Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Báo cáo thực tập Quản Lý Kinh Doanh: Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH APOLLO.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.6 KB, 34 trang )

Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

TRƯỜNG ĐHCN HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT
Về CHUYÊN MÔN và QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Họ và tên: Nguyễn Hà Bắc

Mã số sinh viên: 0441090004

Lớp: QTKD1 – K4

Ngành: Quản trị kinh doanh

Địa điểm thực tập: CÔNG TY TNHH APOLLO
Giáo viên hướng dẫn:

Thân Thanh Sơn

Đánh giá của giáo viên hướng dẫn:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Đánh giá bằng điểm

Hà Nội, ngày …. tháng …… năm 2013
Giáo viên hướng dẫn

GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

1

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

MỤC LỤC

GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

2


SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

LỜI MỞ ĐẦU

Thực tiễn đã chứng minh rằng thực tập là một phần không thể thiếu trong hành trong
hành trang tri thức của học sinh, sinh viên. Đây là phương pháp thực tế hóa kiến thức giúp
cho chúng ta khi ra trường có thể vững vàng, tự tin hơn để đáp ứng được yêu cầu cuả xã
hội nói chung và của các công việc nói riêng. Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH
APOLLO, em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà
trường em chưa được biết.
Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành cảm ơn
các thầy cô giáo Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội đã giảng dạy và trang bị cho em những
kiến thức cơ bản, đồng thời em xin cám ơn thầy Thân Thanh Sơn đã tận tình hướng dẫn
em trong quá trình thực tập. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Công ty
TNHH APOLLO đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá
trình thực tập.
Bài báo cáo gồm 2 phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH APOLLO
Phần 2:Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH APOLLO.
Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất lựa chọn chuyên đề.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên
không tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy cô và các cán bộ trong công ty TNHH
thương mại và dịch vụ APOLLO chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành đề tài. Em xin chân
thành cảm ơn!


Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06 năm 2012
Nguyễn Hà Bắc

GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

3

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

PHẦN 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH APOLLO
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH APOLLO:
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH APOLLO:
Công ty TNHH APOLLO (viết tắt làAPOLLO)được thành lập năm 1988 theo Giấy
Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh số 1562/GPĐC 2 KCNHN do phòng Đăng ký Kinh
Doanh – Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp theo nội dung chính như sau:
- Tên công ty viết bằng tiếng việt :CÔNG TY TNHH APOLLO
- Tên giao dịch : Công ty TNHH thương mại và dịch vụ APOLLO
- Địa chỉ trụ sở chính : Văn phòng Đại diện Tập Đoàn Apollo tại Việt Nam: Tầng 6,
Tòa nhà H.L Tower, Lô A2B Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 043.8868.789
- MST:

0100105409


- Ngành nghề kinh doanh chính : Cung cấp dịch vụ và hàng hóa đa phương thức.
- Công ty APOLLO được thành lập với tổng số vốn đầu tư 7.650.000USD trong đó vốn
pháp định là 3.000.000USD, vốn vay là 4.650.000USD. Trong đó:


HANEL đóng góp 300.000USD chiếm 10% vốn pháp định của Công ty.



VINAFCO đóng góp 7.000.000 USD chiếm 25% vốn pháp định của Công ty.



SUZUYO đóng góp 915.000USD, chiếm 31% vốn pháp định của Công ty.



SUMITOMO đóng góp 1.085.000USD, chiếm 34% vốn pháp định của Công ty.
- Công ty TNHH APOLLO là công ty liên doanh giữa các bên Nhật Bản (tập đoàn
Sumitomo Corporation, tập đoàn Suzuyo & Co., Ltd) và Việt Nam (Công Ty Cổ Phần
VINAFCO, Công Ty Điện Tử Hà Nội).

GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

4

SVTT: Nguyễn Hà Bắc



Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty TNHH APOLLO:
(Đơn vị: đồng)
ST
T

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1

Doanh thu các hoạt động

485.340.000.00
0

492.742.750.00
0

545.904.863.48
0


2

Lợi nhuận sau thuế

66.500.000.000

52.500.000.000

77.702.444.200

3

Tổng vốn

298.490.123.40
0

313.059.197.43
0

334.957.681.74
0

4

Số công nhân viên:

396 người

454 người


508 người

1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty:
Sau hơn 20 năm hoạt động tại Việt Nam, Công ty đã thu được những thành quả nhất
định trong hoạt động kinh doanh.
-

Doanh thu của Công ty liên tục tăng trưởng hàng năm. Năm 1992 Công ty đã bắt
đầu có lãi và tiếp tục có lãi trong những năm tiếp theo.
Tổng số lao động hiện tại của Công ty hơn 500 người.
Năm 1997 trở thành thành viên liên kết của VIFFAS.
Năm 1998 trở thành thành viên của FIATA.
Năm 1999 trở thành thành viên của IATA và thành viên chính thức của VIFFAS.

Hiện tại, ngoài trụ sở chính của Công ty đặt tại Lô C - 2A Khu công nghiệp Thăng
Long - Đông Anh - Hà Nội, Công ty có các chi nhánh tại Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh,
Đồng Nai và các văn phòng đại diện tại 33C Cát Linh-Hà Nội, cảng Cái Lân-tỉnh Quảng
Ninh và TP Đà Nẵng. Thêm vào đó, bằng việc phối hợp chặt chẽ với tập đoàn Sumitomo
và các Công ty con của nó là mạng lưới Sumisho Global Logistics và Công ty Suzuyo với
các đại lý chỉ định UPS, APOLLO có thể cung cấp cho các khách hàng dịch vụ giao nhận,
vận chuyển trên khắp toàn cầu.

1.2 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty:
1.2.1 Dịch vụ vận chuyển quốc tế, khai thuế Hải quan cho hàng hóa Xuất - Nhập
khẩu.
- Khai báo hải quan hàng nhập khẩu tạo tài sản cố định.
- Khai báo hải quan hàng nhập khẩu kinh doanh, thương mại.
- Khai báo hải quan hàng tạm nhập, tái xuất.
- Khai báo hải quan hàng gia công, sản xuất xuất khẩu

GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

5

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

- Làm thủ tục với hàng phi mậu dịch, hàng quà biếu tặng, di chuyển tài sản của cá
nhân, tổ chức nước ngoài đi và đến Việt Nam.
1.2.2 Vận tải đa phương thức bằng đường sắt, bộ, biển và đường hàng không.
Công Ty APOLLO cung cấp dịch vụ vậnchuyển hàng hoá nội địa quốc tế nhanh chóng,
chất lượng cao bằng cả đường bộ, đường biển và đường hàng không, với hệ thống thông
tin liên lạc tiên tiến.
1.2.3 Vận chuyển hàng Container, thông thường và các loại hàng hóa siêu trường –
siêu trọng.
Vận tải hàng siêu trường siêu trọng
Vận tải hàng hoá siêu trường, siêu trọng các loại: máy móc, Vật tư, thiết bị, các kết cấu
tiền chế... trên toàn quốc.
- Vận chuyển máy xây dựng, máy công trình các loại: máy xúc, máy ủi, xe lu, máy san
gạt,...
- Vận chuyển kết cấu siêu trường siêu trọng trong các dây truyền sản xuất công nghiệp.
- Vận chuyển cấu kiện bê tông đúc sẵn, các loại kết cấu thép.
- Vận chuyển các loại dầm thép, thép tấm, thép cuộn, các sản phẩm đúc kim loại có
khối lượng lớn.
- Phối hợp tháo lắp, di dời nhà xưởng công nghiệp.
Giao nhận, vận tải hàng lẻ, hàng nguyên container trong nước và quốc tế

Vận chuyển hàng LCL & FCL nội địa và quốc tế theo mọi yêu cầu của khách hàng.
1.2.4 Hoạt động trung tâm phân phối, dịch vụ về kho, đóng gói, điều hành trung tâm tiếp
vận kho ngoại quan, dịch vụ hàng hóa điện tử.
-.Tất cả hệ thống kho, bãi chứa hàng đặt tại các chi nhánh của công ty đều gần các
trung tâm kinh tế lớn, giao thông thuận tiện, rất thuận lợi cho việc phân phối hàng hóa
của khách hàng.
- Chế độ làm việc 24/24 giờ khi có yêu cầu.
- Được bảo hiểm rủi ro và cháy nổ đối với kho và hàng hóa trong kho.
- Theo yêu cầu của khách hàng,
1.2.5 Hỗ trợ khách hàng bằng việc tư vấn các vấn đề liên quan tới Xuất – Nhập
khẩu.
- Trợ giúp khách hàng thực thi các nghiệp vụ, thủ tục, giấy tờ xuất - nhập khẩu chuyên
nghiệp
- Nhập khẩu uỷ thác các loại hàng hoá thông thường.
- Xuất khẩu uỷ thác hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ...
GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

6

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập
1.3

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH APOLLO:

1.3.1


Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công Ty:
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng điều hành

Phòng kế toán

Phòng marketng Phòng hành chính nhân sự

(nguồn: phòng nhân sự)

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:










Ban giám đốc: là người đại diện pháp lý của Công ty sẽ chịu trách nhiệm và có đủ
thẩm quyền quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty cùng với sự giúp
đỡ của các ban quản lý của Công ty.
Ban giám đốc văn phòng HN: Là người giúp Tổng giám đốc trong công việc cụ thể
là sẽ cùng thi hành các nghị quyết khác nhau của Hội đồng quản trị, là người trực

tiếp quản lý hoạt động của phòng điều hành và các phòng ban khác có liên quan
của Công ty tại trụ sở Hà Nội.
Ban giám đốc chi nhánh TP.HCM: Là người đại diện hợp pháp của Công ty tại chi
nhánh TP.Hồ Chí Minh và chịu mọi trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh
của chi nhánh trước Hội đồng quản trị nói chung và ban giám đốc công ty nói
riêng.
Ban giám đốc chi nhánh HP: Là người trực tiếp quản lý mọi hoạt động của chi
nhánh Công ty tại TP.Hải Phòng, sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp về họa động
kinh doanh của chi nhánh với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Ngoài ra còn là
người quản lý trực tiếp vấn đề hành chính nhân sự trong Công ty.
Phòng điều hành: Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty nên phòng
điều hành là phòng trung tâm hoạt động và là phòng kinh doanh chính của công ty.
Đứng đầu là trưởng phòng điều hành với nhiệm vụ trực tiếp quản lý tới từng khâu,
từng mảng hoạt động của phòng.

GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

7

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Phòng marketing: Đóng vai trò thiết lập mối quan hệ với khách hàng, khảo sát thị
trường, tập hợp quản lý danh sách khách hàng và thực hiện công tác tiếp thị của
Công ty và đứng đầu là Trưởng phòng.
• Phòng kế toán: Trong công ty phòng kế toán có vai trò quan trọng, hệ thống kế

toán được thiết lập để phù hợp với loại hình kinh doanh của Công ty cũng như phù
hợp với hệ thống kế toán Việt nam và các chuẩn mực kế toán quốc tế.
• Phòng hành chính nhân sự: Quản lý công tác hành chính trong Công ty, Xử lý và
lưu giữu hồ sơ, các dạng tài liệu, công văn trong công ty. Chuẩn bị cơ sở vật chất
cho lớp học liên quan Hệ thống quản lý chất lượng. Cập nhật hồ sơ liên quan đến
đào tạo, huấn luyện cho nhân viên trong Công ty. Duy trì các điều kiện cơ sở vật
chất, đảm bảo môi trường làm việc thuận tiện.


1.4 Đặc điểm quy trình kinh doanh của công ty:
Khách hàng lựa
Công
chọn
ty đưa
HH hoặc
báo giá
DVvà lập hợp
bánvàhàng
Xuấtđồng
kho HH
lập phiếu XK
Lập phiếu thu tiền
Thanh lý hợp đồng

Quy trình hoạt động kinh doanh
Công ty áp dụng mô hình quản lý trực tuyến – chức năng, các quyết định được đưa từ
trên xuống. Đặc điểm của mô hình này là ở các bộ phận lãnh đạo cấp trên và một số cấp
trung gian, có những người lãnh đạo là các chuyên gia trên từng lĩnh vực, các bộ phận
điều hành, các nhân viên chỉ có một người lãnh đạo trực tiếp. Mô hình này có ưu điểm là
gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến vẫn giữ

được tính thống nhất và quản trị ở một mức nhất định. Nhưng nó có nhược điểm là chi phí
kinh doanh quá lớn, đòi hỏi hệ thống thông tin nội bộ tốt, linh hoạt nếu muốn hiệu quả
trong hoạt động quản trị và hoạt động kinh doanh.
Quy trình hoạt động kinh doanh của Công ty được phối hợp thực hiện giữa các phòng
ban đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất và chính xác nhất theo yêu cầu của
khác hàng.


GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

8

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

PHẦN 2:
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TYTNHH APOLLO
2.1

Tình hình hoạt động marketing và tiêu thụ sản phẩm của Công Ty TNHH
APOLLO trong những năm gần đây:

2.1.1 Hoạt động Marketing:
Công ty hiện nay là thành viên của các hiệp hội, tổ chức giao nhận, vận tải có tiếng
trong và ngoài nước như: IATA, FIATA, VIFFAS, và công ty đã đạt được chứng chỉ quản

lý chất lượng ISO 9001:2000 từ năm 2001. Công ty TNHH APOLLO với phương châm
phục vụ: " Chất lượng dịch vụ - Sự hài lòng của khách hàng - Sự phát triển bền vững
của công ty".
Bảng 2.1. Tỷ trọng hàng đạt chất lượng của các công ty giao nhận hàng hóa trên thị
trường KCN Thăng Long qua các năm.
Đơn vị: %

Năm

STT

2010

2011

2012

Công ty
1

Draco

98.6

98.8

99,3

2


Yusen

98,1

98,3

98,6

3

Nippon

97,5

98

98,2

4

An Lợi

97,3

97,8

98

(Nguồn: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh – Phòng marketing – Công ty TNHH APOLLO)


Dựa trên bảng số liệu, ta có thể thấy tất cả các đối thủ cạnh tranh đều áp dụng
những biện pháp nhằm nâng cao mức độ an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận
chuyển. Qua các năm, mức độ giao hàng đạt chất lượng của các công ty đều tăng. Trong
đó, công ty TNHH APOLLO là công ty có tỷ lệ giao hàng đạt chất lượng ở mức cao nhất.
Điều này đã làm tăng sức cạnh tranh dịch vụ của công ty.


Giá cả

Giá dịch vụ của công ty thường cao hơn đối thủ cạnh tranh trong cùng thị trường trên
dưới 100.000 VNĐ, còn so với các đối thủ cạnh tranh khác bên ngoài thị trường có thể
GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

9

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

lên tới 200.000 VNĐ – 300.000 VNĐ.( Do giá của công ty khá cao như vậy, nên khách
hàng của công ty 100% là các doanh nghiệp liên doanh.) Điều này đã gây bất lợi cho sức
cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty về giá. Do vậy để nâng cao hơn nữa sức cạnh
tranh dịch vụ của mình thì công ty cần có những biện pháp nhằm hạ giá thành dịch vụ.


Nguồn nhân lực:


Có thể nói, nguồn nhân lực chất lượng cao là tài sản quý giá nhất của một doanh
nghiệp dịch vụ logistics. Kinh doanh dịch vụ logistics đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lí,
nhân viên phải có trình độ, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững chắc.
Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, trên 75% là những thanh niên trẻ, mới ra trường, ít
kinh nghiệm nhưng công ty có một hệ thống đào tạo nhân viên tương đối chuyên nghiệp,
vừa học, vừa làm mà vẫn đem lại hiệu quả cao trong công việc.


Hệ thống phân phối

Về hệ thống phân phối, công ty có trụ sở và các chi nhánh đặt ở cả 3 miền Bắc,
Trung, Nam, phạm vi hoạt động của công ty tương đối rộng nên có thể phục vụ và đáp
ứng khách hàng một cách nhanh nhất, đem lại sự hài lòng cho khách hàng, từ đó nâng cao
sức cạnh tranh dịch vụ của công ty.
2.1.2 Tình hình cung cấp dịch vụ của Công ty:
Được thành lập từ năm 1988, với hơn 20 năm hoạt động kinh doanh của mình, khối
lượng giao nhận của công ty ngày một tăng. Điều này là do nhu cầu giao nhận hàng hóa
quốc tế ngày càng nhiều và một phần không nhỏ là uy tín chất lượng dịch vụ công ty cung
cấp cho khách hàng.
Để có được kết quả như vậy là do công ty đã đem đến cho khách hàng chất lượng dịch
vụ tốt ( bao gồm cả cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc cũng như trình độ nghiệp vụ,
tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt tình của công nhân viên ở đây) nhờ xây dựng được kế
hoạch, chiến lược đúng đắn trong suốt quá trình hoạt động của mình.
2.2

Tình hình sử dụng tài sản cố định của Công Ty TNHH APOLLO:

2.2.1 Khái niệm về TSCĐ
TSCĐ được hiểu là toàn bộ hữu hình và vô hình tham gia một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp vào chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp. Tùy theo điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình

độ quản lý trong tùng thời kỳ nhất định mà có những quy đinh cụ thể về tiêu chuẩn giá trị
của TSCĐ. Ở nước ta hiện nay, trong quyết định số 166/1999/QĐ – BTC. Ngày
30/12/1999 của Bộ trưởng bộ tài chính ban hành chế độ quản lý sử dụng và triết khấu
TSCĐ đã quy định tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng ở điều 4 như sau: Các TSCĐ
hữu hình hoặc vô hình.
• Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
• Có giá trị từ ( năm triệu đồng) 5.000.000đ trở lên.
GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

10

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Mọi tư liệu lao động hay mọi khoản chi phí thực tế đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện trên
được coi là TSCĐ
2.2.2 Tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty
Kinh doanh dịch vụ Logistics đòi hỏi phải có một khối lượng cơ sở vật chất nhất định
để để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng, đó là hệ thống kho bãi
chứa hàng, số lượng đầu xe vận chuyển và các loại xe chuyên dụng, trang bị các phương
tiện thông tin liên lạc hiện đại để liên lạc như hệ thống mạng máy tính kết nối internet,
các phương tiện viễn thông quốc tế, các phương tiện dùng trong quản lý... Chỉ có đủ điều
kiện về phương tiện vận tải và các thiết bị thông tin hiện đại mới có thể cạnh tranh thắng
lợi trên thị trường đáp ứng yêu cầu ngành logistics phát triển ngày càng cao như hiện nay.
Từ khi thành lập, công ty đã chú trọng phát triển hệ thống cơ sở vật chất của mình.
Công ty luôn cố gắng đảm bảo chất lượng cho các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để phục vụ

một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Những xe sử dụng lâu ngày, hiệu quả sử dụng
thấp đều được thanh lí và đầu tư thêm xe mới, hiện đại hơn nhằm thích ứng với môi
trường xã hội và đáp ứng những yêu cầu dịch vụ ngày càng cao từ phía khách hàng.
Bảng 2.7 Giá trị tài sản cố định
Tài sản cố định

143.574.280.060

127.419.747.040

117.148.995.120

Tài sản cố định hữu hình

135.951.000.370

120.331.143.300

110.060.391.380

- nguyên giá

503.988.242.410

522.345.401.410

529.580.625.840

- giá trị hao mòn lũy kế


-368.037.242.040

-402.014.258.110

-419.520.234.460

Tài sản cố định vô hình

7.623.279.690

7.088.603.740

7.088.603.740

- nguyên giá

14.144.866.400

14.144.866.400

14.144.866.400

- giá trị hao mòn lũy kế

-6.521.586.710

-7.056.262.660

-7.056.262.660


Tài sản cố định thuê TC

Nguồn: (Phòng tài chính-kế toán công ty)

Để đánh giá một cách chung nhất về hiệu quả sử dụng tài sản cố định ta dùng một
chỉ tiêu so sánh giữa mức thu nhập của doanh nghiệp thực hiện được trong năm với
tổng giá trị TSCĐ bình quân trong năm.
Tổng thu nhập
=
Tổng giá trị TSCĐ bình quân trong năm

GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

11

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

Năm

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Năm 2010

Năm 2011

0,39


63

Chỉ tiêu 1

Chỉ tiêu này phản ánh: cứ một đồng tài sản cố định của doanh nghiệp tham gia
vào quá trình kinh doanh đã góp phần tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập trong một năm.
Như bảng trên ta thấy năm 2011 tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty hiệu quả
hơn so với năm 2010.
 Thống kê số lượng các loại thiết bị phục vụ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

Hiện tại hệ thống cơ sở vật chất của công ty gồm có:
Số lượng trang thiết bị của công ty:


Đầu kéo: 72 chiếc, sức kéo: từ 250 CV đến 645 CV.



Rơ mooc thủy lực nhiều trục: 78 trục. Ngoài ra còn nhiều loại sơmi và rơ mooc
chuyên dùng chở hàng siêu trường, siêu trọng.



Mâm xoay chuyên dùng: 02 mâm/bộ, tải trọng: 1000 tấn/bộ.

-

Cần cẩu: 3 chiếc, sức nâng: từ 60 tấn đến 200 tấn.

-


Xe nâng: 16 chiếc, sức nâng: từ 2,5T đến 15T.

-

Xe nâng container: 3 chiếc.

-

Xe tải (0.5T – 11T): 40 chiếc

-

Xe chuyên chở (2.0T - 10.0T): 13 chiếc

-

Container 20': 174 chiếc, container 40': 38 chiếc,

-

Ngoài ra còn có các dụng cụ thủ công kích kéo chuyên dụng ...

Hệ thống kho bãi:
Công ty có trên 68,000m2 nhà kho và bãi chứa container. Trong đó có 52,200 m2
là của công ty và thuê lại 16,150 m2 của các đối tác uy tín. Tất cả hệ thống kho, bãi chứa
hàng đặt tại các chi nhánh của công ty đều gần các trung tâm kinh tế lớn, giao thông
thuận tiện, rất thuận lợi cho việc phân phối hàng hóa của khách hàng.
2.3 Vấn đề lao động, tiền lương:


Cơ cấu lao động của công ty
• Cơ cấu lao động theo trình độ
Tổng số lao động của Công ty tính đến thời điểm 31/12/2012 là 508 người. Cơ cấu
lao động phân theo trình độ đươc thể hiên:
2.3.1

GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

12

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Bảng 8: Cơ cấu lao động theo trình độ
Nhân viên có trình độ Đại học, Cao đẳng

143 nhân viên

Nhân viên có trình độ Trung cấp, Phổ thông

365nhân viên

Năm 2010
Số lượng
nhân viên


công 396 nhân viên

Năm 2011

Năm 2012

454 nhân viên

508 nhân viên

Trình độ:
- Đại học

38 nhân viên

43 nhân viên

52 nhân viên

-Cao đẳng

62 nhân viên

81 nhân viên

91 nhân viên

- Trung cấp

87 nhân viên


97nhân viên

116 nhân viên

- Phổ thông

209 nhân viên

233 nhân viên

265 nhân viên

Nhìn vào bảng cơ cấu lao động theo trình độ ta thấy được sự thay đổi rõ rệt của Công ty
TNHH thương mại và dịch vụ APOLLO qua các năm:
- Cán bộ, công nhân viên có trình độ Đại học, Cao đẳng năm 2010 chiếm 25,25% trong tỷ
trọng công nhân viên của công ty. Đến năm 2011 tỷ lệ này chiếm 27,31% tỷ trọng nhân
viên công ty. Năm 2012 thì công nhân viên có trình độ Đại học và Cao đẳng tiếp tục tăng
và chiếm 28,15% tỷ trọng nhân viên công ty.
- Năm 2010 tỷ trọng cán bộ, công nhân viên có trình độ Trung cấp, Phổ thông chiếm
74,75% tỷ trọng công nhân viên công ty, tương ứng 296 người trong tổng số 396 nhân
viên thì đến năm 2011 số lượng nhânviên có trình độ này đã giảm chỉ còn chiếm 72,69%
tỷ trọng công nhân viên của công ty. Đến năm 2012 thì tỷ trọng số nhân viên trình độ
Trung cấp và Phổ thông lại tiếp tục giảm còn 71,85%.
- Từ những con số trên nhận thấy sự dịch chuyển cơ cấu lao động của Công ty TNHH
APOLLO. Tỷ trọng công nhân viên trình độ Đại học Và Cao đẳng tăng liên tục qua các
năm. Điều đó cho thấy rằng Công ty đã đặt con người làm nhân tố quyết định đến sự phát
triển, kinh doanh của Công ty.
Công ty luôn chú trọng đặt mục tiêu đầu tư đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên
môn và tri thức cao. Hàng năm, Công ty tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ, công nhân

viên trong công ty nhằm nâng cao trình đô, chuyên môn giúp Công ty phát triển xa hơn
nữa trong tương lai.


Cơ cấu lao động theo giới tính:

Bảng 9: Cơ cấu lao động theo giới tính
GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

13

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Giới tính

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Nam

284


341

387

Nữ

112

113

121

Nhận xét:
- Cơ cấu lao động trong công ty theo trình độ chuyên môn và giới tính.Tất cả cán bộ
công nhân viên trong công ty đều phải có trình độ chuyên môn nhất định.
-Nhìn vào bảng ta có thể thấy tỷ trọng nhân viên là nam trong năm 2010 chiếm 71,71%
tương ứng 281 nhân viên, đến năm 2011 tỷ lệ này là 75,11%. Và đến năm 2012 tỷ lệ này
lại tiếp tục tăng là 76,18%. Có lẽ do đặc tính của công việc về dịch vụ vận tải nên cần số
lượng công nhân nam nhiều hơn số lượng công nhân viên nữ.
Thời gian lao động quy định của công ty là 8 giờ /1 ngày


Tuyển dụng và đào tạo lao động

-Căn cứ vào tình hình thực tế về nhu cầu lao động, phòngHành chính – Nhân sự tổ
chức tuyển dụng lao động và ký hợp đồng lao động. Lao động tuyển dụng vào công ty từ
thị trường lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, website
hoặc đưa thông tin tuyển dụng tại công ty.
-Khi có nhu cầu phát sinh để bổ xung hoặc thay thế nhân viên, phòng nhân sự sẽ
lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nộp lên ban giám đốc, sau khi ban giám đốc xem xét

sẽ ký duyệt rồi trả lại phòng nhân sự, phòng nhân sự thực hiện tuyển dụng và đào tạo


Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Côngty luôn chú trọng đặtmụctiêuđầutưđàotạonguồnnhânlực có tri thức và trình
độ chuyên môn cao.Dần thay thế đội ngũ nhân viên trong công ty từ trung cấp,cao
đẳng đến đại học và trên đại học. Bồi dưỡng liên tục cho nhân viên bằng những
khoá đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề. Để có tiền tuyến là một công ty vững
mạnh về kinh tế thì phải có một hậu phương nhân lực dồi dào, hùng hậu. Đó là
phương châm của công ty ngay từ khi mới thành lập đến giờ: đặt nhân tố con người
là nhân tố mang tính chủ đạo.
2.3.2

Tổng quỹ lương của Công ty

Lương công nhân theo ngạch bậc quy định tai nghị định 205/CP ngày 14/12/2004 và
mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định theo từng thời kỳ. Mức lương này được coi là
mức lương tối thiểu và ghi trong hợp đồng lao động khi ký hợp đồng lao động.
Người lao động phải nghỉ việc vì những lý do mà người sử dụng lao động gây ra sẽ
được hưởng lương trợ cấp nhỡ việc theo chế độ hiện hành.
Phương pháp tính lương tại công ty
GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

14

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập


Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Hiện nay Công ty áp dụng phương pháp tính : Lương theo thời gian và trả lương theo
tháng . Hình thức trả lương được thực hiện vào ngày 20 hàng tháng.
Mức lương tháng =(Hệ số lương + các khoản phụ cấp ) x Mức tiền lương tối thiểu
Phương pháp tính các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương
Các khoản phụ cấp này được tính theo phương pháp tính lương theo thời gian.
Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công của cả tháng trước do các trưởng phòng,
tổng hợp, kế toán tiến hành tính các khoản phụ cấp có tính chất lương như tiền ăn ca, các
khoản phụ cấp cho từng công nhân viên theo công thức sau:

PCi = Ni x Ti
Trong đó
PCi : Tiền phụ cấp i của công nhân viên
Ni : Số ngày công thực tế phát sinh tiền phụ cấp i trong tháng của công nhân viên
Ti : Số tiền phụ cấp quy định đối với mỗi ngày công
Tiền phụ cấp i của công nhân viên bao gồm: tiền ăn giữa ca, ca ba, phụ cấp độc hại Số
tiền phụ cấp quy định đối với mỗi ngày công: Công ty quy định các khoản phụ cấp dựa
trên mức lương tối thiểu Nhà nước quy định.
Tiền giữa ca 1 người/1ca = Mức lương tối thiểu/22.
Hệ số phụ cấp ca ba là 0,4 ,
Phụ cấp độc hại là 0,2 so với mức lương tối thiểu.
Phương pháp tính tiền lương phép
Hàng tháng, kế toán tổng hợp tất cả các ngày nghỉ phép của từng cán bộ công nhân
viên trong tháng và tính ra tiền lương phép của cả tháng như sau:
Đối với tiền lương ngày lễ, ngày phép công ty tính theo công thức sau

TLPi


=

Số ngày lễ, phép

X

TLCBi/22

Trong đó:
TLPi : Tiền lương ngày lễ, ngày phép của công nhân i trong tháng

GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

15

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

TLCBi : Tiền lương cấp bậc tháng của công nhân i đã tính ở trên5 năm lại tăng thêm 1
ngày phép. Trong năm, nếu công nhân viên nghỉ trong số ngày phép quy định thì được
tính trả lương phép như trên. Cuối năm, nếu công nhân viên còn số ngày phép chưa nghỉ,
công ty sẽ tính và thanh toán nốt tiền lương phép.
Mức lương thời gian = mức lương cơ bản x hệ số lương cấp bậc ( Một người/ 1 tháng)
Mức lương thời gian = ( Mức lương thời gian một người trên một tháng) /24 ngày
Số ngày làm việc thực tế sẽ được tính bằng tổng số ngày ở bảng chấm công cộng với
số ngày ở bảng thanh toán làm thêm giờ (nếu có ) cộng với số ngày nghỉ theo chế độ như:

nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ ốm hưởng 100% lương. Ngoài ra công ty còn quy định về các
khoản phụ cấp trách nhiệm , hệ số lương trách nhiệm được quy định như sau:
Bảng 2.4: Hệ số lương

STT
1
2
3
4

Chức vụ

Hệ số lương

Giám đốc
Phó giám đốc và chức vụ tương đương
Trưởng phòng và chức vụ tương đương
Phó phòng và chức vụ tương đương

0.5
0.3
0.2
0.15

Giữa tháng mỗi cán bộ công nhân viên đều được nhận tiền tạm ứng, số tiền tạm ứng
mà họ nhận được căn cứ vào bảng chấm công giữa tháng mà các phòng ban gửi về phòng
lao động tiền lương mặt khác việc tính tiền tạm ứng cũng căn cứ vào bậc lương trả trong
tháng của từng người. Số tiền tạm ứng thường được tính khoảng từ 50 đến 70% mức
lương trả trong tháng
Nhận xét: Hình thức trả lương của Công ty thích hợp với tính đặc thù của công việc,

việc tính toán tiền lương tiền thưởng đã phản ánh đúng kết quả lao động của từng người
nên thực sự đã kích thích cán bộ công nhân viên làm việc tốt, cố gắng nâng cao trình độ
chuyên môn tay nghề và trung thành với công ty. Nâng cao hiệu quả của tiền lương, tiền
thưởng sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, tạo sự công bằng trong công
ty. Lương thưởng của nhân viên được thanh toán kịp thời theo hai kỳ trong tháng. Công
tác hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thu nhập của người lao động đã
góp phần quản lý, tiết kiệm chi phí lao động, thúc đẩy sự phát triển của công ty.
Hình thức trả công lao động của Công ty TNHH APOLLOHiện nay, Công ty thực
hiện trả lương đối với cán bộ nhân viên trả lương hành chính.Việc xây dựng quỹ tiền
lương, tính và trả lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty được thực hiện ở
phòng kế toán của công ty.
2.4

. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công Ty TNHH APOLLO:

GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

16

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, qua việc
phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ta có thể phần nào hiểu rõ hơn về thực
trạng của công ty.
Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty sẽ cung cấp một cách tổng quát

nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Điều đó
cho phép chủ Công ty thấy rõ thực chất của hoạt động kinh doanh và dự đoán được khả
năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của Công ty. Trên cơ sở đó có những giải pháp
hữu hiệu để quản lý.
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty trước tiên phải so sánh tổng
tài sản và tổng số nguồn vốn giữa năm sau và năm trước. Qua so sánh có thể thấy được sự
thay đổi của quy mô vốn mà Công ty sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn
của Công ty. Tuy nhiên số tổng cộng của tài sản và nguồn vốn tăng giảm là do nhiều
nguyên nhân khác nhau.
2.4.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán (năm 2010, 2011, 2012):
Bảng cân đối kế toán: (phụ lục 1)
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty trong năm ta phân tích số liệu
phản ánh về vốn và tài sản của công ty trong bảng cân đối kế toán trên cơ sở xác định
những biến động về quy mô, kết cấu tài sản và nguồn vốn.
 Sự biến động của tài sản:
Vốn doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của đơn vị đang tồn tại trongcác giai
đoạn, các khâu của quá trình sản xuất và kinh doanh. Trên bảng cân đối kế toáncó 2 loại:
- Tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn
- Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn
Để phân tích ta so sánh tổng số vốn cuối năm và đầu năm để đánh giá sự biến động về
quy mô của công ty, đồng thời so sánh giá trị của tỷ trọng của toàn bộ vốn.
Dựa vào bảng cân đối kế toán: (phụ lục 1)
Năm 2011 tỷ trọng các khoản mục có sự thay đổi đáng kể, thể hiện qua sự thay đổi về tỷ
lệ giữa tài sản lưu động và tài sản cố định.
-

-

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng từ 49,92% ở năm 2010 lên 59,23% năm
2011. Nhìn chung các khoản mục đều có xu hướng tăng, trong đó nhiều nhất là

vốn bằng tiền tăng từ 0,52% lên 19,77%, các khoản phải thu tăng từ 25,44% lên
31,71%.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm từ 50,08% ở năm 2009 xuống còn 40,77%
ở năm 2010

Nguyên nhân của sự thay đổi tỷ trọng giữa tài sản lưu động và tài sản cố định trong tổng
tài sản là do trong năm 2011 công ty đã thanh lý một số máy móc thiết bị sang công cụ,
GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

17

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

dụng cụ. Đồng thời công ty cũng thanh lý thu về khoản đầu tư dài hạn để tập trung vốn
cho công ty kinh doanh nên tỷ trọng của tài sản cố định giảm xuống.
Đến năm 2012:
Tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư hạn trong tổng tài sản tiếp tục giảm cụ thể là từ 40,77%
ở năm 2010 xuống còn 35,03% ở năm 2011. Đồng thời tỷ trọng của tài sản lưu động và
đầu tư ngắn hạn lại tăng lên từ 59,23% năm 2011 lên 64,97% năm 2012, trong đó chủ yếu
là sự tăng lên của hàng tồn kho và các khoản phải thu. Qua đó cho thấy qua trình hoạt
động sản xuất kinh doanh trong năm 2012 có chiều hướng phát triển tốt về tài sản cũng
như đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh, công ty đã thanh lý được một
số máy móc thiết bị hư hỏng.
 Khái quát Sự biến động của nguồn vốn:
Nguồn vốn của đơn vị gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tỉ lệ kết cấu trong

tổng số nguồn vốn hiện có tại đơn vị phản ánh tính chất hoạt động kinh doanh. Nguồn
vốn thể hiện nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp, tài sản biến động tương ứng
với sự biến động của nguồn vốn. Vì thế phân tích tài sản phải đi đôi với nguồn vốn.
Năm 2011
So sánh nguồn vốn cuối năm 2011 và đầu năm 2011 để đánh giá mức độ huy động đảm
bảo vốn cho quá trình kinh doanh, đồng thời so sánh tỉ trọng của bộ phận cấu thành nguồn
vốn.Nguồn vốn của công ty tăng là do các nguyên nhân sau:
Chỉ tiêu

Đầu năm 2011

Tỷ
trọng

Cuối năm 2011

Tỷ
trọng

Chênh lệch
Tuyệt đối

Chênh
lệch
(%)

A.Nợ
phải trả

219.346.158.150 73,49


191.961.160.010 61,32

-27.384.998.140

-12,48

B.NVCS
H

79.143.965.250

26,51
%

121.098.037.420 38,68

+41.959.072.150

+53,1

Tổng

298.490.123.400 100%

310.359.197.430 100%

+14.569.074.010

+4,88


%

%
%

Xét về kết cấu thì trong năm đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu đầu năm 2011 nguồn vốn chủ
sở hữu chiếm tỷ trọng là 26,51% thì cuối năm đã tăng lên với tỷ trọng 38,68%, và nợ phải
trả đầu năm 2011 chiếm tỷ trọng 73,49% thì cuối năm 2011 giảm tỷ trọng còn 61,32%.
Nợ phải trả giảm và tỷ trọng cũng giảm cho thấy tình hình thanh toán công nợ trong năm
của công ty đến cuối năm 2011 đã thể hiện tốt.
Năm 2012:
Chỉ tiêu

Đầu năm 2012

GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

Tỷ
trọng

18

Cuối năm 2012

Tỷ
trọn
g

Chênh lệch

Tuyệt đối

SVTT: Nguyễn Hà Bắc

Chênh
lệch
(%)


Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

A.Nợ
phải trả

191.961.160.010 61,32

174.579.620.680 52,1

-17.381.539.330

-9,05

B.NVCS
H

121.098.037.420 38,68

160.378.061.060 47,8


+39.280.023.640

+32,44

Tổng

310.359.197.430 100%

334.957.681.740 100

+21.898.484.310

+6,99

%
%

2%
8%
%

Xét về mặt kết cấu, ta thấy nếu đầu năm 2012 nợ phải trả chiếm tỷ trọng là 61,32% thì
cuối năm 2012 đã giảm còn 52,12% cho thấy tình hình thanh toán công nợ của công ty
ngày càng thể hiện tốt. Kết cấu nguồn vốn ở đầu năm chiếm tỷ trọng là 38,68% thì cuối
năm tăng lên 47,88%, cho thấy công ty đã ổn định về vốn.
Nhìn chung: Năm 2011 và năm 2012 ta thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của côngty
đều tăng. Điều này chứng tỏ công ty đã cố gắng mở rộng hoạt động kinh doanh, côngty đã
đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, huy động bằng vốn vay ngân hàng và vốn vaykhác.
2.4.2


Phân tích Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (năm 2010, 2011,
2012):

Dựa vào bảng báo cáo tài chính công ty TNHH APOLLO: (phụ lục 2)
-

-

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 có tăng so với năm 2010 là
7.402.750.000đồng (tương ứng tăng 1,53%).
Dù doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng lợi nhuận sau thuế mà Công
ty đạt được năm 2011 lại giảm so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 là
52.500.000.000 đồng trong khi đó lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 66.500.000.000
đồng, nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí cho hoạt động quản lý và bán
hàng của Công ty năm 2011 tăng lên trong khi đó doanh thu lại tăng không đáng
kể.
Năm 2012 kết quả kinh doanh của công ty tốt hơn so với năm 2010 và 2011. Cụ
thể là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 60.564.863.400 đồng, tương
ứng tăng 12,5% (so với 2011) và tăng 53.162.113.400 đồng, tương ứng tăng 10,8%
(so với năm 2010). Do doanh thu từ các hoạt động tăng mạnh nên lợi nhuận của
công ty năm 2012 cũng tăng đáng kể so với 2010 và 2011. Cụ thể: lợi nhuận sau
thuế của công ty tăng 11.202.444.200 đồng so với năm 2010 và 25.202.444.200
đồng so với năm 2011.

GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

19

SVTT: Nguyễn Hà Bắc



Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Năm 2010

Hệ số khả
năng
thanh
toán hiện
thời

Công Ty
TNHH
APOLLO

Năm 2011

Năm 2012

14.900.584.334

18.542.945.039

21.762.868.662

21.215.074.531


17.970.618.294

16.461.612.163

= 0,7

= 1,03

= 1,32

Ngành Vận
0,93
1,42
1,38
Tải
2.4.3 Phân tích các tỷ số tài chính đặc trưng của Công ty TNHH APOLLO:
 Các tỷ số về khả năng thanh toán:
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời:
Năm 2012:
Khả năng thanh toán của công ty ở cuối năm 2010 cao hơn so với năm 2009, cụ thể ở đầu
năm 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,7đ tài sản lưu động thì đến cuối năm 1đ nợ
ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,03đ tài sản lưu động. Điều này cho thấy khả năngthanh
toán của công ty được cải thiện tốt. Tuy nhiên so sánh với hệ số khả năng thanh toán hiện
hành của ngành thì vẫn còn thấp. Công Ty cần có biện pháp cải thiện.
Năm 2012:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty tăng lên 1,32 (xấp xỉ với trung bình của
ngành) cho thấy khả năngthanh toán của công ty đã được cải thiện tốt. Nguyên nhân tăng
là do tài sản lưu động tăng với tốc độ tăng là 17,36%, trong khi đó nợ ngắn hạn lại giảm
với tỷ lệ giảm là15,29%.

Qua số liệu phân tích trên có thể cho ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn củacông
ty ngày càng có chiều hướng tốt. Tuy nhiên để xác định khả năng thanh toán củacông ty ở
mức độ cao hơn, an toàn hơn ta xác định hệ số thanh toán nhanh.
-

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh:

GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

20

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Công ty TNHH APOLLO
Năm 2009

Ngành vận tải

149.005.843.340 – 109.234.549.070
212.150.745.310

0,81


= 0,19
Năm 2010

185.429.450.390 – 89.546.856.290
179.706.182.940

1,29

= 0,53
Năm 2011

217.628.686.620 – 129.776.593.100
16.461.612.163

1,23

= 0,53
Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện khả năng doanh nghiệp chuyển nhanh thành
tiền các loại tài sản lưu động để trả nợ.
Năm 2010 hệ số thanh toán nhanh bằng 0,18 cho thấy khả năng thanh toán của công ty
rất thấp.
Năm 2011 và năm 2012 hệ số này tăng lên 0,53 công ty đã cải thiện được tình hình tài
chính. Tuy nhiên so với hệ số thanh toán nhanh của ngành thì hệ số khả năng thanh toán
của Công ty vẫn là rất thấp.
Nhìn chung, trong cả 3 năm hệ số thanh toán nhanh của công ty đều nhỏ hơn 1 cho
thấy công ty vẫn gặp khó khăn trong thanh toán, công ty cần phấn đấu để cải thiện tình
hình này.
 Các tỷ số về khả năng hoạt động:
- Tỷ số vòng quay tài sản lưu động:
Tỷ số vòng quay tài sản lưu động:


GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

21

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Năm 2011:
Chỉ số này cho biết 1 đồng đầu tư cho tài sản lưu động công ty sẽ thu được 2,9 đồng
lợi nhuận.
Năm 2012:
Từ kết quả trên ta thấy cứ 1 đồng đầu tư cho tài sản lưu động Công ty thu được 2,9
đồng lợi nhuận.
Như vậy năm 2012 tỷ số vòng quay tài sản lưu động của công ty có giảm nhẹ so với
năm 2011 nhưng nhìn chung thì Công ty đã sử dụng nguồn vốn kinh doanh khá hiệu
quả.
-

Tỷ số vòng quay của tổng tài sản:
Tỷ số vòng quay tổng tài sản:

Năm 2011:
Tỷ số này cho biết cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản thì công ty sẽ thu được 1,61 đồng lợi
nhuận.
Năm 2012:

Năm 2012 tỷ số vòng quay của tổng tài sản là 1,66 tăng 0,05 vòng so với năm 2010.
Cho thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty vào các hoạt động kinh doanh
đang được nâng cao. Công ty sử dụng tốt nguồn vốn hiện có.
-

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho:
Tỷ số quay vòng hàng tồn kho:

Năm 2011:
Năm 2012:

GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

22

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của công ty TNHH APOLLO qua 2 năm không có sự
biến động nhiều. Năm 2012 tỷ số vòng quay hàng tồn kho có giảm 0.05 vòng so với
năm 2011.
 Các tỷ số về khả năng sinh lời:
- Doanh lợi tiêu thụ:
Doanh lợi tiêu thụ (ROS):
Năm 2010
ROS


Năm 2011

Năm 2012

66.500.000.000

52.500.000.000

77.702.444.200

485.340.000.000

492.742.750.000

538.758.323.680

=0,14

= 0,12

= 0,144

So sánh ROS năm 2011 với 2010: ROS (2011) < ROS (2010) điều này cho thấy khả
năng sinh lời trên doanh thu năm 2011 giảm đáng kể so với năm 2010. Chứng tỏ các
khoản chi phí của Công ty năm 2011 tăng mạnh hơn so với doanh thu đạt được. tình
hình kinh doanh chưa được tốt.
So sánh ROS năm 2012 với 2011: ROS (2012) > ROS (2011) điều này cho thấy khả
năng sinh lời trên doanh thu năm 2012 đã được cải thiện hơn so với năm 2011. Tình
hình hoạt động kinh doanh của Công ty đang có chuyển biến tốt. Tuy nhiên thì chi phí

cho các hoạt động của công ty còn cao, công ty cần có biện pháp giảm các khoản chi
phí trong mọi hoạt động.
-

Doanh lợi vốn chủ:
Doanh lợi vốn chủ (ROE):

GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

23

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

ROE

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Năm 2011

Năm 2012

52.500.000.000

77.702.444.200

(79.143.965.250+121.098.037.420):2


(121.098.037.420+160.378.061.060):
2

=0.52
= 0,55
Tỷ lệ sinh lời của NVCSH năm 2012 đạt 55% (tăng 3% so năm 2011) cho thấy
công ty đã sử dụng NVCSH đạt hiệu quả hơn năm 2011. Và hệ số sinh lời của NVCSH
là khá cao. Công ty cần phát huy hơn nữa.
Doanh lợi tổng tài sản:

-

Doanh lợi tổng tài sản (ROA):
-

R
O
A

Năm 2011

Năm 2012

52.500.000.000

77.702.444.200

(298.490.123.400+313.059.197.430):2

(313.059.197.430+334.957.681.740):2


=0,17

= 0,24

Tỷ lệ sinh lời của năm 2011 đạt 17% tức cứ 100đ tài sản có thì thu được 17 đ lợi
nhuận, năm 2012 đạt 24% (tăng 7% so với năm 2011) tức cứ 100đ tài sản mà công ty có
sẽ tạo ra 24đ lợi nhuận. Từ đây cho thấy công ty đã cố gắng tăng sức sinh lời của vốn
kinh doanh.
So sánh với tỷ số khả năng sinh lời của ngành: Công ty TNHH APOLLO có tỷ số sinh lời
cao hơn so với trung bình của ngành. Điều này cho thấy đây là một Công ty có khả năng
sinh lời khá cao trong ngành vận tải. Và các tỷ số khả năng ssinh lời của Công Ty không
ngừng tăng qua 3 năm 2010-2012 trong khi các tỷ số này của ngành đang có xu hướng
giảm, cho thấy Công Ty đã có biện pháp hoạt động kinh doanh tốt hơn nhiều doanh
nghiệp cùng ngành khác.

Ngành vận tải
ROS

Năm 2010
7%

GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn

Năm 2011
5%

24

Năm 2012

4%

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


Báo cáo thực tập

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

ROA

4%

4%

3%

ROE

11%

10%

7%

Qua các bảng trên ta thấy các chỉ tiêu tỷ số doanh lợi đều tăng, điều này chứng tỏ công
ty đã sử dụng toàn bộ nguồn vốn và tài sản của mình khá hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh
của công ty đang dần được nâng cao.

GVHD: Ths. Thân Thanh Sơn


25

SVTT: Nguyễn Hà Bắc


×