Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kỹ năng phòng tránh, giảm nhẹ rũi ro thiên tai cho học sinh lớp 12 thông qua môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.17 KB, 25 trang )

1
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................1
MỤC LỤC.............................................................................................................................1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi được xem là “rốn bão” của thế
giới, là khu vực nằm trong vành đai lữa Thái Bính Dương. Việt Nam được đánh giá
là một trong những nước chịu thiệt hại và dễ bị tổn thương nhất bởi thiên tai và biến
đổi khí hậu.
Thiên tai ở Việt Nam ngày càng nhiều, khó dự đoán và gây ra hậu quả nghiêm
trọng. Trong hơn 30 năm qua, bình quân mỗi năm thiên tai đã làm chết và mất tích
hơn 500 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế từ 1,0 đến 1,5%
GDP. Chỉ trong năm 2012, thiệt hại do thiên tai ước tính hơn 7.000 tỷ đồng và số
người chết và bị thương là hơn 700 người. Trong số ngững người bị ảnh hưởng bới
thiên tai thì trẻ em, học sinh thường chiếm từ 50 đến 60 %, thiệt hại về vật chất đối
với trường học củng rất lớn. Có rất nhiều nguyên nhân gây thiệt hại lớn về người và
tài sản trong các trường học khi có thiên tai xảy ra, trong đó phải kể đến nguyên nhân
là học sinh chưa có kỹ năng để phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro do thiên tai.
Không thể tránh được thiên tai nhưng chúng ta có thể hạn chế tối đa những
thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt đối với đối tượng học sinh và ngành giáo dục.
Bộ giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia
phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2011 – 2020 để đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, đưa kiến thức phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào nhà
trường. Tầm quan trọng của thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống
thiên tai cũng đã được nêu rõ trong Luật phòng, chống thiên tai ban hành tháng 6
năm 2013.
Quảng Trị là một tỉnh nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ là nơi thường xuyên
xảy ra các thiên tai hàng năm, gây thiệt hại lớn đến con người và tài sản. Vì vậy,
việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó trước những diễn biến bất


thường của thiên tai, hậu quả của sự biến đổi khí hậu toàn cầu là rất cần thiết.


2
Địa lý là một trong những môn học có cơ hội giáo dục kỹ năng phòng tránh,
giảm nhẹ rủi ro thiên tai tốt cho HS, vì nội dung môn học có liên quan trực tiếp và
gián tiếp đến thiên tai. Đối tượng giảng dạy là học sinh lớp 12 THPT, ở độ tuổi các
em có tâm lý thích khám phá, thể hiện mình, tuy nhiên lại chưa ý thức được hết trách
nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội. Vì thế trước khi thiên tai xảy ra thường
hay có tâm lý chủ quan, trong thiên tai thì lúng túng, không biết cách tự bảo vệ mình
cũng như những người thân, khi thiên tai qua đi sẽ có nhiều mất mát thì rơi vào tình
trạng hoảng loạng, bi quan từ đó rất có thể có những hành động sai lầm làm ảnh
hưởng đến cộng đồng. Xuất phát từ những lí do trên, nhằm rèn luyện kỹ năng sống
cho học sinh trường THPT Thị xã Quảng Trị, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài : ‘‘Giáo dục
kỹ năng phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho học sinh thông qua tiết dạy
địa lý lớp 12’’. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để SKKN được hoàn
thiện, góp phần vào sự phát triển chung của ngành giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm mục đích đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đồng thời giúp phát triển năng lực cho
học sinh (Năng lực tự học, sáng tạo, phát triển và giải quyết vấn đề; Năng lực giải
quyết và hợp tác; Năng lực tìm kiếm thông tin..), tạo hứng thú cho học sinh trong
việc học tập môn địa lí.
3. Đối tượng nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo dục kỹ năng phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho học sinh thông
qua tiết học Địa lý lớp 12 bậc THPT.
3.2. Đối tượng thực nghiệm: Tổ chức dạy học lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng
tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong các tiết học địa lý các lớp: 12A5 và 12A10.
4. Phương pháp nghiên cứu:

Trong đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Điều tra sư phạm:
Nghiên cứu, điều tra tìm hiểu một số kỹ năng ứng phó với các thảm họa do
thiên tai như lũ lụt, lũ quét, bão, lốc, sống thần... của từng học sinh để có các phương
án giáo dục thích hợp.
4.2. Nghiên cứu tài liệu:
Thu thập các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu như: các loại thiên tai
thường gặp, một số kỹ năng để nhận biết và phòng tránh trước, trong và sau khi các
thiên tai xảy ra. (tài liệu giảm nhẹ rủi ro thiên tai).
4.3. Thực nghiệm sư phạm:
Để giúp học sinh có những kiến thức, kỹ năng phòng tránh các hiểm họa thiên
tai để từ đó các em có thể có cách phòng tránh, bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng khi
có các thiên tai xảy ra, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 12A5 và 12A10. Sau các
tiết dạy lồng ghép tôi đã tiến hành đánh giá học sinh qua một bài test rồi đối chiếu
với kết quả bài test đó ở các lớp dạy, các lớp không dạy lồng ghép để đánh giá kết
quả.
4.5. Xử lí số liệu:


3
Các số liệu thống kê được xử lí để đánh giá hiệu quả việc lồng ghép giáo dục
kỹ năng phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai nhằm phát triển năng lực của học sinh.
5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu :
- Thời gian nghiên cứu trong năm học 2015 – 2016.
- Tháng 8/2015: Nghiên cứu, tìm những địa chỉ có thể tích hợp lồng ghép giáo
dục phòng tránh thiên tai trong trong nội dung chương Địa lý 12 (CB).
- Tháng 9/2015 đến tháng 4/2016: Lựa chọn một nội dung để tổ chức thực
nghiệm dạy học, đánh giá kết quả dạy học và rút kinh nghiệm, Hoàn thành đề tài.
6. Điểm mới trong SKKN.
- Tìm ra những địa chỉ thích hợp trong chương trình Địa lý để tổ chức dạy học

lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho học sinh.
- Hình thành và phát triển năng lực, kỹ năng sống, kỹ năng phòng tránh thiên
tai cho học sinh, giúp học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống xã
hội một cách rõ nét.

PHẦN II: GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH, GIẢM NHẸ
RỦI RO THIÊN TAI CHO HỌC SINH THÔNG QUA TIẾT DẠY
ĐỊA LÝ LỚP 12.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Một số khái niệm cơ bản trong thiên tai.
- Thiên tai: là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người,
tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: Bão,
áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, lũ quét, ngập lụt, sạt lỡ đất, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn
hán, rét, mưa đá, sương muối, động đất, sống thần và các loại thiên tai khác.
- Phòng tránh thiên tai: là các biện pháp phòng tránh, bao gồm cảnh báo sớm
và xây dựng các kế hoạch dự phòng hoặc khẩn cấp, có thể được coi là một hợp phần
và là cầu nối giữa giảm nhẹ rủi ro thiên tai và quản lý thiên tai.
- Rủi ro: là khả năng gặp nguy hiểm hoặc chịu thiệt hại và mất mát phát sinh
từ một hay nhiều sự kiện.
- Rủi ro thiên tai: là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi
trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.
- Giảm nhẹ rủi ro thiên tai: là giảm thiểu hoặc hạn chế tác động có hại của
thiên tai môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
- Giảm nhẹ rủi ro thiên tai vừa là một mục tiêu hoặc mục đích chính sách vừa
là các biện pháp chiến lược và công cụ được sử dụng để dự đoán rủi ro thiên tai trong
tương lai, giảm hiểm họa, giảm mức độ phơi bày trước hiểm họa, hoặc tình trạng dễ
bị tổn thương và nâng cao khả năng chống chịu.
2. Một số kỹ năng ứng phó trước các thiên tai.
Bảng : Kĩ năng ứng phó các loại thiên tai.
TT Loại

thiên

Trước khi
thiên tai xảy ra

Trong khi
thiên tai xảy ra

Sau khi thiên tai
xảy ra


4
tai
- Theo dõi thông tin về
lũ lụt.
- Cất giữ và bảo vệ các
đồ vật quan trọng.
- Dự trữ, bảo vệ đủ
lương thực và nước
uống cho gia đình,...
- Xác định địa điểm
cần phải di dời khi cần
thiết.
- Dự trữ thuốc để khử
trùng,...

- Cắt hết nguồn điện để
đảm bảo an toàn trong
thời gian lũ lụt.

- Di chuyển đến nơi cao
và an toàn.
- Không đi lại bơi lội,
chơi đùa ở những nơi
ngập lụt.
- Mặc áo phao khi di
chuyển trong vùng ngập
lụt.
- Tránh xa các bờ sông
hoặc bờ suối ở các vùng
ngập lụt.
- Không được uống nước
lụt, nước ô nhiễm.
- Không ăn thức ăn bị
ngâm trong nước lụt.

- Trồng cây quanh nhà
Áp để tạo hàng rào bảo vệ
thấp chắn gió bão.
nhiệt - Trước bão cần chặt
đới, bỏ cành to, cây khô
bão xung quanh nhà.
- Bảo quản các giấy tờ,
vật dụng quan trọng.
- Dự trữ lương thực,
thực phẩm, chất đốt,
nước
sạch,
thuốc
men,...

- Theo dõi tin bão trên
các phương tiện thông
tin đại chúng thường
xuyên.
- Chằng chống nhà
cửa.
- Xác đinh vị trí an
toàn để trú ẩn hoặc sơ

- Không ra khơi trong
thời gian có áp thấp, bão.
- Tránh xa các ổ điện
hoặc dây điện đứt.
- Hãy ở trong các khu
nhà kiên cố không ra
ngoài.
- Các em nhỏ luôn phải ở
gần bố mẹ.
- Không ẩn trú dưới gốc
cây, cột điện.


lụt

2

- Sử dụng màn khi đi
ngủ.
- Không đến khu vực
gần bờ sông hoặc nơi

bị sạt lỡ.
- Không được chạm
vào bất cứ ổ điện nào
khi bị ẩm.
- Không dùng thức
ăn, lương thực đã bị
ngâm nước.
- Nhờ cán bộ y tế
kiểm tra làm sạch
giếng trước khi sử
dụng.
- Vệ sinh sạch sẽ nhà
cửa khu vực chăn
nuôi.
- Kịp thời đi khám
nếu bị ốm.
- Trồng cây thích hợp
để phòng chống lũ
lụt.
- Tiếp tục theo dõi tin
bão trên phương tiện
thông tin đại chúng.
- Kiểm tra lại nguồn
điện trong nhà trước
khi sử dụng.
- Kiểm tra nguồn
nước nếu bị ô nhiễm
thì phải xử lý.
- Kiểm tra xem vật
nuôi có an toàn

không.


5
tán khỏi nhà.
- Đưa gia súc, vật nuôi
đến nơi an toàn.
- Khi chưa có sạt lở
Sạt lỡ đất, trồng thêm cây ở
đất những nơi đất trống.Không chặt cây, có thể
tỉa bớt cành hoặc chặt
phần cây đã chết
nhưng không được róc
vỏ thân cây.
- Không nên xây nhà ở
những nơi dễ xảy ra
sạt lỡ.
- Thường xuyên quan
sát đất quanh nhà và
nơi ở để phát hiện các
dấu hiệu của sạt lỡ đất.
3

4

- Hãy luyện tập các
Động tình huống ứng phó
đất với động đất.
- Chuẩn bị túi cứu trợ
khẩn cấp chứa các nhu

yếu phẩm, thuốc men,
các dụng cụ vệ sinh
quần áo.

- Hãy đi sơ tán nếu được
yêu cầu.
- Cần cảnh giác nếu gia
đình sống gần sông suối.
- Hãy chú ý lắng nghe dự
báo thời tiết và thông tin
cảnh báo từ vô tuyến, đài
về các đợt mưa lớn.
- Hãy tỉnh ngủ và sẵn
sàng rời khỏi nhà để di
chuyển đến nơi an toàn.
- Hãy lắng nghe bất kì
tiếng động không bình
thường nào do đất đá
chuyển động gây ra.
- Hãy chú ý sự thay đổi
của nước từ trong thành
đục bởi vì những thay
đổi như vậy là do có sạt
lở đất ở đầu nguồn.
- Hãy sẵn sàng rời khỏi
nhà không được chậm
trễ. Điều quan trọng
trước tiên là các em phải
tự bảo vệ mình, không
cần cứu đồ đạc.

- Hãy tránh xa sạt lỡ đất.
Nếu các em không kịp
chạy thoát, hãy tự bảo vệ
mình bằng cách cuộn
tròn mình lại, hai tay ôm
lấy đầu và lăn như một
quả bóng.
- Nếu đang ở trong nhà,
hãy tìm đến những nơi an
toàn, cố gắng chỉ trong
phạm vi vài bước chân.
- Thực hiên các động tác:
chui xuống dưới gầm
bàn, ghế, tay giữ chặt lấy
chân bàn. Đảm bảo đầu

- Hãy tránh xa khu
vực sạt lỡ đất vì nền
đất vẫn chưa ổn định
và có thể tiếp tục sạt
lỡ nữa
- Không được vào bất
kì ngôi nhà nào nếu
chưa được người lớn
kiểm tra

- Sau các trận động
đất thường có các dư
chấn. Hãy lắng nghe
các chỉ dẫn của người

lớn hoặc của những
người cứu hộ
- Nếu ở trong những
toàn nhà đổ nát, hãy


6
- Xác định những nơi
an toàn ở trong nhà và
trong trường học.
- Nơi an toàn là dưới
gầm một chiếc bàn
chắc chắn. Nếu không
có bàn chắc chắn, nằm
cạnh giường, ngồi
cạnh góc nhà.

5
Hạn
hán

- Thường xuyên theo
dõi dự báo thời tiết
trên đài phát thanh
truyền hình, truyền
thanh địa phương để
biết them thông tin và
cảnh báo hạn hán, đặc
biệt là khi ít có hoặc
không có mưa.

- Không lãng phí nước
và bảo vệ nguồn nước
một cách cảnh thận.
- Nhắc bố mẹ sửa chữa
ống nước và vòi nước
bị vỡ, rò rĩ.
- Dự trữ nước trong tất
cả các vật dụng có thể
chứa được nước.
- Thiết lập hệ thống
thu gom và trữ nước
mưa.
- Cất giữ hạt giống nơi
an toàn để có thể dung
sau khi hạn hán kết

và cổ của các em được
bàn che phủ.
- Tránh xa các đồ vật
bằng kính và đồ điện.
- Không sử dụng thang
máy
- Nếu đang ở bên ngoài,
nhanh chóng tránh xa các
nhag cao tầng, cây cối,
đèn đường, dây đường,
thực hiện các động tác:
ngồi sụp xuống, hai tay
che đầu và giữ chặt.
- Nếu bị mắc kẹt dưới

đống đổ nát, không di
chuyển, che miệng bằng
khăn hay quần áo để
tránh bụi, gõ vào đường
ống hoặc tường để cứu
hộ có thể tìm ra.
- Theo dõi chặt chẽ tin
dự báo thời tiết trên đài
phát thanh truyền hình để
có các lời khuyên cần
thiết về những việc nên
làm trong thời kì hạn
hán.
- Tiết kiệm nước. Sử
dụng nước đã dùng trong
sinh hoạt, ví dụ để tưới
cây hoặc dội nhà vệ sinh.
- Giúp bố mẹ đi lấy nước
ở nguồn nước an toàn
gần nhà nhất.

cố gắng tìm cách
thoát ra ngoài và tìm
nơi an toàn
- Hãy quan sát các
mối nguy hiểm xung
quanh, ví dụ kính vỡ,
đồ vật rơi,…

- Giúp gia đình kiểm

tra và sửa chữa hệ
thống nước.
- Giúp bố mẹ gieo hạt
giống.


7
thúc.
- Để dành cỏ để chăn
nuôi gia súc.
Hỏa
hoạn

6

7

Mưa
đá

8
Rét

- Không được vào một
căn nhà đang cháy hay
đến gần đám cháy.
- Không sử dụng thang
máy khi đám cháy xảy ra
trong tòa nhà.
- Kêu to “ Cháy, cháy”

và chạy khỏi nhà càng
nhanh càng tốt. Khi đã ra
khỏi nhà rồi, hãy ở ngoài
và gọi người đến giúp.
- Nếu bị mắc kẹt trong
một căn phòng đầy khói,
hãy bò bằng tay và đầu
gối dưới đám khói và
thoát ra ngoài
càng
nhanh càng tốt. Khói bay
phía trên không chỉ chứa
nhiều khí độc hại mà còn
rất nóng.
-Sử dụng khăn, quần áo
ẩm để che mũi, tránh hít
phải khói độc.
-Nếu quần áo bị bắt lửa
hãy nằm ngay xuống đất
che mặt và lăn qua lăn lại
cho tới khi lửa tắt.
- Nếu bị bỏng dung nước
sạch làm nguội chỗ bỏng
và không bôi bất cứ thứ
gì lên vết bỏng.
- Ở trong nhà và không
được đi ra ngoài cho đến
khi hết mưa đá.
- Nếu không vào nhà
được hãy cố gắng che

chắn, bảo vệ đầu bằng
các loại mũ cứng, bằng
bảng hoặc cặp sách.
- Theo dõi thông tin - Mặc quần áo ấm, đi tất
thời tiết trên các và giày dép cẩn thận .


8
hại,

phương tiện thông tin - Đắp chăn ấm khi ngủ.
sương đại chúng về thời tiết - Không sưởi ấm bằng lò
muối rét.
than trong phòng kín.
- Giữ ấm cho gia súc
bằng bao tải. Không chăn
thả gia súc ngoài đồng,
che chắn chuồng trại,
tránh gió lùa.
- Dự trữ nguồn thức ăn
cho gia súc.
- Bảo vệ cây trồng.
- Đi xe thật chậm, có còi
Sương - Theo dõi thông tin và đèn chiếu sáng (ánh
mù thời tiết trên các sáng vàng là tốt nhất).
phương tiện thông tin - Khi đi đường đeo khẩu
9
đại chúng.
trang để tránh bụi khói,
- Nên tránh ra đường các chất độc không thoát

vào lúc sáng sớm.
ra được trong không khí.
- Mặc thêm quần áo ấm
để tránh nhiễm lạnh.
- Theo dõi thông tin - Không được đi ra
Dông thời tiết trên các ngoài, đi xe đạp hoặc
và sét phương tiện thông tin cầm, chạm vào các đồ
đại chúng.
vật kim loại vì có thể bị
- Thảo luận với các sét đánh.
thành viên trong gia - Nếu không vào nhà
đình.
được hoặc cảm thấy
- Nếu cơn dông sắp dựng tóc gáy, có nghĩa là
đến phải đi vào nhà và sét sắp đánh. Hãy thu
ngồi trên ghế hoặc mình lại và ngồi xỗm
giường gỗ, chân không kiểu con ếch trên đầu
10
được chạm đất.
ngón chân, đặt hai tay lên
- Hãy tắt các thiết bị hai đầu gối và cúi thấp
điện ( trừ đèn).
đầu gối.
- Nếu đang ở trên - Không sử dụng điện
thuyền hoặc đang bơi, thoại cho đến khi hết
hãy vào bờ ngay lập dông.
tức.
- Hãy tránh xa các vật
cao như cây đơn độc, các
ngọn tháp, hàng rào, cột

điện, dường dây điện và
điện thoại bởi chúng là
những thứ thu hút sét.
11
- Theo dõi thông tin - Tránh đường đi của lốc,

- Nếu tiếp xúc với
sương mù thì nên nhỏ
mũi mắt, súc miệng
bằng nước muối nhạt.

- Khắc phục hậu quả


9
Lốc

thời tiết trên các
phương tiện thông tin
đại chúng.
- Gia cố nhà cửa, tìm
nơi trú ẩn an toàn.

tìm nơi trú ẩn an toàn
(nếu có thể làm được).
- Ở trong nhà, không ra
ngoài khi có lốc xảy ra.
Nên trú ẩn dười gầm cầu
thang hoặc gầm bàn, gầm
giường, góc nhà

- Theo dõi thông tin - Lập tức chạy đến khu
Sống cảnh báo và các dấu vực cao, an toàn (địa
thần hiệu
về
sóng hình cao trên 15m so với
thần…………….
mức nước biển và cách
xa bờ biển ít nhất 1km).
- Nếu không thể chạy
đến điểm an toàn, trèo
lên một cây to gần nhất
có thể hoặc trèo lên nóc
nhà, công trình.
12
- Nếu đang ở trên thuyền
ngoài khơi thì không thể
quay về bờ, tiếp tục ở
trên biển cho đến khi
sóng giảm đi.
- Nếu đang ở trên thuyền
ngoài cảng biển và
không kịp ra khơi thì lập
tức rời thuyền và chạy
đến nơi trú ẩn an toàn.

sau lốc.

- Ở lại khu vực an
toàn trong vài tiếng
sau đó vì có thể sóng

thần vẫn còn tiếp tục
đánh vào.
- Khắc phục hậu quả
sau sóng thần.

3. Giới thiệu địa chỉ tích hợp nội dung giáo dục phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro
thiên tai, thích ứng với BĐKH trong dạy học môn Địa lý.
- Qua quá trình tìm hiệu nội dung sách giáo khoa lớp 12, tôi xin đưa ra một số địa chỉ
thích hợp để giáo dục kỹ năng phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho học sinh lớp
12 như sau:
Địa lí lớp 12 (CB)
Tên bài
Bài 1. Việt
Nam
trên
đường đổi
mới và hội
nhập
Bài 2. Vị
trí địa lí,

Địa chỉ tích hợp

Nội dung tích hợp

3. Một số định
hướng chính để
đẩy mạnh công
cuộc Đổi mới và
hội nhập

3. Ý nghĩa của vị
trí địa lí Việt

Bảo vệ tài nguyên, môi trường
và phát triển bền vững là
phương thức hữu hiệu để ứng
phó với BĐKH.
BĐKH  gia tăng thiên tai.
Cần chú trọng phòng chống

Mức độ
tích hợp
Liên hệ

Liên hệ

Ghi
chú


10
phạm
vi Nam.
lãnh thổ.
a. Ý nghĩa tự
nhiên.
Bài 7. Đất 3. Thế mạnh và
nước nhiều hạn chế về tự
đồi núi.
nhiên của các

khu vực đồi núi
và đồng bằng…

Bài 8. Thiên d. Thiên tai
nhiên chịu
ảnh hưởng
sâu sắc của
biển

Bài
10.
Thiên nhiên
nhiệt
đới
ẩm gió mùa

3. Ảnh hưởng
của thiên nhiên
nhiệt đới ẩm gió
mùa đến hoạt
động sản xuất và
đời sống

Bài
12. 4. Các miền địa
Thiên nhiên lí tự nhiên
phân hóa đa
dạng
Bài 14. Sử
dụng


bảo vệ tài
nguyên
thiên
nhiên.
Bài 15. Bảo
vệ
môi
trường và
phòng

1. Sử dụng và bảo
vệ tài nguyên sinh
vật
3. Sử dụng và bảo
vệ các tài nguyên
khác
1. Bảo vệ môi
trường.
2. Một số thiên tai
chủ yếu và biện

tích cực, chủ động.
- Khu vực đồi núi : BĐKH 
tăng thiên tai trong điều kiện
địa hình chia cắt mạnh, độ dốc
lớn  hậu quả càng nặng nề.
- Khu vực đồng bằng : BĐKH
 nước biển dâng  gây
ngập úng và xâm nhập mặn

trên diện rộng.
BĐKH làm tăng tác động của
thiên tai tới các vùng ven biển
: bão tăng cả về tần suất và
cường độ, nước biển dâng gây
ngập úng, xâm nhập mặn và
sạt lở bờ biển…Cần có các
biện pháp để giảm nhẹ và
thích ứng với BĐKH ở các
vùng ven biển.
- Ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp : Khí hậu biến đổi làm
tăng tính thất thường của các
yếu tố thời tiết, khí hậu.
- Ảnh hưởng đến các hoạt động
sản xuất khác và đời sống : Khí
hậu biến đổi làm tăng thiên tai
và các hiện tượng thời tiết thất
thường.
- Ở mỗi miền địa lí tự nhiên
cần có các biện pháp giảm nhẹ
tác động của thiên tai và thích
ứng với những thách thức
ngày càng tăng do BĐKH.
- Sự suy giảm quá mức tài nguyên
rừng và các hệ sinh thái khác làm
BĐKH.
- Tác động của BĐKH đến tài
nguyên nước.


Liên hệ

Bộ phận

Liên hệ

Liên hệ

Bộ phận

- Sự biến đổi môi trường sẽ dẫn
Toàn
tới sự BĐKH và ngược lại.
phần/Cả bài
- Sự BĐKH sẽ làm tăng hậu quả
của thiên tai.


11
chống thiên pháp phòng chống
tai.
3.
Chiến lược
quốc gia về bảo vệ
tài nguyên và môi
trường

- Cần các biện pháp giảm nhẹ
và thích ứng với các thiên tai:
Bão, lụt, hạn hán.

- Thực hiện các nhiệm vụ của
chiến lược là góp phần hạn chế
BĐKH.
Bài 16. Đặc 2. Dân số tăng Dân số tăng nhanh tạo sức ép lớn
điểm dân số nhanh, cơ cấu tới môi trường  BĐKH.
và phân bố dân số trẻ
dân cư nước
ta.
Bài 18. Đô 3. Ảnh hưởng của Đô thị phát triển mạnh mẽ 
thị hóa.
đô thị hóa đến gia tăng hoạt động giao thông
phát triển kinh tế - vận tải… ô nhiễm không
xã hội.
khí  BĐKH.
Các đô thị ven biển chịu tác
động lớn của BĐKH.
Bài 21. Đặc 1. Nền nông Tính bấp bênh của sản xuất
điểm nền nghiệp nhiệt đới. nông nghiệp ngày càng tăng
nông
mạnh do tác động của BĐKH.
nghiệp
nước ta.
Bài 22. Vấn 1. Ngành trồng - Nhiệt độ tăng do BĐKH 
đề
phát trọt.
ảnh hưởng tới năng suất cây
triển nông 2. Ngành chăn trồng.
nghiệp.
nuôi.
- Nhiệt độ tăng do BĐKH 

ảnh hưởng tới chất lượng sản
phẩm vật nuôi.
Bài 24. Vấn 1. Ngành thủy Thiên tai, đặc biệt là bão gia
đề
phát sản.
tăng do BĐKH  ảnh hưởng
triển ngành 2. Lâm nghiệp.
lớn tới việc đánh bắt thủy sản.
thủy sản và
Phát triển trồng rừng sẽ hạn
lâm nghiệp.
chế ảnh hưởng của BĐKH.
Bài 25. Tổ 2. Các vùng Mỗi vùng chịu những tác
chức lãnh nông nghiệp ở động khác nhau của BĐKH
thổ
nông nước ta.
 ảnh hưởng tới điều kiện
nghiệp.
sinh thái nông nghiệp.
Bài 26. Cơ 1. Cơ cấu công Hoàn thiện cơ cấu ngành công
cấu ngành nghiệp
theo nghiệp, đổi mới trang thiết bị
công nghiệp ngành
và công nghệ để sử dụng ít
nhiên liệu, giảm lượng khí
thải.
Bài 27. Vấn b. Công nghiệp BĐKH tác động mạnh tới việc
đề
phát điện lực.
xây dựng và hoạt động của các


Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ


12
triển một số
ngành công
nghiệp
trọng điểm.
Bài 30. Vấn
đề phát triển
ngành giao
thông vận
tải và thông
tin liên lạc.
Bài 31. Vấn

đề
phát
triển
thương mại,
du lịch.
Bài 32. Vấn
đề khai thác
thế mạnh ở
Trung du và
miền
núi
Bắc Bộ.

công trình thủy điện và ngược
lại.
1. Giao thông vận Sự gia tăng mạnh mẽ của các
tải.
phương tiện vận tải dẫn tới ô
nhiễm không khí góp phần
dẫn đến BĐKH.

Liên hệ

2. Du lịch.

BĐKH có ảnh hưởng lớn đến
các hoạt động du lịch.

Liên hệ


- Quá trình xây dựng và các
hoạt động của các công trình
thủy điện lớn chịu tác động
lớn của BĐKH và ngược lại.
- Sự gia tăng các thiên tai : xói
mòn, trượt lở đất, rét đậm, rét
hại… do BĐKH ảnh hưởng tới
năng suất cây trồng, vật nuôi.
- Cần chủ động ứng phó với các
tác động của BĐKH trong vùng.

Liên hệ

- BĐKH khiến nước biển
dâng, giảm diện tích canh tác.
- BĐKH làm gia tăng các thiên
tai như bão, lũ lụt…ảnh hưởng
nặng nề tới sản xuất nông
nghiệp và an ninh lương thực.
- Cần chủ động ứng phó với
các tác động của BĐKH trong
vùng.
2. Hình thành cơ - BĐKH làm gia tăng thiên tai
cấu nông - lâm : gió phơn khô nóng, bão lũ…
– ngư nghiệp.
- Bảo vệ và phát triển vốn
rừng làm giảm nhẹ tác động
của BĐKH.

Liên hệ


2. Khai thác, chế
biến khoáng sản
và thủy điện
3. Trồng và chế
biến cây công
nghiệp, cây dược
liệu, rau quả cận
nhiệt đới và ôn
đới
4. Chăn nuôi gia
súc
Bài 33. Vấn 2. Các hạn chế
đề chuyển chủ yếu của
dịch cơ cấu vùng.
kinh tế theo
ngành

Đồng bằng
sông Hồng.

Bài 35. Vấn
đề
phát
triển kinh tế
- xã hội ở
Bắc Trung
Bộ.
Bài 36. Vấn 2. Phát triển tổng - BĐKH làm gia tăng nguy cơ
đề phát triển hợp kinh tế biển. thiên tai : bão lũ ở phía bắc,

kinh tế - xã
khô hạn ở phía nam của vùng.

Liên hệ

Liên hệ


13
hội ở Duyên
hải
Nam
Trung Bộ.
Bài 37. Vấn
đề khai thác
thế mạnh ở
Tây
Nguyên.

2. Phát triển cây
công nghiệp lâu
năm.
3. Khai thác và
chế biến lâm
sản.

Bài 39. Vấn 3. Khai thác lãnh
đề khai thác thổ theo chiều
lãnh
thổ sâu.

theo chiều
sâu ở Đông
Nam Bộ.
Bài 41. Vấn 2. Các thế mạnh
đề sử dụng và hạn chế chủ
hợp lí và cải yếu.
tạo tự nhiên

Đồng
bằng sông
Cửu Long.
Bài 44 - 45.
Tìm hiểu địa
lí tỉnh thành
phố.

- BĐKH tác động đến các hệ
sinh thái và đa dạng sinh học.
- Cần chủ động ứng phó với
tác động của BĐKH trong
vùng.
- BĐKH làm gia tăng nguy cơ
thiên tai : mùa khô kéo dài,
mực nước ngầm hạ thấp.
- Sự suy giảm tài nguyên rừng
góp phần BĐKH.
- BĐKH tác động đến các hệ
sinh thái và đa dạng sinh
học của vùng.
- Cần chủ động ứng phó với

những tác động của BĐKH
trong vùng.
- Phát triển công nghiệp cần
gắn với giảm sử dụng nhiên
liệu và phát khí thải vào khí
quyển để giảm nguy cơ
BĐKH.
- Phát triển thủy lợi để giảm
thiểu tác động của BĐKH.
BĐKH  nước biển dâng cao
 thu hẹp diện tích đồng
bằng, tăng hiện tượng xâm
nhập mặn  tác động đến sản
xuất nông nghiệp và an ninh
lương thực  cần chủ động
ứng phó với những tác động
của BĐKH trong vùng.
Tùy theo địa điểm cụ thể của
địa phương để tích hợp giáo
dục ứng phó với BĐKH.

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

II. GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH GIẢM NHẸ, RỦI RO THIÊN TAI

CHO HỌC SINH QUA TIẾT DẠY ĐỊA LÝ LỚP 12.
1. Bài giảng minh họa giáo dục kỹ năng phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên
tai cho học sinh lớp 12.
- Trên cơ sở các địa chỉ có thể lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh, giảm nhẹ rủi
ro thiên tai. Tôi đã áp dụng vào giảng dạy các lớp 12A5 và 12A10. Sau đây tôi xin


14
đưa ra một trong các bài giảng mà tơi đã áp dụng dạy học giáo dục kỹ năng phòng
tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho học sinh lớp12 như sau:
TiÕt thø: 14

Ngµy so¹n:……/……./ 2015

bµi 16: B¶O VƯ M¤I TR¦êng vµ phßng chèng thiªn tai
I. mơc tiªu:
1. KiÕn thøc:
- Hiểu được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ởû nước ta: mất cân
bằng sinh thái và ôâ nhiễm môi trường (nước, không khí, đất).
- Nắm được sự phân bố hoạt động của một số loại thiên tai chủ yếu
(bão, ngập lụt lũ quét, hạn hán, động đất) thường xuyên gây tác hại đến đời
sống kinh tế ở nước ta. Biết cách phòng chống đối với mỗi loại thiên tai.
- Hiểu được nội dung chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và
môi trường và phòng chống thiên tai.
2. Kü n¨ng: Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu thập tài liệu về môi trường.
- Giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên
tai cho học sinh.
3. Th¸i ®é: Cã ý thøc b¶o vƯ con ngêi, tµi s¶n, tµi nguyªn thiªn nhiªn .
II. ph¦¥ng ph¸p Vµ Kü THT D¹Y HäC:
1. Ph¬ng ph¸p: Th¶o ln nhãm nhá, ®µm tho¹i gỵi më, trùc quan, thut

tr×nh.
2. Kü tht d¹y häc: Kü tht chia nhãm, ®Ỉt c©u hái, phßng tranh...
III. chn bÞ cđa gi¸o viªn vµ häc sinh:
1. Chn bÞ cđa GV:- Một số hình ảnh về thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán....
- Atlat Đòa lí Việt Nam.
2. Chn bÞ cđa HS:- S¸ch gi¸o khoa + vë häc tËp.
IV. tiÕn tr×nh BµI HäC:
1. KiĨm tra bµi cò: Câu 1: Nêu tình trạng suy thối tài ngun rừng và suy giảm
đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Bµi míi:
a. §Ỉt vÊn ®Ị: GV có thể đưa ra các hình ảnh hoặc số liệu về thiệt hại do
các cơn bão trong những năm gần đây ở nước ta và cho các em nhận xét về
hậu quả.
GV: Các loại hình thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, cháy rừng là những
mối đe dọa thường trực đối với môi trường và cuộc sống người Việt Nam, vì vậy
chúng ta cần phải chuẩn bò sẵn sàng và đối phó hiệu quả thiên tai.
b. TriĨn khai bµi:


15
Ho¹t ®éng cđa thÇy vµ trß

Néi dung kiÕn thøc

Hoạt động l: Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ
môi trường ởû nước ta.
- Bước 1: GV Cho HS tìm hiểu SGK
mục 2, kết hợp hiểu biết của bản thân,
hãy:
- Nêu những diễn biến bất thường về

thời tiết khí hậu xảy ra ởû nước ta trong
những năm qua. (Mưa, lũ lụt xảy ra với
tần suất ngày càng cao. Mưa đá trên
diện rộng ở miền Bắc năm 2006; Lũ lụt
nghiêm trọng ở Tây Nguyên năm 2007;
Rét đậm, rét hại kỉ lục ở miền Bắc
tháng 2/2008 làm HS không thể đến
trường để học tập...
- Nêu hiểu biết của em về tình trạng ô
nhiễm môi trường ở nước ta. Các
nguyên nhân gây ôâ nhiễm đất (Do nước
thải, rác thải sau phân hủy, lượng thuốc
trừ sâu, phân bón hữu cơ và hoá chất
dư thừa trong sản xuất nông nghiệp).
- Bước 2: HS trả lời, HS khác nhận xét,
bổ sung.
GV: nhận xét phần trình bày của HS và
bổ sung kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của
bão ở nước ta.
- Bước 1: GV Cho HS tìm hiểu SGK
mục 1 kết hợp quan sát hình 10.3, hãy
nhận xét đặc điểm của bão ở nước ta
theo dàn ý:
+ Thời gian hoạt động của bão
...........................................................
+ Mùa bão ........................................
+ Sốù trận bão trung bình mỗi năm
..........
- Cho biết vùng bờ biển nào của nước

ta chòu ảnh hưởng mạnh nhất của bão.

1. Bảo vệ môi trường:
Có 2 vấn đề Môi trường đáng quan
tâm ở nước ta hiện nay:
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái
môi trường làm gia tăng bão, lũ lụt,
hạn hán và các hiện tượng biến đổi bất
thường về thời tiết , khí hậu…
- Tình trạng ô nhiễm môi trường:
+ Ô nhiễm môi trường nước.
+ Ô nhiễm không khí.
+ Ô nhiễm đất.
Các vấn đề khác như: khai thác, sử
dụng tiết kiệm nguyên khoáng sản, sử
dụng hợp lí các vùng cửa sông, biển
để tránh làm hỏng vẻ đẹp của cảnh
quan thiên nhiên có ý nghóa du lòch.

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện
pháp phòng chống.
a. Bão:
* Hoạt động của bão ởû Việt nam.
- Thời gian hoạt động từ tháng VI, kết
thúc vào tháng XI. Đặc biệt là các
tháng IX và XIII, X .
- Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.
- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển
Trung Bộ. Nam Bộ ít chòu ảnh hưởng
của bão.

- Trung bình mỗi năm có 8 -10 trận
bão vào biển đông, trong đó từ 3 => 4
cơn bão trực tiếp đổ bộ vào nước ta.
* Hậu quả của bão:
- Mưa lớn trên diện rộng (300 -


16
Ho¹t ®éng cđa thÇy vµ trß

Néi dung kiÕn thøc

Vì sao?
- Bước 2: HS cùng bàn trao đổi để trả
lời câu hỏi.
HS: Đại diện trình bày trước lớp, các
HS.
khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét phần trình bày của HS
và chuẩn kiến thức.
GV: Vì sao nước ta chòu tác động mạnh
của bão? Nêu các hậu quả do bão gây
ra ở nước ta (Nước ta chòu tác động
mạnh của bão vì: nước ta giáp Biển
Đông, nằm trong vành đai nội chí
tuyến, nửa cầu Bắc là hoạt động của
dải hội tụ nhiệt đới).
HS: Trả lời, các HS khác nhận xét, bổ
sung. GV nhận xét phần trình bày của
HS và bổ sung kiến thức.

- Bước 3: GV tổ chức cuộc thi viết
"Thông báo bão khẩn cấp và công điện
khẩn của uỷ ban phòng chống bão
Trung ương gửi các đòa phương xảy ra
bão".
- Là một người dân, khi nghe thơng tin
bão em cần phải làm gì trước, trong, sau
khi bão đổ bộ vào địa phương mình?
- Hai HS cùng bàn trao đổi để viết.
- Một số HS đại diện trình bày trước
lớp, các HS khác nhận xét, đánh giá.
GV: Nhận xét phần trình bày của HS và
giáo dục các biện pháp phòng chống,
thiệt hại do bão gây ra.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các thiên tai
ngập lụt, lũ quét và hạn hán.
- Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm
vụ cho từng nhóm.
- Nhóm l: Tìm hiểu sự hoạt động của

400mm), gây ngập úng đồng ruộng,
đường giao thông. Thủy triều dâng cao
làm ngập mặn vùng ven biển.
- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn
phá nhà cửa, cầu cống, cột điện cao
thế...
- Ô nhiễm môi trường gây dòch bệnh.

* Biện pháp phòng chống bão: ( Trước,
trong và sau Bão)

(Phụ lục)

b. Ngập lụt.
- Vùùùng chòu úng nghiêm trọng nhất là
vùng châu thổ sông Hồng, do mưa lớn,
mặt đất thấp.
- Ngập úng ở ĐBSH không chỉ do
mưa lớn mà còn do triều cường.
- ở Trung bộ , nhiều vùng trũng Bắc
trung bộ và đồn bằng hạ lưu Nam
Trung bộ cũng bò ngập lụt mạnh vào
tháng 9, 10 do mưa bão, nước biển
dâng, lũ nguồn.
c. Lũ quét.


17
Ho¹t ®éng cđa thÇy vµ trß

Néi dung kiÕn thøc

ngập lụt.
Nlhóm 2: Tìm hiểu sự hoạt động của lũ
quét.
Nhóm 3: Tìm hiểu sự hoạt động của
hạn hán.
GV: Để hạn chế thiệt hại do thiên tai
gây ra chúng ta cần có những giải pháp
gì? (trước, trong và sau thiên tai)
- Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi,

đại diện các nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung ý kiến.
GV: Nhận xét phần trình bày của HS
và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm
(Xem thông tin phản hồi phần phụ lục).
GV đặt câu hỏi cho các nhóm:
- Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa
khô ở miền Bắc không nhiều như ở
miền Nam?
Hoạt động 5: Tìm hiểu chiến lược quốc
gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Bước 1: GV Cho học sinh tìm hiểu
mục 3 trình bày một số chiến lược quốc
gia về bảo vệ TN và MT?
- Bước 2: HS Trả lời.
GV: Chuẩn kiến thức. đ

- Lũ quét xãy ra ở những lưu vực sông
suối miền núi nơi có đòa hình chia cắt
mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực
vật.
- Miền Bắc lũ quét vào tháng 6 – 10
tập trung ở vùng núi phía bắc.
- Miền trung lũ quét vào tháng 10 –
12.
-Biện pháp: quy hoạch dân cư , sử
dụng đất đai hợp lí. Thực hiện các
biện pháp kó thuật thuỷ lợi, trồng
rừng…
d. Hạn hán:

Tình trạng hạn hán trong mùa khô
diễn ra nhiều nơi.
Biện pháp: xây dựng các công trình
thuỷ lợi.
e. Các thiên tai khác: Động đất, lốc,
mưa đá, sương muối…
3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ TN
và MT:
- Duy trì các quá trình sinh thái chủ
yếu và các hệ thống sông có ý nghóa
quyết đònh đến đời sống con người.
- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về
vốn gen, các loài nuôi trồng củng như
các loài hoang dại, có liên qua đến lợi
ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và
của cả nhân loại.
- Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các tài
nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử
dụng trong giới hạn có thể phục hồi
được.
- Đảm bảo chất lượng môi trường phù
hợp với yêu cầu về đời sống con
người.
- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn đònh


18
Ho¹t ®éng cđa thÇy vµ trß

Néi dung kiÕn thøc

dân số ở mức cân bằng với khả năng
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

3. Cđng cè:
Câu 1: Vấn đề chủ yếu của bảo vệ mơi trường ở nước ta là gì? Vì sao?
Câu 2: Khoanh tròn ý em cho là đúng: 70% tổng số cơn bão ở Việt Nam xảy ra
vào các tháng:
A. 5, 6, 7.
C. 8, 9, 10.
B. 6 , 7 , 8 .
D. 10, 11, 12.
Câu 3: Mùa bão ở nước ta:
A. Chậm dần từ Nam ra Bắc.
C. Diễn ra đồng đều ở mọi nơi.
B. Chậm dần từ Bắc vào Nam.
D. Có sự khác nhau ở các vùøng.
Câu 4: Lũ ở Việt Nam có thể hình thành do các điều kiện nào sau đây?
A. Mưa lớn trên đầu nguồn.
B. Vở hồ, đập nước.
C. Nước biển dâng.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 5: Sau cơn lũ ta nên làm gì?
A. Tham gia làm vệ sinh mơi trường quanh khu vực mình ở.
B. Cắm điện ngay để sử dụng sau những ngày bị cắt điện sau lũ.
C. Phơi đồ ăn ngấm nước để sử dụng tiếp.
D. Tất cả các phương án trên đúng.
Câu 6: Việc làm nào giúp chúng ta đối phó với tất cả các loại thiên tai?
A. Đi sơ tán.
B. Buộc, gia cố nhà cửa cho chắc chắn.
C. Chuẩn bị thuốc men đầy đủ. D. Tự trang bị kiến thức đầy đủ về thiên tai.

4. Híng dÉn häc sinh häc bµi ë nhµ: Trả lời các câu hỏi SGK và ơn tập từ bài 1 đến
bài 16 chuẩn bị kiểm 1 tiết”
V. rót kinh nghiƯm:....................................................................................................
..................................................................................................................................................
PHỤ LỤC


Loại
thiên
tai

Trước khi thiên tai
xảy ra

- Trồng cây quanh nhà
Áp để tạo hàng rào bảo vệ
thấp chắn gió bão.
nhiệt - Trước bão cần chặt
đới, bỏ cành to, cây khô
bão xung quanh nhà.
- Bảo quản các giấy
tờ, vật dụng quan
trọng.
- Dự trữ lương thực,
thực phẩm, chất đốt,
nước sạch, thuốc
men,...
- Theo dõi tin bão trên
các phương tiện thông
tin đại chúng thường

xuyên.
- Chằng chống nhà
cửa.
- Xác đinh vị trí an
toàn để trú ẩn hoặc sơ
tán khỏi nhà.
- Đưa gia súc, vật nuôi
đến nơi an toàn.
- Theo dõi thông tin
Ngập về lũ lụt.
lụt, lũ - Cất giữ và bảo vệ
quét các đồ vật quan trọng.
- Dự trữ, bảo vệ đủ
lương thực và nước
uống cho gia đình,...
- Xác định địa điểm
cần phải di dời khi cần
thiết.
- Dự trữ thuốc để khử
trùng...

Hạn
hán

- Thường xuyên theo
dõi dự báo thời tiết
trên đài phát thanh
truyền hình, truyền
thanh địa phương để


Trong khi thiên tai
xảy ra
19
- Không ra khơi trong
thời gian có áp thấp, bão.
- Tránh xa các ổ điện
hoặc dây điện đứt.
- Hãy ở trong các khu
nhà kiên cố không ra
ngoài.
- Các em nhỏ luôn phải ở
gần bố mẹ.
- Không ẩn trú dưới gốc
cây, cột điện.

- Cắt hết nguồn điện để
đảm bảo an toàn trong
thời gian lũ lụt.
- Di chuyển đến nơi cao
và an toàn.
- Không đi lại bơi lội,
chơi đùa ở những nơi
ngập lụt.
- Mặc áo phao khi di
chuyển trong vùng ngập
lụt.
- Tránh xa các bờ sông
hoặc bờ suối ở các vùng
ngập lụt.
- Không được uống

nướclụt, nước ô nhiễm.
- Không ăn thức ăn bị
ngâm trong nước lụt.
- Theo dõi chặt chẽ tin
dự báo thời tiết trên đài
phát thanh truyền hình để
có các lời khuyên cần
thiết về những việc nên

Sau khi thiên tai
xảy ra
- Tiếp tục theo dõi tin
bão trên phương tiện
thông tin đại chúng.
- Kiểm tra lại nguồn
điện trong nhà trước khi
sử dụng.
- Kiểm tra nguồn nước
nếu bị ô nhiễm thì phải
xử lý.
- Kiểm tra xem vật nuôi
có an toàn không.

- Sử dụng màn khi đi
ngủ.
- Không đến khu vực
gần bờ sông hoặc nơi bị
sạt lỡ.
- Không được chạm vào
bất cứ ổ điện nào khi bị

ẩm.
- Không dùng thức ăn,
lương thực đã bị ngâm
nước.
- Nhờ cán bộ y tế kiểm
tra làm sạch giếng trước
khi sử dụng.
- Vệ sinh sạch sẽ nhà
cửa khu vực chăn nuôi.
- Kịp thời đi khám nếu
bị ốm.
- Trồng cây thích hợp
để phòng chống lũ lụt.
- Giúp gia đình kiểm tra
và sửa chữa hệ thống
nước.
- Giúp bố mẹ gieo hạt
giống.


20
2. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá:
Qua quá trình giảng dạy tôi đã xây dựng bộ câu hỏi đánh giá về kiến thức, kỹ
năng phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho học sinh như sau:
BỘ CÂU HỎI VỀ PHÒNG TRÁNH, GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Theo anh chị gió bão có những đặc điểm nào sau đây?
A. Gió giật, gió xoáy.
B. Gió luôn đổi chiều.
C. Cả A & B

Câu 2: Loại hình thiên tai nào thường xảy ra ở ViệtNam?
A. Bão tuyết.
B. Áp Thấp nhiệt đới.
C. Sóng thần.
D. Núi lửa.
Câu 3: Mùa bão ở Việt Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào sau đây?
A. Từ tháng 1 đến hết tháng 4.
B. Từ cuối tháng 5 đến hết tháng 11.
C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Câu 4: Sức gió mạnh nhất đạt cấp mấy thì gọi là Bão?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Câu 5: Lũ ở Việt Nam có thể hình thành do các điều kiện nào sau đây?
A. Mưa lớn trên đầu nguồn.
B. Vở hồ, đạp nước.
C. Nước biển dâng.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 6: Chặt phá rừng có thể dẫn đến những hiện tượng thiên tai nào?
A. Sạt lỡ đất.
B. Hạn hán. C. Lũ lụt. D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Khi lốc xoáy, bạn nên đứng xa cửa sổ.
A. Đúng
B. Sai.
Câu 8: Khi có dông, sét thì chúng ta không nên làm gì?
A. Không được đi ra ngoài, đi xe đạp hoặc cầm, chạm vào các đồ vật kim loại
vì có thể bị sét đánh.
B. Không sử dụng điện thoại cho đến khi hết dông.
C. Không đứng gần các vật cao như cây đơn độc, các ngọn tháp, hàng rào, cột

điện, đường dây điện và điện thoại bởi chúng là những thứ thu hút sét.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 9: Khi có mưa đá bạn nên làm gì?
A. Khẩn trương thu gom các hạt đá để sử dụng vì nó rất tốt cho sức khỏe.
B. Ở trong nhà và không được đi ra ngoài cho đến khi hết mưa đá.
C. Nếu không vào nhà được hãy cố gắng che chắn, bảo vệ đầu bằng các loại
mũ cứng, bằng bảng hoặc cặp sách.
D. Cả A và B đúng.
Câu 10: Nếu đang đi ra ngoài đường và động đất xảy ra bạn nên làm gì?
A. Chạy vào một tòa nhà thật chắc chắn gần nhất.
B. Tìm một cây to hay cột điện để ôm chặt.
C. Tìm một nơi thoáng đãng, xa các tòa nhà cao tầng, cây cối, đường dây điện.
Câu 11: Sau cơn lũ ta nên làm gì?
A. Tham gia làm vệ sinh môi trường quanh khu vực mình ở.
B. Cắm điện ngay để sử dụng sau những ngày bị cắt điện sau lũ.


21
C. Phơi đồ ăn ngấm nước để sử dụng tiếp.
D. Tất cả các phương án trên đúng.
Câu 12: Nếu địa phương của bạn đang gặp thiên tai sạt lỡ đất, bạn cần phải làm gì?
A. Hãy đi sơ tán nếu được yêu cầu.
B. Hãy tỉnh ngủ và sẵn sàng rời khỏi nhà để di chuyển đến nơi an toàn.
C. Nếu không kịp chạy thoát, hãy tự bảo vệ mình bằng cách cuộn tròn mình
lại, hai tay ôm lấy đầu và lăn như một quả bóng.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 13: Khi có hỏa hoạn ở nơi bạn sinh sống hoặc ở trường học, bạn cần phải làm gì?
..............................................................................................................................
Đáp án: - Không được vào một căn nhà đang cháy hay đến gần đám cháy.
- Không sử dụng thang máy khi đám cháy xảy ra trong tòa nhà.

- Kêu to “ Cháy, cháy” và chạy khỏi nhà càng nhanh càng tốt. Khi đã ra khỏi
nhà rồi, hãy ở ngoài và gọi người đến giúp.
- Nếu bị mắc kẹt trong một căn phòng đầy khói, hãy bò bằng tay và đầu gối
dưới đám khói và thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt. Khói bay phía trên
không chỉ chứa nhiều khí độc hại mà còn rất nóng.
- Sử dụng khăn, quần áo ẩm để che mũi, tránh hít phải khói độc.
- Nếu quần áo bị bắt lửa hãy nằm ngay xuống đất che mặt và lăn qua lăn lại
cho tới khi lửa tắt.
Câu 14: Chọn những phương án đúng:
Những yếu tố nào sau đây góp phần làm tăng khả năng ứng phó với thiên tai:
A. Chủ quan, không có kế hoạch phòng ngừa thiên tai.
B. Thường xuyên nghe thông tin dự báo thời tiết.
C. Không chuẩn bị các phương án dự phòng.
D. Học hỏi kinh nghiệm dân dan ứng phó với thiên tai.
Câu 15: Việc làm nào giúp chúng ta đối phó với tất cả các loại thiên tai?
A. Đi sơ tán.
B. Buộc, gia cố nhà cửa cho chắc chắn.
C. Chuẩn bị thuốc men đầy đủ. D. Tự trang bị kiến thức đầy đủ về thiên tai.

--*--

3. Kết quả áp dụng thực tiển:
Tôi đã tiến hành kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức và sự hiểu biết, kỹ năng
ứng phó các loại thiên tai của học sinh thông qua bộ câu hỏi và bài tập ở 4 lớp: lớp
12A5 và 12A10 (có giáo dục lồng ghép kỹ năng phòng tránh giảm nhẹ, rủi ro
thiên tai) và lớp 12A6 và 12A9 (không áp dụng) bằng bài kiểm tra, kết quả thu được
như sau:


22

12A5

Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu

SL
12
19
10
0

%
29,3
46,3
24,4
0

12A10
SL
%
13
31,0
20
47,6
9
21,4
0

0

12A6
SL
4
12
21
6

%
9,4
27,9
48,8
13,9

12A9
SL
3
13
20
5

%
7,3
31,7
48,8
12,2

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:

Công tác phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai (bao gồm: bão, áp thấp nhiệt
đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt
lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán,
rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần .....) phải được tuyên truyền, giáo
dục thường xuyên, đồng thời ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài
sản do thiên tai gây ra. Việc giáo dục kỹ năng phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai
cho học sinh thông qua các môn học trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng giúp các
em có cơ hội tìm hiểu những kiến thức mới, trãi nghiệm và rèn luyện các kỹ năng cần
thiết, các em có thể chủ động phòng ngừa và bảo vệ mình trước thiên tai.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lý lớp 12, tôi nhận thấy có một số nội
dung mà tổ chức dạy học lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tranh thiên tai là rất cần
thiết và phù hợp. Thông qua các tiết học, học sinh được trãi nghiệm những tình
huống giã định về thiên tai có thể xảy ra và đưa ra các phương án đối phó thích hợp.
Cụ thể ở những lớp được dạy học lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh, giảm nhẹ
rủi ro thiên tai đều có chung những ưu điểm:
- Học sinh nhận diện được một số loại thiên tai (điều kiện hình thành và tác
hại của các loại thiên tai chính như: Bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lỡ đất...) và biết ứng
phó trong những tình huống cụ thể khi có thể xảy ra.
- Có ý thức về những hành động nên hay không nên làm khi thiên tai xảy ra và
thực hiện những hành động nên làm.
- Biết đánh giá rủi ro, khả năng và tình trạng dẽ bị tổn thương của nơi mình
sống.
- Học sinh có kỹ năng và biết cách sống an toàn, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và
ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời nâng cao khả năng quan sát, phân tích các
rủi ro thiên tai.
- Có ý thức và thái độ tích cực, chủ động tham gia bảo vệ môi trường, xây
dựng cuộc sống an toàn cho bản thân, trường học và cộng đồng trước thiên tai và
biến đổi khía hậu.
2. Đề xuất, kiến nghị:
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đưa ra một vài đề xuất như sau:



23
- Tôi nhận thấy rằng việc tổ chức giáo dục lồng ghép kỹ năng phòng tránh
giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho học sinh có ý nghĩa rất thiết thực nhằm cung cấp kiến
thức, kỹ năng sống cho học sinh, kỹ năng ứng phó trước sự biến đổi khí hậu, các
thiên tai bất thường và ngày càng gia tăng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng góp phần hạn chế những thiệt hại do các thiên tai gây ra. Để thực hiện được
điều này theo tôi:
+ Cần nhân rộng hình thức dạy học giáo dục lồng ghép kỹ năng phòng
tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho học sinh cho tất cả các khối lớp, đồng thời áp dụng
cho những môn học có thể lồng ghép như môn: Vật lý, sinh học...
+ Các tổ chuyên môn có kế hoạch, sinh hoạt chuyên môn, trao đổi để
đưa ra các địa chỉ thích hợp để dạy học giáo dục lồng ghép kỹ năng phòng tránh giảm
nhẹ rủi ro thiên tai phù hợp cho từng bài, từng khói lớp.
+ Sau khi thực hiện dạy học cần trao đổi, rút kinh nghiệm, điều chỉnh
nội dung phù hợp để tổ chức dạy học hiệu quả hơn.
- Bản thân tôi đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, tuy nhiên không thể tránh
khỏi thiếu sót. Một lần nữa rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để SKKN
được hoàn thiện, góp phần vào sự phát triển chung của ngành giáo dục. Tôi xin chân
thành cám ơn!
Quảng Trị, ngày 12 tháng 5 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
thân, không sao chép của tác giả khác.
Người viết SKKN
Nguyễn Hữu Phong


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu hướng dẫn dạy học về “giảm nhẹ rủi ro thiên tai .
2012.


24
2. Trung tâm sống và học tập vì môi trường và cộng đồng, Cẩm nang tổ chức hoạt
động giáo dục Giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong trường học.
3. Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net.
4. . Phương pháp dạy kỹ năng phòng chống thiên tai.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ


25

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH, GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
CHO HỌC SINH THÔNG QUA TIẾT DẠY ĐỊA LÝ LỚP 12

Lĩnh vực: Địa lý
Tên tác giả: NGUYỄN HỮU PHONG
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT TX Quảng Trị, Tỉnh Quảng Trị.

NĂM HỌC: 2015 – 2016



×