Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

LÝ THUYẾT SINH THÁI urie bronferenner VIE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.6 KB, 3 trang )

GV: Doãn Thi Ngoc-Biên soạn & dịch 2014
LÝ THUYẾT SINH THÁI (LTST) CỦA URIE BRONFENBRENNER
Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về LT Sinh Thái của Urie Bronfenbrenner và khám phá
năm cấp độ của môi trường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển con người.
LT HT Sinh Thái là gì?
Các mối quan hệ xã hội và môi trường xung quanh ảnh hưởng ra sao đối với sự phát triển của
một đứa trẻ? Lý thuyết hệ thống sinh thái sẽ cung cấp một cách tiếp cận để giúp chúng ta trả lời
câu hỏi này. Lý thuyết hệ thống sinh thái được phát triển bởi Urie Bronfenbrenner.
Bronfenbrenner tin rằng "sự phát triển của một cá nhân sẽ bị tác động bởi mọi thứ xảy ra xung
quanh trong môi trường sống của họ". Ông đã chia môi trường sống của con người thành năm
hệ thống cấp độ khác nhau: 1) hệ thống vi mô, 2) hệ thống trung mô, 3) hệ thống ngoại vi, 4) hệ
thống vĩ mô, và 5) hệ thống thời gian. Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các cấp độ khác
nhau về môi trường, thông qua một ví dụ của bé Liên lên 5 tuổi và xem xét những ảnh hướng
trong cuộc sống của Liên.
HỆ THỐNG VI MÔ
Chúng tôi sẽ bắt đầu với cấp độ đầu tiên của LTST của Bronfenbrenner là HỆ THỐNG VI
MÔ.Hệ thống Vi Mô là hệ thống gần gũi nhất với cá nhân và có sự tiếp xúc trực tiếp. Ví dụ: gia
đình (cha mẹ, anh chị em), bạn bè, hoặc người chăm sóc, trường học, nhà trẻ, hoặc nơi làm
việc. Mối quan hệ trong hệ thống vi mô này là hai chiều. Nói cách khác, phản ứng của cá nhân
có tác động qua lại với những người trong hệ thống vi mô. Đây là môi trường vi mô, đặc biệt là
gia đình là cấp độ ảnh hưởng mạnh nhất đối với mỗi cá nhân. Ví dụ: một đứa trẻ sống trong một
gia đình được yêu thương và cha mẹ dành thời gian chất lượng với con sẽ khác với một đứa trẻ
bị bỏ bê.
Chúng ta hãy nhìn vào hệ thống vi mô mà Liên đang sống. Hệ thống vi mô đầu tiên của Liên
chính là môi trường gia đình. Có nghĩa là gồm sự tương tác của Liên với cha mẹ và em gái.
Trường học của Liên cũng là một phần của hệ thống vi mô. Sự tương tác thường xuyên của Liên
trong trường, cụ thể với giáo viên mẫu giáo và những đứa trẻ khác trong lớp.
HỆ THỐNG TRUNG MÔ
Cấp độ tiếp theo của lý thuyết hệ sinh thái là HỆ THỐNG TRUNG MÔ. HỆ THỐNG TRUNG
MÔ bao gồm sự tương tác giữa các bộ phận/thành viên khác nhau của hệ thống vi mô. Hệ thống
trung mô chính là nơi mà hệ thống vi mô của cá nhân không hoạt động một cách độc lập, nhưng


chính là sự tương tác, ảnh hưởng qua lại với những người khác. Những tương tác này có tác
động gián tiếp đến từng cá nhân. Ví dụ: Sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường.

1


GV: Doãn Thi Ngoc-Biên soạn & dịch 2014
Một khía cạnh của hệ thống trung mô của Liên là mối quan hệ giữa cha mẹ và cô giáo của Liên.
Cha mẹ của Liên có một vai trò tích cực trong trường học của Liên, chẳng hạn như tham dự buổi
họp phụ huynh/giáo viên và tình nguyện viên trong lớp học của Liên. Điều này có tác động tích
cực đối với sự phát triển của Liên bởi vì các yếu tố khác nhau của hệ thống vi mô của Liên đang
cùng hợp tác với nhau để giúp Liên phát triển. Sự phát triển của Liên có thể bị ảnh hưởng một
cách tiêu cực nếu các yếu tố khác nhau của hệ thống vi mô không ăn khớp hoặc không cùng hợp
tác làm việc với nhau, ví dụ cha mẹ cãi nhau trước mặt con cái.
HỆ THỐNG NGOẠI VI
Chúng ta sẽ xem xét cấp độ thứ ba là HỆ THỐNG NGOẠI VI. HỆ THỐNG NGOẠI VI đề cập
đến một bối cảnh không liên quan trực tiếp đến cá nhân, nhưng môi trường này vẫn ảnh hưởng
đến họ. Ví dụ như: các quyết định có liên quan đến cá nhân, nhưng họ không được tham gia vào
quá trình ra quyết định đó. Một ví dụ cụ thểlà một đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thăng tiến, tăng
lương, không tăng lươngtại nơi làm việc của cha mẹ hoặc cha mẹ bị mất việc làm, ba mẹ bị căng
thẳng trong công việc và không đủ thời gian chăm sóc con.
Một phần của hệ thống ngoại vi của Liên sẽ là nơi làm việc của cha nó. Cha của Liên làm trong
Hải quân. Làm trong môi trường này thì ba của Liên phải thường xuyên xa gia đình, vì vậy, Liên
ít được gặp mặt ba. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới Liên, và nó sẽ lo lắng mỗi khi cha nó đi xa.
Lo lắng của Liên có ảnh hưởng đến sự phát triển của các điều khác trong cuộc sống, mặc dù Liên
không có sự tương tác với công việc của cha mình hay nói cách khác trong quá trình ra quyết
định trong công việc của cha mình.
HỆ THỐNG VĨ MÔ
Cấp độ thứ tư của lý thuyết hệ thống sinh thái là HỆ THỐNG VĨ MÔ.HỆ THỐNG VĨ MÔ bao
gồm môi trường văn hóa mà cá nhân sống trong đó và tất cả các hệ thống khác có ảnh hưởng đến

họ. Ví dụ như: nền kinh tế, giá trị văn hóa, hệ tư tưởng và hệ thống chính trị. HỆ THỐNG VĨ
MÔ có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của một cá nhân. Ví dụ, hãy xem xét
những tác động khác nhau đối với sự phát triển của một đứa trẻ lớn lên trong một nền kinh tế
đang phát triển so với một đứa trẻ lớn lên ở Mỹ. Hay trong nền văn hóa Việt Nam phụ nữ vẫn là
người đóng vai trò chăm sóc và nuôi dạy con cái. Văn hóa "dạy vợ từ thưở bơ vơ mới về" nên
đàn ông tự cho mình có quyền bạo hành vợ con
Một khía cạnh quan trọng của HỆ THỐNG VĨ MÔ của Liên là sự thực Liên là con của một quân
nhân. Bởi vì điều này, Liên lên 5 tuổi nhưng đã di chuyển ba lần và sống ở hai quốc gia khác
nhau do công việc của cha nó. Liên cũng bị ảnh hưởng bởi các giá trị của cộng đồng quân sự mà
Liên sống trong môi trường đó với cha mẹ nó.
HỆ THỐNG THỜI GIAN

2


GV: Doãn Thi Ngoc-Biên soạn & dịch 2014
HỆ THỐNG THỜI GIAN là cấp độ cuối cùng trong lý thuyết hệ thống sinh thái. HỆ THỐNG
THỜI GIAN là nói về chiều kích của thời gian liên quan đến sự phát triển của một người. Thời
gian có thể có liên quan theo những cách khác nhau. Trước hết, thời gian liên quan đến sự ảnh
hưởng của một sự kiện/biến cố cuộc đời trong quá trình phát triển của một cá nhân. Ví dụ, cái
chết của cha/mẹ sẽ ảnh hưởng khác nhau giữa một đứa bé ba tuổi so với một thiếu niên. Thời
gian cũng có thể là một ảnh hưởng bởi các sự kiện lịch sử hay những điều kiện tồn tại trong cuộc
sống của một người. Ví dụ: một đứa trẻ sống trong thời kỳ Đại suy thoái hoặc trong Thế chiến II
sẽ khác với thời kỳ lạc hậu hay thời kỳ công nghệ thông tin hay kinh tế tăng trưởng mạnh.
Công nghệ là một phần quan trọng của hệ thống thời gian của Liên. Liên đã phát triển bằng cách
sử dụng máy tính và chơi các trò chơi video. Nó thậm chí còn nhận được iPad nhân dịp Giáng
sinh. Điều này có thể có tác động phát triển về phong cách học tập và kỹ năng xã hội của Liên.
Kinh nghiệm của Liên với công nghệ cũng rất khác so với một đứa trẻ lớn lên 20 năm trước đó.
Tóm tắt bài học
LTST được phát triển bởi Urie Bronfenbrenner. Ông chia môi trường thành năm cấp độ khác

nhau. Môi trường vi mô có ảnh hưởng mạnh nhất, có mối quan hệ gần gũi nhất với cá nhân, và là
một trong những nơi tiếp xúc trực tiếp xảy ra. Hệ thống trung mô bao gồm sự tương tác giữa các
nhân trong hệ thống vi mô. Hệ thống ngoại vi ảnh hưởng gián tiếp đến một cá nhân, nghĩa là
không có sự tham gia trực tiếp của cá nhân.Hệ thống vĩ mô bao gồm tất cả các hệ thống khác và
văn hóa xã hội xung quanh môi trường của một cá nhân. Cuối cùng, hệ thống trật tự thời gian đề
cập đến chiều kích của thời gian và có thể được chia thành hai phần: tầm quan trọng của thời
gian về một sự kiện trong quá trình phát triển của một người, hoặc các sự kiện độc đáo, duy nhất
xảy ra cho một thế hệ cụ thể. Mỗi một cấp độ bao gồm các hệ thống ảnh hưởng đến sự phát triển
của một cá nhân theo một cách nào đó.

3



×