Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bất bình đẳng trong giáo dục và vấn đề kết quả học tập tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.63 KB, 4 trang )

Bất bình đẳng trong giáo dục và vấn đề kết quả học tập tại Việt
Nam
19-05-2008

Prof. Dr. Donald B. Holsinger
Brigham Young University, Hawaii, USA
Bài viết được lấy từ Hội thảo "Giáo dục so sánh lần 1: Phát triển giáo dục so sánh ở Việt Nam"
do Viện Nghiên cứu Giáo dục tổ chức năm 2007.
Có một câu hỏi dai dẳng trong việc nghiên cứu về tình trạng bất bình đẳng trong giáo dục gắn
liền với mối quan hệ của tình trạng bất bình đẳng và việc học tập của học sinh. Những nỗ lực
hao tiền tốn của trong việc phân phối bình đẳng cơ hội đến trường cho học sinh tiểu học, đã tác
động như thế nào, nếu có, đến việc học của học sinh khi chúng ta thực hiện việc đo lường kết
quả học tập này bằng những bài kiểm tra đã được tiêu chuẩn hóa?
Đây là một câu hỏi mãi đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng cơ bản là vì nguồn thông tin bị
hạn chế. Tư liệu về kết quả học tập, tất nhiên là chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" trong kỷ
nguyên của những mối bận tâm về xây dựng nguồn lực con người thông qua việc học tập ở nhà
trường. Vậy mà những công cụ đo lường tương tự về kết quả giáo dục (hay ngược lại, về sự bất
bình đẳng) không hề tồn tại ở hầu hết các nước, ít ra là không hề có ở cấp độ dưới quốc gia.[1]
Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu này dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Đây là một phân tích tương liên và vì vậy
cần lưu ý khi rút ra những quan hệ nhân quả. Hệ số Gini[2] trong giáo dục đặt cơ sở trên công
trình mà giáo sư Holsinger và một số sinh viên sau đại học Trường Đại học Brigham Young ở
Provo, Utah thực hiện. Công trình này đã được báo cáo ở nhiều nơi trên thế giới [3]. Điểm kiểm
tra trên cả nước dựa trên ví dụ tiêu biểu quốc gia của học sinh tiểu học Việt Nam mãi đến gần
đây vẫn chưa có. Có rất ít nếu không muốn nói là không ai làm những kiểm tra có nội dung đại
diện cho toàn bộ số dân trong độ tuổi đến trường như thế.
Đối với trường hợp của nhiều nước thì chỉ có một phần nhỏ trong số trẻ em ở độ tuổi đi học
được đến trường, dẫn đến một sự nghi hoặc đáng cân nhắc về ý nghĩa của việc so sánh giữa
một thước đo độ phân bổ phổ cập giáo dục dựa trên cả một nhóm tuổi và một đánh giá dựa trên
một tập hợp nhỏ trong nhóm tuổi.
Tại sao Việt Nam?


Đây là một đề tài xứng đáng được chú ý phân tích hơn nhiều so với thời gian ít ỏi dành cho nó.
Giờ đây chúng ta hướng sự chú ý đến Việt Nam bởi vì đất nước này tiêu biểu cho một cơ hội
ngoại lệ để khảo sát mối quan hệ giữa sự không bình đẳng trong giáo dục và thành tích học tập
của học sinh nói chung. Cơ hội này là kết quả của một công trình do Ngân hàng Thế giới tài trợ
thực hiện "Nghiên cứu Đánh giá kết quả học tập môn Văn và Toán (Tháng 12-2004) trình bày kết
quả điểm kiểm tra của học sinh lớp 5 với những mẫu đại diện đáng tin cậy có thể tiêu biểu cho
các trường tiểu học ở Việt Nam[4]. Dữ liệu thu được cho phép khái quát hóa ở cấp tỉnh/thành
phố. Trong cùng thời gian đó Holsinger xuất bản cuốn Hệ số Gini cho Việt Nam trong đó có kết
quả của 61 tỉnh thành trong cả nước (CER, etc.), qua đó mở ra một giai đoạn mới cho một cách
nhìn hiếm có đối với mối tương quan giữa hai đặc điểm khá độc lập với nhau của việc học tập
trong nhà trường. Giờ đây chúng ta đã có thể đưa ra những ước lượng sơ bộ về quy mô và
phương hướng ảnh hưởng có thể xảy ra giữa hai biến số này.
Ma trận tương liên dưới đây đại diện cho mối tương quan giữa một số đại lượng mà chúng ta
đang quan tâm. Chúng ta sẽ chú ý đặc biệt đến điểm chuẩn kết hợp giữa Văn và Toán, con số
này cho thấy một quan điểm ôn hòa đối với mối quan hệ mạnh mẽ và đáng chú ý của hệ số Gini


r=-.54. Có ít khả năng để có thể nghi ngờ về việc càng có nhiều bình đẳng hơn trong cơ hội giáo
dục ở một tỉnh/thành phố nào đó thì điểm trung bình kiểm tra kết quả học tập ở lớp 5 của học
sinh tỉnh đó sẽ càng cao trong kỳ thi hai môn Toán và Văn được hướng dẫn thực hiện rất cẩn
thận chu đáo này. Hệ số Gini trong giáo dục ở đây có hơi cao hơn so với mối liên hệ giữa Chỉ số
Phát triển Con người và việc thực hiện điểm kiểm tra này. (r=.4).
Biến số

Điểm kết
hợp

Chỉ số
Gini


Thứ hạng
của tỉnh
về HDI

Điểm
Toán

Điểm
Văn

Điểm chuẩn kết hợp giữa Văn
và Toán

1

-.54

-.46

1

.92

Hệ số Gini trong GD (điểm
không bình đẳng)

-.54

1


.40

-.54

-.62

Điểm của địa phương về chỉ số
phát triển con người

-.46

.40

1

-.46

-.48

Điểm chuẩn độc lập môn Toán

1

-.54

-.46

1

.92


Điểm chuẩn độc lập môn Văn

.92

-.62

-.48

.92

1

Ghi chú về quy tắc của các biến số: Chỉ số Gini trong Giáo dục được tính như sau: "0" là hoàn
toàn bình đẳng và "1" là "hết sức không bình đẳng" vậy điểm càng cao thì mức độ không bình
đẳng càng lớn. Điều này tạo ra một tương liên tiêu cực của .54 với điểm kết hợp điểm đánh giá
hai môn Văn và Toán. Có thể diễn giải là mức độ không bình đẳng càng cao trong phân phối cơ
hội giáo dục ở một địa phương thì kết quả học tập của học sinh nơi đó càng thấp. Mối liên hệ
này có mạnh hơn một chút ở môn Văn(-.62) so với môn Toán (-.54).
Mối liên hệ tương tự có thể được hình dung cụ thể trong bảng sau. Ở đây chúng ta chia các tỉnh
của Việt Nam ra thành 3 nhóm, mỗi nhóm được đại diện bằng một thanh trên hình vẽ. Thanh thứ
nhất đại diện cho 20 tỉnh có sự phân phối cơ hội đến trường bình đẳng nhất, thanh thứ hai là ở
mức trung bình, và thanh thứ ba là những tỉnh có mức bình đẳng thấp nhất. Trong mỗi thanh có
một cái khung nhỏ ghi điểm trung bình cộng của hai môn Văn và Toán của học sinh lớp 5 trong
cùng những tỉnh đó. Có thể thấy rất rõ mức độ không bình đẳng tăng thì điểm trung bình của học
sinh giảm. Kết quả không thể nào rõ ràng hơn được nữa! .
Những khả năng diễn giải khác.
Các nhà phê bình có thể nêu nghi vấn rằng mối quan hệ giữa mức độ không bình đẳng trong
giáo dục và kết quả học tập của học sinh là không xác thực. Một số học giả hoài nghi kết quả
nghiên cứu của chúng tôi đã cho rằng nguyên nhân đàng sau mối tương liên cao một cách đáng

kể này là bởi vì trong các tỉnh có mức phân phối giáo dục bình đẳng hơn về số năm đi học cũng
chính là những tỉnh có những điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn nhiều. Họ giữ quan điểm cho rằng
chính những điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn này chứ không phải là mức độ bình đẳng hay không
bình đẳng cao hơn đã tạo ra sự khác biệt trong kết quả học tập của học sinh. Đây là một giả thiết
có căn cứ và cần được khảo sát thận trọng.
Tuy vậy những nỗ lực ban đầu của chúng tôi
nhằm kiểm soát một số đại lượng đa dạng thuộc bối cảnh xã hội tích cực (được tóm tắt bằng Chỉ
số Phát triển Con người-HDI) không khẳng định mối nghi hoặc trên. Điều này có thể thấy rõ


trong bảng sau và trong hệ số tương liên từng phần giữa Chỉ số Gini trong Giáo dục và việc kiểm
soát điểm học tập kết hợp HDI r=-.44, vẫn rất đáng kể ở mức .001
Trong bảng sau, điểm kết hợp Văn và Toán của học sinh lớp 5 được biểu thị bằng cột bên phải,
mỗi hàng ngang đại diện cho một mức độ khác nhau của điểm Chỉ số Phát triển con người của
tỉnh. Hàng trên cùng là điểm của những tỉnh có chỉ số Phát triển Con người cao nhất. Chúng ta
làm thêm một bước bổ sung bằng cách chia các tỉnh có HDI cao nhất thành hai phần: hàng đầu
là những tỉnh có HDI cao nhất và mức độ bình đẳng trên trung bình, hàng bên cạnh là những
tỉnh cũng có HDI cao nhưng chỉ số Gini về mức độ công bằng thấp hơn.
Bảng sử dụng HDI như một biến số kiểm soát
HDI Level

Highest
Third

Middle
Third

Lowest
Third


Education Inequality
Index

5th Grade Combined
Achievement Mean

More equal

88.8

Less equal

76.6

More equal

83.5

Less equal

69.8

More equal

83.1

Less equal

63.5


Kết luận
Trong lúc những công trình sử dụng các phương pháp thống kê tiên tiến cần được thực hiện
nhiều hơn nữa, cuộc điều tra sơ bộ của chúng tôi về quan hệ giữa sự không bình đẳng trong
giáo dục và kết quả học tập của học sinh đã chứng tỏ niềm tin của chúng tôi là có sức thuyết
phục: tình trạng không bình đẳng là điều không tốt cho việc học tập của học sinh. Tại sao sự bất
bình đẳng ở một số tỉnh thành nhất định lại tạo ra kết quả điểm số thấp của học sinh ở tỉnh đó
chưa hằn là điều hiển nhiên đối với chúng tôi. Kết luận này cũng không bị phủ nhận khi tham
khảo kết quả đo lường của Chỉ số Phát triển Con người (HDI) trong một tương quan rộng hơn
của hạnh phúc.
Chú thích:
[1] Bất bình đẳng giáo dục nghĩa là mức độ khác nhau về số năm đi học giữa các nhóm khác
nhau trong dân số. Trong khi những ước lượng như vậy - được gọi là hệ số Gini- có ở cấp quốc
gia (cho cả nước) thì lại không hế có ở từng tỉnh. Việt Nam là một ngoại lệ.
[2] Chỉ số hay hệ số Gini là thước đo mức độ không bình đẳng trong giáo dục đối với một cộng
đồng dân số cụ thể. Giáo dục thường được xem như là số năm đi học chính thức trong nhà
trường do mỗi cá nhân trong một cộng đồng dân số nào đó đạt được. Nó là thước đo sự phân
phối thành quả giáo dục của một cộng đồng dân số. Hệ số Gini có thể được dùng như một chỉ
số cho phúc lợi xã hội, bổ sung cho mức bình quân một cộng đồng dân số đạt được về giáo dục,
sức khỏe, dinh dưỡng, thu nhập đầu người, và những chỉ số khác của phúc lợi xã hội. Có nhiều


phương pháp khác nhau để tính hệ số Gini nhưng kết quả thường là tương tự.
[3] 2005. Inequality in the Public Provision of Education: Why it Matters. Comparative Education
Review, 49 (3).
[4] Vietnam: Reading and Mathematics Assessment Study, three volumes, The World Bank,
August 2004
Cập nhật ( 21-05-2008 )

Trường Đại học sư phạm TPHCM, Viện nghiên cứu giáo dục


Bất bình đẳng trong giáo dục Mỹ
TTCN - Đầu tháng 12-2004 vừa qua, Chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế (PISA) thuộc Tổ chức Hợp
tác và phát triển kinh tế (OECD) đã công bố kết quả khảo sát chất lượng học sinh trong độ tuổi 15 theo bốn kỹ năng:
toán học, ngữ văn, khoa học và giải quyết vấn đề. Kết quả cho thấy học sinh Mỹ có kết quả rất thấp: hạng 28/41 về
toán, 18/41 về ngữ văn, 22/41 về khoa học và 29/41 về kỹ năng giải quyết vấn đề (PISA 2003, www.oecd.org ). Hằng
năm cứ gần đến ngày công bố các giải Nobel về khoa học, người ta lại thường tự hỏi không biết năm nay người Mỹ
sẽ lãnh bao nhiêu giải. Nhưng để có một cái nhìn toàn diện về nền giáo dục Mỹ, ta không thể chỉ nhìn vào những
danh hiệu ấy hoặc vào danh tiếng một số ít trong gần 4.000 trường ĐH của nước này, cũng như không thể lạc quan
về nền giáo dục của ta bằng cách nhìn vào số học sinh đoạt giải trong các kỳ thi quốc tế. Thực tế, nền giáo dục Mỹ
vẫn tồn tại nhiều vấn đề nan giải. Một trong những vấn đề lớn của nên giáo dục Mỹ đó là sự bất bình đẳng trong tiếp
cận các cơ hội giáo dục. Người da trắng luôn có nhiều cơ hội học tập hơn người da màu. Theo James Coleman, tình
trạng trên do học sinh da trắng ở Mỹ thường có môi trường giáo dục tốt hơn: trường có ngân quĩ lớn, lớp có học sinh
ít hơn, có nhiều phòng thí nghiệm hơn, thư viện lớn hơn và nhiều chương trình ngoại khóa hơn. Lưu ý là các trường
ĐH tư của Mỹ chiếm khoảng một nửa số trường nhưng chỉ chiếm khoảng 20% tổng số sinh viên mà thôi. Đa số sinh
viên trường tư chủ yếu là con cái của tầng lớp trên với người da trắng chiếm đa số. Bên cạnh trình độ học vấn thì tỉ lệ
bỏ học cũng là tiêu chí thể hiện sự bình đẳng trong giáo dục. Người da màu thường có thu nhập thấp nên con cái họ
khó có cơ hội theo đuổi việc học đến cùng do phải sớm gia nhập thị trường lao động. Do bỏ học sớm ở bậc trung học
và do học phí bậc CĐ-ĐH khá đắt nên tỉ lệ con em các gia đình có thu nhập thấp (đa số không phải da trắng) học CĐĐH cũng thấp hơn nhiều so với nhóm có thu nhập cao. Theo Cục Thống kê Mỹ, 53,8% gia đình có thu nhập từ
50.000 USD/năm trở lên đều có con theo học đại học, trong khi con số này chỉ là 15,4% đối với gia đình có thu nhập
dưới 10.000 USD/năm và khi học phí ĐH tăng thì khoảng cách này sẽ còn lớn hơn nữa. Tỉ lệ % bỏ học của học sinh
trung học Mỹ Năm Da trắng Da đen Gốc TBN&BĐN 1999 7,3 12,6 28,6 2000 6,9 13,1 27,8 2001 7,3 10,9 27,0
Nguồn: U.S. Dept. of Education, National Center for Education Statistics, Digest of Education Statistics 2002. Trình độ
học vấn của người Mỹ theo chủng tộc (%) Năm Trình độ Da trắng Da đen Gốc TBN&BĐN 2000 Trung hoc hoặc hơn
84,9 78,5 57,0 CĐ hoặc hơn 26,2 16,5 10,6 2001 Trung học hoặc hơn 84,8 78,8 56,8 CĐ hoặc hơn 26,6 15,7 11,1
2002 Trung học hoặc hơn 84,8 78,7 57,0 CĐ hoặc hơn 27,2 17,0 11,1 Nguồn: U.S Census Bureau, Statistical
Abstract of the United States: 2003 LÊ MINH TIẾN Việt Báo (Theo_Tuổi Trẻ )
-----------Xem thêm: Bất bình đẳng trong giáo dục Mỹ - Tin giao duc, />Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn




×