Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Báo cáo thực tập : Tìm hiểu thực tế công tác thanh thiếu niên tại Đoàn cơ sở xã Thạch Bình – TP. Hà Tĩnh – tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.32 KB, 49 trang )

Lời cảm ơn!
Tính đến thời điểm này đã gần hai năm em được học tập, hoạt động và rèn
luyện tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam – Cái nôi đào tạo, bồi dưỡng, cung
cấp đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội các cấp cho cả nước. Ngôi trường có bề dày lịch
sử 55 năm xây dựng và trưởng thành. Suốt 55 năm qua cả thầy và trò nhà trường đã
và đang thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ dành tặng Trường Thanh niên trung ương
– Tiền thân của Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam hiện nay: “Phải học tập tốt,
lao động tốt, cố gắng mãi, tiến bộ mãi.”. Dưới sự chỉ đạo, quản lý của Ban Giám
đốc Học viện, Phòng Đào tạo – Công tác chính trị, sinh viên và sự quan tâm giảng
dạy về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kĩ năng của các thầy cô giáo giảng viên
Khoa Công tác Thanh thiếu nhi mà nay là Khoa Công tác thanh niên và Khoa Công
tác Đội. Trải qua thời gian dài được các thầy cô giáo giảng viên Khoa Công tác
Thanh niên, Khoa Công tác Đội trang bị các kiến thức lý luận nền tảng cơ bản về tổ
chức và hoạt động của các tổ chức thanh thiếu niên Việt Nam và phong trào thanh
thiếu nhi Việt Nam cũng như các kĩ năng công tác thanh thiếu nhi trong thực tiễn,
đến nay chúng em đã hoàn thành đợt thực tập tại các cơ sở Đoàn ở các địa phương
nhằm bổ sung kiến thức thực tế về lý luận chính trị, công tác Đoàn, Hội, Đội và
phong trào thanh thiếu nhi cũng như tiếp tục hình thành và phát triển kĩ năng công
tác thanh thiếu nhi và nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội.
Với thời gian sáu tuần thực tập, tìm hiểu thực tế công tác thanh thiếu niên tại
Đoàn cơ sở xã Thạch Bình – TP. Hà Tĩnh – tỉnh Hà Tĩnh, nhờ sự quan tâm tạo điều
kiện giúp đỡ của các bác, các cô, các chú lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND,
UBMTTQ và các đoàn thể quần chúng xã Thạch Bình, Ban Giám đốc Học viện,
Phòng Đào tạo – Công tác chính trị, sinh viên và đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ
của các thầy cô giáo giảng viên Khoa Công tác Thanh niên, Khoa Công tác Đội,
cán bộ hướng dẫn Nguyễn Trường Giang – Đảng uỷ viên - Bí thư Đoàn xã Thạch
Bình đến nay em đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập tốt nghiệp. Nội dung bản báo
cáo được cụ thể hoá thành các phần chính:


Phần 1: Thông tin chung về địa bàn thực tập


Phần 2: Nội dung và kết quả thực tập
Phần 3: Những đề xuất, kiến nghị của bản thân
Để có được thành quả hôm nay, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo
điều kiện giúp đỡ của Ban Giám đốc Học viện, Phòng Đào tạo – Công tác chính trị,
sinh viên. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình về
chuyên môn của các thầy cô giáo giảng viên Khoa Công tác Thanh niên, Khoa
Công tác Đội mà trực tiếp là thầy Nguyễn Đồng Linh – Trưởng Khoa Công tác
Thanh niên. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bác, các chú lãnh đạo
Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ và các tổ chức đoàn thể quần chúng xã Thạch
Bình, anh Nguyễn Trường Giang – Đảng uỷ viên – Bí thư Đoàn xã Thạch Bình,
cán bộ hướng dẫn đang trực tiếp sinh hoạt, làm việc tại xã Thạch Bình đã tạo điều
kiện giúp em được tiếp cận, nghiên cứu và tìm hiểu đặc điểm tình hình, các hoạt
động kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn xã nói chung cũng như thực trạng thanh
thiếu nhi và công tác thanh thiếu niên ở địa phương nói riêng.
Mặc dù có nhiều cố gắng song do đây là đợt thực tập với nhiều nội dung mới
và khó, bên cạnh đó lại có liên quan đến hoạt động công tác Đoàn, Hội, Đội và
phong trào thanh thiếu nhi thực tế ở địa phương, phải tiếp xúc, làm việc với nhiều
đối tượng từ lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng và nhân
dân địa phương cũng như đối tượng đoàn viên, thanh thiếu niên với nhiều trình độ,
đặc điểm lứa tuổi, tâm sinh lý khác nhau nên không thể tránh khỏi thiếu sót cả về
nội dung lẫn hình thức trong quá trình thực tập cũng như trong việc hoàn thành nội
dung bản báo cáo. Kính mong Ban Giám đốc Học viện, Phòng Đào tạo – Công tác
chính trị, sinh viên; Khoa Công tác Thanh niên, Khoa Công tác Đội và các thầy cô
giáo giảng viên chỉ bảo, đóng góp ý kiến để giúp em hoàn thiện hơn nữa nhận thức
của bản thân cả trên lý luận cũng như thực tiễn trong công tác sau này.


DANH MỤC VIẾT TẮT
CĐ................................................................................................................Cao đẳng
ĐH...................................................................................................................Đại học

HĐND...........................................................................................Hội đồng nhân dân
KHKT.............................................................................................Khoa học kỹ thuật
LHPN...............................................................................................Liên hiệp phụ nữ
LHTN..........................................................................................Liên hiệp thanh niên
MTTQ...............................................................................................Mặt trận tổ quốc
TH..................................................................................................................Tiểu học
THCN................................................................................Trung học chuyên nghiệp
THCS.................................................................................................Trung học cơ sở
THPT..........................................................................................Trung học phổ thông
TNCS..........................................................................................Thanh niên cộng sản
TP...............................................................................................................Thành phố
UBMTTQ.............................................................................Uỷ ban Mặt trận tổ quốc
UBND...............................................................................................Uỷ ban nhân dân
VPPL..............................................................................................Vi phạm pháp luật
XKLĐ...........................................................................................Xuất khẩu lao động


PHẦN I: CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỊA BÀN THỰC TẬP.

I. Đặc điểm địa lý và tiềm năng của địa phương:
1. Đặc điểm địa lý địa phương:
Xã Thạch Bình là cửa ngõ phía Nam của thành phố Hà Tĩnh, nằm trên Quốc lộ
1A và tiếp giáp với các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên của tỉnh Hà Tĩnh. Trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945 xã là làng Phất Náo thuộc huyện Thạch Hà – tỉnh
Hà Tĩnh, từ năm 1945 đến năm 1953 thuộc xã Thăng Bình – huyện Thạch Hà. Sau
năm 1953 là xã Thạch Bình thuộc huyện Thạch Hà. Từ tháng 2 năm 2004, theo
Nghị định số 04/NĐ-CP của Chính phủ, xã được đưa về trực thuộc thị xã Hà Tĩnh
nay là thành phố Hà Tĩnh.
1.1. Vị trí địa lý:
Là một xã ngoại vi thành phố Hà Tĩnh, địa bàn xã có đường Quốc lộ 1A,

đường liên huyện và sông Phủ - tuyến đường thuỷ quan trọng của thành phố Hà
Tĩnh chảy qua. Xã có giới hạn:
- Phía Bắc giáp xã Tượng Sơn – huyện Thạch Hà và phường Đại Nài – TP. Hà
Tĩnh.
- Phía Nam giáp xã Cẩm Vĩnh – huyện Cẩm Xuyên.
- Phía Đông giáp xã Thạch Thắng – huyện Thạch Hà và xã Cẩm Bình – huyện Cẩm
Xuyên.
- Phía Tây giáp sông Phủ dài 4,3 km.
1.2. Địa hình:
Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 379,25 ha. Địa hình tương đối bằng phẳng,
độ cao trung bình so với mực nước biển là 1,5 đến 2,5 m. Loại đất chính ở đây là
đất cát pha, đất thịt nhẹ và trung bình.


1.3. Khí hậu, thuỷ văn:
Xã nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt. Mùa
hè từ tháng 4 đến tháng 9 thường có nắng nóng, gió Lào, nhiệt độ trung bình 22 0c
đến 360c, độ ẩm thấp, cuối mùa hè thường kèm theo mưa lớn, bão lụt. Mùa đông từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thường có mưa rét, gió mùa Đông Bắc, độ ẩm tương
đối cao, nhiệt độ trung bình từ 120c đến 220c.
Địa bàn xã có sông Phủ chảy qua dài 4,3 km là con sông lớn của TP. Hà Tĩnh,
việc tiêu thoát nước của xã phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn của sông Phủ. Mức độ
nhiễm phèn và nhiễm mặn khá lớn do đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng mùa
màng cũng như nguồn nước sinh hoạt của nhân dân trong xã.
1.4. Dân số:
Xã có quy mô dân số nhỏ, mật độ không cao. Tính đến cuối năm 2010 dân số
của xã là 2377 nhân khẩu với 656 hộ dân. Nhân dân trong xã chủ yếu sản xuất nông
nghiệp.
1.5. Tổ chức hành chính:
Xã có 8 thôn. Dưới đây là số hộ gia đình và số dân của 8 thôn, theo Bảng điều

tra quy hoạch Khu dân cư năm 2009 của UBND xã.
TT

Tên thôn

Số nhân khẩu

Số hộ

1

Bình Minh

391

104

2

Bình Lý

321

75

3

Bình Yên

313


79

4

Bình Nam

291

76

5

Bình Tây

282

77

6

Bình Đông

238

57

7

Bình Bắc


200

52


8

Thôn Mới
Tổng cộng

309

73

2345

594

2. Tiềm năng của địa phương:
Với lợi thế về đặc điểm địa hình, thuận lợi trong vị trí địa lý nên địa phương
có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá,…
- Vị trí đất canh tác tương đối thuận lợi, gần sông lại nằm ở ngoại vi thành phố Hà
Tĩnh, có trục đường Quốc lộ 1A đi qua dài 1,8 km, đường liên huyện chạy qua dài
2,34 km nên có thể xây dựng một cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, phong phú,
thuận tiện trong trao đổi hàng hoá, mua bán và cung cấp thực phẩm cho thành phố
Hà Tĩnh.
- Lực lượng lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động lớn. Đây là lực
lượng chủ yếu mang lại nguồn thu cho địa phương.
- Nhân dân có truyền thống tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến

bộ; cần cù lao động, chăm chỉ làm ăn, có ý chí khát vọng làm giàu, xây dựng quê
hương và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương trong
đường lối phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Bên cạnh đó xã là địa phương có truyền thống văn hoá tốt đẹp và truyền thống
anh hùng trong chiến đấu “Xe chưa qua, nhà không tiếc”. Những truyền thống tốt
đẹp đó góp phần quan trọng vun đắp, xây dựng nên nhân cách cho mỗi người dân
địa phương nói chung và thế hệ trẻ nói riêng.

II. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của địa phương:
1. Tình hình chính trị:


Hệ thống chính trị của xã bao gồm Đảng bộ xã, chính quyền và các tổ chức
đoàn thể quần chúng như: MTTQ, Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân,
Hội Cựu chiến binh, Công đoàn,… Trong những năm qua, Thạch Bình là một địa
phương ổn định về chính trị, nhân dân trong xã chấp hành nghiêm chỉnh các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như quy định
của địa phương.
Hệ thống chính trị địa phương hoạt động có hiệu quả từ xã đến tận các thôn
xóm. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước
được tuyên truyền rộng rãi đến mỗi người dân. Theo Báo cáo của Ban Chấp hành
Đảng bộ xã khoá XVII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ
2010 – 2015. Nhìn chung trong 5 năm từ 2005 – 2010, tình hình tư tưởng cán bộ,
đảng viên và nhân dân ổn định, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối đổi mới của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và phong trào của địa phương.
Hoạt động của tổ chức Đảng:
Đảng bộ xã Thạch Bình là một Đảng bộ cấp cơ sở trực thuộc Đảng bộ thành
phố Hà Tĩnh, đến trước thời điểm diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ
XVIII (5/2010), Đảng bộ xã có 207 đảng viên (tăng 17 đảng viên so với đầu nhiệm
kỳ) đang sinh hoạt tại 11 Chi bộ (8 Chi bộ thôn, 2 Chi bộ trường học và 1 Chi bộ

doanh nghiệp). Trong những năm qua Đảng bộ xã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ được giao, hoàn thành tốt vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị cơ sở của
địa phương thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng,
được cấp trên công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Báo cáo chính trị trình
Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ xã đã đánh giá: “Vai trò hạt nhân lãnh đạo,
trách nhiệm của đảng viên, cấp uỷ viên ngày càng được thể hiện rõ nét, phương
thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ từng bước được đổi mới. Nhiều tổ chức đơn
vị, Chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh
nhiều năm liền. Hàng năm có từ 60% đến 70% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ,
80% Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh”.


Về hoạt động của các cấp chính quyền:
HĐND xã đã có nhiều đổi mới, chất lượng các kỳ họp được nâng lên, vai trò
hoạt động kiểm tra giám sát của thường trực HĐND, trách nhiệm của từng đại biểu
HĐND được tăng cường, các Nghị quyết của HĐND được xây dựng sát đúng với
tình hình thực tế địa phương và được triển khai thực hiện có hiệu quả.
Vai trò chỉ đạo, quản lý, điều hành của UBND đã thực hiện khá tốt các chủ
trương, chính sách của cấp trên cũng như các chỉ tiêu mà Nghị quyết HĐND xã đề
ra. Công tác tư pháp có bước chuyển biến tích cực, làm tốt công tác hoà giải, quản
lý hộ tịch,…
Công tác vận động quần chúng, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân:
Công tác vận động quần chúng của Đảng tiếp tục được tăng cường và đổi mới,
đạt được những kết quả thiết thực đặc biệt là việc thực hiện mô hình “Dân vận
khéo” đã động viên các tầng lớp nhân dân xã nhà phát huy nội lực phát triển kinh tế
làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần xây dựng quê hương cũng như xây dựng
nếp sống văn minh trong mỗi gia đình và từng thôn xóm.
MTTQ và các đoàn thể nhân dân bằng nhiều hình thức tổ chức, nhiều phong
trào thi đua, nhiều cuộc vận động đã tập hợp, động viên đoàn viên, hội viên thực
hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trong đó điển hình là các cuộc vận

động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng
bộ khoá XVII trình Đại hội đại biểu lần thứ XVIII đã đánh giá: “MTTQ cùng các
tổ chức đoàn thể đã thường xuyên làm tốt công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng
tình cảm của các tầng lớp nhân dân, chú trọng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đoàn viên, hội viên cũng như động viên, giúp đỡ hội viên, đoàn viên của tổ
chức mình”.
Bên cạnh đó, với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, MTTQ cùng các tổ
chức đoàn thể quần chúng trong đó có Đoàn Thanh niên trong những năm qua đã
làm tốt vai trò chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên của


tổ chức mình. Từ đó làm cho mỗi đoàn viên, hội viên thêm gắn bó, tin tưởng vào tổ
chức và thấy đó là nơi để mình chia sẻ, học tập, động viên lẫn nhau cùng vươn lên
xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. Điều đó dẫn tới người dân địa phương đã
tích cực tham gia mọi phong trào, hoạt động của tổ chức mình. Tiêu biểu như Hội
LHPN, Hội Cựu chiến binh,….

2. Hoạt động kinh tế:
Là một xã ngoại vi thành phố Hà Tĩnh, tiếp giáp với hai huyện khác trong tỉnh
lại nằm trên Quốc lộ 1A, đường liên huyện và có sông Phủ chảy qua nên các hoạt
động kinh tế trên địa bàn xã diễn ra khá sôi động trên tất cả các lĩnh vực từ nông
nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp đến dịch vụ, thương mại. Tổng giá trị sản
xuất các ngành trên toàn xã đến năm 2010 đạt 117,4 tỉ đồng, thu nhập bình quân đạt
12,5 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng dần tỉ
trọng thương mại – dịch vụ - xây dựng cơ bản và ngành nghề, giảm dần tỉ trọng
nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể đến năm 2010, tỉ
trọng nông nghiệp chiếm còn 25%, thương mại dịch vụ chiếm 50%, xây dựng cơ
bản chiếm 25% trong tổng thu nhập các ngành.
2.1. Về Nông nghiệp:

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp địa phương đang từng bước
chuyển dần theo hướng nông nghiệp hàng hoá, giá trị sản xuất nông nghiệp bình
quân hàng năm tăng 10%, sản lượng lương thực các năm từ 2005 đến 2010 đạt
5.718 tấn. Năng suất lúa bình quân tăng từ 4 tấn/ha năm 2005 lên 4,4 tấn/ha năm
2009. Sản lượng lạc xuân đạt 389 tấn. Tổng thu bình quân trên 1 ha canh tác tăng
từ 22 triệu đồng năm 2005 lên 36 triệu đồng năm 2009. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp
nông thôn phát triển khá mạnh, tốc độ cơ giới hoá nhanh. Đến năm 2010, tỉ lệ làm
đất bằng máy là 90%, trục đập 100%, vận chuyển 95%. Kinh tế VAC đã có một số
mô hình nuôi trồng tổng hợp thu nhập hàng năm 50 đến 70 triệu đồng. Đàn gia súc,
gia cầm trên địa bàn phát triển khá. Đàn lợn hàng năm có từ 2200 đến 2500 con,
đàn trâu bò có 580 con, đàn gia cầm tăng 10%. Hiện nay tỉ trọng chăn nuôi chiếm


40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Toàn xã có 60 hộ nuôi cá nước ngọt với
tổng diện tích khoảng 5 ha, có 12 hộ chuyên đánh bắt, khai thác nguồn lợi thuỷ sản
trên sông Phủ. Tổng thu nhập từ nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản trong các năm từ
2005 đến 2009 đạt 850 triệu đồng.
2.2. Về Thương mại – dịch vụ - ngành nghề:
Trong 5 năm 2005 đến 2009, hoạt động thương mại – dịch vụ, ngành nghề có
bước phát triển khá cả về số lượng, quy mô và giá trị thu nhập. Tổng giá trị sản
xuất đạt 21,1 tỉ đồng. Đến 2010, đã có 165 hộ mở ngành nghề sản xuất kinh doanh
dịch vụ, chiếm 22,5% số hộ trong toàn xã. Các ngành nghề tiêu biểu như: Sản xuất
kẹo Cu đơ, làm bia mộ, sửa chữa ô tô, gò hàn, cửa nhôm kính. Hiện trên địa bàn xã
có 3 khách sạn, 8 doanh nghiệp, 22 xe vận tải, 15 tổ thợ nề góp phần giải quyết việc
làm thường xuyên đem lại thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động trên địa bàn.

3. Các hoạt động văn hoá – xã hội, an ninh quốc phòng địa phương:
3.1. Lĩnh vực văn hoá – thể thao:
Văn hoá – thể thao là hoạt động tinh thần không thể thiếu của nhân dân địa
phương. Hàng năm xã đều đặn tổ chức các hoạt động văn hoá – thể thao để cổ vũ,

động viên nhân dân tích cực lao động sản xuất xây dựng quê hương, đồng thời đó
còn là dịp để con em quê hương công tác, học tập, lao động ở xa được gặp gỡ, giao
lưu với nhau qua đó thể hiện tình cảm, trách nhiệm với quê hương. Trong những
năm qua công tác văn hoá thông tin – thể dục thể thao có bước chuyển biến tích
cực, góp phần nâng cao dân trí và mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”
được thực hiện có hiệu quả. Phong trào toàn dân thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang có nhiều tiến bộ. Nhiều đám cưới, đám tang được tổ chức gọn
nhẹ, không điếu phúng, ăn uống linh đình, tốn kém. Đến năm 2009 có 80% gia
đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá”, có 3 làng đạt danh hiệu “Làng văn hoá”
cấp tỉnh, trên địa bàn có 2 Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Gần đây nhất, UBND
tỉnh đã ra quyết định công nhận nhà thờ Thám hoa Đặng Văn Kiều là Di tích lịch


sử văn hoá cấp tỉnh, đưa tổng số Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh trên địa bàn lên 3
di tích.
3.2. Các lĩnh vực xã hội:
3.2.1. Giáo dục:
Thạch Bình là một địa phương có truyền thống học hành khoa cử, trong những
năm qua, giáo dục xã nhà có những bước phát triển tốt kể cả chất lượng giáo dục
đại trà và giáo dục mũi nhọn. Cụ thể, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm là
99%; tỉ lệ vào bậc học THPT là 91%, 9% còn lại học nghề, bổ túc, bán công. Tỉ lệ
tốt nghiệp THPT là 80%. Từ 2005 đến 2010, toàn xã có 173 học sinh giỏi cấp tỉnh
và thành phố, 283 em đậu vào các trường ĐH, CĐ trên cả nước. Hiện nay đang có
77 con em địa phương theo học tại các trường ĐH, CĐ. Tỉ lệ huy động các cháu
trong độ tuổi đến trường mầm non đạt 90%. Xã được công nhận phổ cập THCS
năm 2007. Đội ngũ giáo viên các trường học trên địa bàn được chuẩn hoá, tính đến
cuối 2009, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn của trường THCS và trường Tiểu học là 100%,
của trường Mầm non là 60%. Trường Tiểu học đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2
năm 2010, trường Mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 năm

2009, hiện nay đang phấn đấu để trường THCS đạt chuẩn quốc gia ngay trong năm
2011. Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục” và phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực” do Bộ Giáo dục - Đào tạo phát động trong những năm qua được triển khai
thực hiện có hiệu quả. Đến hết năm học 2010 – 2011, xã Thạch Bình được xếp
hạng thứ 5/15 xã, phường của thành phố Hà Tĩnh về chất lượng giáo dục.
Công tác khuyến học ngày càng được quan tâm, đã có nhiều tổ chức, cá nhân,
dòng họ trên địa bàn xã làm công tác khuyến học khuyến tài. Hàng năm cùng với
Hội Khuyến học quyên góp, trao thưởng cho các em có thành tích cao trong học
tập, thi cử, góp phần động viên, khuyến khích và hỗ trợ phần nào cho các em học
tập. Lễ trao tặng thường gắn với các ngày lễ lớn như: Tết Nguyên đán, Rằm Trung
thu, Ngày Quốc khánh, Ngày Quốc tế thiếu nhi, Ngày thành lập Đoàn,…


3.2.2. Y tế, Dân số - gia đình và trẻ em:
Cùng với giáo dục thì y tế và chất lượng dân số luôn được cấp uỷ Đảng, chính
quyền địa phương coi trọng trong sự nghiệp phát triển con người, nâng cao chất
lượng cuộc sống nhân dân địa phương. Kết quả cụ thể đạt được như sau.
Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được quan tâm đúng mức,
cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư nâng cấp. Trạm y tế xã được xây dựng
khang trang, sạch sẽ và đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 năm 2007. Từ năm 2005 đến
2010, trạm y tế đã khám và điều trị cho hơn 5.500 lượt người. Các chương trình
mục tiêu quốc gia về y tế được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả; công tác tiêm
phòng đạt tỉ lệ 100%; hàng năm không để dịch bệnh xảy ra. Công tác vệ sinh
đường làng ngõ xóm, vệ sinh trong từng hộ gia đình được quan tâm. Đã hình thành
các tổ tự quản về môi trường, giao thông, an ninh trên địa bàn các khu dân cư do
các Chi hội Phụ nữ, Cựu chiến binh, Chi đoàn thanh niên tổ chức thực hiện. Hiện
nay xã đang có đề án thành lập Hợp tác xã thu gom rác thải và chế biến phân vi
sinh từ rác hữu cơ.
Tính đến hết năm 2010 số dân toàn xã là 2.377 nhân khẩu với cơ cấu dân số

như sau:

Tỉ lệ phần trăm

Chỉ tiêu

Số người (người)

Nam

1.180

49,6

Nữ

1.197

50,4

Trong độ tuổi lao động

1.737

73,08

Ngoài độ tuổi lao động

640


26,92

Dân tộc Kinh

2.377

100

trong tổng số dân (%)


Dân tộc khác

0

0

Theo đạo

22

0,9

Không theo đạo

2.355

99,1

Tổng


2.377

100

Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên hiện nay là 1%, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm
bình quân 2%/năm, năm 2010 tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trên tổng số trẻ trong độ
tuổi là 7%.
3.2.3. Giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo:
Cũng như các địa phương khác, xã coi vấn đề giải quyết việc làm, xoá đói
giảm nghèo là vấn đề quan trọng trước mắt cần quan tâm. Cụ thể, từ năm 2005 đến
nay xã đã tập huấn nâng cao kiến thức về sản xuất kinh doanh cho hơn 2.200 lượt
người, tổ chức cho nhiều hộ nông dân đi tham quan học tập các mô hình kinh tế hộ
gia đình trong và ngoài tỉnh. Hiện nay trên địa bàn xã có 67 người đi XKLĐ tại các
nước: Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Ả rập Xê út, Thái Lan, Nhật Bản,…. Trong
hai năm 2009 - 2010, toàn xã có 150 người được đào tạo nghề, tạo việc làm mới
cho 123 lao động. Xã đã tạo điều kiện cho 350 hộ vay vốn ngân hàng phát triển sản
xuất kinh doanh, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập. Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn xã
đến hết năm 2010 còn 4,7%. Trong 5 năm từ 2005 đến 2010 giảm 11,3% số hộ
nghèo trong toàn xã. Đến nay, số hộ có nhà xây kiên cố chiếm 86%, số hộ có xe
máy chiếm 92%, số hộ có điện thoại 97% và 100% số hộ có phương tiện nghe nhìn.
3.2.4. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa và thực hiện chính sách xã hội:
Trong những năm qua xã thường xuyên quan tâm đến công tác “Đền ơn đáp
nghĩa, uống nước nhớ nguồn”, thực hiện tốt chính sách đối với gia đình thương
binh, liệt sỹ, Mẹ Việt Nam anh hùng, thanh niên xung phong. Phong trào “Đền ơn
đáp nghĩa” được cả cộng đồng quan tâm, xã đã hình thành Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
với số tiền đóng góp lên đến hàng chục triệu đồng, hàng năm đều tổ chức tặng quà
cho các đối tượng chính sách.



Đến năm 2010 trên địa bàn xã đã không còn nhà tranh tre dột nát, xã đã hoàn
thành ngói hoá nhà ở cho các đối tượng già cả neo đơn, không nơi nương tựa.
3.3. Lĩnh vực an ninh – quốc phòng:
Là một xã vùng ven thành phố Hà Tĩnh lại nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, tiếp
giáp với nhiều huyện nên việc đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã khá
khó khăn. Đó là nguyên nhân dẫn đến trong những năm qua, tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn chỉ ở mức tương đối ổn định, công tác
phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm được tăng cường. Xã đã duy trì, phát
triển tốt phong trào “Quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc” với nòng cốt
là đội ngũ công an viên các thôn và Trung đội dân quân nòng cốt trong đó 80% lực
lượng là đoàn viên thanh niên. Hàng năm hoàn thành tốt việc tuyển quân và hoàn
thành chỉ tiêu trên giao về đăng kí nghĩa vụ quân sự cho thanh niên đến tuổi đăng
kí nghĩa vụ quân sự. Hiện nay, xã đang có 37 đoàn viên thanh niên thực hiện nghĩa
vụ quân sự tại các đơn vị thuộc Quân khu 4, Quân chủng Hải quân, Binh đoàn
Hương Giang, Bộ đội biên phòng,…
Xã cũng thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng cơ sở “An toàn làm chủ,
sẵn sàng chiến đấu” gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân và thế trận quốc
phòng toàn dân vững chắc trên địa bàn các thôn xóm góp phần đấu tranh ngăn chặn
các âm mưu “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, đảm bảo cuộc sống
bình yên cho bà con nhân dân.

III. Tình hình thanh niên địa phương:
1. Cơ cấu về số lượng, giới tính, trình độ học vấn:
Hiện nay tổng số thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 35 đang sinh hoạt trên địa
bàn xã là 937 người. Cơ cấu dân số thanh niên của xã như sau:
Đối tượng

Số lượng (người)

Tỉ lệ % so với tổng số (%)


Thanh niên

426

45,5


Đoàn viên

511

54,4

Nam

502

53,6

Nữ

435

46,4

Trình độ dưới THPT

198


21,1

Trình độ THPT

438

46,7

Trình độ THCN

116

12,4

Trình độ CĐ

95

10,1

Trình độ ĐH

83

8,9

Trình độ sau ĐH

7


0,8

Tổng

937

100

2. Đặc điểm về tâm lý, nhu cầu của thanh niên địa phương:
Để xác định nhu cầu, đặc điểm tâm lý của thanh niên địa phương, sinh viên sử
dụng phương pháp quan sát, lắng nghe, phỏng vấn lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính
quyền, đoàn thể, nhân dân và đoàn viên, thanh niên địa phương kết hợp với phương
pháp điều tra xã hội học trên khách thể điều tra là các cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh
niên, cán bộ và người dân địa phương. Kết quả điều tra xã hội học bằng Phiếu
Khảo sát cho thấy các đặc điểm nổi bật của thanh niên địa phương như sau: (Phiếu
Khảo sát và Bảng Tổng hợp kết quả khảo sát được đính kèm báo cáo ở phần phụ
lục)
2.1. Về tâm lý:
Bằng cách quan sát lối sống, sinh hoạt của thanh niên địa phương kết hợp với
tìm hiểu thông qua phỏng vấn sinh viên thực tập đưa ra 10 đặc điểm tâm lý nổi bật
của thanh niên sau đó tiến hành cho các đối tượng khảo sát sử dụng thang điểm 10
đánh giá và cho điểm các đặc điểm tâm lý đã đưa ra. Kết quả tổng hợp cho thấy đặc
điểm tâm lý phổ biến nhất của thanh niên địa phương là ưa cái mới, thích thử thách
(158 điểm), hai đặc điểm tâm lý phổ biến thứ hai ở thanh niên địa phương là năng


động, tích cực, nhạy bén trong mọi hoạt động (132 điểm) và có thái độ tích cực với
bản thân, tự chủ trong mọi hoạt động (131 điểm), bên cạnh thái độ tích cực thì
thanh niên địa phương cũng dễ chán nản, bi quan khi thất bại (119 điểm) và vẫn
còn có tính trông chờ, ỷ lại vào người khác (103 điểm), hăng hái, sôi nổi, nhiệt tình

cũng là một đặc điểm tâm lý khá phổ biến ở thanh niên địa phương nhất là trong độ
tuổi 15 – 25 tuổi (116 điểm), tuy nhiên tâm lý hay hoang mang, dao động trước mọi
tình huống khó khăn trong thanh niên vẫn còn khá phổ biến (104 điểm). Các đặc
điểm như: ngại khó, ngại khổ; chủ quan, nóng vội trong công việc; hành động liều
lĩnh, mạo hiểm chỉ xuất hiện ở một bộ phận nhỏ thanh thiếu niên đang học ở các
trường học. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả khảo sát đặc điểm tâm lý của thanh
niên địa phương.
Đặc điểm tâm lý

Điểm

Ưa cái mới, thích thử thách

158

Năng động, tích cực, nhạy bén trong mọi hoạt động

132

Thái độ tích cực với bản thân, tự chủ trong cuộc sống

131

Dễ chán nản, bi quan khi thất bại

119

Hăng hái, sôi nổi, nhiệt tình

116


Hoang mang, dao động trước khó khăn

104

Trông chờ, ỷ lại vào người khác

103

Ngại khó, ngại khổ

100

Chủ quan, nóng vội trong công việc

91

Hành động liều lĩnh, mạo hiểm

76

2.2. Về nhu cầu:
Thông qua quan sát, lắng nghe, tìm hiểu bằng nhiều kênh thông tin, sinh viên
thực tập đưa ra 5 nhu cầu được cho là cần thiết đối với thanh niên địa phương hiện
nay sau đó cho các đối tượng khảo sát đánh giá bằng cách cho điểm theo thang


điểm 10. Kết quả tổng hợp cho thấy nhu cầu quan trọng và cần thiết nhất của thanh
niên địa phương hiện nay là được học tập mở mang kiến thức (159 điểm), nhu cầu
thứ hai là được hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình

(139 điểm), bên cạnh hỗ trợ vốn thì nhu cầu được tập huấn, hướng dẫn các mô hình
làm kinh tế cũng được cho là cần thiết (129 điểm). Sau đây là kết quả tổng hợp xếp
hạng các nhu cầu của thanh niên địa phương.
Tên nhu cầu

Điểm số

Học tập, mở mang kiến thức

159

Hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế

139

Được tập huấn, hướng dẫn các mô hình làm kinh tế

129

Định hướng trong suy nghĩ và hành động

107

Có sân chơi lành mạnh, bổ ích

98

3. Những khó khăn và vấn đề đang đặt ra đối với thanh niên địa
phương:
Cũng bằng cách sử dụng Phiếu khảo sát điều tra có lưu ý đến giới tính, độ

tuổi, trình độ trên các đối tượng là cán bộ lãnh đạo địa phương, nhân dân, cán bộ
Đoàn, đoàn viên thanh niên kết hợp quan sát, lắng nghe và phỏng vấn cán bộ, nhân
dân, đoàn viên thanh niên. Qua phân tích sinh viên thực tập nhận thấy các vấn đề
đang đặt ra đối với thanh niên địa phương cũng như khó khăn mà thanh niên địa
phương đang phải đối mặt như sau. (Phiếu Khảo sát và Bảng Tổng hợp kết quả
khảo sát được đính kèm báo cáo ở phần phụ lục)
3.1. Về vấn đề đang đặt ra đối với thanh niên địa phương:
Để xác định vấn đề đang đặt ra đối với thanh niên địa phương, sinh viên thực
tập tiến hành quan sát, phỏng vấn các đối tượng là cán bộ cấp uỷ Đảng, chính
quyền, Đoàn thanh niên, người dân và đoàn viên thanh niên đang sinh hoạt, học
tập, công tác tại địa phương. Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng phương pháp điều tra xã


hội học bằng Phiếu Khảo sát trên các đối tượng đã nêu trên. Kết quả tổng hợp cho
thấy vấn đề đang đặt ra lớn nhất đối với thanh niên địa phương là tình trạng thanh
niên thất nghiệp, thiếu việc làm (193 điểm), bên cạnh đó vấn đề thanh niên không
thiết tha với hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội và thanh niên đang bị lôi kéo sa vào
tệ nạn xã hội cũng được đánh giá là khá nổi cộm (139 và 131 điểm). Một vấn đề
khác đang tồn tại trong thanh niên địa phương được các đối tượng khảo sát cho là
quan trọng thứ hai đó là việc thanh niên thờ ơ, thiếu quan tâm đến đời sống chính
trị của địa phương, đất nước (141 điểm). Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả xác
định vấn đề đang đặt ra đối với thanh niên địa phương.
Vấn đề

Điểm

Thất nghiệp, thiếu việc làm

193


Thanh niên không quan tâm đến đời sống chính trị địa phương, đất nước

141

Thanh niên không thiết tha với hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội

139

Thanh niên bị lôi kéo, đua đòi, sa vào tệ nạn xã hội

131

Đạo đức thanh niên xuống cấp

125

Thanh niên rời quê đi nơi khác làm ăn, sinh sống

123

Tỉ lệ VPPL trong thanh niên ngày càng tăng

109

Trình độ văn hoá của thanh niên thấp

84

Sức khoẻ của thanh niên ngày càng yếu


75

Thanh niên kết hôn sớm

44

Kết quả khảo sát cũng cho thấy trình độ văn hoá của thanh niên thấp, sức khoẻ
thanh niên ngày càng yếu và tình trạng kết hôn sớm trong thanh niên không phải là
vấn đề nổi cộm, phổ biến ở địa phương.


3.2. Những khó khăn mà thanh niên địa phương đang gặp phải:
Kết quả khảo sát các đối tượng đã nêu ở trên cho thấy những khó khăn mà
thanh niên địa phương đang gặp phải là không có đủ vốn, kiến thức và nghị lực làm
giàu (168 điểm), không được giao việc, thử thách (139 điểm). Tổng hợp kết quả
khảo sát như sau:
Khó khăn

Điểm

Không đủ vốn, kiến thức và nghị lực làm giàu

168

Không được giao việc, thử thách

139

Không được định hướng trong tư duy, suy nghĩ


131

Không được tiếp cận với thông tin, tri thức và KHKT

125

Không có chỗ vui chơi, giải trí

88

Qua những thông tin trên sinh viên thực tập đi đến kết luận vấn đề đang đặt ra
quan trọng và cần thiết nhất đối với thanh niên xã Thạch Bình là vấn đề thất
nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên mà khó khăn chủ yếu là do thanh niên
không có đủ vốn, kiến thức, nghị lực phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia
đình và xã hội.

IV. Thực trạng công tác Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh
thiếu niên ở địa phương:
Qua 6 tuần thực tập, thực tế tìm hiểu công tác Đoàn, Hội, Đội và phong trào
thanh thiếu niên ở địa phương. Bằng các hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu thông qua
điều tra, khảo sát, phỏng vấn, quan sát, lắng nghe cũng như làm việc trên thực tế
các công việc được giao. Sinh viên thực tập thu nhận được nhiều thông tin bổ ích,
quan trọng về thực trạng công tác Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu niên xã
Thạch Bình như sau.

1. Về công tác tổ chức:


Đoàn cơ sở xã Thạch Bình là một tổ chức cơ sở Đoàn 2 cấp trực thuộc Thành
đoàn thành phố Hà Tĩnh. Hiện có 9 Chi đoàn trực thuộc (8 Chi đoàn thôn và Chi

đoàn Trường THCS). Về công tác tổ chức, Ban Chấp hành Đoàn xã hiện có 11 Uỷ
viên bao gồm: Ban Thường vụ 3 đồng chí và 8 đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành
còn lại là Bí thư các Chi đoàn. Xét về trình độ chuyên môn, đội ngũ cán bộ Ban
Chấp hành Đoàn xã có 3 đồng chí trình độ ĐH, 2 đồng chí trình độ CĐ, 3 đồng chí
trình độ trung cấp. Xét về trình độ lý luận chính trị, Ban Chấp hành có 2 đồng chí
trình độ lý luận chính trị trung cấp (Bí thư và Phó Bí thư Đoàn xã), 2 đồng chí trình
độ sơ cấp lý luận chính trị.
- Ban Thường vụ: 03 đồng chí
+ Đ/c: Nguyễn Trường Giang – Đảng uỷ viên – Bí thư Đoàn xã, là người chịu trách
nhiệm trực tiếp trước Đảng uỷ về công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu niên toàn
xã. Theo nhiệm vụ được phân công, đồng chí Bí thư Đoàn xã có nhiệm vụ phụ
trách chung và điều hành công việc của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đoàn cơ
sở, thường xuyên tham mưu cho Thường trực Đảng uỷ về công tác thanh niên. Là
người quan hệ trực tiếp với Thường trực Đảng uỷ, các Chi uỷ, MTTQ, các đoàn thể
quần chúng, chính quyền và nhân dân địa phương để tạo môi trường thuận lợi cho
hoạt động của Đoàn xã. Phụ trách các Chi đoàn: Bình Minh, Bình Lý, Trường
THCS. Đồng chí Bí thư Đoàn xã kiêm Chủ tịch Hội đồng Đội xã Thạch Bình, là
Uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Tĩnh.
+ Đ/c: Lê Quang Trường – Phó Bí thư Đoàn xã – Chủ tịch Hội LHTN xã Thạch
Bình. Là người thay mặt đồng chí Bí thư phụ trách, điều hành công việc trong Ban
Chấp hành, Ban Thường vụ khi Bí thư vắng mặt. Trực tiếp phụ trách công tác tổ
chức, công tác đoàn vụ, công tác văn phòng và giải quyết các công việc hàng ngày.
Phụ trách các Chi đoàn: Thôn Mới, Bình Yên, Bình Bắc.
+ Đ/c: Hồ Thị Huyền – Uỷ viên thường vụ kiêm Bí thư Chi đoàn thôn Bình Tây.
Phụ trách công tác văn hoá thể thao, quản lý kinh phí hoạt động của Đoàn đồng
thời phụ trách hoạt động của các Chi đoàn: Bình Tây, Bình Nam, Bình Đông.


- Các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn xã còn lại là Bí thư các Chi đoàn.
Đ/c: Phan Hiền Thảo – Bí thư Chi đoàn trường THCS phụ trách công tác giáo dục,

Đ/c: Lê Xuân Giang – Bí thư Chi đoàn Bình Lý phụ trách công tác xây dựng phong
trào và hoạt động thanh niên tình nguyện của Đoàn xã.

2. Công tác cán bộ:
Trong những năm qua kể từ khi xã Thạch Bình được đưa về trực thuộc thị xã
Hà Tĩnh nay là thành phố Hà Tĩnh, công tác cán bộ của Đoàn xã luôn được quan
tâm sâu sắc trên tất cả các mặt: Đánh giá cán bộ; quy hoạch tuyển chọn; đào tạo bồi
dưỡng; quản lý, bố trí và sử dụng; luân chuyển cũng như chính sách đối với cán bộ
Đoàn.
2.1. Công tác đánh giá cán bộ:
Với mục đích nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, hiệu quả
công tác của cán bộ Đoàn cơ sở. Đồng thời lấy đó làm căn cứ để tuyển chọn, quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ Đoàn cơ sở của địa phương.
Trong nhiệm kỳ qua, Đoàn xã đã thực hiện tốt việc đánh giá các đồng chí là Uỷ
viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn xã theo 6 tháng, 1 năm và trước khi
luân chuyển công tác. Nội dung đánh giá bao gồm: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối
sống, kết quả thực hiện nhiệm vụ. Kết quả đánh giá được Thường trực Đảng uỷ
kiểm tra, nhận xét, cho ý kiến. Kết quả đạt được: Trong nhiệm kỳ Đoàn xã đã tổ
chức 11 cuộc họp đánh giá cán bộ và đã đánh giá, xếp loại 132 lượt cán bộ là Uỷ
viên Ban Chấp hành, Uỷ viên ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đoàn xã. Đã làm
thủ tục đánh giá, giới thiệu cho Thường trực Đảng uỷ thuyên chuyển 3 đồng chí là
Bí thư, Phó Bí thư Đoàn xã sang phụ trách công tác khác.

2.2. Công tác quy hoạch và tuyển chọn cán bộ:
Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, hệ thống tổ chức và tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ
hiện có của Đoàn xã, trong nhiệm kỳ qua Ban Thường vụ Đoàn xã đã thảo luận,


thống nhất, xem xét đánh giá, giới thiệu, tuyển chọn được 7 đồng chí vào diện quy
hoạch cán bộ Đoàn xã. Kết quả đã có 5 đồng chí được bầu bổ sung vào các chức

danh Uỷ viên Ban Thường vụ, Bí Thư, Phó Bí thư Đoàn xã. Trong số đó có 3 đồng
chí đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng; 3 đồng chí là bộ đội xuất ngũ.
2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:
Xác định cán bộ Đoàn là cán bộ chính trị xã hội, phải có hiểu biết trên nhiều
lĩnh vực, phải làm việc, tiếp xúc với các đối tượng thanh thiếu niên với nhiều lứa
tuổi, trình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý khác nhau nên phải có kỹ năng,
nghiệp vụ và năng khiếu văn hoá, thể thao nên trong nhiệm kỳ qua Đoàn xã đã làm
thủ tục giới thiệu cho 2 đồng chí là cán bộ Đoàn xã đi học tại Học viện Thanh
Thiếu niên Việt Nam, 3 đồng chí đi học tại Trường Chính trị tỉnh. Bên cạnh đó,
hàng năm Đoàn xã đều cử cán bộ Đoàn xã đi tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ công
tác Đoàn, Hội, Đội theo thông báo của Thành đoàn. Kết quả trong nhiệm kỳ qua,
Đoàn xã đã cử 87 lượt cán bộ Đoàn là các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành, Uỷ
viên Ban Thường vụ, Bí thư hoặc Phó Bí thư tham gia các lớp tập huấn do Tỉnh
đoàn, Thành đoàn tổ chức.
2.4. Công tác quản lý, bố trí và sử dụng cán bộ:
Quán triệt nguyên tắc “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý
đội ngũ cán bộ” nên trong cả nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Đoàn xã đã
thường xuyên làm tốt công tác quản lý cán bộ cả về hồ sơ cán bộ và con người. Bên
cạnh đó đã làm tốt công tác tham mưu cho Thường trực Đảng uỷ trong việc bố trí,
sử dụng cán bộ. Đoàn xã đã làm tốt việc hoàn thiện hồ sơ, chuyển công tác cho 5
đồng chí. Sử dụng tốt đội ngũ cán bộ hiện có, bố trí đúng người đúng việc dựa vào
chuyên môn mà các đồng chí đó được đào tạo.
2.5. Công tác luân chuyển, thuyên chuyển cán bộ:
Trong nhiệm kỳ, Đoàn xã đã làm thủ tục chuyển công tác cho 5 đồng chí.
Trong đó, 1 đồng chí chuyển sang làm Xã đội trưởng, 1 đồng chí sang làm công tác


văn phòng Đảng uỷ, 1 đồng chí sang phụ trách văn hoá xã hội của UBND xã, 2
đồng chí đi học.
2.6. Chính sách đối với cán bộ:

Để cán bộ Đoàn địa phương an tâm trong công tác, Đoàn xã đã làm tốt công
tác tham mưu cho Thường trực Đảng uỷ trong việc thực hiện chính sách đối với
cán bộ Đoàn như: Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng; chính sách khuyến khích,
động viên và đãi ngộ cán bộ Đoàn; chính sách chăm sóc về vật chất, tinh thần cho
cán bộ Đoàn. Đoàn xã cũng thường xuyên làm tốt công tác thăm hỏi, động viên,
giúp đỡ gia đình các đồng chí là cán bộ Đoàn đang đi học tại các trường. Tuy nhiên
do khó khăn về nguồn kinh phí hoạt động nên việc thăm hỏi, động viên mới chỉ
dừng lại ở hình thức mà chưa thực sự hỗ trợ, động viên tích cực cho các đồng chí
đó.

3. Công tác đoàn viên:
Công tác đoàn viên được coi là một bộ phận quan trọng trong công tác tổ chức
xây dựng Đoàn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của cả hệ thống tổ
chức của Đoàn. Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua Đoàn xã Thạch Bình
thường xuyên quan tâm đến công tác đoàn viên nhất là việc tăng cường phát triển
đoàn viên mới. Kết quả đạt được cụ thể như sau:
3.1. Công tác nâng cao chất lượng đoàn viên:
Để nâng cao chất lượng đoàn viên, Đoàn xã đã thường xuyên tổ chức giáo dục
cho đoàn viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, giao các Chi đoàn tổ chức cho
đoàn viên đăng ký và thực hiện chương trình “Rèn luyện đoàn viên” theo các nội
dung về cả nhận thức lẫn hành động. Kết quả đạt được trong nhiệm kỳ đã có 687
lượt đoàn viên đăng ký chương trình “Rèn luyện đoàn viên”, trong đó 75% số đoàn
viên đăng ký đã hoàn thành chương trình với kết quả khá tốt.
Để làm tốt công tác này, Ban Chấp hành Đoàn xã đã thường xuyên nghiên
cứu, thử nghiệm và tổ chức các loại hình hoạt động dựa trên nhu cầu, nguyện vọng


của đông đảo đoàn viên thanh niên địa phương. Các Chi đoàn thường xuyên, đều
đặn tiến hành phân loại đoàn viên. Tuy nhiên việc sinh hoạt Chi đoàn ở một số Chi
đoàn còn chưa được tổ chức thành nề nếp. Tiêu biểu là Chi đoàn Bình Yên, Bình

Đông.
3.2. Công tác phát triển đoàn viên mới:
Xác định việc phát triển đoàn viên mới là nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo
thanh niên địa phương đồng thời còn nhằm tăng cường cả về chất lượng và số
lượng đoàn viên do đó Đoàn xã thường xuyên quan tâm chăm lo đến công tác phát
triển đoàn viên mới. Trong nhiệm kỳ qua, mỗi năm Đoàn xã tổ chức 2 đợt học đối
tượng Đoàn cho các thanh niên và các em đội viên. Từ 2007 đến nay đã tổ chức 8
đợt học đối tượng Đoàn với số lượng tham gia là 152 người. Trong cả nhiệm kỳ,
Đoàn xã đã kết nạp được 71 đoàn viên mới, trong đó có 32 đồng chí là nữ. Sau khi
kết nạp, các Chi đoàn phân công người theo dõi, giúp đỡ các đồng chí đoàn viên
mới và định kỳ 6 tháng có đánh giá, nhận xét. Chất lượng đoàn viên mới kết nạp
ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên theo đánh giá của đồng chí Bí thư Đoàn xã thì
những kết quả đạt được trong công tác phát triển đoàn viên mới ở địa phương như
hiện nay là chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra do nguồn kết nạp đoàn viên mới khá
hạn chế, số lượng thanh niên chưa vào Đoàn ở địa phương còn nhiều tuy nhiên có
một số thanh niên không thiết tha với tổ chức Đoàn, Hội và số còn lại thì đã nhiều
tuổi nên họ không muốn vào Đoàn. Đây là nguyên nhân dẫn tới lí do hiện nay số
thanh niên ở địa phương chưa vào hàng ngũ của Đoàn còn lớn. Để giải quyết tình
trạng này, Đoàn xã đang tích cực tuyên truyền, vận động thanh niên chưa vào Đoàn
tham gia các hoạt động của Đoàn, thông qua đó tuyên truyền, giới thiệu về Đoàn
cho các đối tượng này để từ đó họ thay đổi suy nghĩ và tự nguyện xin đứng vào
hàng ngũ của Đoàn. Tuy nhiên kết quả đạt được còn rất hạn chế.

4. Công tác giáo dục:
Công tác giáo dục là nội dung xuyên suốt trong mọi hoạt động của tổ chức
Đoàn nhằm hướng tới kết quả cuối cùng là giáo dục sự trưởng thành của đoàn viên


thanh niên và làm cho nhận thức của mỗi đoàn viên thanh niên được nâng cao. Do
đó trong thời gian qua, Đoàn xã đã thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục

cho đoàn viên thanh niên cả về chính trị tư tưởng, truyền thống cách mạng của quê
hương đất nước, đạo đức lối sống, nhân cách cho đoàn viên thanh niên.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức,
nhân cách và lối sống cho đoàn viên thanh thiếu niên không ngừng được đổi mới,
đa dạng về nội dung lẫn hình thức. Đã khơi dậy trong đoàn viên thanh thiếu niên
tính tự giác, học tập và rèn luyện. Nổi bật là việc tổ chức có hiệu quả cuộc vận
động “Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ
vĩ đại”, “Tuổi trẻ thành phố Hà Tĩnh nói không với thuốc lá và hạn chế sử dụng
rượu bia”, “Tuổi trẻ thành phố Hà Tĩnh văn minh thanh lịch”,… Đa số đoàn viên
thanh niên khi tham gia các cuộc vận động trên đã nâng cao ý thức tu dưỡng đạo
đức; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; phát huy tinh thần đoàn kết xung kích lao
động sáng tạo, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong cả nhiệm kỳ, Đoàn xã
đã tổ chức hàng chục đợt học tập chính trị cho đoàn viên thanh niên gắn liền với
dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, của địa phương. Bên cạnh đó, Đoàn xã
cũng thường xuyên phối hợp với Ban Văn hoá – xã hội thuộc UBND xã và các tổ
chức đoàn thể như Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Công đoàn tổ
chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, các hội thi,… gắn với các
ngày lễ trọng đại của dân tộc. Gần đây nhất, nhân kỉ niệm 80 năm thành lập Đoàn
và Năm Thanh niên, Ban Chấp hành Đoàn xã đã tổ chức buổi Toạ đàm về Công tác
thanh niên trong tình hình mới, Hội thi tìm hiểu Lịch sử 80 năm xây dựng và
trưởng thành của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tại 6/9 Chi đoàn đã tổ chức được 6
đêm giao lưu văn hoá, văn nghệ chào mừng 80 năm thành lập Đoàn và Năm Thanh
niên.
4.1. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng:
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng luôn được quan tâm đúng mức. Trong
nhiệm kỳ qua, Đoàn xã đã tổ chức được 6 đợt học tập chính trị tập trung cho đoàn


×