạt được kết quả cao nhất trong kì thi THPT Quốc gia.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Triển khai trong quá trình giảng dạy môn Địa lí lớp 12 ở
trường THPT Đầm Dơi.
- Về thời gian: Bắt đầu triển khai thực hiện từ năm học 2011 – 2012 đến nay.
- Về nội dung: Các bài tập thực hành trong chương trình địa lí THPT, các đề
thi tốt nghiệp THPT, các đề thi Đại học.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1 Cơ sở lý luận về nhận xét bảng số liệu:
Đối với bảng số liệu để rút ra nhận xét là dạng câu hỏi thực hành luôn xuất
hiện trong các đề thi tốt nghiệp THPT và Đại học và qua tìm hiểu thông tin từ Bộ
giáo dục, quý thầy cô trong bộ môn thì yêu cầu về bảng số liệu trong đề thi THPT
Quốc gia tiếp tục được duy trì. Về mặt hình thức có thể chia làm 2 cách yêu cầu:
- Dạng câu hỏi yêu cầu nhận xét bảng số liệu gắn với vẽ biểu đồ. Thông
thường, câu hỏi gồm 2 phần: vẽ biểu đồ, sau đó nhận xét từ số liệu và biểu đồ đã
vẽ.
- Dạng câu hỏi chỉ yêu cầu nhận xét bảng số liệu.
Trong quá trình nhận xét bảng số liệu cần chú ý những điểm sau:
Trang 2
- Đối với câu hỏi: Phải đọc kĩ câu hỏi để thấy yêu cầu và phạm vi nhận xét,
phân tích, phát hiện ra yêu cầu chủ đạo, tái hiện kiến thức cơ bản có liên quan đến
yêu cầu của bài.
- Đối với việc xử lí số liệu:
+ Phát hiện mối liên hệ giữa hàng loạt các số liệu, chú ý đến các giá trị tiêu
biểu (lớn nhất, nhỏ nhất) và nhất là những chỗ đột biến( tăng giảm đột ngột)
+ Không bỏ qua bất kì một số liệu nào trong bảng số liệu.
+ Nhận xét, phân tích khái quát trước rồi mới đến các thành phần cụ thể.
+ Luôn tìm cách đối chiếu so sánh cả 2 phương diện: số liệu tuyệt đối và số
liệu tương đối.
- Đối với việc đưa ra nhận xét:
+ Việc đưa ra nhận xét phải dựa trên yêu cầu của câu hỏi và kết quả xử lí số
liệu.
+ Các nhận xét phải sấp xếp theo trình tự nhất định từ khái quát đến cụ thể,
từ cao xuống thấp, từ phức tạp đến đơn giản.
+ Mỗi nhận xét phải có dẫn chứng cụ thể.
Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy để học sinh có được kĩ năng phân tích
bảng số liệu là vấn đề không hề đơn giản.
2. Thực trạng về kĩ năng nhận xét bảng số liệu của học sinh trường THPT
Đầm Dơi:
Khi kiểm tra thường ngày, kiểm tra định kì, chúng tôi thống nhất với nhau phải
yêu cầu các em làm việc với bảng số liệu nhưng kết quả đạt được là rất thấp, các
em nhận xét lung tung, thiếu logic, số liệu luôn dùng dưới dạng thô không biết cách
xử lí...
Ví dụ 1: Khi cho bảng số liệu: Cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta thời kì
1975 – 2005
Đơn vị: %
Năm
1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005
Cây CN hàng năm
54,9
54,2
56,1
45,2
44,3
34,9
34,5
Cây CN lâu năm
45,1
45,8
43,9
54,8
55.7
63.1
63.5
Bài nhận xét của học sinh: Cơ cấu diện tích cây từ năm 1975 – 1980: giảm từ
54,9% xuống còn 54,2%.
Từ năm 1980 – 1985: tăng từ 54,2% lên 56,1%....
Mặc dù đây là bảng số liệu cơ cấu, không thể nhận xét đơn thuần là tăng hay
giảm.
Trang 3
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu về diện tích trồng cà phê nước ta
Đơn vị: Nghìn ha
Năm
1975
1980
1985
1990
1996
Diện tích cà phê 19
22.5
44.7
119.3
254.2
Bài nhận xét của học sinh: Diện tích cà phê nước ta thời kì 1975 – 1996 tăng.
Từ năm 1975 – 1980 tăng từ 19 nghìn ha lên 22.5 nghìn ha.
Từ năm 1975 – 1985 tăng từ 22.5 nghìn ha lên 44.7 nghìn ha.
Các em trình bày như thế cho đến hết các giai đoạn trong bảng số liệu. Như
vậy, các em chỉ có điểm phần diện tích cà phê tăng mà lại mất nhiều thời gian.
Qua tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi nhận thấy một số mặt còn tồn tại sau :
+ Cấu trúc bài dài lại có quá nhiều bảng thống kê và số liệu, trong khi đó thời
lượng dành cho một tiết dạy chỉ có 45 phút, bài thực hành chưa nhiều chính vì vậy
mà giáo viên không có nhiều thời gian để hướng dẫn chặt chẽ và khoa học để các
em có thể định hình ra cách làm của mình.
+ Các em học sinh xem nhẹ môn học vì thế các bài tập về nhà các em chỉ làm
qua loa đối phó với giáo viên.
+ Giáo viên lúng túng trong việc hướng dẫn cho học sinh cách nhận xét bảng số
liệu vì nhận xét bảng số liệu từ trước giờ vẫn còn chưa có mẫu.
Chính vì vậy, trong qua trình giảng dạy chúng tôi xác định đây là một kĩ năng quan
trọng học sinh cần phải rèn luyện khi học môn Địa lí. Tôi đã cố gắng tìm ra những
cái chung nhất, đơn giản nhất hướng dẫn cho các em, có thể giúp các em tiếp cận
các dạng bảng số liệu và đạt kết quả cao hơn trong các kì thi, đặc biệt là kì thi
THPT Quốc gia năm học 2014 - 2015 này.
3. Một số kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng nhận xét bảng số liệu.
3.1. Bước 1: Chia bảng số liệu làm 4 dạng cơ bản: Giúp cho học sinh nhận
dạng được cấu trúc của bảng số liệu
* Dạng 1: So sánh đối tượng địa lí qua thời gian: Ví dụ như bảng số liệu
sau: Cho bảng số liệu về diện tích cà phê nước ta
Đơn vị: Nghìn ha
Năm
Diện tích cà phê
1975 1980
19.0 22.5
Trang 4
1985
44.7
1990 1996
119.3 254.2
*Dạng 2: So sánh giữa các thành phần: Ví dụ như bảng số liệu về giá trị sản
lượng công nghiệp giữa các vùng.
Đơn vị: %
Vùng
Năm 1999
Cả nước
100
Miền núi trung du phía Bắc
7.6
ĐB sông Hồng
18.6
Bắc Trung Bộ
3.3
Duyên hải Nam Trung Bộ
5.0
Tây Nguyên
0.6
Đông Nam Bộ
54.8
ĐB sông Cửu Long
10.1
*Dạng 3: So sánh giữa các thành phần và qua thời gian: Ví dụ như bảng số
liệu về cơ cấu cây công nghiệp nước ta.
Đơn vị: %
Năm
1975 1995 2000 2005
Cây CN hàng năm
54,9
44,3
34,9
34,5
Cây CN lâu năm
45,1
55.7
63.1
63.5
*Dạng 4: So sánh nhiều thành phần qua thời gian và tốc độ phát triển giữa
các thành phần. Ví dụ như bảng số liệu về Sản lượng than, dầu mỏ và điện của
nước ta thời kì 1990 - 2009
Thành phần
Đơn vị tính
1990
2000
2005
2009
Than sạch
Nghìn tấn
4580
11609 34093
43715
Dầu thô
Nghìn tấn
2700
16291 18519
16300
Điện
Tr.kwh
8800
26683 52078
80651
Trong 4 dạng trên, dạng số 3 và sô 4 là dạng thường xuyên xuất hiện trong
các đề thi Đại học những năm qua và trong kì thi THPT Quốc gia năm học 2014 2015 này theo tôi với yêu cầu về thời gian thi, phân hóa trong năng lực thì đề thi
môn Địa lí không có nhiều thay đổi so với đề thi Đại học những năm qua.
3.2. Bước 2: Hướng dẫn phân tích từng dạng bảng số liệu.
* Dạng 1: So sánh đối tượng Địa lí qua thời gian:
Cụ thể như bảng số liệu sau: Cho bảng số liệu về diện tích cà phê nước ta
Đơn vị: Nghìn ha
Năm
1975 1980 1985 1990 1996
Diện tích cà phê
19
22.5 44.7 119.3 254.2
Nhận xét sự thay đổi diện tích cây cà phê nước ta thời kì 1975 -1996.
- Tìm nhận xét chung cho bài nhận xét:
Các bước xử lí số liệu
Số liệu cụ thể
So sánh số liệu năm đầu và só liệu Năm cuối:1996 = 254.2
Trang 5
Rút ra nhận
xét
Diện tích cà
năm cuối cùng trong bảng số liệu:
Năm đầu: 1975 =19.0
phê nước ta
Lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu 1996 – 1975 =
thời kì 1975
năm đầu.
254.2 – 19.0 = 235.2 -1996 tăng
Nếu kết quả - (âm) => Giảm
(dương)
Nếu kết quả +(dương) => Tăng
So sánh từng cặp năm.
1975 – 1980: Tăng 3.5
Tăng liên tục
Nếu năm nào cũng tăng => Tăng liên 1980 – 1985: Tăng 22.2
tục.
1985 – 1990: Tăng 74.6
Nếu có năn tăng, năm giảm => Tăng 1990 – 1996: Tăng 143.9
không ổn định
So sánh trong cùng 1 khoảng thời 1975 – 1980 / 5 năm tăng Tăng không
gian.
3.2 nghìn ha.
đều giữa các
Nếu số liệu tăng lên bằng nhau => 1980 – 1985 / 5 năm tăng giai đoạn
Tăng đều
22.2 nghìn ha
Nếu tăng lên khác nhau => Tăng Cùng thời gian 5 năm số
không đều.
liệu tăng khác nhau
=> Từ 3 so sánh trên chúng ta bắt đầu ghép lại theo thứ tự câu hỏi: Nhận xét
cái gì? ở đâu? thời gian nào? Như thế nào? Và ta có nhận xét chung cho bài nhận
xét: Diện tích cà phê nước ta thời kì 1975 - 1996 tăng liên tục nhưng không đều
giửa các giai đoạn.
- Nhận xét cụ thể: là bước dùng các số liệu chứng minh cho nhận xét chung.
Các bước xử lí số liệu
Chứng minh cho nhận định
tăng. Tăng bao nhiêu, mấy lần,
bao nhiêu %?
Lấy số liệu năm cuối trừ năm
đầu= đơn vị chính nó.
Lấy số liệu năm cuối chia năm
đầu = số lần
Lấy năm đầu = 100% tính %
năm cuối trừ 100% = % tăng
lên.
Thường chúng ta ghép 2 cách 1
và 3 lại với nhau.
Tính tăng trung bình = Tổng số
tăng/ tổng số năm
Tìm giai đoạn tăng nhanh nhất,
Số liệu cụ thể
Năm cuối:1996 =
254.2
Năm đầu: 1975 =19.0
*1996 – 1975 =
254.2 – 19.0 = 235.2
nghìn ha.
*254.2/19 = 13.4 lần
*19 = 100% => 254.2
= 1337% - 100% =
1237%
Rút ra nhận xét
Diện tích cây cà phê
nước ta thời kì 1975 –
1996 tăng 235.2 nghìn
ha tăng 1237% so với
năm 1975.
Tăng TB: 235.2 / 21 Diện tích cà phê tăng
năm = 11.2 nghìn ha/ TB 11.2 nghìn ha/
năm
năm
Trang 6
giai đoạn tăng chậm nhất( đối 1975 – 1980: Tăng 3.5
với tăng liên tục), giai đoạn 1980 – 1985: Tăng
giảm (với tăng không ổn định)
22.2
1985 – 1990: Tăng
74.6
1990 – 1996: Tăng
143.9
Giai đoạn tăng nhanh
nhất: 1990 – 1996:
Tăng 143.9/ 6 năm
Giai đoạn tăng chậm
nhất: 1975 – 1980:
Tăng 3.5/ 5 năm.
Từ các bước xử lí số liệu trên ta sẽ có một bài nhận xét hoàn chỉnh như sau:
- Diện tích cà phê nước ta thời kì 1975 - 1996 tăng liên tục nhưng không đều giữa
các giai đoạn.
- Diện tích cây cà phê nước ta thời kì 1975 – 1996 tăng 235.2 nghìn ha tăng
1237% so với năm 1975.
- Diện tích cà phê tăng TB 11.2 nghìn ha/ năm
- Giai đoạn có diện tích cà phê tăng nhanh nhất: 1990 – 1996: Tăng 143.9/ 6 năm
- Giai đoạn có diện tích cà phê tăng chậm nhất: 1975 – 1980: Tăng 3.5/ 5 năm.
Tương tự khi ta gặp các bảng số liệu dạng tương tự chúng ta cứ làm lần lượt thứ
tự các bước trên. Bài nhận xét từ bảng số liệu trở nên đơn giản hơn.
Ta có thể thay bảng số liệu cây cà phê bằng bất kì một đối tượng địa lí nào có
cấu trúc tương tự.
Ví dụ 1: cho bảng số liệu về sản lượng lúa nước ta.
Đơn vị: Triệu tấn
Năm
Sản lượng lúa
1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 1999
16,00 17,00 19,22 21,59 23,52 26,39 29,14 31,39
Nhận xét tình hình gia tăng sản lượng lúa nước ta thời kì 1986 - 1999.
Nhận xét:
................................. nước ta thời kì ......................... tăng liên tục nhưng không đều
giữa các giai đoạn.
................................. nước ta thời kì ...................... tăng ............. nghìn ha
tăng ...........% so với năm ............
................................... tăng TB ..................../ năm
Giai đoạn có ......................tăng nhanh nhất: ...........................................năm.
Giai đoạn có ......................tăng chậm nhất: ........................................... năm.
Trang 7
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu về tổng giá trị xuất nhập khẩu nước ta.
Đơn vị: Triệu USD.
Năm
1988
1989
1990
1992
1995
1999
Tổng giá trị XNK
3795,1
4511,8
5156,4
5121,4
13604,3
23162,0
Nhận xét hoạt động xuất nhập khẩu nước ta thời kì trên.
Nhận xét:
................................. nước ta thời kì ......................... tăng không ổn định và không
đều giữa các giai đoạn.
................................. nước ta thời kì ...................... tăng ............. nghìn ha
tăng ...........% so với năm ............
................................... tăng TB ..................../ năm
Giai đoạn có ......................tăng nhanh nhất: ...........................................năm.
Giai đoạn có ......................giảm: ........................................... năm.
Lưu ý: Các dấu "………………………." Tùy thuộc vào nội dung từng bảng số
liệu chúng ta xử lí số liệu theo từng bước và điền vào như hướng dẫn.
*Dạng 2: So sánh giữa các thành phần:
Cụ thể cho bảng số liệu sau: Bảng số liệu về cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp
giữa các vùng.
Đơn vị: %
Vùng
Cả nước
Miền núi trung du phía Bắc
ĐB sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu Long
Trang 8
Năm 1999
100
7.6
18.6
3.3
5.0
0.6
54.8
10.1
Nhận xét về cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp giữa các vùng ở nước ta năm
1999.
- Tìm nhận xét chung: So sánh số liệu giữa các thành phần:
+ Nếu số liệu = nhau => Đều giữa các thành phần.
+ Nếu số liệu không bằng nhau => Không đều giữa các vùng.
Qua bảng số liệu trên ta rút ra nhận xét: Theo thứ tự như ở dạng 3.1.1. Nhận xét
cái gì? ở đâu ? thời gian nào? Như thế nào? Ta có nhận xét chung như sau: Cơ
cấu giá trị sản lượng công nghiệp nước ta năm 1999 không đều giữa các vùng.
- Nhận xét riêng. Chứng minh cho nhận định “không đều” của nhận xét chung.
Các bước xử lí số liệu
- Lấy thành phần cao
nhất so với thành phần
thấp nhất => gấp bao
nhiêu lần
- Sắp xếp trật tự các
thành phần từ lớn đến
bé nếu có nhiều thành
phần
Số liệu cụ thể
Rút ra nhận xét
Đông Nam Bộ / Vùng có cơ cấu giá trị sản lượng công
Tây
Nguyên nghiệp cao nhất nước ta ĐNB(54,8)
=(lần)
gấp vùng có giá trị sản lượng CN thấp
nhất Tây Nguyên
Đông Nam Bộ - Vùng có tỉ trọng giá trị công nghiệp
ĐBSH
- đứng thứ 2 ĐBSH (18.6%) đứng thứ 3
ĐBSCL
– ĐBSCL (10.1%)....... Vùng có tỉ trọng
MNTDPB
– công nghiệp thấp nhất là Tây
DHNTB – BTB Nguyên(0.6%)
– TN
Vậy bài nhận xét hoàn chỉnh của chúng ta:
- Cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp nước ta năm 1999 không đều giữa các
vùng.
- Vùng có cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất nước ta ĐNB(54,8) gấp
91 lần vùng có giá trị sản lượng CN thấp nhất Tây Nguyên.
- Vùng có tỉ trọng giá trị công nghiệp đứng thứ 2 ĐBSH (18.6%) đứng thứ 3
ĐBSCL (10.1%)....... Vùng có tỉ trọng công nghiệp thấp nhất là Tây Nguyên(0.6%)
Tương tự ta cũng có thể áp dụng phân tích các bảng số liệu có cấu trúc tương
tự.
*Dạng 3: So sánh giữa các thành phần qua thời gian. Cụ thể cho bảng số
liệu sau: Bảng số liệu về cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta.
Đơn vị: %
Năm
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005
Cây CN hàng năm
54,9
54,2
56,1
45,2
44,3
34,9
34,5
Cây CN lâu năm
45,1
45,8
43,9
54,8
55.7
63.1
63.5
Nhận xét sự thay đổi cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta thời kì 1975 –
2005.
Trang 9
- Tìm nhận xét chung
Các bước xử lí số liệu
So sánh số liệu giữa các thành
phần.
Nếu số liệu giữa các thành phần
bằng nhau => đều giữa các thành
phần
Nếu số liệu giữa các thành phần
khác nhau =>không đều giữa các
thành phần
So sánh số liệu từng thành phần
qua thời gian
Nếu trong từng thành phần có tăng
lên hoặc giãm đi => có thay đổi
Số liệu cụ thể
Ta có thể thấy tỉ
trọng diện tích cây
công nghiệp qua các
năm không bằng
nhau
Rút ra nhận xét
Cơ cấu diện tích cây
công nghiệp nước ta
thời kì 1975 – 2005
không đều
Tỉ lệ diện tích cây Cơ cấu diện tích cây
công nghiệp hàng công nghiệp nước ta
năm giảm 54.9 năm thời kì 1975 – 2005 có
1975 còn 34.5 năm sự thay đổi
2005
Chúng ta có được nhận xét chung: Cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta thời
kì 1975 – 2005 không đều giữa các thành phần và đang có sự thay đổi.
- Nhận xét cụ thể chứng minh cho nhận xét chung.
Các bước xử lí số liêu
Lấy số liệu giữa các
thành phần trong một
năm để chứng minh cho
không đều
Số liệu cụ thể
Năm 2005, tỉ lệ diện tích
cây công nghiệp lâu năm
cao hơn cây công nghiệp
hàng năm 29%
Rút ra nhận xét
Giai đoạn 1975 -1985 :tỉ
lệ diện tích cây công
nghiệp hàng năm lớn hơn
diện tích cây công nghiệp
lâu năm. Giai đoạn sau
Lấy số liệu các thành Tỉ lệ diện tích cây công 1985 – 2005 giảm tỉ trọng
phần qua thời gian để nghiệp hàng năm giảm.
chứng minh cho thay đổi Cây công nghiệp lâu năm
tăng
Vậy bài nhận xét hoàn chỉnh của chúng ta:
- Cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta thời kì 1975 – 2005 không đều giữa các
thành phần và đang có sự thay đổi.
- Giai đoạn 1975 -1985 :tỉ lệ diện tích cây công nghiệp hàng năm lớn hơn diện tích
cây công nghiệp lâu năm.Năm 1985 lớn hơn 12.2%
- Giai đoạn sau 1985 – 2005 giảm tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm tăng tỉ trong
cây công nghiệp lâu năm. Tỉ lệ diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng 1985 –
2005 là 19.6%
Trang 10
Như vậy, ta có thể áp dụng các bước nhận xét này cho các dạng có cấu
trúc bảng số liệu tương tự.
Ví dụ: : Cơ cấu tổng sản phẩm trng nước theo thành phần kinh tế.
Đơn vị %
Năm
1991 1992 1993 1994 1995 1996
Tổng số
100
100
100
100
100
100
Khu vực nông –lâm-thủy sản
40,5 33,9 29,9 28,7 28,4 27,2
Khu vực công nghiệp-xây dựng 23,8 27,3 28,9 29,6 29,9 30,7
Khu vực dịch vụ
35,7 38,8 41,2 41,7 41,7 42,1
Nhận xét:
………………………………….. nước ta thời kì …………………… không đều giữa
các thành phần và đang có sự thay đổi.
Giai đoạn …………….. :tỉ lệ ……………………….cao hơn …………………..Năm
………….. cao hơn ……%
Giai đoạn …………….. giảm tỉ trọng ………………….. tăng tỉ trọng
………………………... Tỉ ……………………… tăng ……………%
Lưu ý: Ở dạng 3 này trong quá trình nhận xét cần chú ý đến yêu cầu của đề.
Nếu bảng số liệu có đơn vị tuyệt đối thì cần chú ý xem đề có yêu cầu nhận xét về
quy mô hay không. Nếu có, nhận xét về quy mô chính là nhận xét về số liệu tổng
của các thành phần qua thời gian.
Ví dụ: Câu III trong đề thi Đại học năm 2013 – của Bộ Giáo dục .
Trong hướng dẫn chấm của Bộ Giáo dục thể hiện được đều này:
Trang 11
*Dạng 4: So sánh nhiều thành phần qua thời gian và tốc độ phát triển
giữa các thành phần.
Cụ thể như bảng số liệu sau: Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta thời kì
1990 - 2009
Thành phần
Than sạch
Dầu thô
Điện
Đơn vị tính
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Tr.kwh
1990
4580
2700
8800
1995
8350
7620
14665
2000
11609
16291
26683
2005
34093
18519
52078
2009
43715
16300
80651
- Tìm nhận xét chung cho bài nhận xét:
Các bước xử lí số liệu
So sánh số liệu năm đầu và số
liệu năm cuối cùng trong bảng
số liệu của từng thành phần:
Lấy số liệu năm cuối trừ cho
số liệu năm đầu.
Nếu kết quả - (âm) => Giảm
Nếu kết quả +(dương) =>
Tăng
So sánh về tốc độ giữa các
thành phần
(Do các thành phần có đơn vị
khác nhau nên chúng ta chỉ
được so sánh về tốc độ)
Số liệu cụ thể
Than: 43715 – 4580=
39135
Dầu:16300 –
2700=13600
Điện: 80651 – 8800=
71851
Rút ra nhận xét
Từ năm 1990 đến
2009
Than: Tăng
Dầu: Tăng
Điện: Tăng
=>Than, dầu ,
điện đều tăng.
Tính tốc độ: Cho năm đầu Tăng không đều
tiên bằng 100% tính năm giữa các thành
cuối cùng:
phần
Than: 954%
Dầu: 603%
Trang 12
Điện: 916%
=> Từ 2 so sánh trên chúng ta bắt đầu ghép lại theo thứ tự câu hỏi: Nhận xét
cái gì? ở đâu? thời gian nào? Như thế nào? Và ta có nhận xét chung cho bài nhận
xét: Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta thời kì 1990 – 2009 đều tăng,
nhưng tốc độ tăng không đều
- Nhận xét cụ thể: là bước dùng các số liệu chứng minh cho nhận xét chung.
Các bước xử lí số liệu
Chứng minh cho nhận định
tăng của từng thành phần. Tăng
bao nhiêu, mấy lần, bao nhiêu
%?
Lấy số liệu năm cuối trừ năm
đầu= đơn vị chính nó.
Lấy số liệu năm cuối chia năm
đầu = số lần
Lấy năm đầu = 100% tính %
năm cuối trừ 100% = % tăng
lên.
Thường chúng ta ghép 2 cách 1
và 3 lại với nhau.
Chứng minh cho tốc độ tăng
không đều:
So sánh số liệu % tăng thêm ở
năm cuối cùng so với năm đầu
tiên của từng thành phần
Số liệu cụ thể
Thành phần thứ nhất: Than
Năm cuối:2009= 43715
Năm đầu: 1990 =4580
*
43715
–
4580=
39135(Nghìn tấn)
Rút ra nhận xét
Trong đó:
- Sản lượng than
tăng
39135(Nghìn
tấn)gấp
9.5 lần so với
*43715/4580= 9.5 lần
năm 1990 hoặc
*4580 = 100% => 43715= tương
đương
954% - 100% = 854%
854% so với năm
Tương tự cho các thành 1990.
phần còn lại: dầu, điện.
Than: 954%
Dầu: 603%
Điện: 916%
Tốc độ tăng
không đều, trong
đó:
Than có tốc độ
tăng nhanh nhất:
954%, Điện có tố
độ tăng thứ 2:
916%.
Dầu có tốc độ
tăng chậm nhất:
603%
Từ các bước xử lí số liệu trên ta sẽ có một bài nhận xét hoàn chỉnh như sau:
- Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta thời kì 1990 – 2009 đều tăng
nhưng tốc độ tăng không đều.
- Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta thời kì 1990 – 2009 đều tăng,
trong đó:
Trang 13
+ Sản lượng than tăng 39135 (Nghìn tấn)gấp 9.5 lần so với năm 1990 hoặc
tương đương 854% so với năm 1990.
+ Sản lượng dầu mỏ tăng 13600 (nghìn tấn)…..
+ Sản lượng điện tăng 71851(Tr.kwh)…..
- Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta thời kì 1990 – 2009 có tốc độ
tăng không đều, trong đó:
+ Than có tốc độ tăng nhanh nhất: 954%, Điện có tố độ tăng thứ 2: 916%.
+ Dầu có tốc độ tăng chậm nhất: 603%
Tương tự khi ta gặp các bảng số liệu dạng tương tự chúng ta cứ làm lần lượt
thứ tự các bước trên. Bài nhận xét từ bảng số liệu trở nên đơn giản hơn.
Ví dụ: Đề thi Đại học năm 2012
Hướng dẫn của Bộ Giáo dục:
Trang 14
Ví dụ: Đề thi Đại học năm 2014
Hướng dẫn của Bộ Giáo dục:
Trang 15
III. TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG:
1. Tính mới:
Đề tài được áp dụng ôn tập cho học sinh lớp 12 trong kì thi THPT Quốc gia ở
trường THPT Đầm Dơi. Thông thường các sách tham khảo về rèn luyện kĩ năng
nhận xét bảng số liệu cho học sinh thường chỉ có hướng dẫn chung, không có
hướng dẫn cụ thể cho từng dạng, hoặc cho từng bài cụ thể rồi có bài làm mà không
có hướng dẫn như trong đề tài mà tôi trình bày trên đây.
2. Tính hiệu quả và khả thi.
*Tính hiệu quả: Kết quả triển khai đề tài những năm qua đã được sự công
nhận và đánh giá của quý thầy cô đồng nghiệp trong tổ bộ môn: Đặc biệt kết quả
giảng dạy môn Địa lí nhiều năm qua không ngừng tiến bộ, đặc biệt trong kết quả thi
Đại học trong nhà trường và lớp cá nhân tôi giảng dạy.
Năm
2012
2013
2014
Điểm trung bình môn Địa trong kì thi Đại học
Trường
Lớp dạy
4.8 điểm
5.3 điểm
5.1 điểm
5.9 điểm
5.3 điểm
6.3 điểm
Tuy nhiên, để có được kết quả trên phải kết hợp nhiều yếu tố như kiến thức,
kĩ năng trong đó có kĩ năng nhận xét bảng số liệu.
* Tính khả thi: Đề tài có thể được triển khai một cách một cách dễ dàng ở mọi
trường học đối với môn Địa lí, giáo viên chỉ cần nắm chắc các nội dung thì có thể
triển khai trong các bài dạy, các tiết ôn tập, các tiết thực hành trong chương trình.
Đồng thời, trong quá trình triển khai không cần sự hỗ trợ của cơ sở vật chất, không
phân biệt trình đô của học sinh.
3. Phạm vi áp dụng:
Những kinh nghiệm về nhận xét bảng số liệu được đồng nghiệp trong tổ chuyên
môn đánh giá cao và thống nhất áp dụng cho việc giảng dạy bộ môn trong toàn
Trang 16
trường. Đặc biệt áp dụng vào các tiết ôn tập cho lớp 12 chuẩn bị cho kì thi THPT
năm 2015 đạt hiệu quả cao nhất
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân về cách hướng dẫn học sinh nhận xét
bảng số liệu đối với môn học Địa lí. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một
vài điểm chưa phù hợp với thực tế một số bảng số liệu đặc biệt. Nhưng với kinh
nghiệm và khả năng tìm tòi học hỏi và đặc biệt đã được đúc kết được những kinh
nghiệm chung nhất trong hình thành kĩ năng nhận xét bảng số liệu nên tôi mạnh
dạn đề xuất những những kinh nghiêm của bản thân đã tổng kết qua những năm
tham gia công tác giảng dạy. Những kinh nghiệm về nhận xét bảng số liệu được
đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đánh giá cao và tiếp tục xin ý kiến quý thầy cô,
các bạn đồng nghiệp để đề tài tiếp tục hoàn thiện, để trong quá trình giảng dạy ngày
càng đạt hiệu quả cao hơn.
2. Kiến nghị:
Nhận xét bảng số liệu là một kĩ năng quan trọng trong kiểm tra đánh giá, đặc
biệt phù hợp với yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp
giảng dạy trong nhà trường hiện nay. Vì thế, bản thân tôi có một số kiến nghị sau:
- Đối với hội đồng bộ môn: Trong năm học 2011 – 2012 khi Bộ giáo dục bỏ
việc thực hiện chấm chéo giữa các tỉnh, khi chấm bài thi trong tỉnh bản thân tôi
nhận thấy còn nhiều học sinh chưa làm tốt phần bài thi về nhận xét bảng số liệu, đa
số các em chỉ lấy được ½ số điểm của bài nhận xét. Yêu cầu hội đồng bộ môn có kế
hoạch tập huấn cho anh em giáo viên về các kĩ năng Địa lí trong các đợt tập trung
học chuyên môn hè, trong đó có kĩ năng phân nhận xét bảng số liệu này.
- Đối với sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau: Trong đề thi học sinh giỏi lớp 12
vòng tỉnh cần tăng cường kiểm tra các kĩ năng Địa lí của học sinh, trong đó chú
trọng đến kĩ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu.
- Đối với Bộ GD: Trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia cần triển khai nhanh ma
trận đề, có thể xây dựng vài đề mẫu. Trong các đề cần tăng phần điểm kiểm tra kĩ
năng biểu đồ, bảng số liệu lên 50/50 như trước đây. Đồng thời trong đề thi học sinh
giỏi vòng quốc gia cũng cần phải kiểm tra kĩ làm việc với bảng số liệu của học
sinh. Trong nhiều năm qua chúng tôi nhận thấy trong các đề thi học sinh giỏi đã bỏ
quên các kĩ năng này.
KÍ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
Trang 17
Người báo cáo sáng kiến
Hiệu trưởng
Châu Văn Tuy
Phạm Việt Hưng
MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 01
1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................ 01
2. Mục đích nghiên cứu:....................................................................................... 02
3. Phạm vi nghiên cứu:......................................................................................... 02
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.................................................................................02
1. Cơ sở lý luận................................................................................................ 02
2. Thực trạng về kĩ năng phân tích bảng số liệu của học sinh.............................03
3. Một số kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng nhận xét bảng số liệu. .......................04
3.1. Bước 1: Chia bảng số liệu làm 3 dạng cơ bản: .........................................04
3.2. Bước 2: Hướng dẫn phân tích từng dạng bảng số liệu..............................05
* Dạng 1: So sánh đối tượng Địa lí qua thời gian............................................05
* Dạng 2: So sánh đối tượng Địa lí giữa các thành phần.................................08
* Dạng 3: So sánh đối tượng Địa lí giữa các thành phần qua thời gian. ........10
Trang 18
* Dạng 4: So sánh nhiều thành phần qua thời gian và tốc độ phát triển giữa
các thành phần........................................................................................................ 12
III. TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG............16
1. Tính mới.............................................................................................................16
2. Tính hiệu quả và khả thi.....................................................................................16
3. Phạm vi áp dung..................................................................................................17
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:........................................................................................................... 17
2. Kiến nghị:......................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thông (2003), Hướng dẫn cách làm bài thi tuyển sinh môn Địa lí, NXB Giáo
Dục.
2. Trần Tuyển và Ngô Tương Đại (2004), Khai thác tri thức Địa lí qua biểu đồ và
bảng thống kê số liệu, NXB Trẻ.
3. Nguyễn Viết Thịnh và Đỗ Thị Minh Đức (2002), Ôn tập môn Địa lí theo chủ
điểm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Đề thi đại học các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.
Trang 19